Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước ao hồ tù đọng ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 94 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC AO HỒ
TÙ ĐỌNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn : KS. NGUYỄN TRẦN NGỌC PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ THÙY DƯƠNG
MSSV: 0951080011 Lớp: 09DMT2





TP. Hồ Chí Minh, 2013
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
3.1. Phương pháp luận 2
3.2. Phương pháp cụ thể 3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Tài nguyên nước mặt 5
1.1.1. Tài nguyên nước mặt Việt Nam 5
1.1.2. Tài nguyên nước mặt TP. Hồ Chí Minh 7
1.2.Ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam 8
1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt
14
1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường 14
1.3.2. Ảnh hưởng đến con người 15
1.4. Vấn đề phú dưỡng hóa ao hồ 16

1.4.1. Khái niệm 16
1.4.2. Nguyên nhân gây phú dưỡng hóa 17
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng 19
1.4.4. Diễn biến quá trình phú dưỡng hóa 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ii

1.4.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm ao hồ 20
1.5. Một số loài thực vật thủy sinh 20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Lấy mẫu 25
2.2. Phân tích mẫu 30
2.3. Xử lý số liệu sau phân tích bằng phần mềm statgraphic 30
2.3.1. Phần mềm statgraphics 30
2.3.2. Cách sử dụng phần mềm statgraphics 30
2.3.2.1. Nhập và quản lý dữ liệu 31
2.3.2.2. Để phân tích cho một thông số 33
2.3.2.3. Kết quả phân tích thể hiện như sau 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Đánh giá cảm quan 38
3.2. Các chỉ tiê u hóa học 40
3.2.1. pH 40
3.2.2. COD 43

3.2.3. SS 46
3.2.4. TN 49
3.2.5. TP 52
3.2.6. NO
3

-
55
3.3. Kết luận 58
CHƯƠNG 4: ĐỄ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC AO
HỒ TỤ ĐỌNG 60
4.1. Giải pháp quản lý 60
4.2. Giải pháp kỹ thuật- Công nghệ 60
4.3. Giải pháp công nghệ sinh thái sử dựng thực vật nổi 62
a. Thả thực vật nổi trực tiếp vào trong ao hồ 64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

iii

b. Thả thực vật nổi vào trong ao hồ có kiểm soát sự phát triển 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU 1
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical Oxygen Demand- Nhu cầu oxy sinh hóa(mg/l).
BVTV: Bảo vệ thực vật.
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học(mg/l).
DO: Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan(mg/l).
DDT: Dichloro Diphenyl Trichloroethane : Thuốc trừ sâu.
FAS: Ferrous Amonium Sulfate – Dung dịch chuẩn 0,1M.
KCN : Khu công nghiệp.
QCVN :Quy chuẩn Việt Nam.
SS: Suspended Soild – Chất rắn lơ lửng(mg/l).
SD: Standard Deviation – Độ lệch chuẩn.
TP: Tổng Phospho (mg/l).
TN: Tổng Nitơ (mg/l).
TNMT_HCM: Tài nguyên Môi trường TP. Hồ Chí Minh.
TVTS: Thực vật thủy sinh.












ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Một số loại thực vật thủy sinh Trang 21

Bảng 1.2: Chức năng các bộ phận của thực vật thủy sinh Trang 24

Bảng 2.1: Ký hiệu mẫu Trang 25
Bảng 3.1: Đánh giá cảm quan Trang 31
Bảng 3.2: Thống kê kiểm tra cho Ph Trang 33
Bảng 3.3: Thống kê kiểm tra cho COD Trang 43
Bảng 3.4: Thống kê kiểm tra cho SS Trang 46
Bảng 3.5: Thống kê kiểm tra cho TN Trang 49
Bảng 3.6: Thống kê kiểm tra cho TP Trang 52
Bảng 3.8: Thống kê kiểm tra cho NO
3

