Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Full Quy trình chăn nuôi gà thịt lông màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.91 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN CHĂN
NUÔI GÀ THỊT LÔNG
MÀU


PHẦN I: QUY TRÌNH NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC
1. Quy trình úm
a. Chuẩn bị quây úm
- Quây úm được đặt đầu hướng gió, quây úm được đặt ở trung tâm của chuồng úm, tránh
gần cửa ra vào để tránh gió lùa.
- Qy úm được bố trí theo hình trịn mật độ 60 -80 con/1 m2, một quây úm tối đa là
1000 con (đường kính khoảng 5 m).
- Để chuẩn bị quây úm cần có cót (chiều cao 50 cm) hoặc bạt và các dụng cụ sưởi ấm
như các thiết bị sưởi bằng ga, than, bóng điện….
- Một quây úm cần có một chụp ga hoặc (bếp than), 4 bóng hồng ngoại 200 W (tùy thuộc
vào nhiệt độ môi trường của từng vùng), một bóng thắp sáng (bóng Compact) chụp
gas treo cao 1.2 – 1.3m, nghiêng 30 – 45 độ, bóng hồng ngoại treo cao 0.5 – 0.6m.
- Chất độn chuồng (Trấu, mùn cưa…): Chất độn chuồng phải đước xử lý bằng thuốc sát
trùng sau đó phơi khơ mới đưa vào sử dụng. Độ dày chất độn chuồng từ 5 -7cm.
- Quây úm phải được chuẩn bị sẵn và bật thiết bị sưởi trước khi gà về 2 – 3h về mùa hè
và 5 – 6h về mùa đông. Để đảm bảo nhiệt độ trong quay úm 33-34 độ C kể cả nhiệt
độ đệm lót. Nếu thời gian sưởi quây úm khơng đủ dẫn đến đệm lót bị lạnh khi thả gà
vào gà sẽ bị lạnh chân.
- Máng ăn máng uống phải được bố trí sẵn trước khi gà về cách bố trí máng ăn máng
uống là bố trí xen kẽ nhau để đảm bảo cho gà con dễ dàng nhất trong thu nhận thức ăn
và nước uống để đảm bảo tính đồng đều trong những tuần đầu tiên. Hình 2.
- Giai đoạn úm một khay ăn dùng 80 con, một máng uống dạng Gallon cho gà con loại 1
- 2 lít dùng cho 80 con.
- Máng thức ăn, máng uống khơng bố trí nằm dưới bóng sưởi hoặc thiết bị sưởi vì nhiệt
-


độ có thể làm chất lượng thức ăn, nước uống (có pha thuốc) thay đổi.
Bố trí thiết bị sưởi: Thiệt bị sưởi tùy theo quy mô chăn nuôi mà có thể lựa chọn bóng
điện, gas, than..
Sử dụng thiết bị sưởi bằng bóng hồng ngoại cơng suất 200W cho 100 con, treo cao từ
50 – 60cm.
Nếu úm bằng gas thì một chụp ga dùng cho 1000 gà, chụp ga treo cách nền chuồng
khoảng 1 – 1.2m và nghiêng 30 độ.
Nếu thiết bị sưởi dùng bằng than thì phải bố trí hệ thống dẫn khí than ra khỏi quây
úm.
Tùy theo thực tế nhiệt độ môi trường khác nhau ( như mùa lanh…) mà bố trí các thiết
bị, cơng suất úm cho phù hợp. Trong quây úm cần có nhiệt kế để đo nhiệt độ.

