Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

quản lí nhà nước về thông tin trên internet tại việt nam - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.14 KB, 23 trang )

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau những năm đổi mới, cùng với kinh tế thì trong lĩnh vực công nghệ
thông tin ở Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu
quan trọng. Chính vì sự phát triển vượt bậc này đã dẫn đến sự ra đời hàng loạt
các phương tiện truyền thông trong đó phải kể đến Internet.
Internet ra đời đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa
chiều, sâu sắc; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu
quả. Tuy nhiên về bản chất công nghệ, Internet là môi trường mở, cho phép
người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Vì vậy, tùy
thuộc vào động cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng mà
thông tin đưa lên internet là tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc thậm chí đi ngược lại
lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội. Ngày nay, bên cạnh những tác động
tích cực nhiều mặt thúc đẩy sự phát triển xã hội, trên Internet cũng tồn tại đầy
rẫy những thông tin sai trái, độc hại với các tính chất khác nhau.
Trên thực tế internet đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc trưng của một xã
hội ảo phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt động của đời sống thật ở mức độ
tự do hơn cho mỗi cá thể và do đó gây khó khăn phức tạp hơn cho công tác quản
lí của Nhà Nước đối với lĩnh vực này
Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính từ
vấn đề như vậy mà tác giả đã tiến hành chọn đề tài “ Quản lí Nhà Nước về
thông tin trên Internet tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VI. TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet
Chương 2: Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí Nhà Nước về
thông tin trên Internet tại Việt Nam.


1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THÔNG TIN TRÊN INTERNET
1.1. Khái quát về thông tin trên internet
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay,
hoạt động thông tin trên internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội. Trong những năm qua, thông tin trên internet đã góp phần quan
trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thông tin trên internet thực sự đã trở thành một trong những kênh thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư nguyện vọng của
quần chúng; những vấn đề búc xúc trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, suy thoái đạo đức, lối sống…thông tin
trên internet cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp
phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về
đời sống tinh thần của nhân dân…
Tuy nhiên, Sự bùng nổ của Internet và phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin – truyền thông đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người trở thành các nhà
cung cấp thông tin Đi cùng với sự nở rộ của các phương tiện thông tin đại
chúng là những thông tin hỗn tạp và người dùng tin có thể phải trả giá cho việc
sử dụng thông tin thiếu chất lượng, thiếu độ tin cậy, thậm chí sai lạc.
Tất cả những điều này đã đặt ra cho những nhà quản lý, đó được xem như
là một thách thức lớn để đảm bảo cho việc quản lí có hiệu quả, để thông tin trên
internet thực sự là một môi trường lành mạnh, góp phần vào sự phát triền của
đất nước.
1.2 Khái niệm về thông tin trên internet và quản lý Nhà nước đối với
thông tin trên internet
1.2.1. Khái niệm về thông tin trên internet

- Thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu và xử lý dữ
liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và những nhận thức tốt hơn về
tự nhiên và xã hội. Nói cách khác, thông tin là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và
trở nên có ý nghĩa đối với người dung
(1)
.

2
- Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức internet( internet
Protocol- IP) và tài nguyên internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác
nhau cho người sử dụng
(2)
.
- Dưới góc độ pháp lí, thông tin trên internet được hiểu là thông tin được
lưu trữ, truyền đưa, thu thập và xử lí thông qua mạng
(3)
.
1.2.2. Khái niệm về quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet
Trên thực tế, chưa có một khái niệm nào chuẩn xác liên quan đến quản lý
Nhà nước đối với thông tin trên internet. Chính vì lẽ đó, để hình dung được nội
hàm của cụm từ, chúng ta đi từ khái niệm quản lý.
Tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một quá trình, trong đó các chủ thể quản lý,
tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và
nghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt được kết quả tối ưu đã đề ra thông
qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp.
Tiếp cận thứ hai: Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá
trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lí nhằm đạt được những mục
đích đã định trước.
Nói đến quản lí nhà nước đối với thông tin trên internet là nói đến những
hoạt động bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động thông tin được ổn

định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống
các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do thông tin để đưa
ra các luận điệu sai trái, gây mất an ninh chính trị và trật tự trong nước.
Qua việc khái quát trên chúng ta có thể hiểu: Quản lý nhà nước về thông
tin trên internet là quá trình tác động liên tục và phù hợp với các cơ quan quản lý
nhà nước về thông tin trên internet bằng các công cụ, chính sách cụ thể để phát
triển hệ thống mạng thông tin trên internet theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà
nước đề ra như điều kiện về thông tin, các quy định cho các cá nhân hay doanh
nghiệp khi sử dụng thông tin trên internet, hay xử phạt nghiêm khắc các trường
hợp vi phạm.
1.3. Cơ sở pháp lý về quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet
1.3.1. Cơ quan quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet
Ở Việt nam, việc xác định cơ quan quản lý Nhà nước đối với thông tin trên
internet có sự khác nhau qua từng giai đoạn vì qua mỗi thời kì thì cơ cầu tổ chức,

