Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận cao học môn chính sách công giải pháp thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta trong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.2 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CƠNG
Đề tài:
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH
CƠNG, CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO...............3
1.1 . Sơ lược về lịch sử ra đời, phát triển của chính sách cơng..................3
1.2. Khái niệm và đặc điểm chính sách cơng, chính sách giáo dục và đào
tạo.................................................................................................5
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................8
2.1. Hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam............................................8
2.2. Một số thành tựu về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam..........................9
2.3. Một số hạn chế và thách thức trong thời kỳ mới đối với giáo dục và
đào tạo........................................................................................11
Chương 3 MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY................14
3.1. Một số nhiệm vụ chủ yếu......................................................................14
3.2. Giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách giáo dục và
đào tạo trong điều kiện hiện nay.............................................17
KẾT LUẬN...................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................23



MỞ ĐẦU
Sau Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những
nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển
mới của đất nước, Việt Nam đang cần một chính sách tồn diện, căn bản,
xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng,
đồng thời cũng vô cùng nặng nề để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước
phát triển.
Giáo dục đào tạo đóng vai trị quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động
lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các
quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; góp phần ổn định
chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát
triển con người.
Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phát triển cả
về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống
trường học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ở các cấp học đều tăng.
Cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Chất
lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh
trúng tuyển đại học, cao đẳng ngày càng cao. Cơ bản hoàn thành phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; thực hiện phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Cơng tác xã hội hố giáo dục
được quan tâm chỉ đạo thực hiện....
Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo vẫn cịn bộc lộ nhiều yếu kém. Giáo dục
tồn diện đạt kết quả chưa cao; giáo dục ở miền núi cịn nhiều bất cập; tình
trạng dạy thêm, học thêm tràn lan chậm được khắc phục. Chương trình đào
tạo vẫn nặng lý thuyết, ít có sáng tạo các mơn học mới. Có một bộ phận học
1



sinh, sinh viên lười học, suy thoái về đạo đức, lối sống. Chưa thực hiện được
thật tốt công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Đội ngũ giáo viên thiếu
về số lượng, đồng thời còn yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của
giáo dục và đào tạo bị xuống cấp và thiếu thốn nghiêm trọng...Điều đó đặt ra
những u cầu đổi mới về chính sách giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy tơi đã
chọn vấn đề “Giải pháp thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo ở
nước ta trong điều kiện hiện nay" để làm tiểu luận cho mơn học Chính sách
cơng, với hi vọng nghiên cứu sâu hơn về chính sách giáo dục và đào tạo, tìm
ra những thành tựu, những hạn chế, thách thức trong thời kỳ mới đối với giáo
dục đào tạo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta trong điều kiện
hiện nay.

2


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
CHÍNH SÁCH CƠNG, CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1 . Sơ lược về lịch sử ra đời, phát triển của chính sách cơng
Nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử cho thấy chính sách được ra
đời cùng với sự ra đời của nền dân chủ Hi Lạp, từ thế kỷ thứ I (TCN). Những
vấn đề chính sách mới được tập trung nghiên cứu từ giữa thế kỷ 19 khi mà
các nhà khoa học chính trị chuyển sang nghiên cứu những hành vi, những
chuẩn mực của Chính phủ để thỏa mãn các nhu cầu của đời sống nhân dân.
Đặc biệt, sau các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đầu thế kỷ
20, các giá trị về cơng bằng về bình đẳng cũng được nhìn nhận lại, tổ
chức bộ máy nhà nước và thể chế cũng được thay đổi. Nhà nước xã hội

chủ nghĩa Xô viết Liên Bang Nga ra đời, vì vậy khoa học chính sách đã
phát triển mạnh hơn, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu nhằm tìm
ra những chính sách để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời
kỳ mới.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, chính phủ các nước tư bản đã dùng
những chính sách kinh tế can thiệp vào hoạt động của thị trường nhằm làm
cho nền kinh tế phát triển theo ý muốn của nhà nước, chống lại sự đổ vỡ của
nền kinh tế tự do.
Chẳng hạn, nhà kinh tế học người Anh J.M Keynes đã khẳng định: Nhà
nước cần dùng chính sách trợ cấp tài chính và tín dụng để khuyến khích khu
vực kinh tế tư nhân đầu tư vào nền kinh tế, qua đó tăng nguồn tài chính bổ
sung cho ngân sách.
Hoặc "Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng nhằm tạo lập sự cân đối giữa cung và cầu".
3


