Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hoạt động Bao thanh toán tại sàn giao dịch ngân hàng thương mại côt phần ngoại thương việt nam ( Vietcombank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.76 KB, 103 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng VI đã nêu ra định hướng phát triển nền kinh tế xã hội của
nước ta trong đó coi XNK là chớnh sách cơ cấu có tầm chiến lược trong việc
phát triển kinh tế đất nước.
nước. Theo đó, chớnh sách XNK phải có vai trò quan trọng trong việc tạo
công ăn, việc làm cho người lao động, tiếp thu tích cực các thành tựu khoa học,
kỹ thuật của nước ngoài để áp dụng vào sản xuất để từ đó đảm bảo sản phẩm
tiêu dùng nội địa cũng như sản phẩm xuất khẩu.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trên đà đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó các doanh nghiệp chuyên doanh
XNK cùng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy hoạt động XNK cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp này gặp không ít trở ngại,
khó khăn trong các vấn đề về vốn, kỹ thuật, thông tin về đối tác, thị trường…
Thực tế cho thấy các NHTM hiện đang đóng vai trò tích cực trong việc
ổn định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tài trợ về vốn và
đảm bảo về uy tín, cung cấp thông tin thị trường giúp doanh nghiệp ổn định tõm
lý kinh doanh . Doanh nghiệp nào có sự an toàn về vốn kinh doanh là doanh
nghiệp có được cơ hội và sự ổn dịnh trong hoạt đôngk kinh doanh. Trong khi đó,
nguồn vốn mà doanh nghiệp có được từ vay vốn NH hay các tổ chức tín dụng
thì tương đối khó khăn và không ổn định, vồn từ việc nhận đầu tư quốc tế thì
cũn nhiều trở ngại do môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam chưa thực sự
phát triển, cũn chịu sự phõn phối từ chớnh phủ nên không và không minh bạch,
chứa nhiều rủi ro. Nhận thức tầm quan trọng của các hoạt động hỗ trợ của
NHTM, cụ thể là hoạt động BTT của các NHTM và sau thời gian thực tập tại
SGD số 1 – NHNT VN, cùng với sự tỡm hiểu các tài liệu và tổng hợp kiến thức
trong thời gian học tập ở trường, tôi đã chọn đề tài “ Hoạt động BTT tại SGD
số 1 - NH TMCP NT VN” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I. Lý luận chung về BTT và tổng quan về hoạt động BTT tại
Việt Nam.
I. Lý luận chung về BTT
1. Khái niệm
Theo khoản (a) Điều 2 Luật tiêu chuẩn chuyển nhượng khoản phải thu
UNCITRAL (UNCITRAL Model Law on Assignment of Receivables), “chuyển
nhượng khoản phải thu” là thỏa thuận, trong đó một bên (người chuyển nhượng)
chuyển cho bên kia (người được chuyển nhượng) quyền thu hồi khoản tiền
thanh toán từ bên thứ ba (người vay). Các quyền lợi liên quan đến khoản phải
thu được xem là sự đảm bảo cho khoản nợ và các nghĩa vụ khác cũng được nhìn
nhận là sự chuyển giao.
Theo Hiệp hội BTT quốc tế (FCI), BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói,
kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ
và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị BTT và người bán, trong đó đơn
vị BTT sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng
thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua
phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị BTT sẽ thay
người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác
nhau thì dịch vụ này được gọi là BTT quốc tế.
Theo Điều 1 Những quy định chung về hoạt động BTT quốc tế ấn bản
tháng 06/2004 của FCI (General Rules Forfaiterr International Factoring Verion
FCI June 2004), hợp đồng BTT là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ
chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho
một đơn vị BTT, cú thể vì hoặc khụng vỡ mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất
một trong các chức năng sau đây:
- Kế toán sổ sách các khoản phải thu;
- Thu nợ các khoản phải thu;
- Phòng ngừa rủi ro nợ xấu.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47

2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về BTT quốc tế (UNIDROIT
Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa
của BTT là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng tiền thanh
toán trước.
Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004
của Thống đốc NHNN, BTT là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc
mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp
đồng mua bán.
BTT là sự tổng hợp tính chất của các hoạt động tài trợ cho người bán, tài
trợ dựa trên hóa đơn, tài trợ thương mại hay chiết khấu hóa đơn.
Và cũng theo quy chế này thì BTT là từ dịch riêng cho Factoring. Tuy
nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng, BTT bao gồm cả Factoring và Forfaiting.
Sau đây, xin đề cầp tới hoạt động BTT bao gồm cả Factoring và Forfaiting.
BTT là sự tổng hợp tính chất của các hoạt động tài trợ cho người bán, tài
trợ dựa trên hóa đơn, tài trợ thương mại hay chiết khấu hóa đơn.
Về cơ bản, BTT là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho
vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của
người đi vay.
Ngoài ra, nghiệp vụ BTT còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài
khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng
và thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài.
2. Lợi ích của BTT trong hoạt động Thương mại quốc tế
Để hiểu được lợi ích của BTT trong hoạt động Thương mại quốc tế, trước
tiên ta cần hiểu được đặc điểm của hoạt động Thương mại quốc tế. Thương mại
quốc tế phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ 17 – 18 và cho đến nay nó vẫn mang
những đặc trưng cơ bản sau:
Hoạt động thương mại quốc tế luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro do nhiều