b. Úm gà con


b.1. Chọn gà
-

Sự sinh trường và phát triển sau này của gà thịt phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống
của gà con một ngày tuổi vì vậy việc chọn gà là hết sức quan trọng với các tiêu chí
sau đây:
Chọn giống từ các cơ sở chăn nuôi và ấp giống uy tín (gà phải được tiêm vaccine
Marek)
Gà khỏe mạnh, mắt sáng, lơng bơng, khơng hở rốn, khơng ướt đít, chân bóng mập,
khơng dị tật
Gà con mới nở tùy theo giống sẽ có trọng lượng giao động từ 32 – 42 g/con tùy theo
giống (trọng lượng gà mới nở chiếm 65% trọng lượng quả trứng). Qua trọng lượng gà
con có thể biết gà con thuộc đàn bố mẹ mới đẻ hoặc đã đẻ thời gian dài.

b.2. Nhập gà vào quây úm:

-

-

-

Khi gà về đến trại phải kiểm tra hộp gà còn niêm phong, cịn ngun vẹn sau đó thả
gà ngay vào quây úm, gần các máng uống (quây úm đã được bật thiết bị sưởi như đã
nói ở phần trên, các vật dụng máng ăn, máng uống đã được bố trí sẵn trong quây).
Cho gà uống nước có pha đường Glucoze, vitamin C, điện giải sau đó cho gà ăn ngay
khi đã uống đủ nước.
Trong tuần đầu tiên cho gà ăn 6 – 8 lần/ngày.
Sau khi thả gà vào quây úm từ 8 – 10 giờ, bắt 3 – 5% số gà trong quây úm ở các vị trí
khác nhau để kiểm tra diều và độ ấm chân gà. Đảm bảo trên 80% lượng gà nhận đủ
thức ăn và nước uống (diều đầy và mềm). Sau 24h tỷ lệ gà nhận đủ thức ăn và nước
uống trên 98% tổng đàn.
Nếu diều gà đầy mà khơng mềm (có thể thiếu máng uống) cần xem xét lại máng uống
đã đủ số lượng chưa và ngược lại. Nếu trường hợp nhiều con trong diều khơng có
hoặc ít thức ăn, nước uống cần xem lại số lượng máng ăn, máng uống cho phù hợp.
Kiển tra thêm cường độ chiếu sáng, nhiệt độ quây úm…
Kiểm tra chân gà: đảm bảo chân gà phải ấm và bóng mượt, nếu chân gà lạnh có thể
nhiệt độ quây úm không đủ, thời gian sưởi quây úm quá ngắn, đệm lót mỏng ta cần
điều chỉnh để tránh trường hợp gà bị mất nhiệt.

Giai đoạn úm gà con: giai đoạn này gà phát triển rất nhanh phải được quan tâm chăm sóc kỹ
lưỡng.
Nhiệt độ quây úm phụ thuộc vào các yếu tố:
-

Độ ẩm khơng khí, nhiệt độ chuồng ni, nhiệt độ bên ngồi, nhiệt độ đệm lót, độ

thơng thống của qy úm…
Nhiệt độ thích hợp với giai đoạn úm gà con:
Bảng nhiệt độ theo tuần tuổi:
Tuần tuổi
Tuần 1
Tuần 2

Dưới đèn úm (oC) Xung quanh đèn úm (oC)
33-35
33

32 -33
31-32

Nhiệt độ quây úm
(oC)
30-31
30


Tuần 3
Tuần 4
Trên 4 tuần tuổi
-

32
30

30
28


29
28
20 - 26

Tùy theo nhiệt độ môi trường sẽ điều chỉnh nhiệt độ quây úm cho phù hợp với độ tuổi
của gà.
Đối với gà con dưới một tháng tuổi khơng để gà bị lạnh, nóng, gió lùa vì bất cứ lý do
gì. Sử dụng nhiệt kế để biết được nhiệt độ quây úm (treo sát mặt đất trong quây úm)
hoặc quan sát biểu hiện đàn gà để biết nhiệt độ quây úm có phù hợp hay không.

