LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá
trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày
càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của
hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết
sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản
phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành
bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp
nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Công ty may 20 là một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Tổng
cục hậu cần từ khi thành lập, Công ty luôn tồn tại trong một thời gian dài của
chế độ bao cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật
tư đầy đủ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này,
công tác chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt
được ở mức chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, Công ty chỉ
quan tâm đến năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề
nâng cao chất lượng. Sau hơn 40 năm tồn tại như vậy, khi đất nước chuyển sang
cơ chế thị trường, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do việc thị trường các
nước Đông Âu tan rã, chất lượng kém không thể cạnh tranh được. Do đó, Ban
Giám đốc Công ty đã đề ra đường lối chiến lược phát triển cho Công ty nhằm
đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tình hình mới. Điều này thể hiện rất rõ qua
việc Công ty phấn đấu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 vào cuối năm 2000 và triết lí kinh doanh của Công ty như: "Để hội nhập
tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là mục tiêu, mối
quan tâm hàng đầu đối với Công ty May 20. Để gìn giữ và phát triển mối quan
hệ bạn hàng, Công ty 20 cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu chất
lượng cho khách hàng".
Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty
là một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
Vì những lý do trên tôi xin chọn đề tài:
"Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng xuất khẩu ở Công ty 20"
Chuyên đề gồm có 3 phần:
Phần I: Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty 20 hiện nay.
Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
ở Công ty 20.
Phần I
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ BIỆN PHÁP
CƠ BẢN ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP
I. Khái niệm, vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công
nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp được tự do
cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận thì vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng được các nhà sản xuất đặc biệt
quan tâm và sử dụng như là một thứ vũ khí chủ chốt để đánh bại các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường.
Ngày càng có nhiều trường Đại học, Trung cấp đưa vào giảng dậy,
nghiên cứu về môn học chất lượng sản phẩm, có nhiều sách, báo viết về chất
lượng sản phẩm đã cho thấy bước tiến quan trọng trong nhận thức của sinh viên
cũng như của người tiêu dùng.
1.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm.
a. Khái niệm và những quan điểm về chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, theo tài liệu của các nước trên thế giới có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa
học và thực tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học
quản trị chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Tuỳ thuộc vào góc độ
xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã
hội và nhằm những mục tiêu khác nhau mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về
chất lượng sản phẩm khác nhau.
Trước đây, các nước trong hệ thống XHCN nhận thức rằng: “chất lượng
sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế – kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị
sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho
nó trong những điều kiện xác định về kinh tế – kỹ thuật”. Về cơ bản quan điểm
này phản ánh đúng bản chất của chất lượng. Ta có thể dễ dàng đánh giá được
mức độ chất lượng sản phẩm đạt được, nhờ đó xác định rõ ràng những đặc tính
và chỉ tiêu nào cần phải hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mới chỉ
được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản
phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự biến động của nhu cầu trên thị
trường với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Khiếm
khuyết này xuất phát từ việc sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch của
các nước XHCN. Sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường cho
nên chất lượng sản phẩm không theo kịp nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiêu thụ
được. Hơn nữa, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế phát triển khép
kín nên không có sự so sánh hay cạnh tranh về sản phẩm.
Bước sang cơ chế thị trường, khi nhu cầu được coi là xuất phát điểm của
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (như một nhà kinh tế đã nói: sản xuất những
gì mà người tiêu dùng cần chứ không sản xuất những gì mà ta có) thì định nghĩa
trên không còn phù hợp nữa.
Quan điểm về chất lượng phải được nhìn nhận một cách khách quan, năng
động hơn. Tức là khi xem xét chất lượng sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của
người tiêu dùng trên thị trường, với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Những quan niệm mới đó được gọi là quan niệm chất lượng sản phẩm hướng
theo khách hàng. Lý thuyết này cho rằng: “Chất lượng phụ thuộc vào cái nhìn
đầu tiên của người sử dụng, vì vậy tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chất lượng là
khả năng thoả mãn những đòi hỏi, những yêu cầu của người sử dụng”.
Một số nhà kinh tế học phương Tây theo quan niệm này đã định nghĩa về
chất lượng như sau:
Feigenbaum: “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công
nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu
cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm”.
Juran: “Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng”.
Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường với chất
lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu
dùng. Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng
thoả mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng. Chỉ có những đặc tính đáp
ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm. Mức độ đáp ứng
nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được.
Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm
trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm: “Chất
lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối
tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn”. (Theo ISO
8402:1994)
Dựa trên khái niệm này, Cục đo lường chất lượng Nhà nước Việt Nam đã
đưa ra khái niệm: “ Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào đó là tổng hợp
của tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội
trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người
sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của
từng nước ”. (TCVN 5814 - 1994)
Về thực chất, đây là khái niệm có sự kết hợp của những quan niệm trong
nền kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy, các khái niệm trên đã được chấp nhận
và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm chất lượng sản phẩm
tiếp tục được phát triển, bổ sung hơn nữa. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
nhưng không phải theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn có giới
hạn về kinh tế – xã hội và công nghệ. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm
chắc các loại chất lượng sản phẩm.
b. Phân loại chất lượng sản phẩm:
- Chất lượng thiết kế: là giá trị thể hiện bằng các tiêu chuẩn chất lượng
được phác thảo bằng các văn bản, bản vẽ.