nguyên nhân như:
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Chủ thể của hoạt động thương mại chủ yếu xuất phát từ hai quốc gia
khác nhau nờn cú sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, quan điểm kinh doanh dẫn
đến những khó khăn trong giao dịch, đàm phán, thanh toỏn…
• Đối tác kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
• Khoảng cách về địa lý dẫn đến những rủi ro cho vận chuyển hàng hoá.
• Rủi ro trong thanh toán do các hợp đồng ký kết trong thương mại quốc
tế thường kèm theo điều kiện trả chậm. Do đó, người XK có thể gặp phải rủi ro
nếu người NK không thanh toán.
BTT ra đời đã góp phần thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế ngày một
phát triển do những lý do sau:
Đối với nhà Factor:
- BTT cho phép thu lợi nhuận qua phí dịch vụ và lãi suất cho các khoản
tiền ứng trước.
- BTT cho phép đa dạng hoỏ cỏc loại hình dịch vụ.
- BTT cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn vốn huy động được.
Đối với nhà XK:
- Mang lại lợi ích lớn lao cho người XK về nguồn vốn hoạt động: sau khi
ký hợp đồng BTT, các nhà Factor thường ứng trước 70 – 90% giá trị hợp đồng
XK trong vòng 24h nờn tớnh thanh khoản cao, các dự tính về luồng tiền có tính
chính xác cao.
- BTT giúp giảm rủi ro trong thanh toán quốc tế do người XK thường lo
ngại về việc mất khả năng thanh toán của người mua. Do khoảng cách địa lý
cùng với sự khác biệt về ngôn ngữ dẫn đến khả năng tìm hiểu và thu thập thông
tin về đối tác hạn chế. Ký hợp đồng BTT có thể khắc phục yếu tố này, do nhà
Factor thường là những tổ chức gồm nhiều công ty từ nhiều quốc gia. Họ không
hoạt động đơn lẻ mà thông qua mạng lưới thông tin rộng lớn đó họ sẽ hạn chế

được rủi ro trong thanh toán quốc tế từ đó giúp giảm tình trạng các doanh nghiệp
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chịu khoản nợ xấu hay chiếm dụng vốn. Các khoản tiền ứng trước cũng giúp
giảm rủi ro trong biến động tỷ giá của nhà XK.
- BTT có thể giảm thời gian và chi phí cho bên bán trong việc theo dõi,
quản lý và thu nợ. Hàng tháng nhà Factor sẽ tự động gửi các báo cáo, giấy báo
nợ cho người NK và người NK sẽ tự động thanh toán với họ. Sau đó, nhà Factor
lại gửi các báo cáo kế toán cho bên bán. Do đó, bên bán sẽ giảm được thời gian,
công sức và chi phí trong việc quản lý sổ sách, thu nợ để tập trung cho công việc
kinh doanh của mình.
- Doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần và nâng cao sức cạnh tranh do
việc đa dạng hoỏ cỏc hình thức thanh toán, đặc biệt là các hình thức trả chậm
như ghi sổ, nhờ thu kèm chứng từ.
- Trong BTT Forfaiting thì tỷ lệ chiết khấu cố định nên nhà XK có thể
tớnh nú vào chi phí XK để đảm bảo lỗ lãi.
- BTT Forfaiting không hạn chế loại sản phẩm.
Đối với nhà NK:
- Giảm được việc ứ đọng vốn do phải mất tiền ký quỹ trong phương thức
L/C hoặc chậm được nhận hàng do những rắc rối với chứng từ trong hồ sơ L/C.
- Nhà NK chỉ thanh toán sau khi đã nhận được hàng bằng phương thức
chuyển tiền hay ghi sổ nên tăng khả năng thanh khoản và hoạt động ngân quỹ.
Đối với nền kinh tế:
- BTT giúp đẩy mạnh hoạt động xuất NK và tăng lòng tin và sự ổn định
tâm lý đối với các doanh nghiờp.
- BTT góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, đặc
biệt là hoạt động Thương mại quốc tế. BTT giúp cho các doanh nghiệp XK ổn
định về tài chính và tính thanh khoản của các khoản phải thu.Do đó doanh
nghiệp XK có thể ổn định để phát triển sản xuất, đẩy mạnh hoạt động XK.


Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. BTT Factoring
3.1. Khái quát chung
3.1.1. Sự ra đời của nghiệp vụ BTT Factoring
Vào Thế kỷ 17 – 18, thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Tại thời điểm đó, do thông tin liên lạc còn thiếu và chậm, hình thức vận
chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường biển nên thời gian vận chuyển rất lâu, do
đó các nhà XK phải chỉ định các Đại lý thương mại ( nhà Factor) tại các thị
trường ở nước ngoài. Đại lý thương mại thực hiện các chức năng được uỷ quyền
bao gồm:
• Bảo quản kho hàng.
• Thực hiện bán hàng thông thường trả tiền ngay.
• Bán hàng chịu ( tín dụng thương mại).
• Cấp hoá đơn bán hàng.
• Chịu trách nhiệm quản lý và thu hồi các khoản bán chịu.
Ngoài ra, Đại lý còn phải ứng tiền để trả các khoản chi phí như thuế, lưu
kho, phí bến cảng và phí hoàn trả tiền cho các hàng hoá bị trả lại.
Khi phương thức vận tải và thông tin liên lạc đã phát triển, nhà sản xuất
đã thay hình thức bán ký gửi hàng hoá qua nhà Factor bằng hình thức bán trực
tiếp cho các nhà NK. Tuy nhiên, người bán hàng vẫn duy trì và sử dụng các Đại
lý trong việc thu tiền từ người mua. Đây là cơ sở hình thành Factoring hiện đại
ngày nay. Và đến đầu thế kỷ XX, nghiệp vụ BTT đã phát triển nhanh chóng đặc
biệt là ở Mỹ, 1 quốc gia có nền ngoại thương hàng đầu thế giới.
BTT là kết quả của sự phân công lao động hợp lý trong xã hội. Theo đó, người
sản xuất, phân phối hàng hóa hay cung ứng dịch vụ chỉ tập trung vào hoạt động
sản xuất, bán hàng và cung ứng dịch vụ; việc quản lý và thu tiền từ việc bán
hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ được tổ chức tín dụng đảm trách.