3
vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan Nhà nước sẽ có sự thay đổi cơ bản,
tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ tìm hiểu cơ quan có thẩm quyền
quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet hiện nay.
Theo quy định của nghi định 72/2013/NĐ/CP ngày 15-7-2013 các cơ quan
quản lý Nhà nước về thông tin trên internet ở Trung ương và Địa phương được
quy định như sau:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
- Ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin;
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin;
- Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin;
- Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo
đảm an toàn thông tin của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các doanh nghiệp viễn
thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ thông tin công cộng trên mạng bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các biện
pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin và an
ninh thông tin;
- Quy định việc đăng ký, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người đưa
thông tin công cộng lên mạng xã hội, người chơi trò chơi G1 và người sử dụng
các dịch vụ khác trên Internet; việc xác thực thông tin cá nhân đó với cơ sở dữ
liệu điện tử về chứng minh nhân dân của Bộ Công an.
Như vậy ở Trung ương, cơ quan có chức năng quản lí Nhà nước đối với thông
tin trên internet là Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở phối hợp với Bộ công
an, Ban cơ yếu Chính phủ- Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ
nghành khác bằng việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thông
tin trên internet và dựa vào những văn bản pháp luật đó để xử lí nghiêm các trường
hợp vi phạm.
Ở Địa phương, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với thông tin trên

4
internet thuộc về Ủy ban Nhân dân các cấp tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ.
Đây là cơ quan Nhà nước có sự can thiệp một cách trực tiếp, sâu sắc nhất đối
với việc quản lý nhà nước đối với thông tin trên internet thông qua các Sở
Thông tin- Truyền thông và các bộ phận trực thuộc.
1.3.2 Nội dung quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet
Các nội dung quản lý nhà nước đối với thông tin trên internet đề cập ở đây
xuất phát từ các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước ta gồm: Luật công
nghệ thông tin năm 2006 và nghị định 72/2013/NĐ/CP ngày 15-7-2013. Theo

đó điều 21, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng quy định :
• Về nguyên tắc sử dụng thông tin trên internet:
1. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về
các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa, cung cấp hoặc phát tán trên mạng.
2. Thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật theo quy định
của pháp luật. việc kiểm soát thông tin riêng trên mạng do cơ quan quản lí nhà
nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng không được tiết lộ
thông tin các nhân của người sử dụng dịch vụ trừ các trường hợp sau đây:
người sử dụng đồng ý cung cấp thông tin; các tổ chức doanh nghiệp có thỏa
thuận với nhau bằng văn bản về việc cung cấp; khi có yêu cầu của cơ quan
quản lí nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân sử dụng thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà
nước theo quy định của pháp luật.
• Đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng
xã hội trực tuyến pháp luật quy định:
1.Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử được thiết lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật về báo chí.
2. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành được thiết lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan
của Nghị định này.
3. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân
theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có
liên quan tại Nghị định này.

5
4. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập
mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không
quá 10 năm.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng xã hội.
6.Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử
tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc các đối tượng quy định tại
Khoản 8 Điều này.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ
tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép thiết lập trang
thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
8. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí
cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cấp phép thiết lập mạng xã hội.
Ngoài ra nghị định cũng quy định các hành vi cấm đối với việc sử dụng
thông tin trên internet như: Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù,
mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân
sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy,
tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1.4. Ý nghĩa của việc quản lí thông tin trên internet
Với thực trạng như thế, quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet sẽ
có ý nghĩa to lớn:
- Thứ nhất: Vừa đảm bảo được trật tự an ninh, an toàn xã hội, vừa đảm bảo
tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
- Thứ hai: Là nhằm kiểm soát thông tin và nguồn tài nguyên internet, sẽ
hạn chế ô nhiễm tài nguyên internet, hướng người sử dụng tới việc sử dụng
thông tin trên internet một cách lành mạnh là công cụ đắc lực phục vụ cho công
việc và cuộc sống.
- Thứ ba: Do tính mở của công nghệ, tính hai mặt của thông tin trên
internet và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên
internet nên việc quản lí đối với những vấn đề này là hết sức cần thiết.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO


6
HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN
TRÊN INTERNET TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình quản lí nhà nước về thông tin trên internet tại
Việt Nam
Nhìn tổng thể, hoạt động quản lý Nhà nước về thông tin trên mạng internet
được triển khai trên các mặt sau:
- Về pháp lý, Nhà nước ban hành đồng bộ các quy định pháp luật về quản
lý thông tin trên mạng
- Về mặt kỹ thuật và công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về thông tin trên
mạng phối hợp với các cơ quan liên quan và các trung tâm an ninh mạng
(7)
, với
các nhà cung cấp dịch vụ như Yahoo… để xây dựng nên những phần mềm nhằm
lọc các thông tin xấu, nhạy cảm, ví dụ như các văn hóa phẩm đồi trụy, các tin tặc
đột nhập vào hệ thống thông tin ăn cắp dữ liệu, bí mật quốc gia… Kỹ thuật đó
thường được gọi là bức tường lửa (firewalls).
- Về giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền giúp nhân dân hiểu và thực hiện
đường lối đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vạch trần các âm mưu
hoặc các thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch,
Tuy nhiên, trên thực tế cũng cho thấy việc quản lý nhà nước cũng chưa thật
hữu hiệu, chẳng hạn, ở khả năng phát hiện, ngăn chặn những trang Web hay
blog có những thông tin độc hại, thông tin xâm phạm đến chủ quyền quốc gia
cũng chưa được kịp thời, có những trường hợp thông tin trên mạng chỉ được
phát hiện sau khi đã hoạt động rất lâu, thậm chí những người đưa thông tin đó có
thể đã đạt được mục đích đề ra. Qua thực tiễn quản lý thông tin trên internet
cũng cho thấy kỹ thuật không phải là biện pháp tốt nhất để quản lý nhà nước về
thông tin trên mạng bởi tin tặc hay người dân bình thường cũng có thể vượt qua
được dễ dàng và sử dụng kỹ thuật này cũng làm tăng nguy cơ nghẽn mạng,

