Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN VĂN TRỊ



NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP
YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
QUỐC TẾ CẦU TREO, HÀ TĨNH




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI








HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN VĂN TRỊ



NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP
YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
QUỐC TẾ CẦU TREO, HÀ TĨNH



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TSKH. ĐẶNG HÙNG VÕ
2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH




HÀ NỘI - 2014


i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình, luận
án nào và chƣa sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ đã đƣợc cảm ơn và các thông tin tham khảo, trích dẫn đã
đƣợc nêu rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án



Nguyễn Văn Trị


















ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, ngoài sự nổ lực của bản thân,
tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá
nhân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự quan
tâm quý báu đó.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn GS.TSKH. Đặng Hùng Võ - Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành -
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp
cho tôi nhiều tƣ liệu quý, góp ý hoàn thiện Luận án và các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài; cảm ơn TS. Nguyễn Duy Bình và ThS. Nguyễn Anh Tuấn - Trƣờng Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, đã giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu chuyên đề ứng dụng công
nghệ mô hình hoá để đánh giá, dự báo xói mòn đất; cảm ơn ThS. Phạm Nhƣ Hách - Viện
Nghiên cứu quản lý đất đai đã phối hợp, giúp đỡ xử lý các tài liệu, số liệu, các loại bản
đồ, bản vẽ…trong việc hoàn thiện Luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo khoa và các bộ môn; các thầy
cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai và các Bộ môn khác thuộc Khoa Quản lý đất đai; các
cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học (trƣớc đây), Ban Quản lý đào tạo - Trƣờng Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai; lãnh đạo và các
phòng, ban Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; UBND huyện Hƣơng
Sơn, các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trong địa bàn Khu kinh tế; Sở TNMT và các
sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh và các bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân…đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn về tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014




Nguyễn Văn Trị


iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững 6
1.1.3 Cơ sở của việc lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và yếu tố môi trƣờng 12
1.2 Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng 20
1.2.1 Quy hoạch môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu bảo vệ môi trƣờng và phát triển
bền vững ở một số nƣớc và tổ chức quốc tế 23
1.2.3 Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng của Chƣơng trình
SEMLA ở Việt Nam 26

1.2.4 Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam 35
1.2.5 Những cảnh báo về tác động giữa đất đai và môi trƣờng ở Việt Nam 37
1.3 Cách tiếp cận lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất 47
1.3.1 Cách tiếp cận hệ thống 47


iv
1.3.2 Cách tiếp cận sinh thái 47
1.3.3 Cách tiếp cận về phân vùng lãnh thổ 48
1.3.4 Cách tiếp cận liên ngành 48
1.3.5 Cách tiếp cận đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) và đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc (ĐCM) 49
1.4 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và hƣớng nghiên cứu của đề tài 49
1.4.1 Nhận xét chung 49
1.4.2 Hƣớng nghiên cứu chính của đề tài 52
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1 Nội dung nghiên cứu 53
2.1.1 Đánh giá khái quát về quy hoạch sử dụng đất và môi trƣờng trong
quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. 53
2.1.2 Nghiên cứu hiện trạng các yếu tố môi trƣờng tác động đến sử dụng
đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 53
2.1.3 Xác định các yếu tố môi trƣờng cần giám sát và lựa chọn các yếu tố
môi trƣờng để lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 53
2.1.4 Đánh giá tác động và lồng ghép các yếu tố môi trƣờng vào quy hoạch
một số khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 54
2.1.5 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch một số khu chức năng và một số
giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo 54
2.1.6 Đề xuất cách tiếp cận về phƣơng pháp xác định yếu tố môi trƣờng và

cách thức lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất. 54
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 54
2.2.1 Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin 54
2.2.2 Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp 56
2.2.3 Phƣơng pháp chuyên gia (phƣơng pháp Delphy) 56
2.2.4 Phƣơng pháp ma trận môi trƣờng (Matrix method) 58