Trang 55
















ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ hệ thống sông ngòi Việt Nam Trang 10
Hình 1.2: Rau ngổ Trang 22
Hình 1.3: Lục bình Trang 22
Hình 1.4: Cỏ vertiver Trang 22
Hình 1.5: Thủy trúc Trang 22
Hình 1.6: Chuối hoa Trang 22
Hình 1.7: Cỏ nến Trang 22
Hình 1.8: Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ Trang 23
Hình 2.1: Bản đồ vị trí lấy mẫu 1 Trang 26
Hình 2.2: Bản đồ vị trí lấy mẫu 2 Trang 27
Hình 2.3: Bản đồ vị trí lấy mẫu 3 Trang 27
Hình 2.4: Bản đồ vị trí lấy mẫu 4 Trang 28
Hình 2.5: Bản đồ vị trí lấy mẫu 5 Trang 28
Hình 2.6: Bản đồ vị trí lấy mẫu 6 Trang 29
Hình 2.7: Bản đồ vị trí lấy mẫu 7 Trang 29
Hình 2.8: Bản đồ vị trí lấy mẫu 8 Trang 30
Hình 2.9: Hộp thoại Preferences Trang 31
Hình 2.10: Hộp thoại “Modify column Trang 32
Hình 2.11: Bảng dữ liệu sau khi nhập kết quả 19 hồ Trang 32
Hình 2.12: Hộp thoại One- Variable Analysis Trang 33
Hình 2.13: Kết quả chạy phần mềm Trang 33
Hình 2.14: Các button của phần mềm statgraphics Trang 35
Hình 2.15: Các đặc trưng thống kê Trang 35
Hình 2.16: Đồ thị Trang 36

Hình 2.17: Cách thay đổi số lớp của đồ thị tần số Tr ang 37

Hình 3.1: Đồ thị phân tán của pH Trang 40
Hình 3.2: Đồ thị Box- and- Whisker Plot cho pH Trang 41
Hình 3.3: Đồ thị tần số của pH Trang 42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

vii

Hình 3.4: Đồ thị phân tán của COD Trang 43
Hình 3.5: Đồ thị Box- and- Whisker Plot cho COD Trang 44
Hình 3.6: Đồ thị tần số của COD Trang 45
Hình 3.7: Đồ thị phân tán của SS Trang 47
Hình 3.8: Đồ thịBox- and- Whisker Plot cho SS Trang 47
Hình 3.9: Đồ thị tần số của SS Trang 48
Hình 3.10: Đồ thị phân tán của TN Trang 50
Hình 3.11: Đồ thịBox- and- Whisker Plot cho TN Trang 50
Hình 3.12: Đồ thị tần số của TN Trang 51
Hình 3.13: Đồ thị phân tán của TP Trang 53
Hình 3.14: Đồ thịBox- and- Whisker Plot cho TP Trang 53
Hình 3.15: Đồ thị tần số của TP Trang 54
Hình 3.16: Đồ thị phân tán của NO
3

Trang 56

Hình 3.17: Đồ thịBox- and- Whisker Plot cho NO
3

Trang 56

Hình 3.18: Đồ thị tần số của NO

3

Trang 57

Hình 4.1: Quạt nước Trang 61
Hình 4.2: Sử dụng thực vật nổi phục hồi nước Trang 65
Hình 4.3: Hình ảnh cho đảo nổi sinh học Trang 67
Hình 4.4: Hình ảnh cho đảo nổi sinh học Trang 67
Hình 4.5: Đảo nổi Trang 68






ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp
hóa- hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành quanh
các bờ kênh, con sông thành phố. Người dân tập trung ở những khu công nghiệp,
khu đô thị để sinh sống. Vì vậy môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi
sự ô nhiễm trầm trọng và ai cũng nhận thấy rõ điều này.Nhất là các đô thị lớn như
TP .Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức
xúc trong dư luận xã hội cả nước ta hiện nay. Vấn đề này càng trầm trọng hơn khi
đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển
của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nói

chung và môi trường nước nói riêng hiện nay không chỉ cấp thiết với các nhà quản
lý , các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Nước- nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này
đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là do
hoạt động sản xuất và ý thức của con người.
Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay
được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Không những các dòng kênh trong nội thành
bị ô nhiễm mà các dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu con
người cũng không thoát khỏi số phận tương tự.
Nguồn nước mặt nội địa nhất là các hồ và hồ chứa đang b
ị phú dưỡng ngày
càng gia tăng kèm theo đó là sự bùng phát vi tảo bao gồm cả vi khuẩn lam độc đã
được phát làm mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng nước.
Ao, hồ bị ô nhiễm từ lâu và trở thành vấn đề được dư luận đặc biệt quan
tâm bởi nó không chỉ là môi trường cảnh quan đô thị, mà còn là một trong những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2

