Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hệ sinh thái trên cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357 KB, 16 trang )

Tác động của BĐKH & NBD đến các hệ sinh thái trên cạn và đề xuất kế hoạch ứng phó.
MỤC LỤC
Trang
I.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo .........................................................................3
I.1.2. Đặc điểm địa chất.........................................................................................3
I.1.3. Đặc điểm khí hậu, chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng...............................3
Thú ba, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm bảo
vệ đa dạng sinh học của từng địa phương trong tỉnh.......................................................13
- Tăng cường nhân lực trong quản lý rừng và các nguồn lợi khác liên quan đến đa
dạng sinh học. .................................................................................................................13
- Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác không bền vững, đối với tài nguyên sinh vật
trên cạn. Phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên.....................................................13
Thứ tư, chú trọng bảo tồn ĐDSH trong nông nghiệp...........................................13
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
Tác động của BĐKH & NBD đến các hệ sinh thái trên cạn và đề xuất kế hoạch ứng phó.
MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học (ĐDSH) nói chung và các hệ sinh thái (HST) trên cạn nói riêng
là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH) và
nước biển dâng, các hệ sinh thái trên cạn đã và đang ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Việt Nam là nước được dự báo sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH thì
vấn đề bảo vệ ĐDSH cần được quan tâm hơn nữa
Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là
nơi có địa hình thấp so với mặt nước biển, nhiều nơi cao trình chỉ đạt từ 20 - 30cm,
đường bờ biển dài nên được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm
trọng nhất. Đối với tỉnh Sóc Trăng có 72km bờ biển với 03 cửa sông là Định An, Trần
Đề và Mỹ Thanh, mỗi năm lượng phù sa từ các nhánh sông đổ ra biển rất lớn, bồi đắp
các bãi bồi ven biển, tạo điều kiện thuận lợi môi trường lý tưởng cho các loài thủy sản
đặc hữu cư trú, sinh sôi nảy nở và cây rừng ngập mặn ven biển phát triển mạnh. Trên
địa bàn tỉnh bao gồm hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái
biển. Tất cả tạo nên tính đa dạng sinh học phong phú, đa dạng và đặc thù của vùng ven


biển đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kịch bản nước biển dâng 1m thì sẽ là một trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt
hại với diện tích bị ngập khoảng 1.425km
2
(chiếm 43,7% diện tích cả tỉnh). Những
nghiên cứu gần đây cho thấy tác động nổi bật của BĐKH đối với tỉnh Sóc Trăng là xâm
nhập mặn, xói lở bờ biển do nước biển dâng với nguy cơ tiềm tàng là ngập chìm một số
vùng đất thấp ven biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, nhất là rừng
ngập mặn sẽ làm mất đi hoặc làm thay đổi các hệ sinh thái đặc thù của địa phương.
BĐKH và suy thoái ĐDSH là những vấn đề môi trường có ảnh hưởng lâu dài và
to lớn tới sự phát triển của mỗi quốc gia. Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong
nhiều chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu. Mặt khác, ĐDSH có vai trò trung tâm
đối với sinh kế của cộng đồng dân cư nông thôn và người dân bản địa. Vì vậy, “Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các hệ sinh thái trên cạn do
mất không gian cư trú cho các loài sinh vật, rối loạn môi trường sống và suy giảm đa
dạng sinh học” là một việc làm cần phải thực hiện ngay để giảm bớt hậu quả mà biến
đổi khí hậu gây ra cho tỉnh Sóc Trăng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
2
Tác động của BĐKH & NBD đến các hệ sinh thái trên cạn và đề xuất kế hoạch ứng phó.
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI
TRÊN CẠN TỈNH SÓC TRĂNG
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất
bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía
Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực
nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng
hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển

Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh
Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa
mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu, phía Bắc huyện Kế Sách đến sông Mỹ Thanh,
giới hạn từ sông Hậu đến Kênh Bà Sẩm cao trình từ 1 – 1,2 m và ven biển, gồm các
huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, giồng cát cao đến 1,4 m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là
vào mùa khô.
I.1.2. Đặc điểm địa chất
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được
hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần
mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các dạng
trầm tích có thể chia thành những tầng chính sau:
- Tầng Holocene: nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát.
Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.
- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.
I.1.3. Đặc điểm khí hậu, chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng
a. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và
chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
3
Tác động của BĐKH & NBD đến các hệ sinh thái trên cạn và đề xuất kế hoạch ứng phó.