Sau này Paul (nhà kinh tế học người Mỹ) đã đề ra lý thuyết "Hai bàn
tay". Trong đó nhấn mạnh về sự kết hợp giữa nhà nước và thị trường bằng
một số chính sách để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường đã phát triển
mạnh cả bề rộng lẫn bề sâu, nên nhà nước tư bản đã có nhiều chính sách để
tác động tới các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Các nhà kinh doanh
đều cho rằng chính sách tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tập đoàn kinh tế của các nước tư bản ln quan tâm tới vấn đề chính sách
trong nước và ngồi nước để tìm kiếm lợi nhuận.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa vấn đề chính sách cũng đã được đặc biệt
chú trọng, để củng cố liên minh cơng nơng: Lênin đã nói: "Giai cấp vơ sản
phải biết hướng chính sách của mình để phục hồi những lực lượng sản xuất
của nền kinh tế nông dân".

Sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công, Lênin luôn luôn
nhấn mạnh tới các chính sách kinh tế, đã ban hành nhiều chính sách kinh tế
mới. Sau này, Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô viết đã tiếp tục ban
hành các chính sách để huy động các nguồn nhân lực, vật lực cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Như vậy, chính sách cơng là một trong những công cụ cơ bản được Nhà
nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Song hiện
nay đang tồn tại cụm từ "chính sách của Đảng và Nhà nước". Thực tế, ở nước
ta, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra các cương lĩnh,
chiến lược, các định hướng chính sách - đó chính là những căn cứ chỉ đạo để
nhà nước ban hành các chính sách cơng. Các chính sách cơng là do Nhà nước
ban hành. Các chính sách này là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các
định hướng chính sách của Đảng (do vậy, việc đề cập tới chính sách cơng ở
đây được hiểu là các chính sách cơng do Nhà nước ban hành). Chính sách
cơng ở Việt Nam thường được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp
luật nhằm tạo căn cứ pháp lý cho việc thi hành, song nó bao gồm những

4


phương án hành động khơng mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích
thích phát triển.
Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, Nhà nước Việt Nam có nhiều
chính sách về giáo dục như: Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa
đổi bổ sung năm 2009 luật giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật được
Quốc hội và Chính phủ ban hành trong những năm gần đây đã đặt cơ sở pháp
lý cho hoạt động dạy và học của các cấp học, nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục - đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới. Luật Giáo dục và các văn bản này
quy định:
- Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời gian đào tạo, tuổi

chuẩn vào lớp đầu từng cấp học, điều kiện học lực, văn bằng tốt nghiệp...
- Quy định mạng lưới các trường, danh mục các ngành nghề đào tạo,
mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo.
- Ban hành quy chế tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, nghiên cứu
sinh.
- Ban hành tiêu chuẩn và phong các chức danh, học vị, học hàm cho các
thầy giáo, cô giáo; đồng thời quy định tiền lương và các loại phụ cấp
cho giáo dục, đào tạo.
- Ban hành các định mức về trang thiết bị và cơ sở vật chất của các
trường.
- Xét duyệt và cho phép in, phát hành sách giáo khoa và các ấn phẩm
giáo dục - đào tạo.
1.2. Khái niệm và đặc điểm chính sách cơng, chính sách giáo dục và
đào tạo
Hiện nay, cịn có một số quan niệm khác nhau về chính sách. Theo Paul
một nhà kinh tế học người Mỹ "Chính sách là sự thỏa hiệp của Chính phủ đối
với nền kinh tế ngay cả khi khơng ban hành chính sách". Cịn James cho rằng:
"Chính sách là những hành động nên hay khơng nên mà Nhà nước lựa chọn".
Chính sách gồm nhiều chủ thể ban hành, như chính sách của Nhà nước,
chính sách của các tổ chức xã hội, chính sách của tổ chức kinh tế, chúng ta
5


