Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tiểu luận: Phân tích khả năng sinh lời của công ty – công ty nhựa Bình Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.2 KB, 41 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC





Tiểu luận Phân tích tài chính:

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÔNG TY – CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH
(BMP)



GVHD: PGS.TS. LÊ THỊ LANH
SVTH: Nhóm 2
Lớp: TCDN Ngày 2 – K21

TPHCM, 05/2013
GVHD PGS.TS Lê Th Lanh TCDN nhóm 2




MỤC LỤC

Lời mở đầu
1. Phân tích khả năng sinh lợi 1


1.1 Các nhân tố đo lường thu nhập của công ty 1
1.2 Phân tích giai đoạn – ứng dụng trong phân tích thu nhập 2
2. Phân tích doanh thu 2
2.1 Các nguồn doanh thu chính 3
2.2 Tính bền vững của doanh thu 6
2.3 Mối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho 8
2.4 Ghi nhận doanh thu và các phương pháp đo lường ảnh hưởng đến chất lượng
của phân tích 14
3. Phân tích giá vốn hàng bán 15
3.1 Đo lường lợi nhuận gộp 15
3.2 Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp 16
4. Phân tích chi phí 20
4.1 Chi phí bán hàng 21
4.2 Chi phí khấu hao – Chi phí bảo trì và sửa chữa 25
4.3 Chi phí chung – Chí phí hành chính 27
4.4 Chi phí tài trợ 28
4.5 Chi phí thuế thu nhập 30
Kết luận 32
Phụ lục 1: Sơ lược công ty
Phụ lục 2: Sơ đồ Dupont phân t ích sinh lợi
Tài liệu tham khảo
GVHD PGS.TS Lê Th Lanh TCDN nhóm 2
- 3
LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta có thể phân tích thành quả công ty dưới nhiều cách thức khác nhau. Doanh
thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế là các thước đo thành quả được sử dụng phổ
biến nhất. Tuy nhiên không t hước đo riêng lẻ nào trong các thước đo này đánh giá
tốt nhất cho thành quả toàn diện của công ty. Nguyên nhân là do chúng độc lập với
nhau và độc lập với các hoạt động kinh doanh.

Do đó để phân tích thành quả công ty đòi hỏi một thước đo kết hợp, ở đó chúng ta
đánh giá một thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ
giữa t hu nhập và vốn đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. Nếu xét
trên khía cạnh đánh giá khả năng sinh lợi của công ty nó cho thấy sức mạnh tài
chính trong dài hạn của một công ty. Chỉ tiêu này kết hợp này sử dụng kết hợp cả
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Nó có thể chuyển
tải một cách có hiệu quả tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư dưới gốc độ tài trợ khác
nhau (Nợ và vốn cổ phần).
Như vậy để đo lường được khả năng sinh lợi của một công ty chúng ta cần có định
nghĩa chính xác về vốn đầu từ.
 Nếu đứng trên gốc độ tổng nguồn vốn đầu tư hình thành nên tài sản thì tỷ
suất sinh lợi trên vốn đầu tư lúc này là ROA.
 Nếu đứng trên gốc độ là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà đầu tư muốn đo lường
suất sinh lợi trên đồng vốn mà mình bỏ ra đó là vốn cổ phần. Như chúng ta
đã biết tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần chịu tác động của đòn bẩy tài chính.
Vốn cổ phần ữu đãi được xem là nguồn tài trợ có tình chất đòn bẫy do nhận
tỷ suất sinh lợi cố định. Nên lúc này tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư lúc này là
ROCE nếu không có cổ phần ưu đãi thì nó là ROE.
Như vậy để có một cách nhìn khái quát các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của
một công ty hay đánh giá khả năng sinh lợi của công ty chúng ta cần có một sự liên
kết giữa RO E (hay ROCE) với ROA để xem xét nhân tố nào tác động và quy ết định
đến khả năng sinh lợi của công ty. M ột công cụ tốt nhất đó là sơ đồ Doupont.
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 4 -

Nhìn vào sơ đồ Dupont cho ta một cách nhìn khái quát và xác định được những
nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của một công ty.
Sau đây chúng tôi sẽ minh họa bằng phân tích khả năng sinh lợi của Công ty cổ
phần nhựa Bình Minh (BMP). Và trong suốt bài tiểu luận này chúng tôi sử dụng các

thông tin của BMP để minh họa cho các lý thuyết và công cụ phân tích của mình.
Sơ đồ File excle (đính kèm): phan tich -FINAL - Copy.xlsx.
Phân tích sơ đồ Dupont của BMP
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: ROE= ROA x TTSbq/VCSHbq
M uốn tăng ROE thì tăng ROA hoặc giảm vốn chủ sở hữu hay tăng tổng tài sản của
công ty. Năm 2012, ROE công ty Bình Minh là 31.03% tăng 0.19% so với năm
2011. Nguyên nhân là do ROA công ty tăng 1.58% và TT Sbq/VCSHbq giảm 1.36%
so với năm 2011.
ROA = tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản. N ăm 2012, tỷ suất
sinh lợi trên doanh thu tăng 18.24% nhưng hiệu suất sử dụng tài sản giảm 14.09%.
Điều này, dẫn đến ROA công ty tăng 1.58% so với năm 2011. Trong cùng một
ngành, một công ty có hiệu suất sử dụng tài sản thấp là công ty có khả năng tiềm ẩn
gia tăng tỷ suất sinh lợi thông qua gia tăng doanh thu.
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 5 -
* Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (LNST/DTT) tăng 18.24% do LNST công ty 360
tỷ đồng tăng 22.41% và doanh thu đạt 1.890 tỷ đồng tăng 3.52% so với năm 2011.
Bên cạnh đó Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cũng được tính theo LNTT/DTT x
LNST/LNTT.
* LN ST công ty tăng 22.41% do doanh thu thuần tăng 3.52% và chi phí chỉ tăng
0.31% do công ty giảm giá vốn hàng bán 4.01%, lãi vay giảm 9.08% so với năm
2011.
* TTSbq công ty năm 2012 là 1.294 tỷ đồng tăng 20.5% so với năm 2011, trong đó
chủ yếu là TSNHbq tăng, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSDHbq 8.18%
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2
- 1
1. Phân tích khả năng sinh lợi:
Phân tích khả năng sinh lợi của một công ty là một phần quan trọng trong phân tích
báo cáo tài chính. Tất cả các báo cáo đều cần thiết cho phân tích trong đó quan

