BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 2011/TT-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
THÔNG TƯ
Quy định về quản lý chất thải,
kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Căn cứ Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính
phủ quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện việc quản lý chất thải
và kiểm soát ô nhiễm biển và hải đảo như sau:
Chương I
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ CÁC
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Thông tư này quy định việc quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển, hải đảo; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước trong nước và nước ngoài có liên quan trong việc thực hiện quản lý chất thải
và kiểm soát ô nhiễm ven biển, trên biển và hải đảo của Việt Nam. ven biển, trên
biển, hải đảo của Việt Nam.
1.2. Việc quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù bao gồm các: hoạt động: thăm dò, khai thác
và vận chuyển dầu khí, hoạt động hàng hải, hoạt nuôi trồng và khai thác thủy hải
sản, hoạt động công nghiệp ven biển và hoạt động du lịch phải và các hoạt động
1
Dự thảo 21
1015-8-2011
khác ven biển, trên biển, đảo phải tuân thủ các quy định của Thông tư này và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(1.2. Thông tư này điều chỉnh một số hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
đặc thù bao gồm các hoạt động: thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí, hoạt
động hàng hải, hoạt nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, hoạt động công nghiệp
ven biển và hoạt động du lịch)
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản
lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có hoạt động liên quan tới việc phát sinh chất thải gây ô nhiễm hoặc
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ven biển, trên biển và hải đảo của Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quản lý chất thải biển, hải đảo là hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải từ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác ven biển, trên
biển, đảo Việt Nam.
2. Ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi của các thành phần môi trường
nước, trầm tích biển, không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, các sinh vật. việc con người
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển,
bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại
như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và thực vật biển, gây
nguy hại cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả
việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm
biến đổi chất lượng biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị
mỹ cảm của biển.
3. Kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo là sự tổng hợp các hoạt động, hành
động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm
xảy ra ven biển, trên biển và đảo Việt Nam hoặc khi có sự cố ô nhiễm xảy ra ven
2
biển, trên biển và đảo Việt Nam thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay
loại trừ được nó.
5. Công trình dầu khí là các loại giàn, công trình di động hay cố định, các
phương tiện và các kết cấu khác được sử dụng trên đất liền hoặc trên biển nhằm
phục vụ cho hoạt động dầu khí.
64. Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và
khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
75. Hoạt động hàng hải là các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu,
thuyền vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, văn hoá, thể
thao, xã hội và công vụ Nhà nước.
86. Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản khai thác; dịch vụ trong hoạt động
nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
97. Hoạt động công nghiệp ven biển là hoạt động kinh tế quy mô lớn,
sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa sản xuất ra hàng hóa vật chất phục vụ nhu
cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo nằm tập trung hoặc
rải rác ven biển, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường biển. (cần hoàn thiện hơn
khái niệm này)
108. Hoạt động du lịch ven biển và hải đảo………… (Thiếu cần phân
công người viết, dự kiến Hiền viết.......................................) là hoạt động của khách
du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến du lịch ven biển và hải đảo
Điều 3. Các nguyên tắc chung về quản lý chất thải và kiểm soát ô
nhiễm biển, hải đảo
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ven
biển, trên biển và hải đảo có trách nhiệm bảo vệ môi trường, khắc phục, bồi
thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm về các hành vi vi phạm gây ô nhiễm
môi trường khác theo quy định của pháp luật”
1. Quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo là một nội dung của
quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
22. Chất thải phải được phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn
phát sinh.
3
33. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu
dân cư ven biển, trên biển và hải , đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá,
phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tiêu huỷ, xử lý theo quy định của pháp
luật hiện hành và phải có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi
trường biển.
4. Mọi chất thải trước khi thải ra biển đều phải được kiểm soát và xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
54. Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển có nguy cơ gây ô nhiễm
phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố
môi trường biển.
