Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.71 KB, 82 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành được đề tài này đầu tiên em xin chân thành cám ơn đến Trung
tâm bảo tồn di tích cố đô Huế là nơi em thực tập trong thời gian qua, và đặc biệt là
lời cảm ơn chân thành đến phòng Hướng dẫn-thuyết minh và chú Nguyễn Quang
Huy là cán bộ hướng dẫn của em, cám ơn chú và trung tâm đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và cho em mượn các tư liệu giúp em có thể nghiên cứu dễ dàng hơn, giúp
em quan sát, tiếp xúc, cọ xát với thực tế để em có một cái nhìn khách quan và chính
xác hơn để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình ngày hôm nay.
Đặc biệt em cũng xin gửi lời cám ơn đến giáo viên hướng dẫn của em là thầy
Cao Hữu Phụng, người luôn theo sát em từng bước, luôn tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn cho em, thầy luôn đưa ra những lời khuyên, những hướng dẫn của thầy giúp em
biết được mình sai cái gì và chỗ nào còn thiếu sót để bổ sung và phát triển đề tài
nghiên cứu của mình. Cảm ơn thầy trong thời gian qua đã giúp đỡ em rất nhiều để
em hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình.
Thời gian thực hiện đề tài là quá ngắn chỉ có hai tháng nên trong quá trình
nghiên cứu đề tài sẽ không khỏi có những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô
giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 1
MỤC LỤC
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu
Bảng 2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu
năm 2012
Bảng 3: Lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013
Bảng 4: Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 5: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011 – 2013
Bảng 6: Tổng lượng khách đến điện Hòn Chén từ năm 2011- 2013
Bảng 7: Biến động lượng khách tham quan đến điện Hòn Chén từ năm 2011-2013


Bảng 8: Báo cáo lượng khách tham quan tại điện Hòn Chén từ ngày 01/01đến ngày
31/12 trong 3 năm từ 2011- 2013
Bảng 9: Giá vé điện Hòn Chén trong 3 năm từ năm 2011- 21013
Bảng 10: Doanh thu của điện Hòn Chén từ năm 2011-2013
Bảng 11: Biến động doanh thu của điện hòn Chén
Bảng 12: Sơ lược về thông tin khách điều tra cho mục đích nghiên cứu
Bảng 13: Đánh gía của khách du lịch về trang thiết bị tại điểm di tích
Bảng 14: Đánh giá của du khách về cảnh quan môi trường
Bảng 15: Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ
Bảng 16: Đánh giá của khách du lịch về hoạt động tại di tích
Bảng 17: Đánh giá về yếu tố an ninh, an toàn
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 3
Phần 1: Đặt Vấn Đề
1. Lý do chọn đề tài
Huế là một trong những trung tâm du lịch của cả nước vốn nổi tiếng là vùng đất còn
lưu giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, đặc biệt là Quần thể di tích Cô
đô Huế đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới” và tiêu biểu trong
quần thể di tích Cố đô Huế là Đại Nội được bảo vệ bởi Kinh Thành Huế. Lại được
thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp như sông Hương, núi Ngự, cùng với
những nét văn hóa truyền thống, các công trình kiến trúc đặc sắc, những làng nghề
truyền thống, lòng mến khách, sự thân thiện của con người nơi đây, càng tạo điều
kiện cho du lịch phát triển.
Trong gần 400, năm Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng
trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của 13 triều vua nhà
Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân
tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc
và hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua
chiều dài của lịch sử, Huế vẫn gìn giữ được những giá trị truyền thống, đồng thời

