Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận cao học luật pháp và đạo đức báo chí truyền thông (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG

Đề tài
LUẬT BÁO CHÍ 2016
THỰC TIỄN CHỨC NĂNG THƠNG TIN TRUNG THỰC TÌNH
HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ THẾ GIỚI CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN
BÁO ĐÀI


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC BÁO
CHÍ...................................................................................................................3
1.1

Khái niệm chung về đạo đức báo chí....................................................3

1.2

Tầm quan trong trọng của đạo đức nghề báo........................................3

1.3

Luật Báo chí 2016.................................................................................4

1.4

Báo chí phải thơng tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới


phù hợp với lợi ích đất nước và của nhân dân...............................................4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LUẬT BÁO CHÍ 2016 LIÊN HỆ THỰC
TIỄN CÁC CƠ QUAN BÁO ĐÀI..................................................................6
2.1

Thực trạng luật báo chí 2016 trong đời sống........................................6

2.2

Thực trạng các cơ quan báo chí về việc thực hiện luật báo chí 2016...7

CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA CỦA LUẬT BÁO CHÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM
BÁO................................................................................................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................13


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với việc không ngừng đi sâu hội nhập kinh tế thế giới, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao
nhưng vẫn tồn tại một bộ phận nhà báo vì chưa hài lịng với những gì đang có,
nên đã bất chấp mọi thủ đoạn đưa tin sai sự thật nhằm mưu cầu lợi ích cá
nhân, đáp ứng nhu cầu, tham vọng riêng của mình. Đưa tin sai sự thật là một
trong số những thủ đoạn để cá nhân nhà báo trục lợi bằng hình thức tăng lượt
xem và nguy hiểm hơn là bị các phần tử có ý đồ chống phá nhà nước lợi dụng
để xun tạc các chính chính sách của Đảng.
Thêm vào đó, dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt của báo chí
truyền thơng, thời gian đưa tin được tính đến từng giây, “thời gian là vàng”,
do vậy vì thỏa mãn sự hiếu kỳ của công chúng mà một số nhà báo đã giả tạo

tin tức, đưa tin không qua kiểm chứng hoặc thổi phồng tin tức nhằm “giật
gân”, “câu khách”, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất có thể. Nhiều nhà báo vì
những lợi ích cá nhân hay xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau đã đưa
tin sai sự thật, đưa tin không kiểm chứng... gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận,
nắm bắt tin tức của công chúng và đây là một trong những vấn đề nghiêm
trọng rất cần được khắc phục kịp thời. Và để có thể khắc phục được điều đó
thì cần căn cứ vào Luật báo chí 2016.
Theo Luật Báo chí, chương 1, điều 4 về “chức năng, nhiệm và quyền
hạn của báo chí” có quy định: “ Thơng tin trung thực về tình hình đất nước và
thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân.” Trong tiểu luận
này sinh viên sẽ liên hệ thực tiễn và làm rõ tính thơng tin trung thực của các
cơ quan báo chí trong thời gian vừa qua.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu tiểu luận
Mục đích của tiểu luận là làm rõ vai trò quan trọng của đạo đức, pháp
luật đối với những người làm báo và cụ thể là tính trung thực trong báo chí.
1


Bênh cạnh đó làm rõ được việc thực hiện luật báo chí 2016 trong thời gian
gần đây đối với một số cơ quan báo chí trong nước. Tiểu luận sẽ chỉ ra các
khái niệm cơ bản về báo chi, pháp luật, đạo đức, tin giả và nêu bật được tầm
quan trọng của Luật Báo chí.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là quá trình sản xuất tin bài cũng
như chất lượng sản phẩm của các cơ quan báo đài trong việc thực hiện luật
báo chí 2016. Phạm vi nghiên cứu là 3 cơ quan báo chí trong nước báo gồm
Truyền hình Quốc hội Việt Nam, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài
truyền hình Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu được Tính trung thực trong báo chí của Luật Báo chí

2016, sinh viên đã sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu bằng văn bản,
phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lịch sử và các
phương pháp nghiên cứu xã hội học khác như phương pháp quan sát.
5. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận có kết cấu 3 chương 6 tiết

