Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tác động tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858-1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.76 KB, 13 trang )

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC TƯ BẢN HÓA CỦA
THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ 1858-1945
A- MỞ ĐẦU
Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam đã lùi xa vào dĩ vãng. Những
ngày tháng chiến tranh khói lửa cũng đã qua đi, đất nước đẫ và đang được sống những
ngày thanh bình, tươi đẹp. Cuộc sống mới đang cuốn con người vào vòng xoáy của những
lo toan bận rộn nên không mấy ai có thời gian để ngồi ngẫm nghĩ lại những ngày tháng
khốc liệt đã qua. Nhưng những nhà sử học thì luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và suy
ngẫm để tìm ra những sự thật, để đưa Lịch sử ngày càng đến gần với thực tế hơn. Bởi hơn
một nửa thế kỷ đã qua đi, song lịch sử vẫn để lại cho chúng ta những dấu hỏi về những
ngày tháng cả dân tộc chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Tội ác của kẻ xâm
lược, nhân loại đã được chứng kiến. Thắng lợi của nhân dân ta, lịch sử đã ghi công. Nhưng
nhìn lại, chúng ta vẫn cần xem xét xem đằng sau những gì mà thực dân Pháp đã gây ra ấy
liệu đất nước ta có chịu những tác động gì mang chiều hướng tích cực hay không?
Trước đây, với cách nhìn nhận cũ, chúng ta vẫn chỉ thường xem xét cuộc chiến tranh ấy
với những gì tiêu cực nhất. Nhưng kể từ sau sự nghiệp đổi mới của Đảng ta (1986), tư duy
lịch sử của các nhà sử học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nhiều vấn đề lịch sử đã được
nhìn nhận lại một cách khách quan, trung thực trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Với những quan điểm và cách nhìn nhận mới, công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở
Việt Nam cũng đã được nhìn nhận lại. Những tác động tích cực và tiêu cực của công cuụoc
này đã từng bước được các nhà nghiên cứu đánh giá một cách khách quan, trung thực hơn.
Trên cơ sở đánh giá khách quan và toàn diện công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở
Việt Nam chúng ta mới có thể lý giải và làm sáng tỏ được cơ sở lịch sử của một số hiện
tượng và phong trào chính trị, một số trào lưu tư tưởng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam
trong thời kỳ này.
B - NỘI DUNG
1. Những nét cơ bản về Công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam
1.1.Khái niệm "tư bản hóa"
Theo cách hiểu thông thường, thuật ngữ "tư bản hóa" được hiểu là sự du nhập những yếu
tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào một xã hội có trình độ tổ chức kinh tế -


xã hội thấp hơn.
Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trước làn sóng
xâm lăng của các nước tư bản, điển hình là tư bản Pháp vào Việt Nam thì thuật ngữ "tư bản
1
hóa" cần phải được tìm hiểu một cách cụ thể hơn.
Thực tế lịch sử đã cho thấy kể từ khi thực dân Pháp nổ súng bắn vào Đà Nẵng (1858) cho
đến khi hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam (1884) đã phải mất 26 năm. Nhưng thực
dân Pháp cũng đã phải mất gần 15 năm để hoàn thành cái được gọi là "bình định" (1884-
1897). Tổng cộng là 40 năm. Theo ý kiến của GS. Trần Văn Giàu thì "trong suốt thời gian
40 năm đó, mọi diễn biến tư tưởng lớn của dân tộc ta đều tuỳ thuộc nhiệm vụ bao trùm là
đối phó với ngoại xâm nhằm bảo vệ độc lập, khôi phục chủ quyền như cũ" (Trần Văn Giàu
(1977): Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám,
Tập II. NXB KHXH, Hà Nội, trang 14).
Như vậy có thể thấy rằng ngay cả công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam
cũng chịu tác động mạnh mẽ của nhiệm vụ bao trùm đó. Công cuộc tư bản hóa diễn ra
trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc đang gồng mình chống xâm lăng trước một kẻ thù hết sức
"mới lạ", chưa từng gặp trong quá khứ, có trình độ tổ chức kinh tế - xã hội cao hơn. Điều
đó nói lên rằng tinh thần dân tộc là một yếu tố rất quan trọng cần phải đề cập đến trong
công cuộc tư bản hóa. Hay nói khác đi, "thù nhà nợ nước" được xem là một yếu tố quan
trọng để thúc đẩy tinh thần và ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Có thể nói rằng trong điều
kiện thực tế của giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam thì truyền thống yêu nước có tác dụng
đặc biệt quan trọng. Chính yếu tố này đã góp phần quy định, chi phối đến công cuộc tư bản
hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào tiến hành
khai thác trên quy mô lớn. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà chương trình
khai thác có những trọng tâm khác nhau, vì thế nên tốc độ biến đổi của ngành kinh tế, của
các lực lượng giai cấp cũng như toàn bộ cơ cấu kinh tế - xã hội cũng không giống nhau.
Tìm hiểu về công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất là làm sáng tỏ
thực trạng và sự biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa. Từ đó,
tiến hành xem xét, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản

hóa của CNTD Pháp trên đất nước ta trước đây.
1.2. Những nội dung cơ bản của công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam
1.2.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử
Bằng việc lần lượt kí 2 hiệp ước Harmand (1883) và Patenotre (1884), triều đình Huế đã
đưa Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Với sự kiện này, thực dân
Pháp đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Do vấp
phải phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ của nhân dân ta mà thực dân Pháp buộc
phải tiếp tục thực hiện công cuộc bình định đến gần 15 năm nữa. Đến năm 1897, sau khi
các phong trào yêu nước bị đàn áp và tạm lắng xuống, thực dân Pháp mới tiến hành xây
dựng bộ máy cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cùng với việc xây dựng bộ máy cai trị
mới, thực dân Pháp cũng bắt tay ngay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nhằm
vơ vét tài nguyên, nông sản của Việt Nam nói riêng, cả Đông Dương nói chung.
Một thể chế chính trị mới đã được hình thành: Liên bang Đông Dương được thành lập vào
2
ngày 17-10-1887. Liên bang Đông Dương ban đầu mới chỉ có Việt Nam và Cao Miên, cho
mãi đến năm 1899 (theo Sắc lệnh 19-4-1899 của Tổng thống Pháp) Lào mới sáp nhập vào
Liên bang. Theo quy định của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 khu vực gọi là 3 kỳ
với 3 thể chế chính trị khác nhau: Nam kỳ là đất "thuộc địa", Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ" và
Trung kỳ là đất "bảo hộ". Với quy định này, tên nước ta cũng như Lào và Cao Miên bị mất
tên trên bản đồ thế giới mà thay thế vào đó là sự ra đời của Liên bang Đông Dương. Từ
1894, 3 nước Đông Dương do Bộ Thuộc địa Pháp trực tiếp quản lí.
Việc thiết lập một thể chế chính trị mới đã cho thấy tham vọng của thực dân Pháp là từng
bước thâu tóm mọi quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ nước ta và điều đó cũng đồng nghĩa với
việc thu hẹp phạm vi quyền lực của triều đình Huế và cuối cùng sự tồn tại đó chỉ còn là
trên danh nghĩa. Quyền cai trị của người Pháp được thể hiện rõ nhất thông qua việc ban bố
các chính sách nhằm mục tiêu trước hết là vì sự phát triển của nước Pháp. Chẳng hạn,
trong lĩnh vực ngoại thương có chính sách thuế quan hay trong nông nghiệp, thực dân Pháp
ra các Nghị định để bọn thực dân có quyền xin cấp một lần 500 ha đất đai để thành lập các
đồn điền rộng lớn của người Pháp; trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã
nhiều lần ban hành và điều chỉnh các hạng ngạch bậc viên chức cho phù hợp với từng thời