Huế cũng là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa tạo ra sự đa dạng về tôn giáo và tín
ngưỡng. Chính vì sự đa dạng đó mà Thừa Thiên Huế có rất nhiều lợi thế và tiềm
năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh.Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của rất
nhiều tôn giáo lớn trên cả nước, tiêu biểu là Phật giáo với hơn 400 ngôi chùa và
niệm phật đường, chiếm gần 1/3 số lượng chùa chiền trên cả nước, nơi đây vẫn còn
lưu giữ được nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và kiến trúc như chùa Thiên Mụ,
chùa Từ Hiếu, Từ Đàm, chùa Báo Quốc… Ngoài ra, ở Huế còn có Thiên Chúa giáo,
đạo Cao Đài, Tin Lành… Đặc biệt phải kể đến sự phát triển của các tín ngưỡng dân
gian mà tiêu biểu nhất đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y Ana tại điện Hòn Chén,
một tín ngưỡng đặc trưng của các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế
nói riêng. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều nét độc đáo trong phong tục thờ mẫu cũng
như nghệ thuật hát chầu văn ở Huế. Mặc dù đặc biệt là vậy nhưng điện Hòn Chén
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 4
vẫn chưa được du khách biết đến nhiều, hầu hết du khách chỉ đến đây mỗi khi diễn
ra lễ hội “xuân thu nhị kỳ” 2 lần một năm, thời gian còn lại trong năm hầu như
khách hành hương đến đây rất ít và chủ yếu là người dân bản địa. Ý thức được tầm
quan trọng của Điện Hòn Chén đến việc phát triển du lịch tâm linh ở Huế nên em
quyết định chọn đề tài định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén
cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra được những cơ sở lý luận liên quan đến du lịch tâm linh và sự hài
lòng của khách du lịch đối với các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn
Chén.
- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén.
- Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về các hoạt động du lịch tâm linh tại
điện Hòn Chén
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thu hút khách du lịch đến với du lịch tâm
linh tại điện Hòn Chén
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

a. Đối tượng nghiên cứu.
- Đạo Thiên tiên thánh giáo
- Lễ hội điện Hòn Chén
- Điện Hòn chén.
- Sự hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn
Chén
b. Phạm vi nghiên cứu.
• Thời gian:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2011- 2013.
- Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014.
• Không gian: Điện Hòn Chén ( núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương
Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 5
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu không chỉ là những vấn đề lý luân mà còn là vấn đề
có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định sự thành
công của mọi công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp,
cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công công nghệ để chúng ta
thực hiện công trình nghiên cứu khoa học. Các phương pháp được vận dụng trong
bài là:
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp.
• Phương pháp phân tích:
Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ
phận, những yếu tố có cấu thành giản đơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc
tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng
nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố,
bộ phận ấy.
• Phương pháp tổng hợp:
Tổng hợp là quá trình ngược lại với phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình

phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát.
b. Phương pháp quy nạp và diễn giải.
• Phương pháp quy nạp:
Là những biện pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập, ngẫu
nhiên, rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng
nào đó.
• Phương pháp diễn giải:
Đó là phương pháp đi từ các bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa
nhận, để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, các trường hợp cụ thể trong sự vận
động của đối tượng, giúp đưa ra những tiền đề, giả thuyết và bằng những suy diễn
logic để rút ra ra những kết luận, định lý, công thức.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 6
c. Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình
phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối
tượng. từ cái lịch sử, chúng ta sẽ phát hiện ra các quy luật của đối tượng.
d. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.
Sử dụng số liệu về doanh thu bán vé và số lượng khách du lịch đến với điện
Hòn Chén trong 3 năm 2011->2013, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung
cấp, và các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, luận văn, sách…
e. Phương pháp đối chiếu, so sánh.
Từ các số liệu có sẵn, tiến hành đối chiếu về doanh thu và số lượng khách
qua từng năm theo tỷ lệ phần trăm.
f. Phương pháp chọn mẫu điều tra:
- Phương pháp chọn mẫu điều tra mà chuyên đề sử dụng là phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Kích thước mẫu:
Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:
e

N
N
n
2
.1+
=
Trong đó:
n: Quy mô mẫu.
N: Kích thước tổng thể, N= 38717 ( trung bình tổng số lượt khách đến điện
Hòn Chén trong 3 năm từ 2011-2013).
e: Độ sai lệch. Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1
Áp dụng công thức ta có quy mô mẫu là: 99,74
Để đạt được số mẫu cần thiết đề tài đã tiến hành phát ra 110 phiếu điều tra.
g. Bảng câu hỏi điều tra:
Bảng câu hỏi điều tra được xây dựng bằng cách sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt (vì khách nội địa). Bảng câu hỏi bao gồm các mục hỏi:
Thông tin cá nhân, thông tin cảm nhận bằng cách sử dụng thang đo
mức độ Likert, người được phỏ ng vấn sẽ đánh dấu vào mức độ thích
hợp nhất với ý kiến của họ.
Thang đo Likert:
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 7
* Năm mức độ hài lòng từ 1 đến 5:
Số 1: Rất không hài lòng.
Số 2: Không hài lòng.
Số 3: Bình thường.
Số 4: Hài lòng.
Số 5: Rất hài lòng.
h. Phương pháp xử lý số liệu với spss
+ Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình.