v
2.2.5 Phƣơng pháp cho điểm 58
2.2.6 Phƣơng pháp mô hình 58
2.2.7 Phƣơng pháp sử dụng các phần mềm để xây dựng các loại bản đồ của
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 61
2.2.8 Ứng dụng công thức tính toán gần đúng mức ồn tƣơng đƣơng trung
bình, mức ồn nguồn và mức suy giảm ồn theo khoảng cách 61
2.2.9 Sử dụng công thức tính dự báo ô nhiễm môi trƣờng 62
2.2.10 Sử dụng kết hợp các phƣơng pháp điều tra thực địa, điều tra, thu thập
thông tin thứ cấp, phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp và bản
đồ để dự báo áp lực về đất đai. 63
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 64
3.1 Đánh giá khái quát về quy hoạch sử dụng đất và môi trƣờng trong quy
hoạch chung xây dựng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 64
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo 64
3.1.2 Đánh giá nội dung quy hoạch sử dụng đất trong đồ án quy hoạch
chung xây dựng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 71
3.1.3 Đánh giá việc xây dựng báo cáo môi trƣờng chiến lƣợc trong quy
hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 75
3.2 Hiện trạng các yếu tố môi trƣờng tác động đến sử dụng đất tại Khu
Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 77

3.2.1 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc, không khí, tiếng ồn 77
3.2.2 Hiện trạng môi trƣờng đất 80
3.2.3 Hiện trạng lũ lụt, ngập úng 82
3.2.4 Hiện trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và nguồn nƣớc 84
3.2.5 Hiện trạng xử lý chất thải 88
3.3 Xác định các yếu tố môi trƣờng cần giám sát và lựa chọn yếu tố môi
trƣờng để lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh 89


vi
3.3.1 Phân tích tác động của các yếu tố môi trƣờng đối với sử dụng đất và
quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 89
3.3.2 Xác định các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất cần giám
sát tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 96
3.3.3 Lựa chọn các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất để lồng
ghép tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 102
3.4 Đánh giá tác động và lồng ghép các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch
sử dụng đất tại một số khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo 106
3.4.1 Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu
tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo 106
3.4.2 Ứng dụng một số phƣơng pháp dự báo để đánh giá tác động và lồng
ghép các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất đối với một
số khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 111
3.5 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 137
3.5.1 Một số kiến nghị, đề xuất chung đối với quy hoạch sử dụng đất Khu
Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 137

3.5.2 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất ở một số khu đô
thị, khu công nghiệp và khu tái định cƣ của Khu Kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo 137
3.5.3 Tổng hợp diện tích các loại đất các khu chức năng trong quy hoạch chung
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sau khi điều chỉnh, bổ sung 140
3.5.4 Đề xuất bổ sung một số giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch sử
dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 142
3.6 Đề xuất cách tiếp cận về phƣơng pháp lựa chọn các yếu tố môi trƣờng
và các bƣớc lồng ghép những yếu tố môi trƣờng chủ yếu trong quy
hoạch sử dụng đất của các Khu kinh tế cửa khẩu 142


vii
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
1 Kết luận 148
2 Kiến nghị 150
Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 157



viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB
BCHTW
BĐKH
Bộ TNMT
CKQT

CTR
CTR
sh
ĐBSCL
ĐDSH
ĐMC
ĐTM
GIS
GPMB
FAO
IIED
KCN
KDC
KĐT
KT - XH
MTST
OECD

PPA
QC
QHSDĐ
SEMLA

Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
Ban Chấp hành Trung ƣơng
Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Cửa khẩu quốc tế
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt

Đồng bằng sông Cửu Long
Đa dạng sinh học
Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
Đánh giá tác động môi trƣờng
Hệ thống thông tin địa lý
Giải phóng mặt bằng
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
Viện quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển
Khu công nghiệp
Khu dân cƣ
Khu đô thị
Kinh tế - Xã hội
Môi trƣờng sinh thái
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organisation for Economic Co-operation and Development)
Phƣơng pháp tham gia cộng đồng
Quy chuẩn
Quy hoạch sử dụng đất
Chƣơng trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về tăng cƣơng năng lực
quản lý đất đai và môi trƣờng


ix
SXKD
SXNN
SWAT
TCMT
TDTT
TNMT
TNXP

T.Ƣ
UBND
UNDP

UNEP
WB
WCED
WQI
YTMT
Sản xuất king doanh
Sản xuất nông nghiệp
Công cụ đánh giá đất và nƣớc (Soil and Water Assessment Tool)
Tiêu chuẩn môi trƣờng
Thể dục thể thao
Tài nguyên và Môi trƣờng
Thanh niên xung phong
Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Ủy ban thế giới về Môi trƣờng và phát triển
Chỉ số chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index)
Yếu tố môi trƣờng













