Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Mục lục:
Trang 1 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái niệm
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số giá phản ánh xu hướng phát triển của thị trường
chứng khoán, thể hiện xu hướng thay đối của của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch
trên thị trường. Đơn giản, chỉ số gía chứng khoán là giá bình quân cổ phiếu tại một
ngày nhất định so với ngày gốc.
1.2. Phương pháp tính chỉ số gía chứng khoán
1.2.1. Những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán
Trong quá trình xây dựng chỉ số giá chứng khoán chúng ta phải giải quyết 5 vấn
đề cơ bản sau đây:
Chọn phương pháp
Chọn phương pháp thực chất là chọn một trong các phương pháp tính chỉ số nào,
cụ thể hơn là chọn phương pháp tính bình quân giản đơn hay gia quyền, nếu gia quyền
thì chọn loại gia quyền nào (sẽ được làm rõ ở phần 1.2.2). Phương pháp được chọn sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn quyền số.
Chọn quyền số
Trong quá trình xây dựng chỉ số giá chứng khoán, những loại quyền số sau
thường được sử dụng:
+ Quyền số giá trị (value weighted): quyền số của từng thành phần tham gia là tỷ trọng
vốn thị trường của chứng khoán trong tổng thể.
+ Quyền số giá cả (price weighted): đây là chỉ số bình quân quyền số là giá thực sự là
bình quân giản đơn giá cả của các chứng khoán tham gia tính toán.
Chọn rổ chứng khoán đại diện
Rổ chứng khoán đại diện là tập hợp những chứng khoán được chọn làm đại diện
để đưa vào tính toán chỉ số khi chúng ta không tính cho tất cả các chứng khoán. Tuy
nhiên rổ chứng khoán có thể bao gồm tất cả các chứng khoán mẫu 100%, hoặc một
nhóm chứng khoán.
Chọn thời gian và giá trị thời điểm gốc
Trang 2 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Giá trị thời điểm gốc có thể là một con số cụ thể như 10, 50, 100, 1000 hay một con số
bất kỳ nào khác. Thời điểm gốc cũng thường được chọn và thay đổi vào những thời
gian là các điểm mốc đánh dấu sự phát triển, thay đổi lớn của thị trường hoặc có thể
lấy ngày đầu năm của năm ngân sách;
Xử lý đảm bảo tính liên tục của chỉ số.
1.2.2. Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán
1.2.2.1. Phương pháp bình quân giản đơn
Phương pháp bình quân số học
I =
Trong đó : Pi : thị giá cổ phiếu i
N : số loại cổ phiếu cần tính
Phương pháp bình quân nhân giản đơn
1.2.2.2. Phương pháp bình quân gia quyền
Chỉ số bình quân gia quyền là chỉ số bình quân được tính có sự tham gia của khối
lượng, có nghĩa là biến động giá của những nhân tố có tỷ trọng khối lượng trong tổng
thể càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến chỉ giá chung và ngược lại.
Trang 3 / 40
Trong đó:
I: chỉ số giá bình quân gia quyền
p
i
: gía thời kỳ báo cáo
p
0 :
giá thời kỳ gốc
q: khối lượng (quyền số) , có thể theo kỳ gốc hoặc kỳ báo
cáo hoặc cũng có thể là cơ cấu của khối lượng
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Trong phương pháp bình quân gia quyền có 2 cách tính đó là phương pháp
Pascher và phương pháp Laspeyres
Phương pháp Paascher
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia
quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả
tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán.
Chỉ số giá bình quân Paascher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền
số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số
(cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.
Phương pháp Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy
quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ
cấu quyền số thời kỳ gốc.
Trang 4 / 40
Trong đó:
I
p
: là chỉ số Paascher
p
t
: giá thời kỳ t
p
0
: giá thời kỳ gốc
q
t
: khối lượng (quyền số) thời điểm tính
toán (t) hoặc cơ cấu của khối lượng thời
điểm tính toán
Trong đó:
I
L
: là chỉ số Laspeyres
p
t
: giá thời kỳ t
p
0
: giá thời kỳ gốc
q
0
: khối lượng (quyền số) kỳ gốc hoặc cơ
cấu của khối lượng thời điểm kỳ gốc
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Chỉ số giá Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher
và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương
pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ
gốc và kỳ tính toán.
