BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
**********
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MẶT CẮT NGANG ĐÊ BIỂN
HỢP LÝ VÀ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỪNG VÙNG
TỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN BÀ RỊA VŨNG TÀU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
Hiệu Trưởng
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
GS.TS. Phạm Ngọc Quý
9042
Hà Nội, 2011
Báo cáo tổng kết đề tài
2
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH
1.
GS.TS. Phạm Ngọc Quý
, Đại học Thủy Lợi, Chủ nhiệm
2.
PGS.TS. Đỗ Tất Túc, Khoa Thủy văn Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi, Phó chủ nhiệm
3.
TS. Trần Thanh Tùng, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi, Thư ký
4.
PGS.TS. Đỗ Văn lượng, Trung tâm ĐH2, Đại học Thủy lợi
5.
ThS. Trần Thị Chì, Đại học Thủy Lợi
6.
TS. Nguyễn Mai Đăng, Khoa Thủy văn Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi
7.
TS. Thiều Quang Tuấn, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi
8.
TS. Nghiêm Tiến Lam, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi
9.
TS. Mai Văn Công, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi
10.
TS. Nguyễn Hữu Huế, Khoa Công trình, Đại học Thủy Lợi
11.
TS. Nguyễn Quang Cường, Khoa Công trình, Đại học Thủy Lợi
12.
ThS. Nguyễn Quang Lương, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi
13.
ThS. Nguyễn T. Phương Thảo, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi
14.
ThS. Lê Tuấn Hải, Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy Lợi
15.
PGS.TS. Nguyễn Trung Việt, Đại học Thủy Lợi
16.
NCS.Nguyễn Văn Thìn, Đại học Thủy Lợi
17.
ThS. Trần Khắc Thạc, Đại học Thủy Lợi
18.
ThS. Phạm Huy Dũng, Khoa Công trình, Đại học Thủy Lợi
19.
ThS. Hoàng Việt Hùng, Khoa Công trình, Đại học Thủy Lợi
20.
KS. Mai Quang Khoát, Trung tâm ĐH2, Đại học Thủy lợi
21.
KS. Đoàn Văn Hướng, Trung tâm ĐH2, Đại học Thủy lợi
22.
PGS.TS. Đinh Văn Mạnh, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
23.
PGS.TS.Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
24.
TS. Nguyễn Thị Việt Liên, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
25.
Th.S. Nguyễn Thị Kim Nga, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
26.
Th.S. Lê Như Ngà, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
27.
Th.S. Nguyễn Thanh Cơ, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
28.
CN.Đặng Song Hà, Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
29.
CN.Dương Công Điển , Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam
30.
TS. Hoàng Thanh Tùng, Khoa Thủy văn Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi
31.
KS. Trịnh Quang Toàn, Khoa Thủy văn Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi
32.
KS. Nguyễn Thị Ngọc Bình , Khoa Thủy văn Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi
33.
KS. Trịnh Xuân Mạnh, Khoa Thủy văn Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi
Báo cáo tổng kết đề tài
3
Lời cám ơn
Sau gần 3 năm thực hiện đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất mặt
cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với từng vùng từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu”
thuộc Chương KHCN xây dựng đê biển và công trình thủy lợi vùng cửa sông ven biển giai
đoạn 2, đến nay đề tài đã hoàn thành và thực hiện báo cáo tổng kết nghiệm thu.
Trong suốt quá trình triển khai thự
c hiện, đề tài đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn và quý
báu của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, các đơn vị phối hợp thực hiện đề tài, các
chuyên gia và các đồng nghiệp. Đề tài hoàn thành các nội dung theo đề cương đã được Bộ phê
duyệt, đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, trước hết là do dự nỗ lực của bản thân các thành
viên tham gia đề tài đồng thời nhờ sự giúp
đỡ, động viên và tư vấn có hiệu quả của các đơn vị
nêu trên .
Ban chủ nhiệm và các cán bộ thực hiện đề tài xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới :
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Vụ Khoa học & Công nghệ và Môi Trường, Bộ NN & PTNT
- Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão ,Tổng cụ
c Thủy lợi, Bộ NN & PTNT
- Văn phòng Chương trình đê biển
- Sở Nông Nghiệp và PTNT các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu
- Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Trường Đại học Thuỷ lợi
- Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan
- Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam
- Viện Quy hoạch Th
ủy lợi Việt Nam
- Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Cùng các bạn bè đồng nghiệp
Xin chân thành cám ơn.
Ban chủ nhiệm đề tài
Báo cáo tổng kết đề tài
4
MỤC LỤC
MỤC LỤC ……………………………………………………………… 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ….…………………………………………………………… 9
DANH MỤC HÌNH VẼ ……………………………………………………………… 10
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………….13
PHẦN I – GIỚI THIỆU CHUNG ………………………………………………………… 14
I. Tổng quan về nghiên cứu ………………………………………………………………… 15
II. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………… 15
III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 19
IV. Phương pháp tiếp cận của đề tài………………………………………………… 20
V. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội………………………………………………… 22
PHẦN II. NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG ĐÊ BIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 34
1.1 Hiện trạng chung của hệ thống đê biển khu vực nghiên cứu 34
1.2 Hiện trạng đê biển Quảng Ngãi 36
1.3 Hiện trạng đê biển Bình Định 40
1.4 Hiện trạng đê biển Phú Yên 42
1.5 Hiện trạng đê biển Khánh Hòa 44
1.6 Hiện trạng đê biển Ninh Thuận 45
1.7 Hiện trạng đê biển Bình Thuận 46
1.8 Hiện trạng đê biển Bà Rịa – Vũng Tàu 49
1.9 Các dạng hư hỏng thường gặp của đê biển khu vực nghiên cứu 51
1.9.1 Hư hỏng do xây dựng trên nền đất yếu 52
1.9.2 Phá hoại đê do nước tràn qua đỉnh đê 53
1.9.3 Mất ổn định do xâm thực bãi, mái ngoài 54
1.9.4 Mất ổn định mái dốc 54
CHƯƠNG 2. PHÂN VÙNG, PHÂN LOẠI ĐÊ BIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 56
2.1 Nghiên cứu các tác động đến sự ổn định của hệ thống đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa-
Vũng Tàu 56
2.1.1 Tác động do lũ sông 56
2.1.2 Tác động từ phía biển 57
2.2 Đề xuất phân vùng đê biển. 58
2.3 Đề xuất phân loại đê biển 60
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN MỰC NƯỚC PHỤC VỤ THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN 64
3.1 Thu thập và chỉnh lý số liệu 64
3.1.1 Số liệu địa hình 64
3.1.2 Xử lý và phân tích số liệu bão 65
3.1.3 Xử lý và phân tích số liệu mực nước 67
3.1.4 Hằng số điều hòa thủy triều 68
3.1.5 Cao độ của các hệ thống đo đạc mực nước 68
3.2 Phân tích số liệu thực đo về thủy triều và nước dâng do bão 70
3.2.1 Chuyển đổi số liệu mực nước về một hệ cao độ 70
3.2.2 Phân tích điều hòa chuỗi số liệu mực nước 70
3.2.3 Tách nước dâng do bão từ số liệu mực nước 74
3.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tính thủy triều và nước dâng do bão 75
3.3.1 Thiết lập mô hình 76
3.3.2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình về thủy triều 77
3.3.3 Hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình về tính nước dâng bão 77
