MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nước Nga tuy cách xa về địa lý nhưng gần gũi với dân tộc Việt Nam ở
cách cảm ,cách nghĩ về thiên nhiên, con người và cả cách nhìn nhận về những
chuyển biến xã hội.Điều đó có thể thấy rõ trong sáng tác của các nhà văn cả
hai nước. Nền văn học tràn đầy sức sống của Nga đã có ảnh hưởng và tác
động không nhỏ tới sáng tác của nhà văn Việt Nam đặc biệt là các tác giả văn
học Việt Nam thế kỷ XX.Đúng như lời tâm sự của nhà văn Ma Văn Kháng về
văn học Nga: “Nền văn học vĩ đại này đã cho tôi một sự khai mở,cảm hứng
trữ tình của các thi hào như L.Tônxtôi.A.Sêkhốp,Bunin,Pasternak làm phong
phú thêm tâm hồn Việt của tôi”.
Nếu kể tên các nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc của thế kỷ XX thì không thể
thiếu Êxênhin “Êxênhin được xem là ngôi sao hàng đầu.Trong sáng tác của
mình, nhà thơ đã thể hiện thành công một cách mãnh liệt và rực rỡ những
mâu thuẫn của thời đại cách mạng,chỉ ra tấn bi kịch và sự vĩ đại của nó,khai
mở sâu sắc thế giới phức tạp những trải nghiệm của con người sống trong thời
đại của những cuộc chiến tranh và cách mạng”. Được coi là nhà thơ dân tộc
bởi “tiếng hát” của ông là tiếng lòng của dân tộc Nga “Tài năng có một không
hai của ông bắt nguồn sâu xa từ cảm quan thế giới của nhân dân, văn hoá và
lịch sử Nga”. Đến nay, ông vẫn là “một trong những nhà thơ được mến mộ
nhất,được đọc nhiều nhất ở Nga và nổi tiếng trên toàn thế giới.Thơ ông đã
được dịch ra hơn 150 thứ tiếng của các dân tộc”(Từ “toàn tập S.A.Esenin đến
“Bách khoa toàn thư Esenin” - TS.N.I.Shubnikova-Guseva).
Xecgây Êxênhin (1895 - 1925)là một trong những nhà thơ thiên tài của
văn học Nga đầu thế kỷ XX.Bằng “tài năng thi ca độc đáo”của mình, Êxênhin
đã viết lên những vần thơ có sức ảnh hưởng và lan toả mạnh mẽ đối với nền
văn học Nga hiện đại.Vị trí của Êxênhin có thể sánh ngang với
1
Blốc,Maiacôpxki Thơ trữ tình Êxênhin chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống văn học Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Cùng với một số nhà thơ
khác, Êxênhin đã sáng lập nên trường phái chủ nghĩa hình tượng.Trong thơ
ông, hình ảnh luôn phát huy hết tác dụng của nó khi được đặt vào mối quan
hệ trong chỉnh thể của bài thơ.Sinh thời và cả sau khi ông mất, thơ ông được
độc giả nồng nhiệt đón nhiệt, một số bài thơ của ông và chính cuộc đời ông là
nguồn cảm hứng chắp cánh cho những bản nhạc được nhiều thế hệ khán,thính
giả yêu thích.
Thơ Êxênhin nảy nở một cách tự nhiên trên thềm lục địa văn hoá dân
gian Nga.Từ đó, thơ ông vươn tới đỉnh cao của thi ca thế giới.Với ba mươi
tuổi đầu và bắt đầu làm thơ từ năm mười hai tuổi,với gần hai mươi năm cống
hiến cho thơ ca, Êxênhin đã để lại một di sản thơ đồ sộ với những áng thơ
tuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên Nga, xúc động với những vần thơ chân
thật về tình yêu, ám ảnh với những vần thơ tự thú…và hơn hết là những bài
thơ viết về nước Nga với những suy nghĩ, trăn trở rất thật về vận mệnh của Tổ
quốc.Những bài thơ đó sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi người dân Nga.
Đúng như lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh Êxênhin “Êxênhin chính là nước Nga,là tâm hồn Nga và trái tim
Nga”.Đọc thơ Êxênhin, ta cảm nhận được những vần thơ ấy sinh ra từ trái tim
thi sĩ vì vậy theo một lẽ tự nhiên nó đến được với trái tim bạn đọc bởi sự chân
thành và đồng điệu giữa người tạo ra tác phẩm và tác giả.Thơ Êxênhin chính
là đời ông đúng như ông khẳng định “những gì liên quan đến tiểu sử của tôi
thì đều nằm trong thơ tôi”(“Tự thuật”10/1925).
Bên cạnh mảng thơ viết về tình yêu nam nữ,về sự tự thú… thì mảng
thơ viết về nước Nga chiếm vị trí đặc biệt trong sáng tác của Êxênhin.Thơ
viết về đề tài Tổ quốc là những vần thơ được viết lên bởi một ý thức trách
nhiệm của một nhà thơ đó là nói lên sự thật dù sự thật đó là thuốc đắng.
2
Êxênhin gắn bó máu thịt với nước Nga. Ông không muốn biết thêm bất
cứ một thứ tiếng ngoại ngữ nào bởi ông tin rằng điều đó gây hại cho một nhà
thơ dân tộc như ông.Hình tượng nước Nga không chỉ trở đi trở lại trong các
sáng tác của ông ở những bài thơ mang tựa đề “Nước Nga” mà cả ở những bài
thơ trữ tình phong cảnh hay những bài thơ viết về những người thân trong gia
đình,những đồ vật thân thuộc…người ta vẫn nhận thấy thấp thoáng hình ảnh
một nước Nga mà ông “yêu đến sướng vui đau khổ”.Có thể nói rằng nước
Nga là hơi thở, là nhịp sống của Êxênhin.Ông là “Nhà thơ Nga nhất trong các
nhà thơ Nga,là người thể hiện trọn vẹn,đẹp đẽ nhất hương thơm xứ sở bạch
dương”[19,42]
Đến với đề tài “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin” Chúng tôi
muốn hoàn thiện hơn bức chân dung của một thi sĩ lớn không chỉ của nước
Nga.Ở Việt Nam, thơ Êxênhin đã và đang thu hút được sự quan tâm của sinh
viên, học viên, và các nhà nghiên cứu.Tuy nhiên,mảng thơ viết về nước Nga
chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu.Vì vậy khi chọn đề tài này chúng
tôi mong góp phần bổ sung vào chỗ trống trong việc nghiên cứu về thơ
Êxênhin để đem lại cái nhìn trọn vẹn hơn về thơ Êxênhin “kinh thánh của tâm
hồn Nga”(như “Lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga” nhân kỷ niệm 100
năm ngày sinh X.Êxênhin).
