Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn thạc sĩ áp dụng biện pháp phòng và trị hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa trên đàn lợn nái, tại trại giống hạt nhân công ty cổ phần thiên thuận tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.22 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
————————————

PHẠM THỊ NGỌC LAN
Tên chuyên đề:
―ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM
TỬ CUNG, MẤT SỮA TRÊN ĐÀN LỢN NÁI, TẠI TRẠI GIỐNG HẠT NHÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN THUẬN TƢỜNG, TỈNH QUẢNG NINH‖

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni - Thú y

Khóa học:

2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016

n




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
————————————

PHẠM THỊ NGỌC LAN
Tên chuyên đề:
―ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM
TỬ CUNG, MẤT SỮA TRÊN ĐÀN LỢN NÁI, TẠI TRẠI GIỐNG HẠT NHÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN THUẬN TƢỜNG, TỈNH QUẢNG NINH‖

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K44 - TY

Khoa:

Chăn ni - Thú y


Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2016

n


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, học hỏi, rèn luyện
nâng cao tay nghề, em đã luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo và
bạn bè. Đến nay, em đã hồn thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng tồn thể các thầy
cơ giáo trong khoa Chăn ni thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến cơ
giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian thực tập, giúp em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lanh đạo công ty, các cán bộ kỹ thuật,
công nhân viên tại trại giống hạt nhân của công ty CP Thiên Thuận Tường
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã giúp em hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này, cũng như học tập rèn luyện nâng cao tay nghề.
Một lần nữa, em xin chúc tồn thể các thầy, cơ giáo, sức khỏe, hạnh
phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Ngọc Lan

n


ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu tổng đàn lợn của trại trong 3 năm (2014 - 2016). ............... 5
Bảng 2.2. Các tiêu chí chẩn đốn viêm tử cung .............................................. 23
Bảng 2.3. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện ......... 24
Bảng 4.1. Lịch sát trùng chuồng trại của trại lợn Thiên Thuận Tường .......... 37
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng bệnh cho lợn của trại ........................................... 38
Bảng 4.3. Kết quả cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh .................................. 42
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các công việc khác ............................................ 42
Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo giống, dòng lợn ........................... 43
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA của đàn lợn nái sinh sản của trại theo
các lứa đẻ ......................................................................................................... 44
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản của trại theo
các tháng .......................................................................................................... 45
Bảng 4.8. Một số triệu chứng điển hình hội chứng MMA ở lợn nái .............. 46
Bảng 4.9. Hiệu quả của hai loại thuốc trong điều trị bệnh cho lợn nái........... 47

n


iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


CP

Cổ phần

Cs

Cộng sự

MMA

Mestritis- Mastitis- Aglalacia

Nxb

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

Th.S

Thạc sĩ

TT

Thể trọng

n



iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC .........................................................................................................iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập. ...................................................................... 3
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty CP Thiên Thuận Tường. ... 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại. ................................................................. 4
2..1.4. Đối tượng và kết quả sản xuất của cơ sở thực tập. ................................. 4
2.2. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 5
2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái ....................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn cái ......................................................... 9
2.2.3. Sinh lý lâm sàng ..................................................................................... 16
2.2.4. Hội chứng MMA ở nái sinh sản ............................................................. 17
2.2.5. Phòng và điều trị .................................................................................... 26
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước......................................... 27
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .......................................................... 27

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 29

n


v
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 31
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31
3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. .................................... 31
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 31
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 31
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ................................................................ 35
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ........................................................................ 35
4.1.1. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng .............................................................. 35
4.1.2. Công tác thú y ........................................................................................ 36
4.1.3. Công tác chẩn đốn và điều trị bệnh ...................................................... 39
4.1.4. Các cơng tác khác................................................................................... 42
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề ..................................................................... 43
4.2.1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản theo giống, dòng
lợn ..................................................................................................................... 43
4.2.2. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA của đàn lợn nái sinh sản theo lứa đẻ ................ 44
4.2.3. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên dàn lợn nái sinh sản của trại theo các
tháng. ................................................................................................................ 45
4.2.4. Một số triệu chứng điển hình hội chứng MMA của đàn lợn nái ........... 46
4.3. Kết quả điều trị và một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị.
.......................................................................................................................... 47
4.3.1. Kết quả điều trị. ...................................................................................... 47