2


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ
1.1 . Khái niệm chung về đạo đức báo chí
Theo Cơ sở lý luận báo chỉ - PGS.TS. Nguyễn Văn Dững: “ Đạo đức là
hệ thống giá trị, chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Hệ thống
giá trị đạo đức do cộng đồng tạo dựng và thừa nhận, được pháp luật và dư
luận xã hội bảo vệ. Hệ thống giá trị đạo đức có tính lịch sử ”. Còn đạo đức
nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực
cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những
yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề
nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề
nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội
Ngày nay, đạo đức nghề nghiệp đã và đang trở thành vấn đề của xã hội
quan tâm và đòi hỏi ngày càng gắt gao, đặc biệt đối với nghề báo. Đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và
hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức nhà báo,
đạo đức báo chí
1.2 . Tầm quan trong trọng của đạo đức nghề báo
Nghề nghiệp báo chí khơng chỉ tác động và liên quan đến cộng đồng,
đến đơng đảo dân cư mà cịn quan trọng là việc tác động vào hệ thống giá trị

tinh thần, tư tưởng, những quan niệm giá trị đạo đức và nhân phẩm, giá trị của
con người trong mối quan hệ với dư luận xã hội.
Trong xã hội hiện đại, cũng với q trình đơ thị hóa và tồn cầu hóa,
vai trị của báo chí ngày càng gia tăng nhanh chóng và cùng với nó là sự quan
tâm của xã hội đối với vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Trong điều kiện kinh tế
thị trường, quan hệ đạo đức nghề nghiệp nhà báo cũng trở nên đa dạng và
phức tạp hơn.
3


Chính vì vậy, với vị trí và vai trị của báo chí trong đời sống xã hội
ngày nay địi hỏi những người làm nghề báo cần phải có nhận thức sâu sắc
từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể
xảy ra với xã hội để từ đó đảm bảo thực hiện những quy tắc, chuẩn mực quy
định thái độ và có những hành vi ứng xử trong mối quan hệ nghề nghiệp.
1.3 . Luật Báo chí 2016
Luật Báo chí 2016 được Quốc hội khố XIII, kỳ họp thứ 11 thơng qua
ngày 5-4-2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Luật Báo chí mới sẽ
tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển bền vững của sự nghiệp
báo chí cách mạng Việt Nam, đóng góp ngày càng xứng đáng vào cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Báo chí mới gồm 6 chương, 61 điều, tăng 25 điều so với Luật Báo
chí năm 1999. Cụ thể, Luật Báo chí 2016 có 32 điều xây dựng mới và sửa
đổi, bổ sung 29 điều. Về kết cấu, Luật Báo chí mới bỏ chương Quản lý nhà
nước về báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo
chí), chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật Báo chí năm 1999
thành chương III (Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí).
So với Luật Báo chí trước đây, Luật Báo chí 2016 có nhiều điểm mới
cơ bản, gồm: Quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên
báo chí của cơng dân; đối tượng thành lập cơ quan báo chí; quyền tác nghiệp

của báo chí; đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; liên kết trong hoạt động
báo chí; hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí; cải chính và xử lý
vi phạm trong lĩnh vực báo chí. Bên cạnh đó, trong quy định về chức năng,
quyền hạn người làm báo có đề cập : “ Thơng tin trung thực về tình hình đất
nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân.”
1.4 . Báo chí phải thơng tin trung thực về tình hình đất nước và thế
giới phù hợp với lợi ích đất nước và của nhân dân.
Điều này thể hiện mỗi sản phẩm báo chí để phải có tính trung thực,
phản ánh khách quan những điều có thật trong cuộc sống. Nhà báo không
4


phải nhà văn nên không thể thêm những điều không có sự thật vào các sản
phẩm báo chí của mình. Đặc biệt đối với các lĩnh vực quan trọng như chính trị
hay kinh tế, khi người dân có nhu cầu cần nắm bắt thơng tin thì người làm báo
phải là người mang thơng tin chính khác đến cho đơng đảo quần chúng nhân
dân. Khơng vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình mà bịa đặt thơng
tin, vu khơng để nhằm trục lợi cho mình. Điều này được quy định rõ trong
Luật Đạo đức Báo chí và những người làm báo phải có nghĩa vụ chấp hành và
thực thi nó trong suốt quãng đời làm việc. Đã là luật và quy định thì điều này
đồng nghĩa với việc những nhà báo nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng pháp
luật đề ra.