trọng nhất là báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong một thời kỳ. Kết quả kinh
doanh là mục đích chính của công ty và đóng vai trò trong xác định giá trị doanh
nghiệp, khả năng thanh toán và tình hình thanh khoản của công ty.
Phân tích khả năng sinh lợi thì quan trọng đối với cả nhà đầu tư, người cấp tín
dụng. Đối với nhà đầu tư thu nhập thường là nhân tố quan trọng. Do đó quá trình
xem xét thu nhập và dự phóng thu nhập là quan trọng đối với 1 nhà đầu tư. Còn đối
với một nhà cấp tín dụng thì thu nhập và dòng tiền hoạt động là quan trọng bởi nó
được mong đợi để trả lãi vay và vốn vay.
Khi đánh giá khả năng sinh lợi của một công ty chúng ta thường tập trung vào một
số câu hỏi chính:
- Công ty sử dụng thước đo nào để đo lường thu nhập hay các nhân tố đo lường thu
nhập của công ty.
- Chất lượng của t hu nhập ra sao
- Thành phần nào là quan trọng để dự báo thu nhập.
- Tính bền vững của thu nhập.
1.1. Các nhân tố đo lường thu nhập của công ty.
Thu nhập được định nghĩa là doanh thu và thu nhập khác trừ chi phí và các khoản
thua lỗ trong kỳ báo cáo. Chúng ta thấy định nghĩa rất đơn giản tuy nhiên nó lại gây
ra nhiều hiểu lầm và rất khó trong việc xác định thu nhập. Chúng ta không thể kỳ
vọng rằng hệ thống kế toán sẽ cung cấp cho chúng ta một thước đo thu nhập đáng
tin cậy. Do đó thu nhập không phải là đại lượng duy nhất cho việc hoàn thiện một
hệ thống thước đo để định giá công ty. Trong thực tiễn chúng ta cần xem xét một
vài yếu tố sau:
- Vấn đề ước tính: đo lường thu nhập phụ thuộc vào các giá trị ước tính thành quả
của cá sự kiện trong tương lại. Do đó chúng ta không nên kỳ vọng quá vào việc hệ
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 2 -
thống kế toán cung cấp cho chúng ta một con số “chuẩn” mà đôi khi chúng ta phải

thêm vào đó một chút kinh nghiệm.
- Phương pháp kế toán: các chuẩn mực kế toán chi phối việc đo lường thu nhập là
kết quả của kinh nghiệm nghề nghiệp, các quy định chi phối, các biến cố kinh doanh
và các ảnh hưởng xã hội khác.
- Khuyến khí ch sự công bố thông tin: Những người sử dụng báo cáo luôn trong
mong một con số trung thực chính xác tuy nhiên dưới những áp lực về cạnh tranh,
tài chính và xã hội đã làm cho những con số trong báo cáo đã phần nào “đẹp hơn”
tức người ta có khuynh hướng tìm kiếm một phương pháp kế toán phù hợp hơn là
một phương pháp kế toán trung thực.
- Nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Do các báo cáo tài chính phục vụ cho nhu
cầu đa dạng của nhiều người. Do đó khi phân tích chúng ta cần có sự điều chỉnh phù
họp với mục đích phân tích của mình bằng cách lưu ý những thông tin kèm theo báo
cáo tài chính.
1.2. Phân tích giai đoạn – ứng dụng trong phân tích thu nhập.
Phân tích thu nhập và các thành phần của thu nhập liên quan đến hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Phân tích đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và các thước đo
thu nhập. Giai đoạn này đòi hỏi sự am hiểu về kế toán chi phí và doanh thu.
Giai đoạn thứ hai: sử dụng các công cụ phân tích để phân tích thu nhập và giả thích
kết quả. Mục tiêu của việc này bao gồm: Dự báo thu nhập, đánh giá chất lượng, tính
bền vững và ước tính khả năng tạo ra thu nhập.
2. Phân tích doanh thu
Doanh thu được định nghĩa là dòng tiền vào hoặc sư gia tăng tài sản khác của thể
nhân hoặc thanh toán nợ do các hoạt động chính của công ty mang lại.
Khi tiến hành phân tích doanh thu sẽ tập trung vào một số vấn đề:
- Các nguồn doanh thu chính
- Tính bền vững của các nguồn doanh thu.
- Mối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
- Khi nào doanh thu được ghi nhận và được đo lường như thế nào.
Trong phần này chúng tôi tập trung phân tích công Cổ Phần nhựa Bình Minh
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2


- 3 -
2.1. Các nguồn doanh thu chính.
 Các nguồn doanh thu chính.
Sự hiểu biết về nguồn doanh thu chính của công ty phân tích là cần thiết trong việc
xác định thu nhập, đặc biệt quan trọng đối với một công ty được đa dạng hóa bởi lẽ
đối với loại công ty này thì mội sản phẩm, ở mỗi thị trường lại có sự tăng trưởng
riêng biệt. Cách tốt nhất để phân tích là chúng ta phân tích theo tỷ trọng doanh thu.
Phân tích này nhằm cho thấy doanh thu của từng dòng doanh thu của từng sản
phẩm, từng thị trường riêng biệt.
Sau đây chúng tôi sẽ minh họa doanh thu của công ty CP Nhựa Bình Mình (BMP)
năm 2012 của công ty. Phần lớn nguồn doanh thu của BM P đến từ sản phẩm chủ
lực là Ống nhựa PVC ngoài ra còn một số sản phẩm khác như: bình phun thuốc trừ
sâu và mũ bảo hộ lao động và các sản phẩm đi kèm theo ống nhựa PVC.
Hình 1.1: Cơ cấu doanh thu của BMP

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012
Qua biểu đồ ta thấy phần lớn doanh thu của BM P là đến từ ống nhựa P VC do đó
nếu có một sự biến động trong nguồn doanh thu này sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng
doanh thu của BMP. Và theo đó một sự tăng hay giảm trong doanh thu khác không
ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của NBM , cụ thể trong năm 2012 có sự sụt giảm
trong doanh thu của các sản phẩm dùng trong nông nghiệp từ 110 tỷ xuống 93 tỷ
trong năm 2012. Tuy nhiên sự sụt giảm này không ành hưởng nhiều đến tồng doanh
thu của doanh nghiệp.
Hình 1.2: So sánh doanh thu giữa năm 2011 và 2012
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 4 -

Nguồn: Tính toán theo báo cáo tài chính 2011, 2012.

