Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HÌNH TƯỢNG CON NGƯƠI TRONG THƠ EDGAR POE" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.05 KB, 12 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009


HÌNH T
ƯỢNG CON NGƯƠI TRONG THƠ EDGAR POE
Hoàng Kim Oanh
Tr
ng i h c Sài Gòn
TÓM TẮT
Edgar Allan Poe (1809-1849) là m t cây bút thiên tài kì l trong lich s v n h c M .
Ông
c coi là m t trong nh ng ng i u tiên a ra lý thuy t và có nh ng th nghi m m i
m
v truy n ng n, “ông t ” c a th lo i truy n trinh thám và kinh d th gi i. Cùng v i nh ng
bài ti
u lu n - phê bình v nguyên lý thi ca, th c a ông ã nh h ng m nh m n các nhà
tiên phong c
a tr ng phái th t ng tr ng Pháp (French Symbolist) nh Charles Baudelaire,
Paul Valéry, S. Mallarmé Nhi
u nhà phê bình còn cho r ng sáng tác c a Poe ã báo hi u và

nh h ng n ch ngh a hi n i sau này. tài n i b t trong th Poe là “Cái p, Tình
yêu, N
i bu n và Cái ch t” v i m t nhãn quan u s u, tang tóc. Trong ó, nhân v t tr tình
th
ng là chính nhà th - con ng i cô c, luôn khao khát giãi bày v i cu c i cái tôi d n
nén trong nh
ng gi c m và hoài ni m au bu n.
Nhà phê bình Marxim Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, là khoa học đặc
bi
ệt về con người. Qua tác phẩm, vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc của cả một kiếp người


c
ứ từng bước, từng lúc hé mở ra cái thế giới vô cùng vô tận của nó. Dostoievxki cũng
vi
ết: “Con người là điều bí ẩn, cần phải khám phá… Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tôi
mu
ốn trở thành con người”[1]. Ở lĩnh vực thi ca, thế giới tâm hồn ấy càng được thể hiện
rõ nét, b
ởi hơn ai hết, “nhà thơ lãng mạn muốn bày tỏ với chúng ta trước hết là về chính
h
ọ, là phơi bày tâm hồn, cõi lòng họ”[2], là sự biểu hiện của cái tôi một cách chân thành
nh
ất. Với Edgar Poe, thơ ca “đã trở thành báu vật không chỉ đối với thơ ca Mỹ mà còn
c
ủa thơ ca toàn thế giới”[3]. Con người đặc thù trong thơ Poe, cái Tôi lãng mạn của ông
được biểu hiện và cảm nhận với những đặc điểm riêng của nó và dù muốn hay không
c
ũng mang dấu ấn chủ quan về cuộc đời, về thời đại mà nhà thơ hiện hữu.
1. Cái Tôi cô
đơn, lạc lõng
M
ười sáu tuổi, Edgar Poe bắt đầu làm thơ. Đó là lúc chàng thanh niên này còn
đặt nhiều hy vọng vào một tương lai tươi sáng, nhiều khát vọng lớn lao cũng như nhiều
ảo tưởng tốt đẹp đến ngây thơ về cuộc đời. Thế nhưng, ngay trong những bài thơ ra đời
r
ất sớm của nhà thơ trẻ lại hiện lên một con người cô đơn, mơ mộng với một thế giới
tâm h
ồn đầy mâu thuẫn.
Có th
ể nói, cô đơn vốn là một motif của thơ ca lãng mạn. Không có nhà thơ lãng
mạn nào không tự suy ngẫm, mổ xẻ nỗi cô đơn bản thân từng trải nghiệm, trăn trở về

cu
ộc đời “lạnh lùng âm u và buồn nản” (Longfellow) của chính mình mà tưởng như của
c
ả nhân loại. Cũng như các nhà thơ đương thời, nhân vật trữ tình trong thơ Poe mang
m
ột vẻ u buồn, một nỗi “sầu vạn cổ” như từ muôn kiếp. Thêm vào đó, nhân vật trữ tình
“Tôi” c
ủa Edgar Poe còn có một ám ảnh riêng như ông đã có lần tự thú về cuộc đời bất
h
ạnh của mình:
Tôi ch
ưa từng có những ngày thơ ấu
Bao tr
ẻ thơ từng được có trên đời.
Tôi c
ũng chưa từng được sống trong hạnh phúc,
Nh
ững đam mê nồng nhiệt tuổi thanh xuân.
T
ừ suối nguồn đơn điệu nào không rõ,
N
ỗi buồn của tôi, thức dậy, tự bao giờ…
Vì th
ế mà nhà thơ đành chọn lựa:
…Trong t
ất cả những gì tôi yêu mến
Tôi yêu n
ỗi cô đơn…
(Alone)[4]


