Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than mạo khê, đông triều, tỉnh quảng ninh và đề xuất công nghệ xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

PHẠM MINH HOÀNG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI MỎ
THAN MẠO KHÊ, ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

PHẠM MINH HOÀNG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI MỎ
THAN MẠO KHÊ, ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trường
: K46 – KHMT – N03
: Môi trường
: 2014 – 2018
: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2018


i


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em
xin chân thành cám ơn cô PGS.TS. Đỗ Thị Lan, người đã trực tiếp, nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin
chân thành cảm ơn các anh chị ở Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường,
thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo
thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do
trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt
hơn bài luận văn tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày…..tháng….năm 2018
Sinh viên

Phạm Minh Hoàng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nước thải hầm lò mỏ than và tác động đến môi trường . 19
Bảng 3.1. Nội dung quan trắc tại mỏ than Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh .. 34
Bảng 4.1: Kết quả phân tích nước thải trước hệ thống xử lý tại Mỏ than Công
ty than Mạo Khê.............................................................................. 45
Bảng 4.2. Nước thải sau hệ thống xử lý tại Mỏ than Mạo Khê ...................... 56



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tác chung XLNT hầm là mỏ than do công ty môi trường
TKV quản lý. ..........................................................................................28
Hình 4.1. Biều đồ thể hiện giá trị pH trong nước thải trước khi qua trạm XLNT nhà
sàng 56 (trạm 600m3/h) ...........................................................................48
Hình 4.2. Biều đồ thể hiện giá trị pH trong Nước thải đầu vào bể XLNT MB +33 49
Hình 4.3. Biều đồ thể hiện giá trị pH trong Nước thải trước khi vào bể XLNT
MB+205 ...................................................................................................49
Hình 4.4. Biều đồ thể hiện giá trị TSS trong nước thải trước khi qua trạm XLNT
nhà sàng 56 (trạm 600m3/h) ....................................................................50
Hình 4.5. Biều đồ thể hiện giá trị TSS trong nước thải đầu vào bể XLNT MB +33....... 50
Hình 4.6. Biều đồ thể hiện giá trị TSS trong nước thải trước khi vào bể XLNT MB +205 ......51
Hình 4.7. Biều đồ thể hiện giá trị Mn trong nước thải trước khi qua trạm XLNT nhà
sàng 56 (trạm 600m3/h) ...........................................................................51
Hình 4.8. Biều đồ thể hiện giá trị Mn trong nước thải đầu vào bể XLNT MB +33 52
Hình 4.9. Biều đồ thể hiện giá trị Mn trong nước trước khi vào bể XLNT MB +205....... 52
Hình 4.10. Biều đồ thể hiện giá trị Fe trong nước thải trước khi qua trạm XLNT
nhà sàng 56 (trạm 600m3/h) ....................................................................53
Hình 4.11. Biều đồ thể hiện giá trị Fe trong nước thải đầu vào bể XLNT MB +33 53
Hình 4.12. Biều đồ thể hiện giá trị Fe trong nước trước khi vào bể XLNT MB +205 ...... 54
Hình 4.13. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải trước khi
qua trạm XLNT nhà sàng 56 (trạm 600m3/h) .........................................54
Hình 4.14. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu vào bể
XLNT MB +33 ........................................................................................55
Hình 4.15. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước trước khi vào bể
XLNT MB +205 ......................................................................................55
Hình 4.16. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu ra trạm