Bên cạnh đó việc nghiên cứu thơ Êxênhin cũng giúp trang bị thêm
những kiến thức lí luận trong việc nghiên cứu về tác giả văn học.Đây là việc
làm có ý nghĩa thiết thực với người làm công tác giảng dạy phổ thông như
chúng tôi.Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, việc nghiên cứu và học văn học
nước ngoài trong nhà trường còn gặp nhiều lúng túng, nhất là ở phương pháp
tiếp cận. Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin”sẽ góp
phần trang bị phương pháp nghiên cứu cho mỗi giáo viên, giúp ích cho việc
giảng dạy thơ nói riêng và văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung.
3
2.Lịch sử vấn đề
Do hạn chế về ngoại ngữ và tài liệu tham khảo, trong phần lịch sử vấn
đề chúng tôi chỉ xin nêu những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài thông
qua nguồn tài liệu tiếng Việt.
Những giá trị đích thực sẽ tồn tại mãi mãi, điều đó thật đúng với những
vần thơ viết về nước Nga của Êxênhin.Từ những vần thơ bay bổng diệu kỳ
khi thâu tóm cái thần thái đặc trưng của thiên nhiên Nga đến những vần thơ
thể hiện “ một tâm trạng chán chường, thất vọng, đầy mâu thuẫn”khi “thực tế
phức tạp của đất nước trong thời kỳ cách mạng và nội chiến không giống như
ảo tưởng ban đầu”[15,83].Khi cách mạng bùng nổ Êxênhin nồng nhiệt chào
đón “Tôi hoàn toàn đứng về phía tháng Mười, nhưng tiếp thu mọi cái theo
hiểu biết của mình, theo khuynh hướng nông dân”(“Tự thuật” 10/1925).Chính
bởi thế nên có thời kỳ người ta né tránh,dè dặt, quy chụp ông nhiều tội thậm
chí so sánh Êxênhin với Maiacôpxki theo chiều hướng bất lợi cho ông.
Trong cuốn (“Tự thuật”10/1925) Êxênhin đã khẳng định “Những gì
liên quan đến tiểu sử đều nằm trong thơ tôi”.Thơ ông là đời ông nên nó cũng
có số phận thăng trầm như chính vậy.
Ở nước Nga, khi mới xuất hiện thơ Êxênhin đã được công chúng chào
đón nồng nhiệt.Tuy nhiên có thời gian người ta cho rằng thơ Êxênhin mang tư
tưởng lạc hậu, nặng tính cá nhân nên né tránh, lạnh nhạt.Nhưng cùng với thời
gian, khi những vấn đề chính trị - xã hội đã nhạt dần tính định hướng ảnh
hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá thơ ca của cả một giai đoạn thì người ta
nhận thấy di sản thơ Êxênhin là một viên ngọc minh châu phát ra thứ ánh
sáng nhân bản lung linh màu sắc của sự thật.Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày
sinh của nhà thơ (1895 – 1995) viện Đuma quốc gia Nga nhận định “Êxênhin
như chính là nước Nga,là tâm hồn và trái tim Nga”,thơ Êxênhin là “kinh
4
thánh của tâm hồn Nga, của lòng nhân từ và đức tin vào con người. Nó sống
mãi muôn đời”.
Theo M.Gorki “Êxênhin là chiếc đại phong cầm tạo hoá sinh ra hoàn
toàn cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng,để thể
hiện tình yêu với tất cả những gì có sự sống ở trên đời và khẳng định tình
thương là điều xứng với con người hơn tất cả mọi điều”[20,5]
N.Chikhanôp nhận định về con người trong thế giới nghệ thuật của Êxênhin
“Thơ anh là sự cảm nhận sâu sắc về thế giới,đó không chỉ là thế giới của niềm
vui và nỗi buồn của những cảm xúc lớn lao, và ở đó có sự khát khao mãnh liệt
về tình yêu thực sự, lòng dũng cảm, sự táo bạo và những lo âu trăn trở về
nước Nga”[20,4]
Iu.Procusep một nhà nghiên cứu tâm huyết về Êxênhin trong lời tựa
“Tuyển thơ Êxênhin”cho rằng thiên nhiên trong thơ Êxênhin “nhiều vẻ,đa sắc,
đó không phải là phong cảnh chết cứng mà rất sống động, nó hiện hữu vui
buồn theo số phận đất nước và số phận nhà thơ”[20,6]
Những lời nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà văn Nga đều
khẳng định Êxênhin là nhà thơ của dân tộc Nga.Ông có một tình yêu vô bờ
bến đối với nước Nga, tình yêu đó làm cho diện mạo thơ Êxênhin không lẫn
với bất kỳ nhà thơ nào.Đây thực sự là nhận định đáng quý và là tiền đề để
chúng tôi tiếp tục triển khai sâu hơn đề tài của mình.