3.1.2. Khái niệm Factoring
Theo Hiệp hội BTT quốc tế (FCI), BTT Factoring là một dịch vụ tài chính
trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị Factoring và người bán,
trong đó đơn vị BTT sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không
truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu
người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị
Factoring sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người
bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là Factoring quốc tế.
Cụ thể hơn nữa có thể định nghĩa khái niệm Factoring như sau: Factoring
là việc mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn tại một mức chiết khấu nhất
định; nó là một công cụ tài chính cung cấp cho người bán bốn dịch vụ cơ bản là
• Tài trợ vốn ngắn hạn
• Dịch vụ thu hộ tiền từ người mua
• Dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng
• Dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng
3.1.3. Cở sở pháp lý của nghiệp vụ BTT Factoring
Cơ sở pháp lý: với những vần đế phát sinh trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ Factoring và sự phát triển của hoạt động Factoring trong nền kinh tế,
pháp luật các quốc gia ngày nay đều có quy định điều chỉnh hoạt động này.
Không những thế, nhiều nỗ lực trong việc thống nhất chế định Factoring trên
phạm vi quốc tế đã được tiến hành, như Công ước Ottawa về Factoring quốc tế
năm 1988 do UNIDROIT ( Viện thống nhất tư pháp quốc tế) đã ban hành công
ước về BTT trong điều 2 – Chương 1( Unidroit Convention on International
Factoring) xây dựng, Bộ quy tắc các tập quán trong Factoring quốc tế do các
doanh nghiệp BTT thiết lập 4 quy tắc và Công ước của Liên hiệp quốc về
chuyển nhượng khoản phải thu trong thương mại quốc tế năm 2001 do

UNCITRAL (Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế) soạn thảo.
Theo Điều 1 Công ước Ottawa về Factoring quốc tế, Factoring là một
hoạt động được tiến hành trên cơ sở hợp đồng BTT giao kết giữa người cung
cấp hàng hóa, dịch vụ và đơn vị Factoring, theo đó:
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Người cung cấp chuyển giao hay sẽ chuyển giao cho đơn vị Factoring
khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa người
cung cấp và khách hàng của nó (người mua, con nợ), trừ hợp đồng mua bán
hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích tiêu dùng hay cá nhân.
• Đơn vị Factoring phải thực hiện ít nhất hai trong số các hành vi sau:
o Tài trợ cho người cung cấp, bao gồm cả việc cho vay hay trả tiền
trước;
o Thực hiện các hoạt động kế toán, sổ sách liên quan đến khoản phải
thu;
o Thu tiền đối với khoản phải thu;
o Tiến hành các biện pháp bảo vệ trong trường hợp người mua (con nợ)
không thanh toán.
• Thông báo việc chuyển nhượng khoản phải thu cho người mua (con
nợ).
Tính chất pháp lý: trên cơ sở những căn cứ pháp lý trên có thể thấy
được một hợp đồng Factoring bao gồm các yếu tố sau:
• Người bán cam kết bán và người mua cam kết mua các khoản phải thu
theo điều khoản và quy định trong hơp đồng Factoring.
• Người bán bảo đảm rằng các khoản phải thu là hợp lệ và không có
tranh chấp. Người bán cam kết sẽ giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại
và các khoản khấu trừ liên quan đến cỏc hoỏ đơn đó bỏn cho nhà Factor.
• Người bán đồng ý rằng cỏc hoỏ đơn mua theo điều kiện miễn truy đòi
chỉ khi có sự đồng ý rõ ràng của nhà Factor hoặc trong giới hạn tín dụng cho

phép của nhà Factor.
• Người bán phải thông báo việc chuyển nhượng cỏc hoỏ đơn cho người
mua theo mẫu chuẩn của nhà Factor.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Người bán phải cam kết chuyển toàn bộ các chứng từ xác nhận nợ của
người mua, nhà Factor cam kết trả tiền cho người bán.
• Thời hạn hợp đồng và phương thức thực hiện hợp đồng được quy định rõ.
4. Đặc điểm của Factoring
Từ khái niệm trên, có thể thấy được đặc điểm cuả Factoring như sau:
• Đây là hợp đồng mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn.
• Nhà Factor tài trợ cho người bán bằng cách ứng trước tiền.
• Nhà Factor cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng và tiền
hàng thu nợ khi đến hạn.
• Nhà Factor chứ không phải người bán đảm nhận rủi ro tín dụng ( do
đặc thù của nghiệp vụ Factoring chủ yếu là miễn truy đũi nờn mọi rủi ro trong
thanh toán do nhà Factor chịu ).
3.1.4. Chức năng của Factoring: Dịch vụ Factoring thực hiện ít nhất một
trong các chức năng sau đõy
• Dịch vụ thu nợ.
• Dịch vụ quản lý sổ sách bán hàng.
• Dịch vụ credit protection.
• Tài trợ ngắn hạn.
• Dịch vụ tư vấn.
3.1.4.1. Dịch vụ thu nợ (Collection)
Thu nợ các khoản phải thu được xem là chức năng cơ bản nhất của nghiệp
vụ Factoring bởi một trong hai lý do sau:
• Các khoản phải thu của khách hàng là tài sản hữu ích duy nhất đối với
nhà Factor, do đó nếu kế hoạch thu hộ không có hiệu quả thì giao dịch Factoring

trở nên không có ý nghĩa nữa.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Bất kỳ một sai sót nào trong quá trình xử lý thu nợ đều làm tổn hại đến
mối quan hệ giữa người bán và người mua, điều này làm suy siảm giao dịch
Factoring:
Kế hoạch thu nợ của nhà Factor cần có những bước sau đây:
Nhà Factor gửi bản sao kê chưa đến hạn cho người mua và gửi lệnh thu
nợ khi chúng đến hạn.
Nếu khoản phải thu đã quá hạn một số ngày nhất định thì nhà Factor phải
hối thúc người mua bằng thư. điện thoại, hay gặp gỡ trực tiếp ngưũi mua để thảo
luận về vấn đề trả nợ.
Nhà Factor tiến hành các thủ tục pháp lý đối với các khoản nợ quá hạn
được điều chỉnh bởi các nguồn luật như: hối phiếu, kỳ phiều, séc.
Về quy tắc, nhà Factor không tham vấn với người bán về quy trình thủ tục
thu nợ, tuy nhiên, hầu hết những nhà Factor đều tham vấn người bán về thời
điểm áp dụng các biện pháp pháp lý đối với các khoản thu đã quá hạn. Trong
thực tế thì bất kỳ các khoản phải thu do nhà Factor đứng ra đòi nợ quá hạn 90
ngày thì đếu có quyền truy vấn ra pháp luật.
Trong một số trường hợp, bên mua có quyền không thanh toán do cũn cú
tranh chấp với người bán về số lượng, chất lượng, hay việc vi phạm các điều
khoản về giao hàng như giao hàng chậm, giao không đúng địa điểm… Trong
trường hợp đó, nhà Factor sẽ liên hệ và yêu cầu bên bán và bên mua tự động giải
quyết tranh chấp, nếu vượt quá thời hạn cho phép mà hai bên vẫn chưa giải
quyết xong thì nhà Factor sẽ quay sang truy đòi người bán.
3.1.4.2. Hạn mức tín dụng (Credit protection)
Khi các khoản phải thu đã được mua , bán theo điều kiện miễn truy đũi
thỡ nhà Factor xác định một hạn mức tín dụng tối đa mà người bán được phép
bán chịu cho người mua. Hạn mức tín dụng nhà Factor dành cho người bán phụ

