Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của điều dưỡng tại khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện phụ sản trung ương năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CAO HỒNG TRANG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA SẢN NHIỄM KHUẨN
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CAO HỒNG TRANG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN
VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI
KHOA SẢN NHIỄM KHUẨN, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2022
Chuyên ngành: Sản khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. Lê Thanh Tùng



NAM ĐỊNH - 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tơi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học và quý Thầy/ Cô giáo các Khoa/ Trung
tâm của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị
kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập tại Trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương
đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, động
viên tơi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Lê Thanh Tùng, người thầy đã dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt cho
tôi những kiến thức chuyên môn và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành chun
đề tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các y bác sỹ, điều dưỡng khoa Sản
nhiễm khuẩn - Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ,
động viên tơi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp
đỡ và đã động viên khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành
chuyên đề.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022
Học viên

Cao Hồng Trang



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng chăm sóc người
bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của Điều dưỡng tại khoa Sản
nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022” là công trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả khảo sát sử dụng trong chuyên đề là hoàn
toàn trung thực. Kết quả khảo sát này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào từ trước tới nay. Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022
Học viên

Cao Hồng Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3

1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 19
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................... 22
2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Phụ sản Trung ương ............................ 22
2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh NKVM sau MLT tại khoa
Sản nhiễm khuẩn - Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022 .................... 24

2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ......................................... 24
2.2.2. Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 26
Chương 3: BÀN LUẬN ................................................................................... 33
3.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh NKVM sau MLT tại khoa
Sản nhiễm khuẩn - Bệnh viện Phụ sản Trung ương .................................... 33
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu và tình trạng vết mổ .... 33
3.1.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh NKVM sau MLT ........ 34
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác chăm sóc người bệnh
NKVM sau MLT. ....................................................................................... 36
3.2.1. Thuận lợi ...................................................................................... 36
3.2.2. Khó khăn, tồn tại .......................................................................... 37
3.2.3. Cách giải quyết/ khắc phục vấn đề ................................................ 37
KẾT LUẬN...................................................................................................... 40
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐD:

Điều dưỡng

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

GDSK:


Giáo dục sức khỏe

HS:

Hộ sinh

MLT:

Mổ lấy thai

NB:

Người bệnh

NKVM:

Nhiễm khuẩn vết mổ

NVYT:

Nhân viên y tế


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và nghề nghiệp của ĐTNC .......................... 26
Bảng 2.2. Đặc điểm về thời gian xuất hiện NKVM, triệu chứng lâm sàng của
NKVM của ĐTNC ............................................................................ 27

Bảng 2.3. Thời gian khâu lại vết mổ sau điều trị kháng sinh............................. 28
Bảng 2.4. Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh ......................... 29
Bảng 2.5. Cơng tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh ......... 30
Bảng 2.6. Công tác chăm sóc theo dõi, đánh giá người bệnh ............................ 31
Bảng 2.7. Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ ..................... 32


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về nơi ở của ĐTNC ...................................................... 27
Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về phối hợp kháng sinh sau MLT ................................ 28
Hình 1.1. Phân lạo nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC - Mặt cắt ngang ................. 11


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mổ lấy thai (MLT) là thai và phần phụ được lấy ra khỏi buồng tử cung qua
đường rạch ở thành bụng và thành tử cung [6]. MLT là phẫu thuật phổ biến ở
nước ta cũng như trên thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ MLT ở
Mỹ năm 1996 là 21% đến năm 2014 tỷ lệ này là 32,24% [13]. Năm 2001, tỷ lệ
MLT ở Anh là 21,4%, tăng gần gấp 5 lần so với năm 1971 [14]. Tại Việt Nam,
tỷ lệ MLT ngày càng tăng cao, các nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương qua các năm: năm 2000 là 35,1% [4]; năm 2005 là 39,1% [11] và năm
2016 là 41,4% [5].
MLT là một trong những phẫu thuật có thể đi kèm với một số biến chứng,
trong đó nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) sau MLT là một biến chứng nặng sau
mổ, nếu khơng được chẩn đốn và điều trị kịp thời sẽ gây những hậu quả nặng
nề. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến NKVM sau MLT, bao gồm: béo phì, có