4.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị................................ 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 51

n


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo đánh giá, hiện nay thịt lợn chiếm 78 - 80% so với các loại thịt khác
trong chăn nuôi, nhu cầu sản phẩm thịt gia cầm chiếm 15%, thịt trâu bò và
thịt khác chiếm 10%. Có thể nói, thịt lợn là thực phẩm khơng thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của Việt Nam. Như vậy, chăn ni lợn chiếm một vị trí
vơ cùng quan trọng vì nó cung cấp một lượng lớn thịt, mỡ cho con người, phế
phụ phẩm cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động.
Trong những năm qua, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhập nội
lai tạo, ni thích nghi các giống lợn cao sản đã mang lại hiệu quả nhất định,
tạo ra những con lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Dù số lượng
con giống tốt, có năng suất cao khơng ngừng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu giống cho thị trường trong nước. Và sau khi hiệp định TPP được
ký kết thì ngành chăn ni lợn gặp nhiều khó khăn hơn, tăng sức cạnh tranh
giá cả với thịt lợn nhập nội. Điều đó đặt ra cho ngành cần phải phát triển
nhanh, mạnh, bền vững, quản lý tốt đàn nái sinh sản. Ngoài các yếu tố thức ăn
dinh dưỡng, giống chăm sóc quản lí thì cơng tác phịng trị bệnh có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến năng suất sinh sản của lợn nái, hạn chế một số bệnh thường

gặp ở đàn nái, góp phần không nhỏ trong việc tăng số lượng, chất lượng thịt
lợn, đem lại kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của sản xuất đồng thời để thấy rõ hơn về
các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nhiễm bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về
kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn hiện nay em tiến hành nghiên cứu chuyên đề:

n


2
“Áp dụng biện pháp phòng và trị hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất
sữa trên đàn lợn nái, tại trại giống hạt nhân công ty cổ phần Thiên Thuận
Tường, Tỉnh Quảng Ninh".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất
sữa (MMA) ở đàn lợn nái tại trại công ty CP Thiên Thuận Tường, thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng xuất sinh
sản của lợn nái
- Xây dựng được phác đồ điều trị và quy trình kỹ thuật phịng ngừa hội
chứng MMA ở lợn nái sinh sản.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Theo dõi được tình hình mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản
và đưa ra biện pháp phòng trị bệnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nắm được các bước, quá trình nhân tố ảnh hưởng tới hội chứng
MMA ở lợn nái nuôi tại trại giống hạt nhân công ty CP Thiên Thuận Tường,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra được các biện pháp điều

trị và phòng ngừa hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Trên cơ sở các đánh giá có ý kiến tư vấn đúng giúp người chăn ni
có biện pháp áp dụng kỹ thuật đúng để đảm bảo nâng cao chất lượng, số
lượng đàn lợn ở cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế.

n


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập.
2.1.1.Q trình thành lập và phát triển của cơng ty CP Thiên Thuận Tường.
Trại giống hạt nhân của công ty CP Thiên Thuận Tường nằm trên địa
phận tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trại hoạt động từ giữa năm 2012. Là trại lợn tư nhân do ơng Trần Hịa làm
chủ đầu tư kiêm giám đốc công ty.
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.
- Trang trại có tổng diện tích 69 ha, trong đó khu chăn ni cùng khu
nhà ở, các cơng trình phụ khác và đất trồng cây xanh, cây ăn quả, ao hồ chiếm
diện tích 6,5 ha. Diện tích cịn lại là đồi núi.
- Khu chăn nuôi chia làm hay khu riêng biệt gồm chăn nuôi lợn và chăn
nuôi gà. Trong đó, khu chăn ni lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho
hơn 600 nái gồm 2 chuồng đẻ, 2 chuồng bầu, 1 chuồng hậu bị và 2 chuồng cai
sữa. Một số cơng trình phụ khác phục vụ cho chăn ni như: Kho cám, kho
thuốc, phịng pha tinh, phịng sát trùng,...
- Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín và tự động hoàn toàn.
Trang thiết bị trong chuồng hiện đại, được nhập từ Đan Mạch. Đầu mỗi
chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió. Riêng

