Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.86 KB, 15 trang )

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Bản chất của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kin tế nông
nghiệp
1.1. Bản chất cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và
nội bộ vùng kinh tế lãnh thổ
1.1.3. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
2. Đặc điểm của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
3.Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
3.1. Vị trí địa lý
3.2. Đất đai
3.3. Dân số
3.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
3.4.1. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế ngành ở khu vực nông
thôn ngoại thành
3.4.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế vùng
3.4.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lao động nông nghiệp
Trang
3
4
4
4


4
4
5
7
8
11
11
13
13
13
17
19
19
22
24
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh - Khoa NN&PTNT - ĐHKTQD - Hà Nội
-1-
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Kinh nghiệm về giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc
1.1. Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm, giảm
sức ép đô thị
1.2. Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động
nhập cư ở các thành phố lớn.
1.2.1. Vai trò của các đô thị nhỏ trong việc giảm bớt lao động
nhập cư vào các thành phố lớn
1.2.2. Các lợi thế của đô thị nhỏ trong việc thu hút lao động dư
thừa ở nông thôn
2. Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
2.2. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề đất đai
2.3. Kinh nghiệm tạo việc làm và giải quyết việc làm ở khu vực
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
2.4. Kinh nghiệm về hạn chế ô nhiễm môi trường ở khu vực ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
27
27
27
27
28
28
28
33
35
37
41
42
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh - Khoa NN&PTNT - ĐHKTQD - Hà Nội
-2-
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 7 tháng 11 năm 2006,Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức kinh tế thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội và thách thức phát triển kinh tế.
Với nhiều khó khăn như nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, thiếu vốn, thiếu
khoa học công nghệ, thiếu cơ sở hạ tầng…, các ngành kinh tế nước ta đang phải
đối mặt với nguy cơ mất thị trường ngay trên “sân nhà”. Điều đó đã đáng lo ngại

với các ngành khác, nhưng riêng với nông nghiệp thì vấn đề đó càng khó giải
quyết.
Với mức xuất phát điểm thấp, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân còn
nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ
nhiều yếu điểm khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã quyết định phải tiến hành chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với sự phát triển chung
của cả nước, trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã được thống nhất và thực
hiện từ năm 1986 cho đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn rất
nhiều những khó khăn.
Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội - một bộ phận của nông nghiệp cả nước cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội cũng có những
đặc điểm và những điều kiện riêng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nhu cầu của thị trường
thế giới trong tương lai gần.
Trong khuôn khổ của bài viết này, em xin trình bày một số cơ sở lý luận và
thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Trong quá trình nhận thức chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em mong các thầy cô
góp ý và chỉnh sửa. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh - Khoa NN&PTNT - ĐHKTQD - Hà Nội
-3-
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
NỘI DUNG
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Bản chất của cơ cấu kinh tế và chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
1.1. Bản chất của cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu hay kết cấu là thuật ngữ chung của triết học, là cấu trúc bên trong
của sự vật hay đối tượng. Cơ cấu bao gồm những bộ phận hợp thành và những
mối quan hệ tỷ lệ, hữu cơ cả về mặt lượng và mặt chất giữa các bộ phận đó trong

thời gian và không gian nhất định.
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông
nghiệp, bao gồm những bộ phận hợp thành ngành kinh tế nông nghiệp và những
mối quan hệ tỷ lệ, hữu cơ về mặt lượng và chất giữa các bộ phận đó trong thời
gian và không gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có 3 nội dung:
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành và nội bộ ngành.
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và nội bộ vùng
kinh tế lãnh thổ.
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế.
1.1.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành:
Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức
năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Ngành phản ánh một loạt hoạt
động nhất định của con người trong quá trình sản xuất xã hội, nó được phân biệt
theo tính chất và đặc điểm của quá trình công nghệ, đặc tính của sản phẩm sản
xuất ra và chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất. Các ngành trong cơ cấu
kinh tế nông thôn ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của phân công lao
động xã hội. Quá trình phát triển của loài người đã trải qua ba cuộc phân công lao
động xã hội: Phân công lao động xã hội lần thứ nhất, tách chăn nuôi ra khỏi
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh - Khoa NN&PTNT - ĐHKTQD - Hà Nội
-4-
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
ngành trồng trọt. Phân công lao động xã hội lần thứ hai, tách thủ công nghiệp
(tiền thân của ngành công nghiệp ngày nay) khỏi nông nghiệp. Phân công lao
động xã hội lần thứ ba, tách dịch vụ lưu thông ra khỏi khu vực sản xuất vật chất.
Như vậy, phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành các ngành và
cơ cấu ngành. Phân công lao động càng phát triển ở trình độ cao thì sự phân chia
các ngành càng đa dạng, sâu sắc và chi tiết.
Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm:
* Ngành nông nghiệp, bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi.

* Ngành thủy sản.
* Ngành lâm nghiệp.
Cơ cấu ngành là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, tiến bộ khoa học - công nghệ và phân công lao động xã hội…
Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tập hợp các bộ phận hợp
thành ngành kinh tế nông nghiệp và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận cấu
thành so với tổng thể. Mối tương quan tỷ lệ này do yêu cầu phát triển cân đối giữa
các ngành chi phối.
Cơ cấu ngành là một nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển các ngành
và là hạt nhân của cơ cấu kinh tế. Việc xác lập cơ cấu ngành hợp lý, thích ứng với
từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của
ngành:
+ Tạo điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực nông thôn.
+ Đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và khai thác sử dụng có
hiệu quả tiềm năng của một vùng và cả nước.
+ Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tiến bộ khoa học - công nghệ trong các
ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh - Khoa NN&PTNT - ĐHKTQD - Hà Nội
-5-
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và nội bộ
vùng kinh tế lãnh thổ:
Sự phân công lao động theo ngành dẫn đến sự phân công lao động theo
lãnh thổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau
phát triển. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên một vùng
lãnh thổ nhất định. Vì vậy cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ chính là sự bố trí các
ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian, nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế
so sánh của vùng. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ là theo hướng
đi vào chuyên môn hóa và tập trung sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả cao,

mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hóa khác, gắn bó cơ cấu kinh tế
của từng vùng với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ phải coi trọng phát triển sản
xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa trên cơ sở phát
huy lợi thế của vùng để định hướng chuyên môn hóa, nhờ đó nâng cao được trình
độ sản xuất hàng hóa của vùng.
Để hình thành cơ cấu vùng kinh tế vùng lãnh thổ hợp lý trước hết cần
hướng vào những khu vực có điều kiện phát triển hàng hóa lớn. Đó là khu vực có
nhiều lợi thế so sánh về thời tiết khí hậu, đất đai, vị trí địa lý và giao thông thuận
lợi, các cơ sở hạ tầng khác… Trên cơ sở đó xây dựng phương án sản xuất kinh
doanh nhằm trả lời câu hỏi: Trên mỗi vùng đó sản xuất cái gì? Số lượng là bao
nhiêu? Theo một cơ cấu hợp lý, để khai thác tốt nhất lợi thế của vùng, khai thác
tổng hợp và có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của vùng nhằm phát triển nhanh
kinh tế của vùng.
Trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, quá trình chuyển sang
sản xuất hàng hóa, đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất
chuyên môn hóa. Đó là nơi sản xuất ra những nông sản hàng hóa ngày càng lớn
với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Theo phương
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Dinh - Khoa NN&PTNT - ĐHKTQD - Hà Nội
-6-

×