chậm tốc độ đường truyền dữ liệu… làm hạn chế quyền ngôn luận trên internet
của người dân.

7
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lí Nhà nước đối với thông tin
trên internet tại Việt nam
2.2.1. Thực trạng quản lí nhà nước về thông tin trên internet tại địa
bàn Thành Phố Huế -Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1.1. Kết quả khảo sát đối với những người là chủ cơ sở dịch vụ
internet
Nhóm thực hiện đề tài của chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra khảo
sát đối với 50 chủ cơ sở dịch vụ internet tại địa bàn Thành Phố Huế. Số lượng
phiếu khảo sát được phát ra 60 phiếu, số lượng phiếu khảo sát được thu vào 54
phiếu(90%). Thông qua số phiếu khảo sát thu được và đã cho ra được kết quả
như sau:
Bảng 1: Bảng số liệu về mức độ hiểu biết của chủ cơ sở dịch vụ internet
về các cơ quan quản lí thông tin trên internet
Nội dung Thang đo Tần suất Phần trăm
Anh(chị) có biết cơ quan nào quản lí
trong lĩnh vực quản lí thông tin trên
internet hay không?
Có 9 16,67%
Không 45 83,33%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)
Theo số liệu khảo sát về tình hình công tác quản lí của các cơ quan chức
năng về việc quản lí thông tin trên internet. Cho thấy, chủ cơ sở dịch vụ internet
không hề biết đến các cơ quan quản lí thông tin trên internet chiếm tỉ lệ rất cao
(83,33%), trong khi đó chỉ có 16,67% tỉ lệ chủ cơ sở dịch vụ biết về những cơ
quan này.
Bảng 2: Hoạt động kiểm tra, thanh tra của các

cơ quan quản lí thông tin trên internet
Nội dung Thang đo Tần suất Phần trăm
Anh(chị) có thể cho biết một
năm cơ quan quản lí kiểm tra
cơ sở dịch vụ của mình bao
nhiêu lần?
1 lần 9 16,67%
2 lần 7 12,96%
Trên 2 lần 8 14,8%
Không có 30 55,57%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)

8
Biểu Đồ 1: Hoạt động kiểm tra, thanh tra của các
cơ quan quản lí thông tin trên internet
Theo số liệu khảo sát về hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lí
thông tin trên internet thì có tới 30/54 cơ sở dịch vụ internet cho biết trong vòng
một năm cơ sở họ chưa bị kiểm tra lần nào chiếm 55,57%, trong khi đó, việc
kiểm tra trên 2 lần /năm chỉ chiếm 14,8%, 2 lần/năm chiếm 12,96% và 1 lần/
năm chiếm 16,67%.
Bảng 3: Mức độ hiểu biết pháp luật điều chỉnh về việc quản lí thông tin trên
internet của các chủ cung cấp dịch vụ internet
Nội dung Thang đo Tần suất Phần trăm(%)
Anh (chị) có biết gì về các văn bản
pháp luật điều chỉnh về việc quản lí
thông tin trên internet hay không?
Nắm rõ 8 14,8%
Ít 16 29,64%
Không hề biết 30 55,56%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)

Biểu Đồ 2: Mức độ hiểu biết pháp luật điều chỉnh về việc
quản lí thông tin trên internet của các chủ cung cấp dịch vụ internet

9
Theo số liệu khảo sát về mức độ hiểu biết pháp luật điều chỉnh về quản lí
thông tin trên internet của các chủ cơ sở dịch vụ thì có tới 55,56% không hề biết
các văn bản điều chỉnh về vấn đề này, 14,8% nắm rõ và có rất ít người nắm rõ
chiếm 29,64%
Bảng 4: Các hình thức xử lí của cơ quan quản lí thông tin
trên internet khi có vi phạm xảy ra
Nội dung Thang đo Tần suất Phần trăm(%)
Nếu có vi phạm xảy ra thì cơ
quan quản lí thông tin trên
internet phải xử lí như thế nào?
Cảnh cáo 29 53,7%
Phạt tiền 24 44,44%
Truy cứu trách
nhiệm hình sự
1 1,86%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)
Biểu Đồ 3: Các hình thức xử lí của cơ quan quản lí thông tin
trên internet khi có vi phạm xảy ra
Qua số liệu khảo sát về hình thức xử lí của cơ quan quản lí thông tin trên
internet khi có vi phạm xảy ra thì có 53,7% bị phạt cảnh cáo, gần tương đương
với tỉ lệ hình thức bị phạt cảnh cáo là hình thức phạt tiền chiếm 44,44%, trong
khi đó chỉ có 1,86% bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2.1.2. Kết quả khảo sát đối với những người sử dụng thông tin trên
internet
Nhóm thực hiện đề tài của chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra khảo
sát đối với 150 người bao gồm các thành phần: Sinh viên, học sinh, người lao


