Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------  ---------

NGƠ QUANG TRUNG

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC XÃ,
THƠN ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG THỊ THU HOÀI

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Ngô Quang Trung



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU
TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC XÃ, THƠN...................................................... 8
ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN .......................... 8
1.1. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn . 8
1.1.1. Xã, thơn đặc biệt khó khăn..........................................................................8
1.1.2. Nội dung chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt
khó khăn ................................................................................................................9
1.2. Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn
đặc biệt khó khăn của chính quyền cấp huyện ..................................................11
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng cho các xã, thơn đặc biệt khó khăn của chính quyền cấp huyện .................11
1.2.2. Q trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các
xã, thôn đặc biệt khó khăn của chính quyền cấp huyện ......................................13
1.2.3. Các điều kiến thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã,
thôn bản đặc biệt khó khăn .................................................................................20
1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các
xã, thơn đặc biệt khó khăn của một số chính quyền huyện ..............................21
1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện ................................................................21
1.3.2. Bài học cho chính quyền huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .......................25



CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC XÃ, THƠN ĐẶC
BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN CHI LĂNG ................... 26
2.1. Khái quát về xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chi Lăng .........26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chi Lăng .................................26
2.1.2. Các xã, thơn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chi Lăng ..................29
2.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK được
triển khai trên địa bàn huyện Chi Lăng .............................................................33
2.2.1. Mục tiêu chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt
khó khăn được triển khai trên địa bàn huyện Chi Lăng ......................................34
2.2.2. Nội dung chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt
khó khăn được triển khai trên địa bàn huyện Chi Lăng ......................................34
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho
các xã, thơn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng .....................................35
2.3.1. Thực trạng chuẩn bị triển khai ..................................................................35
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai ....................................................................51
2.3.3. Thực trạng kiểm sốt sự thực hiện chính sách ..........................................72
2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các
xã, thôn ĐBKK của huyện Chi Lăng ..................................................................75
2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu Chính sách ..................................................75
2.4.2. Ưu điểm.....................................................................................................78
2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................79
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC XÃ THƠN ĐẶC
BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN CHI LĂNG ..................... 83
3.1. Định hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng các xã, thơn đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Chi Lăng đến
2020 ........................................................................................................................83



3.1.1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng các xã thơn đặc biệt khó khăn của
chính quyền Huyện Chi Lăng đến 2020, định hướng 2025 ................................83
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng các xã thơn đặc biệt khó khăn của chính quyền Huyện Chi
Lăng đến 2020 ......................................................................................... 84
3.2. Giải pháp hồn thiện tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
các xã thôn đặc biệt khó khăn của chính quyền Huyện Chi Lăng đến 2020.......... 85
3.2.1. Giải pháp về chuẩn bị triển khai ...............................................................85
3.2.2. Giải pháp chỉ đạo triển khai Chính sách ...................................................90
3.2.3. Giải pháp về kiểm sốt sự thực hiện chính sách .......................................94
3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................95
3.3.1. Với tỉnh Lạng Sơn .....................................................................................95
3.3.2. Với Chính phủ ...........................................................................................95
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Chính phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBKK


Đặc biệt khó khăn

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Chi Lăng ....................................28
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại xã ĐBKK ....................................................................30
Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại thơn ĐBKK .................................................................31
Bảng 2.4: Số xã ĐBKK trên địa bàn huyện Chi Lăng được đầu tư theo Chương trình
135 của Chính phủ ...................................................................................32
Bảng 2.5: Số thôn ĐBKK trên địa bàn huyện Chi Lăng được đầu tư theo Chương
trình 135 của Chính phủ ..........................................................................33
Bảng 2.6: Định mức hỗ trợ vốn đầu tư Chương trình 135 ........................................35
Bảng 2.7: Cán bộ triển khai Chính sách tại chính quyền Huyện Chi Lăng ..............42
Bảng 2.8: Mục tiêu kế hoạch phát triển CSHT xã thôn ĐBKK Huyện Chi Lăng ...45
Bảng 2.9: Kế hoạch nhu cầu về vốn đầu tư CSHT các xã, thôn ĐBKK huyện
Chi Lăng ....................................................................................... 48
Bảng 2.10: Tập huấn triển khai Chính sách ..............................................................51
Bảng 2.11: Thực trạng hình thức truyền thơng về Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng
CSHT các xã thôn ĐBKK huyện Chi Lăng .............................................53
Bảng 2.12: Kết quả rà soát các xã thôn ĐBKK huyện Chi Lăng ..............................55
Bảng 2.13: Thực trạng đề xuất cơng trình ưu tiên đầu tư tại các thơn xã ĐBKK .....57

