Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quan điểm của hồ chí minh về vấn đề dân tộc vận dụng vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.34 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------

MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC.
VẬN DỤNG VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
NƯỚC TA HIỆN NAY
GVHD:
SVTH:

Mã lớp học phần:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Sinh viên thực hiện

Nhiệm vụ
Chương 1 chương 2

Hoàn thành
Hoàn thành tốt

Chương 3:
- Tổng quan về biển đảo
- Thực trạng


Hoàn thành tốt

Chương 3:
- Nguyên nhân
- Giải pháp

Hoàn thành tốt

- Viết mở đầu và kết luận
- Tổng hợp và chỉnh sửa tiểu
luận

Hoàn thành tốt


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Điểm: ……………………………..
KÝ TÊN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 1
4. Kết cấu của tiểu luận ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC ....................................................................................................................................... 3
1.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 3

1.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC ........................... 6
2.1 Vấn đề dân tộc thuộc địa ..................................................................................................... 6
2.2. Độc lập dân tộc là cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa.................................................... 7
2.3. Thống nhất đất nước và hạnh phúc của nhân dân ........................................................... 8
2.4. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội................................................................... 9
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG
VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO................................................................................ 11
3.1. Tổng quan về biển đảo nước ta hiện nay ........................................................................ 11
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................. 11
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................................. 11
3.2. Thực trạng ......................................................................................................................... 12
3.3. Nguyên nhân ...................................................................................................................... 15

3.3.1 Về nguồn lợi hải sản và tính đa dạng sinh học ......................................................... 15
3.3.2 Về khoáng sản ............................................................................................................. 15
3.3.3 Về kinh tế ..................................................................................................................... 15
3.3.4 Về chính trị .................................................................................................................. 16
3.3.5 Quốc phịng, an ninh ................................................................................................... 16
3.4. Giải pháp............................................................................................................................ 16
3.5. Các bài học kinh nghiệm .................................................................................................. 20
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 24


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thực chất là đấu tranh để giải
phóng các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh sinh ra trong hồn cảnh đất nước và thế
giới có nhiều biến động. Chính vì vậy, hơn ai hết, Người hiểu rõ những khó khăn,
khổ cực mà nhân dân đã phải trải qua. Hồ Chí Minh đã nêu cao chân lí lớn nhất của
thời đại: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Điều đó đã cho thấy tư tưởng vĩ
đại, mang tính nhân văn sâu sắc của Người. Hiện nay, vấn đề dân tộc ở Việt Nam
cũng như trên thế giới cơ bản đã được giải quyết, song ở một số nơi vẫn đang diễn
ra gay gắt. Ở nước ta, thế lực thù địch vẫn đang âm mưu với chủ quyền dân tộc đặc
biệt là chủ quyền biển đảo. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao tinh thần yêu nước, bồi
dưỡng lí tưởng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
Để làm rõ những điều trên, nhóm chúng em chọn đề tài: “Quan điểm của Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc. Vận dụng vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta

hiện nay.”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí
Minh
Vận dụng lý thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo ở nước ta hiện nay.

3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu và tìm kiếm thơng tin trên Internet, tổng hợp và chọn lọc lại
thông tin. Sau đó phân tích, nghiên cứu và đưa ra nhận xét, đánh giá.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin để xem xét mọi vấn đề liên quan đến
tư tưởng Hồ Chí Minh
1


4. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận được chia thành 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận; trong đó
phần nội dung được chia thành 3 chương như sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Chương 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Chương 3: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào vấn đề dân tộc trong
việc bảo vệ chủ quyền biển đảo
Phần 3 Kết luận

2



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ
MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lý luận
Từ thuở thiếu thời, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã
thấy được sự đối kháng giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược qua các
phong trào yêu nước của ông cha và sớm hình thành chí hướng cứu nước. Những
năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức, bóc lột của chủ
nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề, thì phản ứng của dân tộc
bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động (công nhân và nông dân),
mà cả các giai cấp và tầng lớp trên trong xã hội (tiểu tư sản, tư sản và địa chủ) đều
phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc mất độc lập tự do.
Ngay giai cấp tư sản Việt Nam cũng khác với giai cấp tư sản phương Tây, mặc dù
vẫn là giai cấp bóc lột nhưng không phải là giai cấp thống trị. Họ không phải là đối
tượng cách mạng, mà trái lại, có thể trở thành lực lượng của cách mạng giải phóng
dân tộc.
Trong nhiều tác phẩm như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa,
Cơng cuộc khai hóa giết người..., Hồ Chí Minh tập trung tố cáo chủ nghĩa thực dân,
vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chúng. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa
các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc
địa, đó là mâu thuẫn khơng thể điều hòa được. Sự áp bức, thống trị dân tộc càng
nặng nề, thì phản ứng dân tộc sẽ càng quyết liệt về tính chất, đa dạng về nội dung
và phong phú về hình thức
Trong nhiều tác phẩm, nhất là tác phẩm Đường kách mệnh, Người phân biệt ba
loại cách mạng: cách mạng vô sản, cách mạng tư sản và cách mạng giải phóng dân
tộc, xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc.
Để giải phóng dân tộc cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì
phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt
của cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và
lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc

Việt Nam trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Hoạch định con đường
phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là một
vấn đề hết sức mới mẻ. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
3


Nam, Hồ Chí Minh viết: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”. “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Sự
hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và khách
quan, không nhập hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến vào một cuộc
cách mạng tư sản dân quyền. Nó phù hợp với hồn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa.
Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở
các nước phương Tây.
Các giá trị truyền thống của dân tộc: Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường
bất khuất; là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng
đồng; là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách; là trí thơng minh, tài
sáng tạo, q trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc
khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc...
Tinh hoa văn hóa nhân loại: Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa
phương Đơng với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây, đó chính là nét
đặc sắc trong q trình hình thành tư tưởng, văn hóa, nhân cách Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở
Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc,
hấp thụ và vốn hiểu biết phong phú, tích lũy qua thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu
nước và giải phóng dân tộc.

1.2. Cơ sở thực tiễn
Đảng ta khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa
các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh,

tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam…”. Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhất quán trong chủ trương, đường lối và
giữ vững nguyên tắc thực hiện chính sách dân tộc. Gần đây nhất, tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã nêu rõ “Đồn kết các dân tộc có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hồn thiện các cơ chế, chính
sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giải quyết hài hòa quan
hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển…”. Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn
về đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển tộc người và hình thành dân tộc - quốc
gia ở Việt Nam mà Đảng ta đã lấy làm căn cứ để đề ra những chính sách dân tộc
hiện nay.
4


Một là, các dân tộc Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch
khá lớn về nhiều mặt. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh lại chiếm đa số
khoảng 86% dân số cả nước và chủ yếu sinh sống tại các thành phố, vùng đồng
bằng, trung du. Trong khi đó, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả
nước và tập trung chủ yếu ở vùng núi, biên giới, hải đảo,… như Tây Bắc, Tây
Nguyên và một số tỉnh khu vực duyên hải miền Trung…
Hai là, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết, tương thân tương ái,
gắn bó lâu đời trong q trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những người anh
hùng dân tộc như anh hùng Núp (dân tộc Ba Na) trong kháng chiến chống Pháp,
đồng bào dân tộc Pa Cô anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ,… Đó là những tấm
gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào thành công chung của
cách mạng nước nhà.
Ba là, các dân tộc Việt Nam đều có một bản sắc riêng tạo nên sự thống nhất
trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong đó, thì bản sắc văn hóa của các dân tộc
chính là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung.
Bốn là, xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay cũng
chính là cơ sở quan trọng để đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp. Có

thể thấy, vừa qua, một số vụ bạo loạn xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc do các thế lực
thù địch cơng kích, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính
sách dân tộc, tơn giáo nhằm âm mưu chia rẽ, phá hoại chính sách đồn kết dân tộc
của ta. Điều nay, địi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như các cấp, các ngành cần có
những giải pháp mềm mỏng, phù hợp để thực hiện các chính sách dân tộc hiện nay
cũng như trong giai đoạn tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN
TỘC
2.1 Vấn đề dân tộc thuộc địa
Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh khơng
bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt
Nam, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra
thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột, giải phóng dân tộc, thực hiện quyền dân
tộc tự quyết
Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như : Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm
thuộc địa. Trong cơng cuộc khai hóa giết người, tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch
trần cái gọi là "khai hóa văn minh" của chúng, Người viết : "Để che đậy sự xấu xa
của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho
cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngơn lý tưởng : bác ái, bình
đẳng,. Nếu lối hành hình theo kiểu Linsơ của những bọn người Mỹ hèn hạ đối với
những người da đen là một hành động vô nhân đạo thì tơi khơng cịn biết gọi việc
những người Âu nhân danh đi khai hóa mà giết hàng loạt những người dân châu
Phi là cái gì nữa". Trong những bài có tiêu đề Đơng Dương và nhiều bài khác,
Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp
ở Đơng Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người chỉ rõ

sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu
thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn khơng thể điều hịa được. Nếu như
C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin bàn nhiều về
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng các dân tộc thuộc địa.
6