5. Khuyến khích xã hội hóa hoạt hóa hoạt động quản lý chất thải, kiểm
soát ô nhiễm ven biển, trên biển và hải đảo
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
BIỂN, HẢI ĐẢO
Điều 4. Quy định chung về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển,
hải đảo
1. Phân loại chất thải
1.1. Chất thải được phân thành các loại như sau:
a) Chất thải rắn gồm: chất thải công nghiệp, xây dựng; rác thải sinh hoạt,
chất thải rắn thông thườngkhác,
;
b) Chất thải lỏng gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và du lịch, công nghiệp, dầu khí, hàng hải; (nước dằn tàu,
nước la canh, nước làm mát); nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sảnn,
nước thải khác;
c) Khí thải gồm: khí thải từ hoạt động khí thải từ hoạt động sinh hoạt, sản
xuất, kinh doanh, công nghiệp, dầu khí, hàng hải, giao thông vận tải biểnhàng
hải có chứa các chất như hydrocacbon, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon
dioxide...;
4
d) Chất thải nguy hại gồm: nước thải, bùn thải có chứa chất nguy hại; dầu
thải, cặn dầu thải, dầu rò rỉ, dung dịch khoan; hóa chất nguy hại, chất thải y tế;
chất thải khác có chứa chất nguy hại;
Chất thải có chứa chất phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân, từ hoạt động
khai thác sa khoáng ven biển và các loại chất thải có chứa chất phóng xạ khác.
1.2. Chất thải phải được phân loại ngay từ nguồn theo đặc tính của chất
thải, được lưu giữ trong các thiết bị chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về kỹ
thuật, an toàn và phải được đánh dấu, phân biệt bằng màu sắc theo quy định.
1.3. Chất thải nguy hại không được trộn lẫn với chất thải thông thường.
Nếu trộn lẫn thì được xử lý như chất thải nguy hại.
1.4. Chủ nguồn thải có trách nhiệm phân loại chất thải theo quy định tại
khoản 1.2 và khoản 1.3 nêu trên.
2. Thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải
a) Chất thải gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ven
biển, trên biển và hải đảo phải được thu gom, vận chuyển, lưu giữ trong các thiết
bị chuyên dụng. Các thiết bị chuyên dụng phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật,
an toàn và phải được các cơ quan chức năng kiểm định, cấp phép lưu hành;
b) Chủ nguồn thải có trách nhiệm lưu giữ an toàn các chất thải trước khi
chuyển giao cho các chủ thu gom, vận chuyển chất thải. Chủ nguồn thải chất
thải nguy hại chỉ được chuyển giao chất thải cho các chủ vận chuyển chất thải đã
được cấp giấy phép hoạt động;
c) Chủ thu gom, vận chuyển chất thải phải trang bị đầy đủ các phương tiện,
trang thiết bị để vận chuyển chất thải về nơi tập kết, xử lý chất thải; giữ nguyên
hiện trạng phân loại chất thải tại nguồn.
3. Tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải
a) Chất thải chỉ được phép thải ra biển sau khi đã được xử lý đạt quy chuẩn
kỹ thuật về môi trường của Việt Nam (tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ).
Trường hợp các chất thải được vận chuyển về đất liền thì phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải;
b) Chủ tiêu huỷ, xử lý, chôn lấp có trách nhiệm xử lý triệt để các chất thải;
5
c) Chỉ những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia
xử lý chất thải nguy hại.
4. Kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo
a) Các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi
trên biển có trách nhiệm thống kê, báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông
tin về nguồn thải, tải lượng, tính chất của chất thải và phương án xử lý chất thải
cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường biển và
hải đảo tại địa phương; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường tại nơi cơ sở hoạt động;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên đất liềnven biển, các
phương tiện hoạt động trên biển, cơ sở sản xuất kinh doanh trên hải đảo khi thải
các chất thải ra biển phải đảm bảo chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường;
c) Chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây
ra sự cố môi trường cao phải có phương án phòng tránh sự cố môi trường và
phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường biển, Ủy ban Quốc
gia Tìm kiếm cứu nạn, và Cảnh sát biển và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm
môi trường biết;
d) Tổ chức, cá nhân có hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễmtrên biển, hải đảo
phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường biển.
5. Trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức cá nhân
a) Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tiêu hủy, xử lý chất thải khi
hành nghề phải có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. tại
Thông tư….. Trường hợp chủ nguồn thải tự thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái
chế, tiêu huỷ xử lý chất thải thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền;
b) Các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ chất
thải nguy hại phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy
hại cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, lưu giữ nhật ký quản lý hồ sơ
chất thải nguy hại tại cơ sở theo quy định và chịu sự thanh tra của thanh tra
6
chuyên ngành về môi trường và sự kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về
môi trường. Giải trình và cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền khi được kiểm tra;
c) Khuyến khích chủ nguồn thải xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, xử lý
chất thải, trong trường hợp không có khả năng hoặc chưa xây dựng hệ thống thu
gom, xử lý chất thải phải có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với các chủ
thu gom, chủ xử lý được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp phép và
có mã số hành nghề. Chủ nguồn thải phải có sự kiểm tra, giám sát đối với việc
thu gom, vận chuyển, xử lý của bên được ký hợp đồng;
d) Tổ chức, cá nhân có hoạt động tái chế chất thải; đầu tư xây dựng cơ sở
tái chế chất thải được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật
hiện hành được quy định tạiliên quan đến các chính sách ưu đãi đầu tư trong bảo
vệ môi trường
…..;
e) Chủ nguồn thải phải chịu toàn bộ chi phí về thu gom, vận chuyển, lưu
giữ, tái chế, và tiêu hủy, xử lý chất thải.
