Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phương pháp dạy học giải phương trình lượng giác ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.94 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Hường
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Hường
Tạ Văn Nam
Lớp: QH2007S Toán
Giáo dục nói chung và dạy học nói riêng luôn vươn tới hiệu quả tối ưu nên nó rất cần
đến phương pháp. Phương pháp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiệu quả của hoạt động
dạy học nhà trường. Nếu giáo viên biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp cho từng nội
dung, đối tượng dạy học thì không những giúp học sinh tiếp nhận tri thức một cách nhẹ
nhàng, thoải mái mà còn kích thích được tư duy sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Chính vì vậy, nhà tương lai học Thiery Gaudin đã nói: “Hãy học phương pháp chứ đừng học
dữ liệu”. Song để sử dụng phương pháp có hiệu quả trong dạy học và nhất là trong dạy học
giải toán đòi hỏi phải hiểu đúng về nó.
Kiến thức Lượng giác là phần kiến thức quan trọng không chỉ trong nhà trường THPT
mà còn liên quan chặt chẽ với các vấn đề khác của toán học, vật lý bậc Đại Học. Giải các bài
toán Lượng giác là vấn đề tương đối mới mẻ và khó với đa số học sinh cả về tư duy và cách
tìm ra lời giải của bài toán. Chính vì vậy, phương pháp dạy học giải các phương trình lượng
giác là rất quan trọng. Nhưng hiện nay, trong việc dạy học giải phương trình lượng giác ở
THPT, việc đa dạng các phương pháp dạy học dường như rất hạn chế. Chính những điều
trên đây, là những sinh viên sắp ra trường trở thành các thầy cô chúng em rất băn khoăn và
quyết định nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học giải phương trình lượng giác ở THPT”.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp dạy học giải phương trình lượng giác ở THPT,
để từ đó kích thích tư duy, sáng tạo, nâng cao niềm say mê, không sợ khó, sợ khổ trong quá
trình học tập môn toán của học sinh THPT . Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho các
bạn sinh viên sư phạm sau khi ra trường.
Sau khi xác định được vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu,
nhóm đã tiến hành phân công nhiệm vụ tới các thành viên. Các thành viên đã tìm đọc những
nguồn tài liệu có liên quan trên internet, trên sách báo và những công trình nghiên cứu trước
đây có đề cập đến các phương pháp dạy học giải toán ở THPT. Đồng thời, nhóm cũng đã có
những trao đổi ý kiến với các thầy cô giáo các trường: THPT Giao Thủy - Nam Định, THPT


Xuân Trường - Nam Định. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, các lý do chủ quan khách
quan khác, báo cáo mới chỉ dừng lại mức độ:
- Làm rõ cơ sở của vấn đề tìm ra các phương pháp trong dạy học giải phương trình
Lượng giác cụ thể như sau:
+ Hệ thống được các khái niệm liên quan đến phương pháp dạy học tích cực nói
chung và phương pháp dạy học giải toán phương trình Lượng giác.
+ Chỉ ra ưu nhược điểm trong thực tế dạy học giải toán phương trình Lượng giác.
+ Phân tích được các nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm đã nêu.
- Đưa ra một cách có hệ thống thực tế dạy học giải các phương trình lượng giác tại các
trường THPT.
- Xây dựng bài giảng minh họa cho phương pháp dạy học giải toán đã tìm hiểu được
cho việc dạy học giải các phương trình Lượng giác không mẫu mực.
Như vậy, từ những hoạt động nghiên cứu và kết quả đạt được nhóm làm đề tài có một
số kết luận sau: Dạy học giải toán là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực ở cả người
dạy và người học. Người dạy muốn thành công trong dạy giải toán thì phải có kiến thức,
quan tâm và có tư duy tích cực trước nội dung bài toán. Đồng thời phải có đam mê, thực sự
muốn hướng dẫn người học khám phá lời giải. Về phía người học cần có hệ thống kiến
thức vững chắc, hiểu các bài toán đã giải để vận dụng, phải có khả năng vận dụng linh
hoạt, sáng tạo trong giải toán. Dạy học giải toán không chỉ làm cho học sinh nhớ mẫu để
bắt chước mà phải làm cho học sinh tự làm chủ và “chiếm đoạt” tri thức. Cần tạo động lực
cho các em tư duy độc lập, tích cực, sáng tạo kiến thức đã học vào giải linh hoạt các bài
toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hường, Phương pháp dạy học môn toán ở trung học phổ thong theo định
hướng tích cực,
2. SGK, SBT chương trình nâng cao và cơ bản Đại Số lớp 11. NXB Giáo dục
3. Trần Thanh Minh, Giải toán Lượng giác, NXB Giáo dục.

×