3.4 Bộ thông số cơ bản về thủy triều 79
3.4.1 Bộ hằng số điều hòa thủy triều 79
Báo cáo tổng kết đề tài
5
3.4.2 Chuỗi số liệu thủy triều 19 năm 81
3.4.3 Đường tần suất thủy triều 83
3.5 Xây dựng bộ thông số cơ bản về nước dâng do bão 84
3.5.1 Xây dựng quỹ đạo bão theo lý thuyết thống kê 84
3.5.2 Tính nước dâng do bão 89
3.5.3 Xây dựng quan hệ giữa nước dâng và cấp gió bão 91
3.5.4 Đường tần suất nước dâng do bão 92
3.6 Bộ thông số cơ bản về mực nước tổng hợp do triều và nước dâng do bão 94
3.7 Kết luận của chương 96
CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO SÓNG PHỤC VỤ THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN 99
4.1 Xác định các tham số sóng vùng nước sâu 100
4.1.1 Thống kê bão, tính gió vùng tâm bão tính gió nền cho toàn Biển Đông 100
4.1.2 Xây dựng lưới tính sóng vùng nước sâu cho toàn vùng biển Đông 104
4.1.3 Thiết lập hiệu chỉnh và kiểm chứng mô hình tính sóng trong bão và gió mùa 104
4.1.4 Xác định các tham số sóng vùng nước sâu với các chu kỳ lặp khác nhau 109
4.2 Xác định các tham số sóng vùng ven bờ 112
4.2.1 Cơ sở xây dựng lưới tính sóng lan truyền từ vùng nước sâu vào vùng ven bờ 112
4.2.2 Đặc điểm địa hình địa mạo khu vực ven bờ từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu 114
4.2.3 Thiết lập lưới tính sóng chi tiết cho các vùng ven bờ 114
4.3 Tính toán trường sóng từ khu vực nước sâu lan truyền vào vùng ven bờ tới chân đê 117
4.3.1 Tính lan truyền sóng 2D vào bờ sử dụng mô hình STWAVE 117
4.3.2 Tính lan truyền sóng 1D vào bờ sử dụng mô hình SWAN-1D 119
4.4 Tính toán trường sóng ven bờ đối với các vùng biển được che chắn 121
CHƯƠNG 5. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN ĐIỀU KIỆN BIÊN PHỤC VỤ THIẾT KẾ
ĐÊ VÙNG CỬA SÔNG 123
5.1 Các thành phần của mực nước thiết kế 124
5.2 Yêu cầu số liệu tính toán điều kiện biên mực nước thiết kế đê cửa sông 125
5.2.1 Số liệu địa hình 125
5.2.2 Số liệu thuỷ triều 125
5.2.3 Số liệu bão và nước dâng do bão 125
5.2.4 Số liệu dòng chảy lũ 126
5.3 Các phương pháp tính toán mực nước 126
5.3.1 Tính toán mực nước thiết kế trong điều kiện có nhiều số liệu đo đạc bằng phương pháp thống kê . 126
5.3.2 Phương pháp tương quan 127
5.3.3 Phương pháp mô hình hoá 127
5.4 Tính toán mực nước thủy triều vùng cửa sông 129
5.4.1 Mực nước biển trung bình, sự dâng lên của mực nước biển bình quân 129
5.4.2 Mực nước thuỷ triều lớn nhất 129
5.5 Tính toán nước dâng do bão 130
5.5.1 Nước dâng do gió, bão 130
5.5.2 Nước dâng do sóng 131
5.5.3 Ảnh hưởng của các loại sóng dài khác: sóng lũ, seiches, sóng thần 132
5.6 Tính toán mực nước lũ vùng cửa sông 132
5.7 Tính toán sóng vùng cửa sông 133
5.8 Các kết quả đạt được trong đề mục 133
CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT CÁC DẠNG MẶT CẮT NGANG ĐÊ BIỂN 135
6.1 Nhân tố chi phối và tiêu chí đánh giá mặt cắt ngang đê biển hợp lý 135
6.2 Yêu cầu đối với mặt cắt ngang hợp lý 136
6.3 Đề xuất các dạng mặt cắt ngang đê biển biển hợp lý 137
6.3.1 Các dạng mặt cắt điển hình 138
6.3.2 Một số dạng mặt cắt đề xuất cụ thể 140
6.4 Đề xuất mặt cắt ngang đê cửa sông 142
6.4.1 Xác định cao trình đỉnh đê tối ưu về kinh tế 142
6.4.2 Xây dựng đường tần suất thiệt hại lũ 143
6.4.3 Xây dựng đường tần suất chi phí đầu tư 144
6.4.4 Xác định cao trình đỉnh đê tối ưu về kinh tế 145
6.4.5 Đề xuất các mặt cắt ngang đê cửa sông 145
6.5 Mặt cắt ngang đụn cát, cồn cát 148
Báo cáo tổng kết đề tài
6
6.5.1 Phân loại mặt cắt ngang đụn cát 148
6.5.2 Đề xuất các giải pháp bảo vệ đụn cát 149
6.6 Kết luận của chương 151
CHƯƠNG 7. TIÊU CHUẨN AN TOÀN (TCAT) ÁP DỤNG CHO ĐÊ BIỂN MIỀN
TRUNG 152
7.1 Tổng quan về phân tích rủi ro và thiết kế theo lý thuyết độ tin cậy 153
7.2 Sự cần thiết ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong thiết kế công trình 155
7.3 Các bước đơn giản trong xây dựng TCAT 156
7.4 Ứng dụng xác định TCAT cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc 159
7.5 Khái quát hóa vùng nghiên cứu đại diện thành các vùng đặc trưng thông qua mức độ phát triển kinh tế 166
7.6 Kết luận của chương 167
CHƯƠNG 8. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MCN THIẾT KẾ VÀ KẾT CẤU CHO ĐÊ
BIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 169
8.1 Tính toán thiết kế công trình tiêu thoát lũ dạng tràn không cửa 169
8.1.1 Chọn cao trình ngưỡng 170
8.1.2 Tính toán chiều rộng tràn 170
8.1.3 Nối tiếp tiêu năng sau tràn 170
8.1.4 Tính thấm 170
8.1.5 Tính kết cấu tràn 171
8.2 Tính toán thiết kế công trình tiêu thoát lũ dạng tràn có cửa đóng mở tự động 171
8.2.1 Ưu nhược điểm của tràn có cửa van tự động 171
8.2.2 Tính toán thiết kế tràn 172
8.2.3 Tính toán thiết kế cửa van 172
8.2.4 Tính toán kiểm tra ổn định tràn 172
8.3 Tính toán thiết kế công trình tiêu thoát lũ dạng cống 173
8.3.1 Xác định các mực nước tính toán 173
8.3.2 Xác định cao trình đáy 174
8.3.3 Tính toán thủy lực 174
8.3.4 Những vấn đề về kết cấu cửa van, đóng mở, thi công 174
8.3.5 Tính toán thấm dưới bản đáy cống 175
8.3.6 Vấn đề ăn mòn cửa van 175
8.3.7 Vấn đề ăn mòn bê tông, bê tông cốt thép 175
8.4 Tính toán độ an toàn và đề xuất kết cấu bảo vệ cho đê đỉnh thấp cho phép nước tràn qua trong trường hợp
đặc biệt 175
8.4.1 Một số nguyên nhân hư hỏng của đê biển 175
8.4.2 Tính toán ổn định đê khi nước tràn qua 176
8.5 Tính toán ổn định của đê cửa sông 178
8.5.1 Tính toán ổn định thấm của đê cửa sông 178
8.5.2 Tính toán ổn định về biến dạng của đê vùng cửa sông 179
CHƯƠNG 9. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ BẢO VỆ BÃI ĐÊ 181
9.1 Tổng quan các giải pháp bảo vệ và ổn định bãi trước đê 181
9.2 Đánh giá hiện trạng xói lở bờ biển và các giải pháp bảo vệ 193
9.2.1 Phân tích các nguyên nhân và cơ chế gây xói lở bờ từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu 194
9.2.2 Khái quát về các giải pháp bảo vệ bờ đã áp dụng tại khu vực nghiên cứu 201
9.3 Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và ổn định bãi trước đối với đê trực diện với biển 202
9.4 Các giải pháp bảo vệ và ổn định bãi trước đối với đê vùng cửa sông 207
9.5 Các giải pháp phi công trình bảo vệ đê biển từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu 216
9.6 Kết luận của chương 219
CHƯƠNG 10. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH – THIẾT KẾ MCN HỢP LÝ CHO ĐÊ CỬA
SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI 222
10.1 Tính toán điều kiện biên phục vụ thiết kế mặt cắt ngang đê cửa sông 223
10.1.1 Phương pháp tính toán các điều kiện biên phục vụ thiết kế mặt cắt ngang 224
10.1.2 Kết quả tính toán các điều kiện biên 226
10.1.3 Diễn toán dòng chảy dọc sông bằng mô hình thủy lực 1 chiều MIKE 11 227
10.2 Đánh giá thiệt hại lũ vùng cửa sông Trà Khúc và sông Vệ 230
10.2.1 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu 231
Báo cáo tổng kết đề tài
7
10.2.2 Kết quả nghiên cứu 232
10.2.3 Phân tích và đánh giá kết quả 237
10.3 Tính toán cao trình đê cửa sông tối ưu về mặt kinh tế 238
10.3.1 Xây dựng đường tần suất thiệt hại lũ 239
10.3.2 Xây dựng đường tần suất chi phí đầu tư xây đê 240
10.3.3 Xác định cao trình đê tối ưu vùng nghiên cứu 242
10.4 Tính toán mặt cắt ngang hợp lý và kết cấu bảo vệ bờ cho đê cửa sông Trà Khúc, Quảng Ngãi 243
10.4.1 Các điều kiện biên thiết kế cửa sông Trà Khúc 244