Bảng 2.14: Vốn đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK theo Chương trình 135 của Huyện
Chi Lăng được Tỉnh phê duyệt cấp trong năm ........................................58
Bảng 2.15: Dự kiến phân bổ lại vốn xây dựng mới và chuyển tiếp thanh tốn vốn
đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK của Huyện Chi Lăng giai đoạn 20132017 .........................................................................................................59
Bảng 2.16: Dự kiến phân bổ lại vốn duy tu CSHT các xã thôn ĐBKK của Huyện
Chi Lăng giai đoạn 2013-2017 ................................................................61
Bảng 2.17: Một số dự án phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư năm 2016-2017 tại
Huyện Chi Lăng .......................................................................................62


Bảng 2.18: Thực trạng lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo KT-KT các cơng trình
đầu tư CHST các xã thôn ĐBKK huyện Chi Lăng..................................63
Bảng 2.19 : Kết quả lựa chọn nhà thầu cơng trình đầu tư CHST các xã thôn ĐBKK
huyện Chi Lăng........................................................................................64
Bảng 2.20: Một số phát hiện trong quản lý thi cơng các cơng trình đầu tư sử dụng
vốn Chương trình 135 tại Huyện Chi Lăng .............................................65
Bảng 2.21: Kết quả nghiệm thu, bàn giao cơng trình đầu tư CHST các xã thôn
ĐBKK huyện Chi Lăng ...........................................................................66
Bảng 2.22: Thực trạng giải ngân vốn triển khai Chính sách.....................................68
Bảng 2.23: Các hoạt động hỗ trợ triển khai Chính sách ..........................................70
Bảng 2.24: Một số thắc mắc khiếu nại trong quá trình triển khai Chính sách hỗ trợ
đầu tư CSHT xã thơn ĐBKK của Huyện Chi Lăng ................................71
Bảng 2.25: Nội dung đã giám sát của Chính quyền Huyện Chi Lăng ......................73
Bảng 2.26: Đánh giá thực hiện mục tiêu Chính sách năm 2014-2015 .....................76
Bảng 2.27: Kết quả điều tra về sự tham gia và hài lịng của người dân vào triển khai
Chính sách ...............................................................................................78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hệ thống mục tiêu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền cấp huyện ................................12
Hình 2.1: Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 của chính quyền Huyện Chi Lăng .. 39
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Chương trình 135 huyện Chi Lăng .......40
Hình 2.3: Trình tự rà sốt và lập danh sách đề xuất các xã thơn ĐBKK tại
Huyện Chi Lăng........................................................................................54


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------  ---------

NGƠ QUANG TRUNG

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ
SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC XÃ, THƠN ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN
CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ CƠNG
Mã ngành:8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2018


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
CHO CÁC XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN

CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
Huyện Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn. Chi Lăng
thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, có địa hình khá phức tạp, trong đó núi đá và
rừng chiếm 83,3% diện tích. Huyện có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thị trấn và 19
xã, với 212 thơn bản, khu phố. Dân số có 17.806 hộ và 77.257 nhân khẩu, trong đó số hộ
dân tộc thiểu số là 15.401 hộ, số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số có 67.399 người, tỷ lệ
người dân tộc thiểu số chiếm 87,24 %. Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn là một trong số các
huyện có xã và thơn ĐBKK được thụ hưởng sự hỗ trợ từ Chương trình 135 với hai chính
sách là chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa
dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, các thơn,
bản ĐBKK. Năm 2017, huyện Chi Lăng có 7 xã thuộc diện ĐBKK và 70 thôn ĐBKK. Từ
năm 2012 đến nay, Huyện đã được hỗ trợ phát triển đầu tư CSHT các xã thôn ĐBKK là
hơn 41 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư của các cơng trình là 54 tỷ đồng. Như vậy, hỗ trợ đầu
tư từ ngân sách nhà nước theo Chương trình 135 cho đầu tư các cơng trình hạ tầng quy mơ
nhỏ, tổng mức đầu tư ít là nguồn hỗ trợ cực kỳ quan trọng đối với phát triển CSHT các xã
thôn ĐBKK của Huyện Chi Lăng.
Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thơng qua nhiều chính sách,
chương trình khác nhau, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển CSHT các xã thơn ĐBKK
nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn cao, xấp xỉ 20%. Cơ sở hạ tầng các xã thôn ĐBKK của
Huyện so với các huyện khác trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn vẫn có thấp kém, chưa đáp ứng
được nhu cầu cơ bản tối thiểu của người dân đặc biệt là nhu cầu về nước sinh hoạt, nhu cầu
về đường giao thơng, nhu cầu về chăm sóc y tế tối thiểu hay nhu cầu về thơng tin báo chí.
Cơng tác triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK của chính
quyền Huyện Chi Lăng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt như
cơng tác vận động tun truyền triển khai chính sách, công tác triển khai các dự án đầu tư
CSHT tại các xã và các thơn. Tuy vậy, cịn nhiều rào cản lớn trong các cơng việc triển khai
chính sách này mà Chính quyền Huyện Chi Lăng cần quan tâm như vấn đề về bộ máy triển
khai chính sách của Huyện, công tác gây quỹ bổ sung vào nguồn vốn, lồng ghép vốn trong