XLNT hầm lò cửa giếng phụ mức – 80 MBCN MK1 (trạm 200 m3/h) .58


iv

Hình 4.17. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu ra trạm
XLNT nhà sang 56 trạm (600 m3/h) ........................................................58
Hình 4.18. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu ra bể
XLNT MB +33 ........................................................................................59
Hình 4.19. Biều đồ thể hiện giá trị TSS trong nước thải đầu ra trạm XLNT hầm lò
cửa giếng phụ mức – 80 MBCN MK1 (trạm 200 m3/h) ..........................59
Hình 4.20. Biều đồ thể hiện giá trị TSS trong nước thải đầu ra trạm XLNT nhà sang
56 trạm (600 m3/h) ...................................................................................60
Hình 4.21. Biều đồ thể hiện giá trị TSS trong nước thảii đầu ra bể XLNT MB..............60
Hình 4.22. Biều đồ thể hiện giá trị Fe trong nước thải đầu ra trạm XLNT hầm lò cửa
giếng phụ mức – 80 MBCN MK1 (trạm 200 m3/h) ................................61
Hình 4.23. Biều đồ thể hiện giá trị Fe trong nước thải đầu ra trạm XLNT nhà sang
56 trạm (600 m3/h) ...................................................................................61
Hình 4.24. Biều đồ thể hiện giá trị Fe trong nước thải đầu ra bể XLNT MB +33................. 62
Hình 4.25. Biều đồ thể hiện giá trị Mn trong nước thải đầu ra trạm XLNT hầm lò
cửa giếng phụ mức – 80 MBCN MK1 (trạm 200 m3/h) ..........................62
Hình 4.26. Biều đồ thể hiện giá trị Mn trong nước thải đầu ra trạm XLNT nhà sang
56 trạm (600 m3/h) ...................................................................................63
Hình 4.27. Biều đồ thể hiện giá trị Mn trong nước thải đầu ra bể XLNT MB +33 .63
Hình 4.28. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu ra trạm
XLNT hầm lò cửa giếng phụ mức – 80 MBCN MK1 (trạm 200 m3/h) .64
Hình 4.29. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu ra trạm
XLNT nhà sang 56 trạm (600 m3/h .........................................................64
Hình 4.30. Biều đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải đầu ra bể
XLNT MB +33 ........................................................................................65

Hình 4.31. Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về hoạt động khai thác ảnh hưởng
tới mực nước ngầm .................................. Error! Bookmark not defined.


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Tên kí hiệu
Nhu cầu oxy sinh học

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

DO (Dissolve oxygen)

Oxy hòa tan

HLMT

Hầm lò mỏ than

HTXL


Hệ thống xử lý

MPN (Most Probable Number)

Số vi khuẩn có thể lớn nhất

TSS (Total Suspended Solid)

Tổng chất rắn lơ lửng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một

TKV

thành viên
Tập đoàn công nghiệp than –

QCVN


Khoáng sản Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam

UBND
WEC (World Energy Council)

Ủy ban nhân dân
Hội đồng năng lượng toàn cầu


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................. 3
1.2.1. Mục đích của đề tài .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. yêu cầu của đề tài ............................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường ...................................................... 5
2.1.2. Một số khái niệm về than ................................................................. 9

2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 12
2.2. Tổng quan về ngành công nghiệp than .................................................... 14
2.2.1. Những tác động của hoạt động khai thác than ............................... 16
2.2.2. Sự hình thành nước thải trong quá trình khai thác than hầm lò ..... 17
2.2.3. Tính chất chung của nước thải ngành than .................................... 18
2.2.4. Tình hình quản lý nước thải mỏ khai thác than tại Quảng Ninh.... 21
2.3. Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải khai thác than trên Thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................. 23


vii

2.3.1. Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải khai thác than trên Thế giới23
2.3.2. Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải khai thác than ở Việt Nam 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 32
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 32
3.2.1. Địa điểm ......................................................................................... 32
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 32
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ……………………………………………… 32
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của hệ thống xử lý tại mỏ
than Mạo Khê, Đông Triều ,Quảng Ninh ....................................................... 32
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường
nước trên địa bàn Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ..................................... 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp............... 33
3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp ................. Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ......................................... 33
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và so sánh............................ 33
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm....................... 34
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36
4.1. Khái quát về điều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 36


viii

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 37
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của hệ thống xử lý tại mỏ than
Mạo Khê, Đông Triều ,Quảng Ninh ............................................................... 40
4.2.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải trước hệ thống xử lý tại
tại mỏ than Mạo Khê ............................................................................... 41
4.3.2. Đánh giá hiện trạng về môi trường nước thải do khai thác tại mỏ
than Mạo Khê ........................................................................................... 48
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước
trên địa bàn Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, từ đó xuất biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước ....................................................................... 65
4.3.1. Ảnh hưởng của nước thải các mỏ than đến môi trường nước ttrên
địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........................................... 65
4.3.2. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .............. 67
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 72
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 72
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76

PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có
nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong
cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90%
trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm
hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế
biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành
Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.Tuy nhiên, hoạt động khai thác than luôn có những
diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực.
Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại không đầu tư thiết
bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Điều đó, đã
làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân
nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả.
1. Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động
xấu về môi trường. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá
thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m.…( Theo báo
điện tử Quảng Ninh (2012), Việc ô nhiễm môi trường do khai thác than trên
địa bàn Quảng Ninh: Đầu tư không tương xứng với sản lượng, truy cập ngày
18 tháng 7, năm 2017) (1)
Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo
ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ
than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học

tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với
các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề


2

bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi
khuẩn và bụi trong không khí v.v…
Nước thải trong hoạt động khai thác than hầm lò chứa một hàm lượng
lớn các ion kim loại nặng, mà một trong số đó là sự có mặt của ion mangan và
sắt với nồng độ cao. Mangan cũng như sắt, kẽm và một số ion khác cần cho
sự sống nói chung. Tuy nhiên nồng độ của các kim loại này trong nước thải
chỉ cho phép với những giới hạn nhất định. Vì vậy mà đã gây ra hiện tượng ô
nhiễm kim loại nặng trong nước thải khai thác than.
Mỏ than Mạo Khê của công ty than Mạo Khê – TKV nằm trên địa bàn
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là một trong nhưng đơn vị khai thác và
sản xuất than hiệu quả đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách chung của địa
phương. Ngoài ra nhờ hoạt động của mỏ đã đem lại việc làm cho hàng nghìn
lao động của địa phương, đảm bảo đời sống của nhân dân tại địa phương.
Xong chúng ta không thể phủ nhận những tác động tiêu cực do hoạt dộng khai
thác than của mỏ Mạo Khê gây lại cho môi trường xung quanh nói chung và
môi trường nước nói riêng.
Trong nhưng năm gần đây trữ lượng than được khai thác ngày càng
nhiều và càng triệt để lên nguồn nước tại mỏ than Mạo Khê đã bị ô nhiễm do
chưa được xử lý triệt để và chưa được áp dụng các công nghệ cao trong quá
trình xử lý nước thải tại mỏ trước khi xả thải ra ngoài môi trường chưa đạt
tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến môi trường nước tại mỏ cũng như tại địa
phương vì vậy cần phải đánh giá hiện trạng môi trường nước định kì tsij mỏ
than Mạo Khê để đưa ra các giải pháp và công nghệ phù hợp dể không gây ô
nhiễm môi trường.

Đông Triều với đặc thù là huyện có trữ lượng tài nguyên than lớn.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện hiện có 7 đơn vị hoạt động khai thác than, ranh
giới quản lý tài nguyên nằm trải trên địa bàn 8 xã, thị trấn. Đánh giá hiện
trạng mức độ ô nhiễm của nước thải mỏ than và nghiên cứu, phân tích, đánh
giá hiện trạng môi trường, làm rõ các tác động của hoạt động khoáng sản tới


3

môi trường là yêu cầu cấp thiết, nhằm đề xuất các giải pháp xử lý, góp phần
làm hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường nước.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Trường Đại Học Nông
lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại mỏ than
Mạo Khê, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất công nghệ xử lý ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được tác động của hoạt động khai thác than tại mỏ than Mạo
Khê Thị xã Đông Triều đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước, từ đó đề
xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước phù hợp nhằm bảo vệ
môi trường từ hoạt động khai thác than trên địa bàn.
1.2.2. yêu cầu của đề tài
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải khu vực mỏ than Mạo Khê,
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại mỏ
than Mạo Khê Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ cơ sở khoa học và cách thức tiến hành
đánh giá ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường nước.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các đơn vị có hoạt động
than và các đơn vị tư vấn về môi trường nước.
- Ban lãnh đạo mỏ than Mạo Khê Thị xã Đông Triều thấy được hiện
trạng môi trường nước từ đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị…
trong khai thác, chế biến và xử lý môi trường nước, đẩy mạnh công tác bảo vệ
môi trường được tốt hơn.