Trong phân tích của nhóm, nhóm không đề cập đến doanh thu tài chính và thu nhập
khác vì phần này chiềm tỷ trọng rất nhỏ chưa đến 1% trong tổng doanh thu và
không thuộc lĩnh vực kinh doanh của đơn vị.
 Các thách thức trong việc phân tích một công ty đa ngành nghề.
- Thách thức lớn nhất trong phân t ích công ty đa dạng hóa là phân tích từng dòng
doanh thu tác động như thế nào lên tổng doanh thu của công ty. Bởi vì từng phân
đoạn có tỷ suất sinh lợi, rủi ro và cơ hội kinh doanh khác nhau. Do đó trong phân
tích chúng ta đòi hỏi phải có rất nhiều thông tin liên quan.
- Quá trính định giá, dự báo và đánh giá thu nhập đòi hỏi thông tin các phân đoạn
phải được chia tách rõ ràng theo tiêu chí về tính bất ổn, tăng trưởng và rủi ro.
- Cơ cấu tài sản, yêu cầu tài trợ và cấu trúc hoạt động, khả năng sinh lợi và hiệu quả
quản lý của từng phân đoạn là vô cùng quan trọng trong phân tích khả năng sinh lợi
cũng như trong phân tích triển vọng của công ty.
- Báo cáo theo phân đoạn thông thường các báo cáo này rất hiếm khi được công bố,
nếu không muốn nói là hầu như không công bố tại Việt Nam nguyên nhân là do ảnh
hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty và Ủy ban chứng khoán cũng chưa yêu cầu
việc công bố thông tin này.
 M ột phân đoạn được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến nếu phân đoạn đó tạo
ra doanh thu, lãi hoặc lỗ chiếm từ 10% trở lên trong hoạt động của công ty.
Như đã trình bày phần trên thì phần lớn doanh thu của BMP đến từ ống nhựa
PVC và các thiết bị đi kèm theo PVC, đó một sự tăng trong phần doanh thu
này sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của BMP.
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 5 -
 Đối với mỗi phân đoạn các thông tin cần được công bố: doanh thu- so với
phân đoạn khác và khách hàng bên ngoài, lợi nhuận hoạt động- doanh thu trừ
chi phí hoạt động, tài sản có thể xác định được, thu nhập và chi phí lãi vay và
thuế, lãi hoặc lỗ từ hoạt động kinh doanh bất thường, chi phí khấu hao và các
khoản chi phí khác.

- Ý nghĩa của phân tích theo phân đoạn: Các thông tin về phân đoạn sẽ giúp
chúng ta phân tích về:
 Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Phân tích xu hướng của doanh thu theo
các phân đoạn. tốc độ tăng trưởng của doanh thu thường là kết hợp của
nhiều nhân tố: biến động giá cả, biến động quy mô, hoạt động thâu tóm,
mua lại và các thay đổi trong tỷ giá.
 Tốc độ tăng trưởng tài sản: Phân tích xu hướng của tài sản theo phân
đoạn thường thích hợp cho việc phân tích khả năng sinh lợi. So sánh chi
tiêu vốn với khấu hao có thể phát hiện các phân đoạn tăng trưởng thực sự.
Đôi khi chúng ta cũng cần chú ý đến yếu tố tỷ giá trong phân tích.
Bảng 1.1: Bảng phân bổ tài sản qua các năm

2012 2011 2010 2009 2008
Tổng tài sản 18.25% 18.77% 19.16% 45.62% 0.00%
Tài sản cố định -31.52% 7.18% -0.05% 22.07% 0.00%
DT (SP chính)
0.60%
27.41%
18.39%
40.55%
0.00%

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC của BMP 2008-2012.
Sự tăng trong tài sản năm 2009 và năm 2011 là do BMP đưa vào hoạt động nhà máy
tại M iền Bắc và đầu tư hệ thống máy móc sản xuất ống nhựa đường kính 1.200mm.
Qua đó ta thấy sự tăng lên trong tài sản tương ứng là sự tăng lên trong doanh thu.
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư đúng hướng và kiểm soát tốt chi phí.
 Khả năng sinh lợi: Các chỉ số thu nhập hoạt động trên doanh thu và thu
nhập hoạt động trên tổng tài sản thì khá hữu ích khi phân tich khả năng
sinh lợi. Chúng ta nên tập trung vào xu hướng của các chỉ số đánh giá khả

năng sinh lợi hơn là tập trung vào con số tuyệt đối.

GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 6 -
Bảng 1.2: Phân tích tỷ số

2012 2011 2010 2009 2008
LN/DT* 24.88% 19.92% 21.02% 24.37% 14.49%
LN/TTS* 33.31% 31.63% 30.85% 34.18% 21.29%
LN được tính là lợi nhuận thuần từ hoạt động sản
xuất kinh doanh không tính doanh thu tài chính, lãi vay
Phân tích chỉ số

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC của BMP 2008-2012.
Nhìn vào 2 chỉ số trên ta thấy BMP đang sử dụng đồng vốn rất hiệu quả. Luôn có sự
tăng trưởng trong doanh thu và kiểm soát chi phí tốt đưa đến một sự tăng trong lợi
nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh.
2.2. Tính bền vững của doanh thu.
Tính ổn định và xu hướng gọi là tính bền vững. Tính bền vững là rất quan trọng
trong phân tích khả năng sinh lợi. M ột công cụ hữu ích trong phân tích này là phân
tích xu hướng, trong phân tích này chúng ta cần so sánh với tiêu chuẩn ngành hay so
sánh với đối thủ cạnh tranh.
Sau đây nhóm sẽ xem xét tính bền vững của doanh thu BMP và đối thủ so sánh của
nó NTP (Công ty CP Nhựa Thiến niên Tiền Phong).
Bảng 1.3: Biến động doanh thu

2012 2011 2010 2009 2008
BMP 0.60% 27.41% 18.39% 40.55% -
NTP -4.24% 20.98% 29.63% 41.19% -

BMP 213 212 166 141 100
NTP
212
221
183
141
100
Biến động doanh thu từ SP chính
Xu hướng biến động

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC 2008-2012 của NBM, NTP.





GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 7 -

Hình 1.3: Doanh thu của BMP và NTP 2008-2012

Nguồn: BCTC của BM P, NTP 2008-2012
Nếu loại trừ giai đoạn nhu cầu tăng mạnh năm 2005-2009 thì xem ra cho thấy tốc
độ tăng trưởng doanh thu của BMP tốt hơn so với NTP do NTP chịu ảnh hưởng nhu
cầu do một số loại ống NTP chưa sản xuất được nên cũng hạn chế trong việc đáp
ứng các công trình lớn đưa đến sự sụt giảm trong doanh thu đặc biệt sau khủng
hoảng kinh tế thế giới. Sự sụt giảm trong doanh thu năm 2012 nguyên nhân là do sự
tăng giá quá cao của nguyên liệu đầu vào và kèm theo đó là nhu cầu trong nước
đang chửng lại do nhu câu đầu tư xây dựng (đặc biệt lĩnh vực BĐS chưa có dấu hiệu

tích cực). Điều này đưa đến sự sụt giảm chung cho toàn ngành và BM P, NTP cũng
không nằm trong ngoại lệ.
Nhìn vào xu hướng biến động trong nguồn doanh thu chính của BM P và NTP chúng
ta thấy rằng luôn có một xu hướng tăng. Điều này cho chúng t a một kỳ vọng dòng
doanh thu này tiếp tục bền vững trong tương lại ít nhất là trong vòng 5 năm t ới.
Để bổ trợ cho phân tích tính bền vững thì chúng ta cần phân tích thêm một số yếu
tố:
 Độ nhạy cảm của doanh thu đối với điều kiện kinh doanh.
- Với sự mở rộng hoạt động của 2 ông lớn trong ngành nhựa (NTP và BMP) BMP
mở một nhà máy với công suất 20.000 tấn tại miền Bắc để mở rộng thị phần của
mình năm 2007 và trong năm 2010 đã năng công suất này lên 70.000 tấn và t iêu thụ
sản phẩm với giá thấp hơn so với sản phẩm nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc, NTP
thì mở rộng hoạt động bằng cách cho thành lập một nhà máy tại Bình Dương nhằm
tấn công thị trường phía Nam. Điều này cho thấy rằng ngành nhựa Việt Nam hiện
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 8 -
tại còn rất tiềm năng, bên cạnh đó với những chủ trương của nhà nước trong việc
giải cứu ngành bất động sản cho chúng ta kỳ vọng rằng ngành này sẽ tăng trưởng
trở lại và do đó nhu cầu về ống nhựa sẽ tăng trở lại, kèm theo đó khi nền kinh tế
phục hồi nhu cầu xây dựng, công trình sẽ tăng. Do đó trong trung và dài hạn chúng
ta kỳ vọng rằng sức tiêu thụ của ngành nhựa nói chung và BMP nói riêng sẽ tăng.
- Ngoài ra với do sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong nước BMP 99% là tiêu thụ
trong nước NTP thì có xuất khẩu nhưng một phần rất nhỏ cũng nằm trong khoản từ
1%-2%. Do đó dòng doanh thu gần như không chịu tác động của điều kiện nước
ngoài mà phần lớn là chịu tác động những chính sách trong nước. Do đó, trong thời
gian tới với kỳ vọng thị trường BĐS được kích thích trở lại, nền kinh tế phục hồi sẽ
giúp cho dòng doanh thu này tăng trưởng bền vững hơn trong trung và dài hạn.
 Đánh giá nhu cầu đối với những sản phẩm mới của công ty.
- Theo ước tính của Bộ Công Thương tốc độ tăng trưởng của ngành ống nhựa xây

dựng trong thời gian tới sẽ rất cao đặc biệt từ sức ép đo thị hóa và tỷ lệ thoát nước
đang khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ quá tải khiến nhu cầu ống cấp thoát nước
là rất lớn. Đặc biệt là ống thoát nước với đường kình 1.200mm và sản phầm này
hiện tại chỉ có BMP (đã sản xuất thành công từ năm 2011và trúng thầu nhà máy xử
lý nước thải Nam Bình Dương) sản xuất. Điều này cho chúng ta kỳ vọng rằng dòng
doanh thu của BMP càng bền vững hơn
 Đánh giá lòng trung thành của khác hàng, tính ổn định.
- Với thị phần trên 50% tại khu vực Phía Nam đều đo cho thấy lượng khách hàng
của BMP là không nhỏ do đó chúng ta hoàn toàn kỷ vọng rằng dòng doanh thu này
là bền vững.
 Thị trường tiêu thụ chính của công ty.
- Với sự bỏ ngỏ của khu vực xuất khẩu đặc biệt các nước lân cận trong quá khứ và
theo định hướng phát triển mới của công ty sẽ xuất khẩu sang các nước lân cận điều
này cho thấy khả năng tăng trưởng của BMP là khả quan và kỳ vọng dòng tiền thu
về sẽ tăng trong trung và dài hạn.
2.3.Mối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 9 -
M ối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho thường cung cấp
các đầu mối quan trọng cho quá trình đánh giá kết quả hoạt động.
Mối quan hệ giữa doanh thu và các khoản phải thu:
Việc phân tích mối quan hệ này thường cung cấp cho chúng ta một cách nhìn khái
quát hơn về chính sách tín dụng và bán hàng của doanh nghiệp. Thay đổi trong
khoản phải thu phản ánh thay đổi trong doanh thu tuy không nhất thiết phải thay đổi
cùng tỷ lệ. Do một khoản nợ phải thu được kết thúc và sẻ có một món nợ khác kế
tục. Do đó, các khoản phải thu không là thước đo cho dòng tiền trong tương lai của
doanh nghiệp.
Nếu các khoản phải thu tăng với tốc độ cao hơn doanh thu, chúng ta cần phân tích
điều này để tìm ra nguyên nhân tại sao. Các nguyên nhân như vậy có thể bao gồm