10
động, nhân viên văn phòng,….số lượng phiếu khảo sát được phát ra 150 phiếu,
số lượng phiếu khảo sát được thu vào 130 phiếu và kết quả khảo sát thu được
thể hiện như sau:
Bảng 1: Bảng số liệu về tình hình sử dụng các trang thông tin điện tử
và mạng xã hội
Nội dung Thang đo Tần suất Phần trăm
Anh(chị) có thường xuyên theo
dõi thông tin trên các trang mạng
điện tử và truy cập vào các trang
mạng xã hội hay không?
Thường xuyên 115 88,5%
Ít 9 6,9%
Rất ít 4 3%
Không bao giờ 2 1,6%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)
Theo số liệu khảo sát được thì lượng người sử dụng các trang mạng điện tử
và truy cập vào các mạng xã hội có mức độ thường xuyên cán mốc 88,5%, cho
thấy mức độ sử dụng internet của người dân rất cao.
Biểu đồ 4: Tình hình sử dụng các trang thông tin điện tử và mạng xã hội
Bảng 2 : Bảng số liệu về thực trạng quản lí thông tin của các
cơ quan quản lý đối với thông tin cá nhân của
người sử dụng thông tin trên internet
Nội dung Thang đo Tần suât Phần trăm
Công tác quản lí thông tin trên internet của
các cơ quan chức năng đối với những
thông tin cá nhân của người sử dụng hiện
nay như thế nào?
Đảm bảo 22 17%

Không đảm bảo 108 83%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)
Qua bảng khảo sát số liệu từ người sử dụng thông tin trên internet, cho thấy

11
công tác quản lí của các cơ quan chức năng đối với việc đảm bảo thông tin cho
họ còn rất hạn chế chỉ chiếm khoảng 17%. Từ đó, có thể thấy rằng cơ chế quản
lí các cơ quan quản lí về thông tin trên internet còn rất hạn chế, chưa hiệu quả.
Biểu đồ 5: Về thực trạng quản lí thông tin của các cơ quan quản lý
đối với thông tin cá nhân của người sử dụng thông tin trên internet.
Bảng 3 : Khả năng xử lí khi người sử dụng gặp những thông tin trái chiều
trên các trang mạng hiện nay
Nội dung Thang đo
Tần
suất
Phần
trăm(%)
Khi xuất hiện nhiều
thông tin trái chiều
trên các trang mạng
điện tử hiện nay.
Anh(Chị) thường xử
lí như thế nào?
Đọc và tin ngay 80 61,5%
Xem thông tin ở các tờ báo khác
và tin vào những tờ báo lớn uy tín
20 15,3%
Kiểm tra các ý kiến phản hồi các
chuyên mục bình luận để biết
8 6,1%

Không quan tâm 22 17,1%
(Nguồn được tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)

12
Biểu đồ 6: Khả năng xử lí khi người sử dụng gặp những
thông tin trái chiều trên các trang mạng hiện nay
Bảng 4 : Bảng số liệu về phương thức giải quyết khi quyền và lợi ích của
người sử dụng thông tin trên internet bị xâm phạm.
Nội dung Thang đo Tần suất Phần trăm
Khi quyền và lợi ích cá
nhân bị xâm phạm trên các
trang mạng xã hội thì
anh(chị) xử lí như thế nào?
Im lặng 70 53,9%
Tự mình giải quyết 55 42,3%
Báo cho các cơ quan
có thẩm quyền
5 3,8%
(Nguồn được tổng hơp từ phiếu điều tra khảo sát trên địa bàn Thành Phố Huế)
Biểu đồ 7: Phương thức giải quyết khi quyền và lợi ích của
người sử dụng thông tin trên internet bị xâm phạm
Theo khảo sát thực tế về ý kiến của người sử dụng thông tin trên internet

13
khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm trên các trang mạng xã hội thì họ chọn
cách im lặng làm giải pháp an toàn (chiếm khoảng 53,9%) và tiếp theo đó là tự
mình giải quyết (chiếm khoảng 42,3%). Việc báo cho các cơ quan có thẩm
quyền vào cuộc rất hạn chế; có thể nói là rất ít (chiếm khoảng 3,8%). Qua đó ta
thấy công tác quản lí của các cơ quan có thẩm quyền còn rất hạn chế, chưa phổ
biến và chưa tạo được lòng tin từ người sử dụng thông tin trên internet.