Cái cảm giác đơn độc, lẻ loi ấy không phải một mà rất nhiều lần trở đi trở lại
trong th
ơ Poe. Dường như từ vựng tiếng Anh có bao nhiêu từ chỉ về sự cô đơn: đơn độc,
l
ẻ loi, một mình, bơ vơ, hiu quạnh…đều xuất hiện hết trong thơ Poe với mức độ đậm
đặc. Nỗi cô đơn ấy như đến từ trong cội nguồn bản chất sâu thẳm bên trong đến nỗi
chính nhà th
ơ cũng không sao lý giải được. Nhưng người đọc có thể lần ra nguyên cớ
c
ủa nó: tuổi ấu thơ bất hạnh, cuộc đời đầy sóng gió (stormy life), có tài mà không tìm
được một chỗ đứng xứng đáng với tài năng Lẽ thường, khi bị rơi vào tình trạng cô đơn,
ng
ười ta hay khóc than, kêu gào, hay nhẹ hơn là xót xa, buồn tủi cho số phận. Còn Poe,
chàng trai tr
ẻ với một chút tự kiêu, một chút ngông nghênh ấy lại bướng bỉnh đi “yêu
n
ỗi cô đơn”, và ca ngợi nó “đáng yêu vô cùng là sự cô đơn” (So lovely was the
loneliness –The Lake) nh
ư một phần trong trái tim mình ngay từ cái tuổi tràn đầy ước
m
ơ, hy vọng nhất.
Tâm tr
ạng cô độc này thường được thể hiện bằng hình ảnh một vũ trụ lạnh lẽo
xa v
ời qua một ngôi sao mờ nhạt, một ánh trăng lạnh lẽo, một đỉnh núi mờ xa, một ốc
đảo hoang vu, một sa mạc khô cằn, một dòng sông im lặng, một mặt hồ mù sương…,
nh
ất là những bài sáng tác từ 1827 –1831. Bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời, con người đi
tìm h
ơi ấm sẻ chia của đồng loại, tìm đến với cộng đồng. Nhưng trong cả bài thơ Linh

h
ồn của những người chết (Spirit of the Dead) chỉ có một từ “đám đông” (Crowd) duy
nh
ất so với 181 từ xuất hiện suốt 28 dòng thơ, ngoài ra không có một đại từ nhân xưng
nào khác ám chỉ sự hiện diện của con người. Cái “đám đông” ấy cũng không hề có sự
c
ảm thông, an ủi của tình người mà chỉ là cái đám đông “tọc mạch, tò mò” đi dò xét cả
“nh
ững giây phút thiêng liêng nhất” của kẻ khác, hay nặng nề hơn, đáng sợ hơn chỉ là
m
ột tập thể “điên rồ, độc ác, cuồng loạn” trong tác phẩm viết theo motif “the worm-as-
death” (dòi b
ọ như là cái chết) nổi tiếng của Shaksepeare: Sự thống trị của Cái chết
(The Conqueror Worm)[5].


Con ng
ười tuyệt vọng ấy chỉ còn tìm đến đồng loại ở một thế giới khác: “Những
h
ồn ma ở những ngôi mộ đá”. Nhưng chỉ có “bóng tối, bóng tối” dày đặc, lặng thinh,
còn “nh
ững linh hồn” (the soul) thì cũng đang “lang thang tự khám phá nỗi cô đơn” của
b
ản thân mình. Và cuối cùng, con người cô độc ấy chỉ còn có thể giao tiếp với một lực
l
ượng siêu nhiên duy nhất đang nắm giữ mọi điều huyền bí của vũ trụ và bí mật của đời
ng
ười: Thượng Đế (The God).
Để rồi, tận cùng trong nỗi cô độc, lẻ loi, trống vắng hơi ấm tình thân, con người
ấy như bỗng hoảng hốt, xót xa cho sự quạnh hiu của cuộc đời mình. Cái Tôi cô đơn ấy

b
ắt đầu xuất hiện trong tư thế suy tưởng, im lặng, có nói chăng chỉ là những lời tự nhủ,
ho
ặc kêu van với Thượng Đế - Chúa Trời trong giấc mộng (A Dream).
N
ỗi cô đơn càng lúc càng rợn ngợp phủ lên cả thiên nhiên, trời đất. Nhà thơ tìm
đến thiên nhiên thì cũng hoàn toàn không có chút ấm áp, ủi an nào. Không gian của Poe
tuy g
ọi tên Xứ mộng nhưng lại là “cực Bắc xa xăm cuối địa cầu” (Dreamland) hiu hắt.
Quanh nhà th
ơ chỉ có vực thẳm, đầm lầy, những mặt hồ mênh mộng trải rộng, cho đến
“dòng n
ước cũng im lìm, đơn độc, đơn độc và im lìm” (Dreamland). Ám ảnh “nước”
trong th
ơ Edgar Poe cũng là một nét đặc thù trong vô thức những người có tuổi thơ bất
h
ạnh, mất mát tình thương bởi tính chất “nôi” của nước. G. Bachelard (1884-1962), nhà
phê bình phân tâm h
ọc nổi tiếng đã nhận xét về Poe: “Chỉ riêng làn nước đã tạo ra cho
ông
đường chân trời, cái vô tận, chiều sâu thẳm không dò tới được của nỗi phiền muộn
c
ủa ông.”[6]. Có bóng dáng con người thì chỉ là những “hồn ma khủng khiếp”, các vì sao
không chi
ếu sáng, thiên thần trên trời thì “nhợt nhạt”, đầy vẻ “ốm yếu bệnh hoạn”, ngự trị
duy nh
ất là “bóng ma tên gọi Đêm đen” lạnh giá, vô hồn. Cả một thế giới im lặng, để một
mình con ng
ười đơn độc, lang thang như một lữ khách xa lạ, vượt ra ngoài cái hữu hạn
tr

