Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiện trạng và giải pháp chống gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.88 KB, 86 trang )





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hiện trạng và giải pháp
chống gian lận thương mại
trong điều kiện hiện nay





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







1
Mục lục

Lời mở đầu 5
Chương I: Tổng quan về gian lận thương mại 8
I. GLTM, các hinh thức GLTM: 8
1. Gian lận thương mại: 8
2. Sự cần thiết phải xác định một tội danh - tội GLTM: 10
3. Các hình thức GLTM: 11


II. Mối quan hệ giữa buôn lậu và GLTM: 14
III. Tác động của GLTM: 15
1. Tác động tới toàn bộ nền KTQD: . 15
2. Tác động tới trật tự an toàn xã hội: 17
3. Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng: 18
4. Tác động đến sự quản lý của Nhà nước 19
Chương II: Thực trạng GLTM ở Việt Nam
I. Tình hình GLTM ở Việt Nam: 20
1. Tình hình chung trong cả nước. 20
1.1. Tuyến biên giời Việt - Trung. 21
1.2. Tuyến biên giới Việt - Lào 22
1.3. Tuyến biên giới Tây nam 22
1.4. Trên tuyến đường Bộ 23
1.5. Trên tuyến đường Biển - Đảo 25
1.6. Trên tuyến đường hàng không 27
1.7. Tuyến đường Bưu điện 28
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







2
1.8. GLTM trong nội địa 28
1.9. Đối tượng tham gia vào hoạt động buôn lậu và GLTM 30
1.10. Nhận định chung 31
2. Thực trạng tại một số cửa khẩu và địa phương. Một số mặt hàng buôn lậu
và GLTM phổ biến 32

2.1. Thực trạng tại một số cửa khẩu địa phương 32
2.2. Một số mặt hàng buôn lậu và GLTM phổ biến 41
II. Nguyên nhân và thủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM 43
1. Th
ủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM 43
1.1. Những thủ đoạn qua đường chính ngạch 43
1.2. Những thủ đoạn theo đường không chính ngạch 48
2. Nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và GLTM 51
2.1. Nguyên nhân khách quan 51
2.2. Nguyên nhân chủ quan 54
III. Chống GLTM - Kết quả và hạn chế 57
1. Kết quả đạt được 57
2. Hạn chế 57
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chống GLTM 61
1. Thuận lợi 61
2. Khó khăn 62
Chươ
ng III: Một số giải pháp chống GLTM ở Việt Nam 65
I. Quan điểm về chống GLTM 65
1. Quan điểm pháp chế XHCN 65
2. Quan điểm quần chúng 66
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







3

3. Quan điểm toàn diện và đồng bộ 67
II. Một số giải pháp chống GLTM ở Việt Nam 67
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 67
2. Về kinh tế 68
3. Cải cách thủ tục hành chính 68
4. Về tổ chức điều hành 70
5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho
nhân dân 71
6. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu và
GLTM 72
7. Xây dựng lực lượng chống buôn lậ
u và GLTM trong sạch 74
8. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và GLTM
75
9. Kiểm tra sau thông quan 76
10. Đẩy mạnh sản xuất trong nước 76
11. Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện 77
III. Kiến nghị 80
1. Kiến nghị về xã hội hoá công tác đấu tranh chống GLTM 80
2. Kiến nghị hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống GLTM 81
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo 85

o0o
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU








4
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh
doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao
thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ. Việt Nam là
một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậ
u, cơ sở vật
chất kỹ thuật yếu kém không đủ điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển.
Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều
tiết Vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở
đã tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong
nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật
liệu của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để
phát triển sản xuất và đáp
ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất
trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất
lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm với
hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước
phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ nạn
buôn lậu và GLTM diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các c
ửa khẩu, địa
phương trong cả nước.
Trước tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng
bỏng và phức tạp. ở đây trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả,

điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và
tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn và
đầy đủ về vấn đề
này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







5
cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM
một cách có hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Gian lận thương mại trong hoạt động kinh
doanh và quá trình phát triển kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương thông qua
hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển
nền kinh t
ế của đất nước cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá nên em đã chọn đề tài: “Hiện trạng và giải pháp chống gian lận thương
mại trong điều kiện hiện nay”. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:
Chương I:
“Tổng quan về gian lận thương mại” nêu lên một cách khái
quát các khái niệm gian lận thương mại đồng thời nêu ra những tác động của
buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế của Việt Nam.
Chương II:
“Thực trạng tình hình gian lận thương mại ở Việt Nam”

phản ánh những khó khăn, thuận lợi, những thành tựu đạt được và những hạn
chế tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III:
“Một số giải pháp chống gian lận thương mại” đề cập đến
công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của các cấp, bộ,
ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam.
Phương pháp mà em áp dụng cho việc xây dựng để tài này là sự kết hợp
những kiến thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập với việc phân tích
những quan sát thu thập được trong thực tế
; kết hợp giữa việc tổng hợp các tài
liệu, sách báo với việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành.
Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nguồn tài liệu và
thông tin còn hạn hẹp nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý chân thành của
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