- Chất lượng tiêu chuẩn: là chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
kỹ thuật của quốc gia, quốc tế, địa phương hoặc ngành.
- Chất lượng thị trường: là chất lượng bảo đảm thoả mãn nhứng nhu cầu
nhất định, mong đợi của người tiêu dùng.
- Chất lượng thành phần: là chất lượng bảo đảm thoả mãn những nhu cầu
mong đợi của một hoặc một số tầng lớp người nhất định.
- Chất lượng phù hợp: là chất lượng phù hợp với ý thích, sở trường tâm lý
người tiêu dùng.
- Chất lượng tối ưu: là giá trị các thuộc tính của sản phẩm hàng hoá phù
hợp với nhu cầu cuả xã hội nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm
Cơ chế thị trường tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển cuả các
doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng đặt ra những thách thức đối với
doanh nghiệp qua sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh
tranh.
Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với
nhau trên mọi phương diện. Người tiêu dùng được tự do lựa chọn các sản phẩm
theo yêu cầu, sở thích, khả năng mua của họ. Do đó, doanh nghiệp nào thu hút
được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều nhất thì doanh nghiệp đó sẽ
tồn tại và phát triển. Chính điều này đã tạo động lực to lớn buộc các doanh
nghiệp ngày càng phải hoàn thiện để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Đối với doanh nghiệp công nghiệp, chất lượng sản phẩm luôn luôn là một
trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Chất lượng sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện chiến lược
Marketing, mở rộng thị trường, tạo uy tín, danh tiếng cho sản phẩm cuả doanh
nghiệp khẳng định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường. Từ đó, người t iêu
dùng sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp làm cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển lâu dài của doanh nghiệp và nếu có thể sẽ mở rộng thị trường ra nước
ngoài.
Hiệu quả kinh tế, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc
vào sự phát triển sản xuất có năng suất cao, tiêu thụ với khối lượng lớn mà còn
được tạo thành bởi sự tiết kiệm đặc biệt là tiết kiệm nguyên vật liệu, thiết bị và
lao động trong quá trình sản xuất. Muốn làm được điều này, ta chỉ có thể thực
hiện bằng cách luôn nâng cao chất lượng sản phẩm với mục tiêu “ làm đúng
ngay từ đầu ” sẽ hạn chế được chi phí phải bỏ ra cho những phế phẩm. Việc làm
này, không những đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn tác động tích
cực đến nền kinh tế của đất nước thông qua việc tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, giảm bớt những vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi sau tìm
tòi nghiên cứu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và ứng dụng nó vào sản xuất –
kinh doanh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ
nhằm giảm lao động sống, lao động quá khứ, tiết kiệm nguyên vật liệu và nâng
cao năng lực sản xuất. Do vậy, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là nâng cao lợi
nhuận. Đây đồng thời cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao, có điều kiện đảm bảo việc làm ổn
định cho người lao động, tăng thu nhập cho họ, làm cho họ tin tưởng gắn bó với
doanh nghiệp từ đó đóng góp hết sức mình vào công việc sản xuất – kinh doanh.
Đối với nền kinh tế quốc dân. Việc tăng chất lượng sản phẩm đồng nghĩa
với việc người dân được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với
tuổi thọ lâu dài hơn, góp phần làm giảm đầu tư chi phí cho sản xuất sản phẩm và
hạn chế phế thải gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với ngành sản xuất những
sản phẩm là tư liệu sản xuất, nếu chất lượng sản phẩm được tăng lên tức là nó đã
góp phần đưa khoa học – kỹ thuật hiện đại và trang bị cho nền kinh tế quốc dân
nhằm tăng năng suất lao động và kéo theo việc tăng chất lượng sản phẩm mà
thiết bị đó sản xuất ra.
Chất lượng sản phẩm không những làm tăng uy tín của nước ta trên thị
trường quốc tế mà còn là cách để tăng cường nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất
nước qua việc xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao ra nước ngoài.
II. hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù KT – XH, công nghệ tổng hợp. Nó
luôn gắn bó chặt chẽ với những mong đợi của khách hàng và những xu hướng
vận động của những mong đợi đó trên thị trường. Bởi vậy, chất lượng là một
phạm trù có ý nghĩa tương đối, không phải là bất biến mà thường xuyên thay đổi
theo thời gian và không gian. Chất lượng có thể cao trong thời điểm này nhưng
sẽ không còn cao nữa đối với giai đoạn sau hoặc chất lượng cao ở thị trường này
nhưng không cao đối với thị trường khác.
Khi nói đến chất lượng, cần phân biệt rõ đặc tính chất lượng chủ quan và
khách quan của sản phẩm.
+ Đặc tính khách quan thể hiện trong chất lượng tuân thủ thiết kế. Khi sản
phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế – kỹ thuật càng gắn với tiêu chuẩn
thiết kế thì chất lượng càng cao, được phản ánh thông qua tỷ lệ phế phẩm, sản
phẩm hỏng, loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế. Loại chất lượng này
phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất, đặc điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ
chức quản lý, sản xuất của các doanh nghiệp. Loại chất lượng này ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng cạnh tranh về giá cả của sản phẩm.
2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm
Khi nói đến chất lượng của một sản phẩm, ta cần phải xem xét thông qua
các chỉ tiêu đặc trưng nội tại và bên ngoài sản phẩm thì mới khách quan và
chính xác được. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bởi các tính chất, đặc điểm là
những đặc tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và
sử dụng sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ, lý, hoá
nhất định, có thể đo lường đánh giá được. Từ đó, ta so sánh giữa các sản phẩm
với nhau trên cùng một tiêu chí để nhận ra sản phẩm nào đạt chất lượng cao hơn.