5. Cấu trúc đề tài.
Chương I.: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tâm linh.
Chương II: Thực trạng về sự phát triển các hoạt dộng du lịch tâm linh tại
điện Hòn Chén.
Chương III: Giải pháp định hướng và phát triển vế du lịch tâm linh tại điện
Hòn Chén.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 8
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
TÂM LINH
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch
1. Khái niệm du lịch :
Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại
và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Theo Luật Du Lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.
2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được
sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
3. Sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch là những thứ có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của
khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du
khách, được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên- xã hội và trên cơ sở vật chất kĩ thuật và
lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó.

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch:
+ Tài nguyên du lịch
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 9
+ Các dịch vụ công cộng
+ Các yếu tố hành chính
+ Tình hình kinh tế - chính trị- xã hội của quốc gia.
4. Các loại hình du lịch :
• Du lịch văn hóa
Loại hình này nhằm thỏa mãn những nhu cầu mở rộng sự hiểu biết về nghệ
thuật, phong tục tập quán, lễ hội, con người,…. nơi họ đến, tình hình kinh tế xã hội
của đất nước được viếng thăm.
+ Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể : khách du lịch đi với mục đích được
định sẵn, thường là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia.
+ Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp : gồm đông đảo những người muốn
tham gia để thỏa mãn những tò mò của mình về nhưng nền văn hóa mới.
• Du lịch lịch sử
Loại hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử của một quốc gia, một dân tộc, qua
việc đưa khách đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các viện bảo tàng lịch sử, các di
tích cách mạng……
• Du lịch xanh
Ở nhiều nước phát triển, môi trường bị ô nhiễm nặng, chính vì vậy, du khách
là những người thành thị muốn tìm về màu xanh của tự nhiên, không khí trong lành,
không ồn ào, náo nhiệt như ở thành phố, du khách có xu hướng tìm về với màu
xanh của biển, màu vàng của lúa….
• Du lịch sinh thái
Là loại hình du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên, bảo tồn được

môi trường và cải thiện đời sồng của cư dân địa phương.
Các nguyên tắc của du lịch sinh thái :
+ Giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch
+ Có đặc tính thuyết minh và giáo dục
+ Thường tổ chức đi theo nhóm nhỏ
+ Cung cấp nguồn tài chích trực tiếp cho sự nghiệp bảo tồn
+ Cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch
• Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 10
Nhằm thụ hưởng sự thư giãn, vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc mệt
nhọc để phục hồi thể lực và tinh thần cho du khách. Ở đây chỉ xét đến sự vui chơi
giải trí đơn thuần bao gồm các hình thức như sau :
+ Đến các công viên vui chơi giải trí
+ Đến các casino
+ Hoạt động mua sắm
+ Các hoạt động tắm nắng, tắm biển
• Du lịch thể thao
+ Du lịch thể thao chủ động : khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thể thao như leo núi, bơi lội, săn bắn, câu cá,… và các trò chơi thể thao
như bóng đá, bóng chuyền…
+ Du lịch thể thao bị động : Là các người đi du lịch với mục đích để xem các
cuộc thi đấu, các sự kiện quốc tế như Olympic Games, World Cup, Sea Games….
• Du lịch chữa bệnh
Du lịch chữa bệnh là những mong muốn, đòi hỏi của du khách được nghỉ
ngơi, an dưỡng, chữa bệnh nhằm phục hồi sức khỏe và tăng cường khả năng làm
việc của họ.
Những người có tuổi, những người bị bệnh nghề nghiệp thường là du khách
tiềm năng cho loại hình du lịch này.
Thỏa mãn các nhu cầu điều trị của khách du lịch về các bệnh tật của họ, dưới

các hình thức như :
+ Chữa bệnh bằng khí hậu
+ Chữa bệnh bằng nước khoáng
+ Chữa bệnh tại các bệnh viện lớn
• Du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là hoạt động của du khách tiến hành các hoạt động tham
quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân,
báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những
cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng
và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Hoạt động du lịch tâm linh nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tín ngưỡng
của du khách.
• Du lịch cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi
trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng địa phương sở hữu và
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 11
quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về
cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ.
Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu
và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.
Các hình thức du lịch cộng đồng như : du lịch homestay, tham gia các hoạt
động văn hóa, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bảo tàng dân tộc,
tìm hiểu văn hóa lối sống của người dân bản địa, tham quan nghiên cứu đa dạng
sinh học,…
• Du lịch hoài niệm
Khách du lịch muốn đến nơi mà họ đã từng sống trước đây với những quãng
đời nhiều kỉ niệm. Họ đi vì nhu cầu tinh thần, giải tỏa tâm lý bị ám ảnh.
• Du lịch công vụ

