Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn lực tại trường cao đẳng nghề cntt ispace

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.32 KB, 83 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CNTT iSPACE



Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRẦN HỒNG TRÂM
MSSV: 09B4010038 Lớp: 09HQT1


Tp. Hồ Chí Minh, 2012
i



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực
tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace” là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả
và các sô liệu trong khoá luận Tốt nghiệp được thực hiện tại Trường Cao đẳng nghề
CNTT iSpace, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.

Tp. HCM, ngày 03 tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trần Hồng Trâm


LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian học tập tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM,
em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Quản trị Kinh Doanh đã đã truyền đạt cho
em những kiến thức bổ ích. Với vốn kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Đặc biệt em xin cảm ơn Thầy Tiến Sĩ Nguyễn Đình Luận đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình, sâu sắc trong suốt quá trình thực hiện, để em có thể hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao Đẳng Nghề CNTT
iSpace đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được nghiên cứu thực tế, hiểu rõ và sâu
hơn về cơ chế tổ chức quản trị nhân lực tại đây cũng như định hướng để em có thể đưa
ra giải pháp hoàn thiện những vấn đề đó.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các anh, chị trong Phòng Đào Tạo trường Cao
Đẳng Nghề CNTT iSpace đã giúp đỡ em thu thập số liệu, hướng dẫn chu đáo để em có

thể hoàn thành tốt đươc bài viết này.
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.
HCM, Ban lãnh đạo, các anh, chị phòng Đào Tạo trường Cao Đẳng Nghề CNTT
iSpace luôn dồi dào sức khoẻ, thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý, góp
phần xây dựng và đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước!
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khoẻ.
Tp.HCM, tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trần Hồng Trâm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRẦN HỒNG TRÂM
MSSV: 09B4010038
Lớp: 09HQT1
1. Thời gian thực tập

2. Bộ phận thực tập.

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật


4. Kết quả thực tập theo đề tài


5. Nhận xét chung







Đơn vị thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRẦN HỒNG TRÂM
MSSV: 09B4010038
Lớp: 09HQT1
Nhận xét của Giảng Viên:












Tp. HCM, ngày……tháng……năm 2012
Giảng viên hướng dẫn









BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRẦN HỒNG TRÂM
MSSV: 09B4010038
Lớp: 09HQT1
Nhận xét của Giảng Viên:














Tp. HCM, ngày……tháng……năm 2012
Giảng viên phản biện






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc



i



MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết quả nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực 5
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 5
1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực 5
1.2 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực và thực hiện nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp hiện nay 8

1.2.1 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực 8
1.2.2 Nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay 8
1.3 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực 9
1.3.1 Chức năng 9
1.3.2 Nhiệm vụ 12
1.4 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực 12
1.4.1 Hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực 12
1.4.2 Động viên và duy trì nguồn nhân lực 15
Tó m tắt chương 1 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN iSPACE
2.1 Giới thiệu chung về trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace 17
2.1.1 Các đơn vị thành viên của NHG 18
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 19
ii



2.1.3 Mục tiêu phát triển của trường đến năm 2020 20
2.1.4 Chiến lược phát triển của trường đến năm 2020 21
2.1.5 Kết quả hoạt động của trường trong những năm 2008 – 2011 25
2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 26
2.2.1 Cơ sở vật chất 26
2.2.2 Trang thiết bị 27
2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại 28
2.3.1 Chức năng các phòng ban 30
2.4 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề CNTT
iSpace 31
2.4.1 Đối với công tác tuyển dụng 31
2.4.2 Đối với công tác sử dụng nguồn nhân lực 32

2.4.3 Đối với công tác đào tạo và phát triển 34
2.4.4 Đối với công tác động viên, khuyến khích, duy trì nguồn nhân lực
36
2.5 Những hạn chế chung 37
2.5.1 Hạn chế về nguồn nhân lực 37
2.5.2 Hạn chế về nguồn lực tài chính 38
Tó m tắt chương 2 38
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE
3.1 Nhận xét chung 39
3.1.1 Thuận lợi 39
3.1.2 Thách thức 40
3.2 Quan điểm và mục tiêu 41
3.2.1 Quan điểm 44
3.2.2 Mục tiêu 41
3.3 Nội dung hoàn thiện 42
3.3.2 Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức 42
iii



3.3.3 Hoàn thiện về công tác tuyển dụng 43
3.3.4 Hoàn thiện về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 44
3.3.5 Hoàn thiện về công tác sử dụng nguồn nhân lực 45
3.3.6 Hoàn thiện về công tác động viên, duy trì nguồn nhân lực 46
3.4 Đánh giá 48
3.4.2 Ưu điểm 48
3.4.3 Nhược điểm 48
3.5 Giải pháp 49
3.5.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức 49