Điều này cho chúng ta thấy quan điểm sai lầm khi cho rằng chất lượng sản phẩm
là cái không thể đo lường, đánh giá được.
Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm:
- Chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc tính
cơ bản của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu
ích của chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu tin cậy: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ được khả
năng làm việc chính xác, tin tưởng trong một khoảng thời gian xác định.
- Chỉ tiêu tuổi thọ: thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm trong quá
trình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu lao động học: đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm như
các chỉ tiêu: vệ sinh, nhân chủng, sinh lý của con người có liên quan đến quá
trình sản xuất và sinh hoạt.
- Chỉ tiêu thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức và
sự hài hoà về kết cấu.
- Chỉ tiêu công nghệ: đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm
lớn nhất các chi phí.
- Chỉ tiêu thống nhất hoá: đặc trưng cho mức độ sử dụng sản phẩm, các bộ
phận được tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá và mức độ thống nhất với các sản
phẩm khác.
- Chỉ tiêu sinh thái: đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm tác động đến
môi trường khi sử dụng.
- Chỉ tiêu an toàn: đặc trưng cho tính đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng
như tính mạng cuả người sản xuất và người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu chi phí, giá cả: đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo lên
sản phẩm.
Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập, tách rời mà còn có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Vai trò, ý nghĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với những sản
phẩm khác nhau. Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội
và quan trọng hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và
quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất, phù hợp với điều kiện sản xuất của
doanh nghiệp để làm ra được những sản phẩm mang sắc thái riêng biệt, độc đáo
khác với những sản phẩm đồng loại trên thị trường.
Ngoài ra, để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ
phận, giữa các thời kỳ sản xuất ta còn có các chỉ tiêu so sánh như sau:
- Tỉ lệ sai hỏng để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất:
+ Dùng thước đo hiện vật để tính, ta có công thức:
Tû lÖ sai háng
SLSP sai háng
SLSP sai háng + SLSP tèt
=
x
100 (%)
Trong ú, s sn phm hng bao gm sn phm hng cú th sa cha c
v sn phm hng khụng th sa cha c.
+ Dựng thc o giỏ tr tớnh, ta cú cụng thc:
Trong ú, chi phớ sn phm hng bao gm chi phớ v sn phm sa cha
c v chi phớ v sn phm hng khụng sa cha c.
Trờn c s tớnh toỏn v t l sai hng ú ta cú th so sỏnh gia ký ny vi
k trc, hoc gia nm nay vi nm trc. Nu t l sai hng k ny so vi k
trc m nh hn tc l cht lng k ny tt hn k trc v ngc li.
- Dựng th hng cht lng sn phm: so sỏnh th hng cht lng sn
phm ca k ny so vi k trc ngi ta cn c vo mt cụng dng, thm m
v cỏc ch tiờu v mt c, lý, hoỏ ca sn phm. Nu th hng kộm thỡ c bỏn
vi mc giỏ thp, cũn nu th hng cao thỡ s bỏn c vi giỏ cao. ỏnh giỏ
th hng cht lng sn phm ta cú th s dng phng phỏp giỏ n v bỡnh
quõn.
Cụng thc tớnh nh sau:
Trong ú:P: Giỏ n v bỡnh quõn.
P
ki
: Giỏ n v k gc ca th hng i.
Qi: S lng sn phm sn xut ca th hng i.
Theo phng phỏp ny, ta tớnh giỏ n v bỡnh quõn ca k phõn tớch v k
k hoch. Sau ú, so sỏnh giỏ n v bỡnh quõn k phõn tớch so vi k k hoch.
Nu giỏ n v bỡnh quõn k phõn tớch cao hn k k hoch ta kt lun doanh
nghip hon thnh k hoch cht lng sn phm v ngc li.
x
100
(%)
Chi phí về sản phẩm hỏng
Giá thành công x'ởng
của sản phẩm hàng hóa
Tỷ lệ sai hỏng
=
=
=
ì
=
n
1i
n
1i
Qi
PkiQi
P
Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý chất
lượng sản phẩm nhà nước ký duyệt. Tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng điều kiện
của doanh nghiệp mà xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng
được yêu cầu của nhà quản lý và người tiêu dùng.
III. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng cuả nhiều nhân tố khác nhau. Có thể
chia thành hai nhóm nhân tố chủ yếu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
a. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Nhu cầu thị trường: Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất
lượng tạo động lực, định hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Cơ cấu tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm có thể được đánh giá cao ở thị trường
này nhưng lại không cao ở thị trường khác.
Thông thường, khi mức sản phẩm xã hội còn thấp, các sản phẩm khan hiếm
thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao. Họ chưa quan tâm tới sản phẩm có chất
lượng cao. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm
ngày càng cao, ngoài tính năng sử dụng còn yêu cầu cả tính năng thẩm mỹ, an
toàn Người ta sẵn sàng mua với giá cao để có được những sản phẩm ưng ý.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải sản xuất những sản phẩm có chất
lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để làm được việc này, doanh
nghiệp cần phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu
nhu cầu thị trường, phân tích môi trường KT – XH, xác định chính xác nhận
thức của khách hàng, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, lối sống văn
hoá, mục đích sử dụng sản phẩm, khả năng thanh toán, nhằm đưa ra những sản
phẩm phù hợp với từng loại thị trường; có như vậy doanh nghiệp mới đáp ứng
được tốt nhất những yêu cầu, đòi hỏi của từng loại khách hàng. Lúc này việc
nâng cao chất lượng sản phẩm mới đi đúng hướng.
Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ:Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ
khoa học – công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định đến việc nâng cao
chất lượng sản phẩm. Nhờ những thành tựu khoa học mà các sản phẩm có được
độ bền cao hơn, chính xác hơn với những nguyên vật liệu rẻ hơn, tốt hơn. Từ đó,
tiến tới ngày càng hoàn thiện sản phẩm đáp ứng gần như triệt để yêu cầu của
người tiêu dùng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp công nghiệp có đặc trưng
chủ yếu là sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau để sản xuất ra sản
phẩm, do vậy, khoa học – công nghệ có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động
và là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
b. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Đây là nhân tố có ảnh hưởng
quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu
nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến hoạt động
quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi người lao động chính là người sử
dụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm. Bên cạnh đó, có rất nhiều tác
động, thao tác phức tạp đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, tinh tế mà chỉ có con người
mới có thể làm được.
Hiện nay, rất nhiều nhà kinh tế đã đề ra phương hướng quản trị chất lượng
dựa trên nguyên tắc coi trọng yếu tố con người. Trình độ chuyên môn, tay nghề,
kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật và sự phối hợp hành động giữa các
thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp: Đối với
những doanh nghiệp công nghiệp, máy móc và công nghệ sản xuất luôn là một
trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp đã coi công nghệ là chìa khoá của sự phát triển. Quả đúng
như vậy, trong thời đại ngày nay khi mà nền khoa học – kỹ thuật trên thế giới
phát triển mạnh mẽ thì việc ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất đã làm
cho sản phẩm có được độ chính xác hơn, bền hơn, đẹp hơn Mức độ CLSP
trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, tính đồng bộ của
máy móc, tình hình bảo dưỡng. Với những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất
đồng loạt, có tính tự động hoá cao thì có khả năng rút giảm được lao động sống
mà vẫn tăng năng suất lao động.
Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Trình độ
quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một trong những
nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản
phẩm của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu nhận thức được rõ vai trò
của chất lượng trong cuộc chiến cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ có đường lối,
chiến lược kinh doanh quan tâm đến vấn đề chất lượng. Trên cơ sở đó, các cán
bộ quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của
quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Trình độ của cán bộ quản trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng xác định chính sách,
mục tiêu chất lượng và cách thức tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình, kế
hoạch chất lượng. Cán bộ quản lý phải biết cách làm cho mọi công nhân hiểu
được việc đảm bảo và nâng cao chất lượng không phải là riêng của bộ phận
KCS hay của một tổ công nhân sản xuất mà nó phải là nhiệm vụ chung của toàn
doanh nghiệp. Đồng thời, công tác quản lý chất lượng tác động mạnh mẽ đến
công nhân sản xuất thông qua chế độ khen thưởng hay phạt hành chính để từ đó
nâng cao ý thức lao động và tinh thần cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
3.2. Các biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các
doanh nghiệp
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta có một điểm yếu cơ bản đó là trang
thiết bị máy móc lạc hậu, hư hỏng nhiều, lao động thủ công vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Điều này đã hạn chế sự phát triển sản xuất, làm giảm năng suất lao động cũng
như không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì lẽ đó, các mặt hàng sản phẩm sản
xuất tại Việt Nam rất khó tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Hơn nữa,
nhờ thành tựu khoa học – kỹ thuật mà hàng hoá được sản xuất với hàm lượng kỹ
thuật cao do các nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam tác động mạnh
mẽ đến tâm lý người tiêu dùng theo hướng chất lượng cao và hiện đaị hơn. Giải
pháp cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng hiện nay là cần phải ứng dụng tiến bộ
khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để cải tạo toàn bộ nền kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Sản phẩm hàng hoá là kết quả của sự tác động của con người vào đối tượng
lao động thông qua các công cụ lao động. Việc ứng dụng rộng rãi khoa học – kỹ
thuật trong lĩnh vực sản xuất, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ trực tiếp
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất có được các sản phẩm đạt chất lượng cao,
hiện đại, phù hợp với xu thế tiêu dùng. Đây là một hướng đi đạt hiệu quả nhất và
cũng tạo được chỗ đứng vững nhất trong cuộc chiến cạnh tranh.
Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản
xuất một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tiến hành theo cách như sau:
Thứ nhất: Tập trung huy động vốn tự có, vốn vay để từng bước mua sắm và
đổi mới cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm: hệ thống dây chuyền sản
xuất, công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng.
Khi áp dụng biện pháp này, doanh nghiệp cần phải cẩn thận khi chọn mua
các loại máy móc công nghệ tránh mua phải đồ lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu
phải xem xét mối quan hệ vốn – công nghệ – tiêu thụ.
Thứ hai: Trong điều kiện hạn chế về vốn, các doanh nghiệp có thể tập trung
cải tiến chất lượng theo hướng động viên công nhân trong doanh nghiệp phát
huy nội lực, chịu khó tìm tòi, học hỏi để có được những sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, tăng cường bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý kỹ thuật để có
thể sử dụng máy móc thiết bị được lâu dài.