Là loại du lịch kết hợp giữa du lịch với tham dự sự kiện, hội nghị, hội thảo, triển
lãm.
Du lịch công vụ có tầm quan trọng là vì một người tham dự hội nghị có thể chi tiêu
gấp 3 lần một du khách bình thường, mà chủ yếu là chi cho ăn ở.
• Du lịch mang tính chất xã hội
Là loại du lịch của du khách với mục đích đi để thăm viếng bạn bè, người thân, dự
lễ cưới, dám tang…
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 12
5. Khái niệm du khách :
Du khách là những cá nhân( hoặc nhóm người) có nhu cầu, mong muốn, động cơ đi
du lịch thể hiện qua các hành vi chuẩn bị, sử dụng hoặc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ
du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
a. Khách thăm viếng quốc tế
Là bất cứ người nào đi du hành đến một quốc gia khác với quốc gia cư trú thường
xuyên của họ trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng… chứ không thực hiện bất cứ hoạt động nào để có thu
nhập trong thời gian ở lại quốc gia họ thăm viếng.
+ Du khách quốc tế là người đi thăm viếng, họ lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sở
lưu trú tập thể hoặc tư nhân ở quốc gia thăm viếng.
+Khách tham quan quốc tế là người đi thăm viếng, họ không có qua đêm tại các cơ
sở lưu trú tập thể và tư nhân ở quốc gia được thăm viếng. Khái niệm này còn tính cả
những hành khách đi trên các chuyến tàu du lịch, họ đến quốc gia bằng tàu biển và
trở lại tàu mỗi đêm để ngủ, cho dù tàu này neo ở cảng nhiều ngày. Nó còn được tính
cho cả những người đi trên các du thuyền, xe lửa.
b. Khách thăm viếng nội địa
Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch thăm
viếng một nơi trong nước, không kể quốc tịch thăm viếng một nơi trong nước ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định với mục
đích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng…… chứ không thực hiện bất cứ hoạt

động nào để có thu nhập trong thời gian thăm viếng.
Khái niệm khách thăm viếng nội địa được phân biệt với khách thăm viếng quốc tế ở
chỗ nơi đến của họ cũng chính quyền nước họ cư trú thường xuyên.
6. Vai trò, chức năng của du lịch
- Du lịch góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch, mang lại thu nhập ngày
càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy hội nhập và phát triển.
- Du lịch góp phần nghiên cứu các vấn đề bảo tồn văn hóa, xã hội, lịch sử của quốc
gia nhằm bảo tồn, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau.
- Du lịch thúc đẩy việc liên doanh, liên kết, hội nhập các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch trong và ngoài nước, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân
tộc.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 13
- Thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông vận tải,
bưu điện, ngân hàng phát triển và đồng thời tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều
ở các vùng khác nhau của cả nước.
- Du lịch phát triển tạo điều kiện để tuyển chọn, nâng cao và xây dựng đội ngũ cán
bộ có phẩm chất và năng lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du
lịch.
- Du lịch góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá, khai thác những giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể, giúp các nhà quy hoạch du lịch có thể khai thác một cách triệt để
những giá trị đó phục vụ vào hoạt động kinh doanh du lịch.
- Du lịch góp phần tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị nền du lịch của quốc gia đến thế
giới, tạo dấu ấn riêng biệt nhằm thu hút, hấp dẫn khách du lịch.
7. Khái niệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ
* Theo các chuyên gia về chất lượng đã định nghĩa như sau:
- Powel (1995): “Chất lượng dịch vụ là sự khác biệt giữa mong đợi và nhận
thức về dịch vụ thực sự nhận được”
- Parasurama (1998): “Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá toàn diện về thái
độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ”.