Trong thời gian úm thường xuyên kiểm tra nhiệt độ quây úm, kể cả về ban đêm kiểm tra lúc
1 – 3h sáng thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày để tránh gà bị lạnh. Nếu gà con bị
lạnh sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe của đàn gà.
Gà con khơng có khả năng điều tiết nhiệt đô trong 5 ngày đầu tiên và khả năng điều tiết
nhiệt độ chưa phát triển đầy đủ cho đến 14 ngày tuổi vì vậy nhiệt độ quây úm phù hợp là
hết sức quan trọng.
Ẩm độ:
Tuần đầu 40 – 60%
Tuần thứ 2 50 – 60%
Tuần 3 – 4 ẩm độ thích hợp 50 – 65%
Từ tuần thứ 5 trở đi độ ẩm thích hợp trong quây úm là từ 50 – 70%.


Ẩm độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt ra môi trường dễ gây stress, làm vi
sinh vật có hại tăng cao tăng áp lực gây bệnh, ẩm độ thấp sẽ làm tăng lượng bụi trong khơng
khí gà dễ mắc các bệnh đường hô hấp, gà con dễ bị lạnh. Ẩm độ phù hợp sẽ giúp gà thoải
mái, khỏe mạnh lớn nhanh, ít bị bệnh
Mật độ:
Tuần tuổi

Mật độ (con/m2)
1
50 - 70
2
30 – 40
3
20 – 30
4
10 – 15
5
8 - 10
Mật độ nuôi phù hợp sẽ giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt ít bệnh tật, ít mổ cắn nhau tăng
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tốc độ gió
Tuổi
0 – 14
15 – 21
22 – 28
>28

Tốc độ gió (m/s)
0.1m/s (khơng khí tĩnh)
0.5m/s
0.87 – 1.0m/s
1.75 – 2.5m/s

Cách tính tốc độ gió chuồng kín và số lượng quạt, tấm làm mát cần lắp đặt như sau:
Ví dụ chuồng ni rộng 14m, cao từ nền đến trần 2.0m, dài 80m, sử dụng quạt có đường
kính 1390mmx1390mm cần đạt tốc độ gió tối đa trong chuồng 2.5m/s cần số lượng quạt
+/ 14x2x2.5x3600 = 252.000m3/h (trong đó 14 là chiều rộng chuồng, 2 là chiều cao trần, 2.5

là tốc độ gió, 3600 là số giây trong 1h. Quạt có cơng suất 40.000m3/h vậy cần số quạt
+/ 252.000/40.000 = 6.3 quạt (làm tròn thành 7 quạt)
+/ Tấm làm mát loại 1.8mx0.6mx0.15m (tốc độ gió lưu thông qua tấm làm mát tốt nhất là
1.5m/s. Vậy 1h lượng khơng khí lưu thơng qua tấm làm mát là
+/ 1.8x0.6x1.5x3600 = 5832m3/h (trong đó 1.8m là chiều cao, 0.6m là chiều rộng của tấm
làm mát, 1.5 là tốc độ gió lưu thơng qua tấm làm mát, 3600 là số giây/h)
+/ Ta có phép tính: 7 quạt x (cơng suất 40.000) = 280.000m3/h/5832m3h = 48 tấm làm mát
cần lắp cho chuồng này.
+/ Qua phép tính trên ta có thể tính toán được số lượng quạt cần bật tùy từng giai đoạn tuổi
Ví dụ: Với chuồng rộng 14m, cao trần 2.0m sử dụng quạt có cơng suất 40.000m3/h, tại thời
điểm gà 25 ngày yêu cầu tốc độ gió 1.0m/s vậy số lượng quạt cần bật là:
14x2x1x3600 = 100.800m3/h/40.000m3/h = 2.5 quạt (có thể bật 2 – 3 quạt tùy theo nhiệt độ
của mơi trường bên ngồi.