10.4.2 Thiết kế chi tiết đê cửa sông Trà Khúc 245
10.5 Kết luận của chương 249
CHƯƠNG 11. PHẦN MỀM CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÊ BIỂN 252
11.1 Giới thiệu phần mềm Cơ sở dữ liệu 252
11.2 Tiêu chí xây dựng cơ sở dữ liệu 253
11.3 Lựa chọn phần mềm quản lý CSDL 254
11.4 Giới thiệu phần mềm WRDB 255
11.5 Yêu cầu về phần cứng và phần mềm để cài đặt cơ sở dữ liệu 255
11.6 Giới thiệu tóm tắt về giao diện của CSDL sóng, mực nước tổng hợp, mặt cắt đo đạc 256
11.7 Kết quả chính của cơ sở dữ liệu 259
PHẦN III. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
I. Đóng góp về Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ……………………………………… 263
II. Bản vẽ thiết kế mặt cắt ngang và bản đồ phân vùng đê biển…………………………… 269
III. Phần mềm Cơ sở dữ liệu mặt cắt ngang đê biển ………………………………………. 269
IV. Kết quả bài báo, đào tạo và hợp tác quốc tế ………………………………………… 271
V.Giới thiệu kết quả nghiên cứu tại địa phương ………………………………………… 275
VI.Sử dụng kinh phí của đề
tài ………………………………………… 276
VII.Những thuận lợi, khó khăn ………………………………………… 276
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận ………………………………………… 277
II. Kiến nghị ………………………………………… 278
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 279
PHỤ LỤC 281
PHỤ LỤC A - Bảng thống kê hiện trạng đê biển tỉnh Quảng Ngãi 283
PHỤ LỤC B - Bảng thống kê các hạng mục thuộc hệ thống đê biển trên địa bàn tỉnh Bình
Định 285
PHỤ LỤC C - Bảng thống kê các hạng mục của hệ thống đê biển tỉnh Phú Yên 286
PHỤ LỤC D - Bảng tổng h
ợp các thông số kỹ thuật các tuyến đê của tỉnh Khánh Hòa 289
PHỤ LỤC E - Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật các tuyến kè bảo vệ bờ tỉnh Ninh Thuận
292
PHỤ LỤC F - Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật các tuyến kè bảo vệ bờ tỉnh Bình Thuận
295
PHỤ LỤC G - Thống kê thông số kỹ thật đê biển, đê cửa sông tỉnh Bà R
ịa–Vũng Tàu 298
PHỤ LỤC H- Vị trí và địa danh 79 điểm tính toán mực nước thiết kế 299
PHỤ LỤC I - Danh sách các cơn bão được sử dụng để tách nước dâng 303
PHỤ LỤC J- Hằng số điều hòa sóng triều K1, O1, M2, S2, N2 tại 79 điểm ven bờ 304
PHỤ LỤC K - Thống kê các cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bờ biển khu
vực Quảng Nam – Vũng T
ầu 307
PHỤ LỤC L- Phân loại đê biển tỉnh Quảng Ngãi 314
Báo cáo tổng kết đề tài
8
PHỤ LỤC M - Phân loại đê biển và đê cửa sông tỉnh Bình Định 317
PHỤ LỤC N - Phân loại đê biển và đê cửa sông tỉnh Phú Yên 318
PHỤ LỤC O - Phân loại đê biển và đê cửa sông tỉnh Khánh Hòa 321
PHỤ LỤC P - Phân loại kè bảo vệ bờ tỉnh Ninh Thuận 324
PHỤ LỤC Q - Phân loại đê biển, đê cửa sông tỉnh Bình Thuận 326
PHỤ LỤC R - Phân loại đê biển, kè biể
n tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 329
Báo cáo tổng kết đề tài
9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Giá trị trung bình năm của các yếu tố khí hậu 25
Bảng 2. Đặc trưng hình thái lưu vực một số sông Miền Trung (từ Quảng Ngãi đến Phú Yên)
29
Bảng 3. Tốc độ gió (m/s) trung bình tháng tại một số vị trí 31
Bảng 4. Tốc độ dâng trung bình của mực nước biển tại một số vị trí 31
Bảng 2-1 Tiêu chuẩn an toàn áp dụng cho tính toán thiết kế đê biển 59
Bảng 2-2 Tiêu chí phân cấp đê 60
B
ảng 3-1 Quan hệ giữa độ giảm áp ở tâm (P) và vận tốc gió cực đại (V
max
) 66
Bảng 3-2 Tọa độ các trạm thủy, hải văn có số liệu đo đạc mực nước từng giờ 68
Bảng 3-3 Hằng số điều hòa của 4 sóng triều chính của 15 trạm từ Quảng Ngãi – Bà Rịa –
Vũng Tàu 69
Bảng 3-4 HSĐH chuẩn và HSĐH tính toán tại trạm Hòn Dáu, chuỗi số liệu 1 năm 71
Bảng 3-5 HSĐH chuẩn và HSĐH tính toán tại trạm Đà Nẵng, chuỗi s
ố liệu 1 năm 72
Bảng 3-6 HSĐH chuẩn và HSĐH tính toán tại trạm Bà Rịa – Vũng Tàu, chuỗi số liệu 1 năm
72
Bảng 3-7 Tốc độ góc của 10 sóng triều thành phần 73
Bảng 3-8 Danh sách các cơn bão được sử dụng để tách nước dâng 74
Bảng 3-9 Mô tả các cơn bão sử dụng để kiểm tra mô hình 79
Bảng 3-10 Mực nước triều 19 năm, triều lớn nhất và nhỏ nhất tại một s
ố điểm dọc bờ 82
Bảng 3-11 Các tham số bão được lựa chọn của cơn bão LOUIS.51 85
Bảng 3-12 Giá trị nước dâng cực đại của một số cơn bão,thời kỳ 1950-2008 90
Bảng 3-13 Ví dụ kết quả tính nước dâng bão cực đại cho các cơn bão giả định 91
Bảng 4-1 Số liệu sóng sử dụng trong hiệu chỉnh và kiểm chứng mô hình sóng trong bão 105
Bảng 4-2 Số liệu sóng sử dụng trong kiểm ch
ứng mô hình sóng trong gió mùa và trong các
điều kiện thời tiết khác 105
Bảng 4-3 Sai số tính toán của độ cao sóng (m) trong các cơn bão 108
Bảng 4-4 Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng bờ Quảng Ngãi - Bình Định 110
Bảng 4-5 Kết quả tính các tham số sóng vùng nước sâu cho các vùng tính sóng chi tiết ven bờ
từ Quảng Ngãi đến Vũng tàu 112
Bảng 4-6 Các tham số của lưới tính sóng chi tiết vùng ven bờ từ Quảng Ngãi đến Vũng Tàu
(∆X =∆Y = 200m) 114
Bảng 4-7 Đặc điểm địa ch
ất, địa mạo và hình thái động lực khu vực nghiên cứu [12] 115
Bảng 4-8 Thông tin về các mặt cắt tính sóng cho khu vực Quảng Ngãi 120
Bảng 4-9 Chiều cao và chu kỳ sóng tính toán, Đà sóng: X=5km 122
Bảng 5-1 Độ cao nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 (MONRE, 2009) 129
Bảng 7-1 Ví dụ đơn giản về phân tích rủi ro xác định tiêu chuẩn an toàn theo điều kiện kinh
tế 158
Bảng 7-2 Hệ số chi phí đơn vị của đê biển Quảng Ngãi trên 1 km dài 161
Bảng 7-3 Ướ
c lượng thiệt hại kinh tế do bão lũ tại Quảng Ngãi 164
Bảng 7-4 Khái quát hóa tiêu chuẩn an toàn cho các vùng đặc trưng 167
Bảng 9-1 Các loài cây trồng rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu 217
Bảng 10-1 Bảng các đặc trưng thống kê lưu lượng đỉnh lũ 226
Bảng 10-2 Kết quả đánh giá sai số trận lũ hiệu chỉnh mô hình 1999 trạm Trà Khúc 228
Bảng 10-3 Tổng giá trị thiệt hại trong hộ gia đình do trận lũ tháng 9/2009 gây ra cho vùng
nghiên cứu theo độ sâu ng
ập 233
Bảng 10-4 Thiệt hại lũ ứng với độ sâu ngập vùng hạ lưu sông Trà Khúc 236
Bảng 10-5 Thống kê thiệt hại lũ lụt tỉnh Quảng Ngãi từ 1996 - 2009 240
Bảng 10-6 Kết quả tính toán chi phí khi xây dựng đê cho vùng cửa sông Trà Khúc 242
Bảng 10-7 Tổng hợp các chi phí xây đê vùng cửa sông Trà Khúc – sông Vệ 243
Báo cáo tổng kết đề tài
10
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Sơ đồ phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý
cho các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu 20
Hình 1-1 Đê ngăn mặn Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi (hình trái) và tuyến đê Bình
Dương, Bình Sơn (hình phải) 37
Hình 1-2 Cống trên đê Quỳnh Lưu, Quang Mỹ 37
Hình 1-3 Cống ngăn mặn Hiền Lương thuộc xã Nghĩa Hà - Nghĩa Hòa 38
Hình 1-4 Tuyến đê bờ hữu sông Thoa 38
Hình 1-5 Hệ
thống cửa van tự động, đê Đông, đầm Thị Nại (hình trái), và đê ven đầm Đề Gi
đoạn đổ nước ra cửa Đề Gi (hình phải) 41
Hình 1-6 Kè bờ Nam sông Đà Rằng (trái) và kè hạ lưu đập Đá Vải, Phú Yên (phải) 43
Hình 1-7 Đê hữa Sông Dinh bảo vệ khu dân cư Ninh Giang, Khánh Hòa (hình trái), và xói lở
đê biển Vạn Hưng - Vạn Ninh trong cơn bão số 10 năm 2008 (hình phải) 44
Hình 1-8 Tuyến kè Mỹ Hiệp, xã Nhơn Hải, huyệ
n Ninh Hải (hình trái) và Kè bờ khu vực
cảng cá Sơn Hải, xã Sơn Hải, huyện Ninh Hải (hình phải) 45
Hình 1-9 Kè bảo vệ bờ Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận (trái) và kè tạm kết cấu đá