x
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
1.1 Phân loại mức độ bền vững 6
1.2 Ƣớc tính diện tích các loại hình thoái hóa đất chính 44
3.1 Các loại đất chính tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 67
3.2 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 73
3.3 Chất lƣợng nƣớc mặt tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 77
3.4 Chất lƣợng nƣớc dƣới đất tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 78
3.5 Số liệu quan trắc môi trƣờng không khí và tiếng ồn tại Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 79
3.6 Chất lƣợng môi trƣờng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 80
3.7 Một số đợt mƣa lũ và mức độ ảnh hƣởng 83
3.8 Danh sách 10 họ thực vật giàu loài nhất ở Bắc Trƣờng Sơn 85
3.9 Một số loài động vật tiêu biểu ở Bắc Trƣờng Sơn 86
3.10 Tổng hợp kết quả tham vấn về yếu tố tác động đến sử dụng đất 90
3.11 Tổng hợp điều tra, tham vấn về nguồn gây tác động và các tác động 91
3.12 Tổng hợp phân tích về nguồn gây tác động và yếu tố tác động 93
3.13 Mức độ tác động của các yếu tố môi trƣờng tự nhiên tại Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 97

3.14 Mức độ tác động của các yếu tố kinh tế tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo 98
3.15 Mức độ tác động của các yếu tố xã hội tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo 99
3.16 Tổng hợp điểm của các yếu tố môi trƣờng tự nhiên 100
3.17 Tổng hợp điểm của các yếu tố kinh tế 100
3.18 Tổng hợp điểm của các yếu tố xã hội 101
3.19 Khung đánh giá chỉ số tác động của các yếu tố môi trƣờng trong quy
hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 103


xi
3.20 Tổng hợp phiếu điều tra lấy ý kiến tham vấn mức độ tác động của yếu
tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất 105
3.21 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng
đất đến các khu chức năng 109
3.22 Kết quả tính toán mực nƣớc theo các tần suất và mực nƣớc lũ cao nhất
năm 2002 113
3.23 Kết quả điều tra, thống kê diện tích có cốt đất thấp hơn trên 5,0 m so
với mực nƣớc lũ tính toán và lũ năm 2002 115
3.24 Tên các loại đất và giá trị thông số thổ nhƣỡng tƣơng ứng 118
3.25 Tên loại sử dụng đất tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và hệ
số C tƣơng ứng 119
3.26 Giá trị các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu chỉnh và kiểm chứng mô
hình dòng chảy 121
3.27 Dự báo mức độ xói mòn cho từng loại hình sử dụng đất năm 2010 122
3.28 Dự báo mức độ xói mòn cho từng loại hình sử dụng đất năm 2020 123
3.29 Tổng hợp điều tra nguy cơ sạt lở đất, lũ quét 126
3.30 Mức ồn tƣơng đƣơng trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn 129
3.31 Kết quả tính toán mức ồn suy giảm theo khoảng cách trong giai đoạn

vận hành đến năm 2020 130
3.32 Đánh giá đất xây dựng trong đồ án quy hoạch chung 132
3.33 Diện tích và tỷ lệ các loại đất thu hồi ở một số dự án 134
3.34 Dự báo thành phần, tỷ lệ khối lƣợng chất thải rắn tại Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo năm 2020 135
3.35 Dự báo khối lƣợng chất thải rắn năm 2020 136
3.36 Điều chỉnh diện tích của một số khu đô thị và khu công nghiệp 139
3.37 Bổ sung quy hoạch tái định cƣ cho các hộ vùng lũ quét 140
3.38 Tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng 141
3.39 Mối quan hệ giữa các bƣớc lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lồng
ghép yếu tố môi trƣờng và mô hình quy hoạch lồng ghép của SEMLA 146



xii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
1.1 Bản đồ địa bàn nghiên cứu của SEMLA 28
1.2 Sơ đồ phát triển bền vững 47
3.1 Sơ đồ vị trí Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 65
3.2 Sơ đồ mô tả địa hình Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 66
3.3 Biểu đồ cơ cấu các loại đất Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
năm 2010 67
3.4 Biểu đồ lƣợng mƣa tháng tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 68
3.5 Biểu đồ hoạt động xuất nhập cảnh tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo từ năm 2007 đến năm 2012 70
3.6 Sơ đồ quy hoạch các khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 74