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 26,9°C (2009). Nhiệt độ cao nhất trong năm
vào tháng 4 (28,6°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (24,3°C).
- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150
kcal/cm
2
. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao
nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn
theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp
nhất 75% vào mùa khô).
- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng
gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa
rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ
yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s.
- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài
liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc
Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng
gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
b. Đặc điểm chế độ thủy, hải văn
Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau.
Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8),
chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều
trung bình từ 194 – 220 cm.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Dòng cửa
sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ

mùa lũ ở sông Hậu. Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s. Dòng hải lý theo mùa và dòng
chảy ven bờ lấn át dòng chảy sông tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo hướng Tây –
Nam là chủ yếu trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc trong mùa mưa.
Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có
thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể sử
dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó
không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo
thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
I.1. 4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Phân loại đất toàn tỉnh có 6 nhóm đất chính:
- Đất cát: diện tích 8.491 ha chiếm 2,65% diện tích tự nhiên, phân bố theo các
giồng cát chạy dọc ven biển thuộc Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, sử dụng trồng rau màu.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
4
Tác động của BĐKH & NBD đến các hệ sinh thái trên cạn và đề xuất kế hoạch ứng phó.
- Đất phù sa: diện tích 6.372 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở
các huyện Kế Sách, Mỹ Tú. Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét pha thịt,
thích hợp cho trồng lúa tăng vụ, cây ăn trái đặc sản.
- Đất gley: diện tích 1.076 ha chiếm 0,33% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng
trũng, ngập nước mùa mưa thuộc các xã phía Bắc huyện Kế Sách. Đất có thành phần cơ
giới lớp mặt là sét, lớp dưới là thịt pha sét, hiện được sử dụng để trồng lúa một vụ và
nuôi thả thủy sản.
- Đất mặn: diện tích 158.547 ha, chiếm 49,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả
các huyện trong đó tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ
Xuyên. Đất mặn từ nhiều đến ít, thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét và thịt pha
cát, hiện đang được sử dụng trồng lúa, rau màu, cây ăn trái và chủ yếu cho nuôi trồng
thủy sản.
- Đất phèn: diện tích 75.823 ha, chiếm 23,7% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải

rác ở các huyện, tập trung thành diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên
và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Đất chua có hàm lượng mùn thấp, thành phần cơ
giới từ trung bình đến nặng. Hiện đất được sử dụng chủ yếu để trồng lúa, cây ăn trái và
nuôi trồng thủy sản.
- Đất nhân tác: diện tích 46.146 ha, chiếm 21,82% diện tích đất tự nhiên, phân bố
ở tất cả các huyện, tập trung nhiều nhất ở Kế Sách và Long Phú. Đất phát triển trên nền
đất phù sa cũ do canh tác lâu đời nên bạc màu, độ phì thấp, hiện phần lớn được sử dụng
để trồng lúa 2 - 3 vụ và rau màu.
Đặc điểm địa hình, đất đai của vùng đồng bằng ven biển cửa sông Hậu tạo cho
Sóc Trăng tiềm năng thế mạnh về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hạn
chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần
nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai
phần lớn là đất bãi bồi ven sông và ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn mùa khô, một số
nơi bị úng ngập mùa mưa để đáp ứng yêu cầu sản xuất phải đầu tư nhiều cho công trình
thủy lợi.
b. Tài nguyên nước
Mạng lưới dòng chảy sông ngòi, kênh rạch (có thể lưu thông tàu, thuyền qua lại)
có mật độ dày bình quân hơn 0,2 km/ km
2
trong đó quan trọng nhất là sông Hậu chảy ở
phía Bắc tỉnh ngăn cách Sóc Trăng với Trà Vinh và sông Mỹ Thanh chảy ở phía Đông
Nam tỉnh là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất đồng thời là tuyến đường sông ra
biển của tỉnh. Phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng xâm mặn vào
mùa khô và do tác động của chế độ thủy triều lên xuống ngày 2 lần với mực nước dao
động trung bình 0,4 - 1 m. Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung bình khoảng 7000-
8000 m
3
/s vào mùa khô giảm xuống chỉ còn 2000- 3000 m
3
/s làm nước mặn xâm nhập