+/ Đối với hệ thống giàn mát chúng ta không nên bật bơm phun liên tục sẽ làm cho độ ẩm
chuồng ni cao làm cản trở q trình thốt nhiệt của gà cũng như làm tăng nguy cơ các vi
sinh vật có hại phát triển. Hệ thống bơm của giàn lạnh nên cài đặt chế độ tự bật/tắt (tùy theo
nhiệt độ của mơi trường bên ngồi mà cài đặt hệ thống bơm cho phù hợp).
Ánh sáng:
Ánh sáng phù hợp có tác dụng giúp gà con thu nhận lượng thức ăn, nước uống tốt và phân bố
đều trên nền chuồng giúp gà đồng đều khỏe mạnh.
Thời gian và cường độ chiếu sáng đối với bóng đèn Neon và sợi đốt treo cao 2m.
Tuổi
Độ sáng sợi đốt (Lux/m)
Giờ thắp
1–7
25
24
8 – 30

20
18 – 20
30 – xuất
5 - 10
12 – 14
Thời gian tối là yêu cầu tự nhiên đối với tất cả động vật

Giờ tắt
0
4–6
10 – 12

Năng lượng được bảo tồn trong q trình nghỉ ngơi sẽ làm nâng cao chuyển hóa thức ăn
Thời gian sáng tối phù hợp làm tăng sản sinh Melatonin rất quan trọng cho phát triển hệ
miễn dịch của gà
Tăng tỷ lệ đồng đều gà, giảm tỷ lệ chết
Nước uống:
- Trong tuần đầu tiên, hàng ngày cần cung cấp lượng nước bằng 1/3 trọng lượng cơ thể gà.
Nước đảm bảo q trình tiêu hóa thức ăn, vận chuyển dinh dưỡng, đảm bảo chức năng giải
độc gan thận.Vì vậy, nên nhớ luôn luôn cung cấp đủ nước sạch và mát cho gà.
- Từ tuần thứ 2 trở đi, lượng nước uống hàng ngày của gà thường gấp 2.5 – 3 lần lượng thức
ăn về mùa Hè và gấp 2 lần lượng thức ăn về mùa Đông.
Máng uống:
- Hai tuần đầu tiên 80 con/máng uống dạng Gallon 2 lit
- Tuần thứ hai trở đi 50 gà/máng Gallon 4 lít
Độ thơng thống:
Trong qy úm ln ln đảm bảo độ thơng thống, tăng lưu lượng Oxy để tránh các vấn đề
hô hấp trên đàn gà. Đặc biệt lưu ý hàm lượng NH3 trong quây úm dưới 10ppm, nếu hàm
lượng NH3 cao hơn mức cho phép sẽ làm giảm 20% tốc độ tăng trưởng của gà.
Loại

O2
CO2
CO
NH3
Bụi

Hàm lượng
>19.6%
<0.3% (3000ppm)
<10ppm
<10ppm
<3.4mg/m3 khơng khí


Gió lùa: Gió lùa rất nguy hiểm cho gà con đặc biệt là gió lùa trực tiếp vì vậy qy úm phải
được quây kín từ các phía, phía trên quây úm để hở phần cuối gió để tăng độ thơng thống
trong qy úm.
Cắt mỏ gà:
-

Đối với chăn ni gà thả vườn do đặc tính giống gà hay mổ cắn nhau nên phải cắt mỏ
để hạn chế mổ cắn nhau sau này.
- Cắt mỏ khi gà khỏe mạnh (không cắt mỏ khi gà đang bị bệnh, ngày làm vaccine,
stress,..)
- Trước và sau khi cắt mỏ 1 ngày phải cho gà uống Vitamin K giúp cầm máu và kháng
sinh hoạt phổ rộng để phòng các bệnh kế phát.
- Thường cắt mỏ lúc 7 – 10 ngày tuổi, cắt cách lỗ mũi 2mm bằng máy chuyên dụng.
2. Chăn nuôi gà thịt
2.1 Thức ăn
- Thức ăn của GreenFeed đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho gà con phát triển khỏe

mạnh và đồng đều
Bảng chương trình dinh dưỡng Thức ăn cho gà màu (sản phẩm GreenFeed)
Ngày tuổi
1 – 15 ngày tuổi
16-35 ngày tuổi
36-56 ngày tuổi
Từ 57 ngày – xuất