ii

đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK… Đó là những vấn đề mà học viên quan tâm nghiên cứu.
Vì vậy, học viên chọn đề tài: “Tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho
các xã, thơn đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” là chủ đề
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Quản lý Tài chính cơng
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền cấp huyện.
Phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất được các giải pháp hồn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK của chính quyền Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
Về đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng cho các xã, thôn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng.
Phạm vi về nội dung: nghiên cứu theo quy trình tổ chức thực thi chính sách; nghiên
cứu theo chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo
Quyết định 551/QĐ-TTg năm 2013 về phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu,
các thơn, các bản đặc biệt khó khăn; và nay là Quyết định số 1722/QĐ-TTg năm 2016 về
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020,
trong đó có chính sách về hỗ trợ đầu tư có sở hạ tầng.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại địa bàn 7 xã và 70 thôn ĐBKK của Huyện
Chi Lăng.
Phạm vi về thời gian: tài liệu sử dụng nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2017, điều
tra 5/2018 – 6/2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
Chương 1 trình bày quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng cho các xã, thơn đặc biệt khó khăn, chính quyền cấp huyện thực hiện các giai đoạn
sau: Chuẩn bị triển khai chính sách: đảm bảo cơ cấu và nhân sự, kế hoạch để đưa chính
sách vào thực tiễn; Chỉ đạo triển khai chính sách: q trình đơn đốc triển khai, thực hiện

các hành động chính sách, giải quyết các khúc mắc và hỗ trợ trong triển khai chính sách;
Kiểm sốt sự thực hiện chính sách: giám sát, theo dõi và đánh giá, điều chỉnh để nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng các xã thôn ĐBKK; kinh
nghiệm về tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn đặc biệt


iii

khó khăn, chính quyền huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh, và chính quyền huyện n Bình,
tỉnh n Bái và bài học cho Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.
Chương 2 trình bày đặc điểm kinh tế xã hội huyện Chi Lăng, Chính sách hỗ trợ đầu
tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt khó khăn được triển khai trên địa bàn huyện Chi
Lăng giai đoạn 2013-2020; tình hình tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng cho các xã, thơn đặc biệt khó khăn của Huyện và rút ra những kết luận sau:
- Việc quy định các chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo vẫn còn sự chồng
chéo giữa Phòng tư pháp và Phòng VH-TT, các chức năng của Phòng tư pháp chưa được
làm rõ, tương tự như Phòng kinh tế - hạ tầng. Bộ phận quan trọng là văn phòng HĐNDUBND chưa có vị trí trong Ban chỉ đạo nhưng lại là Bộ phận quan trọng liên quan đến tổng
hợp, báo cáo, đánh giá.
- Hiện nay một số dự án đầu tư CSHT các xã thôn ĐBKK đã được phân cấp xuống
cho các xã làm chủ đầu tư, trong điều kiện năng lực của các xã cịn yếu thì cơng tác hướng
dẫn và tư vấn về triển khai Chính sách cho các xã rất quan trọng, nhưng do cán bộ huyện
Chi Lăng còn chưa chuyên sâu về quản lý dự án, vì vậy nhiều trường hợp việc tư vấn cho
các xã chưa đạt yêu cầu.
- Kế hoạch triển khai rà soát của UBND Huyện Chi Lăng vẫn chưa quy định rõ
thành phần của Hội đồng tư vấn Huyện, thành phần họp của Hội đồng tư vấn xã và các
bước cụ thể trong trình tự thực hiện và thủ tục hồ sơ đề nghị ở các cấp. Lập kế hoạch rà
soát đề xuất cơng trình đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK chưa chỉ rõ trình tự các thơn, xã
phải làm, chưa nên rõ được sự cần thiết của kế hoạch, và trị của Ban chỉ đạo chương trình
135 cũng như Ban quản lý chương trình 135 chưa rõ trong kế hoạch.
- Mặc dầu đã được hướng dẫn về đề xuất thôn xã ĐBKK, nhưng các thôn và xã đề