Thứ ba: Có chính sách, quy chế tuyển chọn, bồi dưỡng trọng dụng, đãi ngộ
xứng đáng nhân tài. Đảm bảo điều kiện cho cán bộ khoa học yên tâm vào việc
nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin khoa học, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ
cho sản xuất, liên kết giữa khoa học và đào tạo với sản xuất kinh doanh.
Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Chất lượng sản phẩm làm ra chịu ảnh hưởng quyết định bởi trình độ tay
nghề của người công nhân làm ra. Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh
nghiệp đã thay đổi công nghệ sản xuât, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt
ra là người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để sử dụng tốt các trang thiết bị
mới. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức của người lao động,
giúp cho họ hiểu được vai trò của họ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Cụ thể, ban giám đốc cần đề ra các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc tuyển
chọn lực lượng công nhân đầu vào. Các công nhân phải thoả mãn yêu cầu của
công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo sức khỏe. Để không
ngừng nâng cao về tri thức, trình độ nghề nghiệp. Doanh nghiệp nên tuyển chọn
những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi đào tạo nâng cao tại các
trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề theo từng đợt hợp lý không
ảnh hưởng đến công tác, sản xuất. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề
để lựa chọn người làm gương sáng trong lao động và học tập để phát động
phong trào thi đua, sản xuất trong toàn doanh nghiệp. Thực hiện tốt điều này
không những làm cho chất lượng sản phẩm được bảo đảm, mà còn tạo ra năng
suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mở
rộng thị trường.
Tăng cường quản lý các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý kỹ thuật.
Đội ngũ cán bộ quản lý là bộ phận cấp cao trong doanh nghiệp. Vì vậy, họ
phải là những người đi đầu trong các hoạt động, các phong trào hướng dẫn
người lao động hiểu rõ từng việc làm cụ thể. Ban giám đốc phải nhận rõ vai trò
của mình trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó, đề ra
đường lối chiến lược, từng bước dìu dắt doanh nghiệp vươn lên. Bộ máy quản lý
là yếu tố chủ yếu của quá trình kiểm tra và kiểm soát. Bộ máy quản lý tốt là bộ
máy phải dựa vào lao động quản lý có kinh nghiệm, năng lực, có trách nhiệm
đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Phải biết cách huy động khả
năng của công nhân vào quá trình cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp
tác khoa học – kỹ thuật trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao khả năng công
nghệ, trình độ quản lý và trình độ sản xuất. Cán bộ quản lý phải đi sâu, đi sát
hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của người công nhân và cố gắng đáp ứng càng
đầy đủ càng tốt, phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Bộ máy quản lý phải
làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu được vấn đề nâng cao chất
lượng sản phẩm là nhiệm vụ chung của mọi phòng, ban cũng như của tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp.
IV. Quản trị chất lượng sản phẩm một lĩnh vực quan trọng để bảo đảm
nâng cao chất lượng sản phẩm.
4.1. Bản chất và đặc điểm của quản trị chất lượng sản phẩm.
Khoa học quản trị chất lượng được phát triển và hoàn thiện liên tục thể hiện
ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng
- Quan điểm phương Tây cho rằng: quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt
động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong những tổ chức,
trên một đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng thoả
mãn hoàn toàn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Theo quan niệm của người Nhật: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện
pháp công nghệ sản xuất tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm
hoặc dịch vụ có chất lượng thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng với chi phí
thấp nhất.
Hiện nay, chúng ta có một số phương pháp quản trị chất lượng như: quản
trị chất lượng đồng bộ (TQM), quản trị chất lượng rộng rãi toàn công ty
(CWQM), quản trị chiến lược chất lượng (SQM) Mỗi phương pháp có những
quan niệm khác nhau về cách thức quản trị. Chúng cũng có những ưu điểm khác
nhau.
Tuy nhiên, quan niệm chung nhất, khá toàn diện và được chấp nhận rộng
rãi hiện nay do tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đưa ra như sau:
“Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị
chung nhằm xác định chính sách chất lượng mục đích, trách nhiệm và thực hiện
chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm
bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất
lượng”.
Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định
bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế – kỹ thuật biểu
thị mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường, một hệ thống tổ chức điều khiển và hệ
thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng. Chất lượng được duy trì
đánh giá thông qua việc sử dụng các phương pháp thông kê trong quản trị chất
lượng.
Trước đây, trong các doanh nghiệp công nghiệp người ta thường coi công
tác quản lý chất lượng sản phẩm là một chức năng riêng cuả phòng KCS, các
cán bộ nhân viên của phòng này thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra đánh
giá chất lượng sản phẩm. Từ đó phân loại chất lượng, gạt bỏ những sản phẩm
không phù hợp với yêu cầu. Đó là một quan niệm gây lãng phí vì nó làm cho
doanh nghiệp đầu tư thời gian,nguyên vật liệu vào những sản phẩm hoặc dịch
vụ mà không phải bao giờ cũng đảm bảo được. Việc làm này không loại bỏ tận
gốc được sai lầm trong sản xuất, nó chỉ mang tính chất loại bỏ sản phẩm kém
chất lượng. Do đó, quản trị chất lượng theo kiểu này không phục vụ nhiều cho
việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản trị chất lượng hiện đại cho rằng vấn
đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ
thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo
và tiêu dùng sản phẩm. Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục mang tính
chất hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên
ngoài.