Loại thức ăn
GF20/1112
GF20/1112
GF21/1124
GF22/1134

Dạng thức ăn
Mảnh
Viên
Viên
Viên

Ghi chú
Tùy chỉnh theo trọng lượng gà
Tùy chỉnh theo trọng lượng gà
Tùy chỉnh theo trọng lượng gà
Tùy chỉnh theo trọng lượng gà

- Tùy theo giống gà và thời gian nuôi sẽ điều chỉnh quy trình sử dụng thức ăn cho phù hợp
* Lưu ý: tuần đầu tiên cho gà ăn 6 - 8 bữa/ngày, từ tuần thứ 2 trở đi cho ăn 3 bữa/ngày.
2.2 Quản lý chăm sóc
-


Giai đoạn này nếu ni nhốt yêu cầu mật độ nuôi 8 – 10 con/m2. Nếu ni có bãi
chăn thả u cầu 2 – 3 con/m2. Bãi chăn thả tránh hiện tượng đọng nước sau mưa,
trong bãi chăn thả nên có bóng cây để gà trú nắng lúc trời nắng nóng.
Cho gà ăn làm 2 lần trong ngày, vào những ngày thời tiết nắng nóng thì treo máng
khơng cho ăn vào buổi trưa.
Giai đoạn này có thể cho gà ăn bằng máng ăn tự động 40 – 50con/máng hoặc máng
treo loại to P50, một máng dùng cho 25 -30 con, hoặc dùng máng dài đảm bảo độ dài
5-6 cm/con.
Máng uống: có thể dùng máng Gallon loại 8 lít dùng cho 35 - 40 con, hoặc máng dài
đảm bảo 2-3 cm/con hoặc núm uống tự động tỷ lệ 8 - 10 con/núm, máng chuông tự
động dùng một máng cho 60 – 80 con.
Thường xuyên vệ sinh máng ăn - máng uống hàng ngày.
Kiểm tra sức khỏe đàn gà để phát hiện và tách những con có dấu hiệu bệnh tật điều trị
kịp thời.
Với chăn nuôi gà thả vườn, chỉ nên thả gà ra ngoài sau 60 ngày tuổi. Khi thả gà ra bãi
thì bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống.


-

Khuyến cáo nên tách trống mái riêng (trên 40 ngày tuổi) sẽ cho năng suất tốt hơn.
Đối với những con gà chết thì phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc đào hố chôn (dùng
vôi bột rắc lên) ở một khu vực cách xa khu chăn nuôi.

Nên tách trống mái ra hai khu riêng biệt hoặc tách lúc gà trên 40 ngày tuổi sẽ giúp
cho năng suất chăn nuôi tốt hơn, gà đồng đều hơn, mẫu mã đẹp hơn.
PHẦN II: AN TỒN SINH HỌC & THÚ Y
1 Chương trình vaccine và thuốc thú y
1.1 Chương trình vaccine cho gà màu

Ngày tuổi Tên vaccine
Phòng bệnh
Cách dùng
1
Marek
Marek
Tiêm dưới da cổ
3
Coccivac
Bệnh cầu trùng
Cho uống
5
IB – ND lần 1
Viêm phế quản TN, Newcastle Nhỏ mắt, nhỏ mũi
7
Nemovac
Hội chứng sưng phù đầu
Nhỏ mắt, nhỏ mũi
10
Gumboro, Pox
Gumboro, Đậu
Nhỏ mồm
15
AI (H5N1+H5N6)
Cúm gia cầm
Tiêm dưới da
18
IB-ND lần 2
Viêm phế quản TN, Newcastle Nhỏ mắt, nhỏ mũi
24