ần thế để đến tuyệt đích của sự vô cùng, vô tận của vũ trụ. Trong nỗi cô đơn tột cùng ấy,
ti
ếng khóc thương của một linh hồn cảm nhận đầy đủ nhất nỗi khủng khiếp của sự cô độc,
ngh
ĩa là không còn mối liên hệ nào với chung quanh, của chính mình bỗng bật trào ra:
Tôi tr
ơ trọi một mình
Trong th
ế giới buồn thương
Đầy những lời khóc than rên rỉ
Vây hãm linh h
ồn tôi
(Eulalie)
Nhận thức được nỗi cô đơn của mình, Poe cũng không thể mãi đè nén nỗi lòng
mình
để cao ngạo biệt lập với cả thế gian, trong tận cùng sâu thẳm của trái tim bị khổ
đau giằng xé, của một cuộc đời ví như “những bông hoa của mùa xuân vừa mọc lên đã
v
ội héo tàn, nằm chết trên trái tim tôi tan nát” ấy luôn khao khát yêu thương. Cả cho đến
khi
đã nằm trong nấm mộ:
…Dù trên n
ấm mồ tôi cỏ đang xanh ngọn
Tôi không th
ể, người ơi, cô độc một mình!
(G
ửi M. – To M.)
Còn gì xót xa h
ơn những lời bộc bạch ấy? Còn gì chân thành hơn tiếng kêu cứu
c

ủa tâm hồn đầy khát vọng yêu thương ấy? Sợ nỗi cô đơn nhưng không thể trốn tránh
nó, vì th
ế một trong những biểu hiện đậm nét nhất trong thơ Edgar Poe chính là hình
ảnh một con người luôn kiêu ngạo chấp nhận trạng thái cô độc của mình. Đồng thời,
c
ũng luôn bị ám ảnh bởi nỗi cô độc tột cùng của một thế gian trống vắng tình người, cái
tình ng
ười hiếm hoi mà có chăng chỉ là “những giọt mưa ít ỏi chẳng đủ thấm ướt vùng
đất Điạ Trung Hải khô cằn quanh năm khát nước” (O!Tempora, O!Mores).
Kiêu hãnh tuyên b
ố “Tôi yêu nỗi cô đơn”, ngạo mạn coi thường cả thế gian
nh
ưng đi tìm trong tuyệt vọng những tâm hồn đồng cảm. Rồi lại bất lực khóc than vì bị
vây hãm trong s
ự cô đơn trơ trọi… Suy cho cùng, theo cảm nhận của chúng tôi, tất cả
ch
ỉ là phần chìm của con người vô thức bị ruồng bỏ, tự đọa đày trong nỗi khát khao
được sống đầy đủ ý nghĩa và được sẻ chia tình yêu ấm áp của cuộc đời.
2. Cái Tôi khao khát, giãi bày
Th
ời đại lãng mạn là thời đại của hy vọng lớn và thất vọng lớn, là thời đại của
“bu
ồn rầu, chán nản, mộng mơ, đợi chờ, mong mỏi vô định”[2]. Con người cá nhân
trong tác ph
ẩm là một ốc đảo cô đơn tách biệt, không hoà nhập với cộng đồng. Thơ ca là
n
ơi trú ẩn thiêng liêng để họ tự trải lòng ra với chính mình và qua những tiếng lòng ấy,
nhân v
ật trữ tình tự bộc bạch tâm tình, khát vọng trước cuộc đời. Trong suốt chặng đời
sáng tác 22 n

ăm ngắn ngủi của Egdar Poe, thơ ông lúc nào cũng là những lời tâm sự,
nh
ững bộc bạch nội tâm hết sức chân thành. Poe không miêu tả thiên nhiên như
Fenimore Cooper, hay nh
ững vấn đề xã hội như Emerson - những tác gia cùng thời - mà
ch
ỉ đi vào một thế giới cái Tôi riêng biệt khép kín: tâm hồn của chính mình.
Con ng
ười trong thơ ông, trước hết, hiện lên ở một tâm thế giải bày, bộc lộ cái
TÔI c
ủa chính mình. Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất: “Tôi” là đại từ xuất hiện nhiều
nh
ất trong thơ Poe so với các ngôi thứ hai và thứ ba. Chúng ta thử nhìn tần số xuất hiện
c
ủa các đại từ này trong một số bài thơ tiêu biểu của Poe:

STT
Tác ph
ẩm
(S
ố dòng)
I
Me/my
YOU
your
HE/SHE
his/her
WE
Our/
us

YOU

yours

THEY

their
1 Tamerlane (243) 71 6 33 6 0 4
2 Bridad Ballad (31) 22 0 8 0 0 0
3
A Dream within a Dream