tăng độ dày lớp mỡ dưới da, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, các
bệnh lý toàn thân trước phẫu thuật, nhiễm trùng trước phẫu thuật ở bộ phận
khác, thời gian mổ kéo dài, khơng có kháng sinh dự phịng trước phẫu thuật, mất
máu trong q trình phẫu thuật hay sự phát triển của khối máu tụ dưới da [15].
NKVM sau MLT có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ [7],
[8]. Ngoài ra NKVM sau MLT có thể gây khó chịu cho người mẹ khi cố gắng
hồi phục sau phẫu thuật và đồng thời chăm sóc trẻ sơ sinh. Nó có thể kéo dài
thời gian nằm viện của mẹ, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và dẫn đến những
tác động kinh tế xã hội khác [7]. Tuy NKVM có thể gây ra những hậu quả nặng
nề nhưng nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị tốt thì sẽ hạn chế rất nhiều
những nguy cơ có thể xảy ra. Do đó, việc điều trị và chăm sóc cho người bệnh
NKVM sau MLT cần phải tồn diện. Người điều dưỡng, hộ sinh có vai trị rất
quan trọng trong chăm sóc người bệnh NKVM sau mổ lấy thai, giúp người bệnh
nhanh phục hồi.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là Bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa
của cả nước về cả chuyên môn và số lượng người bệnh đến khám hàng ngày.


2

Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp, trong năm 2021 Bệnh viện Phụ
sản Trung ương có tỉ lệ mổ lấy thai chiếm gần 50%. Vấn đề nhiễm khuẩn sau
MLT được Bệnh viện đặc biệt quan tâm. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
chưa có nhiều nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người bệnh NKVM sau MLT.
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Thực trạng chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của
Điều dưỡng tại khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2022” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sau
mổ lấy thai của Điều dưỡng tại khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản

Trung ương năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc
người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của Điều dưỡng tại khoa Sản
nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái qt về cơng tác chăm sóc của điều dưỡng
1.1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng
Theo Florence Nightingale, 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng
môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ.
Theo Hiệp hội điều dưỡng Hoa Kỳ (2003): Điều dưỡng là sự bảo vệ, nâng
cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phịng bệnh và thương tích; xoa dịu
nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người, tăng cường chăm sóc các
cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [12].
Tại Việt Nam, theo từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
1999 định nghĩa “Y tá là người có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc
người bệnh theo y lệnh bác sĩ”. Định nghĩa này chưa phản ánh đầy đủ vị trí và
vai trị của người Điều dưỡng cũng như nghề Điều dưỡng trong sự nghiệp chăm
sóc sức khỏe hiện nay. Theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/5/2005
của Bộ nội vụ: “Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế,
tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên
khoa tại các cơ sở y tế” [1].
1.1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng
Theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 về Quy định hoạt động
Điều dưỡng trong Bệnh viện, người điều dưỡng có các nhiệm vụ trong cơng tác

chăm sóc người bệnh như sau [3]:
 Tiếp nhận và nhận định người bệnh:
- Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:
+ Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu
người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình
trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em
và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ


4

trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định
của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh;
+ Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.
- Nhận định lâm sàng:
+ Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi
người bệnh;
+ Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;
+ Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác
động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;
+ Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe
người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh
của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;
+ Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong q
trình chăm sóc người bệnh.
 Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng:
- Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm:
+ Chăm sóc hơ hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu về hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt theo chẩn đoán điều dưỡng và chỉ
định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hơ hấp, tuần

hồn, thân nhiệt bất thường của người bệnh;
+ Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ
dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế
độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp
thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12
tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng
trong bệnh viện;
+ Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập mơi trường bệnh phịng n
tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định;
hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc


5

ngủ như thư giãn, tập thể chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các
chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi, thông báo kịp thời cho
bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ
trợ người bệnh kịp thời;
+ Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ
sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho
người bệnh theo phân cấp chăm sóc;
+ Chăm sóc tinh thần: thiết lập mơi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia
sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chuyên mơn trong
chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ khơng an tồn, các biểu hiện tâm lý
tiêu cực, phịng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để
kịp thời thông báo cho bác sỹ; tơn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để
người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy
định;
+ Thực hiện các quy trình chun mơn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can

thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên
môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình
chun mơn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng;
+ Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên
phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định,
hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với
tình trạng bệnh lý. Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định
để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và
giảm khuyết tật;
+ Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và
cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực
hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh,
đặc biệt giữa các ca trực;
+ Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh
chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc,