thuộc chủ yếu vào vị thể tài chính, lịch sử thanh toán, giá trị hàng hoá mua bán.
Theo đó, nếu như vị thế tài chính và lịch sử thanh toán của người mua tốt sẽ
thuận lợi trong việc nhà Factor xác định hạn mức tín dụng dành cho người bán
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đối với người mua. Hạn mức tín dụng có thể hiểu sơ qua trong ví dụ sau ( nếu
hạn mức tín dụng được cấp cho người mua là 200.000 USD với kỳ hạn tín dụng
trung bình là 50 ngày thì doanh số bán tối đa hàng tháng được cấp tín dụng tự
động sẽ là 120.000 USD tức người bán chỉ được quyền bán chịu cho người mua
trong phạm vi 120.000 USD trong tháng).
Để xác định được mức độ tín nhiệm của người mua, nhà Factor thường
dựa vào:
 Hệ số tín nhiệm và các báo cáo nội bọ do chính công ty đánh giá
 Báo cáo của nhà Factor và các tổ chức thương mại.
 Phân tích các báo cáo tài chính hàng quý, thường niên.
 Lịch sử trả nợ trước đây
 Và cuối cùng là khảo sát khách hàng của người người mua để thấy
được năng lực hoạt động, uy tín đối với khách hàng của doanh nghiệp từ đó ảnh
hưởng lớn đến khả năng hoạt động của người mua.
Tất cả những nhân tố trên đều là những yếu tố điển hình thể hiện năng lực
tài chính, năng lực thanh toán của người mua. Đú chớnh là những yếu tố xuất
phát từ phía người mua mà nó quyết định đến hạn mức tín dụng người bán được
hưởng từ phía nhà Factor.
3.1.4.3. Quản lý sổ sách, kế toán bán hàng (sales – ledger administration)
Nhà Factor thực hiện nghiệp vụ này dưới góc độ kế toán. Những khoản
phải thu được của mỗi khách hàng được nhà Factor quản lý dưới sự giám sát sổ
sách bán hàng của người bán. Và nhà Factor duy trì sổ sách bán hàng cho từng
khách hàng riêng biệt. Sổ sách bán hàng được duy trì bằng một trong các
phương pháp sau:

• Phương thức thu nợ riêng biệt (open – item method): mỗi khoản phải
thu được phản ánh bằng một đơn riêng biệt tương ứng.
Ưu điểm của phương thức này đó là giúp nhà Factor quản lý và theo dõi
được từng khoản phải thu cụ thể.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phương thức số dư (balancing method): các khoản nợ được ghi chép
theo trật tự thời gian đến hạn, việc thu nợ được diễn ra theo định kỳ, căn cứ vào
số dư tích luỹ ròng cuối kỳ.
3.1.4.4. Tài trợ ngắn hạn (short – term funding)
Như đã nói ở trên thì sau khi mua lại các khoản phải thu, nhà Factor sẽ
ứng trước một phần các khoản phải thu đó với mức lãi suất chiết khấu nhất
định, phần còn lại có chức năng dự phòng rủi ro. Do nhà Factor không tham
gia trực tiếp vào quá trình đánh giá và cấp tín dụng cho người mua nên họ có
lý do để lo lắng về khả năng thu lại các khoản nợ đã mua từ người bán nên
nhà Factor thường ưu tiên cho việc mua lại các khoản nợ mà không đi kèm
với điều kiện ứng trước. Tuy nhiên trong thực tế, các nhà Factor thường ứng
trước với tỷ lệ là từ 80-90% giá trị các khoản phải thu hầu hết các khoản phải
thu đồng thời tăng cường giám sát quá trình thu nợ từ người mua.
Nhìn chung chức năng này của nghiệp vụ Factoring rất phổ biến do tác
dụng của các khoản ứng trước do nhà Factor cung cấp cho người bán trong hoạt
động ngoại thương. Các khoản ứng trước của nhà Factor giúp tăng khả năng
thanh toán cho người bán do có được nguồn vốn ngắn hạn ngay trước mắt.
3.1.4.5. Dịch vụ tư vấn
Đây là loại hình dịch vụ phái sinh từ hoạt động BTT. Dịch vụ tư vấn
chủ yếu xuất phát một phần do các nhà Factor phần lớn là các tổ chức có quy
mô lớn nên có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá năng lực tài
chính cũng như việc có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích thị trường để
cung cấp cho người bán các báo cáo chính xác về cung, cầu, giá cả, và cả sản