6
các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến những vấn
đề mà em đặt ra trong bài viết này.
Nhân đây, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Thầy giáo PGS.TS
Hoàng Ngọc Thiết, người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thiện khoá luận này. Đồng thời, em cũng xin trân
thành cảm ơn Cục Quản Lý Thị Trường Bộ Thương Mại đã giúp em có được
những thông tin cần thiế

t, những tài liệu bổ ích và những ý kiến đóng góp quý
báu để em có thể hoàn thành được bài viết này.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







7
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

I. GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, CÁC HÌNH THỨC GLTM:
1. Gian lận thương mại: (Commercial Fraud)
GLTM là những hàng vi dối trá, mánh khoé, lừa lọc trong Thương mại
nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó, mà lẽ ra những
khoản lợi thu được này họ không được hưởng. Ví dụ: Hàng xấu nói là hàng
tốt để lừa người mua nhằm mục đích bán được giá cao, bán
được nhiều hàng.
Hàng có thuế suất cao nhưng được chủ hàng che giấu, nguỵ trang và khai với
cơ quan thuế là hàng có thuế suất thấp, hàng nhiều nhưng khai báo là hàng ít
để trốn một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế phải nộp Nhà nước. Hành vi gian
lận này là chủ hàng (bao gồm hoặc người mua, hoặc người bán, hoặc cả người
mua và người bán) lừa dối cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm
soát hàng hoá. Hàng cấm, hàng Nhà n
ước quản lý và hạn chế lưu thông nhưng
được chủ hàng dùng thủ đoạn qua mắt các cơ quan quản lý
Như vậy, GLTM trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng

hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực Thương mại thông qua
đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của những hành vi GLTM là
các chủ hàng, có thể là người mua, người bán, cũng có thể là cả người mua và
ngườ
i bán. Mục đích của hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực
hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
GLTM là một hiện tượng Xã hội mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất
hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người
mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hoá thì
GLTM cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thị
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







8
trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị
trường ngày càng nhiều, tính chất và chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng,
phong phú, đa công dụng thì GLTM cũng càng tinh vi, phức tạp và mang tính
toàn cầu.
GLTM ở Việt nam ta không phải là vấn đề mới, từ xa xưa ông cha đã
đúc kết hành vi GLTM thành câu “Buôn gian bán lận” để chỉ những mặt trái
của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừ
a dối
khách hàng của các gian thương. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của
Đảng và Nhà nước, trong điều kiện thực tế của nước ta, Đảng ta đã khẳng
định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ

chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường, tất
yếu phải chấp nhậ
n cạnh tranh. Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa những người
sản xuất và trao đổi hàng hoá nhằm giành cho mình điều kiện sản xuất và điều
kiện tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Nguyên nhân và động cơ của cạnh tranh là
lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện những hình thức và thủ
đoạn cạnh tranh tiêu cực, phi kinh tế. Đó là hành vi lẩn tránh sự kiểm soát của
Nhà nước nh
ư đầu cơ, GLTM, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí
mật sản xuất, làm giẩm uy tín của đối thủ cạnh tranh
Nói như vậy để thấy rằng chấp nhận cơ chế thị trường ngoài những mặt
tích cực, năng động thu được, chúng ta phải chấp nhận những mặt trái của nó,
trong đó có vấn đề GLTM và hậu quả củ
a GLTM để tìm giải pháp quản lý,
ngăn chặn thích hợp, hiệu quả.
Buôn lậu về mặt lịch sử ở nước ta khái niệm này trước đây được hiểu là
buôn bán những hàng hoá mà Nhà nước cấm hoặc Nhà nước quán lý (độc
quyền) đến nay khái niệm này được luật hoá theo tội danh buôn lậu đó là:
buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ,
kim khí quý, đá quý, các vật phẩm thuộc di tích lịch sử và văn hoá (theo
Điều
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







9

153 Bộ luật Hình sự năm 2000 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam).

So với khái niệm GLTM thì khái niệm buôn lậu hẹp hơn, nhưng buôn
lậu bao giờ cũng có yếu tố qua biên giới trong khi không phải tất cả các
trường hợp GLTM đều có yếu tố này.
2. Sự cần thiết phải xác định một tội danh - Tội GLTM:
Do quan niệm về gian lận chưa đúng nên còn có sự lẫ
n lộn giữa GLTM
với buôn lậu hoặc lẫn lộn giữa GLTM với các hành vi vi phạm hành chính.
Từ đó dẫn đến việc xác định tội danh của hành vi GLTM cũng không chính
xác, phù hợp.
Sau đây là một ví dụ: Điều 97 - Bộ Luật hình sự nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam có qui định tội danh buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá,
tiền tệ qua biên giới. Trong đó bao hàm các hành vi thuộc về hành vi GLTM
như: không khai báo, khai báo gian dối, giả mạ
o giấy tờ, giấu giếm hàng hóa.
Như vậy, khi phát hiện các hành vi GLTM như trên có thể vận dụng điều
97 về tội danh buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên
giới để xử lý, để khởi tố hình sự.
Mặt khác, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 qui định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về H
ải quan. Cũng như qui định quyền xử
phạt hành chính của các cơ quan Hải quan được thực hiện với các loại vi
phạm hành chính sau:
- Vi phạm các qui định về thủ tục Hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh Việt Nam.
- Vi phạm các qui định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát Hải quan.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU








10
- Buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu
điện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác qua biên giới chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những vi phạm hành chính cụ thể thuộc loại vi phạm hành chính trên
đây mà Hải quan có quyền xử phạt được giải thích có thể là: không khai báo
hoặc khai báo không đúng việc XNK hàng hoá, hành lý, tiền tệ, tự ý phá niêm
phong Hải quan, phương tiện vận tả
i tự ý cập mạn tàu, thuyền và phương tiện
vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác đang chịu sự kiểm tra, giám sát
của Hải quan.
Như vậy, khi xử lý các hành vi vi phạm GLTM cũng có thể áp dụng xử
phạt vi phạm hành chính. ở đây một vấn đề nổi cộm là cùng một hành vi vi
phạm như không khai báo hoặc khai báo không đúng việc xử lý có thể áp
dụng Điều 97 Bộ Lu
ật hình sự và ghép vào tội danh; tội buôn lậu, nhưng cũng
hành vi đó cũng có thể áp dụng Điều 12 NĐ 16/CP về quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan. Do đó việc
xác định tội danh GLTM là một việc làm cần thiết nhằm xử lý đúng người,
đúng tội, không để sót lọt hành vi GLTM.
Buôn lậu cũng như GLTM nói chung là mặt trái của kinh tế thị trườ
ng để
lại những hậu quả nguy hại về kinh tế xã hội như kìm hãm sản xuất kinh

doanh trong nước, gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng môi trường
đầu tư nước ngoài, kèm theo những tệ nạn xã hội: tham nhũng, hối lộ Vì
vậy, muốn phát triển lành mạnh nền kinh tế - xã hội chúng ta phải tích cực
chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả nhằm tạo môi trường sản xuất kinh
doanh lành mạnh đ
áp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế.
3. Các hình thức GLTM:
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







11
Các hình thức GLTM theo cách phân loại của tổ chức Hải quan thế giới
(WCO).
Trong nhiều năm, hiện tượng GLTM trong hoạt động thương mại quốc
tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành một mối đe doạ thực sự
đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh chính trị của các quốc
gia. Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm tr
ọng đến mọi
mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến
quyền lợi của nhân dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của kinh
tế thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách của các quốc gia
trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống GLTM.
Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, hội nghị chống GLTM do
Hải quan thế giới triệu tập tại Brussel (Bỉ) với sự tham gia của đại diện Hải
quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức

GLTM và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệ nạn này. Theo tài liệu số
36. 623 ngày 28/6/1995 của hội nghị nêu trên, GLTM gồm có 16 hình thức
như sau:
1.1. Buôn lậu hàng hoá ( kể cả hàng bị cấm nhập khẩ
u và đặc biệt
hàng thuộc Công ước Washington bảo vệ động thực vật quý hiếm và các quy
định quốc gia về bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan.
1.2. Khai báo sai.
1.3. Khai tăng, giảm trị giá.
1.4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế).
1.5. Lợi dụng chế độ ưu đ
ãi hàng gia công.
1.6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là
hàng hoá được miễn thuế XNK nhưng đã sử dụng sai mục đích, ).
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







12
1.7. Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (như các loại giấy
phép theo nhu cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, y tế, văn
hoá, ).
1.8. Lợi dụng chế độ quá cảnh (Ví dụ: hàng của Lào, Trung Quốc vận
chuyển qua lãnh thổ Việt Nam).
1.9. Khai sai về số lượng, chất lượng hàng hoá.
1.10. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép

hàng được ưu đãi thuế, thuế nhập khẩu dành cho những đối tượng sử dụng
nhất định (Ví dụ: hàng cho đồng bào bị lũ lụt, cho các cơ quan ngoại giao, cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi để xoá đói giảm nghèo, ).
1.11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ
người tiêu dùng.
1.12. Hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
1.13. Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách.
1.14. Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan kể
cả các chứng từ hàng đã xuất khẩu ( Ví dụ: làm giả chứng từ về hàng đã xuất).
1.15. Kinh doanh “ma”, đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín
dụng trái phép.
1.16. Thanh lý có chủ đích (công ty kinh doanh một thời gian ngắn để
nợ thuế nhiều rồi tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám
đốc công ty đó
thành lập công ty mới ngay sau đó với cùng ý định. Vấn đề này còn gọi là
“Hội chứng Phượng hoàng”.
Cách phân loại này thể hiện cách nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu
các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều
nước trên thế giới. Nó mang những nét chung của tình hình GLTM trong
thương mại thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở
nước ta thời
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