chỉ nghiên cứu các chính sách do Nhà nước ban hành (gọi là chính sách
cơng). Vậy chính sách cơng là gì?
Để quản lý nhà nước, quản lý xã hội và thực hiện các mục tiêu về chính
trị xã hội mà Nhà nước đã định ra. Ngoài việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật. Thì Nhà nước cịn phải ban hành một số văn bản khác, để tác
động vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, hoặc từng nhóm người cụ thể,
hoặc từng cộng đồng người riêng rẽ hoặc các tổ chức pháp nhân khác nhau để

định hướng các quyền và nghĩa vụ cũng như cách ứng xử của các chủ thể này.
Các chủ thể bị tác động có thể trên phạm vi tồn quốc, hoặc trên một vùng
hoặc từng lĩnh vực khác nhau.
Các văn bản này: định hướng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn cách
ứng xử của Nhà nước trong mối quan hệ với các đối tượng tác động; quy định
các quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong mối quan hệ với đối tượng
thụ hưởng chính sách; thể hiện ý chí của Nhà nước, là công cụ quan trọng để
Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội nhằm thực hiện mục tiêu mà Nhà
nước đã định ra. Các văn bản nói trên được gọi là chính sách cơng.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm chính sách cơng như sau:
“Chính sách cơng là định hướng hành động được nhà nước lựa chọn phù hợp
với đường lối chính trị để giải quyết một (hoặc một số) vấn đề phát sinh trong
đời sống xã hội trong một thời kỳ nhất định”.
Vì thế, chính sách cơng có các đặc điểm:
- Chính sách phải thể hiện bằng các văn bản. Các văn bản do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (đại diện cho Nhà nước). Trong các
văn bản có những quy định mang tính định hướng cho hoạt động của các cơ
quan nhà nước và các đối tượng tác động.
- Chính sách cơng thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, ý chí của
Nhà nước.
- Chính sách cơng chủ yếu mang lại lợi ích về vật chất, về tinh thần cho
đối tượng thụ hưởng.

6


- Chính sách cơng có mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế
giáo dục và giữ vững ổn định xã hội.
- Chính sách cơng có thể có tính vĩ mơ, có thể có tính vi mơ.
- Chính sách cơng được bảo đảm thực hiện bằng giáo dục thuyết phục,

động viên khuyến khích.
Từ sự phân tích khái niệm và đặc điểm chính sách cơng trên có thể rút
ra khái niệm chính sách giáo dục và đào tạo như sau: Chính sách giáo dục và
đào tạo là những văn bản do Nhà nước ban hành trong đó quy định các nhiệm
vụ, quyền hạn, cách ứng xử của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, đồng thời quy định các quyền, nghĩa vụ cũng như cách ứng xử của các
đối tượng tác động, các lợi ích mà họ được thụ hưởng và được bảo đảm thực
hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, động viên, khuyến khích với mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh, chính trị, xã hội.

7


Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
Khi đánh giá về nền giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Ngân hàng
thế giới (WB) đã nhận xét: “Việt Nam có một thành tích đầy ấn tượng về giáo
dục, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, khi cộng đồng quốc tế đang từ giữa thế kỷ XX và bước vào thiên
niên kỷ mới... đang đặt ra những thách thức mới rất quan trọng đối với hệ thống
giáo dục đào tạo của Việt Nam”.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam đã khơng ngừng phát
triển nền giáo dục của mình. Ngay cả trong hồn cảnh chiến tranh đứng trước
những khó khăn rất lớn Việt Nam vẫn chăm lo cho giáo dục đào tạo. Điển
hình là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ Việt Nam tiến
hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước: “... dù khó khăn đến mấy, thầy và
trò vẫn phải dạy tốt học tốt” .
Hiện nay, hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam kể từ lớp l lên đến