2.2.1.3. Một số nhận định thông qua kết quả khảo sát.
Quản lí nhà nước về thông tin trên internet là một lĩnh vực mới và đây là
một lĩnh vực mà việc quản lí hết sức khó khăn, phức tạp . Theo số liệu khảo sát
từ 54 phiếu khảo sát thu được đối với những người là chủ cơ sở dịch vụ thì có
đến 30 chủ cơ sở dịch vụ cho biết trong vòng 1 năm cơ sở mình chưa từng bị cơ
quan kiểm tra lần nào chiếm 55,57%.Trong số đó, việc kiểm tra 2 lần trên một
năm chỉ chiếm 12,96% . Những con số biểu thị cho thấy tình trạng quản lí thiếu
chặt chẽ, chưa tạo được niềm tin cho người sử dụng của cơ quan quản lí làm xã
hội hết sức lo ngại. Đồng thời, những con số về vi phạm trong lĩnh vực thông tin
trên internet được Sở Thông tin và Truyền thông thu thập trên địa bàn Thành
Thố Huế tháng 10/2013 như sau:
TT Hình thức xử lí Số chủ cơ sở dịch vụ bị xử lí
1 Phạt cảnh cáo 56
2 Phạt tiền 53
3 Truy cứu trách nhiệm hình sự 1
(Nguồn được tổng hơp từ số liệu do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp)
Theo số liệu thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Thừa Thiên
Huế thì có 56/110 Cơ sở dịch vụ bị phạt cảnh cáo chiếm gần 50,9%. 53 chủ cơ
sở bị phạt tiền chiếm 48,18%. Chỉ có 1 chủ cơ sở bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Qua những con số này cho ta thấy các hình thức xử lí của các cơ quan chức
năng khi có vi phạm xảy ra vẫn còn rất nhẹ, chủ yếu là phạt cảnh cáo. Vì vậy,
chưa đủ sức răng đe, mức độ tái phạm lại có khả năng xảy ra cao. Đây chính là
khó khăn rất lớn trong công tác quản lí nhà nước về thông tin trên internet trên
địa bàn Thành Phố Huế.
Còn theo kết quả khảo sát đối với những người sử dụng thông tin trên
internet thì cho ta thấy số lượng người truy cập internet rất cao và chủ yếu nhằm
để đọc thông tin cũng như tiếp cận chúng dưới nhiều hình thức khác nhau, đa số
là vào các trang thông tin điện tử và mạng xã hội trực tuyến. Kết quả khảo sát từ

14

130 phiếu thu vào thì có tới 115 phiếu biểu thị rằng những người sử dụng thông
tin trên internet “thường xuyên” truy cập vào các trang thông tin điện tử và
mạng xã hội trực tuyến chiếm 88,5%, chỉ có 3% là “rất ít” truy cập vào các trang
mạng này.
Qua những nhận định trên, cho thấy một thực tế hiện nay là mặt dù số
lượng người dùng thông tin trên internet rất cao nhưng cơ chế quản lí thiếu chặt
chẽ, các cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc để việc quản lí có hiệu quả
hơn dẫn đến tình trạng nhiều thông tin được đưa lên chưa được kiểm duyệt và tỉ
lệ thông tin “đen” và “rác” chiếm một tỉ lệ khá cao. Bên cạnh đó, quyền và lợi
ích của các chủ thể chưa được đảm bảo như pháp luật đã quy định.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lí này. Chúng tôi xin đưa ra
2 nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên nhân từ phía cơ quan chủ quản và nhóm
nguyên nhân từ phía xã hội.
Nhóm nguyên nhân từ phía cơ quan chủ quản: Công tác thu thập, phát
hiện, xử lí thông tin sai phạm của các cơ quan quản lí chưa hiệu quả.
Hiện nay, việc xác định và xử lí công khai nội dung sai phạm vẫn do sở
thông tin và Truyền Thông chủ trì, chủ yếu dựa vào các quy định định tính, chưa
cụ thể về hành vi sai phạm của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; chưa
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan.
Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội: Đa số mọi người chưa thực sự quan tâm
và thấy được tầm quan trọng của thông tin trên internet đối với sự phát triển của
xã hội, đặc biệt là đối với những người thường xuyên sử dụng thông tin trên
internet.
Hơn nữa, lạm dụng sự lan truyền thông tin của các mạng xã hội, một số
người đã vì lợi ích cá nhân nên đã đưa ra những thông tin không chính xác, gây
hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến người dùng.
2.2.2. Thực trạng quản lí nhà nước về thông tin trên internet tại Việt Nam.
Xét về mặt thực tiễn, quản lí Nhà nước đối với thông tin trên internet được
thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử. Song
song đó, hiệu quả của hoạt động quản lí Nhà nước trong lĩnh vực này cũng được

xem xét thông qua hiệu quả tuân thủ pháp luật của nhiều đối tượng liên quan
như: Cơ quan quản lí Nhà nước, cơ quan chủ quản báo chí. Hơn nữa hoạt động
quản lí Nhà nước liên quan đến thông tin trên internet tác động lên nhiều mặt