phẩm trên thị trường mà người bán cần cung cấp. Trong tương lai thì dịch vụ
này sẽ tương đối phát triển do nhu cầu từ phía người mua là những người có
ít kinh nghiệm ở thị trường quốc tế cũng như thiếu hụt thông tin về thị
trường, đối tác, đặc biệt những báo cáo mang tớnh chuyờn môn để có những
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quyết định kinh doanh chính xác. Những khó khăn này có thể giải quyết được
nếu như nhà Factor cung cấp sự hiểu biết về thị trường và sản phẩm, giá cả và
tư cách người mua cho người bán.
3.1.5. Phân loại nghiệp vụ Factor
3.1.5.1. Factoring nội địa và Factoring quốc tế
Hoạt động BTT là một trong số các loại hình tài trợ thương mại, tài trợ
cho cả hoạt động thương mại trong nước và ngoài nước. Do đó, nghiệp vụ
Factoring cũng được chia ra làm hai dạng là nghiệp vụ Factoring quốc tế và
Factoring nội địa. Hai nghiệp vụ này khác nhau xuất phát từ chủ thể của hợp
đồng BTT và cả hai loại nghiệp vụ đều cung cấp những tiện ích và những loại
hình BTT như nhau.
Nghiệp vụ Factoring nội địa được sử dụng trong trường hợp cả hai bên
người mua và người bán đều ở cùng một quốc gia. Người bán bán lại các khoản
phải thu cho nhà Factor và nhận ngay được một khoản tiền ứng trước từ nhà
Factor. Từ đó nâng cao được vị thế tài chính và khả năng thanh khoản.
Mặt khác, nghiệp vụ Factoring quốc tế là dịch vụ BTT cấp cho người mua
và người bán ở hai quốc gia khác nhau sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ,
nhờ thu chấp nhận (D/A).
Về bản chất thì Factoring quốc tế cũng cung cấp tất cả những tiện ích như
Factoring nội địa, điểm khác biệt ở đây chỉ là ở khả năng tham gia thêm của các
nhà đại lý. Nhà Factor đại lý thường có trụ sở tại nước người NK và thường là
thành viên trong cùng hiệp hội Factoring quốc tế. Nhà Factor thường được uỷ
quyền thu nợ từ nhà NK và bảo lãnh về khả năng thanh toán của nhà NK. Do đó,

trong Factoring quốc tế thường có sự tham gia của bốn bên gồm: Người NK và
nhà Factor NK, người XK và nhà Factor XK.
Giống nhau: Cả hai loại đều cung cấp những dịch vụ tiện ích như nhau,
mang đặc điểm chung của hoạt động BTT như:
• Tài trợ ứng trước các khoản phải thu.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Quản lý sổ sách kế toán bán hàng.
• Thu nợ từ người mua.
• Bảo đảm rủi ro tín dụng từ phía người mua.
So sánh giữa Factoring nội địa và Factoring quốc tế:
STT Factoring nội địa Factoring quốc tế
1
Nhà Factor quản lý sổ sách bán hàng và
ứng trước tiền được thực hiện bằng đồng
nội tệ.
Các khoản phải thu có thể là một
đồng tiền nhưng việc ứng trước có
thể là đồng ngoại tệ.
2
Nhà Factor thường chịu trách nhiệm thu
khoản phải thu từ người mua và chấp
nhận rủi ro không thanh toán của người
mua.
Nhà Factor NK thường bảo lãnh
cho người NK, do đó nhà Factor
xuất khẩu và người XK giảm được
đáng kể rủi ro từ khoản phải thu.
3

Thông thường giao dịch trên cơ sở có
truy đòi, tức là nhà Factor không nhận
rủi ro không thanh toán về phía mình.
Hầu hết các hợp đồng BTT đều thực
hiện với điều kiện miễn truy đòi tức
là nhà Factor nhận rủi ro không
thanh toán về phía mình. Xuất phát
từ việc khoản phải thu đã được bảo
lãnh bởi nhà Factor NK.
4
Nhà Factor , người bán, người mua đều
chịu chi phối bởi hệ thống luật quốc gia.
Có ít nhất hai hệ thống pháp luật của
hai nước điều chỉnh
mối quan hệ các bên trong hợp đồng
Factoring quốc tế.
5
Nhà Factor, người bán, người mua đều
có cùng hệ thống ngôn ngữ, thông lệ, và
tập quán địa phương. Do đó, việc kiểm
tra tín dụng với người mua khá thuận
lợi.
Ngôn ngữ và tập quán khác nhau sẽ
dẫn đến việc thẩm định năng lực tài
chính và
việc thu nợ sẽ khó khăn và tốn kém
hơn. Để hạn chế rủi ro, trong
Factoring quốc tế luôn
phải có hai nhà Factor tham gia.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
Chất lượng dịch vụ Factoring cung cấp
phụ thuộc vào một nhà Factor.
Chất lượng dịch vụ Factoring chủ
yếu phụ thuộc vào nhà Factor NK.
Do đó, cần có một quy chuẩn quốc
tế để điều chỉnh dịch vụ các nhà
Factor quốc tế.
3.1.5.2. Các hình thức của BTT Factoring
Căn cứ vào đặc điểm giao dịch của nghiệp vụ BTT, người ta có thể chia ra
làm nhiều hình thức BTT. Và tất cả các hình thức BTT đều có chung những đặc
điểm cở bản sau:
• Nhà Factor chịu trách nhiệm thu hồi các khoản phải thu từ người mua.
• Nhà Factor quản lý sổ sác, kế toán bán hàng.
Ngoài hai đặc điểm nêu trên thì cả hai loại nghiệp vụ Factoring quốc tế
và nội địa đều có thể có những đặc điểm riêng và tạo ra nhiều loại hình BTT
khác nhau.
BTT Factoring có truy đòi (Recouse Factoring): Nhà Factor mua lại
các khoản phải thu với điều kiện là mọi tổn thất do không thu hồi được
toàn bộ hay một phần các khoản phải thu đều do người bán chịu. Với loại hình
BTT này thì mức phí hoa hồng thường tương đối thấp và rủi ro đối với nhà
Factor sẽ thấp hơn.
BTT Factoring miễn truy đòi (Non – Recourse Factoring): Với loại
hình BTT này thì nhà Factor sẽ mua lại các khoản phải thu với điều kiện
mọi tổn thất do không thu hồi được toàn bộ hay một phần các khoản nợ đều do
nhà Factor chịu (miễn truy đòi người bán). Và để bù đắp lại tổn thất do không
thu hồi được các khoản nợ, nhà Factor thường áp dụng mức phí hoa hồng cao
hơn so với hình thức BTT có truy đòi, đồng thời đóng vai trò tích cực tham gia