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về Êxênhin bắt đầu từ những năm
1960.Người Việt Nam biết đến thơ Êxênhin và yêu mến chúng qua bản dịch
của Thuý Toàn, Đặng Bảy, Tế Hanh, Bằng Việt, Xuân Diệu, Nguyễn Viết
Thắng, Đoàn Minh Tuấn…
Trong Từ điển văn học(bộ mới - 2003) tác giả Bằng Việt đã đánh giá bao
quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ Êxênhin qua các chặng đường: “Từ những bài
thơ đầu, tình yêu say đắm thiên nhiên và đời sống nông thôn Nga đã thể hiện
5
rõ trong thơ Êxênhin.Tuy nhiên trong đó đã thấp thoáng nỗi buồn nhớ về quá
khứ,lo lắng cho lối sống nông thôn thuần khiết đang mất dần sau nhiều biến
động xã hội.Khi cách mạng tháng Mười đến,Êxênhin nôn nóng đón chờ một
cuộc đời mới, “một thiên đường mugích” sẽ đến với người nông dân rồi khi
thất vọng về ảo tưởng đó,ông lại rơi vào sai lầm ở một cực khác khi quan
niệm rằng xã hội tương lai sẽ là một vương quốc của kĩ thuật, máy móc, của
công cụ sản xuất, sẽ lấn át đi những gì tinh tế trong tâm hồn con người,từ đó
dẫn đến tâm trạng buồn chán, thất vọng.Đây là thời kì khủng hoảng lớn,nhà
thơ buông thả lối sống phóng túng một thời gian…Đến năm 1924 - 1925 sáng
tác của Êxênhin đã chuyển hướng về với lý tưởng mới(…) chứa chan tình yêu
tổ quốc.”[45,475].Đánh giá của tác giả Bằng Việt giúp chúng tôi bước đầu
bao quát một cách toàn diện những biểu hiện của cái tôi trữ tình phức tạp đầy
mâu thuẫn được Êxênhin thể hiện trong thơ.
Là người đầu tiên dịch thơ Êxênhin sang tiếng Việt, dịch giả Thuý
Toàn đã khẳng định thơ trữ tình của Êxênhin kể về chính cuộc đời đầy bi kịch
của nhà thơ “Đây là số phận một con người bi kịch,đầy mâu thuẫn của một
thời đại đầy biến động. Đây là trái tim con người đập mạnh trần trụi phô ra
trước mọi người.Qua đó ta cũng thấy cả đời sống xã hội Nga vào thời đại
dông bão đầu thế kỷ XX…”.Đồng thời ông cũng khẳng định ý nghĩa,tầm
quan trọng của bộ phận thơ sáng tác sau cách mạng Tháng Mười của Êxênhin
“Ở đây bạn đọc có thể nhận thấy tâm trạng mâu thuẫn của nhà thơ,bước đi
chập chững của ông trong cuộc đời mới” tuy nhiên dù ông có lầm lạc nhưng
ta vẫn nhận thấy ông là nhà thơ “chân thành,yêu thương quê hương mình vô
bờ bến,băn khoăn lo lắng, xúc động về số phận của quê hương ấy và cũng tin
tưởng tuyệt đối vào tương lai của cuộc đời mới” [40,6].
Người đầu tiên đưa thơ Êxênhin vào giảng dạy ở trong nhà trường là
G.S.Nguyễn Hải Hà.Cùng với đó, giáo sư có nhiều bài viết mang tính định
6
hướng cho việc nghiên cứu Êxênhin như “Quê hương trong thơ Êxênhin”,
“Hình ảnh mẹ trong thơ Êxênhin”, “Giá trị bài thơ “Thư gửi mẹ” của
Êxênhin”.Những bài viết của giáo sư góp phần định hướng cho chúng tôi hình
thành ý tưởng viết luận văn về hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin.
Trong giáo trình “Văn học Nga” (ĐHSPHN 2002)và cuốn “Văn học
Nga trong nhà trường”tác giả Hà Thị Hoà có một số bài viết về Êxênhin như
“X.A.Êxênhin - thi sĩ của bạch dương Nga”, “Thư gửi mẹ của X.Êxênhin”,
đặc biệt là hai bài viết “Êxênhin - thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga” và
“Êxênhin - thi sĩ của nước Nga Xô Viết”.Trong những bài viết đó, tác giả Hà
Thị Hoà đã nhận định “Tình yêu quê hương trong thơ Êxênhin được bộc lộ
một cách chân thành, tự nhiên, giản di gắn liền với hình ảnh cụ thể rất đỗi
thân quen”và “Quê hương là tình yêu, vì thế quê hương đi vào thơ của
Êxênhin trong những rung cảm thật đẹp”. Khi cách mạng Tháng Mười bùng
nổ, nước Nga mới được xây dựng đó là nước Nga Xô Viết, nước Nga XHCN
và theo tác giả “Trước những biến động to lớn và phức tạp của thực tế trong
những năm đầu của CNXH.Êxênhin không khỏi bàng hoàng,ngơ
ngác”ông“bộc lộ những hoài nghi và có phần bế tắc của ông về thực tại xã
hội,về số phận và tương lai nước Nga.Cũng chính từ đó thơ Êxênhin nảy sinh
môtip đố lập giữa nước Nga nông thôn và nước Nga thành thị ,nước Nga bằng
gỗ và nước Nga gang thép”.Tuy vậy “Điều làm Êxênhin day dứt hơn cả là ý
thức công dân,trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước”.Đối với
Êxênhin “Nước Nga Xô Viết là niềm băn khoăn trăn trở nhưng đồng thời
cũng là niềm hân hoan tin tưởng”.Những bài viết của tác giả Hà Thị Hoà là tư
liệu quý mang tính chất đặt nền móng và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc hình thành và triển khai đề tài của chúng tôi.
Tình yêu đối với tổ quốc của Êxênhin một lần nữa được giáo sư Trần
Vĩnh Phúc khẳng định trong cuốn “Nét đẹp thơ văn và ngôn ngữ Nga”“đứng
7
ở vị trí đặc biệt trong thơ ca, Êxênhin là nhà thơ trữ tình viết về tình yêu xuất
sắc nhất, không ai sánh kịp ông, nơi chủ đề tình yêu hoà quyện làm một với
chủ đề Tổ quốc”ông nhận thấy “chất trữ tình sâu đậm của thơ ca Êxênhin
trước hết là tâm hồn chân thành sâu sắc,lòng nhân ái rộng mở, tình yêu cháy
bỏng đối với Tổ quốc, miền quê, đồng nội, tình yêu đối với mỗi sinh vật” Ý
kiến của giáo sư giúp chúng tôi có thêm tư liệu để hoàn thành luận văn.
Liên quan đến đề tài của chúng tôi con có một số bài viết “Êxênhin -
sợi dây đàn thiên nhiên Nga”của Nguyễn Trọng Tạo, “Những dòng thơ như là
số phận”của Đoàn Minh Tuấn, “Êxênhin nhìn từ phía Đông - thơ trữ tình triết
học”của Đỗ Lai Thuý in trên văn nghệ số 5 ngày 16/12/1989.
