BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN – THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO CAO ỐC
ÂU CƠ TOWER – QUẬN TÂN PHÚ
CÔNG SUẤT 300m
3
/ngày.đêm
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN TRUNG DŨNG
Sinh viên thực hiện : VÕ MINH MẪN
MSSV: 1091081053 Lớp: 10HMT03
Tp. Hồ Chí Minh - 2012
Khoa: Môi trường & CNSH
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài:
Họ và tên: Võ Minh Mẫn MSSV: 1091081053 Lớp: 10HMT03
Ngành : Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2. Tên đề tài :
TÍNH TOÁN - THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO
CAO ỐC ÂU CƠ TOWER – QUẬN TÂN PHÚ, CÔNG SUẤT 300m
3
/ngày. đêm.
3. Các dữ liệu ban đầu :
Thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Dân số dự kiến của chung cư.
Vị trí địa lý của chung cư.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Giới thiệu về cao ốc Âu Cơ Tower.
Tổng quan về thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cho cao ốc Âu Cơ.
Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đề xuất.
Dự toán kinh tế cho trạm xử lý nước thải.
Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể cho trạm xử lý.
Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ.
Vẽ chi tiết các công trình đơn vị.
Ngày giao đề tài: 21/05/2012 Ngày nộp báo cáo: 17/08/2012
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của tôi, do tôi thực hiện. Những số
liệu và kết quả trong đồ án này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tp. HCM ngày __ tháng __ năm 2012
Sinh viên
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi Trường
và Công Nghệ Sinh Học – Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt thời gian
em học ở trường.
Trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn
thầy Nguyễn Trung Dũng đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em thực hiện đồ án và giúp
em hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình. Và em cũng xin chân thành cám ơn
Thầy (Cô) trong phòng Thí nghiệm khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đồ án của mình.
Em cũng không quên gởi lời cảm ơn đến các bạn của em luôn giúp đỡ, động
viên em trong lúc em gặp khó khăn.
Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy cô trong khoa Môi Trường và Công
Nghệ Sinh Học – Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM, thầy Nguyễn Trung
Dũng một lời chúc sức khoẻ, luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Do kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Tp. HCM ngày __ tháng __ năm 2012
Sinh viên
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN i
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Phạm vi của đề tài 2
4. Nội dung thực hiện 2
5. Phương pháp thực hiện 3
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
7. Giới hạn của đề tài 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẬN TÂN PHÚ VÀ CAO ỐC ÂU CƠ TOWER 5
1.1 Tổng quan về quận Tân Phú 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 6
1.1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 7
1.2 Tổng quan về cao ốc Âu Cơ Tower 8
1.2.1 Vị trí địa lý 8
1.2.2 Quy mô dự án 10
1.2.3 Công suất thiết kế trạm xử ly nước thải cho cao ốc 11
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN ii
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ
LÝ NƯỚC THẢI 12
2.1 Tổng quan về nước thải sinh hoạt 12
2.1.1 Nguồn gốc 12
2.1.2 Thành phần tính chất nước thải 13
2.2 Các phương pháp xử lý nước thải 15
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 15
2.2.1.1 Thiết bị chắn rác 16
2.2.1.2 Thiết bị nghiền rác 16
2.2.1.3 Bể điều hòa 16
2.2.1.4 Bể lắng cát 17
2.2.1.5 Lắng 17
2.2.1.6 Lọc 18
2.2.1.7 Tuyển nổi 18
2.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý 19
2.2.3 Phương pháp xử lý sinh học 20
2.2.3.1 Công trình xử lý sinh học tự nhiên 20
2.2.3.2 Công trình xử lý sinh học nhân tạo 22
2.2.4 Phương pháp xử lý cặn 23
2.2.5 Phương pháp khử trùng 24
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