3.5.3 Giải pháp về công tác tuyển dụng 50
3.5.4 Giải pháp về công tác tào tạo, phát triển nguồn nhân lực 51
3.5.5 Giải pháp về công tác sử dụng nguồn nhân lực 53
3.5.6 Giải pháp về công tác động viên và duy trì nguồn nhân lực 54
3.6 Ưu điểm, nhược điểm 59
3.6.1 Ưu điểm 59
3.6.2 Nhược điểm 61
3.7 Kiến nghị 62
Tó m tắt chương 3 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC







iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. NHG Tập đoàn công nghệ và giáo dục Nguyễn Hoàng
2. CNTT Công nghệ thông tin
3. CB_GVNV Cán bộ Giảng viên nhân viên
4. LĐTB&XH Lao Động Thương Binh và Xã Hội






















v



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tr ang
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực 7
Bảng 2.1 Quy mô đào tạo của trường năm 2008 – 2011 25
Bảng 2.2 Cơ cấu tổ chức các phòng, ban, khoa 28
Bảng 2.3 Tình hình phát triển nhân sự trong 3 năm gần đây 31



















vi



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ,
HÌNH ẢNH
Tr ang
Sơ đồ 1.1 Các bước lập kế hoạch tuyển dụng 10
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace 29
Biểu đồ 2.1 Mô hình các đơn vị trực thuộc NHG 18
Biểu đồ 2.2 Mô hình tổ chức công ty iCollege 18
Biểu đồ 2.3 Cấu trúc và chương trình đào tạo 23
(*) Đối với các nước công nghiệp phát triển, quản trị nguồn nhân lực sẽ có yêu cầu cao

hơn 7
















1


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năm 2007 và 2008 đất nước chúng ta có rất nhiều sự kiện, đặc biệt hơn l à Việt
Nam đã chính thức gia nhập WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, các tập
đoàn từ các nuớc trên thế giới đầu tư phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước
cũng không ngừng nỗ lực vươn lên một tầm cao mới để có thể sánh ngang với cộng
đồng doanh nghiệp trên thế giới.
Trước những khó khăn và thách thức đó, để đảm bảo sự phát triển và sự sống
còn của mình, các doanh nghiệp cũng đưa ra cho mình hàng loạt mục tiêu và những
vấn đề cần quan tâm, chú trọng như: Uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, thị
trường dịch vụ, phục vụ . . . nhưng trong đó tình trạng nguồn nhân lực thiết yếu phải

đảm bảo trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực là quan trọng hơn hết.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành tuy không mới nhưng hoàn toàn
có sức thu hút và có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế
giới. Tại Việt Nam, Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin (CNTT) iSpace được thành lập trên cơ sở
đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, giải quyết bài toán thiếu hụt nhân sự lành nghề của
các doanh nghiệp trong bối cảnh CNTT ngày càng chiếm vai trò chủ lực trong phát
triển quốc gia. Với phương châm đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng đúng mục tiêu xã
hội và nhu cầu của các doanh nghiệp, trên nền tảng phát triển từ Trung tâm dạy nghề tư
thục CNTT Không Gian. Ngành công nghệ thông tin nói chung đang đứng trước những
thay đổi, chuyển biến đầy mới mẻ, nhanh chóng và trường Cao đẳng nghề CNTT
iSpace là một trong những đơn vị tiên phong trong đào tạo hệ cao đẳng nghề nên đòi
hỏi cũng có sự thay đổi theo.
2
Đứng ở góc độ quản trị thì bất kỳ một sự thay đổi nào về cơ cấu tổ chức và
nguồn nhân lực không ít thì nhiều sẽ biến động môi trường sinh hoạt, ảnh hưởng đến
tâm tư tình cảm của mỗi người. Chính vì vậy, bước đi ban đầu của trường là đặt ra “ổn
định để phát triển”. Ổn định là tiền đề của phát triển hoạt động của các tổ chức đào tạo
nói chung và trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace nói riêng, yếu tố phát triển được đặt
trong bối cảnh: Thực tế xã hội đang hình thành thị trường đào tạo, và thị trường này sẽ
phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam đã và đang gia nhập vào WTO, sự phát triển của nhà
trường được đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là nguồn lực phải chuẩn bị ra sao cho những sự
cạnh tranh khốc liệt đó? Trong các nguồn lực cần chuẩn bị thì nguồn nhân lực được
xem là vô cùng quan trọng. Với trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace, việc hoàn thiện
công tác quản trị nguồn nhân lực hiện có ý nghĩ quan lớn vì: công tác quản trị nguồn
nhân lực hiện nay tại trường chỉ là quản trị nhân sự, mang tính hành chính. Để đáp ứng
được yêu cầu hội nhập kinh tế trong tình hình mới cần có những thay đổi căn bản, tiếp