3.7 Lũ lụt năm 2002 tại xã Sơn Kim 1 82
3.8 Rừng và động vật rừng tại Bắc Trƣờng Sơn 84
3.9 Khai thác gỗ trái phép tại rừng Bắc Trƣờng Sơn 86
3.10 Buôn bán động vật hoang dã qua đƣờng 8A 87
3.11 Bãi rác Thị trấn Tây Sơn 88
3.12 Lũ lụt tại xã Sơn Kim 1 năm 2002 112
3.13 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu địa hình Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 117
3.14 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu thổ nhƣỡng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo 117
3.15 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Khu Kinh
tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 118
3.16 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu sử dụng đất đến năm 2020 Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo 118
3.17 Biểu đồ lƣợng mƣa và lƣu lƣợng dòng chảy theo ngày tại Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo từ 2001 - 2010 120
3.18 Bản đồ 21 tiểu lƣu vực Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 120


xiii
3.19 Bản đồ mô phỏng mức độ xói mòn đất năm 2010 tại Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo 121
3.20 Bản đồ mô phỏng dự báo mức độ xói mòn đất năm 2020 tại Khu Kinh
tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 121
3.21 Biểu đồ mức độ xói mòn đất năm 2010 và dự báo năm 2020 tại Khu
Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 124
3.22 Sơ đồ hiện trạng giao thông năm 2010 128
3.23 Sơ đồ quy hoạch giao thông năm 2020 128
3.24 Sơ đồ các bƣớc lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất 147






1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nƣớc về tổ chức
và quản lý trên cơ sở phân bố quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả vào
các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành
chính các cấp, các vùng và cả nƣớc, nhằm khai thác hiệu quả tối đa tài nguyên đất
đai trong mối tƣơng quan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ môi
trƣờng để phát triển bền vững.
Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng nêu rõ: “công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nƣớc ta đƣợc triển khai
đồng bộ ở các cấp hành chính; việc phân bổ quỹ đất đã đáp ứng cơ bản cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Cơ cấu sử dụng đất từng bƣớc
phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế…” (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2012a).
Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà khoa học, quy hoạch sử dụng đất ở nƣớc ta
hiện nay còn mang nặng “hình thức phân bổ đất”, chủ yếu phân bổ về diện tích theo
từng thời kỳ cho các mục đích khác nhau, thiếu quy hoạch không gian và chƣa có
hệ thống đánh giá một cách khoa học các tác động của các yếu tố môi trƣờng, vì
vậy việc phân bổ diện tích đất đai chƣa đảm bảo yêu cầu của phát triển bền vững.
Trên thế giới, việc quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trƣờng
và biến đổi khí hậu đã đƣợc Liên hợp quốc khuyến nghị, đa số các nƣớc coi đây là
một trong các tiêu chí phát triển bền vững. Đối với nƣớc ta, trong vài thập kỷ gần
đây kinh tế phát triển với tốc độ khá nhanh làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất
đai và các tài nguyên khác. Mục tiêu phát triển bền vững đã đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc đặt ra với nhiều chủ trƣơng, chính sách cụ thể có tính chiến lƣợc lâu dài. Do
đó, đối với quy hoạch sử dụng đất cũng cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận để phù

hợp với xu thế toàn cầu hóa và mục tiêu bền vững của quốc gia. Theo đó, quy hoạch
sử dụng đất không chỉ bảo đảm hiệu quả về kinh tế mà còn phải gắn với phát triển
bền vững về mặt xã hội, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống thiên tai và ứng phó với