13

gian qua cho thấy, các thủ đoạn GLTM trong hoạt động thương mại quốc tế
cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan thế giới đã xác định như đã
nêu trên.
Thái độ ứng xử đối với 16 hành vi này là thống nhất với nhau ở 2 cung
bậc, tuỳ thuộc vào mức độ tác hại của hành vi đó mang lại cho xã hội mà xử
lý hành chính hay xử lý hình sự. Đối với một số nướ
c như Mỹ, Nhật, Pháp,
bên cạnh việc áp dụng các công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo luật
Hải quan còn quy định trong luật hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với
những hành vi đó. Đối với nước ta thái độ ứng xử này với các hành vi diễn ra
theo ba trường hợp:
+ Hành vi có tính chất không nghiêm trọng, giá trị tài sản buôn bán sai
phạm không lớn thì xử lý hành chính theo pháp lệnh Hải quan và các nghị
định của Chính phủ về qu
ản lý XNK.
+ Một số hành vi trong số đó chưa được quy định trong pháp luật Việt
Nam nên không xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng không bị xử lý như hành vi
vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại,
+ Tất cả các hành vi có tính chất nghiêm trọng, hậu quả lớn đều bị xử lý
dưới tội danh chung của Điều 97 (Bộ Luật hình sự nước cộng hoà XHCN Việt
Nam) là buôn lậ
u.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA BUÔN LẬU VÀ GLTM :
Theo pháp luật Việt Nam, GLTM không phải là một tội danh trong luật
hình sự nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu,
một bộ phận của GLTM là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả GLTM. Cả hai
khái niệm này vẫn thường đi đôi và gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội,
chúng có phần nằm trong nhau nhưng không bao hàm tất cả
, đặc biệt là
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU








14
GLTM ngoài buôn lậu còn bao gồm nhiều hình thức khác như buôn bán hàng
giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá,
Buôn lậu là một hình thức của GLTM, nhưng khác với các hình thức
GLTM là nó mang tính chất phức tạp và rất nghiêm trọng. Nó là trường hợp
đặc biệt của GLTM. Nó bao hàm các hành vi dấu diếm để trốn tránh hoàn
toàn hoặc một phần việc kiểm tra của Hải quan bằng mọi thủ đoạn và phương
tiện khác nhau để thu lợi. Trong khi GLTM là việc làm trái quy định của pháp
luật, chính sách hoặc lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác khoa
học và đầu đủ của Luật pháp, chính sách và việc quản lý cơ sở của các cơ
quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu
một cách công khai nhằm thu lời bất chính. Như vậy phạm vi của khái niệm
GLTM rộng hơn khái niệm buôn lậ
u.
III. TÁC ĐỘNG CỦA GLTM:
1. Tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân:
Sự ra đời của hàng rào thuế quan nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong
nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội và nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta
trong suốt thời gian qua, thế nhưng sự xuất hiện và phát triển của tệ nạn
GLTM đã có ảnh hưởng không nhỏ tới toàn b
ộ nền kinh tế - văn hoá - xã hội.
Tệ nạn GLTM ngày một gia tăng và với các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt
gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế đất nước. Chẳng hạn, tệ buôn lậu

trốn thuế qua các cửa khẩu hàng năm làm thất thu ngân sách Nhà nước, gây
khó khăn trở ngại cho Nhà nước trong công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý
hoạt động thu nộp thuế, gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà n
ước.
Tệ nạn GLTM tràn lan như một bệnh dịch ở hầu khắp các địa phương
trong cả nước, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị, hầu
khắp các cửa khẩu từ Bắc vào Nam các khu vực biên giới với Trung Quốc,
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







15
Lào, Campuchia, đều có hoạt động của bọn buôn lậu và GLTM. Từ hoạt động
xuất khẩu đến nhập khẩu, thương mại tiểu ngạch hay chính ngạch, bất cứ khi
nào, nơi nào, lĩnh vực nào, tuyến đường nào cũng có tệ nạn, nhức nhối và
nóng bỏng. Dân cư ở khu vực biên giới tiếp tay cho buôn lậu và gian thương
vì làm thuê cho họ thì có thể được nhiều tiền hơn và như vậy họ b
ỏ bê ruộng
vườn, không chịu làm ăn phát triển kinh tế vùng biên giới, kinh tế vùng biển
vốn dĩ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Buôn lậu và GLTM có tác động xấu đến sản xuất trong nước làm cho
hàng hoá trong nước khó có thể cạnh tranh với hàng lậu, hàng giả với giá hạ
hơn. Nó thậm chí làm cho sản xuất trong nước phải điêu đứng và kìm hãm sự
phát triển sản xuất. Ví dụ: tình hình sao in các băng đĩa lậ
u, xà phòng OMO
thì được các gian thương đổi lại thành TOMO để lừa người tiêu dùng, các

hàng điện tử của Tàu được bày bán tràn lan trên thị trường với giá thành rẻ
bằng chỉ bằng 1/4 so với giá hàng hoá trong nước sản xuất hay hàng nhập
khẩu, tình trạng quay vòng tem hàng nhập khẩu đối với những hàng nhập
khẩu buộc phải dán tem hàng nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường
Hơn thế nữa, thị trường Việt Nam có nhu cầu l
ớn và dễ tính trong tiêu
dùng. Tuy sức mua của người dân còn hạn chế (do thu nhập) nhưng thị trường
Việt Nam gần 80 triệu dân là một thị trường có nhu cầu lớn về tiêu dùng và
đặc điểm là dễ chấp nhập hàng hoá rẻ, sính hàng ngoại và không cần quan
tâm đến nguồn gốc nhập lậu hay GLTM và không cần hoá đơn, chứng từ khi
mua bán hàng hoá. Mặt khác, sản xuất hàng hoá ở nước ta những năm qua tuy
có mặt phát triển nhưng nhìn chung ch
ưa thể cạnh tranh được về mẫu mã,
chủng loại, chất lượng và giá cả. Có thể coi đây là một trong những nhân tố
cơ bản dẫn đến hàng lậu và GLTM lấn át, chiếm lĩnh thị trường nước ta. Nhìn
chung, tệ nạn buôn lậu và GLTM kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, kìm
hãm sự phát triển kinh tế dựa vào nội lực trong nước.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