doanh thu tăng do nới lỏng tín dụng, hoặc chiến lược cạnh tranh thâm nhập thị
trường cho các sản phẩm mới, cạnh tranh của thị trường, hay thay đổi chính sách
bán hàng. Ngoài ra, các nhân tố như vậy thường tác động đến khả năng thu hồi của
các khoản phải thu. Xem ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa doanh thu và các
khoản phải thu của công ty BMP, trong thời kỳ 5 năm gần đây được phản ánh trong
bảng sau:
Bảng 1.4: Tỷ số tài chính của BPM và NTP
Chỉ tiêu (BMP) 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh Thu Thuần
820.96


1,143.15

1,416.86

1,826.42

1,890.26

Tăng trưởng doanh thu thuần N/A 39.25% 23.94% 28.91% 3.49%
Các khoản phải thu 90.37 134.65 300.72 352.31 353.44
Tăng trưởng các khoản phải thu N/A 49.01% 123.33% 17.16% 0.32%
Tỷ lệ KPT/DT 11.01% 11.78% 21.22% 19.29% 18.70%
Vòng quay các khoản phải thu
N/A
2.54


1.63



1.40


1.34



Chỉ tiêu (NTP) 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh Thu Thuần
1,094.48

1,546.90

2,001.82

2,425.54

2,360.30

Tăng trưởng doanh thu thuần N/A 41.34% 29.41% 21.17% -2.69%
Các khoản phải thu 223.56 418.32 433.65 454.01 465.14
Tăng trưởng các khoản phải thu N/A 87.11% 3.66% 4.70% 2.45%
Tỷ lệ KPT/DT 20.43% 27.04% 21.66% 18.72% 19.71%
Vòng quay các khoản phải thu
N/A
1.20



1.17


1.37


1.28



Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTCKT của NTP, BMP 2008-2012

GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 10 -
Hình 1.4: Tăng trưởng doanh thu/ Các khoản phải thu

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTCKT của NTP, BMP 2008-2012
Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu thuần của BMP tăng duy trì được sự tăng
trưởng các năm trong giai đoạn 2008-2012, đặc biệt BMP đạt được tốc độ tăng
trưởng khá ấn tượng trong giai đoạn 2008-2011 (chỉ trong 3 năm doanh thu tăng gấp
1,22 lần so với 2008). M ặc dù năm 2012, BMP vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng
doanh thu tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với giai đoạn 2008-2011
nguyên nhân do chính sách cảu nhà nước trong giai đoạn này là thắt chặt chi tiêu.
So với đối thủ lớn trong ngành là NTP, doanh thu của BMP đã đạt được mức tăng
trưởng khá ấn tượng - trung bình 26% và tăng nhanh hơn so với NTP - trung bình
23%, đặc biệt NTP đã có mức tăng trưởng doanh thu âm trong năm 2012 so với
2011. Mức tăng trưởng BMP trung bình trong 5 năm 2008-2012 đạt 26%/năm - cao
hơn so với bình quân nhóm ngành (20% năm). Đóng góp quan trọng cho tăng
trưởng doanh thu là quyết định thâm nhập thị trường phía Bắc (tháng 12/2007 công

ty nhựa Bình M inh miền Bắc đi vào hoạt động), quyết định mở rộng sản xuất mặt
hàng ống nhựa HDPE đường kính lớn kể từ năm 2010 điều này đã mang lại cho
BMP mức tăng trưởng tốt.
Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, thì các khoản phải thu đã tăng lên đáng kể,
cụ thể các khoản phải thu năm 2012 đã tăng gấp 2,91 lần so với năm 2008, đặc biệt
các khoản phải thu năm 2010 tăng đột biến (123%). So với NTP, các khoản phải thu
của BMP tăng cao hơn - trung bình 58%/ năm so với 22% của NTP. Điều này có thể
cho chúng ta m ột nhận định rằng việc BMP đang tăng doanh thu bằng cách thực
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 11 -
chính sách nới lỏng tín dụng để lôi kéo khách hàng khi thâm nhập vào thị trường
M iền Bắc. Do đó chúng ta cũng cần căn nhắc khi xem xét đến doanh thu của BMP
và tính bền vững của nó.
Trong giai đoạn 2008-2012, doanh thu tăng, các khoản phải thu tăng và tỷ lệ các
khoản phải thu trên doanh thu dao động trong khoảng từ 11,78% - 21,22%. Vòng
quay các khoản phải thu từ 1,34 - 2,54 lần và giảm dần. Vì vậy, với BMP trong giai
đoạn 2008-2012 có tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn và không tương ứng
với tốc độ tăng trưởng doanh thu. Thông thường, trong điều kiện bình thường, tốc
độ tăng trưởng doanh thu phải cân đối với tốc độ tăng trưởng khoản phải thu. Do
vậy, đối với BMP nên có sự quan tâm và phân tích đặc biệt, tìm hiểu xem nguyên
nhân của sự khác thường này. Một trong những nguyên nhân làm tốc độ tăng các
khoản phải thu của BMP tăng đáng kể so với NTP là do chiến lược kinh doanh
nhằm thâm nhập thị trường miền Bắc - vốn là thị trường mục t iêu của NTP, đồng
thời thị trường miền Bắc cạnh tranh quyết liệt, bên cạnh đó thị trường ngành nhựa
Việt Nam giai đoạn 2008-2012 có sự cạnh tranh quyết liệt.
Việc BM P gia tăng tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu có ưu điểm giúp doanh
nghiệp tăng cường cạnh tranh, gia tăng thị phần, tuy nhiên sẽ phát sinh rủi ro mất
vốn đồng thời hiệu quả sử dụng vốn thấp (do doanh nghiệp dễ bị chiếm dụng vốn).
Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho

Yếu tố quyết định chủ yếu của hàng tồn kho là doanh thu- doanh thu mong đợi
trong tương lai. M ối quan hệ giữa doanh thu và hàng t ồn kho là doanh thu là sự
chuyển đổi từ hàng tồn kho sang tiền mặt. Xác định dòng tiền vào trong tương lai từ
việc bán hàng phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận có thể đạt được vì hàng tồn kho được
báo cáo theo mức thấp hơn của chi phí sản xuất hoặc ở mức giá thị trường. Tỷ số
thanh toán hiện hành không ghi nhận mức doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận, nhưng
cả hai lại là những yếu tố quan trọng xác định dòng tiền vào trong tương lai.
Phân tích các thành phần hàng tồn kho thường phát hiện ra các đầu mối có giá trị
đối với doanh thu và hoạt động kinh doanh trong tương lai. Ví dụ, khi gia tăng
thành phẩm đi cùng với sự giảm sút nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang, chúng ta
dự đoán một sự sụt giảm trong sản xuất. Bảng sau cho thấy mối quan hệ giữa doanh
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 12 -
thu và hàng tồn kho (và các thành phần của hàng tồn kho) của công ty BMP, trong
thời kỳ 5 năm gần đây.
Bảng 1.6: Phân tích tỷ số của BMP và NTP
Chỉ tiêu (BMP) 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh Thu Thuần
820.96


1,143.15

1,416.86

1,826.42

1,890.26


Tăng trưởng doanh thu thuần N/A 39.25% 23.94% 28.91% 3.49%
Giá vốn hàng bán 633.93 806.60 1,035.35 1,355.89 1,301.07
Hàng tồn kho 188.78 269.55 305.17 317.39 336.52
- Hàng mua đang đi đường - 48.86 2.48 1.22 1.94
- Nguyên liệu, vật liệu 67.93 81.70 109.89 42.02 85.88
- Công cụ dụng cụ 0.84 1.21 0.85 0.90 1.27
- Sản phẩm dỡ dang 45.14 54.63 77.23 163.29 159.93
- Thành phẩm và hàng hóa 74.86 83.15 114.71 109.86 87.49
Tăng trưởng hàng tồn kho N/A 42.79% 13.21% 4.00% 6.03%
Tỷ lệ HTK/DT 22.99% 23.58% 21.54% 17.38% 17.80%
Vòng quay hàng tồn kho
N/A
0.88


0.90


1.09


0.99



Chỉ tiêu (NTP) 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh Thu Thuần
1,094.48

1,546.90


2,001.82

2,425.54

2,360.30

Tăng trưởng doanh thu thuần N/A 41.34% 29.41% 21.17% -2.69%
Giá vốn hàng bán 794.30 989.56 1,325.42 1,648.97 1,577.99
Hàng tồn kho 271.65 274.09 478.32 453.93 305.81
- Hàng mua đang đi đường 23.21 13.90 67.87 13.35 12.13
- Nguyên liệu, vật liệu 178.01 159.71 224.24 212.23 156.50
- Công cụ dụng cụ 3.41 1.98 2.15 3.38 4.72
- Sản phẩm dỡ dang 19.75 30.97 55.37 36.38 26.96
- Thành phẩm và hàng hóa 47.27 67.54 129.51 187.88 106.43
Tăng trưởng hàng tồn kho N/A 0.90% 74.51% -5.10% -32.63%
Tỷ lệ HTK/DT 24.82% 17.72% 23.89% 18.71% 12.96%
Vòng quay hàng tồn kho
N/A
0.91


0.88


0.88


1.04




Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTCKY cảu BM P, NTP 2008-2012







GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 13 -
Hình 1.5: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/ HTK

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTCKY cảu BM P, NTP 2008-2012
Bảng này cho thấy rằng trong suốt 5 năm gần đây tổng hàng tồn kho không ngừng
gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16%, đặc biệt trong năm 2009 t ăng gần
43% so với năm 2008. Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu dao động trong khoảng từ
17,38% - 23,58%. Vòng quay hàng tồn kho dao động trong khoảng từ 0,88 - 1,09.
Tuy nhiên sự gia tăng trong hàng tồn kho không đến từ sự gia tăng trong nguồn
nguyên liệu, sở dĩ BM P không trữ quá nhiều hàng tồn kho so với đối thủ NTP bởi
trong đối tác- cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào từ N awaplastic Industries đang
nắm giử 28% vốn chủ sỡ hữu của công ty, ngoài ra phần lớn nguồn nguy ên liệu của
BMP được mua trong nước do đó đơn vị không trữ nhiều. T uy nhiên bù đắp lại là sự
gia tăng trong sản phẩm dỡ dang. Điều này cũng cho thấy là tiềm năng tăng trưởng
của BMP và khả năng sản suất của BMP là tăng trưởng. Ngược lại NTP thì phần lớn
nguồn nguyên liệu là nhập khẩu từ nước ngoài do đó nó trữ nguyên liệu khá nhiều
và điều này đã làm giảm lợi nhuận gộp khi mà giá nguyên liệu giảm đặc biệt trong
năm 2012 trong khi đó BMP lại được hưởng lợi từ sự giảm giá này.

Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu, vòng quay hàng tồn kho phản ánh tốc độ quay
vòng vốn của doanh nghiệp. Việc duy trì tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu cao hay
vòng quay hàng tồn kho thấp sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
thấp. Đối với BMP, việc gia giá trị t ăng hàng tồn kho nhưng vẫn giữ được tỷ lệ
hàng tồn kho trên doanh thu là phù hợp và cũng tương đương với đối thủ NTP, do
đó BMP vừa đảm bảo kết quả hoạt động SXKD tốt và thực hiện được mục tiêu tăng
trưởng và gia tăng thị phần.
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 14 -
Năm 2012, với việc triển khai áp dụng phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp
ERP, chắc chắn rằng BM P sẽ nâng cao năng lực quản trị nói chung, trong đó có
quản lý hàng t ồn kho nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
2.4.Ghi nhận doanh thu và các phương pháp đo lường ảnh hưởng đến chất
lượng của phân tích.
Việc ghi nhận doanh thu không phù hợp có thể dẫn đến một trong hai kết quả không
mong muốn:
- Nếu công ty ghi nhận doanh thu hoặc trễ thì doanh thu đó được phân bổ không
đúng kỳ.
- Nếu công ty ghi nhận doanh thu trước khi chắc chắn thu được một cách hợp lý thì
doanh thu có thể được ghi nhận trong một kỳ và sau đó hủy bỏ hoặc dự trữ trong
một kỳ khác điều này làm cho báo cáo thu nhập cao hơn trong kỳ này nhưng lại
thấp hơn ở kỳ sau.
Các chỉ tiêu đo lường thu nhập: thu nhập ròng, thu nhập tổng hợp, thu nhập
ổn định va thu nhập cơ bản.
- Thu nhập ròng: được xem là yếu tố đo lường thu nhập tuy nhiên nó lại không
phản ánh những khoản lời lỗ chưa thực hiện.
- Thu nhập tổng hợp: Phản ánh hầu hết mọi thay đổi trong vốn cổ phần trừ những
hoạt động của chủ sỡ hữu như cổ tức và phát hành cổ phiếu. Điều này ngụ ý rằng
thu nhập tổng hợp là một tiêu chỉ tiêu quan trọng đo lường thu nhập. Thu nhập tổng

hợp nó bao gồm cả các khoản lời lỗ chưa thực hiện. Ở Việt Nam không có báo cáo
thu nhập tổng hợp.
- Thu nhập ổn định: là thu nhập đã loại bỏ tất cả các yếu tố bất thường, thu nhập
trước hoạt động không thường xuyên, hoặc thu nhập trước ảnh hưởng phát sinh của
thay đổi tính toán.
- Thu nhập cơ bản: thu nhập cơ bản là thu nhập đã loại trừ tất cả các khoản bất
thường và không có tính lập lại có thể phản ánh tốt hơn kết quả kinh doanh hiện tại.
Là một thước đo tốt cho việc đánh giá tình bền vững của dòng doanh thu trong
tương lai.
Ý nghĩa của phân tích
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 15 -
Các chuẩn mực kế toán đòi hỏi các phương pháp đo lường thu nhập khác nhau để
người sử dụng có thể xác định thu nhập bền vững và không bền vững. Chúng ta
phải cẩn thận trong phân tích và cần có sự điều chỉnh cần thiết để có một thước đo
thu nhập phù hợp với mục tiêu phân tích của mình vì 2 lý do:
- Thứ nhất, một thước đo thu nhập không thể đồng thời thỏa mãn nhiều mục tiêu
phân tích.
- Thứ hai, dù ta sử dụng công cụ nào để đo lường thu nhập đi nữa thì nó cũng là
những con số kế toán và phụ thuộc các chuẩn mực kế toán. Do đó để phân tích
chúng ta cần có những điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu phân tích của mình.
3. Phân tích giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán hoặc cung cấp dịch vụ (thường được tính phần trăm trên doanh
thu, là chi phí lớn nhất của hầu hết các công ty. Có một vài phương pháp xác định
giá vốn hàng bán, tuy nhiên trong thực tế cũng không có phương pháp phân loại
chung nào cho các loại chi phí. Do đó phương pháp phân loại chi phí trong phân
tích cũng như so sánh cũng nên được xem xét.
3.1 Đo lường lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp đo bằng doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán (thường đo bằng tỷ lệ

phần trăm). Một công ty phải tạo ra một lợi nhuận gộp đủ lớn để có lời. Hơn nữa,
lợi nhuận gộp phải đủ lớn để tài trợ cho các chi tiêu cần thiết hướng về tương lai
như chi phí nghiên cứu & phát triển, chi phí tiếp thị & quảng cáo. Lợi nhuận gộp
của các ngành khác nhau thì khác nhau tùy thuộc vào các nhân tố như cạnh tranh,
đầu tư vốn, và mức độ chi phí còn lại phải được thu hồi từ lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp của BMP năm 2012 đạt hơn 589 tỷ đồng, tăng 25,21% so với năm
2011, tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu thuần cũng tăng 5,4%. Trong khi đó đối thủ
cạnh tranh chính của BMP là NTP có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp chỉ là
0.74%.




GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 16 -
Bảng 3.1: Đo lường lợi nhuận gộp BMP 2008-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
BMP 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
831,578
1,156,150
1,441,655
1,852,672
1,924,194
Doanh thu thuần
820,964 1,143,154 1,416,860 1,826,423 1,890,746
Giá vốn hàng bán
633,927
806,603

1,035,351
1,355,892
1,301,575
Lợi nhuận gộp
187,037
336,550
381,510
470,531
589,171
Tăng trưởng doanh thu thuần
39.25%
23.94%
28.91%
3.52%
Tăng trưởng giá vốn hàng bán
27.24%
28.36%
30.96%
-4.01%
Tăng trưởng lợi nhuận gộp
79.94%
13.36%
23.33%
25.21%

Nguồn: www.bsc.com.vn

Hình 3.1: Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu BMP 2008-2012








Nguồn: Tổng
hợp

3.2 Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp.
Phân tích lợi nhuận gộp đặc biệt tập trung vào các nhân tố giải thích những thay đổi
trong doanh thu và giá vốn hàng bán. Phân tích các thay đổi trong lợi nhuận gộp
thường được thực hiện trong nội bộ vì quá trình này thường đòi hỏi tiếp cận số liệu
không công khai, bao gồm khối lượng hàng bán, đơn giá và chi phí cho mỗi đơn vị
sản phẩm. Phân tích các thay đổi trong doanh thu và giá vốn hàng bán rất cần thiết
trong nhận diện các nguyên nhân chính yếu làm thay đổi lợi nhuận gộp. Các loại
thay đổi thường bao gồm một hoặc một kết hợp các nhân tố sau đây:
- Tăng (giảm) trong khối lượng hàng bán ra.
- Tăng (giảm) trong đơn giá bán.
- Tăng (giảm) trong chi phí đơn vị sản phẩm.
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 17 -
Khi phân tích mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp, đặt biệt là trong
phân tích so sánh cần chú ý đến các phương pháp hạch toán kế toán. Phương pháp
kế toán đặt biệt quan trọng đối với hạch toán hàng tồn kho và khấu hao.
Sự thay đổi trong lợi nhuận gộp của BMP không chỉ đến từ sự thay đổi trong doanh
thu mà còn có sự thay đổi trong giá vốn hàng bán. BMP là công ty hoạt động trong
lĩnh vực nhựa xây dựng với nhóm sản phẩm chính là ống nhựa, do đó nguyên vật
liệu đầu vào cơ bản như bột nhựa PVC, dầu DOP và các loại hạt nhựa khác như:
PE, HDPE, PP, PA, POM ,…. Chi phí nguyên liệu hạt nhựa chiếm khoảng 70-80%