Hồ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh là tài nguyên nước mặt vô giá của thành
phố. Hồ đô thị nói chung và hồ trong các công viên nói riêng không chỉ là thắng
cảnh, là di tích, mang lại nhiều giá trị tinh thần cho người dân sống trong khu vực
mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước mưa, điều hòa khí hậu,
chứa và làm sạch nước thải. Hồ là nơi sinh sống của các sinh vật thủy sinh. Nhưng
hiện nay chúng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Do vậy
đề tài : “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
nước ao, hồ tù đọng ở TP. Hồ Chí Minh”,với mục tiêu đánh giá chất lượng nướcao,

hồtừ đó đề xuất các phương án quản lý và phục hồi ô nhiễm nước để hồ đô thị mãi
giữ được vai trò của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hiện trạng nguồn nước ở các hồ trong thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước ao, hồ tù đọng tại
Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
Phương pháp luận
Lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng
cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%.Tuy nhiên, lượng nước ít ỏi
này đang suy giảm ngày càng nghiêm trọng do ô nhiễm và sử dụng không hợp lý.
Nguồn nước mặt ô nhiễm sẽ làm mất đi mỹ quan do nước đổi màu đục đen,
sự tăng nồng độ chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước có thể sẽ tác động bất lợi đến hệ
sinh thái, chẳng hạn làm giảm tầm nhìn của động vật nước và do vậy cản trở sự bắt
mồi, chất rắn lắng đọng và che phủ lên trứng, nên cản trở sự nở trứng của các loài
động vật nước, …
ỡ . Về lâu dài mức phú
dưỡng ngày càng tăng lên, đe doạ sự suy thoái các hệ sinh thái thuỷ vực và đồng
thời chất lượng nước giảm xuống, gây nguy hiểm cho người sử dụng nguồn nước
đó cho sinh hoạt. Sự ô nhiễm vi khuẩn trong nước cũng gây lo lắng về sức khoẻ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3

người tiêu thụ nước, đặc biệt là vào mùa khô, có thể gây các bệnh dịch về đường
tiêu hoá (tả, lị, thương hàn…). Theo tổ chức y tế thế giới ghi nhận tại Việt Nam,
trung bình mỗi năm có trên 9 ngàn ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh
kém. Theo Ngân hàng Thế giới thì ở Việt Nam có đến 80% những ca bệnh lỵ và
tiêu chảy đều do nguồn nước ô nhiễm và một số bệnh khác liên quan đến các chất ô

nhiễm có trong nước.
Nước mặt ô nhiễm, các chất ô nhiễm sẽ theo các lỗ rỗng trong đất thấm vào
nguồn nước ngầm, kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước này, gây ảnh hưởng mục đích
sử dụng khác nhau của người dân trong khu vực đó.
Khi một nguồn nước mặt ô nhiễm, nó có thể kéo theo ô nhiễm các nguồn
khác: Đất, nước, không khí, hệ sinh thái,… do tác động của thời tiết, thủy
triều,…làm tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng hơn vì vậy việc quản lý, xử lý và
phục hồi sẽ khó khăn hơn nhiều.
Đề tài đưa ra sẽ là một hướng đi giúp giải quyết phần nào tình trạng đang
diễn ra ngày càng nghiêm trọng này.
3.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp khảo sát thực địa: dựa vào cảm quan và đặc điểm xung quanh lựa
chọn và tiến hành lấy mẫu nước của 19 ao hồ tụ đọng tại TP . Hồ Chí Minh.
- Phương pháp phân tích mẫu: tiến hành phân tích các chỉ tiêu : pH, COD, SS,
TN, TP, NO
3
-
của 19 mẫu nước đã lấy.
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mền Statgraphics để xử lý và đ ánh
giá số liệu phân tích được.
- Phương pháp kế thừa: biên hội, tổng hợp các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp bảo quản mẫu: bảo quản mẫu trong ngăn mắt của tủ lạnh.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các ao hồ trên đìa bàn TP. Hồ Chí Minh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các áo hồ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4


- Đề tài tập trung đánh giá cảm quan và các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng
nước : pH, COD, SS, TP, TN, NO
3
-
.
- Thời gian thực hiện đồ án: từ ngày 08/4/2013 đến ngày 17/07/2013.














ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tài nguyên nước mặt
1.1.1. Tài nguyên nước mặt Việt Nam
Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường
xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi,
hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.

Tài nguyên nước mặt của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của
lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh
ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh
mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và
còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012: Tổng trữ
lượng nước mặt của trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt khoảng 840 tỷ m
3
, trong đó có
hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là quốc gia
mạnh về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam có nguồn
gốc từ các nước khác.Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của
nước ta bằng khoảng 847 km
3
, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507
km
3
chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km
3
, chiếm 40%, cụ thể ở lưu vực
sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở
lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90% nên chúng ta không thể chủ động bảo
vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước, đặc biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn
ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này. Trung Quốc đang xây dựng hàng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


6

chục hồ chứa lớn trên sông Mê Kông, Thái Lan đã xây 10 hồ chứa vừa và lớn,
Campuchia dự kiến giữ nước Biển Hồ ở một mực nhất định để phát triển thủy lợi…
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới: trên thực tế, tính trung bình, mỗi
người Việt Nam có thể nhận 9.650m
3
nước/năm trong khi mức trung bình thế giới
là 7.400m
3
. Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung
bình kém của thế giới với 3.600m
3
/người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu
(4.000m
3
/người/năm). Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc
diện quốc gia thiếu nước.
Theo báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy Việt Nam là một
trong những nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, là một nguồn nước mặt dồi
dào, tổng lượng nước mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng
không đều giữa các mùa. Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước
trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm
này, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất thường
hoặc cục bộ.
Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử
dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài
nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh
tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Tuy nhiên, nguồn nước sông tự

nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn
năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ
hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm.
Theo số liệu đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và Chương trình Phát
triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổng lượng nước bình quân hàng năm chảy trên các
sông suối Việt Nam kể cả từ ngoài lãnh thổ chảy vào là 879 tỷ m
3
, trong đó 75%
lượng nước này thuộc lưu vực sông Hồng và sông Mekong. hệ thống sông Đồng
Nai 36,3 km
3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km
3
(2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

7

sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km
3
(1%), các sông còn lại là 94,5 km
3

(11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần
lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước
ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km
3
, 88%). Nếu chỉ

xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ
thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km
3
) chiếm 23,9%, sau
đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km
3
, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8
km
3
, 9,6%)…
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số hội trong thế kỷ
21, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh
mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, của Bộ Tài Nguyên
Môi Trường tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng
lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm
2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây
trồng khá lớn, từ 41 km
3
(chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km
3
(năm 1990)
và 60 km
3
năm 2000 (chiếm 85%). Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn,
nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa
cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng
cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ
chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất
75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới
90 km3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng

dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở không ít vùng và
lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung
cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái
mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
1.1.2. Tài nguyên nước mặt TP. Hồ Chí Minh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

8

TP.Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng, với tổng
diện tích mặt nước 35.500 ha. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên,
hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn khoảng 45.000km
2
. Với lưu lượng
bình quân 20-500m
3
/s, hằng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m
3
nước, sông Đồng Nai
trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng
Hớn Quân, chảy qua Thủ Dầu Một đến TP.Hồ Chí Minh, với chiều dài 200km và
chiều dài chạy dọc trên địa bàn thành phố dài 80km. Sông Sài Gòn có lưu lượng
trung bình vào khoảng 54 m
3
/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225m đến 370 m, độ
sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống sông Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn
nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của TP.Hồ Chí Minh là
sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn. Ngoài các
con sông chính, thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống kênh rạch chằng chịt.:
Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu

Lộc – Thị Nghè- Bến Nghé, Lò Gốm , Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Đôi,… dài 7.880
km và các hồ trong thành phố.
1.2. Ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng
cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh
hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Lãnh thổ Việt Nam từ Bắc tới Nam là hệ thống sông ngòi dày đặc. Hầu hết
hệ thống sông lớn như Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cửu Long đều bắt nguồn ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Khoảng hơn 60% nước mặt ở Việt Nam phụ thuộc nguồn nước
chảy từ các nước láng giềng. Chính vì lẽ đó, những năm gần đây với việc công
nghiệp hóa ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, việc xả thải không được kiểm soát tốt
ở đầu nguồn, đã ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng và làm biến đổi nguồn nước
mặt ở Việt Nam
Nguồn nước mặt ở TP. Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bên
cạnh đó là tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang trong tình trạng báo
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

9

động, xảy ra ngay cả trong mùa khô. Nguyên nhân là do hệ thống cồng thoát nước
được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp. Ngoài ra việc xây dựng các khu công
nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam đã làm cho nguồn nước mặt ngày càng bị
nhiễm bẩn trầm trọng.
- Ô nhiễm ở 1 số lưu vực sông lớn:
Theo báo cáo Khoa học Môi Trường “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó” của
nhóm sinh viên trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh do thầy Tr ần Quốc Tuấn
hướng dẫn, tháng 11/2009, cho thấy:
Lưu vực sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn:là một vùng tập trung phát triển
công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước. Hàng
năm sông ngòi trong lưu vực nầy tiếp nhận khoảng 40 triệu m

3
nước thải công
nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất
rải rác trong TP. Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m
3
.
Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại
như:đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực
vật.Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông từ cầu
Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung hòa là 7,0),
và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố và hệ
thống máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào. Lưu vực này hiện đang bị khai
thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng này bị tàn
phá kinh khủng, và đây cũng là một yếu tố sống còn cho sự phát triển cho cả nước,
chiếm 30% tổng sản lượng quốc dân.
Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang: Việc ô nhiễm hóa chất do dư lượng
phân bón và thuốc BVTV là kếtquả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông
nghiệp. Ðã có nhiều chỉ dấu chothấy các hóa chất độc hại như DDT, Nitrate, hóa
chất BVTV là những nguyên nhân của những mầm bệnh ung thư đã hiện diện trong
nước.Thêm nữa, viễn ảnh nguồn nước ở lưu vực này bị ô nhiễm arsenic do việc đào
trên300 ngàn giếng để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một vấn đề mang
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

10

tầm quốc gia trong tương lai không xa. Thêm nữa, việc khai thác chăn nuôi thủy
sản trên sông, ngoài việc làm cản trở dòng chảy của sông, việc di chuyển trên sông
sẽ khó khăn thêm, mà còn là một vấn nạn môi trường không thể tránh khỏi. Từ
thượng nguồn Châu Ðốc, An Giang, cho đến tận Mỹ Tho, cá bè trong mùa cá vừa
qua bị chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ thượng nguồn do cá chết lây lan

xuống hạ lưu. Kết quả là trên 40% lượng tôm cá bị thất thoát trong mùa vừa qua
(VN trong gian đoạn này phải nhập cảng tôm sú và cá basa của Trung Quốc và Mã
Lai để thanh toán hợp đồng còn đang tồn động với các nước khác).
Khu vực Nhà Bè- Cần Giờ : theo kết quả quan trắc môi trường của TP. Hồ
Chí Minh từ năm 2001 đến tháng 9/ 2009 cho thấy chất lượng nước tại khu vực này
không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nồng Dộ oxy hòa tan dao động từ 3-4,1 mg/l,
đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường loại B(> 2mg/l). Nhu cầu oxy sinh hóa
BOD
5
dao động từ 1-3mg/l đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường loại B(<
25mg/l). Mức độ ô nhiễm dầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Ô
nhiễm vi sinh ở mức cao và có sự gia tăng trong 9 tháng đầu năm.