CHO CAO ỐC ÂU CƠ TOWER – QUẬN TÂN PHÚ 25
3.1 Xác định các thông số đầu vào 25
3.2 Đề xuất công nghệ 27
3.2.1 Phương án 1 27
3.2.2 Phương án 2 30
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN iii
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 33
4.1 Mức độ xử lý cần thiết và các thông số tính toán 33
4.1.1 Mức độ xử lý cần thiết 33
4.1.2 Xác định các thông số tính toán 34
4.2 Tính toán các công trình đơn vị phương án 1 34
4.2.1 Song chắn rác 34
4.2.2 Bể gom 38
4.2.3 Bể điều hòa 40
4.2.4 Bể Aerotank 46
4.2.5 Bể Anoxic 55
4.2.6 Bể lắng 2 57
4.2.7 Bể trung gian 62
4.2.8 Bể lọc áp lực 62
4.2.9 Bể nén bùn 68
4.2.8 Bể khử trùng 72
4.3 Tính toán các công trình đơn vị phương án 2 75
CHƯƠNG 5
QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ 87
CHƯƠNG 6
TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 94
5.1 Phương án 1 95
5.1.1 Diện tích mặt bằng xây dựng 95
5.1.2 Khai toán kinh tế 96
5.1.3 Chi phí xử lý cho 1m
3
nước thải 97
5.2 Phương án 2 98
5.2.1 Diện tích mặt bằng xây dựng 98
5.2.2 Khai toán kinh tế 103
5.2.3 Chi phí xử lý cho 1m
3
nước thải 104
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN iv
5.3 So sánh các phương án 107
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
NTST : Nước thải sinh hoạt
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
VSV : Vi sinh vật
XLNT : Xử lý nước thải
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người 14
Bảng 2.2 Thành phần tương đối của NTSH bình thường 15
Bảng 2.3 Ứng dụng các công trình cơ học trong XLNT 20
Bảng 2.4 Ứng dụng các quá trình hóa lý trong XLNT 20
Bảng 3.1 Thành phần NTSH phân tích theo các phương pháp của APHA 25
Bảng 3.2 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và
chung cư 26
Bảng 4.1 Hệ số không điều hòa chung 33
Bảng 4.2 Thông số thiết kế song chắn rác 36
Bảng 4.3 Thông số thiết kế bể gom 38
Bảng 4.4 Phân bố lưu lượng NTSH theo từng giờ trong ngày đêm 41
Bảng 4.5 Thông số thiết kế bể điều hòa 45
Bảng 4.6 Thông số thiết kế bể Aerotank 54
Bảng 4.7 Thông số thiết kế bể Anoxic 56
Bảng 4.8 Thông số thiết kế bể lắng 2 61
Bảng 4.9 Thông số thiết kế lớp vật liệu bồn lọc áp lực 62
Bảng 4.10 Tôc độ rửa ngược của nước và khí 64
Bảng 4.11 Thông số thiết kế bồn lọc áp lực 67
Bảng 4.12 Tải trọng cặn trên bề mặt bể cô đặc cặn trọng lực 68
Bảng 4.13 Thông số thiết kế bể nén bùn 71
Bảng 4.14 Thông số thiết kế bể khử trùng 74
Bảng 4.15 Thông số thiết kế song chắn rác phương án 2 75
Bảng 4.16 Thông số thiết kế bể gom phương án 2 76
Bảng 4.17 Thông số thiết kế bể điều hòa phương án 2 77
Bảng 4.18 Thông số thiết kế bể nén bùn phương án 2 77
Bảng 4.19 Thông số thiết kế bể khử trùng phương án 2 78
Bảng 4.20 Các thông số tính toán thiết kế bể sinh học (biofor) 82
Bảng 4.22 Thông số tính toán bể lắng 2 86
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
SVTH: VÕ MINH MẪN vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí cao ốc Âu Cơ Tower 9
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ lựa chọn theo phương án 1 27
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ lựa chọn theo phương án 2 30
Đồ án tốt nghiệp tính toán-thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q. Tân Phú
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn
luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái
và cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường
trên thế giới ngày nay là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt
động này, một mặt cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt
khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Một trong những vấn đề môi trường cần được quan tâm là vấn đề nước thải
từ các khu dân cư, chung cư hay các tòa nhà cao tầng. Nước thải sinh hoạt ở những
khu vực này thường không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường theo hệ thống
thoát nước đô thị ở các thành phố lớn. Đó là hiện trạng chung của các đô thị lớn ở
Việt Nam, đặc biệt là ở Tp. HCM.