5


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LUẬT BÁO CHÍ 2016 LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC CƠ
QUAN BÁO ĐÀI
2.1 . Thực trạng luật báo chí 2016 trong đời sống

Những năm qua, những người làm báo Việt Nam đã thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng và các cấp chính quyền với
nhân dân, phê phán đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng tiêu cực, tệ nạn
xã hội..., góp phần dự báo, đón đầu các xu thế phát triển của xã hội.
Đồng thời, các cơ quan báo chí đã bám sát các quy định tại Luật Báo
chí 2016 để triển khai trong thực tiễn. Nhiều cơ quan báo chí thực hiện
nghiêm theo tơn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép hoạt động báo chí đã
được cấp; các nhà báo tác nghiệp đúng quy định; thực hiện các quy định về
phản hồi thông tin, khai thác thông tin, trả lời phỏng vấn theo quy định; thực
hiện đúng các thủ tục liên quan đến giấy phép hoạt động báo chí như thay đổi
tên gọi cơ quan báo chí, tăng trang, tăng kỳ, thay đổi khuôn khổ; công tác xét
thẻ nhà báo đúng trình tự, thủ tục; nộp lưu chiểu ấn phẩm báo chí đầy đủ,
đúng quy định…
Song, bên cạnh đó, có thể nhận thấy những biến đổi tiêu cực trong đạo
đức nghề nghiệp người làm báo đang diễn ra ngày càng phức tạp, cho thấy
dấu hiệu tha hóa trong một bộ phận người làm báo. Đó là hiện tượng nhà báo
thông tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm, khơng kiểm chứng, chụp giật, bóp
méo sự thật... Tình trạng nhà báo lạm quyền - cửa quyền ngày càng gia tăng;
vẫn cịn hiện tượng nhà báo lợi dụng vị trí và công việc để vụ lợi cá nhân, làm
trái pháp luật...
Hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, đã và đang xuất hiện khơng ít
các “nhà báo sa lơng”. Họ là những phóng viên thực thụ trong một cơ quan
báo chí hoặc là những cộng tác viên hoạt đợng báo chí tự do. Họ cũng có thể
6


là một nhà báo đã công tác lâu năm hoặc là người mới vào nghề. Vì những
mục đích khác nhau, họ đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp.
Trên báo chí của chúng ta hiện nay đã và đang xuất hiện những bài viết mang

tính chủ quan, võ đoán dẫn đến sai sự thật, đó là thể hiện sự non yếu của nhà
báo trong sử dụng phương pháp quan sát thu thập thông tin, dữ liệu sáng tạo
tác phẩm báo chí. Các nhà báo mắc lỗi này thường mới chỉ quan sát bằng cảm
tính chứ chưa quan sát bằng lý tính. Khi phát hiện, tiếp cận các sự kiện, vấn
đề, nhà báo đã chưa tìm hiểu kỹ lưỡng bản chất của các sự kiện, vấn đề, do đó
chưa có được những chi tiết, dữ kiện phù hợp thể hiện trong tác phẩm báo chí.
2.2 . Thực trạng các cơ quan báo chí về việc thực hiện luật báo chí
2016
2.2.1 Truyền hình Quốc hội Việt Nam
Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam thường được gọi tắt là Kênh
Quốc hội, là kênh thông tin - tin tức về Quốc hội, các hoạt động của Đảng và
Nhà nước trong Quốc hội và các cử tri cả nước. Kênh chịu sự quản lý của
Văn phịng Quốc hội.
Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam được phát sóng thử nghiệm từ
tháng 10 năm 2014 với tư cách là một series chương trình, kéo dài 2 giờ (từ
06h00 đến 08h00 hằng ngày) trên kênh truyền hình VOVTV (trước kia là
VOV Vietnam Journey) của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vào lúc 18h00 ngày 5
tháng 1 năm 2015, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn nút
khai trương, đánh dấu sự ra đời của kênh truyền hình chuyên biệt về Quốc hội
Việt Nam đến nhiều cử tri xem đài.
Từ khi thành lập cho đến này Truyền hình Quốc hội Việt Nam ln đưa
đến các nguồn thơng tin chính xác, xác đáng cho khán thính giả về cả phát
thanh và truyền hình. Thơng tin của kênh được đồng chí Vũ Minh TuấnGiám đốc đài, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội điều hành và chỉ đạo nội
dung. Đội ngũ phóng viên vầ biên tập viên thường trú cũng như bên lề ln
bám sát tình hình chính trị của Quốc hội, các kỳ họp thường kì với sự thay
7


đổi, bổ sung về các điều luật luôn được cập nhật rõ ràng, chính xác và khơng
hề có sự sai lệch về thơng tin.