- Theo TCVN và ISO 9000: Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách
hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. Nó là một dạng
của thái độ và các hệ quả từ một so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận
thức về những thứ ta nhận được.
* Bằng các nghiên cứu của mình, hai tác giả Berry và Parasuraman đã đưa ra 5
chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ như sau:
1. Sự tin cậy (Reliability): Khả năng cung ứng dịch vụ đúng như đã hứa với
khách hàng.
2. Tính trách nhiệm (Responsiveness): Sự mong muốn và sẵn sàng của
nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng.
3. Sự đảm bảo (Assurance): Thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ
lịch sự, niềm nở với khách hàng.
4. Sự đồng cảm (Empathy): Sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối
với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
5. Tính hữu hình (Tangibles): Các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài
liệu quảng cáo… và bề ngoài của nhân viên của tổ chức du lịch.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 14
Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất
Môi trường
Các dịch vụ ăn uống – tham quan - giải trí – mua sắm
Chỗ ở
Chuyển tiền
Di sản và văn hóa
Sự hài lòng
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
Tribe và Snaith (1998) đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách như sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
a. Nhóm nhân tố chủ quan: Sức khỏe, khí chất, tính cách, độ tuổi, giới tính,

nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, tình trạng gia đình, thu nhập.
b. Nhân tố khách quan bao gồm:
- Môi trường tự nhiên: Thông qua các thành phần của nó như là phong cảnh,
khí hậu, nguồn nước, bãi tắm, thực vật, động vật có ảnh hưởng tốt đến tâm trạng
của khách du lịch.
- Những giá trị văn hóa, lịch sử: Các di vật khảo cổ, các tượng đài văn hóa
lịch sử, các địa danh gắn liền với các chiến công hiển hách, với các tên tuổi, các
công trình kiến trúc, các thành tựu, kinh tế kỹ thuật sẽ gây nên sự thích thú, kích
thích tính tò mò trong du khách, kéo khách du lịch “xích lại gần” với lịch sử - văn
hóa và kinh tế của nơi du lịch tạo ra trong họ những ấn tượng mạnh và sâu sắc.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 15
- Nếp sống văn hóa, truyền thống , phong tục tập quán, lễ hội… Những yếu
tố này gây cho khách cảm giác vừa lý thú, vừa học hỏi, vừa hoài niệm, vừa man
man cảm thông mang nặng niềm cảm mến với thiên nhiên và con người ở nơi đến.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu dể duy trì và
phát triển tâm trạng hài lòng của khách du lịch. Một trong những chiến lược cạnh
tranh trên thị trường du lịch hiện nay là chiến lược đầu tư chiều sâu nhằm thay đổi
công nghệ du lịch trong bốn lĩnh vực kỹ thuật, con người, tổ chức và thông tin.
Chính là nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch. Khi đi du lịch người ta sẽ
được hưởng dịch vụ nào, chất lượng ra sao? Trong khi phải bỏ ra một số tiền khá
lớn dành dụm hằng năm hoặc nhiều năm mới có được. Cho nên tâm trạng của khách
là sự mong đợi được hưởng thụ chất lượng dịch vụ mà nó xứng đáng với đồng tiền
họ đã bỏ ra.
- Ảnh hưởng của nhân viên phục vụ như hướng dân viên, lái xe, nhân viên
nhà hàng, khách sạn, người dân địa phương tại nơi đến ảnh hưởng tới tâm trạng của
khách. Các thao tác trong quá trình phục vụ, cách thức bày, đặt mang thức ăn như
thế nào, thu dọn ra sao, tác phong giao tiếp của người phục vụ như thế nào đều tác
động rất mạnh tới hứng thú của khách. Tâm trạng của khách trong khi lưu trú và ăn
uống có sự liên hệ chặt chẽ, quan hệ qua lại với trạng thái tâm lý của người phục vụ.

- Giá cả dịch vụ: Giá đắt hay rẻ là một phần cảm nhận của khách ban đầu, phần còn
lại khách chỉ có thể đánh giá sau khi đã sử dụng dịch vụ và nó phụ thuộc vào quan
niệm giá cả mà mỗi khách hàng cảm nhận.
- Hoạt động marketing và quảng cáo: Vì dịch vụ là sản phẩm vô hình, khách
hàng chỉ có thể biết nó sau khi đã sử dụng. Do vậy hoạt động marketing, quảng cáo
giúp cho khách hàng hình dung một phần nào đó của sản phẩm dịch vụ mà họ
chuẩn bị sử dụng, giúp cho họ biết được thông tin về chương trình, chuyến đi, thời
gian, mức hấp dẫn của điểm đến. Tuy nhiên để khách hàng cảm nhận tốt về chất
lượng dịch vụ thì không nên quảng cáo quá phô trương, không đúng sự thật.
Tóm lại, duy trì và phát triển tâm trạng hài lòng của khách trong quá trình
phục vụ họ như là một chỉ tiêu khách quan đánh giá chất lượng dịch vụ, sự phát
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 16
triển và hoàn thiện của một doanh nghiệp du lịch nào đó. Tâm trạng của du khách
càng thoải mái thì sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ, chuyến đi càng cao.
2.1 Cơ sở lí luận về du lịch tâm linh
1.2.1 Khái niệm du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là hoạt động của du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm
hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu,
thiền, tham gia lễ hội Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những cảm nhận,
giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố
đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống.
1.2.1.1 Đối tượng của du lịch tâm linh
- Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc,
những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội
nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại
diện nhân loại.
- Du lịch tâm linh gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với