Êxênhin và thơ trữ tình của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều khoá luận tốt nghiệp và luận văn.Chúng tôi đã tham khảo các luận văn
“Thơ trữ tình phong cảnh Êxênhin”(Luận văn thạc sĩ - Đào Thị Anh Lê), “Cái
tôi tự thú trong thơ Êxênhin từ 1917 - 1925”(Luận văn thạc sĩ - Nguyễn Hồng
Lương) và gần đây là “Tình yêu trong thơ Êxênhin”(Luận văn thạc sĩ - Phạm
Thị Lịch)
Qua quá trình xem xét và thống kê tư liệu đề cập đến đối tượng nghiên
cứu,chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Êxênhin là nhà thơ lớn - tác giả tiêu biểu cho nền văn học Nga - Xô
Viết được các nhà nghiên cứu văn học Nga và thế giới quan tâm.
Ở Việt Nam,các bài viết về nước Nga trong thơ Êxênhin chỉ mang tính
chất giới thiệu chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đi tìm hiểu
hình tượng nước Nga trong thơ ông. Đây chính là khoảng trống để chúng tôi
mạnh dạn tìm hiểu “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin”với mong muốn
góp thêm nguồn tài liệu để có thể đọc, thưởng thức các trước tác của thiên tài
thơ không chỉ của nước Nga này.
8
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Xecgây Êxênhin không chỉ là nhà thơ lớn của nước Nga mà của cả thế
giới.Với đề tài của mình,chúng tôi mong rằng độc giả Việt Nam có thể hiểu
thêm về thơ Êxênhin nói riêng và thi ca Nga nói chung.Qua đó thấy được nét
tương đồng trong tâm hồn hai dân tộc Việt Nam - Nga,hiểu thêm về nước Nga
tươi đẹp, con người Nga với tâm hồn cao thượng.
Mục đích nghiên cứu chính của chúng tôi là thấy được sự vận động của hình
tượng nước Nga từ “nước Nga gỗ” đến “nước Nga sắt thép”qua đó thấy được
những suy tư trăn trở, những băn khoăn ,chiêm nghiệm của một nhà thơ đồng
thời cũng là những suy nghĩ của một bộ phận trí thức Nga trước cuộc cách
mạng vĩ đại của dân tộc - Cách mạng Tháng Mười Nga.
Hình tượng nước Nga là một đề tài lớn bao trùm toàn bộ sự nghiệp thơ
Êxênhin.Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này là cơ sở để chúng tôi tiếp cận và xây
dựng phong cách thơ Êxênhin, thấy được vai trò, vị trí, đóng góp của ông cho
sự phát triển của văn học Nga.
3.2.Nhiệm vụ cụ thể
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ hình tượng nước Nga qua vẻ đẹp thiên nhiên Nga ,
những hình ảnh thân thương và con người quê hương.
- Làm sáng tỏ hình ảnh nước Nga qua những băn khoăn trăn trở của
Êxênhin khi cách mạng tháng Mười bùng nổ,nước Nga mới được xây dựng.
- Làm sáng tỏ hình ảnh nước Nga trong thơ Êxênhin qua cái nhìn tích
cực của Êxênhin về nước Nga Xô Viết
9
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Êxênhin để lại một di sản thơ đồ sộ trên nhiều lĩnh vực như thơ,trường
ca,truyện ngắn…Hình tượng nước Nga thể hiện xuyên suốt qua các giai đoạn
sáng tác của ông. Nhưng như tên đề tài đã xác định, phạm vi nghiên cứu của
luận văn là “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin”.Luận văn tập trung thể
hiện ở những bài thơ nói về vẻ đẹp của đất nước,con người,về những suy tư
của nhà thơ về vận mệnh nước Nga,về người lãnh tụ thiên tài…Trong quá
trình nghiên cứu chúng tôi có liên hệ với một số nhà văn, nhà thơ khác để
thấy được phong cách riêng nhưng có tính kế thừa của ông trong văn học
Nga.
4.2.Đối tượng khảo sát
Chúng tôi chủ yếu khảo sát trên các tác phẩm của Êxênhin đã được
dịch ra tiếng Việt và xuất bản tập chung ở các cuốn:
- “Thơ Blốc và Êxênhin”của tác giả Thuý Toàn(1983)
- “Thơ Êxênhin”nhiều người dịch - NXB Văn học (1995)
- “Thơ và trường ca Êxênhin”của tác giả Nguyễn Viết Thắng,Nxb
Trung tâm văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây(2000)
Ngoài ra,chúng tôi có tham khảo thêm các bản dịch khác của một vài
dịch giả trên các trang web.Đó là những bài thơ thành công nhất của Êxênhin
5.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích của đề tài,chúng tôi xác định
hướng tiếp cận như sau:
- Tiếp cận hệ thống:Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Êxênhin chủ yếu
khám phá tính nội dung của hình thức nghệ thuật trong chỉnh thể và trong
sáng tác của nhà thơ.
10
- Tiếp cận đồng bộ: Tìm hiểu tiểu sử của nhà thơ và mối quan hệ thời
đại,những nhân tố ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ…để có cơ sở cắt nghĩa
chính xác hơn những hình tượng thơ.
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi vận dụng nhiều phương
pháp khác nhau:thống kê, phân loại, so sánh, các thao tác phân tích tổng
hợp…
6.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận,luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:
Chương 1 : Nước Nga bằng gỗ
Chương 2 : Nước Nga thời cách mạng
Chương 3 : Nước Nga Xô Viết
11
Chương 1
NƯỚC NGA BẰNG GỖ
Các nhà thơ Nga ở mọi thời đại đều gắn bó chặt chẽ số phận cá nhân
của mình với vận mệnh của nước Nga,của nhân dân Nga.Đề tài về nước Nga
hầu như không bao giờ vắng mặt trong thơ Nga.Dù sáng tác theo khuynh
hướng nào các nhà thơ Nga đều gặp nhau ở tình yêu nước Nga:
“Bằng trí óc không hiểu nổi nước Nga
Không thể đo nước Nga bằng dây thước
Nước Nga có một điều đặc biệt
Chỉ có thể đặt niềm tin vào nước Nga”
(Vô đề, Feđor Tiutchev,Thúy Toàn dịch)
Là một nhà thơ Nga, rất Nga, Êxênhin từng khẳng định “Thơ trữ tình
của tôi sống được bởi một tình yêu lớn - tình yêu đối với quê hương,đối với
Tổ quốc”[15,86]:
“Ôi nước Nga cánh đồng màu đỏ thắm
Và màu xanh ngã xuống giữa lòng sông
Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ
Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông”
(Thúy Toàn dịch)
Tình cảm mãnh liệt thể hiện qua sự hoài niệm trong hình tượng thơ về
nước Nga cổ, nước Nga tôn giáo với tất cả vẻ đẹp nguyên sơ tạo nên một
“nước Nga bằng gỗ” đối lập với “nước Nga gang thép”.