lát khan tại cửa Liên Hương - Thị trấn Liên Hương (phải) 47
Hình 1-10 Kè bảo vệ bờ biển Phan Rí Cửa (hình thái) và đoạn kè bảo vệ bờ biển sân gôn
Phan Thiết (hình phải) 48
Hình 1-11 Đê Chu Hải, đoạn đã
được nâng cấp (hình trái) và đê Phước Hòa, mặt đê kết hợp
đường giao thông (hình phải) 50
Hình 1-12 Phá hoại, mất ổn định do nền bị lún trồi 52
Hình 1-13 Phá hoại do nền bị lún trồi và bị đẩy ngang 53
Hình 1-14 Phá hoại kiểu trượt sâu 53
Hình 1-15 Sóng tràn sạt mái đê phía trong đồng 54
Hình 1-16 Sóng leo gây trượt mái đê phía biển 54
Hình 2-1 Cồn cát ven biển, Mũi Né, Bình Thuận 61
Hình 2-2 Đê biển Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận 61
Hình 2-3 Đê cửa sông, xã Bình Dương, huyện Bình Sơ
n, Quảng Ngãi 62
Hình 2-4 Đê đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định 63
Hình 3-1 Quỹ đạo của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Việt Nam từ năm 1951
đến năm 2008 67
Hình 3-2 Miền tính của mô hình 76
Hình 3-3 Sơ đồ so sánh nước dâng bão Linda 78
Hình 3-4 Vị trí 79 điểm ven bờ từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa - Vũng Tàu 80
Hình 3-5 Độ cao mực nước thủy triều theo suất đảm bảo năm tại điểm 1 (108°41', 15°30’)
Tam H
ải, Núi Thành, Quảng Nam 84
Hình 3-6 Vùng nghiên cứu và vùng bão gây ảnh hưởng khác nhau đến vùng nghiên cứu 86
Hình 3-7 Quỹ đạo của các cơn bão 87
Hình 3-8 Quỹ đạo bão của 358 cơn bão lịch sử sau khi trung bình hóa 88
Hình 3-9 Mô tả 2522/6172 cơn bão giả định được tạo ra có khả năng gây nước dâng lớn đến
các tính từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa - Vũng Tàu 89
Hình 3-10 Độ cao nước dâng bão theo suất đảm bảo năm tại điểm 1 (108°41', 15°30’) Tam
Hải, Núi Thành, Quảng Nam 93
Hình 3-11 Sơ đồ khố
i xây dựng đường tần suất mực nước tổng hợp 94
Hình 3-12 Xây dựng đường tần suất nước dâng sử dụng kết hợp 3 hàm phân phối xác suất.95
Hình 3-13 Độ cao mực nước thủy triều theo suất đảm bảo năm tại điểm 70 (107°45', 10°39’)
Tân Thiện, Hàm Tân, Bình Thuận 96
Hình 4-1 Trường gió nền tháng 9 102
Hình 4-2 Trường gió nền tháng 12 103
Báo cáo tổng kết đề tài
11
Hình 4-3 Trường gió chi tiết trong bão Ketsana 0h27/9/2009 103
Hình 4-4 Lưới tính sóng vùng nước sâu cho toàn khu vực biển Đông (Các điểm dọc bờ biển
là các điểm triết xuất kết quả tính sóng) 104
Hình 4-5 Đường đi của bão Muifa và vị trí giàn khoan MSP1 106
Hình 4-6 Đường đi của bão Frankie và vị trí trạm phao VN01A, so sánh độ cao sóng tính
toán và thực đo trong bão Frankie 107
Hình 4-7 Kết quả tính toán trường sóng trong bão Ketsana theo mô hình SWAN (trái) và mô
hình WAVEWATCH-III (phải) 18h ngày 28/9/2009 (GMT) 108
Hình 4-8 Bản đồ độ sâu của lưới tính sóng số 1 (Quảng Ngãi – Bình Định) 116
Hình 4-9 Phân bố độ cao sóng với chu kỳ
lặp 100 năm, tại khu vực Quảng Nam – Bình Định
119
Hình 4-10 Các mặt cắt tính sóng theo mô hình SWAN-1D cho khu vực Quảng Ngãi – Vũng
Tàu 121
Hình 5-1 Sơ đồ tính toán nước dâng do gió 131
Hình 6-1 Đê biển mái nghiêng có lõi đất sét hoặc lõi cát với lớp phủ sét 138
Hình 6-2 Đê biển dạng tường đứng 139
Hình 6-3 Dạng đê mặt cắt hỗn hợp 139
Hình 6-4 Mặt cắt ngang đê biển trên nền đất yếu 140
Hình 6-5 Đê biển dạng mái nghiêng, không tràn nước, kết hợ
p đường giao thông 140
Hình 6-6 Đê biển dạng tường đứng áp dụng tại vị trí có quỹ đất hạn hẹp (hình bên phải là
dạng mặt cắt áp dụng cho đê mới xây dựng ở New Orleans sau bão Katrina năm 2005) 141
Hình 6-7 Các dạng MCN của đê an toàn cao, thân thiện với môi trường 142
Hình 6-8 Xây dựng các đường cong chi phí đầu tư và thiệt hại trong tính toán xác định cao
trình đỉnh đê tối ưu 143
Hình 6-9 Sơ đồ khối phương pháp tính toán cao trình đỉnh đê tối
ưu 143
Hình 6-10 Dạng mặt cắt ngang đê cửa sông không cho phép nước tràn qua, đỉnh đê kết hợp
làm đường giao thông 147
Hình 6-11 Đê cửa sông gia cố ba mặt cho phép nước tràn qua 147
Hình 6-12 Đê cửa sông đắp mới trên nền đất yếu, nơi không có đất tại chỗ để đắp đê 148
Hình 6-13 Các dạng mặt cắt ngang đụn cát 149
Hình 6-14 Giải pháp bảo vệ chân đụn cát (theo Vellinga, 1986) 149
Hình 6-15 Trồng cây cỏ bản địa chống suy thoái cồn cát 150
Hình 6-16 Hàng rào bẫy cát nhằ
m: phát triển bề rộng (hình trái) và chiều cao (hình phải) của
đụn cát 150
Hình 7-1 Mặt cắt đại diện tiêu chuẩn đê biển Việt Nam 161
Hình 7-2 Quan hệ giữa các chi phí thành phần và chiều cao đê gia tăng 162
Hình 7-3 Quan hệ giữa chiều cao đê yêu cầu và tần suất thiết kế 163
Hình 7-4 Mức độ an toàn tối ưu dựa trên phân tích rủi ro kinh tế với các giá trị k khác nhau,
trường hợp 1 (k=1; 2 và 3) 165
Hình 7-5 Mức độ an toàn tối ưu dựa trên phân tích r
ủi ro kinh tế với các giá trị k khác nhau,
trường hơp 2 (k=1; 2 và 3) 165
Hình 9-1 Hình dạng mặt cắt ngang của bãi biển 182
Hình 9-2 Mô tả diễn biến bãi biển trước và sau bão 186
Hình 9-3 Các dạng kết cấu đập mỏ hàn 188
Hình 9-4 Các dạng công trình mũi đất nhân tạo 190
Hình 9-5 Hệ thống đập phá sóng xa bờ bảo vệ bãi biển 190
Hình 9-6 Giải pháp tạo bãi treo sử dụng các gờ ngầm 191
Hình 9-7 Thi công ống địa kỹ thuật tại bãi biển Quảng Nam 192
Hình 9-8 Các kích thướ
c và sơ đồ bố trí hệ thống đập chắn sóng xa bờ 203
Hình 9-9 Cơ chế gây xói lở bài trước đê vùng cửa sông 209
Hình 9-10 Mặt cắt ngang bãi lầy trước đê cửa sông có rừng ngập mặn 214
Báo cáo tổng kết đề tài
12
Hình 9-11 Cỏ Vetiver trồng trên mái đê biển Nam Định 215
Hình 10-1 Sơ đồ tính toán các điều kiện biên phục vụ thiết kế mặt cắt ngang 224
Hình 10-2 Tính đa giác Thiessen cho lưu vực nhập lưu khu giữa 225
Hình 10-3 Quá trình lưu lượng nhập lưu khu giữa trận lũ năm 1999 227
Hình 10-4 Biểu đồ tương quan triều giữa trạm Quy Nhơn và Cổ Luỹ 228
Hình 10-5 Quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Trà Khúc trận lũ 2009 229
Hình 10-6 Kết qu
ả mô phỏng trắc dọc mực nước lớn nhất trên sông Trà Khúc 230
Hình 10-7 Sơ đồ khối đánh giá thiệt hại lũ & đề xuất cao trình đê tối ưu cho hạ lưu sông Trà
Khúc và sông Vệ 232
Hình 10-8 Đường quan hệ H ngập ~ Thiệt hại lúa 234
Hình 10-9 Đường quan hệ H ngập ~ Thiệt hại nông nghiệp 235
Hình 10-10 Thiệt hại đường giao thông do lũ tại 6 xã, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi .236
Hình 10-11 Đường quan hệ độ sâu ngậ
p ~ thiệt hại lũ vùng hạ lưu sông Trà Khúc 237
Hình 10-12 Sơ đồ tính toán cao trình đê tối ưu cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc và sông Vệ
238
Hình 10-13 Đường cong tần suất thiệt hại lũ (tỷ đồng) cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc và
sông Vệ 240
Hình 10-14 Tính toán đà gió để tính toán sóng tại vùng cửa sông Trà Khúc 245
Hình 11-1 Giao diện ban đầu của phần mềm 252
Hình 11-2 Giao diện ban đầu của phần mềm MAWRD 256
Hình 11-3 Giao diện ban đầu của modun Dữ liệu phục vụ thiế
t kế 256
Hình 11-4 Giao diện trang tra cứu dữ liệu mực nước dâng 257
Hình 11-5 Giao diện trang tra cứu Dữ liệu sóng 258
Hình 11-6 Giao diện trang tra cứu bản đồ độ cao sóng tính theo 2D 258
Hình 11-7 Giao diện ban đầu của modun Quản lý bản đồ 259
Báo cáo tổng kết đề tài
13
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển rất dài, tỷ lệ giữa đường bờ biển so với diện
tích lục địa là rất lớn. Hệ thống đê biển của ta hình thành từ rất sớm, được xây dựng,
bồi trúc và phát triển theo thời gian và do rất nhiều thế hệ người Việt Nam thực hiện.