Điều 5. Quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo đối với một
số hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN, HẢI ĐẢO ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẶC THÙ
1. Hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí
1.1. Thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải từ các hoạt động thăm dò, khai
thác và vận chuyển dầu khí
1.1.1. Việc thu gom các dung dịch khoan nền dầu, nước vỉa và mùn khoan
từ các hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí thực hiện theo các
quy định sau đây:
a) Trang bị các thiết bị thu gom dung dịch khoan, mùn khoan, mùn khoan
có hóa chất phụ gia tràn ra hoặc rơi vãi trên mặt sàn khoan ở khu vực khoan, nơi
pha chế dung dịch v.v...(gồm khay hứng, máng và thùng chứa). Dung tích các
thùng phải lớn hơn khối lượng mùn khoan tối đa sinh ra trong suốt thời gian
giàn khoan làm việc;
7
b) Các thùng chứa phải trang bị hệ thống kiểm tra mức dung dịch khoan
với tín hiệu chỉ thị mức dung dịch đã đầy đặt trong tầm nhìn của kíp trưởng
khoan tránh tràn dung dịch khoan;
c) Các máy bơm chứa dung dịch khoan phải có các máng thoát về phía
thùng chứa;
d) Nước vỉa khai thác phải được thu gom và chứa trong các khu vực riêng
biệt, không được trộn lẫn với các loại hình chất thải khác;
đ) Trang bị thiết bị để bảo quản và vận chuyển các vật liệu dạng lỏng hay
dạng bột; thiết bị pha và bảo quản dung dịch rửa giếng khoan.
1.1.2 Việc thu gom các sản phẩm dầu từ các hoạt động thăm dò, khai thác
và vận chuyển dầu khí thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Trang bị các hệ thống thùng chứa đặc biệt, chuyên dụng để chứa dầu
thải, dầu cặn, nước lacanh…thải ra từ máy móc, thiết bị trên giàn khoan và định
kỳ được chuyển xuống tàu chuyên chở chất thải về nơi quy định để xử lý;
b) Trang bị các thùng chứa các vật liệu lau chùi sàn, máy móc, thiết bị để
chuyên chở về nơi quy định hay đốt cháy ngay trên giàn khoan;
c) Trang bị hệ thống dẫn khí đến nơi đặt hệ thống chứa khí hay xả khí. Nếu
khí dầu mỏ và khí thiên nhiên không được sử dụng thì hệ thống xả khí phải được
thiết kế tháp đốt để đốt cháy hoàn toàn khí trước khi thải ra môi trường;
d) Trang bị hệ thống thu gom chất thải sinh hoạt như thùng chứa chất thải
từ các công trình vệ sinh, rác thải, thức ăn thừa trước khi được xử lý để thải
xuống biển hoặc đưa xuống tàu chở đến nơi quy định tập kết.
1.1.3. Việc thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải tại các bến giao nhận dầu
thô trên biển thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Các tầu, các kho tàng chứa dầu, các tầu nhận dầu trên bến phải có các
thùng chứa dầu cặn các loại thải ra từ các động cơ, các thiết bị làm việc trên tầu,
trên kho tàng trữ dầu;
b) Các tầu, kho tàng chứa dầu, các tầu nhận dầu trên bến phải có các thùng
đựng các vật liệu lau chùi sàn, và các chất thải có chứa dầu;
c) Các tầu, các kho hàng chứa dầu, các tầu nhận dầu phải có các thiết bị thu
gom dầu bị rơi vãi trên sàn tầu, trong trường hợp dầu bị rơi vãi xuống biển phải
8
báo cáo với các cơ quan có chức năng về bảo vệ môi trường kết hợp và chọn
phương án cứu chữa;
d) Khi xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí từ giàn trung tâm về bến, chất
lỏng dùng để thử thuỷ lực các đường ống dẫn dầu, khí phải được thu gom vào
nơi riêng biệt và phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh phù
hợp với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
1.2. Xử lý chất thải từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí
1.2.1. Việc làm sạch dung dịch khoan khỏi mùn khoan thực hiện theo quy
định sau đây:
a) Tách mùn khoan khỏi dung dịch khoan có hóa chất phụ gia bằng sàng rung;
b) Tách cát khỏi dung dịch khoan;
c) Khử khí khỏi dung dịch khoan bằng thiết bị khử khí;
d) Xử lý nhiệt mùn khoan có chứa các hợp chất hóa học bằng lò điện hình
tang trống.
