Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.4 KB, 6 trang )

BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.
2. Kĩ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trong món ăn.
II- ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
Tranh vẽ H3.17->H3.19 SGK.
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, đàm thoại.
IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra đầu giờ:
GV nêu câu hỏi.
- Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?
- Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
thịt, cá.
- Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
thịt, cá.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.17 SGK.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


- GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.17
SGK.
- H: Trong thịt, cá có các chất dinh
dưỡng nào?
- H: Vậy cần phải làm gì khi chuẩn bị
chế biến thịt, cá? Tại sao?
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi cắt
thái vì khoáng chất dễ bị mất.
- H: Vậy cần phải bảo quản thịt, cá như
thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Cần phải bảo quản các chất
dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo
trong quá trình chế biến
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Cần bảo quản thực phẩm chu đáo,
không để ruồi bọ bâu vào, giữ thịt, cá ở
nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
rau, củ, quả tươi
- Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
rau, củ, quả tươi.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.18 SGK.

- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.18
SGK.
- H: Rau, củ, quả trước khi chế biến
hoặc sử dụng phải như thế nào?
- H: Cắt, rửa, gọt, thái có ảnh hưởng gì
đến giá trị dinh dưỡng không?
- GV nêu: Sinh tố và các khoáng chất dễ
bị tiêu huỷ nếu không thực hiện đúng
cách. Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch
trước khi cắt gọt.
- H: Theo em nếu không thực hiện như
vậy sẽ gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ
con người?
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Cần phải bảo quản các chất
dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo
-> HS quan sát, tìm hiểu.
-> TL: Cắt, gọt, thái.
-> TL: Có.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Rửa thật sạch, nên cắt, thái sau khi rửa
và không để rau khô héo.
- Rau, củ, quả ăn sống nên rửa sạch, gọt
vỏ trước khi ăn.
trong quá trình chế biến
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến

đậu hạt khô, gạo.
- Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
đậu hạt khô, gạo.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.19 SGK.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.19
SGK.
- H: Em hãy nêu tên các loại đậu hạt,
ngũ cốc thường dùng?
- H: Em hãy cho biết đối với những loại
này thì cần bảo quản chất dinh dưỡng
như thế nào trước khi chế biến?
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Cần phải bảo quản các chất
dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo
trong quá trình chế biến
-> HS quan sát, tìm hiểu.
-> TL: Đậu, lạc, vừng, gạo, đỗ xanh, gạo
tẻ, gạo nếp.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Đậu hạt khô bảo quản chu đáo khô ráo,
mát mẻ, tránh sâu mọt.
- Gạo tẻ, gạo nếp không vo kĩ.
3. Tổng kết.
* Củng cố
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học, nhấn mạnh nội dung chính.
* Hướng dẫn về nhà

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nội dung còn lại của bài 17 SGK.
=====================
Tiết 43
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
(Tiết 2)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.
2. Kĩ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào chế biến món ăn đảm bảo chất dinh
dưỡng.
II- ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên:
Nghiên cứu kiến thức liên quan đến bài học, tranh ảnh, báo chí…
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, đàm thoại.
IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra đầu giờ:
GV nêu câu hỏi.
IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra đầu giờ:
GV nêu câu hỏi.
- Tại sao phải bảo quản các chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến món ăn?
- Nêu cách bảo quản thịt, cá, rau, củ, quả đậu hạt tươi, đậu hạt khô?

2. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc bảo quản chất dinh dưỡng khi
chế biến món ăn
- Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
thịt, cá.
- Thời gian: 17 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- H: Theo em tại sao phải quan tâm đến
bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế
biến món ăn?
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Khi chế biến món ăn cần chú ý điều
gì để không mất đi nguồn vitamin, chất
dinh dưỡng trong thực phẩm?
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Chú ý không để thực phẩm
bị mất các loại sinh tố, nhất là các sinh
tố dễ tan trong nước.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Thực phẩm nếu đun lâu sẽ mất nhiều
sinh tố và khoáng chất.
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Để đảm bảo dinh dưỡng trong chế biến
cần:
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi
nước sôi.

+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.
+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
+ Không nên vo kĩ gạo và gạt bỏ nước
cơm khi nấu cơm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh
dưỡng
- Mục tiêu: HS biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
thịt, cá.
- Thời gian: 18 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ 3
phút nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với
các chất dinh dưỡng.
- Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện
một nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
.
-> HS hoạt động nhóm nhỏ trả lời câu
hỏi của GV.
-> Đại diện một nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép
- Chất đạm ở nhiệt độ cao sẽ bị mất đi.
- Chất béo ở nhiệt độ cao sẽ mất vitamin
A hoà tan và bị biết chất.
- Chất đường bột ở nhiệt độ cao sẽ bị
- H: Khi luộc thịt gà, thịt lợn ta cần phải

làm gì để đảm bảo chất dinh dưỡng?
- H: Khi rán nên để lửa như thế nào? Vì
sao?
- H: Nước luộc thực phẩm nên đổ đi hay
để sử dụng? Vì sao?
- H: Rau quả khi chế biến nên cắt thái
như thế nào? Vì sao?
* Kết luận: Chú ý không để thực phẩm
bị mất các loại sinh tố, nhất là các sinh
tố dễ tan trong nước.
phân hủy.
- Chất khoáng, sinh tố sẽ dễ bị hoà tan
vào môi trường nước hoặc bị phân huỷ ở
nhiệt độ cao.
-> TL: Nên nhỏ lửa.
-> TL: Để nhỏ lửa vì ở nhiệt độ cao chất
béo bị phân huỷ và mất vitamin A hoà
tan trong nó.
-> TL: Nên sử dụng vì có một số chất
đạm hoà tan vào nước.
-> TL: Tránh ngâm lâu trong nước, khi
nào chế biến mới thái.
3. Tổng kết.
* Củng cố:
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học, nhấn mạnh nội dung chính.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 18 SGK.
=====================

×