Chính vì vậy, đê không thành tuyến mà là các đoạn nằm giữa các cửa sông.
Đ
ê của Việt Nam chủ yếu là đê đất, vật liệu lấy tại chỗ và người địa phương tự đắp
bằng những phương pháp thủ công. Hệ thống đê hình thành là kết quả của quá trình
đấu tranh với thiên nhiên, mở đất của ông cha chúng ta.
Các tuyến đê biển từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu được xây dựng
tại các vùng đất thấp: đầm, vịnh, ho
ặc một số cửa sông. Tổng chiều dài tuyến đê, kè
biển từ Quảng Ngãi đến Vũng Tàu khoảng 288,86 km trong đó có 265,24 km đê biển.
Với nhiệm vụ chủ yếu là ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm bảo vệ sản
xuất đồng thời đảm bảo tiêu thoát lũ chính vụ nhanh. Hệ thống đê biển hiện nay được
thiết kế
chịu được bão cấp 9 tổ hợp với triều trung bình, nghĩa là cũng mới chỉ chống
chọi được các thiên tai ở mức độ nhất định tuỳ theo tầm quan trọng về nhân sinh, kinh
tế từng khu vực được bảo vệ. Nhưng thực chất cũng chỉ những hệ thống đê biển ở Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ mới đạt tiêu chuẩn thiết kế
này. Còn hầu hết các tuyến đê biển và
đê cửa sông ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu, đều chỉ được xây dựng
manh mún, không theo một tiêu chuẩn nào cả, và thường là những tuyến đê nhỏ và
ngắn. Hầu hết các tuyến đê biển khu vực này do người dân đắp một cách tự phát, nên
mặt cắt đê khá nhỏ không đảm bảo ổn định. Một số tồn tạ
i chính của các tuyến đê biển
từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu có thể được tổng kết như sau:
Hiện có 186,75 km/265,24 km đê biển, đê cửa sông có chiều rộng mặt đê < 3 m gây
khó khăn cho giao thông, cứu hộ đê;
Mới chỉ có một vài đoạn đê được cứng hóa mặt cho phép lũ tràn qua (24 km đê
thuộc Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận được bảo vệ 3 mặt) và giao thông, còn
218,26 km đê ch
ưa được gia cố, cứng hóa nên thường bị sạt lở.
Hầu hết các tuyến đê không có dải cây chắn sóng phía ngoài. Một số ít đoạn có cây
chắn sóng nhưng khá thưa. Tại một số tuyến, các cây bị chặt phá làm ao nuôi tôm.
Chưa bố trí đủ các đường tràn, cống xả chưa đủ kích thước cần thiết nên việc tiêu
thoát lũ qua tuyến đê còn khó khăn, thường bị úng ngập hoặc xói lở.
Nh
ững nghiên cứu về vùng ven biển và cửa sông trong 30 năm qua đã đóng góp
đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước như khai thác dầu khí, xây dựng
cảng biển, bảo vệ chủ quyền… nhưng so với yêu cầu thì còn rất nhiều bất cập. Nhất là
Báo cáo tổng kết đề tài
14
công tác phòng chống bão, lũ ở vùng ven biển còn bị động: sau cơn bão số 7 (Damrey)
cuối tháng 9 năm 2005 với cấp 12 đổ độ vào Thanh Hoá đã làm cho nhiều tuyến đê
biển của Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá… bị vỡ, tràn và sạt lở nghiêm trọng. Rồi
tiếp đến 2006 có đến 10 cơn bão ảnh hưởng lớn đến nước ta, điển hình là cơn bão số 1
(Chanchu) tháng 5 đã làm mất mát và gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài s
ản trên
biển; rồi đến cơn bão số 6 (Xangxane) đổ bộ vào Đà Nẵng, cơn bão số 9 (Durian) đổ
bộ vào đảo Phú Quý –Bà Rịa Vũng Tàu, qua Nam Bộ… để lại hậu quả rất nghiêm
trọng cho Việt Nam. Kể từ sau cơn bão số 7 ( 2005) đến nay đã cho thấy phải có cách
nhìn nhận mới về thiên tai, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống đê, kè biển của Việt
Nam một cách bài bản,
đầy đủ, toàn diện hơn. Những nghiên cứu về tác động của thiên
nhiên ở vùng biển nước ta phải được cụ thể, thiết thực hơn.
Chính vì vậy, Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã và đang chủ trì thực hiện Chương Khoa
học công nghệ (KHCN) xây dựng đê biển và công trình thủy lợi vùng cửa sông ven
biển quy mô nhất từ trước đến nay. Trong đó giai đoạn I đã thực hiện một số
đề tài
NCKH và bước đầu đã có những kết quả nghiên cứu áp dụng cho đoạn từ Quảng Ninh
đến Quảng Nam , đã ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển, tháng 1/2010.
Đề tài này thuộc Chương trình KHCN kể trên, giai đoạn II tập trung nghiên cứu đề
xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với từng vùng từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa
– Vũng Tàu, tiến t
ới chuẩn hoá các thành phần bảo vệ đê biển, sử dụng các vật liệu địa
phương theo hướng giảm giá thành xây dựng, thuận tiện trong thiết kế, thi công và duy
tu, bảo dưỡng đê biển.
Các kết quả của đề tài là những đóng góp quan trọng phục vụ cho việc cập nhật, bổ
sung những bất cập trong dự thảo Tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế đê biể
n, và phục vụ
công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Thủy lợi.
Báo cáo tổng kết đề tài
15
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
Báo cáo tổng kết đề tài
16
I. Tổng quan về nghiên cứu
Đê biển là dạng công trình được xây dựng ở ven bờ nhằm bảo vệ cho những vùng
đất thấp phía bên trong trước các tác động của sóng, dòng chảy và nước dâng do bão
và thuỷ triều. Ở các nước phát triển, hệ thống đê biển được quan tâm một cách đặc biệt
vì chúng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Mỹ, Hà Lan và
Nhật là những nước có nền khoa học kỹ thuật biển tiên tiến trên th
ế giới và hệ thống
đê biển của các quốc gia này phát triển ở nhiều mức độ khác nhau.
Hệ thống đê của Hoa Kỳ rất đa dạng. Chính vì vậy chiến lược phòng chống thiên tai
của Mỹ cũng rất đa dạng dẫn tới kết cấu của đê điều ở những vùng khác nhau là rất
khác nhau. Ngoài những thành phố quan trọng ven biển Miền Đông Nam Hoa Kỳ thì
dải bờ biển rộng lớn của nước Mỹ là những khu vực không quá đông dân cư, đất lại
rộng nên chiến lược đối với các vùng này là xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt với hệ
thống đường giao thông rộng, nhiều làn, nhiều kiểu để nếu rủi ro xảy ra thì sơ tán ra
khỏi vùng nguy hiểm rất nhanh. Vì vậy kết cấu đê biển không quá kiên cố. Xu thế
“tự
nhiên” tác động ít nhất tới môi trường cũng là quan điểm phát triển của Mỹ.
Khác với Hoa Kỳ, Hà Lan là một đất nước có đến 2/3 diện tích thấp hơn mực nước
biển, vì vậy người Hà Lan bằng mọi giá bảo vệ sự bền vững của các hệ thống đê biển.
Sau thảm họa đê biển năm 1953, chính phủ Hà Lan đã có những chính sách quan tâm
đặc biệt tới h
ệ thống này như đê là công trình có tần suất đặc biệt cao. Với đê thông
thường, tần suất thiết kế là 1: 1250; đê đặc biệt quan trọng thì tần suất là 1:10,000
thậm chí cao hơn nữa. Đối với đê không cho phép nước tràn; kết cấu của đê được đặc
biệt quan tâm, hầu hết đê biển là công trình kết hợp giao thông, nên khi xây dựng được
kiểm soát rất chặt chẽ về chấ
t lượng. Hà Lan có một ủy ban riêng trực thuộc Nhà nước
kiểm soát chất lượng xây dựng. Đê biển thường được xây dựng cả cơ ngoài và cơ
trong kết hợp giao thông. Tùy theo mức độ quan trọng mà kết cấu của đê cũng khác
nhau. Chẳng hạn đê không trực diện với biển thường là đê đất với lõi đất hoặc cát bảo
vệ bằng đất sét, ngoài trồng cỏ cả mái trong và ngoài, t
ần suất thiết kế cũng thấp hơn.
Đối với những đê trực diện với biển thì lõi không khác với đê thường, nhưng nền đê
được xử lý và gia cố rất cẩn thận, lớp bảo vệ khá đặc biệt. Đó là các khối bảo vệ có xu
thế chuyển từ dạng “bản” như chúng ta đang dùng hiện nay sang dạng “cột” để tăng ổn
định, nh
ưng dễ sửa chữa khi có sự cố. Kết cấu của đê có xu hướng mở rộng với việc
bố trí cơ ngoài rất lớn để giảm đến mức cao nhất sóng leo, đồng thời đó cũng là đường
giao thông, đường sửa chữa, bảo dưỡng đê khi cần thiết. Ở những nơi không đủ đất
như các thành phố thì đê nghiêng được thay thế bằng hệ th
ống tường đứng được gia cố
khá chắc chắn và “lớp bảo vệ vòng ngoài” thường là các khối đê tông có hình khối dị
hình như Tetrapod, Accropode từ vài tấn đến hàng trăm tấn thả phía bãi trước để triệt
tiêu bớt năng lượng sóng trước khi sóng vào đến đê.