Khi ra mắt giới văn học ở Petecbua bằng những vần thơ “Ghi những
rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, những tình cảm đối với người thân,bạn bè
và những ước mơ thầm kín”[16,24] mà Blốc nhận xét “đó là những vần thơ
tươi mát,trong trẻo và âm vang”, Êxênhin được nồng nhiệt chào đón như
12
“một đặc phái viên của làng quê Nga” và nhanh chóng nổi tiếng với tập thơ
đầu tay “Lễ cầu hồn”.
Êxênhin thường nhấn mạnh một cách kiêu hãnh cái cội nguồn gốc gác
nông dân của mình “Tôi lớn lên hít thở bầu không khí trong lành của đời sống
sinh hoạt nông thôn”[17].Và ông luôn khẳng định một cách tự hào “Tôi thi sĩ
cuối cùng của đồng quê”.Chính niềm kiêu hãnh và tự hào đó đã hun đúc nên
tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng được gửi gắm vào những vần thơ viết
về thiên nhiên,con người, loài vật, càng đọc ta lại càng thấy tình yêu đất nước
thấm đượm trong mỗi chữ, mỗi câu mà nhà thơ đã dùng biết bao tâm huyết
của mình để thổi hồn vào đó.Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin giai
đoạn đầu đẹp nhưng buồn,đó là nỗi sầu của một nhà thơ nặng lòng với quê
hương đất nước.
1.1.Bức họa đồng quê
Là một nhà thơ, hơn nữa là một “nhà thơ của làng quê” nên trong thơ Êxênhin
không thể vắng bóng thiên nhiên.Một thiên nhiên nguyên sơ,chân thực,giản dị
nhưng không kém phần huyền ảo được sáng tạo bởi thiên tài thơ có một tình
yêu sâu nặng với Tổ quốc,quê hương.
“Sinh ra cùng với những bài ca trên thảm cỏ” thơ trữ tình Êxênhin bộc
lộ một cái tôi đồng quê mang đậm chất dân gian.“Phái viên của làng quê
Nga”là danh hiệu cao quý mà giới văn học Petecbua trao tặng cho chàng thi sĩ
tài hoa có khuôn mặt thiên thần và mái tóc vàng như lúa mạch ấy.Paxternak
gọi Êxênhin là “người thể hiện tuyệt vời hương thơm đặc biệt của của mảnh
đất Nga” .Thiên nhiên trong thơ Êxênhin hoàn toàn không phải một nước Nga
nông thôn cơ khí hoá,điện khí hoá với máy cày máy kéo liên hoàn mà là một
“nước Nga bằng gỗ”, nước Nga đồng ruộng cổ xưa phảng phất nét u hoài:
“Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi
Nhà gỗ thông khoác áo choàng tượng chúa
13
Một màu xanh mắt ngắm nhìn thuê thoả
Một màu xanh tít tắp tận chân mây”
(Thuý Toàn dịch)
Nói đến thiên nhiên Nga là nói đến những thảo nguyên mênh mông vô
tận,đến bao la đồng ruộng trải dài ngát xanh,đến những con đường thôn dài xa
tít tắp, những rặng núi non ,những thung lũng óng vàng và những hồ nước
lung linh màu sắc…
“Sau núi non những thung lũng vàng
Là đường thôn trải dài xa tít
Tôi thấy khói chiều lan toả vạt rừng
Và bờ dậu tầm ma chen vấn vít.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Mảnh đất chiếm một phần sáu trái đất với những không gian mênh
mông vô tận đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn Nga phóng khoáng,không bị giam
giữ,đóng khung định vị vào một khuôn khổ nào nhất định.Tâm hồn đó “Nó
trôi nổi trên bình nguyên bất tận, phiêu du đến những khoảng xa xăm vô
tận.Nó không thể sống trong giới hạn và trong hình dạng,trong sự phân định
của văn hoá,tâm hồn đó khát khao đến cái kết thúc và tận cùng.”[2,220]
Đọc thơ Êxênhin người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thanh
bình yên ả của làng quê:
“Bầu trời xanh và vòng cung màu sáng
Bờ thảo nguyên lặng lẽ chạy vòng quanh
Trên ngôi nhà làn khói đang bay lượn
Đám cưới quạ khoang làm bờ dậu nhẹ nhàng”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Bức tranh làng quê yên ả với không gian khoáng đạt.Chiều cao của
“bầu trời” như được mở ra vô tận khi kết hợp với chiều rộng của “thảo
14
nguyên lặng lẽ chạy vòng quanh”.Trong cảnh thiên nhiên ấy, sinh hoạt của
những người dân làm hoàn thiện bức tranh về một vùng quê mộc mạc, đơn sơ
nhưng không kém phần thi vị.