Gumboro
Gumboro lần 2
Cho uống
42
ND (killed)
Newcastle
Tiêm dưới da cổ
56
AI (H5N1+H5N6)
Cúm gia cầm
Tiêm dưới da
- Đối với những đàn không tiêm vaccine Newcastle dạng nhũ dầu
(vaccine chết)
lúc 40 – 42 ngày tuổi thì cứ 6 tuần cho uống nhắc lại IB – ND.
- Tùy theo tình hình dịch tễ của từng khu vực, chương trình vaccine có
thể thay đổi cho phù hợp.
1.2 Chương trình phịng bệnh bằng thuốc kháng sinh
Ngày tuổi
1-3
11,12,13
17,18,19
24,25,26
30
35,36,37
40,41,42
60 -70

Kháng sinh
Ampi-Coli, Neomycine …
Sulfamide hoặc Totazuril* …

Doxycycline + Tylosin …
Sulfamide hoặc Totazuril* …
Mebendazol, Levamisol …
Doxycycline + Tylosin …
Sulfamide hoặc Totazuril* …
Mebendazol, Levamisol …

Phòng bệnh
Đường tiêu hóa
Cầu trùng
Hơ hấp
Cầu trùng
Tẩy giun
Hơ hấp
Cầu trùng
Tẩy giun

Cách dùng
Uống
Uống
Uống
Uống
Uống
Uống
Uống
Uống

Lưu ý: * Đối với những đàn đã làm vaccine cầu trùng thì khơng dùng thuốc phịng cầu trùng
và thức ăn có thuốc phịng cầu trùng trong vịng 30 ngày.
Chương trình phịng bệnh bằng kháng sinh có thể thay đổi tùy theo tình hình dịch tễ từng

khu vực chăn ni.
1.3 Hướng dẫn bảo quản và chủng ngừa vaccine


-

-

Vaccine phải còn hạn sử dụng, được để ở ngăn mát nhiệt độ 2 – 8 oC. Tránh ánh nắng
trực tiếp. Vaccine phải được sử dụng đúng độ tuổi, đúng hướng dẫn sử dụng của nhà
sản xuất.
Cách nhỏ vaccine: Nếu là vaccine được hướng dẫn nhỏ mắt, mũi thì bắt gà lên nhỏ
một giọt vào mắt hoặc mũi, giữ gà đến lúc gà có phản ứng nháy mắt hoặc hít vào để
đảm bảo gà nhận đủ lượng vaccine cần thiết tránh trường hợp nhỏ xong thả gà ra ngay
vaccine có thể bị vẩy ra ngoài.
Đối với vaccine được hướng dẫn nhỏ miệng thì nhỏ vào miệng gà rồi thả ra.
Đối với vaccine dùng theo đường uống thì nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) với
liều 3-5 g/lit nước, hoặc dùng viên pha vaccine để làm tăng hoạt lực của vaccine.
Thời gian cho uống vaccine trong khoảng 1,5 - 2 giờ.

- Lưu ý: Trước khi pha vaccine phải đảm bảo sự tương đồng về nhiệt độ của vaccine và nước
pha để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của vaccine. Trường hợp lọ vaccine để trong tủ bảo
quản còn lọ nước pha để ở ngồi thì khi đưa lọ vaccine ra cần cầm lọ vaccine ở tay cho ấm
dần lên, sau 10 -15 phút mới pha với nước pha hoặc cho lọ nước pha vào tủ lạnh cùng với
vaccine.
2. Vệ sinh và quản lý chuồng trại
Chuồng nuôi nên thực hiện theo phương thức “cùng vào - cùng ra” để thuận tiện cho việc
xuất bán và công tác sát trùng tiêu độc chuồng trại và bãi chăn thả.
- Các bước vệ sinh chuồng trại sau khi xuất bán gà
Yêu cầu