kỳ nhất định, đồng thời bắt ép triều đình Huế phải ra các Đạo dụ nhằm từng bước thống
nhất về hệ thống ngạch bậc viên chức và tước vị quan lại đang thực hiện mục tiêu củng cố
chỗ dựa xã hội và đồng hóa dân tộc ta.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay đổi. Việt
Nam vốn là một xã hội phong kiến lạc hậu nhưng độc lập thì nay lại là một nước bị đô hộ,
bị chia cắt, một xã hội thuộc địa và nửa phong kiến. Hơn nữa, vào những năm cuối thế kỉ
XIX, tình hình có những thay đổi lớn: năm 1895, nhà Thanh thừa nhận quyền đô hộ của
Pháp ở Việt Nam; phe thực dân thắng thế hẳn ở Nghị viện Pháp; kháng chiến Cần Vương ở
Trung, Bắc tàn lụi; nước Pháp lại đang tiến nhanh lên giai đoạn tư bản tài chính, tư bản độc
quyền, nó mang tính "quan liêu" và "cho vay" rất nặng. Tất cả những gì mà thực dân Pháp
làm vào lúc này là vì sự phát triển của nước Pháp.
Ngoài chính sách cai trị về chính trị, để phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách mới về văn hóa - giáo dục như cho mở trường
học truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán, bước đầu du
nhập văn minh phương Tây, hạn chế ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân… Tất cả
những điều đó đã góp phần làm cho "xã hội Việt Nam trước kia tĩnh tại bao nhiêu thì bây
giờ lại xáo trộn bấy nhiêu, bị lay động đến tận nền tảng của nó" (Trần Văn Giàu (1977): Sự
phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Tập II. NXB
KHXH, Hà Nội, trang 20).
1.2.2. Nội dung cơ bản của công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam trên thực tế đã có nhiều tác động đến
mọi mặt của đất nước Việt Nam, đặc biệt nhất là nền kinh tế. Thực chất, đây là quá trình
phá vỡ, thu hẹp của kết cấu và quan hệ cổ truyền đồng thời đi liền với nó là sự hình thành,
xác lập và mở rộng của các yếu tố và quan hệ kinh tế, xã hội thuộc địa tư bản chủ nghĩa ở
Việt Nam. Xin được nêu ra đây những tác động cụ thể trên từng phương diện.
3
Về nông nghiệp
Một điều đặc biệt đáng chú ý trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, đó là tình trạng ruộng
công (công điền công thổ) tăng lên một cách đáng kể. Bước sang đầu thế kỉ XX, trong
khoảng thời gian từ 1900-1918, diện tích ruộng công tiếp tục chiếm tỷ lệ cao. Thực dân

Pháp ngay khi đặt chân lên đất nướac ta đã tìm mọi cách để mở rộng diện tích, chiếm đất,
lập đồn điền. Vì thế, diện tích ruộng đất canh tác tăng lên nhanh chóng. Cuối thế kỉ XIX,
diện tích canh tác trong cả nước mới chỉ có 2.640.000 ha đến năm 1913 đã tăng lên
3.130.000 ha và khu vực tăng mạnh nhất là ở Nam kỳ. Vì thế, xuất hiện một bộ phận kinh
tế mới mang tính chất tư bản chủ nghĩa, đó là kinh tế đồn điền.
Hai lĩnh vực được thực dân Pháp chú trọng nhất trong nông nghiệp là vơ vét xuất khẩu lúa
gạo và kinh doanh đồn điền. Số lượng và diện tích đồn điền tăng lên nhanh chóng vào đầu
thế kỉ XX. Cụ thể là ở Bắc kỳ năm 1907 có 244 đồn điền đến năm 1918 đã lên tới 476 đồn
điền của người Pháp với diện tích là 416.650 ha; Năm 1900, diện tích đồn điền của người
Pháp là 322.000 ha trong đó ở Nam kỳ là 78.000 ha chiếm 24,2%. Phương thức kinh doanh
chủ yếu là phát canh thu tô. Cao su trở thành loại cây được trồng nhiều nhất nhằm đáp ứng
cho nhu cầu công nghiệp tại chính quốc. Ngoài ra các cây công nghiệp khác cũng được
trồng trọt trong các đồn điền như cà phê, chè, mía…
Với sự xuất hiện và ngày càng lấn lướt của các loại cây công nghiệp thì tính chất độc canh
của nền nông nghiệp Việt Nam đã dần mất đi. Thay vào đó là một nền nông nghiệp đa
dạng hơn.
Sau cây lúa, ngô là loại cây lương thực cũng không kém phần quan trọng. Năm 1938, tổng
sản lượng ngô của Đông Dương là 613.000 tấn nhưng dành cho xuất khẩu tới 557.000 tấn.
Thị trường xuất khẩu ngô chủ yếu của Đông Dương là Pháp. Có thể nói, Đông Dương là
nơi xuất khẩu ngô lớn nhất của châu Á và đứng hành thứ 4 thế giới về mặt này.
Có thể nhận thấy sự gia tăng các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu mà trước hết là lúa gạo
và ngô một mặt góp phần đẩy mạnh sản xuấts phát triển, mặt khác chứng tỏ nền nông
nghiệp Việt Nam đã dần dần thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp để chuyển sang thời kỳ sản
xuất có tính chất hàng hóa. Cơ cấu giống cây trồng trong nông nghiệp ở thời kỳ này cũng
có nhiều đổi mới và phong phú hơn. Đồng thời, bắt đầu xuất hiện các nông cụ của phương
Tây như cuốc, xẻng, xà beng… phục vụ cho việc khai phá đất đai ở các đồn điền. Công tác
thủy nông cũng có nhiều tiến bộ.
Như vậy càn phải ghi nhận một điều rằng là kinh tế nông nghiệp Việt Nam cho đến nửa
đầu thế kỷ XX đã mang một bộ mặt mới.
. Về thủ công nghiệp