2.2. Độc lập dân tộc là cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
Cách tiếp cận từ quyền con người: Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền
con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được
nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền 1791 của Cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định : "Đó là những lẽ phải
khơng ai chối cãi được". Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng
cao thành quyền dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Nội dung của độc lập dân tộc: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các
dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh
thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những
người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách
gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đầu năm
1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một
cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập,
tự do cho dân tộc. Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: "Trong lúc này
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy". Người chỉ đạo thành lập Việt Nam
độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh;

trong đó mục tiêu đầu tiên là: "Cờ treo độc lập, nền xây binh quyền". Tháng 81945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân trong
câu nói bất hủ: "Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên
quyết giành cho được độc lập!".
7


Cách mạng Tháng Tám thành cơng. Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc
Tuyên ngôn độc lập, long trọng và khẳng định trước tồn thế giới:
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Và sự thật đã thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập
thật sự, hồn tồn, gắn với hịa bình, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời
gian sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố :"Nhân dân
chúng tôi thành thật mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tơi cũng kiên
quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh
thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng
chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền
Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mơ và cường độ
ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại ''Khơng có gì
q hơn độc lập tự do".
Độc lập dân tộc, cuối cùng là phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho
mọi người dân. Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên
chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Vì thế, Hồ Chí Minh khơng chỉ
là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà cịn là "Người khởi xướng cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa thế kỷ XX".

2.3. Thống nhất đất nước và hạnh phúc của nhân dân
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức,

bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề thì phản
ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động (công
nhân và nông dân) mà cả tầng lớp và giai cấp trên trong xã hội (tiểu tư sản, tư sản
8


và địa chủ) đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc mất
độc lập, tự do.
Cùng với sự lên án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa
vùng dậy đấu tranh, Hồ Chí Minh khẳng định vai trị của độc lập dân tộc trong sự
nghiệp giải phóng. Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân
chính của các dân tộc thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi bất kỳ thế
lực xâm ngoại nào. Theo Hồ Chi Minh: “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội
và nhân dân ta đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh
cho tan bọn dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam
dân chủ mới". Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính là một
bộ phận của tinh thần quốc tế, khác hẳn với tinh thần vị quốc của bọn quốc tế phản
động”. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, nước ta từ một nước nghèo nàn
lạc hậu đã vươn lên thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân được cải
thiện, kinh tế ngày càng phát triển.

2.4. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân lộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư
duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Từ khi trở thành người cộng
sản cho đến khi trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của
Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, sao cho phù hợp với từng
thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ các bài viết của Người chỉ có
một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một cách tập trung
những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh. Những luận điểm đó có
9


giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào
việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng,
đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở
các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
sự phản ánh chính xác mục đích, lý tưởng, khát vọng và ham muốn tột bậc của
danh nhân văn hố Hồ Chí Minh: nước ta được hồn tồn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách
mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người,
hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh, để giải phóng dân tộc cần xác định một con đường phát triển cho
dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung
trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền
với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định. Từ thực tiễn phong trào cứu nước
của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát
triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Hoạch định con
đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẻ. Từ một nước
thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh viết:
"Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Con đường đó kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội: xét về
thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
10



CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
3.1. Tổng quan về biển đảo nước ta hiện nay
3.1.1. Vị trí địa lý
Nước ta giáp với biển Đơng ở hai phía Đơng và Nam.Vùng biển Việt Nam
là một phần biển Đông, bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Như vậy, cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất
liền/1km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa, với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền).
Nước ta có 2 quần đảo là: Hồng Sa và Trường Sa, cùng 2.577 đảo lớn,
nhỏ; gần và xa bờ, hợp thành phịng tuyến bảo vệ, kiểm sốt và làm chủ vùng
biển. Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông; thuận lợi giao lưu quốc
tế và phát triển ngành biển.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Trên vùng biển Việt Nam đã phát hiện khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú
trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển
khác nhau; phát hiện khoảng 1.300 loài trên các hải đảo. Đa dạng sinh học biển
và các hệ sinh thái đã cung cấp nguồn lợi hải sản to lớn cho nền kinh tế. Tổng
lượng thủy sản khai thác tăng dần qua từng năm: năm 2018, tổng sản lượng
thủy sản khai thác của cả nước đạt trên 7,74 triệu tấn; năm 2019, đạt hơn 8,20
triệu tấn; năm 2020, đạt trên 8,40 triệu tấn. Riêng sản lượng thủy sản 4 tháng
đầu năm 2021 ước đạt trên 19,5 nghìn tấn.
Biển đảo Việt Nam có khoảng 35 loại hình khống sản với trữ lượng khai
thác khác nhau, trong đó dầu khí là tài ngun lớn nhất ở thềm lục địa, có tầm
11