xuất thôn ĐBKK (thuộc xã KV II) và xã ĐBKK (xã KV III) vẫn chưa theo sát với các tiêu
chí quy định.
- Một số thôn không thuộc diện định hướng vẫn đề xuất gây khó khăn cho cơng tác
xét duyệt của các xã và của Huyện. Tiếp đến, UBND Huyện họp Hội đồng thẩm định và
quyết định chỉ dồn đầu tư cho một số cơng trình để tránh dàn trải và dứt điểm hồn thành
trong vịng 2 năm. Điều này cũng dẫn đến sự thắc mắc của một số thôn.
Chương 3 đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt khó khăn của chính quyền Huyện Chi Lăng.
Các giải pháp chủ yếu:


iv

- Phịng tư pháp, Phịng văn hóa – thơng tin, Chi cục thống kê trong triển khai
Chính sách
- UBND Phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ và quy định đầy đủ chức năng,
nhiệm vụ của
huyện cũng cần quy định rõ chức năng hỗ trợ quản lý dự áncủa các cơ quan
chuyên môn của Huyện khác với chức năng quản lý khi giao cho UBND các xã ĐBKK
làm chủ đầu tư dự án, nhằm khắc phục được những thủ tục không cần thiết đối với các
UBND xã trong quản lý dự án thuộc Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã thơn
đặc biệt khó khăn.
- Ban hành các quy định cụ thể về chức năng nhiệm của các đơn vị tham gia vào
ban chỉ đạo Chương trình 135, Ban quản lý Chương trình 135 đồng thời phổ biến quy định
này tới các UBND các xã ĐBKK.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý dự án cho các cán bộ tham
gia vào triển khai Chính sách. Cơng tác bồi dưỡng khơng chỉ được triển khai ở cấp huyện
mà còn phải mở rộng cho cấp xã và cho các thôn.
- UBND Huyện Chi Lăng chủ động cử cán bộ của Ban quản lý Chương trình 135
xuống tận các xã và các thơn để tăng cường hỗ trợ cấp cơ sở tiến hành triển khai các dự án

đầu tư CSHT các xã thơn.
- Phịng LĐ-TB&XH-DT huyện Chi Lăng cần tham vấn cho Ban chỉ đạo Chương
trình 135 và Lãnh đạo Huyện xây dựng kế hoạch bao quát những nhu cầu thiết yếu nhất
của người dân tại các xã thôn ĐBKK. Hiện nay, các mục tiêu như nước sạch cần được tăng
cường hơn ngoài các mục tiêu về điện đã được đáp ứng về cơ bản vào năm 2017. Ngoài ra,
Huyện ưu tiên mục tiêu phát triển các cơng trình thủy lợi nhỏ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu
tưới tiêu của người dân. Về văn hóa, mục tiêu phát triển số lượng các trạm chuyển tiếp
phát thanh xã cũng cần được ưu tiên trong thời gian tới nhằm đảm bảo người dân tiếp cận
với nguồn thơng tin và giảm nghèo về thơng tin.
- Phịng LĐ-TB&XH-DT tham mưu UBND Huyện ban hành kế hoạch đầy đủ hơn,
báo quát và chi tiết các nội dung như làm rõ thành phần của Hội đồng tư vấn Huyện, thành
phần họp của Hội đồng tư vấn xã nhằm đảm vảo tính dân chủ và tham gia trong triển khai
Chính sách.
- Kế hoạch về đề xuất các cơng trình ưu tiên đầu tư của Huyện Chi Lăng cũng cần
hoàn thiện, bổ sung một số nội dung như nêu sự cần thiết của kế hoạch để các lãnh đạo