15
của xã hội. Chính vì lẽ đó để đánh giá thực trạng quản lí Nhà nước đối với
thông tin trên internet cần quan tâm đến mức độ trật tự xã hội đạt được thông
qua hoạt động quản lí. Từ những yêu cầu này, có thể thấy trên phương diện thực
tiễn hiện nay bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng đang đặt ra sự quan
tâm bức thiết với các nội dung sau:
2.2.2.1. Công tác Quản lý, kiểm soát thông tin, dịch vụ và các hoạt động
cung cấp dịch vụ
* Thành tựu:
Nhờ các biện pháp, chính sách kiểm soát thông tin và nguồn tài nguyên
Internet sẽ hạn chế được ô nhiễm tài nguyên Internet, hướng người dùng tới
việc sử dụng thông tin một cách lành mạnh, là công cụ đắt lực phục vụ cho công
việc và cuộc sống, cụ thể là:
Trong quá trình quản lý, Việt nam đã ban hành nhiều chính sách được quy
định trong các văn bản pháp luật, trong đó có chính sách quản lí đối với thông
tin trên Internet, bao gồm: Nghị định số 55/2001NĐ-CP,Quyết định số
27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin về quản lí và cấp phép cung
cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet; quyết định số
71/2004/QĐ-BCA(A11) về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lí,
sử dụng Internet tại Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin lên Internet được “toàn
cầu hóa” hoàn toàn. Bên cạnh những trang thông tin có nội dung tốt, kho kiến
thức vô tận cung cấp cho người dùng một cách hữu ích thì cũng có không ít các
website có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, phản động, ảnh hưởng đến thuần
phong mỹ tục và nhằm chống phá cách mạng Việt nam
Thực trạng đặt ra một nhiệm vụ nặng nề cho các nhà quản lý, vào quý II/2002,

thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ,Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin đã có
cuộc kiểm tra việc kinh doanh và sử dụng Internet tại 5 thành phố lớn (Hà nội, TP
HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng), kết quả 100% đại lí Internet công cộng có vi
phạm.
Sau đó, Bộ văn hóa Thông tin đã nghiên cứu và ban hành được quy chế
thiết lập và quản lí các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên các văn bản này chỉ
mới có hiệu lực đối với các trang tin trong nước, còn đối với các trang tin nước
ngoài có nội dung xấu thì thực sự quản lí chưa hiệu quả.

16
Trên thực tế, sự vi phạm của các trang tin trong nước cũng đáng kể trong
khi đó các quy định xử phạt trong Nghị định 55/2001 và nghị định 31/2001 còn
rất chung chung, chủ yếu là xử phạt hành chính.
Trước tình trạng đó Nhà nước đã có những biện pháp quản lí thắt chặt như
theo thông báo 99/TB-VPCP ngày 18/5/2004 của văn phòng chính phủ, yêu cầu
các cơ quan hữu quan phải tăng cường quản lí nhằm ngăn chặn việc khai thác,
truyền bá các thông tin xấu, độc hại mà những trang thông tin thông tin điện tử
mang lại. Trong đó, Bộ Văn hóa Thông tin là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ
Bưu chính Viễn thông với Bộ Công an thường xuyên kiểm tra việc đưa thông tin
và khai thác thông tin có nội dung xấu và không lành mạnh lên mạng internet.
Thực hiện nghiêm việc xử phạt đối với hành vi vi phạm; nghiên cứu để đề nghị
sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các chế tài và quy định quản lí cho phù hợp
Trước những khó khăn đó, các văn bản pháp lí tiếp tục được ban hành để
quản lí lĩnh vực này. Cho đến nay, Nghị định 28/2009/NĐ-CP quy định xử phạt
hành chính trong quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử
trên internet và mới đây nhất là nghị định 72/2013, nghị định về quản lí, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thay thế nghị định
97/2008/NĐCP đã phần nào giải quyết được những khó khăn trước mắt.
*Hạn chế:
Internet là một lĩnh vực mới ở Việt nam và nó có tầm phủ sóng rất rộng. Vì

vậy, để quản lí và kiểm soát thông tin điện tử trên internet không phải là vấn đề
đơn giản.
Đến nay vẫn có hàng nghìn trang web độc hại ,điều này sẽ rất nghiêm trọng
nếu chúng ta không xử lí kịp thời.
Việc quản lý loại hình kinh doanh dịch vụ internet công cộng vẫn còn rất
phức tạp. Việc đưa thông tin và khai thác thông tin có nội dung xấu và không
lành mạnh lên các trang thông tin điện tử vẫn diễn ra dù các cơ quan vào cuộc
cứng rắn đến mức nào.

17
2.2.2.2.Quản lí hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ và các giao dich
thương mại liên quan
* Thành tựu
Việc quản lí hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ và các giao dịch thương
mại liên quan là một trong những nội dung quan trọng của quản lí nhà nước về
thông tin điện tử trên Internet.
Sự ra đời các tờ báo điện tử không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho người
đọc mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của
con người trong môi trường ảo.
Bên cạnh đó sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã
làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi
ích to lớn cho xã hội. Trong bối cảnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TMĐT
là công cụ thiết yếu trong việc giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, qua đó
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như đẩy mạnh hội nhập
kinh tế khu vực và tốc độ tham gia thị trường chung. Vì vậy việc xác định những
chính sách, giải pháp, điều kiện cần thiết cho phát triền TMĐT, tìm ra mô hình
thích hợp cho TMĐT tại Việt nam đang trở nên cấp thiết.
Trước nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đòi hỏi có một cơ quan
thống nhất quản lí về hoạt động này, Vụ Thương mại Điện tử trực thuộc Bộ Công
Thương đã được thành lập với chức năng quản lí Nhà nước về lĩnh vực TMĐT.