6

theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phịng bệnh; các quy định
về an tồn người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục hồi chức
năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy
trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện.
- Xác định các can thiệp điều dưỡng:
+ Trên cơ sở các can thiệp chăm sóc quy định tại khoản 1 Điều này, chẩn
đốn điều dưỡng, phân cấp chăm sóc, nguồn lực sẵn có, điều dưỡng xác định
can thiệp chăm sóc đối với mỗi người bệnh;
+ Xác định mục tiêu và kết quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng mong
muốn.
- Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng:

+ Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng phù hợp cho mỗi người
bệnh.
+ Phối hợp với các chức danh chuyên môn khác theo mô hình chăm sóc
được phân cơng gồm: mơ hình điều dưỡng chăm sóc chính; mơ hình chăm sóc
theo đội; mơ hình chăm sóc theo nhóm hoặc mơ hình chăm sóc theo công việc
trong triển khai thực hiện các can thiệp chăm sóc;
+ Đáp ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp hoặc thay đổi tình trạng
người bệnh. Dự phịng và báo cáo các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng can thiệp
chăm sóc điều dưỡng;
+ Tư vấn cho người bệnh về cách cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa
bệnh tật, kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong trong q
trình can thiệp chăm sóc điều dưỡng.
- Ghi lại toàn bộ các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh vào
phiếu chăm sóc bản cứng hoặc bản điện tử theo quy định. Bảo đảm ghi thơng tin
đầy đủ, chính xác, kịp thời, rõ ràng, dễ đọc; sử dụng, bảo quản và lưu trữ phiếu
chăm sóc theo quy định.
 Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng:


7

- Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm
sóc điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc liên tục, chính
xác và tồn diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh.
- Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả
đánh giá và nhận định lại tình trạng người bệnh trong phạm vi chuyên môn của
điều dưỡng.
- Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu
chăm sóc mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo khả
năng đáp ứng của người bệnh.

- Tham gia vào quá trình cải thiện nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc
điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá.
1.1.2. Khái quát về mổ lấy thai
1.1.2.1. Định nghĩa
Mổ lấy thai là phẫu thuật để lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi buồng tử
cung qua đường rạch ở thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Định nghĩa
này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng và vỡ
tử cung khi thai đã nằm trong ổ bụng [6].
1.1.2.2. Các chỉ định mổ lấy thai [6]:
* Chỉ định mổ lấy thai chủ động:
- Khung chậu bất thường:
+ Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm
đều cả eo trên và eo dưới. Đặc biệt đường kính nhơ - hậu vệ nhỏ hơn 8,5 cm;
+ Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis khơng cân đối;
+ Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới. Chẩn đốn dựa vào
đo đường kính lưỡng ụ ngồi. Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi < 9cm, nên có chỉ
định MLT chủ động.
- Đường xuống của thai bị cản trở:
+ U tiền đạo là khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt hoặc
không xuống được;
+ Rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm.


8

- Tử cung có sẹo mổ cũ:
+ Sẹo mổ ở thân TC trước khi có thai lần này như: sẹo mổ bóc nhân xơ tử
cung, sẹo mổ tạo hình tử cung ...;
+ Sẹo mổ đã 2 lần;
+ Sẹo mổ dưới 24 tháng;