1.3. Đánh giá từng phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán
Ưu điểm Nhược điểm
Chỉ số áp
dụng
Ghi chú
Phương pháp
bình quân giản
đơn
Phương pháp
bình quân số
học
Dễ tính
Các chỉ số họ
Dow Jone của
Mỹ; Nikkei
225 của Nhật;
MBI của Ý
Phương pháp này
sẽ tốt khi mức giá
của các cổ phiếu
tham gia niêm yết
khá đồng đều, hay
độ lệch chuẩn của
nó thấp
Phương pháp
bình quân nhân
Value line
(Mỹ); FT-30
Nên áp dụng cách
tính chỉ số này khi
Trang 5 / 40
Trong đó:
I
F
: chỉ số giá Fisher
I
P
: chỉ số giá bình quân Passcher
I
L
: chỉ số giá bình quân Laspeyres
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
giản đơn (Anh)
độ lệch chuẩn khá
cao, cao
Phương pháp
bình quân gia
quyền
Có đề cập đến
quyền số trong
quá trình tính
toán
Chọn rổ đại diện
theo nhiều tiêu
thức, mỗi tiêu
thức có nhiều
ưu nhược điểm
riêng nên trong
nhiều trường
hợp chỉ số này
phản ánh không
đúng tình hình
giao dịch trên
thị trường
Phương pháp
Paascher
Vì phải thường
xuyên cập nhật
quyền số nên
khả năng phản
ánh biến động
của thị trường sẽ
tốt hơn
Phải thường
xuyên cập nhật
quyền số (tỷ
trọng), và cách
tính cũng phức
tập hơn
Các chỉ số
KOSPI (Hàn
Quốc);
S&P500(Mỹ);
FT-SE 100
(Anh) ; TOPIX
(Nhật) ; CAC
(Pháp); TSE
(Đài Loan);
Hangseng
(Hong Kong);
các chỉ số của
Thuỵ Sĩ, và
VN- Index
Phương pháp
Laspeyres
Không phải theo
dõi liên tục sự
biến động của
quyền số, vì
quyền số đã có
sẵn lần tính đầu
tiên
Không phản ánh
sự biến động
của quyền số
trên thị trường
Có ít nước áp
dụng phương
pháp này, đó là
chỉ số FAZ,
DAX của Đức
Chỉ số giá
Fisher
Loại trừ được
nhược điểm của
2 phương pháp
Paascher và
Laspeyres mắc
phải
Về mặt lý luận
có phương
pháp này,
nhưng trong
thống kê
không thấy nó
áp dụng ở bất
kỳ một quốc
gia nào.
Trang 6 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2. SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN CỦA THẾ GIỚI
2.1. Một số chỉ số chứng khoán Châu Á
Chứng khoán Châu Á đang ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trên thế
giới. Một số chỉ số chính của Châu Á có thể kể đến đó là Nikkei 225 của Nhật; Kospi
của Hàn Quốc, Hang Seng của Hồng Kông và chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương
2.1.1. Chỉ số Nikkie 225
Nikkei 225 là chỉ số thị trường chứng khoán cho sàn GDCK Tokyo (Tokyo Stock
Exchange - TSE), là chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán châu Á. Nó
bao gồm 225 cổ phiếu Blue-chip đại diện cho các công ty ở Nhật, và là một chỉ số tính
theo giá (đơn vị đồng Yên). Chỉ số này gần giống chỉ số trung bình công nghiệp Dow
Jones ở Mỹ.
Chỉ số Nikkei 225 bắt đầu có hiệu lực từ 16 tháng 5 năm 1949, và bắt đầu được
tính toán từ 7 tháng 9 năm 1950. Kể từ năm 1971, báo Nihon Keizai Shimbun (Japan
Economic Journal) nhận trách nhiệm tính toán chỉ số này hàng ngày với cái tên Nikkei
Dow Jones Stock Average, và được đổi tên vào năm 1985. Chỉ số Nikkei 225 cho các
hợp đồng quyền chọn (Nikkei 225 Futures), được giới thiệu ban đầu trên Sàn giao dịch
chứng khoán Osaka (OSE), Chicago Mercantile Exchange (CME), Singapore
Exchange (SGX), và ngày nay trở thành một chỉ số cho hợp đồng quyền chọn được cả
thế giới công nhận. Chỉ số trung bình Nikkei đạt mức cao kỷ lục ngày 29 tháng 9 năm
1989 với 38.958,44 điểm trong ngày giao dịch trước khi đóng cửa với 38.915,87 điểm.
Chỉ số Nikkei được thiết lập để phản ánh toàn thị trường, chứ không phải ngành
công nghiệp cụ thể nào cả. Các công ty thành phần của Nikkei 225 được thẩm định
hàng năm và kết quả thẩm định này sẽ được công bố vào tháng 9. Các sự thay đổi, nếu
có, sẽ được tiến hành vào đầu tháng 10. Sự thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu
Trang 7 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
một cổ phiếu được cho là không đủ điều kiện (như không còn niêm yết, ). Tất cả đề
xuất thay đổi sẽ được đăng trên báo Nikkei's Japanese và trên NNI.
2.1.2. Chỉ số Kospi
Là một chuỗi các chỉ số phản ánh tổng thể trung tâm giao dịch chứng khoán Hàn
Quốc và các thành phần của nó. Những chỉ số này được tính bằng cách lấy trung bình
giá trị vốn hóa thị trường của các thông thành viên.
Chỉ số này được giới thiệu vào năm 1983. Giá trị sàn là 100 được thiết lập ngày 4
tháng 1 năm 1980. Đến tháng 1 năm 2005, KOSPI gồm 683 công ty. Chỉ số KOSPI
phổ biến nhất là chỉ số KOSPI 200, bao gồm 200 công ty đại chúng được giao dịch
nhiều nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Chỉ số này được xem như phong
vũ biểu cho các thay đổi trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, và được sử dụng để so
sánh hoạt động của các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư trên thị trường Hàn Quốc. Chỉ số
KOSPI 200 đạt mức thấp nhất là 31,96 điểm ngày 16 tháng 6 năm 1988, và đạt mức
cao nhất là 190,20 điểm ngày 11 tháng 5 năm 2006.
2.1.3. Chỉ số Hang Seng ( Hang seng index)
Chỉ số Hang Seng là chỉ số chứng khoán được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa
thị trường của các công ty lớn nhất ở Hồng Kông. Nó được sử dụng để ghi lại và theo
dõi những thay đổi hàng ngày của những công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán
Hồng Kông và là chỉ số biểu chính biểu hiện tình hình hoạt động của toàn bộ thị trường
Hồng Kông. 40 công ty được tính đại diện cho khoảng 65% giá trị vốn hóa trên thị
trường chứng khoán Hồng Kông.