Được xem là thế mạnh của Việt Nam,cho đến giữa thế kỉ XIX, thủ công truyền thống Việt
Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỉ. Với sự phát triển không ngừng
của trình độ thủ công, dần dần một số nghề đã có xu hướng tách khỏi nông nghiệp, hình
4
thành những làng nghề hay phố nghề như gốm Bát Tràng, dệt Vạn Phúc, La Khê (Hà
Đông)… Những làng nghề này trải qua thời gian vẫn luôn khẳng định được sức sống mãnh
liệt của mình.
Tuy nhiên, khi thực dân Pháp xuất hiện trên đất nước ta thì thủ công nghiệp Việt Nam bắt
đầu chịu sự tác động và chi phối của chiến tranh. Để đối phó với cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp, triều Nguyễn rất quan tâm củng cố các xưởng đúc súng hay nói
khác đi, các xưởng đúc súng đã có điều kiện phát triển.
Bên cạnh các xưởng thủ công do Nhà nước quản lý, một số xưởng thủ công tư nhân cũng
có những biến động. Do tác động của chính sách vơ vét và xuất cảng lúa gạo của tư bản
Pháp, các cơ sở chế biến gạo, nhất là ở Nam kỳ có cơ hội phát triển mạnh. Cùng với nghề
xay xát lúa gạo, nghề gốm và nhất là nghề làm gạch ngói và các vật liệu xây dựng cũng có
điều kiện mở mang hơn so với trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa, dinh
thự và các công trình công cộng của người Pháp. Nhìn chung, vào nửa sau thế kỉ XIX, nền
thủ công nghiệp nước ta bắt đầu có những thay đổi do tác động của chiến tranh và các
chính sách xâm lược của thực dân Pháp. Mặc dầu vậy, về cơ bản, cơ cấu, kỹ thuật và
phương thức sản xuất, tiêu thụ vẫn giống như ở nửa đầu thế kỉ XIX. Những xưởng thủ
công có quy mô lớn và có tính chất tiền tư bản chủ nghĩa chưa xuất hiện. Tuy nhiên, đây là
thời kỳ trung gian, có ý nghĩa quan trọng để nền thủ công nghiệp truyền thống chuẩn bị
bước sang một giai đoạn phát triển mới về cả ba phương diện: nguồn nguyên liệu, kỹ thuật
sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Sự mở rộng không ngừng của các đô thị đã làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủ
công không ngừng tăng lên. Nhờ đó các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam đã có
bước phát triển so với thời kỳ trước đó. Hơn nữa, với sự xuất hiện các phương tiện kỹ
thuật máy móc… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp truyền
thống. Số lượng các ngành nghề cũng như số thợ thủ công không ngừng tăng lên. Theo
ước tính của P. Gourou, trong thời kỳ này đã tồn tại khoảng 108 nghề thủ công khác nhau.

Về mặt kỹ thuật và công cụ sản xuất cũng có nhiều cải tiến. Trong quan hệ giữa chủ và thợ
thủ công cũng có những chuyển biến nhất định. Vào những năm 30, 40 trong một số nghề
như làm đồ gốm, dệt vải… đã xuất hiện xu hướng tập trung thành các trung tâm có quy mô
lớn hơn. Nhiều xưởng thủ công đã sử dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm thợ làm việc.
Đây là những biểu hiện chuyển biến của thủ công nghiệp thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa ở
nước ta. Và chính sự tồn tại và phát triển của nền thủ công nghiệp thời kỳ này đã tạo ra
những tiền đề cần thiết để hình thành nền công nghiệp dân tộc. Cũng từ đó mà giai cấp tư
sản dân tộc Việt Nam vừa ra đời còn nhỏ bé, non yếu đã từng bước được củng cố, trưởng
thành hơn.
Về công nghiệp
Trong quá trình xâm lược Việt Nam, để tạo điều kiện cho công cuộc xâm lược, thực dân
Pháp đã cho xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến, sữa chữa tàu, mở các công
trường khai thác mỏ. Song số vốn và quy mô hoạt động của các cơ sở kỹ nghệ này vào
cuối thế kỉ XIX còn rất nhỏ bé. Sang đầu thế kỉ XX, do nhu cầu của công cuộc khai thác
thuộc địa cũng như để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong nước, thực dân Pháp đã buộc
5

×