4.2. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng
- Chất lượng phải thực sự trở thành mục tiêu hàng đầu có vai trò trung tâm
trong hoạt động của các doanh nghiệp. Cần có sự cam kết, quyết tâm thực hiện
của mọi thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là sự cam kết của
giám đốc.
- Coi chất lượng là nhận thức của khách hàng. Mức độ thoả mãn nhu cầu
khách hàng chính là mức độ chất lượng đạt được. Khách hàng là người đánh giá,
xác định mức độ chất lượng đạt được chứ không phải các nhà quản lý hay người
sản xuất.
- Tập trung vào yếu tố con người, con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa
quyết định đến tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tất cả mọi
người từ giám đốc, các cán bộ quản lý và người lao động đều có vai trò và trách
nhiệm về chất lượng. Cần nâng cao về nhận thức tinh thần trách nhiệm, đào tạo
tay nghề cho cán bộ, công nhân sản xuất.
- Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện. Công tác quản lý chất lượng phải là
kết quả của một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ. Phải có sự phối hợp
nhịp nhàng đầy trách nhiệm giữa các khâu, các bộ phận vì mục tiêu chất lượng.
Tạo ra sự quyết tâm, nhất quán, thống nhất trong phương hướng chiến lược và
phương châm hành động trong ban giám đốc.
- Sử dụng vòng tròn chất lượng và các công cụ thống kê trong quản lý chất
lượng.
- Quản lý chất lượng thực hiện bằng hành động và cần văn bản hoá các
hoạt động có liên quan đến chất lượng.
4.3. Nội dung của công tác quản lý chất lượng
4.3.1 Thực hiện vòng tròn Deming(PDCA)
Hình1. Vòng tròn Deming (PDCA)
Theo phương pháp này, cán bộ quản lý thiết lập được vòng tròn Deming và
kết thúc mỗi quá trình thực hiện chúng ta có thể ghi ra thành văn bản trong nội
bộ doanh nghiệp, sau đó ta soát xét lại những tiêu chuẩn đã thực hiện được ở
trên và áp dụng vòng tròn mới. Quá trình này được thực hiện lặp đi lặp lại thành
một vòng tuần hoàn liên tục, nhờ đó làm cho chất lương các doanh nghiệp
không ngừng hoàn thiện, cải tiến và đổi mới.
A
P
D
C
A
C
P
D
Kiểm tra chất lượng.
Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng dự kiến được thực hiện theo
đúng yêu cầu, kế hoạch đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tiến hành
các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Đó là hoạt động theo dõi thu nhập,
phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm. Mục đích của kiểm tra là
tìm kiếm, phát hiện những nguyên nhân gây ra khuyết tật của sản phẩm và sự
biến thiên của quá trình để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động này gồm:
- Theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin và các dữ kiện
cần thiết về chất lượng thực hiện.
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng
đạt được trong thực tế cuả doanh nghiệp.
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện các sai lệch và đánh
giá các sai lệch đó trên các phương diện kinh tế – kỹ thuật và xã hội.
- Phân tích các thông tin nhằm tìm kiếm và phát hiện các nguyên nhân dẫn
đến việc thực hiện đi chệch so với kế hoạch đặt ra.
Khi thực hiện kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần phải đánh giá 2
vấn đề cơ bản sau:
- Sự tuân thủ các mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra. Đó là việc tuân
thủ các quy trình và kỷ luật công nghệ, duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn tính khả
thi và độ tin cậy trong việc thực hiện kế hoạch chất lượng.
- Tính chính xác, hợp lý của bản thân các kế hoạch. Nếu mục tiêu không
đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên không được thoả
mãn. Cần thiết phải xác định rõ nguyên nhân để đưa ra những hoạt động điều
chỉnh khác nhau cho thích hợp.
Có nhiều phương pháp để kiểm tra CLSP như: phương pháp thử nghiệm,
phương pháp cảm quan, phương pháp dùng thử, phương pháp chuyên gia,
phương pháp thống kê.
4.3.2. Quản trị chất lượng trong các khâu
Quản trị chất lượng sản phẩm là một hoạt động sâu rộng bao trùm từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng thông qua công tác kiểm tra.
Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế:
Đây là phân hệ đầu tiên trong quản trị chất lượng. Những thông số kinh tế –
kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản
phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Chất lượng thiết kế sẽ tác động trực tiếp đến
chất lượng của mỗi một sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu đó, những nhiệm
vụ quan trọng sau đây cần phải được tiến hành.
- Tập hợp, tổ chức phối hợp giữa các nhà thiết kế, các nhà quản trị
Marketing tài chính, cung ứng để thiết kế sản phẩm. Chuyển hoá những đặc
điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm. Thiết kế là quá
trình nhằm đảm bảo thực hiện những đặc điểm sản phẩm đã được xác định để
thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Kết quả của thiết kế là các quá trình, đặc
điểm sản phẩm, các bản đồ thiết kế và ích lợi của sản phẩm đó.
- Đưa ra các phương án khác nhau về các đặc điểm sản phẩm có thể đáp
ứng các nhu cầu của khách hàng. Có thể kết hợp từ nghiên cứu với cải tiến sản
phẩm và để ra những sản phẩm mới.
- Thử nghiệm và kiểm tra các phương án nhằm chọn ra phương án tối ưu
- Quyết định những đặc điểm đã lựa chọn. Các đặc điểm cuả sản phẩm thiết
kế phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Thích hợp với khả năng.