Chỉ số Hang Seng được đưa ra vào ngày 24 tháng 11 năm 1969 và hiện được duy
trì bởi công ty HSI Services Limited, đây là một công ty bị nắm giữ 100% bởi ngân
hàng Hang Seng - ngân hàng lớn nhất đăng kí và niêm yết tại Hồng Kông xét về giá trị
vốn hóa thị trường.
Trang 8 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.4. Chỉ số MSCI Chấu Á Thái Bình Dương (MSCI Asia Pacific Index)
Morgan Stanley Capital International (MSCI) xây dựng các chỉ số chứng khoán
cho các thị trường quốc gia và quốc tế, bao gồm cả nước phát triển, nước đang phát
triển và chỉ số cho các khu vực. Việc MSCI xây dựng các chỉ số theo phương pháp
thống nhất cho phép người tìm hiểu có căn cứ đáng tin cậy để so sánh hoạt động của
các thị trường chứng khoán trên thế giới.
Trong số các chỉ số của MSCI, có chỉ số Morgan Standley Capital International
All Countries Asia Pacific Index (MSCI Asia Pacific Index). Chỉ số MSCI Asia Pacific
là chỉ số đo mức độ vốn hóa thị trường trung bình trọng số tự do điều chỉnh của các
chứng khoán ở Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, New Zealand, Pakistan, Phillipins, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái
Lan. Chỉ số MSCI Asia Pacific theo dõi hoạt động của hơn 1050 công ty trong khu
vực.
2.2. Một vài chỉ số chứng khoán Châu Âu
Nói đến thị trường chứng khoán Châu Âu ta không thể không kể đến Đức, Pháp
Anh là ba quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển nhất. Với ba chỉ số tiêu biểu
FTSE 100 ( Anh) ,CAC 40 ( Pháp), DAX 30 (Đức)
2.2.1. Chỉ số FTSE 100
Chỉ số FTSE 100 (đọc là footsie) là chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn
hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSE), được bắt
đầu từ ngày 3 tháng 1 năm 1984, với điểm sàn là 1000. Các công ty thành phần phải
đáp ứng các yêu cầu của FTSE Group, bao gồm việc đã niêm yết toàn diện trên sàn
LSE với giá được tính theo đồng bảng Anh hoặc đồng Euro trên SETS (Stock
Exchange Electronic Trading Service), vượt qua các kiểm tra về quốc tịch, mức độ
biến động giá tự do (free float) và tính thanh khoản. Giao dịch được tiến hành từ 8:00
Trang 9 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
đến 16:29 (khi phiên đấu giá cuối cùng bắt đầu), và giá đóng cửa được lấy lúc 16:35
(mặc dù hầu hết giá đóng cửa của FTSE 100 được lấy lúc 16:36). Giá trị cao nhất của
chỉ số FTSE 100 tính đến thời điểm này là 6950,6 điểm, đạt được ngày 30 tháng 12
năm 1999.
Chỉ số được xem như phong vũ biểu của nền kinh tế Anh và là chỉ số cổ phiếu
hàng đầu ở châu Âu. Nó được duy trì bởi FTSE Group, một công ty độc lập mà ban
đầu là kết quả của sự liên doanh giữa Financial Times và LSE (FTSE chính là viết tắt
của Financial Times Stock Exchange). Theo website của FTSE Group, 100 công ty
FTSE 100 chiếm đến 80% thị trường chứng khoán ở Anh.
Bên cạnh FTSE 100 Index, tập đoàn FTSE giới thiệu tiếp FTSE 250 Index (chỉ số
của 250 công ty lớn tiếp theo), FTSE Fledgling, the FTSE 350 Index(tổng hợp của
FTSE 100 và FTSE 250), FTSE SmallCap. Cuối cùng là FTSE All-Share, là chỉ số
tổng hợp của cả 3 chỉ số FTSE 100 Index, FTSE 250 Index, và FTSE SmallCap. Thành
phần của chỉ số này được thay đổi từng quý. Những công ty lớn nhất trong FTSE 250
sẽ được đề cử nếu giá trị vốn hóa thị trường của chúng lọt vào top 90 của FTSE 100.
Năm 2006, ngưỡng để được đề cử là 2,9 tỷ bảng Anh. Đến ngày 29 tháng 9 năm 2006,
6 công ty thành phần lớn nhất của chỉ số FTSE 100 là BP, Royal Dutch Shell, HSBC
Holdings, the Vodafone Group, the Royal Bank of Scotland Group and
GlaxoSmithKline đều có giá trị trên 60 tỷ bảng.
2.2.2. Chỉ số CAC 40
Chỉ số thị trường chứng khoán Pháp, căn cứ trên cổ phiếu của 40 công ty có giá
trị vốn hóa thị trường lớn nhất của sàn giao dịch chứng khoán Paris Bourne, Pháp.
CAC là viết tắt của Compagnie des Agents de Changem. Chỉ số CAC 40 được sử dụng
như một chỉ số chuẩn so sánh cho các quỹ đầu tư trên thị thường chứng khoán Pháp,
đồng thời là công cụ phản ánh tình hình Paris Bourne. Chỉ số CAC 40 có những nét
tương đồng với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, nó là chỉ số được sử dụng
nhiều nhất để phản ánh mức độ và xu hướng chung của thị trường Pháp.