v

thôn xã xác định tầm quan trọng của triển khai đề xuất. Mặt khác quy trình đề xuất của các
thơn, xã ĐBKK cũng cần được cụ thể hóa tránh việc đề xuất chưa trọng tâm trọng điểm.
- Huyện Chi Lăng khi đề xuất kế hoạch vốn phải có dự trù về nguồn kinh phí mà
NSNN cấp cho Huyện hàng năm để thực hiện Chính sách hỗ trợ xây dựng CHHT hàng
năm, tránh tình trạng đề xuất kế hoạch vốn theo dự án rồi tiến hành điều chỉnh phân bổ lại
gây thắc mắc trong dân.
- Phòng tư pháp Huyện cập nhật các chính sách, quy định mới như tiêu chí xác
định thơn bản đặc biệt khó khăn, định mức phân bổ cho 1 xã, 1 thơn ĐBKK, quy định
về cơng trình ưu tiên đầu tư, quy định về phân bổ ngân sách hàng năm, quy định về chủ
đầu tư cơng trình, quy định đánh giá tác động của chính sách, quy định mới về quản lý
dự án, quy định mới về cơng tác giải phóng mặt bằng khuyến khích người dân hiến đất

xây dựng CSHT;
- Phòng LĐ-TB&XH-DT, Phòng Nội vụ Huyện lên kế hoạch tập huấn và triển khai
tập huấn cho cán bộ Huyện. Cán bộ Huyện phụ trách các xã triển khai công tác tập huấn
những nội dung mới cho cán bộ các xã.

-

Tăng cường hình thức truyền thơng bằng cách gặp gỡ trao đổi

với trưởng thôn và ban phát triển thơn, đây là hình thức có tác động tích cực
nhất, giúp truyền tải thơng tin về Chính sách một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất; cần cơng khai rộng rãi thông tin về các thôn và xã được quyết định
vào danh sách các thôn xã được là đối tượng Chính sách, thơng tin về thơn xã
được phân bổ vốn đề đầu tư cơ sở hạ tầng; thông tin về tài chính dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng tại các thơn, xã ĐBKK;
-

Chính quyền Huyện cần tích cực và sâu sát hơn trong công tác

hướng dẫn các xã rà soát để làm hồ sơ đề xuất xã KV I, khu vực II và khu vực
III. Việc hướng dẫn cần trọng tâm vào các tiêu chí phân loại xã theo khu vực.
- UBND Huyện cần tập trung vốn hơn vào một số cơng trình lớn tại các xã
(trên 3 tỷ đồng) và một số cơng trình cấp thơn (khoảng 600 triệu đồng) để cơng trình đủ
tầm vóc và đạt chuẩn nơng thơn mới. Muốn vậy phải có sự trao đổi, phối hợp thậm chí là
tổ chức các cuộc họp thỏa hiệp giữa cán bộ các xã. Chính quyền Huyện Chi lăng cần vận
động người dân tham gia đóng góp ngày cơng và kinh phí vào triển khai xây dựng cơ sở


vi


hạ tầng các xã thông ĐBKK, vận động người dân hiến đất xây dựng CSHT; Tăng cường
lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án khác vào triển khai Chính sách trên địa bàn
Huyện. Cán bộ phịng Tài chính – Kế hoạch Huyện cần nắm chắc tài chính và nội dung các
chương trình dự án để tiến hành lồng ghép hợp lý.

- UBND Huyện Chi Lăng cần xây dựng các kế hoạch về khuyến khích sự
giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, và mở rộng phạm vi của ban
giám sát một cách toàn diện đó là giám sát việc tuân thủ các quy định trong đề xuất
xã thôn ĐBKK
- Ở mỗi xã và thôn ĐBKK, trước khi được quyết định hỗ trợ đầu tư, UBND
Huyện cần đánh giá đầu kỳ để xác định thực trạng cơ sở hạ tầng địa phương một
cách chính xác nhất. Việc đánh giá cũng cần được tiến hành giữa kỳ để cung cấp
những thông tin về các kết quả trung gian của đầu tư.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------  ---------

NGƠ QUANG TRUNG

TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC XÃ,
THƠN ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Mã ngành:8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG THỊ THU HOÀI