Trước đây, khi mật độ dân số còn thấp thì khả năng chịu tải của môi trường
lớn, thời gian tự làm sạch nhanh. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp – đô
thị và đặc biệt là dân số quá mức như hiện nay đã làm cho khả năng tự làm sạch của
môi trường không còn nữa. Với dân số khoảng 10 triệu dân ở Tp. HCM như hiện
nay, vấn đề về nhà ở – môi trường là một trong các vấn đề cần giải quyết trước tiên
để đảm bảo nhu cầu đời sống cho người dân trong tình hình đa số các con sông,
kênh, rạch nội thành đều đã bị ô nhiễm, thiên nhiên không còn khả năng tự hồi
phục, đã đến lúc chúng ta phải tự giải quyết vấn đề của chính mình.
Dự án “cao ốc Âu Cơ Tower – quận Tân Phú” nhằm góp phần đáp ứng được
nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người dân, tạo một môi trường sống văn minh hiện
đại, đảm bảo về an ninh và thân thiện với môi trường. Cao ốc Âu Cơ Tower sẽ góp
phần làm cho diện mạo của phường Tân Thành nói riêng và quận Tân Phú nói
Đồ án tốt nghiệp tính toán-thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q. Tân Phú
- 2 -
chung ngày càng hiện đại và phát triển. Đồng thời dự án cũng đáp ứng được nhu
cầu đô thị hóa trước mắt và lâu dài của quận.
Sự phát triển của dự án sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu đô
thị này, đồng thời kéo theo các điều kiện văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện
trong mỗi người dân. Dự án “cao ốc Âu Cơ Tower” được xây dựng với quy mô lớn,
dân số dự kiến khoảng 864 người, khi dự án đi vào hoạt động thì các tác động tiêu
cực ảnh hưởng đến môi trường nảy sinh là tất yếu. Môi trường không khí, nước mặt,
nước ngầm … đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại chất thải phát
sinh và nguy cơ xảy ra rủi ro, sự cố về môi trường, trong đó chủ yếu là khí thải,
nước thải và chất thải rắn. Đặc biệt là vấn đề nước thải, với quy mô dự án lớn gồm
các tòa nhà căn hộ cao tầng. Về lâu về dài nếu không có biện pháp xử lý khắc phục
thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và văn minh đô thị.
Trước tình hình đó, đề tài tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung tại
cao ốc Âu Cơ Tower là cần thiết nhằm đạt tới sự hài hoà lâu dài, bền vững giữa nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất.
2. Mục đích của đề tài
Tính toán - thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp và khả thi cho
“Cao ốc Âu Cơ Tower, công suất 300 m
3
/ngày. đêm” để nước thải sau khi qua hệ
thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008, cột B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3. Phạm vi của đề tài
− Về nội dung thực hiện: đề tài giới hạn trong việc tính toán, thiết kế trạm
xử lý nước thải sinh hoạt cho cao ốc Âu Cơ Tower.
− Về thời gian thực hiện: 12 tuần.
4. Nội dung thực hiện
− Tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và
hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
− Thu thập các tài liệu tổng quan về đặc trưng nước thải sinh hoạt và các
phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt.
Đồ án tốt nghiệp tính toán-thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q. Tân Phú
- 3 -
− Xác định các thông số thiết kế bao gồm lưu lượng, thành phần, tính chất
nước thải và nguồn xả thải.
− Đưa ra các phương án xử lý và chọn phương án xử lý hiệu quả nhất để
thiết kế hệ thống xử lý nước thải của cao ốc.
− Tính toán thiết kế các công trình đơn vị và thể hiện phần tính toán trên
các bản vẽ kỹ thuật.
− Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý
nước thải.
5. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: thu thập các tài liệu lý thuyết có liên
quan, các số liệu về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội làm cơ sở để
đánh giá hiện trạng và tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra khi cao ốc đi
vào hoạt động.
Phương pháp so sánh: so sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để
đưa ra giải pháp xử lý nước thải có hiệu quả hơn, so sánh đặc tính nước thải đầu vào
với tiêu chuẩn xả thải để chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Phương pháp tính toán: sử dụng các công thức toán học để tính toán các công
trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống.
Phương pháp trao đổi ý kiến: trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng trạm XLNT sinh hoạt cho cao ốc Âu Cơ Tower là góp phần vào
việc bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng, đảm bảo phát triển bền vững cho
tương lai.
Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong cao ốc
cũng như mọi người xung quanh.
7. Giới hạn của đề tài
Đồ án tốt nghiệp tính toán-thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q. Tân Phú
- 4 -
Đề tài chỉ giới hạn trong khuôn khổ xử lý nước thải cho cao ốc Âu Cơ Tower
– quận Tân Phú mà chưa đề cập đến các khía cạnh môi trường khác như: không khí,
chất thải rắn, tiếng ồn … và công tác bảo vệ môi trường cho toàn bộ cao ốc.
Các chỉ số nước thải đầu vào không được đo đạc cụ thể mà được tham khảo
từ các giáo trình XLNT.
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 5 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẬN TÂN PHÚ VÀ
CAO ỐC ÂU CƠ TOWER – QUẬN TÂN PHÚ
1.1 Tổng quan về quận Tân Phú
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- 11 năm 2003 của Chính phủ. Quận Tân Phú được
thành lập trên cơ sở tách quận Tân Bình thành 2 quận là quận Tân Bình và quận Tân
Phú. Quận Tân Phú gồm một phần phường 14, một phần phường 15 và toàn bộ các
phường 16, 17, 18, 19 và 20 của quận Tân Bình cũ.
Dân số của quận Tân Phú tính đến ngày 31/12/2011, ước tính khoảng
429141 người.
Về vị trí địa lý: quận nằm ở phía Tây thành phố và giáp với các quận:
- Phía Đông giáp Tân Bình.
- Phía Tây giáp Bình Tân.
- Phía Nam giáp Quận 6 và Quận 11.
- Phía Bắc giáp Quận 12.
Về quy mô lãnh thổ: quận Tân Phú có tổng diện tích tự nhiên là 16.0698
km
2
. Hiện nay, quận Tân Phú phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm
các phường:
- Phường Tân Sơn Nhì – một phần của phường 14 quận Tân Bình cũ.
- Phường Tây Thạnh – một phần của phường 15 quận Tân Bình cũ.
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 6 -
- Phường Sơn Kỳ – một phần của phường 16 quận Tân Bình cũ.
- Phường Tân Quý – một phần của phường 16 quận Tân Bình cũ.
- Phường Tân Thành – một phần của phường 17 quận Tân Bình cũ.
- Phường Phú Thọ Hòa – một phần của phường 17 và một phần của
phường 18 quận Tân Bình cũ.
- Phường Phú Thạnh – một phần của phường 18 quận Tân Bình cũ.
- Phường Hoà Thạnh – một phần của phường 19 quận Tân Bình cũ.
- Phường Phú Trung – một phần của phường 19 quận Tân Bình cũ.
- Phường Hiệp Tân – một phần của phường 20 quận Tân Bình cũ.
- Phường Tân Thới Hòa – một phần của phường 20 quận Tân Bình cũ.
- Địa hình
Tương đối bằng phẳng, hướng dốc đổ từ khu vực giao lộ Âu Cơ - Trường
Chinh về hai phía Tây Bắc và Tây Nam. Độ dốc trung bình là 0.1%, cao độ mặt đất
từ 6.92m đến 1.2m so với mực nước biển.