đối với chuồng đẻ thì cuối chuồng cịn có hệ thống xử lý mùi và trong chuồng
có hệ thống cảm biến nhiệt độ.
- Phịng pha tinh có các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, hệ thống
cảm biến nhiệt, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ khác.
- Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều
được đổ bê tông và có hố sát trùng.

n


4
- Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ thống
thoát nước ngầm.
- Xung quanh trại còn trồng rau, cây ăn quả, đào ao thả cá tạo mơi
trường thơng thống.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại.
Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau:
- 1 chủ trại.
- 1 quản lý trại.
- 2 kỹ thuật trại.
- 1 kỹ thuật hỗ trợ của công ty cám Greefeed.
- 13 công nhân.
- 3 sinh viên thực tập.
Với đội ngũ trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau gồm tổ chuồng đẻ,
tổ chuồng nái bầu, tổ chuồng nái hậu bị, tổ chuồng cai sữa. Mỗi tổ thực hiện
công việc chuyên biệt một cách nghiêm túc và đúng quy định của trang trại.
2..1.4. Đối tượng và kết quả sản xuất của cơ sở thực tập.
* Đối tượng:
Trại lợn của công ty nuôi các giống lợn khác nhau như: Landrace,
Yorkshire, Pietrain, Duroc. Ngồi ra cịn các dịng lợn lai như: Landrace –

Yorkshire, Yorkshire – Landrace, Pietrain – Duroc, Duroc – Pietrain.
* Kết quả sản xuất của trại.
- Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 – 2,5 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 11,15 con/đàn, số con cai sữa: 9,9con/đàn.
- Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26
ngày thì tiến hành cai sữa và lợn con được chuyển sang chuồng cai sữa.
- Lợn hậu bị được phối giống ở 7,5 – 8 tháng tuổi với khối lượng từ 90
kg đến 120 kg.

n


5
- Cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm gần đây.
Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn 3
năm gần đây tính đến tháng 5 năm 2016 được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1. Cơ cấu tổng đàn lợn của trại trong 3 năm (2014 - 2016).
STT

Loại lợn

1
2
3
4
5

Nái sinh sản
Nái hậu bị
Đực làm việc

Đực hậu bị
Cai sữa
Tổng số

Số lƣợng lợn qua các năm
(con)
2014
2015
5/2016
567
634
664
294
243
297
18
20
20
25
36
41
2975
3009
3112
3879
3942
4134

2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái

Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [5], cơ quan sinh dục của lợn nái
được chia thành 2 bộ phận gồm: Bộ phận sinh dục bên trong và bộ phận sinh
dục bên ngoài.
+ Bộ phận sinh dục bên trong gồm: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử
cung, âm đạo
+ Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: Âm mơn, âm vật, tiền đình.
2.2.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngồi
* Âm mơn (Vulva)
Âm mơn hay cịn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu mơn. Bên ngồi có hai mơi,
bờ trên của hai mơi có sắc tố, nhiều tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết
mồ hôi.
* Âm vật (Clitoris)
Âm vật của con cái được cấu tạo giống như dương vật của con đực
được thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra
mũ âm, ở giữa âm vật gấp xuống dưới là chỗ tập trung các đầu mút các dây
thần kinh.