Nội Dung

Vệ sinh
trước khi
nhập vịt
Vệ sinh đường
ống nước

Vệ sinh bằng cơ
học trong chuồng
ni
Vệ sinh bằng hóa
học trong chuồng
ni

Thực hiện
Cách 1: Dùng chlorin để ngâm đường ống nước. Ngâm 2 lần: lần
thứ 1 ngâm 1 viên (tương đương với 200gram) pha với 100-120
lít nước và ngâm trong 2 ngày; lần thứ 2 làm tương tự lần 1 và
ngâm trong 1 ngày.
Cách 2: có thể sử dụng axit hữu cơ . Cứ 1lit axit hữu cơ pha với
100-120 lít nước, ngâm 2 ngày sau đó xả bỏ, tiếp tục pha tỷ lệ
tương tự và ngâm thêm 1 ngày.
Sau đó xả sạch đường ống bằng máy tạo áp lực nước.
Cách kiểm tra: nếu đường ống nước sạch thì nước chảy ra từ
đường ống có màu trong như đầu vào và khơng có mùi thối. Nếu
có mùi thối là chưa sạch, cần phải xử lý lại.
Làm sạch CƠ HỌC: dọn sạch chất độn chuồng của lứa ni
trước, sau đó rửa qua 1 lượt nước co hồ Omo bằng biện pháp cơ

học: dùng vịi nước phun xịt với áp lực cao làm sạch bề mặt trong
chuồng nuôi.
Máng ăn, nhựa sàn phải được rửa sạch sẽ
Làm sạch bằng HĨA HỌC:
Cách 1: sử dụng xà phịng bột, pha với nước tạo thành dung dịch
nước xà phòng đậm. Xịt dung dịch nước xà phòng bằng máy
phun áp lực vào bề mặt chuồng.
Cách 2: sử dụng 25 kg NaOH/1000 m2 kết hợp 300 kg-400kg
vôi củ (lọc bỏ cặn) và nước khoảng 300lit tạo hỗn hợp sữa, tưới


nền hoặc phun bằng máy áp lực. Lưu ý nền chuồng phải ướt đẫm
nước trước khi tưới (phun) nước NaOH và vơi. Phun cả tường,
xung quanh chuồng trại.
Mục đích: dùng xà phịng giúp chuồng được tẩy rửa và khơng bị
hơi.
Máng ăn, máng uống, sàn nhựa sau khi đánh rửa bằng xa phịng
cho vào ngâm trong thuốc sát trùng, sau đó vớt ra phơi khơ.
Dùng 1lit formaline pha với 5 lít nước tạo thành dung dịch
formaline. Phun dung dịch formaline một lượt trên bề mặt chuồng
hoặc sàn chuồng. Tùy theo diện tích chuồng để pha lượng dung
dịch đủ.
Để khơ chuồng : bật 3-4 quạt . Nếu trời nắng bật quạt mở các cửa
ra vào trại. Nếu thời tiết ẩm, nhiệt độ thấp thì đóng cửa chuồng.
Cách 1: Xơng chuồng sau khi vệ sinh xong cùng các thiết bị, sử
dụng 8ml Focmalin + 4g KMNO4 cho 1m3 khơng khí để xơng
chuồng
Cách 2: Trong trường hợp có dịch bệnh sẽ tiến hành như sau:
xơng tồn bộ dụng cụ và thiết bị chuồng trại: sử dụng 14ml
Focmalin + 7g KMNO4 cho 1 m3 không khí

Sau khi bố trí quây úm và thiết bị chăn nuôi vào trong chuồng nuôi tiến hành phun thuốc sát
trùng một lần nữa trước khi vào gà
Quá trình dọn dẹp vệ sinh sát trùng chuồng trại và để trống chuồng kéo dài ít nhất 14
ngày.
Ngày
0-2
3-4