đại học là một hệ thống 5 - 4 - 3 - 4 gồm các cấp và các loại hình sau đây:
- Giáo dục mầm non: Nhà trẻ: không bắt buộc, tối thiểu là 03 tháng tuổi,
thời gian tối đa là 03 năm. Mẫu giáo: không bắt buộc, tối thiểu từ 03 tuổi; thời
gian tối đa là 03 năm.
- Giáo dục phổ thông: Tiểu học bắt buộc, tuổi vào học chính thức là 06,
thời gian là 05 năm. Tiếp đến là trung học cơ sở 04 năm, phổ thông trung học
03 năm.
- Giáo dục đào tạo dạy nghề và chuyên nghiệp: Đào tạo nghề 0,5 đến
02 năm; trung học nghề 03 đến 04 năm hoặc trung học chuyên nghiệp 2,5 đến
04 năm.
- Giáo dục bậc ba hoặc đại học: Cao đẳng 03 năm; đại học 04 đến 06
năm, tiếp theo là sau đại học.
8


Hệ thống giáo dục và đào tạo này về cơ bản có thể đáp ứng được nhu
cầu học tập của nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu của cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hệ thống đó cần tiếp tục tự hồn thiện hơn.
Có nhiều vấn đề đang đặt ra cho hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam trong
thời gian đến như:
- Chất lượng giáo dục đào tạo.
- Giáo dục đào tạo gắn bó với nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường
lao động.
- Cải cách giáo dục ở bậc tiểu học.
- Phân luồng học sinh sang đào tạo nghề, đối với phổ thông cơ sở và
trung học phổ thông (sau khi học xong năm cuối ở mỗi cấp học).
- Mạng lưới các trường cao đẳng, đại học.
- Đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
- Tài chính, chi tiêu của giáo dục và đào tạo.
- Hiệu quả của giáo dục và đào tạo.

- Đội ngũ giáo viên của hệ thống giáo dục và đào tạo.
- Cơ sở vật chất của giáo dục và đào tạo.
- Giáo dục và đào tạo ở miền núi....
2.2. Một số thành tựu về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
Luật Giáo dục được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ tư từ ngày 25/10 đến
ngày 02/12/1998 thơng qua, Chủ tịch nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký lệnh công bố ngày 11/12/1998 là bộ luật có nội dung rất tiến bộ,
đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy và học của các cấp học, nhằm thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới. Các
chính sách về giáo dục đào tạo phải dựa và bộ luật này.
Quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời gian
đào tạo, tuổi chuẩn vào lớp đầu từng cấp học điều kiện học lực, văn bằng
tốt nghiệp....

9


Quy định mạng lưới các trường, danh mục các ngành nghề đào tạo, mục
tiêu, chương trình, nội dung đào tạo.
Ban hành các quy chế tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, nghiên
cứu sinh.
Ban hành tiêu chuẩn và phong các chức danh, học vị, học hàm cho các
thày giáo, cô giáo; đồng thời quy định tiền lương và các loại phụ cấp cho giáo
dục, đào tạo.
Xây dựng và ban hành các định mức về thống thiết bị và cơ sở vật chất
của các trường.
Xét duyệt và cho phép in, phát hành sách giáo khoa và các ấn phẩm
giáo dục đào tạo.
Với những chính sách hợp lý của Nhà nước, đã tác động tích cực đến
nay quy mơ của giáo dục và đào tạo Việt Nam. Hàng năm, số người đi học