Là một nhà thơ trữ tình,Êxênhin có sự cảm nhận hết sức tinh tế thứ
hương thơm đồng nội.Có khi là mùi nhựa thông thơm lừng trong không gian
khiến người ta ngất ngây:
“Hoa cỏ măng tơ cúi đầu nghiêng ngả
Cả đất trời thơm ngát nhựa rừng thông”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Hay mùi mật ong,mùi táo chín quyện với mùi hoa cỏ:
- “Ngày lễ thánh nhà thờ trên mọi nẻo
Hương mật ong táo chín toả ngất ngây”
- “Lúa kiều mạch mơ màng bên hồ nước
Thơm ngát mùi hoa cỏ với mật ong.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Hương của lúa kiều mạch,của hoa cỏ, mùi thơm táo chín,mật ong,mùi
ngải cứu nồng nồng,mùi rơm mới, mùi đất khô ngai ngái quyện vào nhau
thành mùi hương quyến rũ đặc trưng của đồng quê mà bất cứ ai dù đi xa vẫn
nhớ về:
“Tôi chỉ muốn về làng quê trìu mến
Khi cảm thấy mùi quyến rũ của đồng quê”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Tinh tế trong cách cảm nhận hương vị làng quê bằng khứu giác,nhạy
cảm khi lắng nghe thanh âm nhẹ nhàng hư ảo của đồng quê Nga:tiếng nước
chảy,lá rơi,chim hót, tiếng lá cây xào xạc gọi gió, tiếng ếch kêu, chó sủa dưới
trăng mờ, tiếng cú vọ trên thảo nguyên, tiếng dế kêu trong bụi cây, tiếng chó
15
tru thảm thiết ngoài đồng tuyết trắng, tiếng kẽo kẹt của cỗ xe tam mã lăn trên
thảo nguyên…
-“Cơn mưa nhỏ như chiếc chổi ướt
Đang quét phân dương liễu vãi trên đồng.”
-“Gió hãy làm cho lá kêu sột soạt”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Đó là những âm điệu thi ca Nga trong vắt của hồn quê Nga vạn thuở,
khơi gợi cảm hứng cho thi sĩ viết lên những vần thơ trác tuyệt.Phải yêu,phải
gắn bó sâu nặng với làng quê lắm Êxênhin mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp đến
ngỡ ngàng ở những sự vật rất đỗi thân quen:
“Ở nơi ấy trên những vồng cải bắp
Ánh bình rót lên giọt nước hồng
Cây phong nhỏ ghé mái đầu lên ngực
Của mẹ mình và uống một màu xanh.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
“Thấy trận mưa xanh mát rượi khu vườn
Tháng tám bò trên dây leo chầm chậm
Cây gia ôm trong vòng tay xanh thẫm
Những đàn chim ríu rít ồn ào”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Cách sử dụng màu xanh tràn ngập: màu xanh của những cây cải
bắp,của cây phong mới mọc,của trận mưa, của vòng tay cây gia,của tiếng
chim… khiến không gian khu vườn trở nên tươi mát, thoáng đãng, trong sạch
và tinh khôi.Không chỉ có vậy Êxênhin còn thành công khi sử dụng biện pháp
nghệ thuật nhân hoá: cây phong ghé mái đầu lên ngực, tháng tám bò trên dây
16
leo, cây gia ôm trong vòng tay xanh thẫm… giúp thiên nhiên sống động và
mang đậm chất “người”.
Có thể thấy rằng “cỏ cây trong thơ Êxênhin lúc nào cũng ánh lên phát sáng
lung linh.Hầu như ánh sáng của cây cỏ là sự phản chiếu ánh lửa từ đôi mắt
thăm thẳm của thi sĩ”[34]:
“Sương giăng trong thung lũng
Rêu trải lớp bạc ra”
Hay:
“Anh đào tóc phủ đầy ánh tuyết
Cành xanh đầy hoa và đầy sương”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Một nước Nga mênh mông, mơ màng, nên thơ và giản dị đã được khắc
tạo từ diện mạo cho đến linh hồn.Trong thơ Êxênhin cứ lan toả một không khí
đồng quê mênh mông vời vợi.Cái tôi đồng quê đã mang lại cho thơ Êxênhin
một hơi thở mới mẻ, độc đáo nổi bật trên văn đàn và mau chóng chinh phục
được trái tim của hàng triệu người dân Nga và nhân dân trên toàn thế giới.
Êxênhin không phải tự nhiên trở thành “phái viên của làng thôn
Nga”.Tìm hiểu tiểu sử của ông ta được biết ngay từ nhỏ ông đã được nuôi dạy
trong gia đình ông bà ngoại,một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ thuộc
tỉnh Riadan miền trung nước Nga.Riadan là một vùng quê thanh bình, tuyệt
đẹp nằm bên bờ sông Ôka xanh biếc.Đây là mảnh đất phì nhiêu,màu mỡ với
những cánh đồng trải dài,dòng sông thơ mộng và khu rừng tuyệt đẹp.
Trong văn học,việc các nhà thơ, nhà văn say mê tìm vẻ đẹp thiên nhiên
không phải là hiếm nhưng “Êxênhin có tài kỳ lạ trong việc vẽ phong cảnh
bằng những câu thơ giản dị.Những bức tranh thiên nhiên của anh là những
bức tranh thuốc nước,màu sắc thật là hài hoà, nhưng không phải vì thế mà
thiếu đi những ấn tượng độc đáo”[34].Có thể thấy vẻ đẹp của vùng quê
17
Riadan hiện lên thật tuyệt diệu.Nơi đây,mỗi sáng mai thức dậy là “bình minh
lên xanh ngoài cửa sổ” vào những ngày khí trời ấm áp.Khi mùa đông tới, bình
minh lại mang tới cái lạnh đến tê người:
“Ánh bình minh bàn tay sương lạnh giá
Đem quất vào những quả táo ban mai”
(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)
Đối trọng lại với bình minh là buổi chiều“hoàng hôn đỏ thắm”.Hoàng
hôn được miêu tả với nhiều sự vật khác nhau dựa trên màu đỏ,màu đen của
nó.Hoàng hôn nhưdảibăngđỏrực:
“Phía tây chụp xuống dải băng đỏ
Người thợ cày rời cánh đồng về nhà”
(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)
Hoàng hôn đỏ thắm trên nền trời xanh được hình dung như đôi cánh
đang bay lên ở phía đường chân trời.Quả là một sự liên tưởng tuyệt diệu:
“Đôi cánh đỏ đường chân trời lịm tắt
Hàng dậu thưa mơ màng ngủ trong sương”
(Thúy Toàn dịch)
Hoàng hôn cũng được liên tưởng như chú mèo rửa mặt:
“Vào giờ tĩnh mịch, khi hoàng hôn trên mái
Như chú mèo con đưa tay rửa mặt”
(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)
Hoàng hôn còn khiến Êxênhin liên tưởng đến những cuốn sách kinh đỏ
rực,những lò lửa.Cũng có khi hoàng hôn gắn liền với nỗi buồn không tên:
“Và nỗi buồn của buổi chiều ảm đạm
Xao xuyến hoài không dứt giữa lòng tôi.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
18
Và khi đêm đến vạn vật như tĩnh lại:dòng sông thiu thiu ngủ, rừng
thông vắng tiếng rì rào, chim chóc, muông thú cũng im lặng… Tất cả như
đắm mình trong ánh trăng lung linh huyền ảo:
“Đêm bốn bề tĩnh lặng
Vạn vật ngủ say rồi.