chiến lược quan trọng. Ngành dầu khí Việt Nam đã đạt mốc khai thác 100 triệu
tấn dầu thô năm 2011; đạt mốc 200 triệu tấn dầu thô năm 2012. Năm 2013, xuất
khẩu dầu thô đạt 300 triệu tấn. Biển Việt Nam cịn có tiềm năng băng cháy loại hình tài nguyên mới của thế giới. Bên cạnh đó, vùng ven biển còn chứa
đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt,
mangan, thạch cao, đất hiếm,…
Với 125 bãi biển lớn nhỏ, nắng ấm quanh năm, khơng khí trong lành với
nhiều cảnh quan đẹp... là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát,
nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Trong số đó, bãi biển Đà Nẵng được tạp chí
Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Đồng thời, Việt
Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới với Vịnh Hạ
Long, Vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó, đảo và vùng ven biển tập trung nhiều di
sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên;
nhiều di tích văn hóa-lịch sử; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín
ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển…Với lợi thế này, ngành du lịch
biển Việt Nam hàng năm thu hút khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu
khách quốc tế, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm.

3.2. Thực trạng
Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tác động nhiều chiều tới mơi trường đối ngoại của nước
ta. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự “nhất siêu, đa cường”
sang một trật tự mới với đặc điểm nổi bật là “đa trung tâm, đa tầng nấc”. Quan
hệ giữa các nước lớn, nhất là giữa ba nước Mỹ - Nga - Trung Quốc cũng có
những thay đổi sâu sắc. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến
nhiều diễn biến nhanh chóng, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn
12


Độ dẫn đến thay đổi tương quan so sánh lực lượng; tiến trình hội nhập khu vực
Đơng Nam Á đã chuyển sang giai đoạn mới với việc hình thành các cộng đồng

ASEAN; tình hình Biển Đơng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó có thể dự báo
chính xác được chiều hướng vấn đề trong thời gian tới. Từ năm 1974 đến nay
có thể được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất (1974-1990): Bản chất vấn đề Biển Đông trong giai đoạn
này cơ bản chỉ là tranh chấp lãnh thổ, chủ yếu liên quan giữa một số nước trong
khu vực và Trung Quốc.
Giai đoạn thứ hai (1990-2010): Bản chất vấn đề Biển Đông là mở rộng từ
tranh chấp lãnh thổ trở thành vấn đề an ninh khu vực. Các nước xung quanh
Biển Đông trong thời gian này liên tục đưa ra những yêu sách về quyền chủ
quyền ở Biển Đơng, dẫn đến hình thành những khu vực biển rộng lớn. Từ đây,
Biển Đông đã trở thành một vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và
Trung Quốc. Các bên liên quan tới vấn đề Biển Đông bắt đầu sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình, bao gồm cả quân sự, chính trị,
ngoại giao, pháp lý,...
Giai đoạn thứ ba (từ năm 2010 đến nay): Tình hình quốc tế, khu vực diễn
biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động
trực tiếp đến tình hình biển Đơng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và
tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra
gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Sáu năm sau vụ hạ đặt trái
phép giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa nước ta, Trung Quốc vẫn có
những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta; thậm chí, xuất hiện một
số động thái và xu hướng mới. Một số nước trong khu vực đã điều chỉnh chiến
lược từ duy trì quyền lợi tự do đi lại trên biển, đến tiếp tục theo đuổi mục tiêu
13


chiến lược lấn chiếm biển, đảo của nước ta. Vì vậy, họ đẩy mạnh các hoạt động
và tiến hành hàng loạt biện pháp, thủ đoạn để từng bước độc chiếm, gây mất ổn
định, an ninh biển đảo, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc. Hiện nay, trên biển Việt Nam còn bốn vấn đề lớn liên quan đến chủ