4

- Từ cơ sở nghiên cứu, đề tài sẽ giúp Ban quản lý về môi trường của địa
phương có những biện pháp quản lý, can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý Nhà nước về môi trường tại Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nói riêng.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014,
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật”. [18]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp

với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật”[18].
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức
khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng
môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí
thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật
lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu.
- Hoạt động bảo vệ môi trường:
Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”[18].


6

- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”[18].
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014:
“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất

lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [18].
- Khái niệm về nước thải:
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. (Nguồn: Trịnh Thị Thanh –
Trần Yên – Phạm Ngọc Hồ, bài giảng ô nhiễm môi trường) [24].
- Nước thải công nghiệp:
Là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
giao thông vận tải, khai thác khoáng sản...
Đặc điểm của nước thải công nghiệp thường chứa các hóa chất độc hại,
kim loại nặng, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ngoài ra nước thải công
nghiệp còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành công nghiệp khách nhau.
- Nước thải sản xuất trong khai thác khoáng sản:
Trong nước thải sản xuất thì người ta chia ra làm hai loại; gồm nước
thải sinh hoạt (là do các hoạt động sinh hoạt của con người sinh ra như tắm
giặt, ăn uống, vệ sinh) và nước thải công nghiệp (là do các hoạt động sản xuất
khai thác than sinh ra như đào lò, nước thải từ bãi thải, nước thải từ kho than,
nước tuyển quặng trên mặt bằng sân công nghiệp, nước phun sương dập bụi,
nước rửa xe…)


7

* Khái niệm về ô nhiễm nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho các vật nuôi và các loài hoang dã”
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ

lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể
cả xác chết của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các
loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh
học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Các hợp chất hữu cơ:
- Các hợp chất hữu cơ không bền: các cacbonhydrat, các loại protein,
các chất béo,...
- Các hợp chất hữu cơ bền vững thường là các hợp chất có độc tính
sinh học cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân VSV: các hợp chất phenol, các
loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ, tanin và lignin, các hydrocacbon đa
vòng và ngưng tụ,...
+ Các kim loại nặng:
Chì (Pb): có độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm
độc nặng.
Thủy ngân (Hg): rất độc với người và ...
* Khái niệm kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 và
thông thường chỉ những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và
độc hại. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết


8

cho một số sinh vật ở nồng độ thấp (Adriano, 2001) [35]. Kim loại nặng được
được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co,
Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ

(U, Th, Ra, Am,…). Khối lượng riêng của những kim loại này thông thường
lớn hơn 5g/cm3 (Bishop, 2002) [35].
Trong những năm gần đây, ô nhiễm KLN đã thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học vì tính chất bền vững của chúng. Độc tính của KLN đối với
sinh vật liên quan đến cơ chế oxy hóa và độc tính gen. Tác hại của KLN đối
với động vật và con người là làm tổn hại hoặc giảm chức năng của hệ thần
kinh trung ương, giảm năng lượng sinh học, tổn hại đến cấu trúc của máu,
phổi, thận, gan, và các cơ quan khác. Hơn nữa KLN còn làm tăng các tương
tác dị ứng và gây nên đột biến gen, cạnh tranh với các kim loại cần thiết trong
cơ thể ở các vị trí liên kết sinh hóa và phản ứng như các kháng sinh giới hạn
rộng chống lại cả vi khuẩn có lợi và có hại.
*Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách,
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sống của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo chín nguyên tắc
của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát
triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường
sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư.