n


6
* Tiền đình (Vetstibulum vaginae simusinogenitalism)
Tiền đình là giới hạn giữa âm mơn và âm đạo. Trong tiền đình có màng
trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh là các sợi cơ đàn hồi do hai lớp niêm
mạc gấp lại tạo thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo,
hướng quay về âm vật.
2.2.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong
* Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục đực cũng như ống tinh
khi phối, đồng thời là đường cho thai ra ngồi trong q trình đẻ, trước là cổ tử

cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp:
+ Lớp liên kết: Bên ngoài.
+ Lớp cơ trơn: Bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, các lớp cơ
âm đạo liên kết với các cơ ở cổ tử cung.
+ Lớp niêm mạc: Trên bề mặt có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc.
Ngồi ra, âm đạo cịn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh đẻ và là
ống thải các chất dịch từ trong tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002)
[3], âm đạo của lợn dài 10 - 12 cm
* Tử cung (Uterus)
Tử cung có cấu tạo phù hợp với chức năng phát triển và dinh dưỡng
bào thai. Trứng được thụ tinh ở 1/3 ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ, ở
đây hợp tử phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm
mạc của tử cung cung cấp. Tử cung cịn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngồi trong
q trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ. Tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp:
+ Ngoài cùng là tổ chức liên kết (Perimetrium)
+ Lớp cơ trơn (Myometrium): Giữ vai trị quan trọng trong việc đẩy
thai ra ngồi. Nó là lớp cơ trơn khỏe nhất trong cơ thể. Bên trong các cơ trơn
có những sợi liên kết đàn hồi và tĩnh mạch lớn. Các lớp cơ đan vào nhau làm
cho tử cung chắc và có tính đàn hồi cao.

n


7
+ Lớp niêm mạc tử cung (Endometrium): Màu hồng, được phủ lên
bằng những tế bào biểu mô kéo dài thành lông nhung. Xen kẽ giữa các tế bào
biểu mô là các tuyến tiết chất nhầy. Chất nhầy được gạt về cổ tử cung khi các
lông rung động.
Tử cung nằm trong xoang chậu, phía trên là âm đạo, phía dưới là bàng
quang. Tử cung của lợn thuộc loại tử cung phân nhánh (Uteus Bicorus). Tử

cung được chia làm ba phần: Cổ, thân và hai sừng.
+ Sừng tử cung của lợn ngoằn ngoèo như ruột non dài 0,5 - 1 m và
thông với ống dẫn trứng. Ở lợn thai làm tổ đều hai sừng tử cung.
+ Thân tử cung lợn ngắn, độ dài khoảng 3 - 5 cm nối giữa sừng tử cung
và cổ tử cung. Niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo
theo chiều dọc.
+ Theo Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương (2002) [7], cổ tử cung
là phần ngồi của tử cung thơng với âm đạo, dài và trịn, khơng gấp nếp hoa
nở mà là những cột thịt dài xen kẽ cài răng lược với nhau do đó dễ dàng cho
việc thụ tinh nhân tạo đồng thời cũng dễ gây sảy thai.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3], cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm.
* Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng (vòi fallop) nằm ở màng treo buồng trứng. Khi có tinh
trùng vào đường sinh dục của gia súc cái, tế bào trứng có thể bị đứng lại ở các
đoạn khác nhau của ống dẫn trứng.
Ống dẫn trứng được chia thành hai đoạn:
+ Đoạn ống dẫn trứng phía buồng trứng: Phần đầu trên thơng với xoang
bụng ở gần buồng trứng, được phát triển to tạo thành một cái phễu để hứng tế
bào trứng. Loa kèn có nhiều tua, nhung mao rung động để hứng tế bào trứng.
Quá trình thụ tinh xảy ra khi tinh trùng và tế bào trứng gặp nhau ở 1/3 phía
trên ống dẫn trứng.