cận với những phương pháp quản trị nguồn nhân lực hiện đại.
Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới công tác quản trị nguồn
nhân lực trong bất kỳ một đơn vị nào, Tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp hoàn thiện
quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghể Công nghệ thông tin iSpace”
cho khoá luận tốt nghiệp.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào tình hình thực tế về quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng
nghề CNTT iSpace và một số đơn vị hoạt động trên địa bàn.
Nghiên cứu đề tài là những vấn đề cơ sở lý luận và thực trạng về nguồn nhân lực
tại trường Cao đẳng nghể CNTT iSpace, để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nguồn
nhân lực. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực qua tình hình hoạt
động thực tế tại trường, không đi sâu vào nội dung quản lý và các chức năng quản trị
nguồn nhân lực. Đề ra giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong tương lai chỉ
mang tính chủ quan để làm tài liệu phát triển trong thời gian tới.

3
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trình bày những lý luận chung về quản trị nguồn nhân lực. Nghiên cứu những
vấn đề lý luận về công tác quản lý nhân lực của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.
Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề
CNTT iSpace để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện về quản trị nguồn nhân lực.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề
CNTT iSpace, trong đó tập trung vào công tác tuyển dụng , đào tạo, phát triển, động
viên và duy trì nguồn nhân lực.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở phương pháp luận. Khóa luận còn sử sụng các phương pháp khác như
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa…để trình bày các
vấn đề lý luận và thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, các nguồn số liệu được thu thập từ các phòng, khoa
của trường và sử dụng tài liệu các thông tin chính thức của Bộ lao động thương binh và
xã hội (LĐTB&XH), các tài liệu nghiên cứu của các tác giả khác cùng một số tài liệu
thu thập được của người viết.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đưa ra một số giải pháp về quản trị nguồn nhân lực của trường hiện nay để làm
cơ sở đề xuất một vài giải pháp tối ưu nhất về nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực
tại nhà trường.
Trong bối cảnh hiện nay trường có thể phát triển them quy mô, vì vậy cần có sự
chuẩn bị cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp cho các nhà hoạch định chiến lược phát
triển trường ở tầm cao hơn.
Cấu trúc của khoá luận tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị khoá
luận gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực.
4
+ Chương 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề
CNTT iSpace.
+ Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường
Cao đẳng nghề CNTT iSpace.

























5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tất cả các thành viên tham gia hoạt động cho tổ chức, sử dụng
kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì, phát triển tổ
chức.
Theo Flippo thì “Quản trị nhân sự” (Personnel Management) là hoạch định, tổ
chức, chỉ huy và kiểm tra các vần đề thu hút, phát triển, trả công, phối hợp và duy trì
con người nhằm thực hiện mục đích của tổ chức.
1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
Là hệ thống các triết lý và các hoạt động chức năng về tuyển chọn, đào tạo,
động viên và duy trì nhân viên của một tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu cho cả tổ
chức lẫn nhân viên.
Là việc quản lý con người ở một đơn vị tổ chức, một công ty, một doanh nghiệp.
Điều này bao gồm tất cả các chính sách, các điều lệ, các tiêu chuẩn tuyển chọn, huấn

luyện, đánh giá và trả công cho nhân viên, kể cả các quan tâm về công bằng, phúc lợi,
sức khoẻ và an toàn lao động.
Quản trị nguồn nhân lực là nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật
sử dụng người, nghệ thuật sử dụng con người thông qua người khác. [06;1]
Từ các định nghĩa trên, quản trị nguồn nhân lực là một khoa học và một nghệ
thuật.
+ Tính khoa học: Quản trị nguồn nhân lực có một quá trình phát triển trải qua
nhiều thế kỷ, được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu, đúc kết thành
những trường phái được thực tiễn chấp nhận, áp dụng. Ngày nay chúng ta đã có các tài
liệu viết thành sách giáo khoa giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến. [07;1]
+ Tính nghệ thuật: Quản trị nguồn nhân lực là quản trị con người. Con người
có kiến thức, có văn hoá, có kinh nghiệm thực tế không chịu đứng yên mà luôn phấn
6
đấu vươn lên, không ngừng sáng tạo, đấu tranh cho những quan hệ tự do, bình đẳng
giữa con người để làm cho sản xuất ngày càng hiệu quả, chất lượng cuộc sống được
nâng cao. [07;1]
Trong một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam hiện nay, nơi trình độ công
nghệ kỹ thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế đang trên đà phát triển nhưng chưa ổn định,
nhà nước chủ trương “quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con
người” thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách, hoạt động chức
năng về thu hút đào tạo, phát triển và duy trì con người của một tổ chức, nhằm đạt hiệu
quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt
động, nhằm làm con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm như
các lĩnh vực như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, chiêu mộ
và lựa chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích và thù lao, sức khoẻ và an toàn
lao động và tương quan lao động.
Khái niệm và thực tiễn áp dụng của quản trị nguồn nhân lực sẽ không giống
nhau ở các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản
trị đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế

hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ rang, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính
xác…nhưng nhà quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho
phù hợp công việc hay hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc. Để
quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách tuyển dụng, bố trí, sử sụng, khuyến
khích người khác nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.







7
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực
Các tiêu thức so sánh
Quản trị nhân sự
Quản trị nguồn nhân
lực tại các nước đang
phát triển hoặc có
nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung*
Tại các nước có
nền kinh tế kế
hoạch hoá tập
trung
Tại các nước
khác
Quan điểm về nhân viên
trong doanh nghiệp
Nhân viên là chủ

nhân của doanh
nghiệp
Lao động là yếu
tố chi phì đầu
vào
Con người là vốn
quý, nguồn nhân lực
cần được đầu tư phát
triển.
Mục tiêu quan tâm hàng
đầu
Ý nghĩa, lợi ích
chính trị trong các
hoạt động sản xuất,
dịch vụ
Lợi ích của tổ
chức, doanh
nghiệp
Cả lợi ích của tổ
chức lẫn nhân viên
Quan hệ giữa nhân viên
và chủ doanh nghiệp
Không rõ ràng
Quan hệ thuê
mướn
Quan hệ hợp tác bình
đẳng, hai bên cùng
có lợi.
Cơ sở của năng suất,
chất lượng.

Tổ chức + công
nghệ kỹ thuật
Công nghệ + kỹ
thuật, quản trị
Quản trị + chất lượng
nguồn nhân lực +
công nghệ, kỹ thuật
Quyền thiết lập các
chính sách, thủ tục…
Nhà nước
Nhà nước + tổ
chức, doanh
nghiệp
Nhà nước + tổ chức,
doanh nghiệp
Định hướng hoạt động Dài hạn
Ngắn hạn và
trung hạn
Dài hạn
Mối quan hệ giữa chiến
lược, chính sách quản
trị, con người với chiến
lược, chính sách kinh
doanh của tổ chức
Tách rời
Phục vụ cho
chiến lược, chính
sách kinh doanh
của tổ chức
Phối hợp với chiến

lược, chính sách kinh
doanh của tổ chức.
[14;03]

8
1.2 Vai tr ò c ủa quản trị nguồn nhân lực và thực hiện nhiệm vụ của quản trị
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay.
1.2.1 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là quản lý một tài sản lớn nhất của doanh nghiệp: Con
người. Không có nguồn lực tốt doanh nghiệp sẽ không thực thi được các chiến lược
một cách hiệu quả và không đạt được mục tiên đề ra.
Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò chiến lược trong chiến lược phát triển
chung của tổ chức, doanh nghiệp.
Phong cách quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng sâu sắc đến bầu không khí
doanh nghiệp, đến tâm lý nhân viên. [08-09;1]
Quản trị nguồn nhân lực có liên quan đến tất cả các bộ phận khác trong doanh
nghiệp.
Quản trị nguồn nhân lực góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của
vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung
đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành
quả do họ làm ra.
Quản trị nguồn nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết
định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay.
Yếu tố giúp ta nhận biết được tổ chức hoạt dộng tốt hay không, thành công hay
không chính là lực lượng nhân sự của nó, những con người cụ thể với lòng nhiệt tình
và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại: thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật đều
có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng với con người thì không. Vì vậy
quản trị nhân lực có vai trò thiết yếu trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực thuộc chức năng chính của nhà
quản trị, giúp nhà quản trị đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác. Các
nhà quản trị có vai trò đề ra các chính sách, đường lối, chủ trương có tính chất định
hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp do đó nhà quản trị phải là người biết nhìn xa
9
trông rộng, có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện các đường lối chính sách mà
nhà quản trị đề ra là các nhân viên thừa hành, kết quả công việc hoàn thành tốt hay
không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vậy cho nên có thể nói rằng:
“mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”.
Quản trị nguồn nhân lực gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức
nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự, và là một thành tố quan trọng của chức năng
quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Bất cứ cấp
quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung
cách quản trị nhân lực tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp. Đây cũng
là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân
1.3.1 Chức năng
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực liên quan đến tất cả các vấn đề về quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức lẫn
nhân viên. Trong thực tiễn, những hoạt động này đa dạng, phong phú và rất khác biệt
tuỳ theo đặc điểm về cơ cấu tổ chức, công nghệ kỹ thuật, nhân lực, tài chính, trình độ
phát triển của các tổ chức. Nội dung cơ bản của quản trị nguồn nhân lực bao gồm các
hoạt động: hoạch định nguồn nhân lực, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng nhân
viên, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, trả công lao động…
Có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực theo ba nhóm
chức năng:
1.3.1.1 Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo đủ số lượng nhân viên với các
phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng người
vào đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh

và thực trạng sử dụng nhân viên trong đơn vị nhằm xác định được những công việc nào
cần tuyển thêm người. Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần
tuyển bao nhiêu nhân viên và yêu cầu đặt ra cho các ứng viên ra sao. Việc áp dụng các
kỹ thuật tuyển dụng (trắc nghiệm, phỏng vấn…) sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng
10
viê n tốt nhất cho công việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt
động như: dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc
nghiệm, thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
[13;03]
Sơ đồ 1.1 Các bước của quá trình lập kế hoạch và tuyển dụng

















1.3.1.2 Nhóm chức năng đào tạo, phát triển.
Nhóm chức năng này chú trọng, nâng cao năng lực của nhân viên trong các
doanh nghiệp có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được

giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các
doanh nghiệp áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm
xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc của
doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo,
(1) Phân tích công việc
(2) Tìm kiếm
(3) Tuyển mộ
(4) Phỏng vấn
(5) Tuyển chọn
(6) Nhận việc
(7) Theo dõi
11
huấn luyện đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh
doanh.
Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng
nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề
và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ. [15;03]
1.3.1.3 Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.
Chú trọng đến việc duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp. Gồm hai chức năng nhỏ hơn là:
- Kích thích, động viên nhân viên
+ Xây dựng và quản lý hệ thống thang lương, bảng lương.
+ Thiết lập và áp dụng các chính sách tiền lương, tiền thưởng, thăng tiến, kỹ
luật, phúc lợi, phụ cấp…
+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.
- Duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
+ Ký hợp đồng lao động
+ Giải quyết yếu tố, tranh chấp lao động
+ Bảo hiểm xã hội, y tế và an toàn lao động.

Giải quyết tốt mối quan hệ lao động sẽ vừa giúp doanh nghiệp tạo ra bầu không khí
tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn
với công việc, gắn bó với doanh nghiệp.
1.3.2 Nhiệm vụ
1.3.2.1 Nhiệm vụ chính sách
Thiết lập hoặc tham gia thiết lập các chính sách nguồn nhân lực như: xây dựng nội quy,
quy chế, quy định, chính sách có liên quan đến nhân sự.
1.3.2.2 Nhiệm vụ dịch vụ
Thực hiện hoặc phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp thực hiện những
công việc liên quan đến các nhân sự như: Hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công
việc, mô tả công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, lưu trữ hồ sơ nhân viên, định hướng
12
công việc, đào tạo huấn luyện nhân viên, đánh giá, bồi dưỡng nâng cao trình độ, quản
trị tiền lương, giải quyết các khiếu nại, kỷ luật nhân viên….
1.3.3.3 Nhiệm vụ tư vấn
Đề xuất các giải pháp giúp các bộ phận khác trong doanh nghiệp khắc phục, giảm thiểu
khó khăn liên quan đến nhân sự.
1.3.3.4 Nhiệm vụ kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện các chính sách về nhân sự trong doanh nghiệp như:
+ Giờ công lao động
+ Tiền lương, tiền thuởng
+ Bảo hiểm xã hội, y tế
+ Chính sách đãi ngộ…
1.4 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực
1.4.1 Hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn
nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho
các doanh nghiệp có đủ nguồn lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện
công việc có năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao. [43;03]
Hoạch định nguồn nhân lực thường được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn

hạn về nhân lực. Các kế hoạch ngắn hạn này có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với
sự thay đổi của doanh nghiệp. Hiệu quả của quá trình hoạch định nguồn nhân lực phụ
thuộc vào mức độ phù hợp của chiến lược nguồn nhân lực với các chiến lược tổng thể
khác của doanh nghiệp, với đặc trưng, năng lực của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thực
hiện hoạch định nguồn nhân lực phải quan tâm tới các chiến lược khác của doanh
nghiệp như chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm mới
Hoạch định nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong quản trị nguồn nhân lực,
có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, hoạch định nguồn
nhân lực hiệu quả góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp
Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:
o Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào?

×