Đặc biệt truyền hình Quốc hội nói không với tống tiền doanh nghiệp,
mua bán thông tin và xem thơng tin như là một món hàng để kiếm lời. Nguồn
thu của Kênh chủ yếu và từ quảng cáo trên sóng và ngân sách nhà nước. Điều
đó khiến truyền hình Quốc hội hoạt động như một cơ quan nhà nước về báo
chí, ln thực hiện nghiêm minh Luật Báo chí 2016.
2.2.2 Đài truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Television, viết
tắt là VTV, là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hịa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đài có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục,
nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân".
Đài truyền hình Việt Nam là đài quốc gia có tần số phát sóng trên tất cả
các tỉnh thành trên cả nước. Nếu như Truyền hình Quốc hội tập trung vào
Quốc hội vào chính trị thì các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam lại
rộng hơn và chạm sâu được đến nhiều lĩnh vực hơn như giải trí, văn hóa xã
hội. Đặc biệt là Ban thời sự VTV1 hay VTV24 của Đài truyền hình Việt Nam.
Các chương trình của kênh khơng chỉ ở cung giờ thời sự mà cịn có những
chun mục cung cấp thơng tin chính xác và nhanh trong ngày như “ Chuyển
động 24h”, “ Việt Nam hơm nay”.
Thực tế chúng ta có thể nhận thấy đầu năm 2020 khi tình hình dịch
bệnh Covid ngày càng diễn biến một cách phức tạp, các con số về ca mắc
được đội ngũ phóng viên cập nhật nhanh chóng và liên tục trong những thời
điểm nóng. Đối với tình hình dịch bệnh thế giới, Đài cũng thơng tin chính xác
để người dân có cái nhìn khách quan và chân thực về cơng tác phịng chống
dịch của Đảng và nhà nước ta.
Đài truyền hình Việt Nam có thể xem là cơ quan có đội ngũ phóng
viên, nhà báo lớn nhất nhì trên cả nước. Điều này càng được đánh giá cao hơn
8



khi phóng viên có thể tiếp cận được đến từng góc khuất trong cuộc sống, phải
ánh chân thực được những điểm nóng được ẩn sâu khỏi lớp vỏ bọc bên ngồi.
Ta có thể kể đến như phóng sự “ Thu tiền bảo kê ở chợ Long Biên”, đây là
một ví dụ điển hình cho việc phải ánh trung thực tình hình xã hội để từ đó có
hành lang pháp lý để điều chỉnh những vấn đề nóng này đi vào đúng quy
chuẩn.
Đối với báo chí, lợi ích của đất nước và nhân dân phải được ưu tiên đặt
lên hàng đầu, khơng vì lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân mà ca tụng những giá
trị khơng có hoặc xun tạc, bịa đặt thông tin làm ảnh hưởng đến định hướng
của Đảng cũng như đời sống của quần chúng nhân dân.
2.2.3 Báo điện tử- Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước
và Nhân dân Việt Nam trên mạng Internet; là cơ quan báo chí truyền thơng đa
phương tiện, hệ thống tư liệu, văn kiện điện tử của Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam; là trung tâm khai thác và tích hợp thông tin từ trang thông tin
điện tử của các Ban Đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương các tỉnh ủy,
thành ủy, đảng ủy trực thuộc trong cả nước; là cổng thông tin, giao tiếp giữa
Đảng với Nhân dân.
Báo hoạt động dưới sự chỉ đạo, định hướng và quản lý trực tiếp của
Ban Tuyên giáo Trung ương điều đó khiến các sản phẩm báo chí thuộc cơ
quan này ln cung cấp các tác phẩm có tính định hướng cao và thiên về các
chính sách, tư tưởng của Đảng. Các bài viết được đăng tải trên Pgae đều có
tính thơng tin, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai
trò, tầm quan trọng, sự cần thiết học tập nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ
trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các bài báo cịn phản ánh tồn diện, chính xác các hoạt động của Đảng,
trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy
các cấp; hoạt động của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị từ Trung ương
9



đến địa phương. Không chỉ thông tin cho độc giả, báo điện tử cịn góp phần
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; nhận định, bình luận sắc bén, kịp thời
theo quan điểm chính thống của Đảng, Nhà nước đối với những sự kiện, vấn
đề trong nước và thế giới được bạn đọc quan tâm. Các chuyên mục “ Thời
sự”, “ Bạn đọc”, với những bài viết phản anh trực tiếp các sai phạm như mới
đây là bài “ Sai phạm tại chung cư Meco Complex” hay bài viết phản ánh “
khách hàng khốn khổ về dự án TNR Star Đồng Văn”. Có thể thấy khơng chỉ
cung cấp thơng tin mà báo điện tử còn phản ánh những vấn đề còn gây nhức
nhối trong xã hội để các cơ quan có chức năng nghiên cứu và vào cuộc xử lý.
Mợt trong những chức năng cơ bản của báo chí là tham gia quản lý,
giám sát và phản biện xã hội. Báo chí quản lý, giám sát, phản biện xã hội
bằng dư luận xã hội. Chỉ có thông qua dư luận xã hội, báo chí mới làm tròn
trách nhiệm của mình là cầu nối quan trọng của Đảng, nhà nước với nhân dân;
là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của q̀n chúng nhân dân. Muốn
làm được điều đó thì báo chí phải phản ánh trung thực các vấn đề trong nước
và quốc tế, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.