2
biến đổi khí hậu. Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và một số địa
phƣơng đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu
tố môi trƣờng ở một số đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu
còn hẹp, chƣa tổ chức triển khai nghiên cứu ở cấp quốc gia, cấp vùng và các loại
hình khu kinh tế. Nội dung lồng ghép môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất ở các
dự án thử nghiệm chủ yếu tập trung vào đánh giá tác động môi trƣờng hoặc đánh
giá môi trƣờng chiến lƣợc. Các đề tài khoa học nghiên cứu về quy hoạch sử dụng
đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng cũng còn hạn chế và chƣa mang tính hệ thống. Có
thể nói nội dung và phƣơng pháp lập quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi
trƣờng từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa đƣợc đề cập đúng mức đã gây
những hạn chế không nhỏ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Đối với loại hình Khu kinh tế, kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu, phƣơng án
quy hoạch sử dụng đất chủ yếu đƣợc thể hiện trong đồ án Quy hoạch chung xây
dựng, phần diện tích ngoài Quy hoạch chung xây dựng đƣợc thể hiện theo quy
hoạch sử dụng đất chi tiết của cấp huyện và xã. Về đánh giá tác động của các yếu tố
môi trƣờng khi lập quy hoạch sử dụng đất, đối với đồ án Quy hoạch chung xây
dựng có nội dung “đánh giá tác động môi trƣờng đô thị và đề xuất biện pháp để
giảm thiểu ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng”; đối với diện tích ngoài Quy hoạch
chung xây dựng chƣa có quy định cụ thể về đánh giá tác động của yếu tố môi
trƣờng trong phƣơng án quy hoạch sử dụng đất.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu của đề tài

+ Xác lập cơ sở lựa chọn các yếu tố môi trƣờng cần giám sát và các yêu tố
môi trƣờng chủ yếu để lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh.
+ Đánh giá tác động của các yếu tố môi trƣờng chủ yếu và đề xuất cách thức
lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi
trƣờng tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh.


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tƣợng tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo, gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất và việc
đánh giá tác động môi trƣờng trong đồ án quy hoạch chung xây dựng; hiện trạng
các yếu tố môi trƣờng có tác động đến sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất; tác
động qua lại của các yếu tố môi trƣờng và quy hoạch sử dụng đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh thuộc địa giới hành chính
của các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và Thị trấn Tây Sơn, huyện Hƣơng
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích tự nhiên 56.714,97 ha.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Về khoa học
Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng
đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện
phƣơng pháp luận về giải pháp tích hợp môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất
nói chung và quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu nói riêng; góp phần hoàn
thiện chính sách, pháp luật đất đai ở nƣớc ta.
4.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng các yếu tố môi trƣờng tại Khu Kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo; việc lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất
góp phần hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững; kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể đƣợc ứng dụng vào việc lập quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu
tố môi trƣờng tại các khu kinh tế cửa khẩu khác của nƣớc ta.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận về phƣơng pháp lựa chọn các
yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất, các bƣớc lồng ghép yếu tố môi


4
trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất của các khu kinh tế cửa khẩu và đã thực hiện cụ
thể tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định đƣợc 10 yếu tố môi trƣờng trong
quy hoạch sử dụng đất cần giám sát tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo,
gồm: (i) Lũ lụt, ngập úng; (ii) Thoái hóa đất do xói mòn, sạt lở đất; (iii) Hệ sinh thái
rừng và đa dạng sinh học; (iv) Mở rộng các khu đô thị và phát triển các khu công
nghiệp; (v) Phát triển đƣờng giao thông; (vi) Phát triển khu du lịch; (vii) Xử lý ô
nhiễm môi trƣờng (chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải, tiếng ồn); (viii) Thu hồi đất sản
xuất; (ix) Tăng dân số; (x) Giải quyết việc làm. Đề tài đã lựa chọn đƣợc 4 yếu tố
môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất chủ yếu để lồng ghép, gồm: (i) Lũ lụt,
ngập úng; (ii) Thoái hóa đất do xói mòn, sạt lở đất; (iii) Mở rộng các khu đô thị và
phát triển các khu công nghiệp; (iv) Phát triển đƣờng giao thông. Đề xuất điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch ở một số khu chức năng trên cơ sở đánh giá tác động và
lồng ghép các yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.














5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2003) quy hoạch sử dụng đất là
việc bố trí, sắp xếp và sử dụng các loại đất một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều
nông sản với chất lƣợng cao, hiệu quả kinh tế lớn.
Theo Nguyễn Đức Minh (1994), Võ Tử Can (1998), Chu Văn Thỉnh và cs.
(2000), Tôn Gia Huyên (2007) nhìn từ góc độ kinh tế, kỹ thuật và pháp chế: Quy hoạch
sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nƣớc về tổ
chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông
qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu sản xuất, nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trƣờng.
Theo Luật Đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” (Quốc hội nƣớc Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
1.1.1.2. Khái niệm về yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh
vật (Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005).
- Yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bao gồm các yếu tố môi
trƣờng tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy hoạch sử
dụng đất.