Trang 10 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Chỉ số CAC 40 được thiết lập ngày 31 tháng 12 năm 1987 với giá trị ban đầu là
1000 điểm. Đến ngày 31 tháng 12, chỉ số này được tính theo phương pháp biến động tự
do (free-float weighted index). Mặc dù chỉ số CAC 40 dựa trên các công ty Pháp, 45%
cổ phiếu của chúng được sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó các nhà đầu
tư Đức chiếm đến 21%. Các nhà đầu tư Nhật, Mỹ và Anh cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng. Một cách lý giải ở đây là các công ty CAC 40 có tính quốc tế hơn nhiều so
với các thị trường khác ở châu Âu. Rất nhiều công ty trong số đó kinh doanh ở ngoài
nước Pháp (63% lực lượng lao động các công ty CAC 40 ở ngoài nước Pháp).
2.2.3. Chỉ số DAX 30
DAX 30 (viết tắt của Deutsche Aktien Xchange 30, tiền thân của Deutscher
Aktien-Index 30) là một chỉ số thị trường chứng khoán cho các cổ phiếu blue chip bao
gồm 30 công ty lớn nhất của Đức giao dịch trên sàn GDCK Frankfurt, căn cứ theo khối
lượng giao dịch và giá trị vốn hóa thị trường. Giá được tính theo giá trên hệ thống giao
dịch điện tử Xetra.
L-DAX (Late-DAX) là một chỉ số phản ánh biến động của chỉ số thị trường DAX
30, được sử dụng trên sàn GDCK Frankfurt (Frankfurt Stock Exchange- FSE) sau khi
hệ thống giao dịch điện tử Xetra ngừng hoạt động. Chỉ số L-DAX căn cứ chủ yếu vào
giao dịch tại sàn FSE. Nếu chỉ số DAX được tính toán từ 9:00 đến 17:30 thì chỉ số L-
DAX được tính từ 17:30 đến 20:00. Eurex- thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai
và quyền chọn đặt tại Zurich, Thụy Sĩ với chi nhánh tại Frankfurt, Đức, đưa ra chỉ số
DAX cho hợp đồng quyền chọn (ODAX) và hợp đồng tương lai (FDAX) từ 8:00 đến
22:00. Bên cạnh chỉ số DAX 30, còn có chỉ số DAX 100 bao gồm 100 cổ phiếu.
2.3. Một số chỉ số chứng khoán chính trên thị trường thế giới
Mỹ vẫn luôn là quốc gia có những chỉ số tác động rất lớn tới thị trường chứng
khoán toàn cầu. Hai chỉ số căn bản của chứng khoán Mỹ là Chỉ số trung bình công
Trang 11 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
nghiệp Dow Jones (DJIA/ Dow 30/ Dow Jones/ the Dow) và Chỉ số S&P 500 (S&P
500).
2.3.1. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA/ Dow 30/ Dow Jones/ the
Dow)
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones còn được gọi là DJIA hoặc Dow 30
hoặc Dow Jones hoặc The Dow, là một trong những chỉ số của thị trường chứng khoán
được tạo ra bởi người biên tập tờ Wall Street Journal và đồng sáng lập công ty Dow
Jones & Company vào thế kỉ thứ 19. Chỉ số trung bình Dow Jones được tính toán từ 30
công ty đại chúng lớn nhất ở Mỹ. Cái tên "industrial" chỉ mang ý nghĩa lịch sử bởi vì
rất nhiều công ty thời nay trong số 30 công ty này không liên quan gì mấy tới ngành
công nghiệp nặng.
Để không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tách cổ phần và các điều chỉnh khác, hiện
tại chỉ số Dow Jones là giá trị trung bình trọng số chứ không phải là giá trị trung bình
thực của tất cả các cổ phiếu hợp thành. Tổng của các giá cổ phiếu bộ phận được chia
cho cùng 1 ước số, ước số này thay đổi theo thời gian để tạo ra giá trị của chỉ số.
Lần đầu tiên ra mắt vào ngày 26 tháng 5 năm 1896, chỉ số trung bình Dow Jones
giới thiệu giá trị trung bình của 12 loại cổ phiếu từ các ngành công nghiệp quan trọng
của Mỹ. Trong số 12 công ty đó, chỉ còn General Electric đến ngày nay là vẫn nằm
trong nhóm 30 công ty được tính. So với thời kì đầu, chỉ số trung bình Down Jones rất
nổi tiếng, nhưng cho đến ngày nay S&P 500 được nhiều người ưa thích hơn do S&P
500 bao gồm nhiều công ty có mức đại biểu chính xác hơn cho thị trường.
2.3.2. Chỉ số S&P500
Một chỉ số bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn
hóa thị trường lớn nhất của Mỹ. Chỉ số S&P 500 được thiết kế để trở thành một công
cụ hàng đầu của thị trường chứng khoán Mỹ và có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm
rủi ro/lợi nhuận của các công ty hàng đầu. Các công ty được lựa chọn để đưa vào chỉ số
Trang 12 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
được lựa chọn ra bởi Ủy ban Chỉ số S&P, một nhóm các nhà phân tích và nhà kinh tế
của Standard & Poor. Chỉ số S&P 500 là chỉ số đo giá trị thị trường - giá trị của mỗi cổ
phần trong chỉ số cân xứng với giá trị thị trường của nó.