+ Sẹo mổ cũ và ngôi thai bất thường;
+ Sẹo mổ cũ và thai to.
- Nguyên nhân về phía mẹ:
+ Các bệnh tim ở giai đoạn mất bù trừ;
+ Bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch não, tiền sản giật và sản giật;
+ Âm đạo chít hẹp bẩm sinh hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không
được khâu phục hồi tốt hoặc sau những trường hợp mổ có liên quan đến âm đạo
như mổ rò bàng quang - âm đạo, mổ rò trực tràng - âm đạo;
+ Bảo tồn kết quả chỉnh hình phụ khoa: tiền sử mổ treo tử cung do sa sinh
dục, sa bàng quang, làm lại âm đạo - tầng sinh môn;
+ Các dị dạng sinh dục: TC đôi, TC hai sừng, ....
- Nguyên nhân về phía thai và phần phụ:
+ Thai suy mãn tính, hết ối,...
+ Thai to, không tương xứng với khung chậu, khơng có khả năng lọt qua eo
trên phải MLT.
* Các chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ
- Chảy máu:
+ Rau tiền đạo: Rau tiền đạo bán trung tâm; Các thể rau tiền đạo khác sau
khi bấm ối mà vẫn chảy máu thì MLT; Rau tiền đạo phối hợp với ngôi thai
bất thường.
+ Rau bong non thể trung bình và thể nặng: đối với rau bong non thể trung
bình và thể nặng là phải mổ cấp cứu ngay.
+ Dọa vỡ tử cung: Những trường hợp chuyển dạ lâu, ngôi chưa chưa lọt
hoặc trong những trường hợp dùng oxytocin không đúng chỉ định hoặc quá liều
lượng sẽ làm cho đoạn dưới TC phình to có nguy cơ vỡ, thai bình thường hoặc


9

thai đã suy nhưng không thể lấy thai bằng thủ thuật đường âm đạo sẽ mổ lấy

thai.
+ Vỡ tử cung: Vỡ tử cung tự nhiên trong thời kỳ thai nghén thường xảy ra
trên những sản phụ có sẹo mổ cũ, đặc biệt là sẹo mổ ở thân tử cung; Vỡ tử cung
trong chuyển dạ thường do bất tương xứng thai - khung chậu, sản phụ đẻ nhiều
lần, vết mổ cũ ở tử cung, ngôi bất thường,... Khi vỡ tử cung phải MLT càng
sớm càng tốt đẻ cứu mẹ và thai nhi.
+ Sa dây rau: Sa dây rau là tối cấp cứu sản khoa, cần lấy thai ra ngay khi
còn tim thai.
+ Nếu đủ điều kiện thì lấy thai ra bằng forceps;
+ Nếu không đủ điều kiện đặt forceps phải MLT ngay.
- Chỉ định về phía thai:
+ Thai to: thai to đều trọng lượng thai > 3.500g không tương xứng với
khung chậu, loại trừ thai to một phần.
+ Các ngôi bất thường: Ngôi vai, ngôi trán, ngôi mặt kiểu cằm sau, ngôi
mông kèm theo trọng lượng thai nhi khá, bất thường xương chậu, TC có sẹo mổ
cũ,…
+ Thai quá ngày sinh: khi chẩn đoán chắc chắn là thai già tháng cần phải
đình chỉ thai nghén. Nếu lượng nước ối cịn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng
cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyễn dạ bằng máy
monitoring, nếu có biểu hiện bất thường phải MLT. Nếu nước ối khơng cịn
hoặc nước ối xanh bẩn biểu hiện của suy thai hoặc thai kém phát triển đều phải
MLT.
+ Đa thai: Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho thứ nhất không lọt
được; Song thai, thai thứ nhất là ngôi mơng, thai thứ hai là ngơi đầu có thể mắc
đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất; Có thai từ ba thai trở lên; Khi có thêm một
nguyên nhân đẻ khó.
- Chỉ định về phía mẹ:
+ Tử cung có sẹo mổ cũ: tử cung có sẹo mổ dưới 24 tháng, sẹo mổ thân tử
cung, sẹo mổ cũ kết hợp với những nguyên nhân đẻ khó khác.