9


2.1.2. Một số khái niệm về than
* Khoáng sản than
Từ hàng trăm năm nay, vấn đề nguồn gốc của than khoáng đã là đối
tượng nghiên cứu tổng hợp của các nhà địa chất học, thạch học, cổ thực vật
học và địa hoá học.
Than chủ yếu do các loại thực vật, đôi khi có chứa một số di tích động
vật tạo thành. Sự phong phú và đa dạng của thế giới thực vật đã là những
nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của thành phần và cấu trúc của các loại than.
Trong quá trình tạo thành than từ thực vật, dưới tác động của quá trình
tự nhiên, bị biến đổi dần theo hướng tăng hàm lượng cacbon. Cho nên gọi quá
trình tạo thành than là quá trình cacbon hoá. Sự tăng dần hàm lượng cacbon
trong vật liệu thực vật bị biến đổi xảy ra liên tục và tạo ra dãy khoáng sản
cháy: than bùn - than nâu - than đá - antraxit.
* Vỉa than:
Vỉa than là nơi tích tụ của than được giới hạn bằng hai mặt tương đối
song song nhau, một mặt được gọi là trụ, một mặt được gọi là mái (hay còn
gọi là vách). Vỉa than là một thành viên của trầm tích chứa than, ranh giới của
vỉa than và đá vây quanh thường là rõ ràng, chỉ đôi khi mới thấy chuyển tiếp
dần qua các loại đá chứa than như sét than, than chứa sét…
Tuỳ theo sự có mặt hay không của các lớp đá kẹp trong vỉa than mà
người ta chia ra vỉa có cấu trúc phức tạp hay đơn giản. Trong một vỉa than
đơn giản hoặc trong một phân vỉa than có thể bao gồm nhiều lớp than thuộc
những loại hình nguồn gốc khác nhau.
Các bể than có bề dày rất khác nhau, từ vài milimét (mm) tới hàng chục
mét (m) thậm chí có khi tới 200 - 300m. Tuỳ theo bề dày người ta chia ra vỉa
mỏng (dưới 1,3m), vỉa dày trung bình (1,3 - 3,5m) và vỉa dày (trên 3,5m).
Chiều dài của vỉa than cũng rất khác nhau, từ vài mét, vài chục mét cho tới
hàng trăm kilomet.
(Theo vi.wikipedia.org/wiki/Than_mỏ) (0)



10

* Mỏ than:
Mỏ than là một khu vực của vỏ Trái Đất, ở đó có sự tích tụ tự nhiên của
các trầm tích chứa than và các vỉa than.
Mỏ than thường có diện tích tương đối nhỏ, thay đổi trong phạm vi vài
chục kilomet vuông, ít khi tới vài trăm kilomet vuông. Mỏ có thể là mỏ công
nghiệp hay không công nghiệp, tuỳ theo việc khai thác mỏ có lợi về mặt kinh
tế hay không.
* Bể than:
Bể than đó là một khu vực của vỏ Trái Đất, nằm trong một đơn vị địa kiến
tạo lớn, bao gồm nhiều mỏ than có sự phân bố không gian tương đối liên tục và
có sự liên quan nhất định về điều kiện thành tạo, kể cả các biến đổi sau này. Kích
thước của các bể than thường lớn, có khi đạt tới hàng trăm nghìn km2.
Theo mức độ bị phủ của các trầm tích chứa than, người ta chia các bể
than làm ba loại:
Các bể than ẩn: Trầm tích chứa than hoàn toàn bị các trầm tích không
than phủ khớp đều hoặc khớp không đều lên trên. Hoàn toàn không thấy mặt
đáy của bể.
Các bể than nửa ẩn: Về cơ bản trầm tích chứa than bị các trầm tích không
than phủ lên trên, nhưng một phần của mặt đáy bể vẫn có thể quan sát được.
Các bể than hở: Ranh giới của bể trùng với bề mặt lồi ra của bề mặt đáy bể.
*Khu vực chứa than: Trong phạm vi của một bể than tuỳ theo điều kiện
cấu tạo và hành chính mà người ta chia ra thành các khu vực chứa than. Đó là
một nhóm mỏ cùng nằm trong một yếu tố cấu tạo nhất định.
* Các thông số đặc trưng của nước thải công nghiệp khai thác than
Đặc trưng của nước thải công nghiệp khai thác than là hàm lượng cặn
lơ lửng lớn và có trị số pH rất thấp thường ở môi trường axít do trong than có
gốc lưu huỳnh (SO2), ngoài ra còn có các kim loại nặng như sắt, mangan,