giá thành sản phẩm do đó những biến động vềgiá hạt nhựa sẽ ảnh hưởng ngay đến
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các các doanh nghiệp sản xuất nhựa.
M ặc dù doanh nghiệp nhựa có thể điều chỉnh giá sản phẩm đầu ra khi nguyên liệu
đầu vào tăng tuy nhiên đây là phương án cuối cùng mà doanh nghiệp phải lựa chọn
bởi vì thị trường ống nhựa xây dựng cạnh tranh rất mạnh. Hiện tại BMP có nguồn
nguyên liệu đầu vào ổn định khi có các đối tác chiến lược. BMP mua nguy ên liệu
chính trong nước từ nhà cung cấp chính là Cty TNHH Nhựa và hóa chất TPC Vina
và Nawaplastic Industries (Saraburi). Trong đó Nawaplastic Industries là cổ đông
của BMP. Trong khi đó nguồn nguyên liệu chính của NTP là nhập khẩu. Mặc dù là
nguyên liệu trong nước tuy nhiên giá nguyên liệu có xu hướng biến động cùng chiều
với giá thế giới. Năm 2011, giá hạt nhựa trên thế giới có nhiều biến động cũng làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Giá hạt nhựa bị ảnh hưởng cùng
chiều với giá dầu vì nó là chế phẩm từ dầu, cùng với đó nó cũng bị tác động đáng kể
từ lạm phát trong nước khi nguyên liệu được mua trong nước.








GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 18 -
Hình 3.2: C PI Việt Nam 2012-2013


Hình 3.3: Biến động giá dầu 2012


Hình 3.4: Biến động giá hạt nhựa thế giới 2011-2012

Nguồn: http://www.r ecycleinme.com/
Những gia tăng trong giá nguyên vật liệu đầu vào đã làm giảm lợi nhuận gộp của
BMP trong quý 1/2013 dù doanh thu tăng từ 386.651 tỷ đồng trong quý 1/2012 lên
GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2

- 19 -
410.980 tỷ đồng quý 1/2013. Lợi nhuận gộp quý 1/2013 giảm -0.71% so với cùng
kỳ năm trước.
Hình 3.5: Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần 2008-2012

Nguồn: Tổng hợp
Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần của BMP tương đối ổn định từ 2008
- 2011. Trong năm 2012, tuy có một số chi phí chiếm tỷ trọng cao trong giá thành
đã tăng lên như chi phí điện năng tiêu thụ, chi phí xăng dầu…(giá điện bình quân
năm 2012 lên tới 1234 đồng/kwh, tăng 112 đồng/kwh so với năm 2011) nhưng
BMP đã tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ (giá nguyên liệu đầu vào giảm khoảng
11% so với năm 2011). Kết quả là tỷ lệ giá vốn so với doanh thu thuần năm 2012
giảm 5,4% so với năm 2011. Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần của
BMP cao hơn của NTP, trong các năm trước chênh lệch trong tỷ lệ này giữa 2 công
ty là khoản 7%, tuy nhiên trong năm 2012 BMP đã rút ngắn chênh lệch chỉ còn
1.98% nguyên nhân chính là do BM P đã tận dụng được giá nguyên vật liệu rẻ trong
năm 2012 trong khi NTP phải sử dụng lượng tồn kho nguy ên liệu giá cao từ cuối
năm 2011. Ngoài ra, sản lượng bán hàng của BM P tăng nhẹ 2% còn NTP thì giảm
8% do BMP đã tăng mạnh số cửa hàng mới (tăng 37%) từ cuối năm 2011. Tổng số
cửa hàng của BMP hiện nay lên đến 660, gấp đôi số cửa hàng của NTP.


GVHD PGS.TS Lê Thị Lanh TCDN Nhóm 2


- 20 -
Hình 3.6: Tăng trưởng lợi nhuận gộp.

Nguồn: Tổng hợp
Cùng với những thay đổi trong doanh thu, những thay đổi trong giá vốn hàng bán
đặc biệt là những biến động của nguyên vật liệu đầu vào cũng như tận dụng các ưu
thế của mình BMP đã tạo ra mức t ăng trưởng trong lợi nhuận gộp đáng kể so với
đối thủ cạnh tranh chính là NTP.
4. Phân tích chi phí:
Hẩu hết các chi phí đều có mối quan hệ nhất định và có thể đo lường với doanh thu.
Điều này la do doanh thu là thướt đo chủ yếu của hoạt động kinh doanh của một
công ty. Ba công cụ hữu ích mà phân tích phần nào dựa vào quan hệ giữa doanh thu
và chi phí là:
- Phân tích theo tỷ trọng: Báo cáo kết quả kinh doanh theo tỷ trọng diễn tả các chi
phí dưới góc độ quan hệ phần trăm với doanh thu. Quan hệ giữa chi phí và doanh
thu này sẽ được tính và so sánh trong một vài kỳ hoặc s o sánh với đối thủ cạnh
tranh
- Phân tích chỉ số: Phân tích chỉ số báo cáo kết quả kinh doanh diễn tả thu thập và
các thành phần của nó dưới dạng chỉ số so với kỳ gốc. Phân tích này làm thay đổi
các tương đối trong các khoản mục theo thời gian, cho phép chúng ta so sánh và
đánh giá ý nghĩa của chúng. Thay đổi trong chi phí được so sánh với thay đổi doanh
thu và chi phí liên quan. Sử dụng phân tích chỉ số cho bảng cân đối kế toán theo tỷ

×