(24)
10 2 2 2 0 1
4 The Raven (108) 58 5 38 2 0 0
5 Annabel Lee(41) 15 1 16 2 0 0
6 For Annie (102) 34 4 11 0 0 0
TC 549 dòng 210 18 108 12 0 5
I, me, my là những từ có tỉ lệ xuất hiện nhiều nhất (210 lần/549 dòng thơ, chiếm
38,3%), k
ế đó là đối tượng giao tiếp của nhân vật trữ tình, đối tượng này lại không phải
ở ngôi thứ hai như những cuộc đối thoại trực tiếp mà là ngôi thứ ba: she,her có khi là he,
him ho
ặc những cái tên Lenore, Israfel hay Annabel Lee, Anni …(19,7%), những người
ph
ụ nữ có thật hay tưởng tượng, nhìn chung là người thương yêu nhất trong đời ông.
Còn nh
ững đại từ chỉ tập thể, số đông We, They hầu như rất hiếm hoi, (3,1%) và người
đối thoại trực tiếp you trong 6 bài thơ trên xuất hiện rất hiếm hoi chỉ có 18 lần, có chăng
là trong gi

ấc mơ hoặc những gì thuộc về em (your). Điều đó khiến ta thấy nhân vật trữ
tình xu
ất hiện không phải trong mối quan hệ với những cá nhân khác mà là trong những
di
ễn biến độc thoại nội tâm của tâm tư tình cảm chính mình, trong con người bên trong
c
ủa bản thân nhà thơ.
Có th
ể bắt gặp rất nhiều những câu tự thể hiện: “Tôi sung sướng”, “Tôi mơ
màng”, “Tôi c
ảm thấy”, “Tôi ước gì”, “Tôi hạnh phúc”, “Tôi thức tỉnh”, “Tôi rung
động”, “Tôi mơ”, “Tôi biết”…, những kiểu cấu trúc đồng dạng, lặp đi lặp lại trong
nhi
ều bài thơ của ông. Cách nói ấy cho thấy rõ ràng là con người cá nhân muốn tự bộc
l
ộ tâm trạng của mình, tự mổ xẻ cảm xúc của chính mình. Giọng kể cũng góp phần tô
đậm tiếng nói bên trong của tác phẩm. Khi đau khổ, cái tiếng lòng ấy cũng vang lên thật
th
ống thiết trong những dòng hồi tưởng đầy tiếc nuối, xót xa: tuổi thanh xuân của tôi
(my youth), linh h
ồn tôi (my soul), trái tim tôi (my heart), tình yêu của tôi (my love)…,
có nói
đến chúng tôi (we) thì cũng chỉ trong cái phạm vi nhỏ bé, riêng tư của chỉ hai
ng
ười: nhà thơ và người yêu đã mất (Lenore, The Raven, Annabel Lee…).
Edgar Poe không m
ượn tiếng nói của ai để diễn tả tiếng lòng đau thương của
mình ngoài chính ti
ếng nói xót xa, riêng biệt của bản thân mình. Cái tôi ấy lại luôn
giằng xé, xung đột giữa ước mơ và hiện thực, giữa thế giới bên trong và bên ngoài, một

con ng
ười chứa trong bản thân nó cả một bi kịch của kiếp người. Một mình cái Tôi nhỏ
bé, l
ạc lõng ấy lại phải đối đầu với cả cuộc đời, cái cuộc đời mà ông biết rằng toàn
“nh
ững cái lưỡi xấu xa”, “những đôi mắt tội lỗi” (Lenore).
Th
ế nhưng, cái Tôi ấy cũng không hoàn toàn yếu đuối. Bên trong nó, còn có một
s
ức mạnh tiềm tàng. Những từ “tâm hồn”, “linh hồn”, “trái tim” chỉ những gì thiêng
liêng, sâu kín bên trong xu
ất hiện ở một thế đối cực với những từ chỉ một thế giới khác,
th
ế giới siêu nhiên thần bí: “Thượng Đế”, “Thiên đường”, “Điạ ngục”, “Bất tử”. Đứng
tr
ước cái thế lực huyền bí ấy, con người nội tâm nhỏ bé này đã từng phủ nhận: “Mọi thứ
trên
đời đều vô nghĩa” và từ những ngày rất trẻ (1829) đã tự nguyện “Để tôi thu phục
th
ế gian này” (Tamerlane). Con đường ấy chính là dũng cảm tự đứng lên: “Đoạt lấy nền
chuyên ch
ế”, “giành lấy vòng nguyệt quế” (Tamerlane) như Poe từng mạnh mẽ tuyên
b
ố ở những bài thơ tuổi hai mươi của mình.
Trong th
ơ của ông cũng xuất hiện khá nhiều tính từ chỉ sự rực rỡ, huy hoàng,
sáng láng nh
ư “glory”, “brightly”…, hay các động từ rực cháy, cháy bỏng, đam mê,
nhi
ệt tình như: “fire”, “passion”, “intense”… Đáng chú ý là ông cũng rất nhiều lần nhắc