n


8
+ Đoạn ống dẫn trứng phía sừng tử cung: Gắn với mút sừng tử cung.
Đoạn này phía ngồi là lớp liên kết sợi, được kéo dài từ màng treo buồng trứng.
Ở giữa là hai lớp cơ, cơ vịng phía trong cơ dọc phía ngồi. Trong cùng là lớp
niêm mạc làm nhiệm vụ tiết niêm dịch. Phía trên lớp niêm mạc có lớp nhung

mao ln rung động để đẩy tế bào trứng hay hợp tử xuống tử cung làm tổ.
Cấu tạo ống dẫn trứng gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở ra
để tiếp nhận nỗn và có những sợi lơng nhung để tăng diện tích tiếp xúc với
buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng chiếm
khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt
trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mơ có lơng nhỏ. Phần eo nối tiếp sừng
tử cung, nó có thành rộng hơn phần rộng và ít nếp nhăn hơn.
Vai trị cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng đến
nơi thụ tinh trong ống dẫn trứng (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để
nuôi dưỡng trứng, duy trì sự sống và gia tăng khả năng sống của tinh trùng,
tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi vào tử cung.
* Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng lợn dài 1,5 - 2,5 cm, khối lượng khoảng 3 - 5g (Đặng
Quang Nam và cs (2002) [7]).
Theo Yao-Ac (1989) [18], phía ngồi buồng trứng được bao bọc bởi
một lớp màng bằng tổ chức liên kết sợi, bên trong buồng trứng chia làm hai
miền. Miền vỏ và miền tủy đều được cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi xốp và
tạo cho buồng trứng một lớp đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có tác dụng về
sinh dục vì ở đó xảy ra q trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng
của một lợn cái 10 ngày tuổi đã có khoảng 60.000 trứng non. Theo thời gian,
buồng trứng này phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Tầng ngoài là những
noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp
đang sinh trưởng, khi nỗn bào chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng.

n


9
Nỗn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là nỗn bào, nỗn bào lúc
đầu có hình dẹt sau có hình trụ. Nỗn bào thứ cấp do nỗn bào tăng sinh và

hình thành xoang nỗn bào ép trứng về một phía, khi nỗn bào chín là q
trình sinh trưởng đã hình thành. Nỗn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng,
đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào vào loa
kèn rồi đi vào ống trứng, nơi nỗn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng.
Thể vàng tiết ra progesteron, khối lượng thể vàng và hàm lượng
progesteron tăng nhanh từ ngày thứ 8 và tương đối ổn định cho đến ngày thứ
15, sự thối hóa thể vàng bắt đầu từ ngày thứ 17 - 18 và sẽ chuyển thành thể
bạch nếu trứng không được thụ tinh.
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn cái
2.2.2.1. Sự thành thục về tính
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3], sự thành thục về tính được đánh
dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này
tất cả các bộ phận sinh dục như: buồng trứng, tử cung, âm đạo,. đã phát triển
hồn thiện và có thể bắt đầu bước vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự
phát triển hồn thiện bên trong thì ở bên ngồi các bộ phận sinh dục phụ cũng
xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục.
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và
các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc ni dưỡng.
+ Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống
có thể vóc lớn.
Theo Lê Xuân Cương (1986) [2], tuổi thành thục về tính của lợn cái
ngoại và lợn cái lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái, Mường
Khương,...). Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục vào 4 - 5 tháng

n


10

tuổi (121-158 ngày tuổi). Lợn ngoại là 6 - 8 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại X
nội) thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi.
+ Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái.
Cùng một giống nhưng nếu được ni dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia súc
phát triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc.
Những giống lợn ni ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về
tính sớm hơn những giống lợn ni ở vùng có khí hậu ơn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn cái
hậu bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ơ chuồng của những
con cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng. Theo
McIntosh G. B (1996) [17], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực 2 lần/
ngày, với thời gian 15-20 phút thì 83% lợn cái (ngồi 90kg) động dục lúc 165
ngày tuổi.
Lợn cái hậu bị nếu ni nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài
hơn lợn ni chăn thả. Vì lợn ni có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao
đổi chất, tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi
động dục lần đầu sớm hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm
hơn tuổi thành thục về thể vóc . Vì vậy, để đ ảm bảo sự sinh trưởng và phát
triển bình thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ
sau nên cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo
giống. Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh
hưởng tới năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ
sau của chúng.