* Hạn chế:
Hệ thống quy phạm pháp luật và những cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn về
các giao dịch trong hoạt động internet còn chưa đầy đủ. Trong hoàn cảnh phát
triển nhanh chóng của internet đặc biệt là thương mại điện tử thì luật pháp chưa
hoàn thiện sẽ là một rào cản lớn.
2.2.2.3. Quản lí hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ Internet
* Thành tựu
Hàng loạt các báo ra đời đã kích thích nhu cầu tìm kiếm thông tin, trao đổi thông
tin và kinh nghiệm trên mạng, từ đó nâng cao vốn hiểu biết cho người sử dụng.
Để phát triển hệ thống thông tin trên mạng Internet thì vấn đề quản lí hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ Internet là hết sức cần thiết. Vì vậy
cơ quan quan quản lí đã đề ra Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và phát triển thông tin trên Internet

18
Dưới sự chỉ đạo, điều hành chung của chính phủ, trong thời gian vừa qua
Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã có sự cố gắng nhất định trong việc quy
hoạch, kế hoạch phát triển thông tin như: trình Thủ Tướng ban hành “chiến
lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020”; xây dựng quy hoạch hệ thống báo chí toàn quốc…
Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng
mạng, có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng mạng: như chính sách quản lí
và phát triển internet, nghị định của chính phủ về quản lí, cung cấp, sử dụng
internet và thông tin trên điện tử trên internet, đặc biệt là thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt đề án “Đưa Việt nam sớm trở thành nước mạnh về thông tin và truyền
thông”. Nhà nước đã đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng
mạng ngày càng hiện đại. như:
Chính sách về đầu tư : Ban hành các chính sách ưu đãi cao về đầu tư với
các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng, các dự án phát triển
khu công nghệ thông tin tập trung…

Sự phát triển mạng internet có độ an toàn, tin cậy cao, kết nối nhiều hướng
trên cơ sở kết hợp các tuyến cáp quang biển, tuyến cáp quang trên đất liền và hệ
thống thông tin vệ tinh, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ băng rộng…
Phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển
của mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các
nghành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã
được xây dựng.
Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, chính
phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an
toàn thông tin.
Chính sách về tài chính : Đối với thuế thì nhà nước có chính sách ưu đãi đặc
biệt đối với các dự án phát triển công nghệ thông tin, nhất là các dự án phát triển hạ
tầng cơ sở. Ngoài ra, nhà nước còn dùng vốn ngân sách để ưu tiên cho các dự án,
chương trình phat triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin…
Chính sách đất đai, địa điểm : thực hiện hỗ trợ đất đai hợp lí, ưu tiên lựa
chọn, bố trí vị trí và diện tích phù hợp cho yêu cầu xây dựng hạ tầng…

19
*Hạn chế
Việc quản lí còn nhiều bất cập như: Quản lí ở một số khâu quản lí còn kém
hiệu quả, tình trạng chồng chéo trong việc xây dựng và sử dụng hạ tầng mạng,
các nhà hạ tầng mạng dùng một hạ tầng riêng dẫn đến tình trạng quản lí trở nên
khó khăn. Điều này một phần đã làm cản trở việc phát triển hạ tầng mạng và quy
hoạch phát triển.
2.2.2.4. Quản lí việc chấp hành các quy định của pháp luật của chủ thể
sử dụng internet
*Thành tựu:
Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009, quy định xử phạt hành
chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên
Internet đã quy định rõ các hành vi vi phạm về quản lí đại lí Internet, quản lí trò

chơi trực tuyến, hình thức và mức xử phạt được dẫn chiếu đến nhiều văn bản
pháp luật khác.
Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thống đã tiến hành cuộc điều tra thống
kê toàn quốc về hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe – nhìn.
Qua cuộc điều tra về lĩnh vực quản lí internet thì cho thầy rằng tất cả các chủ đại
lí internet đều có sai phạm, hầu hết các hành vi vi phạm trong lĩnh vực internet
phát hiện qua công tác thanh, kiểm tra đều xuất phát từ việc các tổ chức, cá nhân
vì mục đích lợi nhuận với tính chất và mức độ nguy hiểm cao.
Hơn nữa, những thông tin được đưa lên trái chiều, sai phạm nghiêm trọng
đã được cơ quan quản lí xử lí nghiêm túc, điều này đã giảm được lượng thông
tin sai trái, độc hại, tạo lòng tin cho người sử dụng.
Từ những cố gắng đó, nhìn chung thông tin trên internet ở Việt Nam đã
tăng lên về số lượng, chất lượng và loại hình. Thông tin ngày càng khẳng định là
phương tiện thiết yếu của đời sống xã hội, không chỉ là công cụ phục vụ sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước mà còn thực sự là diễn đàn của các tầng lớp
nhân dân. Hoạt động thông tin trên internet ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của nhân dân trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc
tế, những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, công
nghệ và mọi mặt của cuộc sống. Tuy nhiên cũng nhận thầy rằng, sự phát triển
thông tin trên internet ở nước ta vẫn đang tình trạng thiếu cân đối, vừa có sự
chồng chéo về nội dung, sự phân bố.