asen …


11

+ Hàm lượng chất rắn:
Tổng chất rắn là thành phần đặc trưng nhất của nước thải, nó bao gồm
các chất rắn không tan lơ lửng (SS), chất keo và hòa tan.
Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt ≥ 10 - 4 mm có thể lắng được và
không lắng được (dạng keo).
+ Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) và hóa học (COD):
Mức độ nhiễm bẩn nước thải bởi chất hữu cơ có thể xác định theo
lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu
khí và được gọi là nhu cầu ôxy cho quá trình sinh hóa.
Nhu cầu ôxy sinh hóa là chỉ tiêu rất quan trọng và tiện dùng để chỉ mức
độ nhiễm bẩn của của nước thải bởi các chất hữu cơ. Trị số BOD đo được cho
phép tính toán lượng ôxy hòa tan cần thiết để cấp cho các phản ứng sinh hóa
của vi khuẩn diễn ra trong quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có
trong nước thải.
Nhu cầu ôxy hóa học COD: Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hoàn
toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị ôxy hóa có trong nước
thải. Chỉ tiêu nhu cầu ôxy sinh hóa BOD không đủ để phản ánh khả năng ôxy
hóa các chất hữu cơ khó bị ôxy hóa và các chất vô cơ có thể bị ôxy hóa có
trong nước thải.
Việc xác định COD có thể tiến hành bằng cách cho chất ôxy hóa mạnh
vào mẫu thử nước thải trong môi trường axít.
Trị số COD luôn lớn hơn trị số BOD5 và tỷ số COD: BOD càng nhỏ thì
xử lý sinh học càng dễ.
Trong nước thải phát sinh của khai thác than thì COD thường vượt
ngưỡng cho phép rất nhiều lần.

+ Ôxy hòa tan :
Nồng độ ôxy hòa tan trong nước thải trước và sau xử lý là chỉ tiêu rất
quan trọng. Trong quá trình xử lý hiếu khí luôn phải giữ nồng độ ôxy hòa tan
trong nước thải từ 1,5 – 2 mg/l để quá trình ôxy hóa diễn ra theo ý muốn và để


12

hỗn hợp không rơi vào tình trạng yếm khí. Ôxy là khí có độ hòa tan thấp và
nồng độ ôxy hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ muối có trong nước.
+ Trị số pH:
Trị số pH cho biết nước thải có tính trung hòa, tính axit hay tính kiềm.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất nhạy cảm với sự dao
động của trị số pH. Quá trình xử lý hiếu khí đòi hỏi giá trị pH trong khoảng
6,5 đến 8,5.
+ Lưu huỳnh
Trong nước thải khai thác than, lưu huỳnh thường tồn tại ở dạng gốc
SO42-, do đặc tính trầm tích các bon trong than mà lưu huỳnh thường xuất
hiện trong các mỏ hầm lò, và quá trình khai thác than, lưu huỳnh bị hòa tan
trong nước và làm cho pH của nước thải mỏ rất thấp.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014
và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015
- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định số 80/2014/NĐ – CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 nghị định
Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


13

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định
chi tiết về một số điều của luật Tài nguyên nước
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về việc
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 cảu Chính Phủ Quy định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng
sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ
cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ
sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
- Thông tư 20/2009/TT-BCT ngày 07/07/2009 của Bộ Công Thương
quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên
- Thông tư số 02/2009/TT - BTNMT ngày 19/03/2009 hướng dẫn đánh
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Thông tư số 02/2009/TT - BTNMT ngày 19/03/2009 hướng dẫn đánh
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ Tướng Chính
Phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường

đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Quyết định 3063/2014/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh về Quy định
Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định 3379/2014/QĐ-UBND quy định thu lệ phí cấp giấy phép
xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định 969/QĐ-UBND quản lý hoạt động thoát nước xử lý nước
thải Quảng Ninh 2016.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường:
+ QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt;


14

+ QCVN/09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm;
+ QCVN/14:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt;
+ QCVN/40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp;
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt;
2.2. Tổng quan về ngành công nghiệp than
Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn
120 năm. Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch (tính đến năm
2009). Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác
trên 50 triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng
chục triệu m3 đất đá (theo Bộ kế hoạch và đầu tư, (2017), Báo cáo đánh giá
chi tiết từng ngành công nghiệp.
Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch,

đào 1041km đường lò; bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi
thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn
thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại trong đó: riêng từ năm 1995 đến
2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4
triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước
tới nay), đào 504,5 km đường lò; bóc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt
48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toàn ngành từ
năm 1995 đến2001). Ngày 10/10/1994 Tổng Công ty Than Việt Nam ra đời
theo quyết định số 563/TTg của Thủ tướng chính phủ, từ đó tạo cho ngành
than cơ sở để đổi mới tư duy, đổi mới cách làm để phù hợp với nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[20]
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo đánh giá chi tiết từng ngành
công nghiệp gửi Chính phủ. Theo báo cáo, tính chung 6 tháng đầu năm 2017,


15

sản lượng than sạch cả nước ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ
năm 2016, bằng khoảng 44,5% kế hoạch năm. [2]
Tồn kho than 6 tháng đầu năm khoảng 10,22 triệu tấn, trong đó Tập
đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) tồn kho khoảng 9,3 triệu tấn, Tổng
công ty Đông Bắc khoảng 920.000 tấn; 6 tháng đầu năm đóng góp của ngành
than chiếm tỷ trọng 0,84%/GDP cả nước, chiếm tỷ trọng 3,04%/GDP công
nghiệp, đóng góp 0,06 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP” (theo Bộ kế
hoạch và đầu tư, (2017), Báo cáo đánh giá chi tiết từng ngành công nghiệp)
Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, xét đến 2030 ghi nhận
tổng trữ lượng và tài nguyên than của Việt Nam tính đến cuối năm 2015 là
48,88 tỷ tấn bao gồm 2,26 tỷ tấn và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, than bùn là 0,34
tỷ tấn. Trữ lượng và tài nguyên than huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỷ
tấn. Để khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng than đến năm 2020 là 86,4 triệu

tấn, năm 2030 lên 256 triệu tấn. (theo Bộ kế hoạch và đầu tư, (2017), Báo cáo
đánh giá chi tiết từng ngành công nghiệp)
Tác động lớn nhất của một dự án khai thác mỏ là ảnh hưởng của nó đến
chất lượng nước và sử dụng tài nguyên nước trong khu vực dự án.
Trên thế giới và ở nước ta quá trình khai thác than là ngành công
nghiệp tác động trực tiếp đến tài nguyên lòng đất và nhiều yếu tố môi trường
như đất, nước, không khí, rừng và các loài sinh vật, cảnh quan ... Môi trường
các vùng khai thác và chế biến than dễ bị suy thoái và ô nhiễm. Than ở Việt
nam được khai thác hơn 100 năm nay, đã tạo tiền đề cho sự phát triển của
nhiều ngành kinh tế khác, nguồn lợi kinh tế do than mang lại tuy rất lớn
nhưng hoạt động khai thác than lại làm ảnh hưởng xấu đến các dạng tài
nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Đặc biệt các hoạt động khai thác, vận
tải, sàng tuyển, bốc dỡ, cung ứng than đã gây những ảnh hưởng môi trường ở
quy mô rộng lớn và mức độ nghiêm trọng. Các hoạt động phát triển than đã
gây suy thoái và ô nhiễm không khí, đất và nước. Để ngành than phát triển
bền vững, ngoài việc đầu tư áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến, có


×