Nội dung
Xử lý chất thải
Vệ sinh cơ học hóa học

5
6–7
8–9
10 – 11
12

Phun sát trùng tồn bộ trại
Để khơ chuồng
Xơng Focmalin
Ủ chuồng
Bố trí qy úm

13
15 - 16

Phun sát trùng
Vào gà


Công việc
Dọn phân, chuyển máng ăn, máng uống ra ngồi
Cọ rửa dụng cụ chăn ni, vệ sinh đường ống nước, nền
chuồng
Phun Focmalin
Sử dụng quạt hút (chuồng kín)
Chuồng kín (chuồng hở để trống chuồng)
Đóng kín cửa khơng ai đi vào chuồng
Bố trí quây úm và thiết bị dụng cụ dùng trong giai đoạn
úm
Sử dụng thuốc sát trùng phun toàn bộ quây úm
Vào gà

+/ Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất bán gà:
- Bước 1: Xử lý vật dụng
+/ Chuyển tất cả máng ăn, máng uống ra ngoài, dọn sạch chất độn chuồng, đóng thành
bao vận chuyển ra khỏi khu vực chăn ni, khơng được dùng để bón cây trong khu vực
chăn nuôi.
- Bước 2: Xử lý nền chuồng và bãi chăn thả


+/ Rửa sạch chuồng trại bằng máy xịt rửa áp lực lớn và xà phịng
+/ Phun thuốc sát trùng tồn bộ chuồng trại và bãi chăn thả. Dùng xút (NaOH) + vôi để đánh
sạch nền chuồng diệt mầm bệnh Cầu trùng. Lưu ý khi rửa nền chuồng bằng xút hạn chế dùng
các dụng cụ bằng kim loại vì xút có tính ăn mịn cao. Sau đó khoảng 3 -5 ngày phun nước
rửa chuồng bằng nước sạch. Nếu không dùng NaOH thì dùng vơi cục tơi ln trên nền
chuồng sau đó qt vơi trên tồn bộ nền và thành tường xung quanh.
+ Dùng vôi bột rắc ở các lối đi lại và bãi chăn thả gia cầm
* Xử lý vệ sinh chuồng kín
- Đối với chuồng kín có thể sử dụng phương pháp sát trùng bằng cách xơng Focmalin và

thuốc tím với cơng thức 1m khối khơng khí dùng 8 ml focmalin và 4g thuốc tím. Cứ sau 2
lứa thực hiện sát trùng bằng phương pháp này ít nhất 1 lần.
Ví dụ: Chuồng có chiều dài 60m, rộng 12m, chiều cao của trần là 2m thì số lượng m khối
khơng khí trong chuồng là 60 x 12 x 2 =1.440 m khối khơng khí như vây ta phải dùng lượng
focmalin là 1.440 x 8 = 11.520 ml và lượng thuốc tím là 1.440 x 4 = 4560 g. Cho Focmalin
và chậu sau đó gói thuốc tím vào giấy báo thả và chậu sau đó đóng kín cửa xơng trong vịng
2 ngày sau 2 ngày bật quạt hút liên tục 1 ngày.
- Đối với dàn mát (cooling pad): sau mỗi lứa chăn nuôi dùng nước vôi trong để rửa sạch (loại
bỏ rêu mốc tại dàn mát) bằng bơm áp lực mạnh.
- Bước 3: Vệ sinh máng ăn máng uống
+ Sau khi đưa máng ăn, máng uống ra khỏi chuồng phải rửa sạch trước bằng xà phòng và rửa
lại bằng nước sạch. Sau đó đem ngâm vào thuốc sát trùng từ 8 – 12h rồi đem phơi khô.
+ Đối với trại tự động cần thực hiện quy trình vệ sinh và xúc rửa tồn bộ hệ thống đường dẫn
thức ăn, nước uống.
Làm cơng tác vệ sinh sát trùng chuồng trại và bãi chăn thả tốt có thể loại bỏ 80% các vi
sinh vật gây bệnh cho gia cầm qua đó giảm tỷ lệ mắc bệnh.



×