n



11
2.2.2.2. Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp.
* Chu kỳ tính

Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn
ra liên tục và có tính chu kỳ. Các nỗn bào trên buồng trứng phát triển, lớn
dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang
Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có
những biểu hiện ra bên ngồi gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ
nên động dục cũng theo chu kỳ.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu
mới thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo
mới ổn định. Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 - 22
ngày, trung bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước
động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi.
* Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 - 2 ngày, là thời
gian chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng,
cũng như đảm bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Trong giai đoạn này có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể cũng như
trạng thái thần kinh. Ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục
và nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, kích thước nỗn bao thay đổi rất nhanh,
đầu giai đoạn này nỗn bao có đường kính là 4mm, cuối giai đoạn nỗn bao
có đường kính 10 - 12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh
trưởng, số lượng lông nhung tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh,
hệ thống tuyến, âm đạo tăng tiết dịch nhày, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm
cở tử cung hé mở. Các nỗn bao chín, tế bào trứng tách khỏi nỗn bao. Tử
cung co bóp mạnh, cố tử cung mở ra, niêm dịch chảy nhiều. Con vật bắt đầu
xuất hiện tính dục, âm hộ sưng lên, hơi mở và có màu hồng tươi, cuối giai


n


12
đoạn có dịch nhờn chảy ra. Do hàm lượng Progesteron giảm xuống đột ngột
nên con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích nhảy lên lưng con khác nhưng khơng
cho con khác nhảy lên lưng mình.
* Giai đoạn động dục
Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2 - 3 ngày, tính từ khi tế
bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn này các biến đối của cơ quan sinh
dục rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang
màu mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn, nhiệt độ âm
đạo tăng từ 0,3 - 0,70C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện tính hưng phấn
cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu
rống trong trạng thái ngẩn ngơ, thích nhảy lên lưng con khác hoặc để con
khác nhảy lên lưng mình. Ở giai đoạn này, lợn thích gần đực, khi gần đực thì
ln đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang một bên, hai
chân sau dạng ra và hơi khuỵu xuống sẵn sàng chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai
đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tuỳ loài gia súc thì chu
kỳ sinh dục mới lại bắt đầu. Nếu khơng xảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ
chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
* Giai đoạn sau động dục

Giai đoạn này kéo dài khoảng hai ngày, tồn bộ cơ thể nói chung và cơ
quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Trên buồng
trứng, thể hồng chuyển thành thể vàng, đường kính lên tới 7 - 8 mm và bắt
đầu tiết Progesterone. Progesterone tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế

điều hồ ngược làm giảm tiết Oestrogen, từ đó làm giảm tính hưng phấn thần
kinh, con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh, chịu ăn uống hơn, niêm
mạc toàn bộ đường sinh dục tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng

n


13
tiết dịch, co tử cung đóng lại.
* Giai đoạn nghỉ ngơi

Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi
rụng trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ. Đây là
giai đoạn con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng
thái sinh lý bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao
bắt đầu phát dục nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan
sinh dục dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai
đoạn của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn ni có chế độ ni
dưỡng, chăm sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó
góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
* Cơ chế động dục
Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và
thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực...
tác động và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố
tác động lên tuyến yên, kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo
Stimulin Hormone) và LH (Lutei Stimulin Hormone). FSH kích thích nỗn
bao phát triển đồng thời cùng với LH làm cho nỗn bao thành thục, chín và
rụng trứng. Khi noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì
bao nỗn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng

hormone này trong máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những biểu
hiện động dục. Đồng thời dưới tác động của Oestrogen cơ quan sinh dục biến
đổi: tử cung hé mở, âm hộ, âm đạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung
và ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tố của hợp tử sau này.
Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến n tiết ra LH và
giảm tiết FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng

n



×