bậc sinh thành.
- Du lịch tâm linh gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga
hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và
tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Ngoài ra, du lịch tâm linh còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và
những điều huyền bí.
- Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến
trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và
lối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 17
- Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có
số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên
Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo Triết lý phương đông, đức tin, giáo pháp, những giá
trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là
những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích
là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh.
1.2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tâm linh
- Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp du lịch
dịch vụ.
- Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo, du lịch
tâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp thích đáng
vào phát triển bền vững. Ở Việt Nam hầu hết các điểm du lịch tâm linh là những nơi
có phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn bảo vệ môi trường tốt
bằng các hành vi có ý thức của con người.
- Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhận
thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng,
cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ-bi-hỷ-xả của đạo Phật Những giá trị ấy
có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và

chất lượng cuộc sống cho dân sinh.
- Du lịch tâm linh giúp đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội.
2.1 Cơ sở thực tiễn
2.1.1 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam:
Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn tăng trưởng
mạnh mẽ với tỷ lệ ấn tượng trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS
2003 và suy thoái kinh tế thế giới 2009). Năm 2012, với 6,8 triệu lượt khách quốc
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 18
tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. 10 tháng đầu
năm 2013 số khách quốc tế đạt 6,12 triệu lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm
2012. Với tốc độ đó, ước tính 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc 7,4 triệu lượt khách quốc
tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ đồng (tương đương 9 tỷ
USD). Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam đã tăng gấp 2 lần; tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ tiêu tổng
thể đó thì mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã về đích
trước 2 năm. Đạt được kết quả tăng trưởng đó có sự đóng góp tích cực của du lịch
tâm linh với những kết quả đáng ghi nhận.
Ở Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn. Thông thường
khách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linh
được lồng ghép trong nhiều chuyến đi. Vì vậy, khó có thể phân biệt rõ số khách với
mục đích du lịch tâm linh thuần túy (ngoại trừ số tăng ni, phật tử, tín đồ, khách hành
hương).
Trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa năm 2012 chỉ tính riêng số khách đến
các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh) có khoảng 13,5 triệu lượt, tương
đương 41,5%. Một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 đón một lượng
khách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An Giang (3,6 triệu lượt khách), Chùa Hương (1,5
triệu lượt); Chùa Bái Đính (2,1 triệu lượt), Yên Tử (2,3 triệu lượt), khu du lịch Núi
Bà Đen (2,2 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (1,2 triệu). Đối với khách quốc tế đến
Việt Nam với mục đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến Việt

Nam năm 2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâm
linh.
Bảng 1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh
tiêu biểu
Đơn vị: triệu lượt
Địa điểm 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 19
trung
bình(%)
Miếu Bà
Chúa Xứ
2,62 3,02 3,48 3,67 3,68 10,5
Chùa Bái
Đính
1,10 1,02 1,72 1,98 2,13 27,8
Yên Tử 1,80 2,10 2,11 2,21 2.23 19,8
Núi Bà Đen 1,80 1,86 2,02 2,15 2,19 6,0
Chùa Hương 1,26 1,36 1,40 1,48 1,47 6,4
Côn Sơn-
Kiếp Bạc
0,82 1,06 1,08 1,09 1,14 17.1
ĐềnTrần-Phủ
Dầy
0,88 0,92 0,98 0,99 0,92 1,8
Mỹ Sơn 0,17 0,18 0,20 0,21 0,22 6,2
Nguồn: Báo cáo của sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tâm linh
Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày,
nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Thông thường khách du lịch tâm linh đi

trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm. Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.8 ngày như ở
Măng Đen gắn với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, sinh thái. Thời gian đi du
lịch tâm linh thường tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch và các thời
điểm lễ hội dân gian năm.
Bảng 2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du
lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012
Đơn vị: ngày
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 20
Nguồn: báo cáo của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở
thành xu hướng ngày càng phổ biến. Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫn
chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Những năm qua, Du lịch Việt Nam tăng trưởng
mạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng
trưởng đó. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ
hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội.
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 21
Địa điểm du lịch tâm linh Số ngày lưu trú trung bình
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 1.3
Chùa Bái Đính 1.0
Yên Tử 0.84
Côn Sơn-Kiếp Bạc 0.5
Núi Bà Đen 0.34
Măng Đen 1.8
Chùa Hương n/a
Đền Trần- Phủ Dầy 0
Mỹ Sơn 0
2.1.2 Nguồn lực phục vụ trong du lịch
Bảng 3: Lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai

đoạn 2011 -2013
ĐVT: Lao động
Năm 2011 2012 2013
Nguồn lực 8.300 9.600 10.500
(Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Thừa Thiên Huế)
Trong những năm qua, du lịch Thừa Thiên Huế đã góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương cũng như các tỉnh, thành phố khác.
Trong 3 năm (2011 – 2013), hoạt động của ngành du lịch tỉnh không ngừng phát
triển, kèm theo đó là sự tăng trưởng về mặt số lượng lẫn chất lượng đội ngũ lao
động hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh nhà. Năm 2011 toàn tỉnh có 8300 lao
động và qua từng năm số lao động cũng tăng lên cụ thể năm 2012 số lao động của
toàn tỉnh là 9600 lao động, đến năm 2013 số lao động toàn tỉnh là 10500 lao động,
tăng lên 2200 lao động so với năm 2011.
Về mặt chất lượng, lao động ngành du lịch tỉnh nhà đã có trên 70% lao động
đã qua đào tạo, với trên 30% đạt trình độ Đại Học, Cao Đẳng, 20% được đào tạo
bậc Trung Cấp. Đặc biệt, đội ngũ lao động tiếp xúc trực tiếp với khách như lễ tân
hướng dẫn viên,…phần lớn đã qua đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, tỉnh Thừa
Thiên Huế đã có những trường đâò tạo nhân lực cho ngành du lịch ở hệ Đại Học
như Khoa Du Lịch – Đại Học Huế, hệ Cao Đẳng như Cao Đẳng Nghề Du Lịch và
trường Trung Cấp Du Lịch. Tuy nhiên, nhìn chung toàn ngành chất lượng đội ngũ
lao động vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của quá trình
phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay. Lý do chính cho vấn đề này là chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường Đại Học, Cao Đẳng hay Trung Cấp
chuyên nghiệp hầu hết chưa đem lại kết quả như mong muốn, tình trạng “nửa thầy
nửa thợ” thiếu mục tiêu đã khiến cho học sinh, sinh viên ra trường khó có thể đảm
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 22
đương ngay công việc đã qua đào tạo. Vì vậy mà phần lớn số lao động này phải qua
đào tạo lại tại nơi làm việc mới để thành thạo hơn trong công việc.
2.1.3 Sự phát triển của du lịch Huế qua 3 năm 2011- 2013

Lượng khách đến Huế qua 3 năm đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2012,
lượng khách du lịch đến Huế tăng trưởng đạt mức 1.729.540 lượt, tăng 7,8% so với
năm 2011. Sang năm 2013 tổng lượng khách là 1.771.588 lượt, tăng rất ít chỉ 2,4%
so với năm 2012.
Trong đó lượng khách quốc tế đến Huế có tăng lên. Năm 2011 là 653.856
lượt thì năm 2012 là 730.490 lượt, tăng 11,7% so với năm 2011. Sang năm 2013 số
lượng khách du lịch vẫn tăng nhẹ so với năm 2012, khách quốc tế đạt 748.086 lượt,
tăng 2,4% so với năm 2012, mức độ tăng trưởng thấp hơn so với mức độ tăng
trưởng của năm 2012 so với năm 2011. Trong 3 năm này, bình quân hằng năm
lượng khách quốc tế đến Huế tăng 7,1%.
Bảng 4: Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Lượt khách
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế
SVTH: Lê Thị Thanh Hương
Page 23
Năm 2011 2012 2013
Khách quốc tế 653,856 730,490 748,086
Khách nội địa 950,494 999,050 1,023,502
Tổng 1,604,350 1,729,540 1,771,588
Bảng 5: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011
– 2013
Chỉ
tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng
1,604,35
0
100
1,729,54