Riêng vầng trăng vằng vặc
Vẫn rải bạc khắp nơi”
(Tạ Phương dịch)
Không chỉ thành công khi miêu tả sự luân chuyển các thời điểm trong
ngày mà ông còn tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động với các mùa
trong năm.
Mùa xuân đến cũng là lúc những bông hoa anh đào nở bung ngào ngạt hương
thơm:
“Anh đào dại thơm hương
Nở hoa cùng mùa xuân
Những cành cây vàng óng
Vấn lại mớ tóc xoăn.
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Vẻ đẹp tự nhiên bao giờ cũng đáng yêu và đáng ngắm nhất.Lúc sáng
tinh mơ khi những giọt sương vẫn còn đọng lại, khẽ lăn trên những thân cỏ
khiến không gian như được dát một lớp bạc lóng lánh rạng ngời và đâu đó
mùi hương đồng nội quyến rũ phảng phất tạo nên một vẻ đẹp khó nắm bắt:
“Quanh cây những giọt sương
Bò trườn trên thân cỏ
Dưới gốc,cỏ ngát hương
Ánh bạc ngời rạng rỡ”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
19
Tạo nên không gian phát sáng là sở trường của Êxênhin “Sương giăng
trong thung lũng/Rêu trải lớp bạc ra”; “Quanh khắp sân sáng ngời lên sương
muối”.Một đồng cỏ sáng ngời,lung linh hòa với tiếng róc rách của con suối
tạo nên một bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt diệu “Những bài hát ngọt
ngào”khiến lòng người say đắm:
“Ôi những cây sồi,ôi đồng cỏ
Tôi ngây ngất say đắm với mùa xuân.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Khi mùa hè tới bầu trời như trong xanh và cao hơn:
“Trên cái đĩa bầu trời màu xanh
Làn khói mật của đám mây vàng úa.”
(Từ Thị Loan dịch)
Là nhà thơ trữ tình với những cảm nhận tinh tế, Êxênhin đã tái hiện
chính xác và sinh động bức tranh thiên nhiên Nga:
“Tôi lại nhìn thấy bờ dốc quen thuộc
Với màu đất sét đỏ,liễu hờ buông
Lúa kiều mạch mơ màng bên hồ nước
Thơm ngát mùi hoa cỏ với mật ong.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Thiên nhiên đẹp hoang sơ thanh khiết lại càng quyến rũ hơn bởi hương
thơm quen thuộc của đồng nội mùi “hoa cỏ với mật ong”.Quê hương
Exênhin, nước Nga yêu dấu, không chỉ đẹp bởi sự khoe sắc của hoa cỏ mà nó
còn đẹp bởi sự rộng lớn mênh mông đến rợn ngợp:
“Nước Nga quê hương ơi
Ơi thảo nguyên và gió!
Trên phòng nhỏ vàng úa
Lót ổ tiếng sấm trời”
20
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Sự thay đổi mùa trong thơ Êxênhin diễn ra thật tinh tế.Mùa thu đến
bằng những cơn mưa bất chợt làm thay đổi cả khu vườn:
“Thấy trận mưa xanh mát rượi khu vườn
Tháng tám bò trên dây leo chầm chậm
Cây gia ôm trong vòng tay xanh thẫm
Những đàn chim ríu rít ồn ào”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Mùa thu đến cũng là lúc thiên nhiên có sự thay đổi: nước hồ không còn
là màu xanh trong vắt nữa mà chuyển sang màu “hồng thắm”điểm vào bức
tranh là những chiếc lá vàng bay lượn trên bầu trời, những cánh đồng vàng
trải dài tít tắp tạo nên bức tranh mùa thu vàng đặc trưng của nước Nga.
“Trên nước hồ hồng thắm
Lá vàng bay lộn nhào
Như từng đàn bướm lượn
Bay đến tận trời cao”
“Tôi mê chiều nay lắm
Cánh đồng vàng yêu thương
Gió trẻ cuốn vạt áo
Đến vai cây bạch dương”
(Tế Hanh dịch)
Trong thơ Êxênhin, mỗi mùa nước Nga lại thay một bức tranh thiên
nhiên mới và bức tranh mùa nào cũng đẹp.Mùa đông nước Nga được phủ
tuyết trắng ngần và tuyết cũng được miêu tả rất sống động trong thơ
Êxênhin.Tuyết chính là bông hoa trắng mà ai đã rắc xung quanh nhà:
21
“Tôi trả lời em yêu:quanh nhà mình
Như có rắc đầy hoa trắng”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Mùa đông tuyết phủ kín cánh đồng như ngàn con thiên nga trắng:
“Có thể không phải mùa đông ngoài nội
Mà thảo nguyên xà trắng cánh thiên nga”
(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)
Cũng có khi tuyết là tấm nệm trắng phau:
“Tuyết rơi quanh lấp loáng
Trải tấm nệm trắng phau”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Tuyết còn là tấm vải liệm trắng khổng lồ bao trùm mảnh đất quê hương:
“Tuyết phủ kín bình nguyên,vầng trăng lạnh toát
Mảnh đất quê vải liệm phủ trắng mình”
(Đoàn Minh Tuấn dịch)
Hình ảnh của tuyết rất phong phú,đa dạng bởi liên tưởng độc đáo, sâu
sắc tạo cảm giác buốt giá tới tận tâm can.Thiên nhiên đẹp nhưng thiên nhiên
cũng khắc nghiệt với sự sống của con người.Chính vì vậy mà “xem những
bức tranh thiên nhiên Nga của anh,người ta mãi nhớ nó và còn run rẩy lên vì
nó”[34]
Trong bức tranh thiên nhiên không thể thiếu hình ảnh con người.Con
người trong thơ Êxênhin sinh hoạt, làm công việc đồng áng trong tâm thế
thảnh thơi, vui vẻ, và yêu đời:
“Trong khi dồn cỏ khô trên đồng cỏ
Những người đang cắt cỏ hát cho tôi”
“Và tôi tin vào hạnh phúc người thân tôi
Trong luống cày bằng tiếng vang lúa mạch”
22
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Họ sống giản dị, hạnh phúc với những gì mình có, sống cuộc đời không
bon chen, lừa lọc:
“Hạnh phúc thay trong niềm vui nghèo khó
Sống cuộc đời không có bạn,không thù
Đi trên đường ngoằn ngoèo trong xóm nhỏ
Yêu tha thiết những đống cỏ khô.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Một bức tranh thiên nhiên đẹp hài hòa giữa con người và cảnh
vật.Ngôn ngữ giản dị, cách kết hợp màu sắc tự nhiên khéo léo đã truyền tải
hết vẻ đẹp của đồng nội Nga từ diện mạo đến linh hồn.Một nước Nga đẹp đến
độ Êxênhin sẵn sàng chối bỏ thiên đường:
“Ôi nếu như thiên thần lên tiếng gọi
Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường
Tôi sẽ nói thiên đường xin để lại
Cho tôi xin ở lại cùng Tổ quốc yêu thương”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Tình yêu nông thôn Nga của Êxênhin không chỉ gói gọn trong “những
ngôi nhà phủ tuyết trắng mùa đông,những cánh đồng vàng ánh trăng mùa
gặt,những dòng sông, ngọn núi, hàng cây luôn phát ra một thứ ánh rực rỡ sắc
màu”[34]mà đó còn là tình yêu đối với những loài vật quen thuộc gần gũi đàn
bò, con chó, con cừu,bầy gà…
Tình yêu của Êxênin đối với những vật nuôi trong nhà “ngỡ như có thể
trông thấy được, trắng trong và chầm chậm, ngọt ngào rỏ vào lòng người như
dòng sữa mịêt mài chảy qua năm tháng.Có được sự sống động ấy chính là nhờ
tấm lòng cảm thông hoà nhập sâu sắc với cuộc đời,và đặc biệt là đối với tất cả
mọi sinh vật ở chung quanh nhà thơ”[34]
23
Êxenhin là người cảm thông thương yêu mọi sinh vật như đọc được
mọi buồn vui của chúng và coi buồn vui của mọi sinh vật là buồn vui của
chính mình:
“Bằng tiếng kêu buồn bã
Trong im ắng đầm lầy
Con gà hoang đen đúa
Gọi bầy suốt đêm nay”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Bằng sự cảm thông, Exênhin cảm nhận được sự giao tiếp giữa thiên
nhiên và muông thú:
“Với tôi,đàn bò hiền
Luôn gật gù trò chuyện
Khiến cây sồi trẻ lại
Buông cành xuống dòng sông”
Thật kỳ lạ,giống như phép màu cây sồi già như trẻ lại khi nghe đàn bò
“gật gù trò truyện”.Phải có tình yêu thương và sự gắn bó mật thiết với những
loài vật thân thuộc lắm Êxênhin mới có thể viết được câu thơ đầy thú vị:
“Khi mẹ sắp những mẩu bánh mì tròn
Tao cùng với mày, theo lượt cắn ăn
Không xâm phạm của nhau dù một chút”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
Và khẳng định khi trở thành thi sĩ nổi tiếng sẽ:
“Con sẽ hát ca ngợi mẹ và khách
Cái bếp lò,gà trống,mái nhà tranh…
Lên những bài ca của con sẽ rót
Dòng sữa con bò của mẹ màu vàng.”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
24
Tự nhận mình là thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga, Êxênhin đã thể hiện
một cách tuyệt vời hình tượng nước Nga nông thôn “bằng gỗ” bằng những
vần thơ trữ tình.Chất đồng quê dân dã đã mang đến đến cho thơ trữ tình
Êxênhin diện mạo mới đặc sắc trong văn học Nga đầu thế kỷ XX.Chính vẻ
đẹp của quê hương, bầu không khí gia đình là yếu tố quan trọng trong sự bồi
đắp tài năng thi ca thiên bẩm của nhà thơ
1.2.Linh hồn đồng quê
Yếu tố gia đình rất quan trọng cho sự hình thành hồn thơ của các thi
nhân nói chung và Êxênhin nói riêng. Sinh ra trong gia đình nông thôn có
truyền thống văn hoá.Bà ngoại Êxênhin theo kí ức của nhà thơ là một người
nông dân thuần hậu, yêu thiên nhiên và thuộc rất nhiều bài dân ca Nga.Bà
thường kể cho Êxênhin những câu chuyện cổ tích và sự tích các Thánh.Mẹ
của nhà thơ là người phụ nữ hát dân ca hay nhất vùng.Chất nông dân hoà
quỵên với dòng văn hóa dân gian đã hội tụ trong hồn thơ Êxênhin.
Người mẹ là đối tượng hướng tới của nhà thơ.Đó vừa là một người mẹ
cụ thể với căn nhà gỗ, gắn với khu vườn thân thuộc của chú bé Êxênhin ngày
nào,vừa là hình ảnh hữu hình của điểm tựa tinh thần giúp người con vững
bước trên con đường đời nhiều chông gai.Mẹ chính là “niềm vui, ánh sáng
diệu kỳ”,mẹ chính là sợi dây tình cảm gắn người con với gia đình, với quê
hương “Quê hương mỗi người có một/ Như là chỉ một mẹ thôi.”
Ấn tượng nhất là hình ảnh mẹ cặm cụi dệt vải(Gửi em gái Sura), mẹ
đánh thức con, châm đèn phòng khách,mẹ một mình luôn lo âu trăn trở cho
tương lai của đứa con đang phiêu bạt xa nhà(Thư gửi mẹ), lại một mình mẹ
bên khung cửa gió thét gào(Nhận thư mẹ).Người mẹ trong thơ Êxênhin vừa
gần gũi,vừa thiêng liêng:
25