Chỉ số S&P 500 là một trong những chuẩn đánh giá thông thường nhất dành cho
thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã từng là chỉ
số nổi tiếng nhất cho các cổ phiếu ở Mỹ, nhưng vì nó chỉ chứa 30 công ty, vì vậy hầu
hết mọi người tin rằng S&P 500 sẽ phản ánh thị trường tốt hơn và đầy đủ hơn. Trên
thực tế, nhiều người coi nó là định nghĩa của thị trường. Những chỉ số phổ biến khác
của Standard & Poor là S&P 600, một chỉ số của những công ty có giá trị vốn hóa thị
trường nhỏ từ 300 triệu - 2 tỉ đôla, và S&P 400, một chỉ số của các công ty có mức vốn
hóa thị trường trung bình từ 2 - 10 tỉ đôla. Một số các sản phẩm dựa trên chỉ số S&P
500 có sẵn trên thị trường dành cho các nhà đầu tư, bao gồm các quỹ chỉ số và ETFs.
Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư cá nhân mua được chỉ số là rất khó, bởi vì để làm điều
này buộc phải mua cả 500 cổ phiếu của các công ty khác nhau
Nikkei 225 (Nhật); DAX (Đức); FTSE100 (Anh); Hang Seng (Hồng Kông); STI
(Singapore); SENSEX (Ấn Độ); TAIEX (Đài Loan); CAC40 (Pháp); TSX (Canada);
RTS (Nga); BVSP (Brazil); IPC (Mexico); ASX 200 (Úc); SET (Thái Lan); JCI
(Indonesia); VN-Index (Việt Nam)
3. CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Chỉ số VN - Index
3.1.1. Khái niệm
Chỉ số chứng khoán Việt Nam ký hiệu là VN-Index. VN-Index xây dựng căn
cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết.Với hệ thống chỉ số này,
nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát. Chỉ số VN-
Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-
Trang 13 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động và thể hiện mức giá
bình quân của các cổ phiếu giao dịch tại SGDCK Tp.HCM.
3.1.2. Phương pháp tính chỉ số VN – Index
Chỉ số VN-Index được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính theo phương pháp
chỉ số giá bình quân Passcher. Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là
chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết
thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán.
+ Giá trị cơ sở: 100
+ Ngày cơ sở: 28/7/2000.
+ Công thức tính cơ bản:
hoặc
Trong đó:
p
t
: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
q
t
: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
p
o
: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu
i = {1,……, n}
Chỉ số được tính toán và công bố sau mỗi phiên giao dịch. Trong quá trình đó,
sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng
giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %. Ngoài ra giá trị thị trường cơ sở trong công
thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết
và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Điều này sẽ làm phát sinh tính không
Trang 14 / 40
Chỉ số VN-Index = x 100
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
liên tục của chỉ số, các trọng số và cơ sở để xác định bình quân thị trường số chia đã
thay đổi. Do đó, số chia mẫu số trong công thức tính chỉ số trên phải được điều chỉnh
nhằm duy trì tính liên tục cần có của chỉ số.
Nguyên tắc điều chỉnh được tính như sau:
số chia mới d = Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi / Tổng giá
trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi x số chia cũ
Cụ thể, trong trường hợp có cổ phiếu mới được đưa vào niêm yết, số chia
mới được tính như sau:
d = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ + giá thị trường của cổ
phiếu mới niêm yết/ Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ x số chia cũ
Ví dụ tính toán chỉ số cụ thể các phiên giao dịch:
Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28 tháng 7 năm 2000
Tên Cty Tên
cổ phiếu
Giá thực
hiện
Số lượng CK niêm
yết
Giá trị thị
trường
Cơ điện lạnh REE 16000 15.000.000 240.000.000.000
Cáp VL VT SAM 17000 12.000.000 204.000.000.000
Tổng: 444.000.000.000
VN-Index = x 100 = 100
Vào ngày 2 tháng 8 kết quả giao dịch như sau:
Tên Cty Tên
cổ phiếu
Giá thực
hiện
Số lượng CK niêm
yết
Giá trị thị
trường
Cơ điện lạnh REE 16600 15.000.000 249.000.000.000
Cáp VL VT SAM 17500 12.000.000 210.000.000.000
Tổng 459.000.000.000
VN Index = x 100 = 103,38
Trang 15 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Ngày 4-8-00 có thêm hai loại cổ phiếu Hapaco HAP và Transimex TMS được đưa vào
giao dịch, do đó ta phải tìm số chia mới.
Vào ngày 4 tháng 8 kết quả giao dịch như sau:
Tên Cty Tên
cổ phiếu
Giá thực
hiện
Số lượng CK
niêm yết
Giá trị thị trường
Cơ điện lạnh REE 16900 15.000.000 253.500.000.000
Cáp VL VT SAM 17800 12.000.000 213.600.000.000
Gấy HP HAP 16000 1.008.000 16.128.000.000
Transimex TMS 14000 2.200.000 30.800.000.000
Tổng: 514.028.000.000
Điều chỉnh số chia mới d:
d = d
0
.P
ree
.Q
ree
+ P
sam.
Q
sam
+ P
hap
.Q
hap
+ P
tms
.Q
tms
/ P
ree
.Q.
ree
+ P
sam
.Q
sam
d = x 444.000.000.000 = 488.607.219.010
VN-Index = x 100 = 105,2
1.1.1. Những hạn chế của VN – Index
Từ khi thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index được đặt nhiệm
vụ xác định sự thay đổi bình quân của thị trường. Tuy nhiên sau hơn 10 năm thành lập
thị trường, VN-Index đã bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến chuẩn xác của
Vn-Index mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ phương pháp tính toán chỉ số.