+ Đảm bảo tính cạnh tranh.
+ Tối thiểu hoá chi phí.
- Những chỉ tiêu chủ yếu cần kiểm tra là:
+ Trình độ chất lượng sản phẩm.
+ Chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chi thức.
+ Hệ số khuyết tật của sản phẩm thử, chất lượng cho sản phẩm hàng loạt.
Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất:
Mục đích của quản trị chất lượng trong sản xuất là khai thác, huy động có
hiệu quả các quá trình công nghệ thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất
sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Giai đoạn này cần thực
hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau.
- Cung ứng vật tư, nguyên liệu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời
gian, địa điểm.
- Kiểm tra chất liệu vật tư, nguyên liệu đưa vào sản xuất.
- Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực hiện
từng công việc.
- Kiểm tra chất lượng các chi tiết từng bộ phận, bán thành phẩm sau từng
công đoạn. Phát hiện sai sót, tìm nguyên nhân sai sót để loại bỏ.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.
- Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ, duy trì, bảo dưỡng máy móc.
- Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm thông qua các thông số kỹ thuật,
tỉ lệ sản phẩm sai hỏng
4.4. Vai trò của quản trị chất lượng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay quản trị chầt lưộng có vai trò rất quan
trọng. Bởi vì quản trị chất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh thị trường,
mở rộng thị trường tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả, củng cố và
tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Quản trị chất lượng cho phép doanh
nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp hơn với những
mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp có thể tập
trung vào cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn. Hướng
đi này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và nếu quản lý việc đổi
mới máy móc công nghệ không tốt sẽ gây ra lãng phí lớn. Mặt khác có thể nâng
cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí hoàn thiện và tăng cường công tác quản
lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất. Các yếu tố
lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình
thức khác, tạo thành những sản phẩm, dịch vụ khác. Tăng cường công tác quản
lý chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản
lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đặc biệt yếu tố sáng tạo của
con người trong việc cải tiến không ngừng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là
lý do vì sao quản trị chất lượng được đề cao trong những năm gần đây.
phần II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY 20 HIỆN NAY
I. Giới thiệu tổng quát về Công ty 20
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20
Công ty được thành lập theo Quyết định số 452QĐ-QP ngày 04/08/1993
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và theo Quyết định số 1119/ĐM-DN ngày
13/03/1996 của Văn phòng Chính phủ.
Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất các sản phẩm quốc phòng. Chủ
yếu là hàng dệt, may mặc theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục Hậu
cần - Bộ Quốc phòng. Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt, may phục vụ
cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xuất nhập khẩu các sản phẩm, vật
tư, thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng thuộc ngành may và dệt của công ty.
Để có được một công ty may đứng đầu trong ngành may quân đội, một
doanh nghiệp vừa đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng quốc phòng
và nhiệm vụ xây dựng kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và
ngoài nước. Những cán bộ chiến sĩ công nhân may 20 đã phải liên tục phấn đấu
trong suốt 43 năm qua, 43 năm gian khổ nhưng cũng rất vinh quang bởi những
người thợ may 20 đã đóng góp những thành tích đáng kể trong việc xây dựng và
trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chặng đường hình thành và phát triển của Công ty 20 trong 43 năm qua có
thể chia thành 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1957 đến năm 1962
Sự ra đời và phát triển của "Xưởng may đo hàng kỹ" - Tiền thân của Xí
nghiệp may 20.
Trong thời gian này, miền Bắc nước ta thực sự có hoà bình. Để xây dựng
quân đội chính quy hiện đại, chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước thì nhu cầu về trang phục cho bộ đội phải có bước phát triển
mới. Vì vậy, ngày 18/02/1957 Bộ Quốc phòng đã có Quyết định thành lập
"Xưởng may đo hàng kỹ" gọi tắt là X20 - Tiền thân của Công ty 20.
X20 ra đời có nhiệm vụ may đo quân trang, phục vụ cán bộ trung cao cấp
trong toàn quân, tham gia nghiên cứu, chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu
quân trang quân phục cho bộ đội.
Cơ sở vật chất ban đầu rất nghèo, chỉ có một phòng làm việc cũ của tên chủ
nhà máy da Thuỵ Khuê thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Lực lượng cán bộ công
nhân viên chỉ có hơn 30 người. Với 2 thiết bị các loại, mô hình sản xuất nhỏ, thủ
công (giống như một tổ hợp) được chia làm 3 tổ sản xuất, 1 nhóm kỹ thuật đo
cắt và một tổ hành chính hậu cần. Mặc dù vậy X20 vẫn luôn hoàn thành xuất sắc
các nhiệm vụ được giao.
Cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của quân đội, X20 cũng ngày một
được mở rộng quy mô sản xuất, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khối lượng sản
xuất ngày càng lớn. Từ năm 1960 ngoài kế hoạch sản xuất thường xuyên, X20
còn phải nhận thêm nhiệm vụ sản xuất các loại quân trang đặc biệt cho cán bộ
chiến sỹ đi B.
Giai đoạn 2: Từ năm 1962 đến 1987
Sự ra đời và phát triển của Xí nghiệp may 20 - Tiền thân của Công ty 20.