- Khí hậu
Quận Tân Phú có khí hậu đặc trưng và tương đồng với khí hậu Tp.HCM đó
là khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Quận có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là: 28.1
0
C. Nhiệt độ cao nhất là 39
0
C và thấp nhất là
25
0
C. Số giờ nắng trung bình năm là 2245.9 giờ.
Lượng mưa trung bình năm: 1779.4 mm và độ ẩm trung bình là 74%.
1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 7 -
Cơ cấu kinh tế của Quận: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 70%, dịch
vụ 20% và các ngành nghề khác chỉ chiếm 10%. Cơ cấu kinh tế này ảnh hưởng
nhiều đến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận.
Tình hình chính trị – quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội ổn định.
Các loại tội phạm giảm so với 2003, năm mà quận mới thành lập.
Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc do văn hoá,
thương mại, dịch vụ còn hạn chế, hạ tầng cơ sở kém hoàn chỉnh đồng bộ. Việc thực
hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng thiếu tính đồng bộ, triệt để. Về giáo dục, tốc
độ phát triển trường lớp chưa đáp ứng kịp nhu cầu của nhân dân, việc phổ cập giáo
dục còn nhiều khó khăn. Trung tâm y tế quận và các trạm y tế một số phường còn
đang trong quá trình xây dựng, nhân sự thiếu nên việc chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng và kiểm tra dịch vụ hành nghề y dược tư nhân còn nhiều hạn chế. Chương
trình “Xoá đói giảm nghèo” chưa đảm bảo tính căn bản, chỉ mới dừng ở việc thực
hiện cho vay vốn, tìm việc làm và trợ cấp khó khăn. Công tác giải quyết yêu cầu
hành chính của dân vẫn còn chậm, tinh thần, tác phong, thái độ phục vụ của cán bộ,
công chức ở một số bộ phận, một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nghiệp vụ hành
chánh còn yếu, nhất là ở cơ sở nên hiệu quả công việc mang lại ở một số lãnh vực
không đáp ứng được sự mong muốn của xã hội.
1.1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: hiện có khoảng 87 km đường lộ giới từ 16 m trở lên, trong đó
14 tuyến đường chính lộ giới từ 24 m trở lên, chiếm 36 % tổng chiều dài chung.
Diện tích giao thông 181 ha, đường có lộ giới từ 16m trở lên và một bến xe liên tỉnh
0,7 ha.
- Cấp điện: Nguồn điện được cấp từ lưới điện chung của thành phố. Trạm
110/12-20KV có 2 trạm Bà Quẹo và Tân Bình với tổng công suất 189 MVA.
Đường dây 110KV có chiều dài 4,3 km. Lưới trung và hạ thế đã dẫn đến các khi
vực trong quận chủ yếu là đường dây dẫn trên không.
- Cấp nước: Có hai hệ thống cấp nước là nhà máy nước ngầm Hóc Môn và
hệ thống cấp nước nhà máy nước Thủ Đức. Tuy nhiên lượng nước còn quá ít so với
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 8 -
nhu cầu thực tế của người dân. Mạng lưới ống cấp nước chưa đủ tới các nơi tiêu thụ
nước. Áp lực nước nhiều khu vực còn quá thấp, chưa bảo đảm đủ áp lực nước.
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước chung cho quận Tân Phú là hệ thống
thoát nước chung cho nước mưa và nước bẩn. Hướng thoát nước ở khu vực trung
tâm đổ ra kênh nước đen, ở khu vực phía Nam đổ ra kênh Tân Hoá.
- Vệ sinh đô thị:
+ Quận đã có hệ thống thu gom rác, nhưng vẫn còn tình trạng xả rác bừa
bãi gây ô nhiễm môi trường.
+ Các kênh hở thoát nước bị ô nhiễm trầm trọng do nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp chưa được xử lý.
+ Thuỷ đạo thoát nước chính Tân Hóa, kênh Tân Hương và Tham Lương.
+ Tình trạng ngập úng khá phổ biến ở khu vực Bàu cát, ven Kênh Nước
Đen mỗi khi có mưa lớn.