Phương pháp tính VN-Index trước nay chỉ đơn thuần dựa trên giá trị vốn hóa thị
trường của các cổ phiếu thành phần, mà chưa tính đến lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu
hành trên thị trường, cũng như chưa hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của cấu phần có tỷ
trọng quá cao trong chỉ số.
Sự hạn chế này làm cho VN-Index phản ánh không chính xác sự biến động giá
của chứng khoán. Chính vì vậy mà chúng ta đã từng chứng kiến cảnh VN-Index vẫn
tăng trong khi đa số chứng khoán trên thị trường giảm giá và ngược lại. Theo giới
Trang 16 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
chuyên gia, điểm khuyến khuyết lớn nhất của VN-Index là lấy toàn bộ giá trị vốn hoá
của các công ty làm trọng số [toàn bộ số cổ phiếu được niêm yết của công ty sẽ được
tính vào chỉ số]. Bởi trong thực tế có một bộ phận cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.
Điều này dẫn đến trường hợp, vài ba mã cổ phiếu có mức vốn hoá chiếm tỷ trọng lớn
trong rổ cổ phiếu tại sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE)
song lại có số cổ phiếu giao dịch tự do rất nhỏ đang dễ dàng gây ảnh hưởng đến
chỉ số VN-Index.
Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” là thuật ngữ các thành viên trên thị trường
mô tả về sự méo mó của chỉ số chính này (tức chỉ cần một vài cổ phiếu lớn giảm điểm
thì dù cả trăm cổ phiếu nhỏ tăng điểm thì VN-Index vẫn giảm điểm và ngược lại).
Trong một thời gian dài, hầu hết các mã cổ phiếu trên sàn HoSE đã có sự sụt giảm
mạnh mẽ, tuy nhiên với khối lượng giao dịch mỗi phiên khối lượng giao dịch từ vài
chục nghìn đến vài trăm nghìn đơn vị, bộ ba mã cổ phiếu BVH, MSN, VIC ngược
dòng đi lên cũng đã đủ giữ chân VN-Index thoát khỏi thảm cảnh chung của thị trường.
3.2. Chỉ số HNX-Index
3.2.1. Khái niệm
Chỉ số chứng khoán được xây dựng để phản ánh sự biến động giá của toàn bộ
hoặc một nhóm các chứng khoán được giao dịch trên thị trường. Mỗi thị trường chứng
Trang 17 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
khoán đều công bố một hoặc một vài chỉ số chứng khoán, ví dụ như thị trường Mỹ có
chỉ số DJIA, S&P500, NASDAQ-100…, thị trường Đức có chỉ số DAX, thị trường
Pháp có chỉ số CAC…
Hiện nay, SGDCK Hà Nội đang công bố chỉ số giá chứng khoán trên thị trường
niêm yết đó là: chỉ số HNX-Index, (trước đây TTGDCK Hà Nội công bố chỉ số cổ
phiếu HASTC-Index và biểu đồ HASTC- Index trực tuyến. Sau khi chuyển đổi thành
Sở GDCK Hà Nội, chỉ số HASTC-Index được đổi thành HNX-Index.)
Chỉ số này được tính trong phiên giao dịch mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu
được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ
số HNX-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá theo
từng thời điểm. Cuối phiên giao dịch, SGDCK Hà Nội công bố chỉ số HNX-Index
đóng cửa (vào cuối ngày giao dịch) là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của
các cổ phiếu.
Chỉ số HNX-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao
dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này
tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên SGDCK Hà Nội.
3.2.2. Phương pháp tính chỉ số HNX – Index
Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với
tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc (Ngày mở cửa phiên
giao dịch đầu tiên).
+ Giá trị cơ sở: 100
+ Ngày cơ sở: 14/7/2005
+ Công thức tính chỉ số thị trường:
hoặc:
Trang 18 / 40
Chỉ số HNX-Index = x 100
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Trong đó:
p
t
: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
q
t
: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
p
o
: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu
i = {1,……, n}
Ví dụ:
Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 14/7/2005:
Stt
Mã CK
Giá đóng
cửa
SL Đăng ký giao
dịch
Giá trị thị trường
01 CID 17.800 541.000 9.629.800.000
02 GHA 16.500 1.289.480 21.276.420.000
03 HSC 55.000 580.000 31.900.000.000
04 KHP 15.000 15.252.260 228.783.900.000
05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000
06 VTL 22.000 1.800.000 4.050.000.000
Tổng 1.924.590.120.000
→ HNX-Index = x 100 = 100
Giá trị thị trường gốc = 1.924.590.120.000
Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 18/7/2005:
Stt
Mã CK Giá đóng cửa SL cổ phiếu niêm yết Giá trị thị trường
01 CID 16.000 541.000 8.656.000.000
02 GHA 18.200 1.289.480 23.468.536.000
03 HSC 53.600 580.000 31.088.000.000
04 KHP 14.500 15.252.260 221.157.770.000
05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000
06 VTL 21.000 1.800.000 37.800.000.000
Tổng 1.914.670.306.000
Trang 19 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
HNX-Index = x 100 =99,48
Chỉ số HNX – INDEX công bố cuối phiên giao dịch là chỉ số tại thời điểm đóng
cửa thị trường của phiên giao dịch đó, tính theo mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.
Khi so sánh chỉ số 2 phiên, mức tăng giảm của chỉ số đóng cửa là mức thay đổi của chỉ
số đóng cửa phiên này với chỉ số đóng cửa phiên trước đó. Mức thay đổi của chỉ số phụ
thuộc vào mức biến động giá đóng cửa của các cổ phiếu trong phiên này so với giá
đóng cửa của phiên trước. Trong cùng 1 phiên, mức tăng giảm của chỉ số là mức thay
đổi của chỉ số hiện tại so với chỉ số đóng cửa của phiên trước đó.