các cấp học từ mẫu giáo đến cao đẳng, đại học và sau đại học ở các loại hình
đào tạo (chính quy, tại chức) tới hơn 20 triệu. Lượng học sinh, sinh viên mỗi
năm đều tăng từ 1,8 triệu đến 02 triệu người. So sánh năm học 1996 - 1997
với năm học 2012 - 2013 đã tăng gần 05 triệu em, trong đó trung học cơ sở
tăng gần 02 lần; trung học phổ thông tăng hơn 02 lần; cao đẳng, đại học tăng
3,5 lần.
Việt Nam có một mạng lưới giáo dục phát triển rộng khắp toàn quốc từ
thành thị đến nơng thơn, miền núi, hải đảo. Điều đó đã tạo cơ hội cho con em
các gia đình ở khắp các miền được đến trường (đặc biệt là ở cấp tiểu học) và
do đó tạo ra sự cơng bằng được hưởng thụ, được tiếp cận với giáo dục.
Có sự thống nhất trong cả nước về chương trình và nội dung giảng dạy,
về sách giáo khoa, về thế giới của từng cấp học. Đặc biệt là việc dùng tiếng
Việt và chữ quốc ngữ trong giảng dạy, học tập, kể cả viết luận án thạc sĩ và
tiến sĩ khoa học.
Các hình thức tổ chức trong giáo dục và đào tạo cũng ngày càng đa
dạng và mở rộng hơn (trường công lập, trường bán công, trường tư thục,
trường dân lập).
10


Các hình thức giáo dục và đào tạo cũng như vậy, gồm có nhiều loại:
chính quy, tại chức, giáo dục thường xuyên, giáo dục từ xa với sự hợp tác đắc
lực của các phương tiện truyền thông: phát thanh và vơ tuyến truyền hình; các
lớp học buổi tối theo u cầu của người học (ngoại ngữ, tin học, kế toán, quản
trị doanh nghiệp...).
Có một đội ngũ đơng đảo giáo viên, giảng viên, giáo sư và cán bộ quản
lý ở các cấp học rất tận tuỵ, hy sinh vì tương lai của thế hệ trẻ. Họ đã khắc
phục khó khăn, chịu đựng một cuộc sống cịn thiếu thốn, do đó, họ đã là động
lực chủ yếu cho sự phát triển của giáo dục đào tạo. Nhà nước và nhân dân
luôn luôn đánh giá cao sự đóng góp của họ. Sự tăng tưởng của kinh tế và

những tiến bộ xã hội mà Việt Nam đạt được trong hơn 25 năm đổi mới có
phần đóng góp to lớn của những cán bộ quản lý, nhà khoa học, nhà giáo, viên
chức... hoạt động trong ngành giáo dục đào tạo.
2.3. Một số hạn chế và thách thức trong thời kỳ mới đối với giáo
dục và đào tạo
Đứng trước nhu cầu của thời kỳ mới về nguồn nhân lực có chất
lượng cao, giáo dục và đào tạo đang phải vượt qua những thách thức, khắc
phục những yếu kém:
So với sự địi hỏi của cơng nghiệp hố, hiện đại hố, giáo dục đào
tạo cịn nhiều bất cập trên các mặt quy mô, cơ cấu chất lượng, hiệu quả....
Chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp về kiến thức, kỹ
năng, phương pháp tư duy khoa học. Chẳng hạn, về hiệu quả cần tính đến ảnh
hưởng của lưu ban và bỏ học. Theo điều tra, ở Việt Nam, bình quân đối với
một học sinh:
- Tốt nghiệp tiểu học cần 6,8 năm (cho 05 năm).
- Tốt nghiệp trung học cơ sở cần 5,l năm (cho 04 năm).
- Tốt nghiệp trung học phổ thông cần 3,5 năm (cho 03 năm).
Những năm thêm ra là khơng có hiệu quả vì đã làm tăng chi phí giáo
dục đào tạo.
11


Ngồi ra, cịn nói đến hiệu quả ngồi của giáo dục và đào tạo thông
qua mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo và khả năng tăng thu nhập khi có việc
làm; đặc biệt là giữa giáo dục đào tạo với nhu cầu về nhân lực của thị trường
lao động (số lượng, cơ sở trình độ chun mơn). Giữa đào tạo và sử dụng
(gia nhập thị trường lao động) còn có khoảng cách; nhất là khi so sánh với
trình độ quốc tế, với yêu cầu của hội nhập vào buôn bán, cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Những năm gần đây, xuất hiện hiện tượng thiếu kỷ cương trong hoạt