đến từ “power” (khả năng, sức mạnh) và “create” (sáng tạo). Điều đó có thể cảm nhận
được, trong sâu thẳm nhất, Poe rất tự tin ở khả năng, trí tuệ của mình và mang những
ước ao cháy bỏng, những hoài bão lớn lao khi bước vào cuộc đời. Bất hạnh thay, con
ng
ười trần thế nhỏ bé nhưng đầy đam mê, khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, lý tưởng,
ngh
ề nghiệp… ấy lại phải đối mặt với hiện thực và một lực lượng siêu nhiên huyền bí
vô hình nào
đó nắm trong tay toàn bộ vận mệnh con người. Cái sức mạnh huyền bí
không sao gi
ải thích được ấy, người ta vẫn gọi tên nó là “Số phận”, “Định mệnh” (Fate,
Destiny).
Đương đầu với nó, nhà thơ của chúng ta chỉ có: Trái tim, tinh thần và tâm hồn.
Trái tim (Heart) lúc nào c
ũng sôi nổi chân thành, đầy yêu thương và khao khát được yêu
th
ương nhưng yếu đuối, im lặng không nhiều lời biện bạch. Tinh thần (Spirit) thì mạnh
m
ẽ, đầy nghị lực, sẵn sàng đấu tranh bằng tất cả sức mình nhưng thất bại vì không biết
dùng th
ủ đoạn để chiếm đoạt vòng nguyệt quế. Tâm hồn (Soul) đơn độc giữa dòng đời,
tìm ki
ếm sự cảm thông mà nhân gian thì quá lạnh lùng, vô cảm, chút tình người thì
hi
ếm hoi như giọt nước giữa sa mạc khô cằn. Kết cục, chỉ còn là ảo tưởng trong những
gi
ấc mơ triền miên, là một xứ sở thần tiên Fairy Land hay Eddorado không đến được
bao gi
ờ, là con số không trống rỗng, là cái Hư vô, là Cái chết. Dường như đó là một lối
thoát, m

ột nơi trú ẩn, một tia hy vọng mong manh cho kẻ bộ hành đã quá chán chường,
m
ệt mỏi nơi dương thế tìm về. Để cho:
Đau đớn - Hoài nghi
Gi
ờ đây, không bao giờ còn trở lại.
(Eulalie)
Có lúc, nhà th
ơ còn muốn tìm đến dòng sông “Quên lãng” của thần địa ngục
Hadet - trong thần thoại Hy Lạp, để quên hết quá khứ vui buồn. Nhưng đó cũng chỉ là
gi
ấc mơ. Còn gì đau đớn hơn khi mình đã từng ôm ấp bao hy vọng lớn lao để rồi tự biết
r
ằng: “Khả năng của tôi ư? Niềm kiêu hãnh của tôi ư? Phải rồi, tôi đã từng tưởng là như
th
ế. Nhưng, trời ơi! Chúng đã tiêu tan” (The Happiest day, the Happiest hour). Tuyệt
v
ọng, con người bé nhỏ đành cúi đầu trước số phận khắc nghiệt: “Sự độc ác, sao ngươi
c
ứ trút xuống đời ta?”. Cuối cùng, nhân vật cô đơn chỉ còn biết tìm đến cùng vị chúa tể
c
ủa đất trời trong nỗi đớn đau tuyệt vọng tận cùng của một kiếp người:
Linh hồn tôi đang lơ lửng
L
ặng câm, bất động, hãi hùng.
H
ỡi Thượng Đế ! Thượng Đế !
V
ới tôi, ánh sáng sự sống đã mất rồi,
Không còn-không còn- không còn gì n

ữa…
(To One in Paradise)


Nh
ưng cũng chính từ những vật vã, tìm kiếm, giãi bày, đấu tranh đến tuyệt vọng
ấy của cái Tôi tâm linh đơn độc này, chúng ta lại thấy hiện lên một sự thực: cuộc sống
hi
ện thực đen tối đến mức nào khiến con người không thể tồn tại trong đó? Điều tác giả
không miêu t
ả, không phơi bày ra nhưng sức gợi từ âm hưởng u buồn, tuyệt vọng qua
gi
ọng kể trong thơ lại cứ hiện lên trong suy nghĩ của người đọc.
Ý th
ức về số phận của mình, con người trong thơ Poe luôn có những mặc cảm
xâu xé, giày vò. Càng
đau khổ, Poe lại càng vùng vẫy để vượt qua số phận, không bao
gi
ờ đầu hàng số phận, dù có nhiều lần cho rằng đó là ý của Chúa. Qua thơ, Poe đã thổ lộ
v
ới đời một cách vô cùng chân thật tâm hồn tuy bế tắc, tuyệt vọng nhưng rất trong sáng
và r
ất đẹp của mình.
Không may m
ắn như những người cùng thời, cách thể hiện của Poe không phải
cách “b
ộc lộ bí mật của tâm hồn mình” bằng “niềm vui hứng khởi tràn ngập” hay “cái
nhìn l
ạc quan đối với chung cục của vũ trụ” như Emerson. Poe cũng không có niềm tin
t

ưởng vào tương lai tươi đẹp tất yếu như Longfellow:
Tim
ơi ! hãy nén sầu thương
Sau làn mây,
ẩn vầng dương tưng bừng;
Ph
ận mi là số phận chung,
Đời ai chẳng có mưa trong vài ngày…
(Ngày m
ưa, Hà Bỉnh Trung dịch)[7]