1.2.2. Khí hydrocacbon được thu gom để sử dụng như một nguồn năng
lượng, nếu không có khả năng thu gom thì phải đốt hoàn toàn trên tháp đốt hoặc
bơm trở lại vỉa.
1.3. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển và hải đảo từ hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí trên biển
1.3.1. Tổ chức, cá nhân thăm dò và khai thác dầu ngoài khơi cần phải có
báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thăm dò và khai thác và phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.3.2. Các phương tiện di động và cố định thực hiện việc thăm dò, khai thác
dầu khí trên biển phải trang bị hệ thống tách dầu-nước, hệ thống xử lý nước lẫn
dầu bao gồm cả nước thải, hệ thống đập vụn rác thải và phải được các cơ quan
có chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát theo quy định.
1.3.3. Việc kiểm soát chất thải thực hiện theo quy định sau
1.3.3.1. Chất thải nhiễm dầu
a) Đối với tất cả các tầu, kho chứa dầu trên bến phải có hệ thống thiết bị
tách dầu - nước. Khi thải ra biển nước thải từ hệ thống xử lý này phải đạt điều
kiện sau:
9
- Vùng sát bờ (vùng biển có chiều rộng 3 hải lý tính từ đường mép nước
thấp nhất) chỉ được xả nước với hàm lượng dầu không lớn hơn 5mg/l;
- Vùng gần bờ (vùng biển có chiều rộng 9 hải lý tính từ ranh giới của vùng
sát bờ) chỉ được xả nước với hàm lượng dầu không lớn hơn 15mg/l;
- Vùng xa bờ (vùng biển nằm ngoài vùng gần bờ) chỉ được xả nước với
hàm lượng dầu không lớn hơn 40mg/l.
b) Không thải xuống biển cặn dầu và dầu thải, các dung dịch khoan thải
nền dầu, các chất rắn chứa dầu, các chất thải lỏng và rắn độc hại khác.
1.3.3.2. Chất thải sinh hoạt
a) Chỉ đổ xuống biển nước thải sinh hoạt không lẫn nước thải từ công trình
vệ sinh; nước thải sinh hoạt lẫn với nước thải từ công trình vệ sinh và nước thải
từ công trình vệ sinh đã qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
b) Không đổ rác thải xuống biển, thức ăn thừa mà sinh vật biển có thể ăn
được chỉ đổ xuống biển khi đã được máy nghiền nhỏ thành mẩu vụn có kích
thước nhỏ hơn 25mm.
1.3.3.3. Khí thải
a) Không thải trực tiếp khí hydrocacbon vào môi trường xung quanh khi
chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Khi không
có khả năng thu gom để sử dụng, khí hydrocacbon phải được đốt cháy hoàn toàn
tại tháp đốt hoặc bơm trở lại vỉa. Tháp đốt phải thiết kế đạt tiêu chuẩn theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Thiết bị tách khí đồng hành ra khỏi dầu thô trên các giàn khoan phải
đảm bảo đủ công suất đáp ứng với sản lượng dầu khai thác ở mức cao nhất.
Không được để hàm lượng khí ngưng tụ lẫn trong khí thải quá lớn để bảo đảm
khi đốt cháy giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường.
1.3.4. Việc sử dụng chất phóng xạ trong các hoạt động dầu khí phải tuân
theo quy định của pháp luật về An toàn và Kiểm soát bức xạ và tuân theo TCVN
4985-89 - "Quy phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ", TCVN 4397-87 -
"Quy phạm an toàn bức xạ ion hoá".
1.3.5. Khuyến khích các tổ chức dầu khí lập các kế hoạch nhằm phục hồi
môi trường biển khu vực thăm dò, khai thác sau khi dự án kết thúc.
10