Như vậy ta có thể thấy về phương pháp tính toán, cả hai chỉ số VN-Index và
HNX – Index đều sử dụng phương pháp bình quân gia quyền với quyền số là khối
lượng chứng khoán thời kỳ tính toán hiện tại (Q
i
t). Tuy nhiên, chỉ số VN – Index
có một điểm khác biệt so với chỉ số HNX-Index về việc sử dụng giá giao dịch của cổ
phiếu trong tính toán (Pi). Pi trong trường hợp này là giá khớp lệnh của chứng khoán i
tương ứng, tức là mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường và
làm cơ sở cho thanh toán mua/bán thành công trong phiên giao dịch. Với ý nghĩa
là giá khớp lệnh, P
i
vì vậy sẽ là mức giá duy nhất của cổ phiếu i trong phiên giao dịch
được sử dụng để tính toán chỉ số VN-Index (khác với chỉ số HNX-Index trong đó P
i
là
các mức giá thực hiện khác nhau tại nhiều thời điểm). SGD chứng khoán Tp HCM áp
dụng các hình thức khớp lệnh giá mở cửa, giá phiên khớp lệnh liên tục và giá đóng cửa
nên chỉ số Vn-Index sẽ được hiển thị theo 3 đợt, với P
i
là giá khớp lệnh dùng để tính
chỉ số Vn-Index cho phiên 1 và phiên 3 (khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa từ
8h30- 8h45và giá đóng cửa từ10h30-10h45), và P
i
là giá thực hiện tại nhiều thời điểm
trong suốt phiên 2 là khớp lệnh liên tục từ 8h45-10h30.
Trang 20 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.3. Chỉ số UPCoM – Index
3.3.1. Khái niệm
Ngày 24/6/2009, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN, Sở
GDCK Hà Nội đã chính thức được ra mắt trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCK
Hà Nội, cũng trong ngày này thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa
niêm yết (thị trường UPCoM) chính thức được khai trương hoạt động. Cùng với thị
trường UPCoM, HNX đưa ra chỉ số thị trường có tên gọi UPCoM - Index. Như vậy,
bên cạnh chỉ số VN-Index của Sở GDCK Hồ Chí Minh và HNX index của Sở GDCK
Hà Nội , thị trường chứng khoán Việt nam có thêm 1 chỉ số mới dành riêng cho thị
trường UPCoM. Chỉ số này tính toán mức biến động giá đối với các giao dịch thỏa
thuận điện tử của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM.
3.3.2. Phương pháp tính chỉ số UPCoM-Index
Cách tính chỉ số của UPCoM-Index tương tự như cách tính chỉ số HNX-Index.
Theo đó, chỉ số UPCoM-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa
phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 24/06/09), được gọi là thời điểm gốc
Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng
giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm
gốc, chỉ số có giá trị = 100.
Công thức tính chỉ số thị trường:
hoặc
Trong đó:
p
t
: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
q
t
: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
p
o
: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu
Trang 21 / 40
Chỉ số UPCo-Index = x 100
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
i = {1,……, n}
Trong phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao
dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu
thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số UPCoM-Index phản ánh
sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa là
chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.
Ví dụ:
Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 24/06/2009:
Mã
CK
Giá đóng
cửa
SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường
AAA 20.000 12.000.000 240.000.000.000
BBB 50.000 5.000.000 250.000.000.000
CCC 55.000 1.000.000 55.000.000.000
DDD 15.000 15.000.000 225.000.000.000
Tổng 770.000.000.000
→ UPCom-Index = x 100 = 100
Giá trị thị trường thời điểm gốc = 770.000.000.000
Mã
CK
Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường
AAA 22.000 12.000.000 264.000.000.000
BBB 49.000 5.000.000 245.000.000.000
CCC 52.000 1.000.000 52.000.000.000
DDD 16.000 15.000.000 240.000.000.000
Tổng 801.000.000.000
Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 25/06/2009:
Trang 22 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
→ UPCom-Index = x 100 =113,29
3.3.3. Hạn chế trong cách tính chỉ số UPCoM – Index và HNX-Index
Chúng ta có thể thấy thuật toán tính chỉ sô HNX-Index và UPCoM-Index có vẻ
giống nhau, nhưng cái sai ở đây là do chọn giá gốc để tính điểm. Lẽ ra phải lấy giá
trung bình của phiên trước, tức là phải lấy giá tham chiếu của cổ phiếu để tính điểm thì
nhà quản lý lại lấy giá gốc là giá khớp lệnh cuối cùng của phiên trước gần nhất. Như
vậy từ lâu nay, sự biến động điểm số của HNX và UPCoM bị méo mó không tương
ứng với sự biến động giá cổ phiếu.
Chính việc HNX không quy định giá tham chiếu trong ngày chào sàn đã gây khó
cho NĐT và cũng dễ dàng tiếp tay cho việc làm giá. Vì vậy HNX cần quy định giá
tham chiếu trong ngày chào sàn (cả với sàn HNX và UPCoM) giống như HOSE, nhất
là khi việc tính giá tham chiếu tham khảo là dễ dàng đối với đơn vị tư vấn.