Hình 1.1: Bản đồ hệ thống sông ngòi Việt Nam
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

11

- Các nguồn nước mặt khác
Theo kết quả quan trắc chất lượng môitrường mới đây của Sở Tài nguyên và
Môi trường ( Sở TNMT_ HCM, 5/2012):
Trê n địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều kênh rạch và ao hồ, đây
là những tài sản vô cùng quý giá của thành phố. Nguồn nước kênh, rạch, ao hồ trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay ô nhiễm ở mức cao mặc dù thành phố đã có
nhiều biện pháp ngăn ngừa , giảm thiểu và xử lý ô nhiễm trong thời gian qua. Tất
cả các kênh rạch nội thành đều bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh cao, trong đó bị ô
nhiễm nặng nhất là kênh Tân Hóa- Lò Gốm, kênh Tham Lương – Vàm Thuật. Ô
nhiễm nguồn nước đã lan tỏa ra khu vực ngoại thành và tồn tại trong thời gian khá
dài vẫn chưa được xử lý dứt điểm như kênh Thầy Cai – An Hạ(Củ Chi), kênh B và
kênh C( Bình Chánh), kênh Bà Búp, kênh Trần Quang Cơ(Hooc Môn),…Riêng tại

huyện Bình Chánh, nguồn nước của 50/55 tuyến kênh rách trên địa bàn huyện đều
bị ô nhiễm nặng, nước kênh có màu nâu đen , bốc mùi hôi nặng ảnh hưởng ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe dân địa phương. Mặc dù thành phố đã triển khai khá
nhiều biện pháp , kế hoạch và thậm chí có cả những chiến lược dài hạn nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, thế nhưng tình hình đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Trong số 100km thuộc 5 tuyến kênh chính chảy qua khu vực các quận nội
thành, ngoài một số tuyên kênh như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, một số tuyến kênh Tàu
Hủ, Ruột Ngựa chạy dọc theo đại lộ Đông Tây, một số đoạn của kênh Tân Hóa –
Lò Gốm đã được giải tỏa hai bên bờ kênh, phần còn lại dọc hai bên nhưng đa số
đều dựng cọc cơi nới, lấn chiếm ra lòng kênh và đường nhiều, tòa bộ
rác, nước thải
sinh hoạt hàng ngày của hàng trăm ngàn hộ dân sống hai bên kênh đều được thải
trực tiếp xuống các con kênh.
Theo kết quả nghiên cứu của chi cục môi trường TP. Hồ Chí Minh( năm
2009): Các giá trị ô nhiễm hữu cơ quan trắc quý III/2009 có 50% mẫu nước vư ợt
quy chuẩn lúc nước ròng. So với quý II/2009 , hàm lượng vi sinh c ủa kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè có giảm nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép 27 lần lúc nước lớn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

12

và 117 lần lúc nước ròng. Kênh Tân Hóa – Lò Gốm, BOD cao gấp 2,6 lần lúc nước
lớn và 3,6 lần lúc nước ròng. Ô nhiễm vi sinh vư ợt QCVN 430- 23000 lần,
coliforms tăng từ 30,7 - 477 lần . Ô nhiễm hữu cơ tại kênh Tân Hóa – Lò Gốm
trong 6 tháng đầu năm 2009 vẫn ở mức cao, 100% mẫu vượt QCNV,BOD tăng từ
2,14 – 5,78 lần , COD tăng từ 1,73-3,04 lần. Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé độ ô nhiễm
hữu cơ được đo trong 6 tháng đầu năm 2009 có chiều hướng tăng, BOD
5
tăng từ
1,85- 28,37 lần, cao nhất tại trạm Trà Và vào luc nước lớn.

Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP .Hồ Chí
Minh kết quả quan trắc thời gian qua: tại huyện Bình Chánh cho thấy chất lượng
các nguồn nước kênh An Hạ,kênh B, kênh C,… có nhiều thông số (COD, BOD,
Coliforms, ) vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài đến hàng chục ngàn lần. Nguồn nước
kênh B, C thường xuyên có màu đen và bốc mùi hôi thối chủ yếu bị ảnh hưởng bởi
các hoạt động sản xuất, xả thải của các doanh nghiệp thuộc KCN Lê Minh Xuân.
Theo những số liệu mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí
Minh: Hệ thống kênh rạch của hệ thống mỗi ngày bị đầu độc bởi 40 tấn rác thải
các loại và 70.000m
3
nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là
200.00m
3
) chưa qua xử lý. Hiện nay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc
Môn đến Củ Chi,… những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay
cũng bị ô nhiễm trầm trong thể hiện qua tên gọi của người dân khu vực như kênh
sủi bọt, kênh ngứa, kênh nín thở,…Hiện trạng ô nhiễm các hồ trong công viên cũng
không khá hơn. Hiện nay trên thành phố có hơn 100 điểm ngập nước khi trời mưa
to. Nước ngập thành phố, nước mưa lẫn với nước cống thải của thành phố kèm theo
đủ các loại rác trôi xâm nhập vào các hồ như công viên Hoàng Văn Thụ, hồ Kỳ
Hòa , các khu vực Nam Sài Gòn, …Hàm lượng hữu cơ cao làm đổi màu nước hồ
hoặc làm tăng khả năng phú dưỡng hóa của các qua hồ thể hiện qua việc màu nước
rất xanh do rong tảo phát triển qua độ. Kết quả làm ô nhiễm nguồn nước trong các
ao hồ, tương lai nếu không có biện pháp hữu hiệu xử lý sẻ thành các hồ chết và có
nguy cơ bị san lấp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

13

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR)

năm 2010 của 6 quận lõi đô thị, hiện có 120 hồ lớn nhỏ ở Hà Nội. Trong đó, kết
quả khảo sát 80/120 hồ đó, số hồ hiện có diện tích từ 1.000m
2
trở lên chiếm tới
76%, trong khi các hồ hiện có diện tích dưới 500m
2
chiếm 17,5%; hồ có diện tích
500- 1.000 m
2
chiếm 6%. Mức độ ô nhiễm của 80/120 ao hồ, hầu hết đều bị ô
nhiễm nước. Có tới 71% hồ có giá trị BOD
5
vượt quá tiêu chuẩn cho phép
>15mg/l –BOD
5
là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa
do vi khuẩn gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là
20°C), 14% hồ bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng, 32% hồ bị ô nhiễm nhẹ. Ngoài chỉ tiêu
BOD
5
, các chỉ tiêu khác như: nồng độ COD, NH
4
, trong hầu hết các hồ cũng đều
vượt quá giá trị cho phép.Các hồ, ao, kênh, mương trong các thành phố đều bị ô
nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức quy chuẩn cho phép. Nhiều nơi đã biến thành
nơi chứa chất thải. Các đoạn sông chảy qua khu đô thị, khu vực sản xuất công
nghiệp, khai khoáng đã bị ô nhiễm, nhiều chất ô nhiễm trong nước có độ vượt quá
quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thu Hà, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cho
thấy, các hồ Tây, Thủ Lệ, Hoàn Kiếm…bị ô nhiễm chính là do chất hữu cơ dễ phân

hủy sinh học. Hồ Tây và Hồ Đống Đa có mức ô nhiễm nhẹ do hai hồ này có diện
tích lớn và có khả năng tự làm sạch cao. Hồ Hoàn Kiếm đang có khả năng tự làm
sạch dần, tuy nhiên mục pH của nước hồ quá cao 8,1 -10,2 so với mức pH cho phép
đối với nước thủy vực 6,5 -8,5.
Các ô nhiễm này làm tăng nồng độ các chất hữu cơ, vượt quá khả năng tự
làm sạch của hồ, dẫn đến suy thoái chất lượng nước, thiếu hụt oxy, tăng lượng trầm
tích trong hồ, khiến cho nước ao hồ rất đục bẩn, có nhiều hồ, ao nước biến thành
màu đen, hệ thống sinh thái bị đe dọa và rối loạn nghiêm trọng
Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá
rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào
các thuỷ vực đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

14

nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu
nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển là vấn đề chính cần phải giải
quyết đối với vùng đồng bằng ven biển, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.
Bởi trong bối cảnh hiện nay, sự biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động mạnh
mẽ đến nguồn nước; trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển dâng cao thêm 0,3 – 1.0
mét trong vòng 100 năm tới, dẫn đến nhiều vùng thấp ở đồng bằng, ven biển sẽ bị
chìm trong nước.
1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt
1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường
- Nước và sinh vật nước
Nước: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa lượng
chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh vật
tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn
lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn,

dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị
suy giảm nghiêm trọng.
Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước,
đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài
thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong
cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới,
một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
- Đất và sinh vật đất:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô
nhiễm nghiêm trọng cho đất. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không
những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