động giáo dục đào tạo đã và đang sẽ còn phải khắc phục (dạy thêm học thêm
tràn lan gây nên lo lắng cho các gia đình có con em đi học; thu nhiều khoản
vượt quá quy định và chi tiêu không công khai minh bạch ở một số cơ sở giáo
dục đào tạo).
Có một bộ phận học sinh, sinh viên lười học, suy thoái về đạo đức, lối
sống. Bộ phận này thường sống thiếu nghị lực, thiếu ý chí và hồi bão. Tệ nạn
xã hội cũng đã thâm nhập vào trường học (nghiện hút, tham gia đua xe máy
trái phép, cá biệt có học sinh, sinh viên phạm vào tội hình sự...).
Chưa thực hiện được thật tốt công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo
(giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn, miền núi và thành phố).
Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng (khoảng 10.000 người năm học
2011 - 2012), đồng thời còn yếu về chất lượng (còn một số chưa đạt chuẩn
quốc gia). Mặt khác, nghề dạy học chưa phải là nghề có sức hấp dẫn, xét theo
mức thu nhập trong xã hội.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của giáo dục và đào tạo bị xuống cấp và thiếu
thốn nghiêm trọng. Còn nhiều trường làm bằng tranh, tre, nứa lá; nhiều phòng
học còn phải dùng học 02 ca, thậm chí 03 ca; đồ dùng dạy học thiếu, phịng
thí nghiệm, thư viện, xưởng trường, trang thiết bị, tư liệu thiếu và lạc hậu....
Giáo dục và đào tạo của Việt Nam một mặt cần phải vượt qua những
bất cập ở trên, đồng thời nếu muốn không rơi vào tụt hậu so với các nước
trong khu vực, cần phải nghiên cứu chọn lọc, nắm bắt đầy đủ thành tựu của
12


cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mới để đào tạo các thế hệ thanh, thiếu
niên của mình.
Như vậy, rõ ràng Việt Nam đã gặt hái được những thành quả tốt đẹp
trong giáo dục và đào tạo nhưng bước vào những thập niên đầu của thế kỷ
XXI, nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam còn phải vượt qua nhiều thách
thức mới, rất quan trọng.


13


Chương 3
MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
THỰC HIỆN CĨ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
3.1. Một số nhiệm vụ chủ yếu
3.1.1. Chăm lo cho giáo dục đào tạo là chăm lo cho con người và cho
xã hội phát triển
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có trọng trách đào tạo con người, đào tạo
thế hệ thanh thiếu niên với những yêu cầu về phẩm chất như sau:
- Gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Có đạo đức trong sáng.
- Có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
- Có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại.
- Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam.
- Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân.
- Làm chủ tri thức khoa học, cơng nghệ hiện đại.
- Có tư duy sáng tạo.
- Có kỹ năng thực hành giỏi.
- Có tác phong cơng nghiệp.
- Có tính tổ chức, kỷ luật.
- Có sức khoẻ.
Thực ra, con người Việt Nam trải qua lịch sử lâu dài xây dựng, giữ gìn
đất nước đã có nhiều phẩm chất rất quý như: cần cù lao động, ý thức cộng
đồng cao, đồn kết, ý chí kiên cường chống xâm lăng, sống lạc quan chan hồ

với mọi người, thích nghi cao và nhanh với hoàn cảnh, điều kiện mới (đặc
biệt là vượt qua những khó khăn và thách thức), thông minh và ham học hỏi,
14