vào việc đánh giá các báo cáo để xem xét khả năng và hệ số tín dụng của người
mua đề từ đó có căn cứ để cấp một hạn mức tín dụng đối với người mua cho
người bán.
BTT Factoring đáo hạn ( Manturity Factoring): Với loại hình Bao
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thanh toán này thì người bán sẽ bán lại các khoản phải thu với điều kiện
không có bất kỳ một khoản tiền ứng trước nào. Nhà Factor chỉ thanh toán cho
người bán tại một thời điểm nhất định như đã thoả thuận hoặc tại thời điểm các
khoản phải thu đã được thanh toán. Và cơ sở để xác định ngày thanh toán chính
là chu kỳ nợ của người bán và sổ sách kế toán bán hàng. Hình thức BTT này có
mức phí hoa hồng thấp hơn so với hai hình thức trên do rủi ro đối với việc
không thu hồi được các khoản phải thu của nhà Factor sẽ thấp hơn và tính thanh
khoản trong các khoản nợ của người bán sẽ giảm.
BTT Factoring ứng trước (Advance Factoring): Hình thức Bao thanh
toán này có điều kiện là nhà Factor sẽ mua lại các khoản phải thu nhưng
sẽ ứng trước cho người mua một khoản tiền với tỷ lệ nhất định (thường từ 75 –
80%) trên tổng số tiền phải thu. Điều kiện này tương tự như việc nhà Factor
cung cấp tín dụng thương mại cho ngưũi bỏn. Tỷ lệ % còn lại sẽ được thanh
toán ngay sau khi đến hạn thanh toán theo như thoả thuận hoặc sau khi đã thu
được các khoản phải thu. Mức lãi suất đối với các khoản tiến ứng trước phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan sau:
• Mức lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành trên thị trường. Do các khoản
tiền ứng trước của nhà Factor cũng tương tự như khoản cấp tín dụng thương mại
của nhà Factor đối với người mua. Do đó, lãi suất cho vay ngắn hạn trên thị
trường chính là cơ sở để xác định mức lãi suất đối với khoản tiền ứng trước
trong hình thức BTT ứng trước.
• Năng lực tài chính của người mua. Đây là cơ sở để nhà Factor có căn cứ
để cấp hạn mức tín dụng cho người mua đồng thời cũng là căn cứ để quyết định

mức độ ứng trước của nhà Factor cho người bán. Khi năng lực tài chính của
người mua càng lớn thì mức độ rủi ro trong việc thu hồi các khoản phải thu ít
hơn nên người bán có thể hưởng một khoản tiền ứng trước lớn và ngược lại.
• Doanh số kinh doanh của người mua. Đây là yếu tố phản ánh tình hình
kinh doanh của người mua. Tình hình kinh doanh diễn ra tốt thì khả năng trả nợ
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của người mua sẽ khả quan hơn, từ đó quyết định đến khoản tiền ứng trước mà
nhà Factor quyết định cho người mua.
BTT Factoring đầy đủ (Full Factoring): Đây là hình thức BTT cung
cấp đầy đủ nhất những dịch vụ của một nghiệp vụ BTT bao gồm: thu nợ, quản
lý sổ sách kế toán và tài trợ vốn ngắn hạn. Với hình thức này thì nhà Factor mua
lại các khoản phải thu đi kèm với hai điều kiện là “miễn truy đũi” và “ứng
trước”. Tuy nhiên, hình thức BTT này không phổ biến do rủi ro đối với nhà
Factor rất lớn, thông thường BTT đầy đủ chỉ áp dụng đối với những hợp đồng
thương mại mà đối tác hai bên gồm người mua có vị thế tài chính cao và có hệ
số tín dụng theo đánh giá của nhà Factor cao, có sự tin tưởng tuyệt đối.Và người
bán là khách hàng quen thuộc đối với tổ chức BTT.
BTT Factoring công khai ( Disclosed/NotiFactorcation Factoring):
Với hình thức này thì người mua sẽ được người bán thông báo về việc nhà
Factor đã mua lại các khoản nợ. Người mua sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà
Factor.
BTT Factoring kín ( Undisclosed/ConFactordental/Non – NotiFactorcation
Factoring): Theo hình thức này thì người bán sẽ không thông báo cho người mua biết
về việc nhà Factor đã mua lại các khoản phải thu và người mua sẽ thanh toán trực tiếp
các khoản phải thu cho người bán theo hợp đồng thương mại và người bán sẽ trả số tiền
này cho nhà Factor.
3.1.6. Điều kiện để áp dụng BTT Factoring
Đối với người bán ( nhà XK): doanh nghiệp có các khoản phải thu giá trị

lớn, muốn sử dụng dịch vụ BTT Factoring để thanh khoản các khoản phải thu
cần có uy tín trên thị trường, có được đánh giá về năng lực tài chính tốt từ các tổ
chức tài chính hay chính NH mà doanh nghiệp đó sử dụng dịch vụ Factoring.
Đỏp ứng được cỏc yờu cầu của NH về điểm tín dụng và một số yêu cầu khác,
tuỳ thuộc vào chính sách của từng NH.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với người mua (nhà NK): các doanh nghiệp có khoản phải trả nhưng
do yêu cầu của bên bán hay bên XK phải có một NH hay một tổ chức tài chính
nào đó đứng ra bảo lãnh thì có thể sử dụng dịch cụ BTT Factoring NK.
3.2. Quy trình nghiệp vụ Factoring
3.2.1. Quy trình nghiệp vụ đối với hoạt động Factoring trong nước
Một nghiệp vụ Factoring điển hình sẽ có những giao dịch sau:
Sơ đồ 1:Quy trình thực hiện Factoring nội địa ở các NH

Giải thích sơ đồ
1. Người bán giao hàng bán chịu cho người mua.
2. Người bán bán lại các khoản phải thu cho nhà Factor và thông báo cho
người mua biết.
3. Nhà Factor trả cho người bán một tỷ lệ % nhất định sau khi điều chỉnh
khoản hoa hồng và lói suất.
4. Nhà Factor tiến hành các thủ tục đòi tiền người mua.
5. Người mua thanh toán các khoản nợ cho nhà Factor
6. Nhà Factor thanh toán phần cũn lại cho người bán sau khi thu được nợ
từ người mua.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
18
`Người bán Người mua
NH BTT (nhà Factor)