Báo cáo tổng kết đề tài
17
Về mặt cắt ngang đê biển: đê được thiết kế chỉ có một mái dốc chủ yếu là các đê
bao cho các vùng đất riêng biệt, vùng đất trũng và vùng đất chưa được khai thác, còn
phần lớn đê biển của Hà Lan có cả cơ phía biển và cơ phía đồng có độ rộng từ 5 đến
15 m. Cơ đê được nâng cấp thành đường giao thông vừa củng cố thêm độ vững chắc,
an toàn cho đê v
ừa có khả năng giảm sóng tràn qua mặt đê.
Trong khu vực châu Á thì Nhật bản là quốc gia có hệ thống đê biển cũng khá đặc
biệt. Quốc gia bốn mặt là biển, thường xuyên bị động đất và sóng thần đe dọa với nguy
cơ phá hoại của hệ thống đê điều rất lớn nên Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới đê cửa
sông và đê biển mặ
c dầu đất đai Nhật Bản phần lớn cao hơn mực nước biển. Ở đất
nước này, qui định thiết kế với từng loại đê theo cấp công trình được giám sát chặt
chẽ. Đê cũng là một công trình đa mục tiêu, trong đó vấn đề giao thông được ưu tiên
hàng đầu, chính vì vậy đê biển của Nhật cũng rất chỉnh thể.
Một đặc đi
ểm quan trọng của hệ thống đê biển của các nước phát triển là công nghệ
xây dựng rất tiên tiến; qui trình công nghệ được đảm bảo. Máy móc được áp dụng
trong mọi khâu của quá trình từ khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng
nên những hư hỏng nhỏ trong điều kiện bình thường ít xảy ra, trừ những sự cố thiên tai
lớn.
Ở những nước như Hà Lan, Đứ
c, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, ngoài việc
tăng cường hệ thống đê biển thì việc duy trì bãi trước được xem như một giải pháp
không chỉ giúp tăng an toàn cho đê mà còn là chiến lược phát triển du lịch biển, vì vậy
người ta quan tâm tới giải pháp mềm như nuôi bãi, trồng cây ngập mặn v.v Các đội
tàu hút cát hoạt động thường xuyên làm rộng các bãi tắm, tạo thêm cảnh quan; dải đất
ven biển đượ
c trồng cây chắn sóng, bài toán phát triển bền vững môi trường sinh thái
biển luôn được đặt ra trong các dự án phát triển.
Hệ thống đê biển ở Việt Nam chủ yếu được thiết kế chịu được tổ hợp bão cấp 9 với
triều trung bình, nghĩa là cũng mới chỉ chống chọi được các thiên tai ở mức độ nhất
định tuỳ theo tầm quan trọng về nhân sinh, kinh tế từng khu vực
được bảo vệ. Nhưng
thực chất cũng chỉ những hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mới đạt tiêu
chuẩn thiết kế này, còn hầu hết các tuyến đê biển và đê cửa sông ở các tỉnh từ Quảng
Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu theo những thống kê ở trên đều chỉ được xây dựng manh
mún, không theo một tiêu chuẩn nào cả, và thường là nhữ
ng tuyến đê rất nhỏ và ngắn.
Hầu hết các tuyến đê biển khu vực này do người dân đắp một cách tự phát, nên mặt cắt
đê khá nhỏ không đảm bảo ổn định:
Cao trình đỉnh đê: - Vùng đầm: 1,0-1,5m
- Vùng cửa sông: 2,0 – 3,0 m
Bề rộng mặt đê: 0,8 – 1,5 m
Hệ số mái đê: 1,0 – 2,0
Báo cáo tổng kết đề tài
18
Với đê nhà nước đầu tư xây dựng thì:
Cao trình đỉnh đê: - Vùng đầm: 1,5-2,0m
- Vùng cửa sông: 2,0 – 3,0 m
Bề rộng mặt đê: 3,0 – 4,5 m
Hệ số mái đê: 1,5 – 3,0
Theo định hướng phát triển kinh tế, vùng ven biển nước ta là khu vực kinh tế trọng
điểm năng động và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và
an ninh quốc phòng với quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm kinh tế,
các khu công nghiệp, hoạt động du lịch, đánh bắt nuôi tr
ồng thuỷ, hải sản, hoạt động
nông nghiệp, làm muối và khôi phục các làng nghề truyền thống. Như vậy, các cơ sở
hạ tầng vùng ven biển nói chung, đê biển nói riêng sẽ không chỉ có mục tiêu ngăn lũ,
ngăn mặn mà còn phải kết hợp đa mục tiêu, vừa ngăn lũ, kiểm soát mặn bảo đảm an
toàn dân sinh, kinh tế cho vùng đê bảo vệ, là tuyến giao thông ven biển phục vụ phát
tri
ển kinh tế, du lịch, an ninh quốc phòng. Hệ thống đê biển cần phải được bảo vệ
trước nguy cơ bị xuống cấp, phá vỡ, đồng thời tiếp tục cải tạo, củng cố thêm một bước
để nâng cao năng lực phòng chống thiên tai nhằm tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh
tế, đảm bảo phát triển bền vững khu vực ven biển.
Do ảnh hưởng thay
đổi khí hậu toàn cầu, tình hình bão lũ, nước biển dâng gây xói
lở nghiêm trọng bờ biển. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá Việt Nam là một trong 5
nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khi sử
dụng kịch bản của Uỷ Ban Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu (Intergovernment
Panel on Climate Change - IPCC), Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM -
International Centre for Environmental Management) đã dự báo đến năm 2100 khi
n
ước biển dâng lên 1 m thì diện tích đất bị ngập vĩnh viễn của Việt Nam sẽ là 14.520
km
2
(4,4% diện tích đất canh tác của Việt Nam), trong đó khoảng 20% hay 2057 trong
tổng số 10.511 xã trên cả nước (39 trong 64 tỉnh thành) sẽ bị ngập một phần hoặc ngập
toàn bộ; số dân bị ảnh hưởng là 17 triệu dân và hàng năm thiệt hại khoảng 17 tỷ USD
chiếm 8% GDP. Như vậy nếu không có biện pháp công trình cụ thể là đê biển phù
hợp để đối phó, thì thiệt hại hàng năm sẽ rất lớn
Mặ
t khác do hệ thống đê biển hình thành qua nhiều thế hệ do sức người và các
phương pháp xây dựng thủ công, cao trình và mặt cắt ngang đê phần lớn không đủ tiêu
chuẩn, giải pháp công nghệ thiết kế và xây dựng đê biển chưa hoàn thiện, chẳng hạn
thi công thủ công hoặc máy móc nhỏ là chủ yếu; khâu giám sát chất lượng chưa được
quan tâm, vật liệu xây dựng không đáp ứng yêu cầu xây dựng đê, qui trình đắp
đê chưa
được tuân thủ v.v…, do đó khi gặp bão lũ, nước dâng, hệ thống đê trở nên quá nhỏ bé
trước thiên nhiên.
Báo cáo tổng kết đề tài
19
Cùng với sự phát triển kinh tế, độ an toàn của các công trình bảo vệ bờ cũng phải
nâng cao. Cần có phương pháp luận để đánh giá sự rủi ro của công trình theo tần suất.
Đây là một hướng mới đối với người thiết kế công trình bảo vệ bờ. Cũng cần thấy
rằng phương pháp tính toán chỉ dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định là chưa
đủ, bởi công th
ức lý thuyết áp dụng chung cho các trường hợp phá hoại công trình bảo
vệ bờ là không đủ độ tin cậy. Để vượt qua vấn đề này, cần phải xây dựng một sơ đồ
phối hợp giữa điều kiện biên tự nhiên (thủy lực, địa kỹ thuật) theo tỷ lệ mô hình kết
cấu công trình và sự hư hỏng tương quan đã xảy ra đối với điều kiện biên
đó
Do đó nghiên cứu xác định cơ chế phá hoại đê biển, xác định tổ hợp giữa các thành
phần, kết cấu của đê phù hợp với từng địa phương sẽ giúp cho việc nâng cấp, xây dựng
mới hệ thống đê biển ổn định lâu dài cho tương lai.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Hai mục tiêu của đề tài :
− Đưa ra được mặt cắt ngang đê biển hợp lý với từng loại đê và phù hợp điều kiện
thực tế từng vùng.
− Chuẩn hoá các thành phần bảo vệ đê biển theo hướng thuận tiện trong sản xuất;
thi công, duy tu bảo dưỡng đê biển, và phù hợp với biến đổi tự nhiên, kinh tế -
xã hội.
III. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
Từ hai mục tiêu nêu trên, đề tài đã tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu
chính sau đây:
1. Thu thập hệ thống hóa, xử lý các tài liệu có liên quan tới đề tài
2. Khảo sát bổ sung hệ thống đê cửa sông và đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến
Bà Rịa - Vũng Tàu
3. Đánh giá hiện trạng đê cửa sông và đê biển khu vực nghiên cứu
4. Phân vùng và phân loại đê cửa sông và đ
ê biển khu vực nghiên cứu
5. Xây dựng bộ số liệu cơ bản về triều, nước dâng dọc bờ biển vùng nghiên cứu,
đồng nhất về hệ cao độ phục vụ tính toán thiết kế đê biển
6. Xác định chiều cao sóng trong tính toán thiết kế đê biển vùng nghiên cứu
7. Nghiên cứu tính toán điều kiện biên phục vụ thiết kế đê vùng cửa sông
8. Nghiên c
ứu đề xuất các dạng MCN đê cửa sông và đê biển hợp lý
9. Phương pháp tính toán MCN thiết kế và kết cấu cho các dạng MCN đê cửa
sông và đê biển điển hình
10. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đảm bảo ổn định và bảo vệ bãi đê
Báo cáo tổng kết đề tài
20
11. Thiết kế MCN hợp lý cho trường hợp nghiên cứu điển hình đê cửa sông tỉnh
Quảng Ngãi
12. Xây dựng ngân hàng dữ liệu, báo cáo tổng kết đề tài
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài là:
-Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
-Phương pháp phân tích, thống kê.
-Phương pháp mô hình toán.
-Phương pháp viễn thám và GIS
-Phương pháp chuyên gia, tổng hợp.
IV. Phương pháp tiếp cận của đề tài
Hình 1-1 Sơ đồ phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu đề xuất mặt cắt ngang đê
biển hợp lý cho các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu
Đê biển được xem là một công trình phục vụ đa mục tiêu với nhiệm vụ quan trọng
nhất là đảm bảo an toàn tính mạng con người và là công trình phục vụ cho các hoạt
động phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt trong khi nhà nước đã có
chi
ến lược biển Việt Nam tới năm 2020. Như vậy “Mặt cắt hợp lý là mặt cắt đảm bảo
cho tuyến đê an toàn trước các tác động của tự nhiên có xem xét các khía cạnh kinh tế,
kỹ thuật và môi trường cho thời điểm hiện tại và dự báo được các phát triển tương
lai”. Hay nói một cách khác phải xây dựng tiêu chuẩn an toàn cho một vùng cụ thể dựa
Báo cáo tổng kết đề tài
21
trên các điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, kinh tế và kỹ thuật ở thời điểm hiện tại và
định hướng phát triển trong tương lai để đề xuất những tổ hợp mặt cắt hợp lý cho vùng
đó. Chính vì vậy, cách tiếp cận của đề tài sẽ như sau:
1.Thu thập các tài liệu thiết kế, thi công đê cửa sông và đê biển tại các địa phương
trong vùng nghiên cứu, diễn biến
đê cửa sông và đê biển trong những năm gần đây kết
hợp với các điều kiện thời tiết, sóng gió để đánh giá các thông số bao gồm dạng mặt
cắt, kết cấu đê, cao trình đỉnh, tình hình cũng như nguyên nhân hư hỏng của mỗi cấp
đê, loại đê theo các tiêu chuẩn hiện hành.
2.Đề xuất các tổ hợp mặt cắt đê cửa sông và đê biển (m
ột tổ hợp mặt cắt đê cửa
sông và đê biển bao gồm kết cấu hình học, kết cấu các thành phần của đê, vật liệu sử
dụng, kết cấu bảo vệ mái, cao trình đỉnh đê). Kế thừa có chọn lọc các kết quả của các
công trình nghiên cứu của thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn
ngành, hướng dẫn thiế
t kế đê biển và đê cửa sông, các đề tài, dự án có liên quan đến đê
cửa sông và đê biển do trường Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Xây dựng, Viện Khoa học
Thủy Lợi, Cục đê điều, Viện khí tượng thuỷ văn, Viện Địa lý, Viện cơ học v.v… thực
hiện, và kết quả các đề tài khác trong chương trình đê biển được thực hiện song song
v
ới đề tài này và điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà đề xuất các tổ hợp mặt cắt đê
cửa sông và đê biển.
3.Đề xuất các tổ hợp mặt cắt hợp lý, các giải pháp tạo bãi trước phù hợp với điều
kiện kinh tế, kỹ thuật, các điều kiện đặc thù về tự nhiên, văn hóa, xã hội và xây dựng
hướ
ng dẫn áp dụng.
Báo cáo tổng kết đề tài
22
V. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
Các nội dung nghiên cứu số 1 và số 2 của đề tài được tóm tắt trong phần đặc điểm
tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu dưới đây.
V.1 Đặc điểm tự nhiên
Vùng nghiên cứu gồm các tỉnh ven biển Miền Trung Việt Nam, từ Quảng Ngãi,
Bình Định đến Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu
(Hình 1.1), có toạ độ địa lí như sau:
10°15’15” ÷ 15°30’00” vĩ độ Bắc
107°15’00” ÷ 109°25’00” kinh độ Đông.
Đây là một dải đất hẹp ngang, phía đông uốn cong dọc theo bờ biển, phía tây là dãy
Trường Sơn, phía bắc là đèo Ngang và phía nam là đèo Cả. Nét đặc biệt của hầu hế
t
các tỉnh trong vùng là đều có các dải núi cao (trên dưới 1.000 m, tối đa 2.500 m như
đỉnh Co Py ở tây bắc Quảng Bình, đỉnh Lum Heo ở Phước Sơn, Quảng Nam v.v ),
phân cắt sâu ở phần phía tây, ngay sau đó đổ đột ngột xuống một vùng đồi cao trung
bình 100 – 200 m và các đồng bằng thấp ven biển ở phía Đông. Nói cách khác, vùng
nghiên cứu hầu như không có miền trung du như ở Miền Bắc Việt Nam. Các dãy núi ở
các tỉnh phía bắc từ Quảng Bình, Quảng Trị
đến Thừa Thiên - Huế, được gộp lại dưới
tên gọi Trường Sơn Bắc, đều có phương chủ đạo là TB - ĐN. Các dãy núi ở các tỉnh
phía nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đến Phú Yên, làm thành phần phía
đông của dải Trường Sơn Nam, phần lớn đều chạy theo phương chủ đạo á kinh tuyến,
đôi chỗ rẽ những nhánh nhỏ theo phương á vĩ tuyến đâm ngang ra biển. Duy chỉ có
dãy núi Bạ
ch Mã - Hải Vân là chuyển dần từ TB - ĐN ở phần phía bắc sang á vĩ tuyến
chạy thẳng ra biển, tạo nên đèo Hải Vân ngăn cách Thừa Thiên - Huế với Quảng Nam
- Đà Nẵng. Chính dãy núi á vĩ tuyến này đã phân chia vùng nghiên cứu làm hai vùng
khí hậu khác nhau như sẽ được trình bày dưới đây.
Dải đồng bằng ở phía đông các tỉnh hầu hết đều hẹp, bằng phẳng, hơi nghiêng về
phía bi
ển (độ dốc 0,0002 - 0,05, trung bình 0,007 - 0,02) và rất thấp, chỉ từ 0 đến 20 –
30 m, nhiều nơi được ngăn cách với Biển Đông bởi các cồn cát cao 10 – 50 m cũng
chạy theo phương chủ đạo TB - ĐN sang á kinh tuyến dọc đường bờ biển các tỉnh. Nói
cách khác, ở rất nhiều nơi, các dải đồng bằng chỉ nối với biển thông qua hệ thống
sông. Thực chất, chúng phát triển trên hệ thống đầm l
ầy cả cổ lẫn hiện đại, được chia
năm xẻ bảy bởi các dải núi chạy ngang ra biển. Phần phía bắc, dải đồng bằng Bình -
Trị - Thiên còn tương đối ít cách biệt với nhau. Phần phía nam manh mún hơn, tạo nên
các đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi, bắc và nam Bình Định, Phú Yên. Về tổng
thể, núi và đồi với độ dốc 8° ÷ 30° và hơn nữa chiếm tới 80% diện tích tự
nhiên
toàn vùng, địa hình thoải (3° ÷ 8°) và đồng bằng chiếm khoảng 15% và 5%, còn lại
là các cồn cát, doi cát ven biển.
Báo cáo tổng kết đề tài
23
V.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình ven biển Miền Trung rất đa dạng, gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven
biển. Phần lớn diện tích ven biển Miền Trung là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn hùng
vĩ, kéo dài từ phía nam thung lũng sông Cả ở Nghệ An đến đông Nam Bộ.
Dãy Trường Sơn được chia ra làm 2 đoạn: Trường Sơn Bắc mà dân địa phương vẫn
thường gọi là dãy "Giăng Màn". Trường Sơn Bắc bắt đầ
u từ dãy Phu-lai-leng ở hữu
ngạn sông Cả thuộc Nghệ An và kết thúc ở dãy núi Bạch Mã. Tiếp dãy Phu-lai-leng là
dãy Rào Cỏ nằm ở phía tây tỉnh Hà Tĩnh, có đỉnh cao 2286 m. Sườn phía đông của dãy
núi này bao trùm toàn bộ phần phía tây của thung lũng Hương Khê. Một nhánh của
dãy này chạy về phía nam và giáp dãy núi Ba Rền ở Quảng Bình. Cả 2 dãy núi Phu-
lai-leng và Rào Cỏ đều được cấu tạo bằng đá granít, đỉnh núi tương đối nhọn, sườn núi
dốc và chia cắ
t mạnh.