1.2 Tổng quan về cao ốc Âu Cơ Tower
1.2.1 Vị trí địa lý
Tọa lạc tại 659 Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Tp.HCM trên lô
đất 02 mặt tiền, góc đường Âu Cơ (lộ giới 30m) và đường Tân Thành (lộ giới 16m),
nằm giữa khu dân cư sầm uất, trục đường chính ra đường Trường Chinh và đường 3
tháng 2.
Hướng Đông giáp đường Âu Cơ.
Hướng Tây giáp khu dân cư hiện hữu.
Hướng Nam giáp đường Tân Thành.
Hướng Bắc giáp khu dân cư hiện hữu.
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 9 -
Vị trí cao ốc
Hình 1.1: Vị trí cao ốc Âu Cơ
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 10 -
1.2.2 Quy mô dự án
Tên dự án: Căn hộ Âu Cơ Tower.
Lọai hình: Căn hộ cao tầng.
Địa điểm: Quận Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình 557.
Đơn vị thiết kế: Archiconsult Pte LTD Singapore CIP International VN.
Đơn vị xây dựng: Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình 557.
Ngày khởi công: 03/01/2010.
Phân phối: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc ĐẤT XANH.
Diện tích khuôn viên: 3699.70m
2
.
Diện tích khối xây dựng: 1850.00m
2
.
Tổng diện tích sàn xây dựng: 29785.75m
2
(không tính tầng hầm & sân
thượng).
Diện tích giao thông – sân bãi: 739.79m
2
.
Diện tích cây xanh: 1109.91m
2
.
Diện tích bãi xe: 6708m
2
.
Mật độ xây dựng: 39.4%.
Tổng số căn hộ: 288 căn {Block A : 162 (9 căn hộ / sàn) ; Block B : 126 (7
căn hộ / sàn)}.
Số dân dự kiến: 864 người.
Diện tích căn hộ: Từ 51m
2
đến 85m
2
.
Tòa tháp đôi có chiều cao mỗi tháp là 18 tầng căn hộ, 02 tầng hầm, 02 tầng
thương mại, 01 tầng sân thượng.
Đặc biệt: mặt tiền 2 tầng thương mại, với hệ thống shop, cửa hàng sang trọng
và tiện nghi, hệ thống thang máy, thang cuốn hiện đại…
Là trung tâm của các hướng đến từ quận Tân Bình, Bình Tân, 5, 6, 8, 11, 12.
Chỉ 05 phút để đến Trung tâm Hành chính quận, CoopMart Tân Phú…
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 11 -
Với 10 phút chúng ta có thể đến Sân bay QT Tân Sơn Nhất, CV Văn hóa
Đầm Sen, BV Thống Nhất, TT TDTT đa năng Phú Thọ, Parkson Flemington, ĐH
Bách Khoa
1.2.3 Công suất thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cho cao ốc
Với dân số dự kiến 864 người định cư trong 288 căn hộ cùng với sự hoạt
động của 2 tầng thương mại. Vì vậy, có lưu lượng nước sinh thải hoạt như sau:
Lưu lượng nước thải từ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống:
Q
tb,ngày
=
8.172
1000
864200
1000
.
=
×
=
Nq
m
3
/ngày.đêm
Trong đó:
q: Tiêu chuẩn thoát nước, chọn q = 200 l/người.ngày đêm.
N:Số dân dự kiến (864 người).
Q
ngày,max
= K
ngày,max
× Q
tb,ngay
= 1.3 ×172.8 = 224.64 = 225 m
3
/ngày.đêm
Trong đó:
K
ng
: 1.3; [2].
Lưu lượng nước thải từ cho khu thương mại:
Giả sử: số người trong 1 tầng thương mại tối đa là 500 người.
Vậy lưu lượng nước sử dụng cho 2 tầng thương mại:
. 60 500 2
60
1000 1000
qN
Q
××
= = =
m
3
/ngày.đêm
Trong đó:
- q: Tiêu chuẩn thải nước khu thương mại (chọn q = 60 lít/ngày).
- N: số người tối đa trong 1 khu thương mại (500 người).