20
* Hạn chế:
Thông tin trên internet hiện nay vẫn tồn tại hiện tượng vừa thừa vừa thiếu
hụt ở một số lĩnh vực, một số địa bàn.
Nhu cầu được thông tin của một bộ phận nhân dân chưa được đáp ứng đầy
đủ.
Vẫn còn sự chênh lệch về sự thụ hưởng thông tin quá lớn giữa các khu vực,
địa bàn hoặc vùng, miền. Hiện có tới 75% số người tiếp nhận thông tin trên

internet là ở khu vực thành phố, thị xã; trong khi đó ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa chỉ chiếm 25%. Một thời gian dài vẫn chưa xây dựng được chiến lược, quy
hoạch phát triển thông tin trong cả nước. Công tác quản lý thông tin còn nhiều
thiếu sót, khuyết điểm.
Ngoài ra một vấn đề cũng hết sức phức tạp hiện nay. Đó là quản lí nhà
nước đối với những loại hình giải trí trên internet, mà đặc biệt đối với những trò
chơi trực tuyến.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lí nhà nước đối với thông tin trên
internet.
Trên thực tế internet đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc trưng của một xã
hội ảo, phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt động của đời sống thật ở mức độ
tự do hơn cho mỗi các thể, và do đó gây khó khăn, phức tạp hơn cho công tác
quản lí nhà nước đối với lĩnh vực này.
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Bản chất đặc thù của môi trường mạng là môi trường mang tính
toàn cầu nhưng luật pháp của một quốc gia lại chỉ có hiệu lực điều chỉnh trong
phạm vi biên giới vật lí của quốc gia đó.
Thứ hai: Chi phí thiết bị và đường truyền ngày càng được hạ thấp. Điều
này cho phép một cá nhân bình thường cũng có thể huy động đủ nguồn lực cần
thiết để thực hiện hành vi xấu, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các nhân,
tổ chức khác qua môi trường mạng.
Thứ ba: Việc bảo vệ tài sản thông tin và hệ thống thông tin trên mạng
nhiều khó khăn đặc thù so với bảo vệ tài sản truyền thống. Các nguy cơ trên
mạng luôn hiện hữu trong từng giây. Việc trinh sát, giò quét tìm điểm yếu của
hệ thống có thể tiến hành từ khoảng cách rất xa, không phụ thuộc vào vị trí địa
lí.

21
Thứ tư: Hành lang pháp lý về an toàn thông tin của Việt nam chưa đầy đủ,
chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh một số loại hành vi, chế tài xử lí

chưa đủ sức răng đe các đối tượng xấu
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Chưa có sự thống nhất về quan điểm và sự tham gia có trách
nhiệm của các nghành, các cấp, các tổ chức xã hội:
Thứ hai: Công tác xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật càng
bất cập.
Thứ ba: Năng lực quản lí nội dung thông tin trên internet chưa theo kịp với
thực tiễn
Thứ tư: Môi trường pháp lí không bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp
dich vụ nội dung trên internet trong nước và nước ngoài.
Thứ năm: Hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
người dùng internet chưa cao
2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với thông tin
trên internet
Từ những phân tích trên, có thể thầy rằng việc xây dựng và hoàn thiện hành
lang pháp lý luôn là một trong những việc làm đầu tiên phải thực hiện để điều
chỉnh hoạt động của tổ chức cá nhân liên quan và làm cơ sở cho việc triển khai
tổ chức các biện pháp quản lí khác nhau
Thứ nhất: Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo
đảm môi trường pháp lí rõ ràng, công khai, minh bạch, và bình đẳng cho mọi đơn vị,
cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin internet trên lãnh thổ Việt Nam.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các
văn bản hiện có cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
- Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu
công tác quản lí nhà nước;
- Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia
trong việc quản lí các dịch vụ thông tin xuyên biên giới phù hợp với các cam kết
quốc tế và yêu cầu hội nhập;
Thứ hai: Cần quy đinh chi tiết hóa các điều khoản liên quan đến các loại
hình thông tin trên internet.

Thứ ba: Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam

22
Thứ tư: Nâng cao năng lực bộ máy quản lí nhà nước về tổ chức bộ máy, về
nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật công nghệ cao, hiện
đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý cả hành chính và kĩ
thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm các sai phạm theo pháp
luật.
Thứ năm: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân
trí một cách toàn diện, để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hoc sinh, sinh
viên có ý thức tự bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn những người
xung quanh nhận biết, sang lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại.
Thứ sáu: Để hoàn thiện pháp luật về cung cấp thông tin, về tiếp cận thông
tin, về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, chúng ta cần tiến tới soạn thảo và ban
hành luật về quyền được thông tin quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể cung cấp thông tin, chủ thể tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thông tin trên
mạng.
Thứ bảy: Thông tin đưa ra phải được thực hiện theo nguyên tắc là phải đảm
bảo tôn trọng sự thật khách quan, đồng thời những thông tin đó không được xâm
phạm đến lợi ích chính đáng của người khác, không xâm phạm đến an ninh quốc
gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo đức xã hội
Và cuối cùng hoàn thiện pháp luật theo hướng quy trách nhiệm các cơ
quan, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm quyền tự do thông tin của công dân.

23

×