yêu quý độc lập tự do... tuy nhiên, xã hội loài người đang bước vào một thiên
niên kỷ mới, trong đó trí tuệ của lồi người đã đạt đến những phát minh to
lớn, vĩ đại. Cuộc cách mạng về khoa học, cơng nghệ mới diễn ra trên nhiều
lĩnh vực, địi hỏi con người Việt Nam phải có những tiến bộ vượt bậc, bắt kịp
trình độ văn minh, trình độ khoa học, cơng nghệ thế giới để xây dựng đất
nước mình. Vì thế, giáo dục đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với đào tạo
và phát triển con người.
3.1.2. Nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cần phải giữ vững
mục tiêu xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là:
- Phát huy ảnh hưởng tích cực của một nền giáo dục và đào tạo tiến bộ,
công bằng cho mọi người trong xã hội.
- Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường tác
động vào giáo dục đào tạo.
- Chống lại khuynh hướng “thương mại hoá” giáo dục đào tạo, làm ảnh
hưởng tới chức năng xã hội, chức năng giáo dục nhân cách, đạo đức con
người.
Trên thực tế cịn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: gần đây có nơi đã
bị ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, coi giáo dục đào tạo cũng có
thể áp dụng cơ chế “bán mua” thuần tuý tiền bạc giống như hàng hoá ngoài thị
trường, làm cho dư luận xã hội băn khoăn lo lắng.
3.1.3. Xác định giáo dục và đào tạo thuộc về quốc sách hàng đầu của
Nhà nước
Đó là nguồn lực chủ yếu để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Thiếu
nguồn nhân lực do giáo dục đào tạo cung cấp thì khơng có quốc gia nào có
thể tiến triển được.

Tuy Việt Nam còn là một nước nghèo nhưng vẫn coi đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển.
Nhà nước cố gắng thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo
dục đào tạo, làm giảm nhẹ những khó khăn và tạo thiêm điều kiện cho giáo
dục đào tạo.
15


Nhà nước quan tâm đến những giải pháp mạnh để phát triển giáo dục
đào tạo.
3.1.4. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước
và của toàn dân
Quan điểm này được hiểu theo một số nội dung như:
- Tạo điều kiện để mọi người đi học, học thường xuyên và học suốt đời.
- Mọi người, mọi cấp, mọi tổ chức, các gia đình đều có trách nhiệm tích
cực góp phần phát triển giáo dục đào tạo (đóng góp trí tuệ, cơng sức, vật lực,
tài lực cho giáo dục đào tạo).
- Kết hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội, tạo thành một mơi trường giáo dục lành mạnh, có hiệu quả.
3.1.5. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ của khoa học, cơng nghệ và củng cố quốc phịng, an ninh
Sự gắn bó của giáo dục đào tạo với nhu cầu về nguồn nhân lực của
kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ là tất yếu. Nếu khơng như vậy sẽ
gây nên lãng phí tiền của và thời gian. Sự gắn bó đó cịn được xem xét kỹ
trên các mặt: quy mô, cơ sở, chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đào tạo.
Giáo dục đào tạo phải gắn với thực tế của đất nước, làm cho học sinh,
sinh viên khơng những am hiểu tình hình, đặc điểm, điều kiện của đất nước
mà cịn có năng lực giải quyết được những vấn đề của đất nước mình (bao
gồm cả quốc phịng, an ninh).
3.1.6. Thực hiện sự cơng bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo
Đảng và Nhà nước kêu gọi mọi người làm cho dân giàu, nước mạnh xã

hội cơng bằng, văn minh. Trong đó có sự công bằng xã hội về giáo dục, cần
phải đạt được là:
Tạo điều kiện để ai cũng được học, không vì nghèo, vì điều kiện khó
khăn mà bị thất học, bị mù chữ.
- Hiện nay còn một bộ phận dân cư nghèo, Nhà nước và cộng đồng
cần giúp đỡ bằng các biện pháp khác nhau để người nghèo tiếp cận được
16