Trường Sơn Nam, kéo dài từ phía nam đèo Hải Vân cho đến miền đông Nam Bộ, là
khối núi bao trùm hầu hết diện tích trung và nam Trung Bộ. Trường Sơn Nam bắt đầu
từ dãy núi Nam - Ngãi - Định. Vùng đồi núi sông Bung khởi đầu cho dãy núi này, có
đỉnh A Tuất cao 2500 m ở biên giới Việt - Lào, quanh năm mây mù che phủ. Núi
Mang và núi Ba Na (1467 m) chạy xuống đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng
đồi núi sông Bung được cấu tạo bằng đá granít, đá phiến và cuội kết, có độ cao sàn sàn
phân bố thành 2 bậc có độ cao 800 m và 500 m.
Tiếp theo là khối núi thượng Quảng Ngãi và thượng Kon Tum, xuất hiện ngay từ
phía nam tỉnh Quảng Nam, có đỉnh Ngọc Linh ở biên giới 2 tỉnh Quảng Nam và Kon
Tum, cao 2598 m cấu tạo bằng đá granít. Các dãy núi ở Bình Định được cấu tạo bằng
đá phiến, mica và gơ-nai, sườn núi thoai thoải, đỉnh tròn, độ cao không quá 1500 m.
Từ phía nam sông Vệ, dãy núi Bình Định có một số nhánh tiến sát ra biển tạo thành
các dãy Bình Chương, Thuận Lý và Cù Mông.
Từ thung l
ũng sông Ba đến miền đông Nam Bộ là đoạn cuối của Trường Sơn Nam.
Các đỉnh núi có độ cao trên 2000 m như đỉnh Chử-yang-sin (2405 m) được cấu tạo
bằng đá granít, dạng khối tròn. Khối núi Vọng Phu có đỉnh cao 2022 m là một nhánh
núi chạy ra tới biển.
Các vùng đồng bằng ở ven biển Miền Trung được cấu tạo bằng phù sa sông suối
hay phù sa sông và biển. Các đồng bằng ở hạ lưu các sông phân bố thành một chu
ỗi
dọc theo chân dãy Trường Sơn, có dạng uốn vòng cánh cung. Tuy nhiên, các mạch núi
từ dãy Trường Sơn chạy sát ra tới biển đã chia cắt đồng bằng hạ lưu các sông thành
các dải đồng bằng nhỏ hẹp. Tổng diện tích các đồng bằng từ Quảng Ngãi đến Bình
Thuận bằng khoảng 4650 km
2
, chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên toàn vùng
(Quảng Ngãi 1200 km
2
, Bình Định 1700 km
2
, Phú Yên 820 km
2
, Khánh Hoà 400 km2,
Ninh Thuận 220 km
2
và Bình Thuận 310 km
2
).
Báo cáo tổng kết đề tài
24
Một trong những đặc điểm địa hình ven biển Miền Trung là dải cồn cát ven biển,
địa hình không bằng phẳng, có độ cao từ 5-10 m đến khoảng 100 m. Có thể chia ra
một số loại dải cồn cát ven biển như sau:
Dải cát vàng, cát trắng, cát đỏ: bị thổi bay mạnh và tạo thành những đụn cát di
động, cao 20-100 m, độ rộng 0,5-3 km, có nơi 7-8 km. Loại cồn cát này thường thấy ở
Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận;
Dải cát tr
ắng nằm ở phía tây đụn cát vàng, tạo thành các bậc thềm cao 6-10 m hoặc
các dãy đồi cát cao tới 20 m;
Dải cát đỏ, phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận, có hạt sét mịn, độ mài mòn và độ nén
chặt cao hơn so với dải cát trắng và cát vàng.
Trên dải cát trắng và cát đỏ mới có thực vật, cây bụi và cây gỗ.
Tóm lại, địa hình ven biển Miền Trung rất đa dạng, gồm có các loại địa hình như:
cồn cát ven biển, đồ
ng bằng, đồi và núi. Hướng dốc chung của địa hình là Tây Bắc -
Đông Nam, Tây Nam - Đông Bắc.
Phần lớn lãnh thổ ven biển Miền Trung là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn. Từ dãy
Trường Sơn có những mạch núi chạy sát ra tới biển tạo thành những đèo nổi tiếng như:
đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông và đèo Cả. Các vùng đồng bằng ở hạ lưu các
sông suối có địa hình tương đối bằ
ng phẳng; bị những mạch núi chia cắt thành những
dải đồng bằng hẹp ngang và không rộng. Trong đồng bằng sát với biển có những đầm
phá và các dải cồn cát chạy song song với bờ biển.
V.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khu vực Quảng Ngãi - Phú Yên là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng vị trí
địa lí và điều kiện địa hình đã làm cho khí hậu khu vực này có những đặc điểm riêng
và được xếp vào miền khí hậu đông Trường Sơn. Những đặc điểm riêng đó là:
Dãy Trường Sơn đã gây nên sự tương phản sâu sắc trong chế độ nhiệt ẩm giữa miền
khí hậu đông Trường Sơ
n, miền khí hậu phía bắc (từ đèo Ngang trở ra) và miền khí
hậu Nam Bộ và Tây Nguyên. Chế độ nhiệt mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí
hậu phía bắc và phía nam. Mùa mưa ẩm ở miền này ngắn và lệch dần về mùa thu -
đông. Dãy Trường Sơn và các dãy núi đâm ngang ra sát biển là những bình phong
chắn gió mùa Đông Bắc, làm cho ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở khu vực này,
nhất là từ nam đèo Hải Vân trở vào, yếu nhi
ều so với miền khí hậu phía bắc.
Các nhiễu động thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động muộn vào mùa thu -
đông, nhưng lại là nơi có số lượng bão và áp thấp nhiệt đới vào loại nhiều nhất ở nước
ta. Mặt khác, khu vực này cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ của gió Tây khô nóng
trong mùa hè, nhất là vào các tháng 6, 7.
Các yếu tố khí tượng phân hoá rất mạnh mẽ trong không gian. Nhiệt độ mùa
đông
có xu thế tăng dần từ bắc vào nam, từ tây sang đông. Lượng mưa trong vùng phân bố
rất không đều.
Báo cáo tổng kết đề tài
25
Số giờ nắng trung bình năm phân bố không đều trong vùng, từ khoảng 1500 giờ ở
miền núi tây Quảng Bình đến hơn 2500 giờ ở ven biển tỉnh Phú Yên, xu hướng tăng từ
miền núi xuống đồng bằng và từ bắc vào nam.
Số giờ nắng trung bình tháng đạt tới 200 - 280 giờ trong các tháng mùa hè (tháng 5
- 8), cao nhất có thể xẩy ra vào tháng 7 (từ Quảng Nam trở ra) hay tháng 5 (từ Quảng
Ngãi trở vào). Tháng 2 hoặc tháng 12 là tháng có số giờ nắng trung bình tháng nhỏ
nh
ất (50 - 110 giờ).
Nhiệt độ không khí trung bình năm biến đổi từ dưới 20ºC ở vùng núi cao đến hơn
27ºC ở vùng ven biển Bình Định, xu hướng tăng từ miền núi xuống đồng bằng và từ
bắc vào nam, nhất là về mùa đông.
Nhiệt độ không khí cũng biến đổi theo mùa: cao về mùa hè và thấp về mùa đông.
Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất dao động trong phạm vi 25ºC - 30ºC,
thường là tháng 7, có nơi là tháng 6. Tháng 1 thường có nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất: 17ºC - 23ºC, với xu thế tăng dần từ bắc vào nam, từ miền núi xuống đồng bằng.
Tổng nhiệt độ năm đạt tới 8.500ºC - 9.700ºC ở đồng bằng và giảm xuống dưới
8500ºC ở miền đồi núi.
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối có thể trên dưới 40ºC, thường vào tháng 5, có
nơi vào các tháng 4, 6 - 7. Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối thường vào tháng 1
với giá trị 5 - 10ºC.
Bảng 1 Giá trị trung bình n
ăm của các yếu tố khí hậu
TT Trạm
Số giờ
nắng
(giờ)
Nhiệt độ
không
khí(
o
C)
Độ ẩm
tương
đối(%)
Lượng
mây tổn
g
quan
(1/10)
Tốc
độ
gió
(m/s)
Bốc thoát
hơi tiềm
năng(mm)
Lượng
mưa năm
(mm)
1
Quảng
Ngãi
2.205 25,7 85 6,6 1,3 1.367 2.334
2 Ba Tơ 1.996 25,3 85 6,3 1,3 1.127 3.408
3 Sơn Hoà 2.345 26,0 81 7,3 1,6 1.602 2.189
4 Quy Nhơn 2.498 27,3 79 6,4 1,9 1.637 1.906
5 Hoài Nhơn 2.421 26,1 82 6,2 1,7 1.464 2.007
6 Tuy Hoà 2.529 26,6 80 6,1 2,3 1.654 1.968
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm biến đổi trong khoảng 80 - 90%,
tương đối cao ở vùng núi và giảm nhẹ ở đồng bằng ven biển (79 - 80%). Mùa đông -
xuân độ ẩm tương đối cao (85 - 95%), mùa hè thu độ ẩm tương đối thấp (70 - 80%).
Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam mạnh (tháng 6 - 7), độ ẩm thấp nhất có thể giảm
xuống 15 - 25%.