Hà Nội, 2018


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn (ĐBKK)
từ những năm 1998 đã được coi là một nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Điển hình của việc triển khai nhiệm vụ chính trị này là Chương trình phát triển kinh
tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình
135). Chương trình đã được xây dựng và triển khai qua các giai đoạn: giai đoạn 1
từ năm ngân sách 1998 đến năm 2005, giai đoạn 2 từ 2006 đến 2010, giai đoạn 3 từ
2012 đến 2015, và hiện nay là chương trình 135 gian đoạn 2016 đến 2020 được
lồng vào Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo Quyết định
số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành tháng 9/2016.
Huyện Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn.
Chi Lăng thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, có địa hình khá phức tạp,
trong đó núi đá và rừng chiếm 83,3% diện tích. Huyện có 21 đơn vị hành chính,
trong đó có 02 thị trấn và 19 xã, với 212 thôn bản, khu phố. Dân số có 17.806 hộ
và 77.257 nhân khẩu, trong đó số hộ dân tộc thiểu số là 15.401 hộ, số nhân khẩu
là người dân tộc thiểu số có 67.399 người, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm
87,24 %. Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn là một trong số các huyện có xã và
thơn ĐBKK được thụ hưởng sự hỗ trợ từ Chương trình 135 với hai chính sách là
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa
dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản ĐBKK. Năm 2017, huyện Chi Lăng có 7

xã thuộc diện ĐBKK và 70 thôn ĐBKK. Từ năm 2012 đến nay, Huyện đã được
hỗ trợ phát triển đầu tư CSHT các xã thôn ĐBKK là hơn 41 tỷ đồng trên tổng
mức đầu tư của các cơng trình là 54 tỷ đồng. Như vậy, hỗ trợ đầu tư từ ngân sách
nhà nước theo Chương trình 135 cho đầu tư các cơng trình hạ tầng quy mơ nhỏ,
tổng mức đầu tư ít là nguồn hỗ trợ cực kỳ quan trọng đối với phát triển CSHT
các xã thôn ĐBKK của Huyện Chi Lăng.


2

Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thơng qua nhiều chính
sách, chương trình khác nhau, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển CSHT các xã
thơn ĐBKK nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn cao, xấp xỉ 20%. Cơ sở hạ tầng các xã
thôn ĐBKK của Huyện so với các huyện khác trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn vẫn có
thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản tối thiểu của người dân đặc biệt là nhu
cầu về nước sinh hoạt, nhu cầu về đường giao thơng, nhu cầu về chăm sóc y tế tối
thiểu hay nhu cầu về thơng tin báo chí.
Cơng tác triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK của
chính quyền Huyện Chi Lăng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trên
nhiều mặt như cơng tác vận động tun truyền triển khai chính sách, công tác triển
khai các dự án đầu tư CSHT tại các xã và các thơn. Tuy vậy, cịn nhiều rào cản lớn
trong các cơng việc triển khai chính sách này mà Chính quyền Huyện Chi Lăng cần
quan tâm như vấn đề về bộ máy triển khai chính sách của Huyện, công tác gây quỹ
bổ sung vào nguồn vốn, lồng ghép vốn trong đầu tư CSHT các xã thơn ĐBKK…
Đó là những vấn đề mà học viên quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, học viên chọn đề tài:
“Tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt
khó khăn của chính quyền huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” là chủ đề nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế và Chính sách
2. Tổng quan nghiên cứu
Qua tổng quan về tài liệu, học viên sưu tầm được các tài liệu có liên quan với

các nội dung nghiên cứu như sau:
Về đề tài nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói
Luận văn của Lưu Thị Bích Ngọc (2017) về “Truyền thơng về vấn đề xóa đói
giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã Khảo sát và đánh giá thực trạng
truyền thông XĐGN về nội dung, hình thức, số lượng tác phẩm phản ánh; đánh giá
mức độ quan tâm của công chúng và chất lượng của các tác phẩm báo chí về
XĐGN; phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông XĐGN tại
địa phương, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác truyền thông XĐGN


3

của 02 cơ quan báo chí khảo sát. Luận văn bước đầu chỉ tập trung nghiên cứu ở
một mức độ truyền thơng nhất định, tuy nhiên có thể là nền tảng cho các hướng
nghiên cứu tiếp theo
Nguyễn Thị Hoài Yên (2017) về “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay” của Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ đặc điểm đói
nghèo và quan niệm về thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang từ năm
2011 đến năm 2016; luận văn phân tích, đánh giá khái quát thực trạng thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2011 đến
2015, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Luận
văn đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh
Tun Quang từ nay đến năm 2020. Trong luận văn có đề cập đến triển khai các
chính sách xóa đói giảm nghèo, có phân tích chính sách về phát triển CSHT.
Luận văn Nguyễn Hùng Cường (2017) Tác động của tài chính vi mơ đến xóa
đói - giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới việc thốt nghèo mà trong đó
chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ, của chính quyền địa