6
1.1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trƣờng là quá trình tích hợp,
lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất; đánh giá, dự báo tác
động qua lại giữa quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố môi trƣờng để đề xuất
phƣơng án bố trí, cân đối nguồn lực đất đai hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, vừa hạn chế gây ô nhiễm, suy thoái đất, giảm thiểu tác động xấu của
thiên tai và hoạt động của con ngƣời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai,
đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững.
1.1.2. Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững
1.1.2.1. Sử dụng đất bền vững
Theo khung đánh giá quản lý đất bền vững Nairobi, Kenya (FAO, 1991):
“Quản lý sử dụng bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và
hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm đến môi
trƣờng để đồng thời đạt đƣợc 5 tiêu chí:
- Duy trì hoặc nâng cao sản lƣợng nông nghiệp (hiệu quả sản xuất);
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên;
- Ngăn ngừa thoái hoá đất và nƣớc (tính bảo vệ);
- Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền);
- Đƣợc xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)”.

Bảng 1.1. Phân loại mức độ bền vững
Lớp
Mức độ
Giới hạn thời gian
Bền vững
Bền vững lâu dài
> 25 năm
Bền vững trung hạn
15 - 25 năm
Bền vững ngắn hạn
7 - 15 năm
Không bền
vững
Ít bền vững
5 - 7 năm
Không bền vững
2 - 5 năm
Rất không bền vững
< 2 năm
(Nguồn: Vũ Thị Bình, 2003)
Theo Lê Thái Bạt (2009) ngày nay sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu
quả đã trở thành chiến lƣợc quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi lẽ: (i) Tài nguyên đất vô cùng quý giá.


7
Bất kỳ nƣớc nào, đất đều là tƣ liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ
để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xƣa,
ngƣời Ấn Độ, ngƣời Ả - rập, ngƣời Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay
mƣợn của con cháu”. Ngƣời Mỹ còn nhấn mạnh “ Đất không phải là tài sản thừa kế

của tổ tiên”. Ngƣời Ét-xtô-ni-a, ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn
có vàng”. Ngƣời Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo
cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học -
kỹ thuật vĩ đại, con ngƣời hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam,
một đất nƣớc với “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, đất đai càng đặc biệt quý giá. (ii)
Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa trừ diện tích
đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó phần lớn
có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dƣỡng, hoặc quá
mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến
tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta. Hiện
nhân loại mới khai thác đƣợc 1.500 triệu héc-ta đất canh tác. (iii) Diện tích tự nhiên
và đất canh tác trên đầu ngƣời ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô
thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác
trên đầu ngƣời của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu
Á, Thái Bình Dƣơng là dƣới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, với trình độ sản xuất trung
bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lƣơng thực, thực phẩm, mỗi ngƣời cần có 0,4 ha
đất canh tác. (iv) Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con ngƣời, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc
ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong
đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam hiện có 16,7
triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và
độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thƣờng bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị
phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ


8
thực vật, chất thải, nƣớc thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và
chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và

đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trƣợt, sạt lở đất,
thoái hóa lý, hóa học đất (v) Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải đƣợc
tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu
cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn
năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác
cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trƣớc mắt mà làm tổn
hại đến đất đai.
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững
Theo FAO (1997), tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền
vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trƣờng. Các
tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các loại hình
sử dụng đất bền vững hiện tại và tƣơng lai, xác định các loại hình sử dụng đất phù
hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hƣớng sử dụng đất bền vững.
a) Bền vững về mặt kinh tế: (i) Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất
sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học
bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả … và tàn
dƣ để lại). Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng, có khả năng tiêu thụ tại địa
phƣơng, trong nƣớc và xuất khẩu. (ii) Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là
thƣớc đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá
trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dƣới
mức đó thì nguy cơ ngƣời sử dụng sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tƣ phải lớn hơn
lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. (iii) Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu
quả đồng vốn và giá trị ngày công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu
quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh
tế cao phải mang lại giá trị cao cho ngƣời sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên.
b) Bền vững về mặt xã hội: (i) Hệ thống sử dụng đất phải thu hút đƣợc lao
động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều


9

quan tâm trƣớc, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi
trƣờng…). Sản phẩm thu đƣợc cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống
hàng ngày của ngƣời dân. (ii) Hệ thống sử dụng đất phải đƣợc tổ chức trên đất mà
nông dân có quyền thụ hƣởng lâu dài, đất đã đƣợc giao và rừng đã đƣợc khoán với
lợi ích các bên cụ thể. Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông
hộ, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của
địa phƣơng, khu vực. (iii) Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với nền văn hóa dân
tộc và tập quán địa phƣơng để đạt đƣợc sự đồng thuận của cộng đồng.
c) Bền vững về mặt môi trƣờng: (i) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn
chế ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. (ii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm
bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên: xói mòn, rửa trôi, hoang
mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa. (iii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn
ngừa, giảm nhẹ thiên tai: bão lụt, xói lở, đất trƣợt, cháy rừng…(iv) Hệ thống sử dụng
đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con ngƣời
nhƣ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không hợp lý. Giảm mức độ
ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nƣớc, hạn chế cát bay, giảm thiểu xói mòn,
thoái hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đa dạng sinh học.
1.1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời khi thực hiện việc phân bổ đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
và khai thác sử dụng đất theo quy hoạch sẽ có tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng tự
nhiên và xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đã đƣợc hầu hết
các quốc gia có nền kinh tế phát triển áp dụng gắn với vấn đề quy hoạch bảo vệ môi
trƣờng và các yêu cầu của phát triển bền vững. Theo Lê Văn Khoa (2002), cho đến
nay có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững, nhƣng các
nghiên cứu và phần lớn các quốc gia trên thế giới đều công nhận phát triển bền
vững là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với mục tiêu xã
hội và bền vững môi trƣờng sinh thái. Phát triển bền vững còn bao hàm cả khía



10
cạnh phát triển trong sự quản lý tốt các xung đột môi trƣờng. Yêu cầu phát triển bền
vững đến nay đƣợc coi là một trong những giá trị phổ quát cần đƣợc đảm bảo bởi
bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào trên thế giới. Phát triển bền vững đƣợc Ủy ban
thế giới về môi trƣờng và phát triển (WCED, 1987) định nghĩa là “ sự phát triển
nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Yêu cầu phát triển bền vững đƣợc hiểu một
cách giản lƣợc là yêu cầu phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ thỏa đáng
môi trƣờng sinh thái. Điều này cũng có nghĩa rằng, mọi hoạt động kinh tế, xã hội
đều phải tính đúng, tính đủ các chi phí cho việc bảo vệ môi trƣờng. Nói cách khác,
yêu cầu bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc tôn trọng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội,
mọi dự án sản xuất, tiêu thụ và phát triển.
Theo Trần Hồng Hà và cs. (2008) “Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, ADB cho rằng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng với những cân nhắc
cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài
nguyên và môi trƣờng, điều này có nghĩa là trong quy hoạch phát triển vùng các
thông số môi trƣờng cần đƣợc đƣa vào quy hoạch ngay từ đầu. ADB đã soạn thảo
hƣớng dẫn quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trƣờng vùng và
quy trình xây dựng quy hoạch vùng. Kể từ đó, nhiều nƣớc đã hƣớng vào việc xây
dựng quy hoạch tốt hơn, bền vững hơn về môi trƣờng và kinh tế.
Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về quy hoạch môi trƣờng, nhƣng
trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nƣớc trên thế giới vẫn có nhiều điểm
chung là trong quy hoạch phát triển phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi
trƣờng, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng”.
Từ nhận thức và lý luận chung nhƣ đã trình bày ở các phần trên, chúng ta có
thể hiểu rằng quy hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững là đảm
bảo phân bổ, bố trí đất đai cho các ngành, lĩnh vực một cách khoa học, hợp lý, vừa
mang lại giá trị kinh tế/hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo giải quyết lao động/việc
làm, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của cộng đồng và địa phƣơng,

đồng thời quy hoạch sử dụng đất phải gắn với bảo vệ môi trƣờng, hạn chế đến mức

×