1
2
2
3
6 4 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7.Nhà Factor thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán
hàng
Khi cung cấp các dịch vụ thu hộ và quản lý sổ sách thì nhà Factor sẽ thu
một khoản hoa hồng theo tỷ lệ % nhất định trên tổng trị giá khoản tiền phải thu
ngay sau khi hợp đồng Factoring được ký kết. Đối với khoản tiền ứng trước thì
nhà Factor sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các khoản vay thông thường
của nhà Factor thương mại. Thời hạn tớnh lói là khoảng thời gian từ khi ứng
trước cho đến khi khoản nợ được thu hồi hoặc đến ngày nhất định như thoả
thuận. Nếu tiền lãi được thanh toán ngay khi ứng trước thì lãi suất chiết khấu sẽ
thấp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhàkhông bao giờ ứng trước 100% tổng trị
giá khoản nợ phải thu. Tỷ lệ còn lại gọi là khoản dự phòng rủi ro BTT (factoring
reserve) nhằm bù đắp rủi ro trong việc thu hồi các khoản phải thu từ người mua.
3.2.2. Quy trình nghiệp vụ đối với Factoring quốc tế
Quá trình thanh toán đối với Factoring quốc tế giống đối với Factoring nội
địa. Tuy nhiên, nếu các khoản phải thu từ người mua được ghi bằng ngoại tệ thì
nhà nhà Factor sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
Sơ đồ 2
2
6
1 3 5
4
Giải thớch sơ đồ
1. Nhà XK bán hàng cho nhà NK theo phương thức thanh toán ghi sổ,
D/A, D/OT.

2. Nhà XK bán bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho nhà Factor
thanh toán XK bao gồm bản sao hoá đơn, hối phiếu, chứng từ vận tải.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
19
Nhà XK
Nhà Factor XK
XK
Nhà NK
Nhà Factor NK
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Nhà Factor XK thiết lập mối quan hệ với nhà Factor NK và ký hợp
đồng thực hiện kiểm tra tín dụng, theo dừi sổ sách và thu hộ tiền từ nhà NK.
4. Nhà Factor XK thu tiền từ nhà NK khi đến hạn.
5. Nhà Factor NK chuyển tiền cho nhà Factor XK theo các điều kiện đã
thoả thuận.
6. Nhà Factor XK hoàn trả tiền cho nhà XK theo các điều kiện đã thoả
thuận. Thời điểm hoàn trả có thể ngay sau khi ký hợp đồng Factoring hay tại
một thời điểm nhất định sau khi các khoản phải thu được trả.
Như vậy trong nghiệp vụ Factoring XK thì tồn tại hai hợp đồng thương
mại. Một là hợp đồng giữa nhà Factor XK với người XK và thứ hai là hợp đồng
giữa nhà Factor NK với nhà Factor XK. Mọi tranh chấp xảy ra giữa nhà Factor
XK và NK được điều chỉnh bời những quy định mang tính tiêu chuẩn rất cao do
hiệp hội BTT quốc tế đặt ra mà hai bên đều là thành viên của hiệp hội.
Tuy nhiên đây chỉ là những quy định mang tính tuỳ nghi nên hai bên có
thể tự thoả thuận những quy định đặc biệt dành riêng cho nhau.
Tuy hợp đồng BTT quốc tế có tới hai nhà Factor, tuy nhiên đối với nhà
XK thỡ nó không khác gì một hợp đồng Factoring nội địa do người XK chỉ liên
hệ với nhà Factor có trụ sở tại nước mình mà không liên quan đến nhà Factor
NK. Quan hệ giữa nhà Factor NK với người NK sẽ được điều chỉnh bởi quy
định về BTT tại nước người NK. Nhà Factor NK sẽ chịu trách nhiệm trong việc

xác định mức độ tín nhiệm và thu các khoản phải thu từ người NK.
Từ sơ đồ trên cho thấy, mối quan hệ giữa các bên trong Factoring quốc tế
bao gồm:
• Giữa nhà XK và nhà NK là hợp đồng ngoại thương.
• Giữa nhà XK và nhà Factor XK là hợp đồng BTT nội địa: Theo đó, nhà
Factor XK sẽ mua lại các khoản phải thu chưa đến hạn từ người XK. Quan hệ
giữa cỏc bờn được điều chỉnh bởi những quy định về BTT trong nước.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Giữa nhà Factor NK và người NK: Đây là mối quan hệ giữa chủ nợ và
con nợ. Mối quan hệ này có hiệu lực thực thi và được điều chỉnh bởi pháp luật.
Mối quan hệ này là hệ quả của hợp đồng giữa nhà Factor XK và người NK.
• Giữa nhà Factor NK và nhà Factor XK: đây là mối quan hệ giữa đại lý
và người uỷ quyền. Theo đó, nhà Factor XK uỷ quyền cho nhà Factor NK thu nợ
trực tiếp từ người NK. Hai nhà Factor đều là thành viên của hiệp hội BTT quốc
tế.
• Quan hệ giữa nhà Factor NK và nhà NK: người NK được uỷ quyền thu
nợ từ nhà NK, thụng thường thì nhà NK được nhà Factor NK bảo lãnh thanh
toán.
• Có thể thấy rằng chi phí cho hoạt động BTT quốc tế cao hơn BTT nội
địa do có đến hai nhà Factor là nhà Factor XK và nhà Factor NK, tuy nhiên chi
phí này đã được tính toán và cho thấy thấp hơn chi phí cho người XK nếu tự thu
các khoản phải thu.
4. BTT Forfaiting
Cùng với nghiệp vụ BTT Factoring thì Forfaitting là một trong những
hình thức tài trợ thương mại đã xuất hiện khá lâu đời trên thế giới.
4.1. Khái quát chung về BTT Forfaiting
4.1.1. Khái niệm và sự ra đời
Forfaiting ra đời từ những năm 60 của thế kỷ 20 tại vựng Tõy Đức trước