phương có tác động bao trùm đến xác suất thốt nghèo. Nhờ có sự tham gia và vào
cuộc của chính quyền các cấp, cơng tác xóa đói giảm nghèo đã nhận được nhiều
thành quả, tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể, đời sống người dân được cải thiện, nhiều
chính sách thiết thực đã đi vào cuộc sống và phát huy tốt vai trị của nó.
Tài liệu của tác giả Phạm Đức Chính và Kiều Quang Huấn (2014) về Chính
sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, Nhà xuất
bản Học viện Hành chính Quốc gia. Tài liệu đã tổng quan cơ sở lý luận khoa học về
xố đói, giảm nghèo, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghèo và công tác giảm
nghèo trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để đề xuất một số giải
pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Ngoài ra một số luận văn khác như Luận văn của Dương Thị Mai (2012) về
“”phân tích và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ công tác giảm nghèo các vùng đặc


4

biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình”, luận văn của Nguyễn Thị Linh (2015) đã
đánh giá một số rào cản chủ yếu ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Tài liệu của Nguyễn Văn Toàn,
Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng (2012), đã phân tích ảnh hưởng của Chương
trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị, Luận văn của Nùng Văn Nim (2012) về tổ chức thực thi chính sách xóa đói
giảm nghèo trên đại bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, Luận văn của Vừ A Tiến
(2012) về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La hủ, Cống, Mảng
trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Luận văn của Nguyễn Đức Thưởng (2015) về tổ chức
thực thi dự án giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất của chính quyền tỉnh
Đắk Lắk.
Về đề tài chương trình 135 và chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các
xã thông đặc biệt khó khăn
Tài liệu của Ủy ban dân tộc (2009), Báo cáo đánh giá giữa kỳ chương trình

135 giai đoạn 2 đã đề xuất một số giải pháp:tập trung chương trình giảm nghèo mục
tiêu vào các khu vực nghèo nhất, nghĩa là các xã nghèo nhất trong 61 huyện nghèo
nhất, và xây dựng những gói hỗ trợ theo nhu cầu để phù hợp với đặc thù, hạn chế,
và cơ hội ở địa phương; những gói hỗ trợ này sẽ được cung cấp trên cơ sở có điều
kiện để các xã này nỗ lực thoát nghèo; tăng cường áp dụng phương pháp Quản lý
dựa vào kết quả và phân cấp trong thực hiện chương trình.
Nghiên cứu của UNDP (2012) về tác động của chương trình 135 giai đoạn 2
qua lăng kính hai cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ đã nghiên cứu về tác động của
chương trình 135 trong đó có vấn đề về phát triển CSHT các xã thôn ĐBKK.
Nghiên cứu đã phác thảo bức tranh về tiếp cận hạ tầng qua tỷ lệ các xã có đường
giao thơng đến thơn/bản; tỉ lệ các xã có bưu điện văn hóa; tỉ lệ các xã có hệ thống
thủy lợi nhỏ; tỉ lệ các xã có điện; tỷ lệ các xã có trạm y tế, tỷ lệ các xã có trường học
các cấp.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Như Việt (2017) về tổ chức thực thi Chính sách
hỗ trợ đầu tư CSHT các xã thơn bàn ĐBKK của chính quyền huyện Tuần Giáo đã


5

phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho chính quyền Huyện Tuần Giáo nhằm
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển CSHT.
Nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã
thơn ĐBKK của chính quyền Huyện Chi Lăng chưa được tác giả chọn làm chủ đề
nghiên cứu, vì vậy đó là lý do người nghiên cứu lựa chọn vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền cấp huyện.
Phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu

tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu
Tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn, ĐBKK
của chính quyền huyện Chi Lăng.
- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu theo quy trình tổ chức thực thi chính sách; nghiên cứu theo chính
sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết
định 551/QĐ-TTg năm 2013 về phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
tồn khu, các thơn, các bản đặc biệt khó khăn; và nay là Quyết định số 1722/QĐ-TTg
năm 2016 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 – 2020, trong đó có chính sách về hỗ trợ đầu tư có sở hạ tầng.
-

Phạm vi về không gian:

Nghiên cứu tại địa bàn 7 xã và 70 thôn ĐBKK của Huyện Chi Lăng.
-

Phạm vi về thời gian:

Tài liệu sử dụng nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2017, điều tra 5/2018 –
6/2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.


6

5. Khung nghiên cứu
Các điều kiện để tổ chức

thực thi thành cơng
chính sách hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng cho các xã,
thơn ĐBKK của chính
quyền cấp huyện
- Chính sách hỗ trợ đầu tư
CSHT các xã thôn ĐBKK
được xây dựng tối ưu;
- Tiềm lực của tỉnh;
- Năng lực của chính
quyền cấp xã;
- Trình độ và sự ủng hộ
của người dân.