Vậy lưu lượng nước thải tổng cộng:
∑
Q
= 225 + 60 = 285 m
3
/ngày.đêm
Để đảm bảo cho trạm XLNT hoạt động ổn định, chọn Q = 300m
3
/ngày. đêm.
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 12 -
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
2.1.1. Nguồn gốc
Nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh từ các hoạt động sống hàng ngày của
con người như tắm rửa, bài tiết, chế biến thức ăn… Ở Việt Nam lượng nước thải
này trung bình khoảng 120 - 260 lít/người/ngày. NTSH được thu gom từ các căn hộ,
cơ quan, trường học, bệnh viện, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, chợ, các công trình
công cộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất.
Khối lượng nước thải của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào:
- Quy mô dân số.
- Tiêu chuẩn cấp nước.
- Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Đặc tính chung của NTSH thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các
chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ
phospho), các vi trùng gây bệnh (E. coli, Coliform…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào:
- Lưu lượng nước thải.
- Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào:
- Mức sống, điều kiện sống và tập quán sống.
- Điều kiện khí hậu .
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 13 -
Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải
Các quốc gia gần với
Việt Nam
Theo TCVN
(TCXD – 51 - 84)
Chất rắn lơ lửng
SS
70 - 145 50 – 55
BOD
5
đã lắng
45 - 54
25 - 30
BOD
20
đã lắng
-
30 – 35
COD
72 – 102
-
N- NH
4
+
2,4 – 4,8
7
Phospho tổng
0,8 – 4,0
1,7
Dầu mỡ 10 – 30 -
(Nguồn [1])
2.1.2. Thành phần tính chất nước thải
Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc:
- Nồng độ bẩn của nước thải
- Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận
- Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường
Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn xử lý
nước thải trước tiên cần phải biết thành phần tính chất của nước thải.
Thành phần tính chất của nước thải chia làm 2 nhóm chính:
- Thành phần vật lý
- Thành phần hoá học
Thành phần vật lý: Biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các
kích thước khác nhau được chia thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải,
giấy, lá cây, cát, da, lông…) ở dạng lơ lửng (
δ
> 10
-1
mm) và ở dạng huyền phù, nhũ
tương (
δ
= 10
-1
– 10
-4
mm).
Đồ án tốt nghiệp tính toán - thiết kế trạm XLNT sinh hoạt cao ốc Âu Cơ Tower-Q.Tân Phú
- 14 -
Nhóm 2: Gồm các chất bẩn dạng keo (
δ
= 10
-4
– 10
-6
mm).
Nhóm 3: Gồm các chất bẩn ở dạng hoà tan có
δ
< 10
-6
mm, chúng có thể ở
dạng ion hay phân tử.
Thành phần hoá học: Biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các
tính chất hoá học khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axít vô cơ, các ion muối phân ly… (chiếm
khoảng 42% đối với NTSH).
Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật cặn bã
bài tiết… (chiếm khoảng 58%).
+ Các chất chứa nitơ:
+ Các hợp chất nhóm hyđrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulese…
+ Các hợp chất có chứa phospho, lưu huỳnh.
Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…
Bảng 2.2: Thể hiện thành phần tương đối của NTSH trước và sau xử lý.
BOD và chất rắn lơ lửng là 2 thông số quan trọng nhất được sử dụng để xác định
đặc tính của NTSH. Quá trình xử lý lắng đọng ban đầu có thể giảm được khoảng
50% chất rắn lơ lửng và 35% BOD.
Bảng 2.2: Thành phần tương đối của nước thải sinh hoạt bình thường
Thành phần chất thải
Trước khi
lắng đọng
Sau khi
lắng đọng
Sau khi xử lý
sinh học
Tổng chất rắn lơ lửng
800
680
530
Chất rắn không ổn định
440
340
220
Chất rắn lơ lửng
240
120
30
Chất rắn lơ lửng không ổn định
180
100
20
BOD
200
130
30
Amoniac
15
15
24
Tổng nitơ
35
30
26
Tổng photpho
10
9
8
(Nguồn [1])