quyền lãnh thổ cần phải giải quyết, đó là: bảo vệ chủ quyền trên quần đảo
Hồng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết hịa bình tranh chấp chủ quyền trên
quần đảo Trường Sa giữa các nước, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a,
Phi-lip-pin, Đài Loan (Trung Quốc); phân định ranh giới các vùng biển theo
Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982; xác định ranh giới ngoài
của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, xét về bản chất, vấn đề Biển Đông hiện nay bao gồm ba lớp: lớp
trong cùng là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước
trong khu vực, giữa các nước ASEAN có chồng lấn quyền chủ quyền trên Biển
Đông. Lớp giữa là vấn đề an ninh khu vực giữa ASEAN và Trung Quốc. Lớp
ngoài cùng là cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn.
Tình hình Biển Đơng những năm qua căng thẳng hơn, phức tạp hơn, gia tăng
nhanh chóng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các sự cố; phạm vi
các sự cố trên biển, trên không liên tục được mở rộng sâu xuống phía Nam và
lên cả biển Hoa Đơng; gia tăng đáng kể số bên liên quan tới tranh chấp, nhất là
sự tham gia của các nước lớn ở những mức độ khác nhau; có xu hướng quân sự
hóa và bán quân sự hóa rõ rệt; tính chất của vấn đề Biển Đông ngày càng thách
thức luật pháp quốc tế, ngay cả khi phán quyết của Tòa Trọng tài được thành
lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)
năm 1982 đã được đưa ra là vai trò của ASEAN còn hạn chế, các giải pháp ở
cấp độ khu vực chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình dịch Covid
14


19, Trung Quốc liên tục thực hiện cách hành vi khiêu khích trên biển Đơng nên
tình hình biển Đơng trong năm 2021 rất khó “hạ nhiệt”.

3.3. Nguyên nhân
3.3.1 Về nguồn lợi hải sản và tính đa dạng sinh học
Trên vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư

trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển
khác nhau. Ngồi ra, cịn phát hiện khoảng 1.300 lồi trên các hải đảo. Đa dạng
sinh học biển và các hệ sinh thái đã cung cấp nguồn lợi hải sản to lớn cho nền
kinh tế. Năm 2015, sản lượng thủy sản khai thác của cả nước đạt trên 3 triệu
tấn; trong 7 tháng đầu năm 2016, con số này đã đạt trên 1,8 triệu tấn.
3.3.2 Về khống sản
Biển Việt Nam có khoảng 35 loại hình khống sản có quy mơ trữ lượng
khai thác khác nhau. Trong đó, dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa
nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Ngành dầu khí Việt Nam đã đạt mốc
khai thác 100 triệu tấn dầu thô năm 2011; mốc 200 triệu tấn dầu thô năm 2012.
Năm 2013, xuất khẩu dầu thơ đạt mốc 300 triệu tấn. Ngồi ra, biển Việt Nam
cịn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven
biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon,
thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm…
3.3.3 Về kinh tế
Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông - một trong những con đường giao
thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương. Bờ biển mở ra cả 3 hướng Đơng, Nam và Tây Nam nên rất
thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Theo
báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, bờ biển nước ta có 10 điểm
có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản
lượng hàng hóa vận chuyển đạt 50 triệu tấn/năm. Đến nay, Việt Nam đã ký hiệp
định hàng hải thương mại với 26 quốc gia. Việt Nam đã phát triển được 30
cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 45.000m;
xây dựng 18 khu kinh tế ven biển…

15


3.3.4 Về chính trị

Trung Quốc gia tăng các địi hỏi chủ quyền vô lý, cải tạo các cấu trúc địa
lý thành đảo nhân tạo và quân sự hóa trái phép. Có tranh chấp liên quan đến hai
nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, có tranh
chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa;
có những vấn đề liên quan đến các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hịa bình
ổn định, an ninh an tồn, tự do hàng hải và hàng khơng cũng như tính thống
nhất và tồn cầu của Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
3.3.5 Quốc phòng, an ninh
Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc
xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biểnđảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở
Đông Nam Á. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước, quân và dân ta đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm quản lý
và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên
biển. Thành tựu về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được Đại hội XII
của Đảng khẳng định: “Quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, giữ vững hịa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Tuy
nhiên, tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp hơn đòi hỏi các giải
pháp tổng thể về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, kinh tế, xã
hội.

3.4. Giải pháp
1. Xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, thực thi và bảo
vệ chủ quyền biển, đảo. Nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của biển,
đảo Việt Nam, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và nhất
quán về biển, đảo. Đặc biệt là Nghị quyết số 09-NQ/TW (khóa X), ngày 9-22007, “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đây là lần đầu tiên Đảng
ta có một Chiến lược biển tồn diện, có tầm nhìn chiến lược rộng, tính bao qt
cao trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh, đối ngoại, hợp tác
quốc tế, mơi trường,... Cùng với đó, Nhà nước ta ban hành hàng loạt văn bản
quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về quản lý

và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, như Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển
16



×