Tổ chức chính sách
hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các xã,
thơn ĐBKK của
chính quyền cấp
huyện

Tổ chức chính sách
hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các xã
ĐBKK của chính
quyền cấp huyện

- Chuẩn bị thực hiện
chính sách.
- Chỉ đạo thực hiện

chính sách.
- Kiểm sốt sự thực
hiện chính sách.

- Phát triển cơ sở hạ
tầng của các xã, thôn
ĐBKK
- Giảm nghèo bền
vững các xã, thơn
bản ĐBKK

Sơ đồ 1: Quy trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các xã, thơn ĐBKK của chính quyền cấp huyện
6. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tổng hợp tài liệu và xác định cơ sở lý luận về tổ chức chính sách hỗ
trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn của chính quyền
cấp huyện. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa được sử dụng trong
bước này.
Bước 2: Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo Phòng dân tộc, Ban quản lý
dự án của huyện Chi Lăng, báo cáo của Ban dân tộc tỉnh Lạng Sơn để có thơng tin
thứ cấp cho phân tích thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng, thực trạng hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng các xã, thôn ĐBKK, thực trạng tổ chức thực thi chính sách của chính quyền
huyện Chi Lăng.
Bước 3: Thiết kế phiếu điều tra và khảo sát sự hài lịng của người dân và
trưởng thơn ĐBKK tại huyện Chi Lăng. Nội dung khảo sát là sự tham gia của người
dân vào triển khai Chính sách và ý kiến hài lịng của người dân về các cơng trình cơ
sở hạ tầng trên địa bàn thôn xã ĐBKK. Phiếu khảo sát được gửi qua cơng chức văn
phịng- thống kê của UBND các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Chi Lăng.



7

Bước 3: Thiết kế các bảng, sơ đồ theo một số tiêu chí và chỉ tiêu cho phân
tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã
đặc biệt khó khăn của huyện Chi Lăng. Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu sẽ
được sử dụng để phân tích thực trạng.
Bước 5: Tổng hợp và kết luận những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế về tổ chức chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn
ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng giai đoạn 2013-2017.
Bước 6: Đề xuất các giải pháp để hồn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng
giai đoạn 2013-2017.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng các xã thôn ĐBKK của chính quyền cấp huyện.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng các xã thơn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng các xã thôn ĐBKK của chính quyền huyện Chi Lăng, Tỉnh
Lạng Sơn.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC XÃ, THƠN
ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
1.1. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thơn đặc biệt

khó khăn
1.1.1. Xã, thơn đặc biệt khó khăn
1.1.1.1. Xã đặc biệt khó khăn
Xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) là xã thuộc vùng dân tộc miền núi hoặc xã có
vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời xã ĐBKK đáp ứng một số các tiêu chuẩn quy định
của chính phủ: quy định về số thơn đặc biệt khó khăn, quy định về tỷ lệ hộ nghèo và
cận nghèo, quy định về đường giao thông, quy định về cơ sở hạ tầng điện nước,
quy định về giáo dục, y tế, đào tạo nghề và quy định về tình trạng đất đai, phát triển
nơng nghiệp khác.
Tùy theo quốc gia mà các tiêu chí nói trên có những đặc thù. Ở Việt Nam,
các xã thuộc vùng dân tộc miền núi hoặc xã có vùng dân tộc thiểu số được chia
thành 3 khu vực: Khu vực III là các xã có điều kiện khó khăn nhất, Khu vực II là
các các xã có điều kiện khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định và Khu vực I là các xã
còn lại. Trong đó xã Khu vực III được gọi là xã ĐBKK và được ưu tiên về đầu tư cơ
sở hạ tầng [TTg, 2012]..
1.1.1.2. Thơn đặc biệt khó khăn
Thơn đặc biệt khó khăn có thể thuộc xã ĐBKK hoặc khơng thuộc các xã
ĐBKK. Thôn ĐBKK là thôn đáp ứng mức chuẩn quy định của chính phủ (hoặc
chính quyền địa phương) về hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động chưa qua đào tạo
nghề, tình trạng nước sinh hoạt, vệ sinh, tình trạng đất đai, tình trạng giao thơng, y
tế, giáo dục và văn hóa của thơn, tình trạng phát triển nơng nghiệp và khuyến lâm
khuyến nông.


×