16
2. Tác động tới trật tự an toàn xã hội:
GLTM với các hình thức khác nhau xuất hiện ở khắp mội nơi trong cả
nước, sự xuất hiện và hoạt động của chúng đã gây rối loạn và xáo trộn về trật
tự an ninh, an toàn xã hội. Chúng tổ chức buôn lậu thành đường dây từ khâu

mua, vận chuyển qua biên giới đến tiêu thụ với sự tham gia của nhiều đối
tượng khác nhau, trong đó có cả ngườ
i nước ngoài, cán bộ Hải quan, làm
cho tình hình an ninh biên giới bất ổn, khó kiểm soát và xử lý phức tạp. Bọn
buôn lậu và GLTM lôi kéo một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực
biên giới cửa khẩu tham gia vào hoạt động buôn lậu và chống lại sự kiểm soát
của Hải quan - cơ quan quản lý Nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của quần
chúng, dùng đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho buôn lậu và GLTM, khi bị
b
ắt thì họ chống trả quyết liệt bởi họ không hiểu, không biết những việc làm
mà mình làm là trái với pháp luật, hoặc họ cố tình làm trái với quy định của
Nhà nước để kiếm sống, bọn gian thương và các lực lượng diễn biến hoà
bình còn lợi dụng sự kém hiểu biết này để tuyên truyền văn hoá phẩm đồi
trụy, tư tưởng cực đoan chủ nghĩa, lôi kéo họ chố
ng lại chính quyền Nhà
nước, làm trật tự xã hội bị đảo lộn, tình hình chống buôn lậu và GLTM ngày
càng phức tạp hơn, an ninh chính trị ở khu vực biên giới bị đe doạ nghiêm
trọng.
- Bọn buôn lậu và GLTM lôi kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước tham gia
vào hoạt động buôn lậu và GLTM này làm suy đồi tư tưởng và làm mất tư
cách đạo đức của những kẻ hám lợi bỏ qua tất cả
để chạy theo đồng tiền, bất
chấp luật pháp của Nhà nước để làm giàu cá nhân, gây mất lòng tin của quần
chúng, mất ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã hội.
- Một số mặt hàng mà pháp luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ, các sản
phẩm văn hoá phẩm đồi trụy, đã được bọn chúng đưa vào làm suy đồi các tư
tưởng đạo đức của một số ng
ười không chỉ ở khu vực biên giới mà trong cả
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU








17
nước, tác động đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội như gia tăng tội phạm,
cướp của giết người để lấy tiền mua ma tuý, tuyên truyền tư tưởng cực đoan
chống chính quyền, chênh lệch giữa kể giàu và người nghèo ngày càng lớn,
ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, văn hoá truyền thống của dân tộc.
3. Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng:
Trong điều kiện
đất nước còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất trong
nước còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm
chưa cao, giá thành và chi phí sản xuất cao, các sản phẩm trong nước khó
hoặc không thể cạnh tranh được với hàng lậu, gian lận cùng loại, nhiều doang
nghiệp sản xuất phải đứng trước nguy cơ đóng cửa do không tiêu thụ được
sản phẩm. M
ột số hàng có được do buôn lậu và gian lận thuế được bán với giá
thấp (nhưng chất lượng cao hơn do được sản xuất với công nghệ hiện đại, chi
phí cho sản xuất thấp, ) đã chiếm lĩnh thị trường nội địa làm cho doanh
nghiệp phải điêu đứng và không bảo vệ được kế hoạch sản xuất kinh doanh
của mình. Một số mặt hàng buôn lậu và gian lận có chất lượ
ng kém nhưng
mẫu mã đẹp giá thấp hơn nhiều so với giá của sản phẩm trong nước, làm cho
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gặp nhiều khó khăn trở ngại trong
cạnh tranh, tiêu thụ và cải tiến chất lượng sản xuất, hạ giá thành, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động.
Buôn lậu và GLTM không chỉ tác động đến sản xuất trong nước mà còn

tác động rất lớn đến người tiêu dùng trong nước. M
ột số khách hàng thích và
ưu tiên dùng hàng ngoại, hàng rẻ, dễ bị lừa gạt vì trong số đó có những mặt
hàng như dược phẩm thuốc bảo vệ thực vật, không chỉ gây thiệt hại về vật
chất mà còn gây thiệt hại cả về sức khoẻ, tính mạng cho cả người và động vật,
thực vật, thiệt hại cả về ngắn hạn lẫn lâu dài do hàng hoá kém, quá hạn sử
dụng, hàng giả, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Một số mặt
hàng như ma tuý, chất kích thích, không chỉ tác động đến sức khoẻ mà còn
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