HOSE sử dụng phương pháp khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa
và giá tham chiếu cho ngày giao dịch tiếp theo. Trong khi đó, HNX lại sử dụng phương
pháp khớp lệnh liên tục và giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của ngày giao
dịch trước đó. Vì vậy HNX–Index không áp dụng được cho sàn HOSE. Hơn nữa,
chỉ số này cũng thiếu độ tin cậy vì 70% số cổ phiếu trên sàn HNX thuộc dạng kém
thanh khoản, vốn hóa nhỏ, dễ bị thao túng giá cả. Điều này làm cho chỉ số HNX –
Index thường xuyên bị biến động bất thường trong ngắn hạn, tạo ra nhiều các tín hiệu
lỗi khi xác định thời điểm “ra vào” thị trường.
3.4. Chỉ số chứng khoán khác tại Việt Nam
Bên cạnh chỉ số "truyền thống" như VN-Index và HNX-Index, thị trường chứng
khoán Việt Nam còn có sự góp mặt của các chỉ số mới, như: CBV-Index, SSI30-Index,
DCVN30-Index, VIR-Index những chỉ số này đã một phần giúp các nhà đầu tư có
thêm các công cụ tham khảo hữu ích trong việc ra quyết định đầu tư.
Trang 23 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.5. Chỉ số chứng khoán mới – VN30
3.5.1. Sự ra đời của VN30
VN Index là chỉ số duy nhất mà HOSE sử dụng từ lúc mới thành lập thị trường
đến nay và cũng đang dần bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến chuẩn xác của VN
Index mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ phương pháp tính toán chỉ số.
Phương pháp tính VN Index chỉ đơn thuần dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của các
CP thành phần mà chưa tính đến lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên
thị trường, cũng như chưa hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của cấu phần có tỷ trọng
quá cao trong chỉ số.
VN30 được xem là giải pháp dung hòa giữa yêu cầu cấp thiết của thị trường về
một chỉ số phản ánh chính xác hơn biến động giá cả chứng khoán và sự cần thiết phải
chuẩn bị một tiền đề nền tảng cho chiến lược phát triển các sản phẩm mới của Sở
như sản phẩm phái sinh và các dạng quỹ đầu tư mới trong tương lai. Và đây chính là
lý do tại sao phải xây dựng VN30 trong khi đã có VN Index. VN30 chỉ là một trong
nhiều chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu cổ phiếu. HoSE cho ra đời VN30
với mục đích tạo ra cho thị trường một công cụ đầu tư mới, hỗ trợ hữu hiệu cho các
nhà đầu tư đồng thời giúp các cơ quan quản lý có thêm cơ sở trong việc hoạch định
chính sách phát triển thị trường chứng khoán.
3.5.2. Phương pháp tính VN30
Để lựa chọn vào rổ VN30, cổ phiếu phải đáp ứng các điều kiện tham gia tính toán
chỉ số và trải qua 3 bước sàng lọc về giá trị vốn hóa, free float và thanh khoản. Top 30
cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí sàng lọc sẽ được chọn vào rổ.
VN30 được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa thị trường, bao gồm 30
cổ phiếu thành phần, đại diện cho hoạt động của 30 công ty được niêm yết trên HOSE.
Số này chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn
thị trường. Mỗi cổ phiếu thành phần được giới hạn tỉ trọng ở mức 10% nhằm loại trừ
sự ảnh hưởng quá mức của một cổ phiếu thành phần đối với chỉ số. HOSE đã áp dụng
chính thức chỉ số VN30 ra thị trường vào ngày 6/2/2012. Sở giao dịch chứng khoán
Trang 24 / 40
Bài tiểu luận GVHD: Ths. Nguyễn Phạm Thi Nhân
Đề tài: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Tp.HCM đã công bố danh sách 30 cổ phiếu chính thức tạo nên chỉ số VN30 và 10
cổ phiếu dự phòng.
Công thức tính VN-30:
Trong đó
p: là giá cổ phiếu
s: khối lượng cổ phiếu lưu hành
f: tỷ lệ free-float ( tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng = số cổ
phiếu tự do giao dịch trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành )
c: là giới hạn tỷ trọng vốn hóa
Việc thay đổi các hệ số f, c và s sẽ được xem xét định kỳ 6 tháng một lần vào
cùng thời điểm xem xét định kỳ chỉ số. Tuy nhiên, có những trường hợp được điều
chỉnh ngay nếu:
- Tỷ lệ free float (f) thay đổi quá 5% so với cận trên hoặc cận dưới của dải giới hạn liền
kề.
- Hệ số (c): khi tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu trong chỉ số liên tục vượt mức giới hạn
cho phép 5 điểm (%) trong 10 phiên liên tiếp.
- Hệ số (s) : khi tỷ lệ thay đổi tích lũy về khối lượng lưu hành của các cổ phiếu so với
tổng khối lượng lưu hành của chỉ số từ 10% trở lên, hoặc tỷ lệ thay đổi về khối lượng
lưu hành của mỗi cổ phiếu lớn hơn 5%.
Việc lựa chọn các mã chứng khoán vào rổ tính toán chỉ số VN-30 sẽ được thực hiện 6
tháng 1 lần vào các tháng 1 và 7 hàng năm theo các tiêu chí:
o HOSE sẽ sàng lọc theo giá trị vốn hóa bình quân hàng ngày trong 6 tháng chưa điều
chỉnh free float để chọn ra 50 cổ phiếu đứng đầu.
o Sàng lọc về tỷ lệ free float (f)
- Nếu f ≤ 5% sẽ bị loại
Trang 25 / 40