Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chuẩn đầu ra chuyên ngành quản trị chế biến món ăn hệ cao đẳng Trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.79 KB, 2 trang )

CHUẨN ĐẦU RA
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ CHẾ BIẾN MÓN ĂN - HỆ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 53/QĐ-TMDL, ngày 16 tháng 02 năm 2012 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội)
1. Tên ngành đào tạo: Quản trị chế biến món ăn
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
- Vận dụng kiến thức của các môn chính trị, pháp luật, xã hội … để hình thành năng
lực và đạo đức nghề nghiệp
- Hiểu được những kiến thức cơ bản của các môn cơ sở ngành như: Tổng quan du lịch,
tâm lý khách du lịch, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, phương pháp xây
dựng thực đơn, hạch toán định mức,...
- Hiểu được những kiến thức chuyên sâu về chế biến món ăn như: Lựa chọn, Sơ chế và
bảo quản nguyên liệu, chế biến món ăn Âu, Á; Cắt tỉa và trang trí món ăn.
- Phân tích, đánh giá được các hiện tượng xảy ra trong quá trình chế biến món ăn.
4. Yêu cầu về kỹ năng
* Kỹ năng chuyên môn
- Thực hiện thành thạo quá trình xuất, nhập kho nguyên liệu chế biến và bảo quản tốt
nguyên liệu.
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng lựa chọn, sơ chế, cắt thái, gia nhiệt, trang trí món ăn.
- Thiết kế và thực hiện thành thạo thực đơn bữa ăn bình thường, thực đơn dài ngày, tiệc
đứng, tiệc ngồi...
- Chế biến được 250 món ăn Việt Nam và món ăn Âu, Á và một số món ăn tráng miệng.
- Xử lý được các hiện tượng xảy ra trong Quản trị chế biến món ăn.
- Sử dụng được các công cụ hiện đại để thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực chế biến
món ăn
* Kỹ năng mềm
- Thể hiện khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và giao tiếp hiệu quả.
- Tiếng Anh:
+ Trình độ B.
+ Sử dụng thành thạo các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu tiếng Anh liên quan đến


nghiệp vụ của chuyên ngành.
+ Nghe, hiểu, nói được các từ ngữ tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành Chế biến món
ăn.
- Tin học trình độ A.
Đồng thời: + Thành thạo trong khai thác ứng dụng việc quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ
cho công việc.
+ Cài đặt được phần mềm thương mại thông dụng phục vụ hoạt động chuyên
môn.
5. Yêu cầu về thái độ
* Thái độ trong thời gian khoá học tại trường
Vận dụng quy chế rèn luyện học sinh - sinh viên/ quy chế 42/2007 của BGD & ĐT ban
hành.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Ý thức chấp hành nội quy, quy chế.
- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - văn hoá - xã hội.
- Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng.
6
- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động tập thể.
* Thái độ nghề nghiệp
- Có động cơ làm việc trong sáng.
- Có ý thức cầu tiến, ham học hỏi, sáng tạo trong công việc.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chuẩn mực trong công tác, gắn bó với ngành.
- Sẵn sàng nhận trách nhiệm và chia sẽ những khó khăn với mọi người.
- Thể hiện trách nhiệm, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại, giải quyết công việc khoa học, hợp lý.
- Có thái độ hợp tác, chia sẻ trong thực hiện nhiệm vụ.
- Thái độ cởi mở, thân tình với khách hàng.
- Sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Có ý thức kỷ luật, tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.
- Có lòng yêu nghề, có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu

công việc.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị chế biến món ăn có khả năng đảm nhận nhân
viên kinh doanh; trưởng ca; tổ trưởng của bộ phận bếp ở các nhà hàng, khách sạn, cơ quan
đơn vị…
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau tốt nghiệp sinh viên có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu các lĩnh vực thuộc
chuyên ngành quản trị kinh doanh theo các chương trình đào tạo liên thông ở trình độ đại học
hoặc liên thông sang các chuyên ngành khác thuộc khối ngành kinh tế theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
7

×