Sau năm năm vừa xây dựng vừa sản xuất, "Xưởng may đo hàng kỹ" đã thực
sự phát triển cả về nhiệm vụ, tổ chức và trang bị kỹ thuật. Vì thế tháng 12 năm
1962, Tổng cục Hậu cần có quyết định "Xưởng may đo hàng kỹ" là Xí nghiệp
may 20. Với nhiệm vụ chính là ngoài may đo cho cán bộ trung cao cấp và đảm
nhận các kế hoạch đột xuất, xí nghiệp còn phải nghiên cứu tổ chức dây chuyền
sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới may gia ngoài xí nghiệp.
Với nhiệm vụ đó từ những năm 1963 trở đi khối lượng sản phẩm may mặc
của xí nghiệp ngày càng tăng việc tổ chức sản xuất gia công ngoài xí nghiệp
cũng phát triển rất mạnh với 30 hợp tác xã may mặc ở miền Bắc. Đây là sự phát
triển rất đáng khích lệ vì sự phát triển này rất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của
ngành may quân đội trong những năm thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Có thể thấy rõ, từ năm 1965 đầu năm 1975 nhu cầu về đảm bảo quân
trang cho bội đội không ngừng tăng lên về số lượng và yêu cầu về chất lượng,
kiểu dáng phải được cải tiến phù hợp với yêu cầu chiến đấu của chiến sĩ và yêu
cầu xây dựng quân đội chính quy hiện đại.
Do đó ngoài việc duy trì và phát triển các tổ chức gia công ngoài xí nghiệp.
Tuy phải sơ tán tránh chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc,
những xí nghiệp vẫn phải mở rộng sản xuất, tuyển thêm lao động.
Đến năm 1970 xí nghiệp đã thành lập 7 ban nghiệp vụ và 5 phân xưởng
thay thế các tổ nghiệp vụ, tổ sản xuất và từ một xí nghiệp có quy mô sản xuất
nhỏ đã thực sự trở thành một xí nghiệp có quy mô vừa, khẳng định được vị trí
của mình trong ngành may quân đội.
Từ năm 1974, xí nghiệp lại vinh dự được Tổng cục Hậu cần giao nhiệm vụ
may toàn bộ lễ phục cho cán bộ.
Có thể nói rằng từ năm 1962 đến 1975 cùng với lực lượng vũ trang nói
riêng và cả nước nói chung thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống
nhất đất nước. Xí nghiệp may 20 gặp rất nhiều khó khăn về tổ chức sản xuất, tổ
chức quản lý, máy móc thiết bị, vừa sản xuất vừa xây dựng và vừa phải phòng
chống sự phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng xí nghiệp vẫn trưởng thành. Nếu như
năm 1963 tổng sản lượng chỉ đạt 92.798 bộ tiêu chuẩn thì năm 1975 tổng sản
lượng đã đạt tới 812.874 bộ tiêu chuẩn. Tăng 775,9%. Đó là sự tăng trưởng vượt
bậc để xí nghiệp cùng với cả nước bước vào sự nghiệp mới xây dựng và bảo vệ
vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để cùng với quân đội và cả nước thực hiện
tốt nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước. Sau ngày miền
Nam hoàn toàn giải phóng ngoài việc chi viện lực lượng cán bộ công nhân viên
cho các xí nghiệp may quan đội ở miền Nam mới được thành lập, xí nghiệp đã
nhanh chóng tiến hành hàng loạt các biện pháp như tổ chức lại sản xuất, kiện
toàn lại bộ máy quản lý, tăng cường quản lý vật tư, đẩy mạnh sản xuất phụ, tận
dụng phế liệu, phế phẩm và lực lượng lao động, mở rộng liên doanh liên kết
kinh tế với các đơn vị bạn. Mở rộng cơ sở sản xuất, chuẩn bị điều kiện để tiến
hành hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Ngoài nhiệm vụ may mặc quân phục cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, xí
nghiệp còn đảm nhận may quân phục cho Quân đội Nhân dân Lào. Đồng thời cử
cán bộ sang giúp Lào xây dựng cơ sở may đo.
Từ sau ngày giải phóng đến năm 1979, toàn bộ dây chuyền sản xuất của xí
nghiệp đã được cơ khí hoá. Xí nghiệp đã đảm nhiệm được khâu sửa chữa, phục
hồi các trang bị máy móc của mình và đã có được phương thức quản lý mới
khoa học mang lại hiệu quả trong sản xuất.
Giai đoạn 3: Từ 1987 đến 1992
Công ty 20 chuyển sang hạch toán kinh doanh mở rộng thị trường, tăng
cường xuất khẩu tiến lên một bước mới.
Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được nên mặc dù năm 1987 nhu
cầu sản xuất quốc phòng giảm mạnh, xí nghiệp đã chủ động khai thác thị trường
Liên Xô. Do vậy xí nghiệp vẫn đủ việc làm và cải thiện được đời sống của cán
bộ công nhân viên, hoàn thành vượt mức kế hoạch Tổng cục Hậu cần giao (kế
hoạch giá trị sản lượng năm 1987 trên giao là 876.866.304 đồng xí nghiệp thực
hiện được 890.643.931 đồng, đạt 103% kế hoạch).
Với sự nỗ lực phấn đấu để đứng vững trên thị trường quốc tế cũng trong
năm 1987, xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư 20.000 USD thiết bị chuyên dùng cho
may xuất khẩu. Và một vinh dự lớn đến với Việt Nam là năm 1988 xí nghiệp đã
được chấp nhận là thành viên của Confectimex và tham gia chương trình 19/5 về
làm gia công xuất khẩu cho bạn hàng Liên Xô. Đây là thành công lớn của xí