0
100 1,771,588 100
125,19
0
7.8 42,048 2.4
Quố
c tế
653,856 40.75 730,490 42.23 748,086 42.24 76,634 11.7 17,596 2.4
Nội
địa
950,494 59.25 999,050 57.77 1,023,502 57.76 48,556 5.1 24,452 2.4
ĐVT: Lượt khách
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế
Theo bảng 2 và 3 ta thấy, số lượng khách nội địa cũng tăng dần qua các năm cụ thể
năm 2012 số lượng khách nội địa đạt 99.050 lượt, tăng 5,1% so với năm 2011.Đến
năm 2013 số lượng khách nội địa đạt 1.023.502 lượt, chỉ tăng 2,4% so với năm
2012. Tuy nhiên, nếu xem xét về số lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Huế
trong 3 năm qua, thì ta có thể nói rằng khách nội địa luôn có tỷ trọng cao hơn so với
khách quốc tế. Cụ thể là khách nội địa chiếm đến 59,2% (2011); 57,8% (2012);
57,8% (2013) trong tổng số khách du lịch đến Huế giai đoạn 2011 – 2013. Nguyên
nhân chủ yếu là cho việc đi lại trong nước thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều so với
du lịch ra nước ngoài.
Năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 7.572.000 lượt, tăng
10,6% so với cùng kì năm 2012. Như vậy lượng khách quốc tế đến Huế chỉ bằng
9,88% so với lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Điều này có nghĩa là cứ 100 khách
quốc tế đến Việt Nam thì sẽ có 9 – 10 người đến Huế.
Như vậy, ngành du lịch Thừa Thiên Huế cần có những biện pháp thích hợp
để thu hút cả hai lượng khách quan trọng này. Trong đó, cần xác định khách du lịch
nội địa là “trọng điểm” để phát triển du lịch quốc tế, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà
SVTH: Lê Thị Thanh Hương

Page 24
phát triển nhanh chóng. Nhưng không thể vì thế mà bỏ qua hay xem nhẹ việc khai
thác thị trường khách quốc tế tiềm năng. Vì vậy cần có sự khai thác và thu hút kết
hợp giữa hai thị trường du lịch quốc tế và nội địa một cách hài hòa và hợp lý.
2.1.4 Sự phát triển của du lịch tâm linh tại Huế
Thừa Thiên - Huế là một trong số ít những địa phương đã xây dựng thành công loại
hình du lịch tâm linh, một loại hình du lịch hấp dẫn, đem lại giá trị kinh tế và có tác
động tích cực đến môi trường, làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của
nhân dân, góp phần củng cố an sinh xã hội. Loại hình du lịch nói trên, một mặt giúp
khai thác có hiệu quả tiềm năng của một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có đời sống
văn hóa - tín ngưỡng phong phú, mặt khác thể hiện một đường lối lãnh đạo, quản lý
đúng đắn, đầy tâm huyết của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Nó càng
chứng tỏ sự cởi mở trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, giúp khơi dậy
trong nhân dân niềm cảm hứng dựng xây, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc
của dân tộc trên quê hương Thừa Thiên - Huế.
Có thể nói, các “Điểm đến tâm linh” ở Thừa Thiên - Huế đều được hình thành một
cách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử, của đời sống
kinh tế - xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Đây là yếu tố cơ bản để định hình nên giá
trị cốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến. Tuy nhiên, để chuyển hóa từ một “Điểm
đến” thành một “Khu du lịch tâm linh” thu hút, hấp dẫn khách du lịch thực sự là cả
một quá trình dài, huân tập nhiều “nhân duyên” và sự đầu tư công sức, tiền của lớn.
Bởi lẽ, những cơ sở du lịch tâm linh hiện có (và nhiều cơ sở đang và sẽ được tạo
dựng về sau) được khởi tạo từ những di tích rất nhỏ, luôn bị tàn phá bởi thiên nhiên
khắc nghiệt và các cuộc chiến tranh liên miên.
Trên thực tế, có nhiều công trình Nhà nước đã phải đầu tư rất lớn việc tôn tạo và có
khi là phục dựng toàn bộ. Trong một số trường hợp không phải Nhà nước làm chủ
đầu tư thì cũng đóng vai trò rất lớn trong việc cấp đất và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các tổ chức tôn giáo xây dựng và phát triển các cơ sở của mình thành những
điểm đến du lịch. Tiêu biểu cho các điểm đến du lịch tâm linh ở Thừa Thiên - Huế,
SVTH: Lê Thị Thanh Hương

Page 25

×