với giáo dục đào tạo. Đồng thời vẫn bảo đảm cho những người học giỏi
phát triển tài năng.
- Hiện nay, trên thực tế người nghèo, người ở miền núi, ở nơng thơn xa
đang có nhiều khó khăn hơn về kinh tế so với người giàu; cự ly để tiếp cận
với các cơ sở giáo dục đào tạo lại xa... nên việc thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục đào tạo còn là vấn đề phải tiếp tục phấn đấu. Hơn nữa, giữa
công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo với hiệu quả không phải lúc nào cũng
đi đôi với nhau. Tập trung đầu tư cho hiệu quả giáo dục đào tạo đạt được mức
cao, nhiều khi đòi hỏi chú trọng đến học sinh, sinh viên học giỏi, có triển
vọng trở thành nhân tài của đất nước có khi lại mâu thuẫn với đầu tư để phát
triển giáo dục, đào tạo rộng khắp, đồng đều cho mọi vùng, mọi đối tượng có
điều kiện được học tập. Mâu thuẫn này địi hỏi phải tìm được cách giải quyết
thích hợp.
3.1.7. Giữ vững vai trị nịng cốt của các trường cơng lập song song
với đa dạng hố các loại hình giáo dục và đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng, nếu chỉ riêng các trường
cơng lập thơi thì khơng đủ mà cần mở rộng các loại hình trường khác. Tuy
nhiên, các trường công lập đã được xây dựng từ lâu, có đội ngũ giáo viên, có
cơ sở vật chất để bảo đảm chất lượng, hồn tồn có thể giữ vai trò nòng cốt.
Hiện nay, bên cạnh các trường cơng lập đã có các loại trường tư thục, bán
cơng, dân lập. Ở đó các loại chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo

khoa... đều theo quy định thống nhất của Nhà nước. Bên cạnh đó, cịn cần mở
rộng một cách vững chắc các loại hình đào tạo khơng tập trung, đào tạo từ xa.
3.2. Giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách giáo
dục và đào tạo trong điều kiện hiện nay
3.2.1. Tập trung thực hiện giáo dục tồn diện (đức, trí, thể, mỹ) ở tất
cả các bậc học

17


- Về giáo dục phổ thông: Cần tạo điều kiện cho từng cá nhân phát triển
tối đa tiềm năng của mình, phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản về học tập của
mỗi người. Thực hiện cơ bản xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Trong hệ
thống trường phổ thông cần gắn học văn hoá với học nghề. Việc giảng dạy
theo hướng tinh gọn, hiện đại, tránh sự quá tải; đồng thời nâng cạo kỹ năng
thực hành, thực hiện từng bước phân luồng học sinh một cách hợp lý sau
các cấp học. Phấn đấu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2020.
- Về giáo dục đại học và sau đại học: Cần nhanh chóng đổi mới dạy và
học để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Muốn vậy, phải tăng cường
cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các trường, đồng thời có chính sách tiền lương
thoả đáng đối với các giáo sư và giảng viên. Trong đào tạo, cần dành ưu tiên
cho một số ngành mũi nhọn: điện, điện tử, cơng nghệ sinh học, dầu khí, các
công nghệ mới. Đồng thời cần đào tạo một đội ngũ các nhà quản lý kinh
doanh giỏi. Phấn đấu để sớm có một số cơ sở đại học, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Về dạy nghề: Dạy nghề có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn
nhân lực. Vì thế phải mở rộng quy mô dạy nghề, đồng thời đáp ứng nhu cầu
thay đổi nghề để thích ứng với cơng nghệ mới và nhu cầu của thị trường lao
động. Khâu đào tạo nghề cho thanh niên đang là một đòi hỏi rất cấp bách. Vì
thế, cần phát triển nhiều hình thức dạy nghề, đồng thời hình thành một mạng

lưới dạy nghề rộng khắp.
- Về giáo dục miền núi: Miền núi có những đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội khác với đồng bằng và đơ thị, vì vậy cần phải có chính sách đặc biệt để
giáo dục đào tạo miền núi phát triển nhanh chóng và vững chắc, trong đó có
việc đào tạo đủ giáo viên nhất là giáo viên dân tộc ít người. Nhà nước chủ
trương xây dựng trường nội trú cho các huyện vùng cao, trợ cấp cho học sinh
miền núi sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
3.2.2. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tốt chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 và những năm tiếp theo
18



×