18
tác động đến đạo đức, lối sống của người tiêu dùng, làm suy đồi tư tưởng đạo
đức và gây ra các tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp giật, giết người, Các mặt
hàng như thuốc nổ, thuốc súng tác động đến tính mạng, an ninh chính trị quốc
gia, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội. Nhìn chung GLTM làm cho lưu thông
hàng hoá bị rối loạn, trật tự thị trường bị đảo lộn, gây ra các cơ
n sốt về hàng
hoá và giá cả, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt
động XNK.
4. Tác động đến sự quản lý nhà nước (đến cán bộ nhà nước):
Do ý thức trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh
chống GLTM ở một số nơi, một số lúc còn chưa tốt, thậm chí còn nhận thức
không đúng về cuộc đấu tranh này dẫn đến buông xuôi; cơ chế
chính sách về

hoạt đọng thương mại và đấu tranh chống GLTM còn chưa hoàn chỉnh thậm
chí còn kẽ hở bị lợi dụng; việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn
nhiều bất cập, hạn chế; ở một số địa bàn trọng điểm lực lượng chức năng
chống GLTM còn quá mỏng, cơ sở thiếu thốn và lạc hậu; nạn tham nh
ũng,
bảo kê, và thiếu việc làm cũng là những nhân tố nuôi dưỡng tạo điều kiện cho
GLTM tồn tại và phát triển


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







19
Chương II:
THỰC TRẠNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

I. TÌNH HÌNH GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM:
1. Tình hình chung trong cả nước:
Việt Nam là một đất nước có địa hình phức tạp đồi núi chiếm phần lớn
diện tích cả nước, có biên giới tiếp giáp Lào, Trung Quốc, Campuchia và các
cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam - nơi kiểm soát hoạt động kinh doanh XNK.
Đặc điểm này của địa hình kế
t hợp với sự ra đời của hàng rào thuế quan và hệ
thống thuế đối với hoạt động kinh doanh làm cho tình hình GLTM trong cả
nước có những diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, để

trốn lậu thuế, tuồn hàng lậu qua cửa khẩu, chống lại sự kiểm soát của Hải
quan, buôn bán và kinh doanh hàng giả,
Ở nước ta trong mấy năm gần đ
ây tệ nạn GLTM phát triển tràn lan như
một bệnh dịch kéo dài âm ỉ làm đau đầu các nhà chức trách trong việc tìm các
giải pháp đặc trị chặn đứng căn bệnh này. Trên thực tế nạn GLTM xuất hiện
khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ khắp các biên giơí phía Bắc đến biên giới
Tây Nam, từ các cửa khẩu qua Trung Quốc, Lào, Campuchia đến các cửa
khẩu quốc tế, từ nông thôn đến thành thị, từ xuấ
t khẩu đến nhập khẩu, từ hoạt
động thương mại chính ngạch đến hoạt động tiểu ngạch, từ đường bộ đến
đường biển, đường hàng không và bưu điện chỗ nào, lĩnh vực nào, tuyến
đường nào GLTM cũng là những vấn đề nóng bỏng nhức nhối.
Trên các tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của nước ta
tình hình GLTM diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi xảo quyệt. Điều
đặc
biệt nghiêm trọng là trong khi Việt Nam ngăn chặn thì phía nước ngoài lại
khuyến khích, thực chất là họ muốn tiêu thụ hàng tồn kho ứ đọng của mình.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







20
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 127 - TW: Năm 2002, tình hình buôn lậu,
buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến rất phức tạp trên
tất cả các tuyến và địa bàn trọng điểm; phương thức và thủ đoạn buôn lậu

ngày càng tinh vi hơn; sự chông trả người thi hành công vụ của các đối tượng
tham gia buôn lậu diễn ra quyết liệt và trắng trợn. Đáng chú ý một số tuyến ,
địa bàn tr
ọng điểm như sau:
1.1 Tuyến biên giới Việt - Trung:
Trên tuyến này buôn lậu diễn ra tấp nập hối hả nhất là ở các khu vực cửa
khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tâm Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình,
Văn Lãng (Lạng Sơn), Chi Ma (Lạng Sơn), Sau khi lực lượng Công an
Trung Ương triệt phá ổ buôn lậu tại Hang Dơi và có sự chỉ đạo kiên quyết của
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, tình hình buôn lậu đã giả
m nhưng trong tháng 11 và
12/2002 tình hình lại diễn biến phức tạp, hàng lậu được xé lẻ đi hai bên cánh
gà cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh, đường 05, 06, Kéo Kham. Tại các chợ và
trung tâm thương mại, hàng lậu vẫn được bày bán. Đã xảy ra tình trạng bọn
cửu vạn tấn công Bộ đội biên phòng để giải vây hàng hoá bị thu giữ.
Tại Quảng Ninh: Tình hình buôn lậu trên tuyến đường bộ đã giảm rõ rệt
do lực lượng Quản lý Thị trườ
ng phối hợp với các lực lượng khác tăng cường
kiểm tra, kiểm soát trong nội địa nhưng việc vận chuyển hàng lậu trên biển
bằng các tàu, thuyền đánh cá hoặc bè, mảng vẫn tiếp diễn, kết quả ngăn chặn
còn hạn chế.
Tại Lao Cai: Buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra với quy mô
không lớn nhưng tính chất lại phức tạp vì mặt hàng đa dạng; ph
ương thức, thủ
đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu rất tinh vi và thường xuyên thay
đổi
1.2. Tuyến biên giới Việt - Lào:
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU








21
Khu vực miền Trung tình hình buôn lậu chủ yếu ở khu vực cửa khẩu Lao
Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lò Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cửa Sót
(Hà Tĩnh), Lý Hoá (Quảng Bình),
Tại Quảng Trị: Đầu năm tình hình buôn lậu tại Lao Bảo khá phức tạp.
Do có sự chỉ đạo kiên quyết của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, tình
hình buôn lậu giảm nhiều. Từ cuối tháng 10 đến cuối năm 2002, tình hình
buôn lậ
u lại có chiều hướng gia tăng. Khu vực khuyến khích phát tiển kinh tế
và thương mại Lao Bảo vẫn là một trong những “điểm nóng” về buôn lậu,
lượng hàng nhập lậu qua đây tương đối nhiều (chủ yếu là thuốc lá ngoại, nước
giải khát, rượu ngoại). Tại thị xã Đông Hà hàng không rõ nguồn gốc vẫn bày
bán khá nhiều.
Tại Hà Tĩnh: Tình hình nhập lậu đang có xu hướng gia tăng, hàng l
ậu đi
qua 2 bên cánh gà cửa khẩu Cầu Treo và Trạm KSLH Nước Sốt nhằm tránh
sự kiểm tra, kiểm soát. Sự chống trả các lực lượng chức năng của các đối
tượng buôn lậu tại đây rất quyết liệt.
Tại Nghệ An: Tình hình tại đây vẫn rất phức tạp, nhất là vùng biển
Quỳnh Lưu, Cửa Lò nhưng buôn lậu đã giảm, trong những tháng cuối nă
m
chưa thấy có dấu hiệu tăng lên. Ngoài ra, hàng lậu từ Cửa khẩu Cầu Treo qua
đường Nam Đàn, Hưng Nguyên vẫn được các đối tượng buôn lậuđưa về
Thành phố Vinh để tiêu thụ.
1.3. Tuyến biên giới Tây Nam:

Khu vực này tập trung ở khu vực huyện Đức Huệ (Lonh An), Phước Chỉ
(Tây Ninh), An Giang, Đồng Tháp khu vực này bọn buôn lậu và GLTM dùng
rất nhiều thủ đoạn tinh vi như quay vòng tem nhập khẩu, sử d
ụng tem giả,
quay vòng vỏ thùng hàng đã dán tem, chẻ nhỏ hàng từ xa để vận chuyển, thuê
mướn nhà xưởng, xe công cụ của một số cơ quan, doanh nghiệp để làm kho
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







22
trung chuyển, sử dụng hồ sơ chứng từ giả quay vòng nhiều lần, đặc biệt gần
đây bọn buôn lậu còn dùng hình thức cưới xin vùng biên giới để vận chuyển
hàng lậu. Đây là tuyến buôn lậu tập trung sôi động phức tạp từ lâu trong đó
mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá ngoại, xe gắn máy “nghĩa địa”, quần áo
si đa, đồ điện tử, hàng xa xỉ
phẩm, đồ chơi trẻ em, của Thái Lan, Nhật Bản,
Tây Âu. Hàng xuất lậu chủ yếu là vàng, ngoại tệ, xăng dầu, nông sản thực
phẩm làm cho hiện tượng chảy máu vàng, ngoại tệ ra nước ngoài ngày một
lớn mạnh. Những hàng hoá này được đưa vào nội địa tiêu thụ phần nhiều là
vào TP.HCM, đây là thị trường tiêu thụ rộng không chỉ hàng hoá ở Tây Nam
mà còn có các mặt hàng nhập lậu từ biên giới phía Bắ
c được đưa vào như vải,
quần áo, hàng điện tử, xe đạp, gạch men, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mặt
hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong hàng nhập lậu là thuốc lá, lúc cao điểm
có khi lên đến mức 1 triệu bao/1 ngày. Theo cục điều tra chống buôn lậu bình

quân mỗi ngày có khoảng 700 - 800 kiện thuốc lá được trở về từ Campuchia,
ước tính một tháng có khoảng 12 - 15 triệu bao nhập lậu qua khu v
ực này
trong khi đó theo ban chỉ đạo 1 tháng lực lượng chống buôn lậu chỉ thu được
khoảng 2 triệu bao. Mặt hàng nữa là xe máy nhập lậu từ cuối năm 1997 đến
đầu năm 1998 trung bình mỗi ngày có từ 30 - 40 xe máy nhập lậu bằng nhiều
cách, mướn người lái, dắt, có khi gắn biển số giả để chạy vào nội địa. Hàng
lậu được đưa vào nội địa cũng như xuất ra khỏi lãnh thổ
bằng nhiều tuyến
khác nhau: đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường bưu điện.
1.4. Trên tuyến đường bộ:
Trên tuyến đường này bọn buôn lậu và GLTM thường sử dụng người địa
phương thông thạo đường ngang lối tắt, nắm vững quy luật hoạt động của lực
lượng kiểm soát để lợi dụng thời cơ mang các hàng lậu vượt biên xuyên rừng
xếp lên các xe lam th
ậm chí ô tô chở hàng thuê đậu rải rác cách cửa khẩu 1 - 2
km để chở về xuôi theo điểm hẹn của chủ hàng. Bọn buôn lậu và GLTM tìm
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU







23
mọi cách để cột những người này phải phụ thuộc vào mình, chịu trách nhiệm
với số hàng mang vác do vậy mà khi bị bắt họ chống trả quyết liệt lại cơ quan
chức năng. “Cửu vạn” phải mang vác lên lưng vật rất nặng như tủ lạnh, nồi
cơm điện, máy giặt, linh kiện xe máy, ắc quy ô tô, 1 hoặc 2 thùng bánh ngọt

trên lưng một người cõng mà chỉ được bình quân 1 ngày 15.000 - 20.000
đồng sau khi trừ đi tất cả các khoản phí. Đây là khoản thu nhập rất thấp so với
công việc mà họ làm nhưng vẫn cao hơn mức họ làm kinh tế gia đình ở địa
phương, do vậy mà khu vực cửa khẩu người ta thấy rằng người người, nhà
nhà làm “cửu vạn” tiếp tay cho buôn lậu, rất ít người than gia thậm chí ở miền
xuôi cũng lên than gia vận chuyển hàng lậu.
Núi rừng hiểm tr
ở với đường ngang lối tắt chi chít đã trở thành vỏ bao
bọc, lưu trú cho “cửu vạn” và hàng lậu tránh sự dòm ngó của Hải quan, biên
phòng và các lực lượng chống buôn lậu. Bình quân mỗi ngày ở cửa khẩu Cầu
Treo có 200 triệu hàng lậu trốn thuế qua mặt Hải quan. Ngày cao điểm lên tới
700 - 800 triệu đồng. Theo tuyến này bọn gian thương thường ẩn nấp trong
rừng sâu, liên lạc với nhau bằng điện tho
ại di động và điều khiển “cửu vạn”,
xe chở thuê vào nội địa gây cản trở cho lực lượng Hải quan cả về phương
tiện, lực lượng và sự thông thạo địa hình hiểm trở.
Mỗi cửa khẩu có những mặt hàng đặc trưng riêng, tuy nhiên do đặc thù
đường bộ nên chủ yếu là những mặt hàng có thể mang vác hoặc xé lẻ được để
mang vác vượt rừng đưa vào nộ
i địa với khối lượng và giá trị lớn. Bọn buôn
lậu sau khi tập kết được hàng hoá chủ yếu vận chuyển bằng đường sắt để đưa
sâu vào nội địa, tập trung phần lớn trên các chuyến tàu hàng nguyên toa kẹp
chì, vận chuyển cả ngày lẫn đêm. Hàng lậu được tập kết một cách công khai
coi thường dư luận và pháp luật (đăc biệt là những năm 1997 trở về trước).
Chủ hàng thông đồng với nhân viên nhà ga và trên tàu để thực hiện hành động
gian lận trốn thuế, trốn cước và vận chuyển hàng cấm. Trên tuyến đường sắt
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THẾ HIẾU








24
Lào Cai - Yên Bái - Việt Trì - Lạng Sơn - Yên Viên cho thấy hàng nhập lậu
được chia nhỏ qua các đường mòn biên giới tập kết tại khu vực nhà ga sát giờ
tàu chạy ồ ạt được đưa lên hay dỡ xuống trong các chuyến tàu khách. Khu
vực nhà ga hàng lậu được phân tán trong các nhà dân nhà ở của cán bộ công
nhân viên chức nhà ga và khá tự do rất khó cho công tác quản lý. Hàng lậu
chủ yếu được tập kết và vận chuyển vào ban đêm do rất nhiều “cửu vạn” thực
hiệ
n diễn ra trong thời gian ngắn tàu đỗ tại ga làm cho các lực lượng kiểm tra,
kiểm soát không đủ lực lượng và thời gian thực hiện và bắt giữ xử lý. Tại một
số cửa khẩu địa phương không có tàu hoả hoặc được vận chuyển bằng các
phương tiện khác như: ô tô, xe lam, bọn “đầu nậu” thường chia nhỏ phân
tán hàng hoá thành nhiều chuyến, thay đổi xe, đổi tuyến vận chuyển, thay đổi
hoá đơ
n dùng hoá đơn buôn chuyến để hợp pháp hoá các lô hàng chưa đóng
thuế nhập khẩu theo phương thức “kiến tha lâu cũng đầy tổ” này đã gây
không ít khó khăn cho các lực lượng chống buôn lậu.
1.5. Trên tuyến đường Biển - Đảo:
Hoạt động buôn lậu và GLTM ở tuyến này tuy không sôi động như đất
liền nhưng lại được tổ chức rất quy mô, lượng hàng hoá lớn và có giá trị cao.
Bọn gian thương sử dụng ph
ương tiện vận chuyển từ tàu đánh cá nhỏ đến tàu
lớn như tàu pha sông biển, tàu viễn dương. Chúng hoạt động có tổ chức và
phối hợp chặt chẽ với nhau, địa bàn rộng, tổ chức đường dây xuyên quốc gia,
quốc tế, sử dụng và trang bị hệ thống thông tin liên lạc điều khiển từ xa. Khu
vực sôi động và phức tạp nhất là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,

Nam
Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kiên
Giang, hàng hoá được tập kết ở một số điểm: Cảng Kỳ Xá, Giang Bình,
Phong Thanh (Trung Quốc) nơi các mặt hàng chủ yếu: vật liệu xây dựng, đồ
điện tử điện lạnh của Nhật Bản, hàng tiêu dùng như vải, quần áo may sẵn,
động cơ nổ, đồ chơi trẻ em, xe đạp

×