nhu cầu XK nguyên liệu sản xuất tại vùng này sang các nước Đông Âu. Vào
thời điểm đó, nền kinh tế Đông Âu thường có rất ít ngoại tệ mạnh để chi trả cho
các nhà sản xuất Tây Đức. Từ đó, các nhà sản xuất Tây Đức đã cho họ vay các
khoản vay trung hạn có khi lên tới 5 năm. NH TW Đông Âu thường là người
đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay này. Và khi các nhà sản xuất Tây Đức cần
vốn họ sẽ bỏn cỏc chứng từ có giá với tỷ lệ chiết khấu tới các nhà tài chính. Đây
là tiền lệ cho sự ra đời của BTT Forfaiting
Theo đó, khái niệm Forfaiting được định nghĩa như sau: Forfaiting là dịch
vụ tài trợ XK thông qua việc chiết khấu các khoản phải thu XK bằng hối phiếu,
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kỳ phiếu và công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán
với một mức lãi suất nhất định và có thể lên đến 100% giá tri hợp đồng .
4.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ Forfaiting
Là một cơ chế tài chính chuyển hoá hoạt động bán hàng theo hình thức tín
dụng của nhà XK thành giao dịch tiền mặt.
• Thông qua việc chiết khấu các chứng từ có giá thu nợ từ hoạt động XK,
khoản nợ được thể hiện bằng hối phiếu, kỳ phiếu, L/C có bảo lãnh của NH.
• Thanh toán ngay giá trị hối phiếu, miễn truy đòi người XK sau khi trừ
chi phí chiết khấu.
• Thời hạn tinc tín dụng là trung hoặc dài hạn thường từ 90 ngày đến 5
năm. Từ đó mở rộng được thị phần bán hàng.
• Khoản tiền đem Forfaiting thường nằm trong khoảng từ 100.000 – 200
triệu USD hay có thể nhiều hơn, khoản tiền này có thể chiếm đến 100% giá trị
XK.
• Công cụ để đòi nợ trong nghiệp vụ Forfaiting là các kỳ phiếu nhận nợ
hay hối phiếu.
• Từ các đặc điểm trên có thể thấy Forfaiting giúp cho nhà XK tránh được
rủi ro quốc gia và rủi ro thị trường liên quan đến các khoản phải thu XK.

• Khoản tài trợ Forfaiting không được coi là khoản nợ xấu trên bảng cân
đối của nhà XK nên không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của của nhà
XK.
• Do lãi suất là cố định và được thanh toán ngay nên có thể loại trừ rủi ro
tỷ giá và rủi ro do biến động lãi suất.
• Nhà XK được giải phóng khỏi công việc quản lý tín dụng và giúp giảm
được chi phí bảo hiểm tín dụng XNK.
Khi một Forfaitingr mua lại công cụ để giành quyền đòi nợ từ nhà NK,
nhà Forfaitingr có thể giấy tờ có giá chờ đáo hạn và yêu cầu nhà NK thanh toán
hoặc có thể bán lại những giấy tờ đó trước khi đáo hạn.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4.2. Quy trình nghiệp vụ Forfaiting
Trong thương mại quốc tế thì Forfaitingr là một hình thức tài trợ cơ bản
cho các khoản phải thu.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 3
3
4 5 1 2
Hold till maturity
6 Sell to group of investor
Trade in secondary market
Giải thích sơ đồ:
1. Nhà XK bán hàng cho nhà NK theo hình thức trả chậm (có thể lên đến
3 năm hay 5 năm) theo phương thức ghi sổ ( D/A, D/OT) và các hối phiếu, kỳ
phiều được gửi đến NH NK để thanh toán.
2. Nhà NK ký chấp nhận hối phiếu hay ký phát các kỳ phiếu cho người

XK hưởng thanh toán cùng lãi suất. Các hối phiếu và kỳ phiếu đã được bảo lãnh
được chuyển cho nhà XK.
3. Các hối phiếu hay kỳ phiếu được NH bảo lãnh thanh toán (thường là
NH phục vụ nhà NK) và được chuyển cho nhà XK. Các hối phiếu và kỳ phiếu
được chiết khấu miễn truy đòi với nhà Forfaitingr.
4. Nhà XK bán lại các hối phiếu hay kỳ phiếu cho nhà Forfaitingr
(thường là NH người XK) theo lãi suất chiết khấu và miễn truy đòi. Nhà XK có
thể được miễn truy đòi lên đến 100% giá trị hoá đơn.
Mức lãi suất chiết khấu phụ thựục vào các yếu tố sau:
• Kỳ hạn của hối phiếu và kỳ phiếu.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
24
Nhà XK
Forfaiter
Nhà NK
Availling
bank
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Đồng tiền ghi trên hối phiếu và kỳ phiếu.
• Hệ số tín nhiệm của NH bảo lãnh.
• Rủi ro quốc gia và rủi ro tín dụng.
• Mức lãi suất trung và dài hạn của thị trường.
5. Nhà Forfaiter nắm giữ hối phiếu hoặc kỳ phiếu đó cho đến khi hết thời
hạn hoặc bán lại cho nhiều nhà đầu tư khác.
4.3. So sánh giữa Factoring và Forfaiting
Tiêu chí khác biệt Factoring Forfaiting
Quy mô tài trợ
Thông thường khoảng 80%
trị giá hoá đơn được ứng
trước.

Tài trợ ngay 100%
Mức độ tín nhiệm
Nhà Factoring tự đánh giá
mức độ tín nhiệm của người
mua trong trường hợp BTT
miễn truy đòi.
NH Forfaiting xác định
hệ số tín dụng dựa vào
hệ số tín nhiệm của NH
bảo lãnh
Các dịch vụ cung
cấp
Quản lý sổ sách kế toán bán
hàng hàng ngày cùng các
dịch vụ khác đi kèm.
Không cung cấp các
dịch vụ khác
Thời gian tài trợ Tài trợ ngắn hạn Tài trợ trung dài hạn
5. So sánh BTT với hình thức tài trợ thương mại khác
5.1. Chiết khấu hoá đơn
Giống nhau: cả hai đều là những công cụ tài trợ vốn cho các doanh
nghiệp XK, theo đú cỏc công ty tài chính hay NH hay công ty tài chính sẽ mua
lại các khoản nợ thương mại của doanh nghiệp và thanh toán ngay hoặc ứng
trước một khoản tiền trên cơ sở giá trị các chứng từ có giá.
Nguyễn Thị Hà A – Lớp Thương Mại Quốc Tế 47
25

×