10


CHƯƠNG 3
Ý NGHĨA CỦA LUẬT BÁO CHÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM BÁO
Pháp luật và đạo đức nó ln đi song song với hành trình làm Báo của
mỗi con người nói riêng và của tất cả mọi ngành nghề nói chung. Dù chúng ta
có làm nghề gì đi nữa thì chúng ta cũng cần có sự hiểu biết, sự quan tâm, sự
nhìn nhận để khơng phạm phải những sai lầm, những nuối tiếc.
Pháp luật đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về luật pháp của quốc gia, của
xã hội để nắm được quyền và nghĩa vụ của mình.Nhận thức được những hành

vi của mình có phạm pháp luật hay khơng. Nắm luật để phòng tránh những rủi
ro về pháp lý trong cơng việc cũng như cuộc sống ngồi xã hội.Đất nước
muốn giàu mạnh và phát triển thì cơng dân cần phải biết về luật.
Nhờ có pháp luật mà nhà nước đã phát huy được quyền lực của mình
và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo
đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp
xã hội khác nhau. Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ
xã hội một ách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh
quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao và đối với báo chí cũng thế.
Thực tế thì sự phản hồi của các cơ quan quản lý và chủ quản báo chí,
của công chúng xã hội về hiệu quả, hậu quả từ các tác phẩm báo chí luôn diễn
ra và là điều tất yếu khách quan. Điều này thể hiện cho một nền báo chí tự do,
dân chủ, nhân văn, một nền báo chị trung thực với độc giả và dân tộc. Các toà
soạn, nhà báo thực sự chuyên nghiệp thường dũng cảm nhận trách nhiệm xã
hội về hiệu quả, hậu quả từ các tác phẩm của mình công bố và họ càng làm
tăng niềm tin của cơ quan quản lý, chủ quản và công chúng đối với báo chí.

11


KẾT LUẬN
Đạo đức nghề nghiệp được con người nhìn nhận từ xa xưa và là chuẩn
mực để đánh giá nhân cách, là thước đo của sự thành công. Trong cuộc sống
hiện đại chuẩn mực này có phần bị sao nhãng. Tuy nhiên với sự thành công
của một con người yếu tố đầu tiên để được đánh giá là đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng
những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định được cộng đồng xã hội
thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong quan hệ với
con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề.
Đạo đức ở đây không phải là những thứ quá xa vời trong cuộc sống, nó

chỉ là những điều- yếu tố cơ bản xuất phát từ chính chúng ta lòng trung thực,
sự đáng tin cậy, lòng trung thành, sự tôn trọng người khác, tuân thủ pháp luật
và làm điều tốt và tránh làm hại người khác
Ở thời nào cũng vậy vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đạo đức và nhân cách
con người cũng luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Những biến
động của đời sống xã hội Việt Nam, nhất là sự tha hóa, biến chất của một số
nhà báo những năm qua đang đặt ra nhiều vấn đề về cách thức quản lý, tổ
chức xã hội; về sự thích ứng linh hoạt của con người trước những biến đổi dữ
dội của cuộc sống xung quanh. Do đó, cần phải củng cố niềm tin của nhân
dân vào Đảng, chính quyền, khơi dậy truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân
ái, thủy chung của con người Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có đức mà khơng có tài làm việc gì
cũng khó, có tài mà khơng có đức là người vơ dụng”, như vậy vấn đề đạo đức
không chỉ quan trọng với công chức mà quan trọng với cả những người làm
việc trong lĩnh vực báo chí.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Cơ sở lý luận Báo chí- PGS.TS Nguyễn Văn Dững
2. Cổng thơng tin điện tử Quochoi.vn
3. Kênh truyền hình Quochoi.tv
4. Trang Web Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Báo Điện tử VTVNews Đài truyền hình Việt Nam
6. Tạp chí Nghiên cứ Lập pháp
7. Trang thông tin điện tử Hội nhà báo Tuyên Quang
8. Thư viện pháp luật: Luật Báo chí 2016

13




×