sâu vào khu vực bên trong đất liền (Long Phú, Mỹ Tú), tương tự vào mùa khô nước mặn
xâm nhập qua sông Mỹ Thanh theo kênh rạch vào tới vùng phía Tây (Thạnh Trị ) của
tỉnh gây khó khăn về nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm khá dồi dào, nước ngầm mạch sâu từ 100 - 180 m, chất lượng
nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước ngầm mạch nông từ 5 - 30 m thường bị nhiễm
mặn vào mùa khô.
c. Tài nguyên rừng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
5
Tác động của BĐKH & NBD đến các hệ sinh thái trên cạn và đề xuất kế hoạch ứng phó.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, diện tích rừng và đất lâm
nghiệp theo 3 loại rừng tính đến 31/12/2009 là 10.397,5 ha chiếm 3,2 % diện tích của
tỉnh, chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển phân bố tập trung ở Vĩnh Châu, Long Phú và
Cù Lao Dung. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng đến phát triển bền vững của tỉnh
chủ yếu là chống xói mòn, mặn hoá, cát hoá đất ven biển, bảo vệ cân bằng sinh thái các
vùng cửa sông đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch.
d. Tài nguyên biển
Sóc Trăng có bờ biển chạy dài 72 km (chiếm 2,21% chiều dài bờ biển cả nước)
với 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh (S. Mỹ
Thanh) có điều kiện để phát triển kinh tế biển nhất là về khai thác, nuôi trồng thủy sản,
vận chuyển đường biển và du lịch biển. Nguồn lợi thủy sản, vùng biển là nơi trú ngụ của
nhiều loại thủy, hải sản nước lợ và nước mặn có giá trị kinh tế, qua điều tra xác định có
661 loài cá, 35 loài tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các
họ mực nang, mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể
khác. Khả năng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn tấn năm, ngoài ra
còn có điều kiện vươn ra khai thác xa bờ để tăng sản lượng và hiệu quả khai thác lên
hơn nữa.
I.2. HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN TỈNH SÓC TRĂNG
I.2.1 Hệ sinh thái rừng
I.2.1.1. Rừng ngập mặn

Sóc Trăng ở hạ lưu sông Hậu, có ba nhánh sông lớn đổ ra biển Đông: Định An,
Trần Đề, Mỹ Thanh và 72 km bờ biển. Mỗi năm lượng phù sa từ các nhánh sông đổ ra
biển rất lớn, bồi đắp các bãi bồi ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lý tưởng
cho các loài thủy sản đặc hữu cư trú, sinh sôi nảy nở và cây rừng ngập mặn ven biển
phát triển mạnh.
Theo thống kê đến 31/12/2009 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, tổng diện
tích đất có rừng toàn tỉnh là 10.530,9 ha, trong đó rừng ngập mặn tự nhiên là 1.409,5 ha
(chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển) tại các huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề và
Cù Lao Dung.
Hình 1.1: Rừng ngập mặn huyện Cù Lao Dung
Hệ thực vật gồm nhiều loại như: đước, bần, mắm… là nơi cư trú của nhiều loài
động, thực vật hoang dã như: chim, rùa, rắn, chồn, ếch, nhái cóc... và là môi trường
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - CEE
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×