Cách vùng v
ẫy của Poe là trốn vào thế giới nội tâm của riêng mình, vào trái tim
mà ông hay g
ọi là “viên ngọc quý” của mình và tìm đến thế giới khác, thế giới của riêng
ông: th
ế giới của những giấc mơ thần bí lạ kì đầy hoang tưởng.
3. Cái Tôi dồn nén qua những giấc mơ và hoài niệm
Theo Freud, tác ph
ẩm văn học, trước hết, là một giấc mơ. Giấc mơ là một trạng
thái tâm lý do nh
ững ham muốn bị dồn nén tiếp tục tồn tại trong vô thức và chúng chỉ
có th
ể ùa vào ý thức trong điều kiện đã ngụy trang để tránh khỏi kiểm duyệt, là một
“ki
ểu chơi của trẻ con, không khác gì mộng giữa lúc thức”[6]. Giấc mơ trong thơ Poe
l
ại được tính chất phi thực của thế giới nghệ thuật và sức tưởng tượng độc đáo của tác
gi

ả làm tăng thêm tính chất huyễn hoặc, kỳ bí tạo nên những cảm xúc kỳ lạ, trở thành
m
ột màu sắc riêng biệt, khác hẳn với các tác giả cùng thời.
Con ng
ười trong thơ Poe lúc nào cũng chìm đắm trong những giấc mộng triền
miên. Gi
ấc mộng đã trở thành một chốn nghỉ ngơi, trốn lánh cuộc đời nhiều cay đắng
c
ủa nhà thơ bất hạnh nhất đầu thế kỷ XIX này, đến mức :
Ngày c
ủa tôi là hôn mê vô thức
Đêm của tôi là mộng mị triền miên
(To One in Paradise)

Ngoài những từ, ngữ “tôi mơ”, “giấc mơ” xuất hiện trong hầu hết các bài thơ
c
ủa ông, Poe còn sáng tác một loạt ba bài thơ tựa đề “Một giấc mơ” (A Dream), “Những
gi
ấc mơ”( Dreams), “Mơ trong mơ” (A Dream within a Dream) trong cùng một năm
1827.
Đề tài này về sau còn lặp lại nhưng nghiêng về mơ ước được thoát khỏi thế giới
bu
ồn đau ở chốn “Thiên thai”, ở một “Xứ mộng” trong Fairy-land (1829), Đất mộng
(Dreamland) (1844), và Eldorado sáng tác n
ăm cuối cùng của cuộc đời, 1849.
Trong nh
ững giấc mơ ấy, hình như rất ít có bóng dáng của Hiện tại và Tương lai.
Đó là những hoài niệm, những ký ức khôn nguôi về một thời thanh xuân tươi đẹp đầy
hy v
ọng, tình yêu và một thiên đường mà giờ đây đã trở thành giấc mơ cuối cùng (A

Dream). Nhà th
ơ đã mượn những giấc mơ để trở về quá khứ có lẽ vì “ông chỉ thực sự
ngh
ỉ ngơi trong giấc mộng”[8], còn hiện thực đối với ông không hơn gì một cơn ác
m
ộng khủng khiếp, cho nên ông đành chọn lựa thế giới mờ ảo của những giấc mơ:

đó là giấc mơ thất vọng, đau buồn
Còn t
ốt hơn thực tại lạnh lùng, hờ hững
C
ủa thời đại hỗn loạn,
Bi
ết bao là dục vọng, đua chen.
(Dreams)
Không ph
ải giấc mơ nào cũng là những điều tốt đẹp. Poe cũng biết rõ điều đó.
Nh
ưng sự lựa chọn của ông đã khiến cho người đọc không khỏi suy nghĩ về xã hội Mỹ
mà nhà th
ơ đang sống. Đây không phải là một sự lựa chọn mà là một sự trốn tránh thì
đúng hơn. Tỉnh giấc, mộng đẹp qua rồi, nhân vật trữ tình xót xa tiếc nuối, kêu gọi: “Tiếp
tục nữa đi, hỡi những giấc mơ, để cho tôi được trở về thời thơ dại” (Dreams). Vì thời
th
ơ ấu, cái thiên đường đã mất ấy cũng là một nội dung ám ảnh nhiều nhất, khao khát
nhi
ều nhất, tiếc nuối nhiều nhất trong thơ Edgar Poe. Thế giới ấy đã được tái hiện lại
trong gi
ấc mơ qua “ánh mặt trời mùa hạ rực rỡ”, đầy “ánh sáng chan hoà” (A Dream)…
Đó là “Thiên đường - Tình yêu - Hy vọng “tuy dại khờ nhưng là “những giờ vui vẻ