15

sống trong đất.Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm
nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc cũng có thể
phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc.
- Không khí:
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước
mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước
thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ
bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá
bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất
khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải như
SO
2
, CO
2
, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con

người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Ảnh hưởng đến nước ngầm:
Khi nước mặt ô nhiễm các chất ô nhiễm sẽ theo các khe hở của đất thâm
nhập vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm tại khu vực đó. Ở một số địa bàn chủ yếu
sử dụng nước ngầm để sản xuất và sinh hoạt thì vấn đề này gây ảnh hưởng rất
nghiêm trọng.
1.3.2. Ảnh hưởng đến con người
- Thiếu nước sạch để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi
năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh
kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người mắc
bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô
nhiễm môi trường nước.
Trên thực tế, một số địa phương như xã Hưng Thạnh, xã Thạnh Tân (Tiền
Giang), xã Duy Hòa (Quảng Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

16

sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến
50%.
Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Ngọc Ngân, nguyên Trưởng Khoa Sức khỏe cộng
đồng, Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh, nhóm bệnh do vi sinh vật gây ra,
như bệnh về đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A), bại liệt,
giun sán, bệnh ngoài da, phụ khoa, bệnh về mắt… là phổ biến nhất. Nghiên cứu của
thế giới đã chứng minh, 80% nguyên nhân gây ra những bệnh này là do nguồn
nước ô nhiễm. Ngoài ra, các bệnh về da, hệ thần kinh, dị tật thai nhi… cũng có
nguyên nhân do nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng.
Ô nhiễm nước mặt sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm và thiếu nước, đây là

mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ
đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước
hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước mặt cả
về lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống
nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các
lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài
nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và
Ban quản lý lưu vực các sông.
1.4. Vấn đề phú dưỡng hóa ao hồ
1.4.1. Khái niệm
Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh
dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất dinh dưỡng
N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi
trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa
tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen
hoặc đen, có mùi khai thối do thoát khí H
2
S …
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

17

Có rất nhiều các nguyên tố quan trọng tham gia vào chu trình nguyên tố tạo
nên sự phú dưỡng. Sự tăng trưởng của thực vật trôi nổi là quá trình chủ đạo trong sự
hình thành phú dưỡng, có ý nghĩa quan trọng để nhận thức quá trình điều hòa sinh
trưởng.
1.4.2. Nguyên nhân gây phú dưỡng hóa
Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước
thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ.
Sự phú dưỡng nước hồ đô thị và các sông kênh dẫn nước thải gần các thành phố lớn

đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện tượng phú
dưỡng hồ đô thị và kênh thoát nước thải tác động tiêu cực tới hoạt động văn hoá của
dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không
khí của đô thị.
Các nguồn gây phú dưỡng hóa:
- Nguồn điểm:
Là nguồn xác định trong không gian nhỏ, trong đó các chất thải chứa hàm
lượng lớn các chất dinh dưỡng đổ trực tiếp vào hệ sinh thái nước ngọt qua các hệ
thống cống rãnh, ống dẫn chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư.
Đáng chú ý nhất là hiện tượng sử dụng bột giặt, các chất tảy rửa có chứa P,
nước thải được đưa vào ao hồ.
Việc xác định các nguồn này sẽ dễ dàng hơn cho việc xử lý.
- Nguồn phân tán
Là nguồn mà các chất dinh dưỡng(N, P) vào các hệ sinh thái nước ngọt
không theo một con đường nhất định( cống, rãnh,…) chúng thường rất đa dạng
trong không gian và mang tính tạm thời (mùa, điều kiện thời tết,…). Một dạng
chính của loại này là các dòng chảy tràn trên mặt. Chúng được hình thành khi mưa
hay tưới tiêu, chúng không chỉ ngấm xuống đất mà tạo thành những dòng chảy tạm

×