h
ạnh phúc nhất trong đời mà hắn từng được biết” (Dreams).
Ngoài kí
ức về thời thơ ấu, tuổi thanh xuân với bao khát vọng đẹp đẽ, giấc mơ
còn là ph
ương tiện duy nhất, là phương thuốc thần diệu nhất để đưa ông gặp lại người
yêu
đã mất, để quên đi mọi nỗi đau trần thế, hội ngộ cùng nàng nơi xứ thần tiên. Nhớ,
th
ương, đau khổ, rồi hy vọng tái hợp trong ảo tưởng ở một xứ thần tiên thanh khiết, rực
r
ỡ, huy hoàng (Ulalume, The Raven, Annabel Lee).
Nh
ững gì không đạt được trong hiện thực, Poe tìm đến với giấc mơ. Điều bị dồn
nén
ở đây cũng chính là điều chúng ta bắt gặp một cách nhất quán trong con người nội
tâm
đầy xung đột, giằng xé nhưng bất lực, bi quan, tuyệt vọng của ông: thiết tha với đời,
yêu cu
ộc sống, muốn xây dựng một sự nghiệp rực rỡ, để lại một tiếng vang trong sự
nghi
ệp văn chương thì bị ghen ghét, lợi dụng và hãm hại; khao khát làm “tia nắng rực rỡ
chi
ếu rọi khắp thế gian” nhưng lại toàn mây mù che phủ. Khao khát tình thương thì mẹ
m
ất sớm, suốt tuổi thơ cô độc, sống trong sự ghẻ lạnh thiếu tình thương. Tìm được một
thiên th
ần thánh thiện - người vợ yêu dấu để an ủi thì nàng cũng ra đi khi tuổi đời quá
tr
ẻ. Cuộc đời mãi chìm đắm trong đau khổ về tinh thần, thiếu thốn về vật chất. Hiện

th
ực không thoả mãn những ước muốn mãnh liệt ấy nên Poe để cho nhân vật thay mình,
v
ượt không gian - thời gian trở về với những hoài niệm tuổi ấu thơ và những ngày tháng
h
ạnh phúc với Virginia đã mất mà ông cho là thiêng liêng nhất, đẹp đẽ nhất, đáng yêu
nh
ất.
Trong A Dream within A Dream, Poe còn
đặt mình trong cái mênh mông của đại
d
ương và từ đó cảm nhận sự bé nhỏ, hữu hạn của con người. Bức tranh ẩn dụ hiện lên
th
ật độc đáo. Đập vào mắt người đọc là hai đối cực: Đại dương – Hạt cát. Đại dương thì
mênh mông không b
ờ không bến, tồn tại vĩnh viễn với đất trời tượng trưng cho sức
m
ạnh của tự nhiên, cho cuộc đời, cho số phận mà không con người trần tục nào hiểu hết
nh
ững bí ẩn của nó. Còn hạt cát thì vô cùng bé nhỏ, như thân phận con người, vô nghĩa,

định như một hạt cát trong triệu triệu hạt cát của đại dương, gió dạt, sóng dồn… Thời
gian c
ũng xoay vần trong cái trục tuần hoàn của nó: Đêm - Ngày. Độ dài hết sức ngắn
ng
ủi so với biết bao định lượng khác dùng để chỉ thời gian như tháng, năm…, nhưng
vòng xoay c
ủa nó thì thật vô cùng: không có sự kết thúc. Cơn mơ của kiếp người ngắn
ng
ủi mà khổ đau thì vĩnh viễn không ngừng, không dứt như cái mạch đập của thời gian

v
ật lý xoay vòng tạo hoá ấy. Và ở đó, con người cô độc, bất lực đối diện trước một đấng
duy nh
ất: Thượng Đế:

Tôi đứng giữa tiếng thét gào
C
ủa sóng vỗ bờ đau đớn
Tôi n
ắm chặt trong tay
Nh
ững hạt cát vàng nóng bỏng
Ít
ỏi làm sao!
Nh
ưng chúng lại bò qua những ngón tay tôi
Để trở về biển cả mênh mông!
B
ất chợt tôi bật khóc
Ơi! Thượng Đế!
Sao tôi không th
ể giữ lấy chúng
Trong n
ắm tay thật kín của tôi?
(A Dream within A Dream)[9]
Dù có nắm chặt đến đâu, cũng không sao giữ được những hạt cát vô tình ấy,
“Tôi” ch
ỉ còn “bật khóc”, tiếng khóc bất ngờ buột ra khi “Tôi” ý thức được cái hữu hạn,
nh
ỏ bé, cái không thể nào giữ được của thân phận con người.

Con ng
ười trong thơ Edgar Poe hiện lên là như thế. Cô đơn, lạc lõng với xã hội
quanh mình, tâm h
ồn chứa đầy khát khao hoài bão không thành, bất lực trước cuộc đời
điên rồ, bạc ác nên bi quan tuyệt vọng đến mức phủ nhận tất cả những gì trên dương
th
ế. Cái Tôi đơn độc ấy chỉ còn biết tìm đến những vùng đất xa xôi, mơ hồ trong ảo
m
ộng, trong quá khứ và chỉ có cái chết là sự giải thoát cho tâm hồn đầy đau thương,
không bao gi
ờ được yên nghỉ ấy. Con người tâm linh đầy những mâu thuẫn, xung đột,
đầy bi quan tuyệt vọng mà Poe quan niệm ấy là một thế giới biệt lập với hiện thực xã
h
ội đương thời. Lê Đình Cúc nhận định rằng: “chất “Mỹ” trong Poe không chỉ thể hiện
ở vẻ bề ngoài mà thể hiện ở thế giới nội tâm bên trong” và “Sự nuối tiếc quá khứ chính
là ngu
ồn cảm hứng để ông sáng tác những tác phẩm có ý nghĩa phê phán sự thay đổi
c
ủa thế giới”[10]. Hiểu sâu hơn, đó là niềm tin, là lương tri của con người đang đứng ở
m
ột đối cực khác, không thể chung sống, không thể dung hoà, lạc lõng trong xã hội Mỹ
đầu thế kỷ XIX – một xã hội đang bận rộn trong giai đoạn tích lũy tư bản, mở mang
lãnh th
ổ, bất cần chân chính hay thủ đoạn.
Nh
ưng cũng chính qua cái cô đơn lạc lõng ấy, con người trong thơ Edgar Poe lại
ch
ứa đựng trong nó một vẻ đẹp cao quý mà bí ẩn của tâm hồn, một cái gì vừa sáng láng
v
ừa u tối, vừa khát khao vừa tuyệt vọng, vừa thực vừa mộng không sao hiểu hết được.

Quan ni
ệm về con người này của Poe đã khiến ông xa lạ với thời đại mình đang sống
nh
ưng lại gần gũi với con người hiện đại ngày nay và mang tính nhân văn hơn trong
thời kì “hậu hiện đại”,“hậu công nghiệp” đầy điên rồ, cạnh tranh khốc liệt. Và có thể
nói r
ằng “mặc dù ông không thành công khi muốn thể hiện mình trong một xã hội truyền
th
ống nhưng chính những thất bại này lại càng làm tăng ý thức cái tôi của ông”[10].

TÀI LI
ỆU THAM KHẢO
1. Lê Ng c Trà, Lý lu n và v n h c, Nxb Tr , TP.HCM, (1990), 57.
2. Tr
n ình S , Nh ng th gi i ngh thu t th , Nxb HQG, HN, (2001), 33, 34.
3. Edgar Allan Poe, Truy
n kinh d (t p truy n ng n), Hoàng V n Quang d ch và gi i
thi
u, Nxb. Lao ng - H i VHNT Qu ng Nam - à N ng, 1989.
4. Các
o n th trích d ch trong bài l y t : Poe, Edgar Allan, The Complete tales and
poems of Edgar Allan Poe, with introduction by Hervey Allen, New York, 1938.
5.
c ng trên báo Graham's Magazine tháng Giêng n m 1843. Tháng hai n m 1845,
Poe
a vào m t ph n c a truy n Ligeia. M n hình nh dòi b g m ghi c chuyên c
khoét t
thi d i lòng t, Poe ám ch Cái ch t và bi k ch c a s th i r a kh ng khi p
ng sau cái ch t mà b t kì con ng i nào c ng ph i tr i qua. Motif này c l y m u
t

ki t tác Romeo and Juliet và m t s tác ph m khác c a W. Shakespeare.
6.
Lai Thúy, Phân tâm h c và v n hóa ngh thu t, Nxb. V n hóa thông tin. H., (2000),
37, 38, 232.
7. Hà B nh Trung, Anh hoa thi ca Anh M thi t p lo i i ng , Hà xu t b n, SG., 1965.
8. Nguy
n c àn, Hành trình v n h c M . Nxb. V n h c. H., (1996), 114
9. Bài th
này là m t trong hai tác ph m u tiên c a Edgar Poe (bài th nh t là Con qu
(Le scarabé d’or) – b
n d ch c a C. Baudelaire) c Nguy n Giang d ch t b n ti ng
Pháp c
a Mallarmé (Un rêve dans un Rêve) ra ti ng Vi t b ng v n xuôi v i tên M ng
o, ng trong Danh v n Âu M (1936) do nhà xu t b n Ph ng ông n hành.
Nguyên v
n trích o n c a Nguy n Giang: “Ta ng trên bãi cát này, ta nhìn ng n
sóng m
p mô, ta nghe ti ng n c xô y nhau m m, r n r p. Ta v l y trong tay m t
n
m cát vàng - r i ta nhìn mà ta khóc, ta khóc vì r ng tay ta mu n n m mà không c,
cát kia l
i c t t mà r i t tay ta xu ng bi n. Than ôi! Ng n sóng vô tình ch c ã l i
l
y i, i h t…”. Tài li u ã d n, tr 35.
10. Lê
ình Cúc, V n h c M - M y v n & tác gi , Nxb. Khoa h c Xã h i, H, (2001),
153.


THE MAN EMAGE IN EDGAR POE’S POEM

Hoang Kim Oanh
Sai Gon University
SUMMARY
Edgar Allan Poe (1809-1849) was an incredible genius writer of American literary
history. He is considered one of the earliest American practitioners of short stories and the
inventor of the horror, detective-fiction genre. Together with his theoretical essays on poetry, his
verses strongly influenced the French Symbolist Movement such as C. Baudelaire, Mallarmé,
Valery, etc… Morever, many critics believe that his works anticipated and influenced
Modernism. The most prominent features of Poe's poetry are Beauty, Melancholy, Love and
Death. As Poe himself, the lyric character in his poems, was a lonely man who strived for the
escape from sorrow, reality through dreams, and his “Mournful and never-ending
remembrance”.

×