10

+ Con so lớn tuổi: thường là những người con so > 35 tuổi trong q trình
chuyển dạ có thêm một vài dấu hiệu bất thường cần phải MLT.
+ Tình trạng bệnh lý của mẹ: Bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến cơ năng của
người mẹ: Tim mạch, thiếu máu nặng, tiểu đường không được theo dõi.
+ Các bệnh lý tại chỗ của người mẹ: Dị dạng sinh dục, rò niệu dục đã mổ,
herpes sinh dục, papillome sinh dục nặng,…
- Chỉ định bất thường xảy ra khi theo dõi chuyển dạ:
+ Đẻ khó do cổ tử cung khơng tiến triển; CTC có sẹo cũ xấu; Khoét chóp
hay cắt cụt CTC.
+ Đẻ khó do nguyên nhân cơ học: bất tương xứng giữa thai nhi và khung
chậu.
+ Đẻ khó do nguyên nhân động lực: Do rối loạn cơn co TC không điều
chỉnh được bằng thuốc.
+ Thai suy cấp trong chuyển dạ: Phải MLT ngay nếu chưa đủ điều kiện để
lấy thai ra ngay bằng thủ thuật qua đường âm đạo.
- Lý do xã hội: Đó là những chỉ định mà nguyên nhân không phải là các
yếu tố về chuyên môn gây đẻ khó mà việc MLT ở đây do những lý do về mặt xã
hội liên quan đến sản phụ và gia đình sản phụ.
1.1.3. Khái quát về nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.3.1. Nhiễm khuẩn vết mổ
 Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ:
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể và sự đáp ứng của
cơ thể đối với thương tổn do vi sinh vật gây nên (vi sinh vật có thể là: vi khuẩn,
siêu vi khuẩn hoặc ký sinh trùng) [16].
NKVM là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi
mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật khơng có cấy ghép và cho tới một
năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant) [2].

 Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ, tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn
vết mổ theo CDC [16]:


11

+ Nhiễm khuẩn vết mổ nông: nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau
phẫu thuật và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ và có ít
nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ vết mổ nông, phân lập được vi
khuẩn từ vết mổ, các dấu hiệu đau sưng nóng đỏ và cần mở bung vết mổ, bác sĩ
chẩn đoán).
+ Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau
phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant và xảy ra ở mơ mềm sâu của đường
mổ và có ít nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không
từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật, vết thương hở da sâu + dấu hiệu đau sưng
nóng đỏ và sốt, 2 abces, bác sĩ chẩn đoán)
+ Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật: nhiễm khuẩn xảy ra
trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant xảy ra ở bất kỳ
nội tạng loại trừ da, cân, cơ và có ít nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ
dẫn lưu nội tạng, phân lập được vi khuẩn, abces, bác sĩ chẩn đốn).

Hình 1.1. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC - mặt cắt ngang
 Các loại nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai:
- Nhiễm khuẩn nông: nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử
cung.
- Nhiễm khuẩn sâu/cơ quan: viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ,
viêm chu cung, viêm phúc mạc chậu, viêm phúc mạc tồn bộ.
 Chẩn đốn nhiễm khuẩn vết mổ:



12

Bệnh cảnh của một nhiễm trùng ngoại khoa rất khác nhau tuỳ thuộc vào
đặc điểm của vi sinh vật, nguyên nhân gây ra, sức đề kháng của cơ thể người
bệnh. Ví dụ: Clostridium tetanie (gây bệnh uốn ván) sinh sơi trong mơ cơ thể
người bệnh, gây rất ít hoặc khơng có phản ứng tại chỗ nhưng lại tiết ra một
ngoại độc tố (exotoxin) rất mạnh tác động lên tế bào thần kinh ở xa ổ nhiễm
trùng; hoặc Salmonella typhi (gây sốt thương hàn) sinh sôi trong máu của người
bệnh và gây ra triệu chứng toàn thân; Streptococcus (liên cầu khuẩn) qua vết
thương da rất nhỏ như một vết xây xát hoặc chỗ đạp gai, thường xâm nhập vào
hệ thống bạch mạch gây viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch huyết cấp
tính hoặc viêm tấy lan tỏa.
Nhiễm trùng ngoại khoa thường diễn biến qua 4 thời kỳ:
- Thời kỳ nung bệnh là thời gian từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến
khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng.
- Thời kỳ khởi đầu với những triệu chứng sớm như đau nhức, sốt, đỏ.
- Thời kỳ toàn phát: Nhiễm trùng xuất hiện với đầy đủ triệu chứng chính.
Trong thời kỳ này có thể gặp các thể lâm sàng sau đây:
+ Ổ nhiễm trùng khu trú: áp-xe nóng và viêm tấy lan tỏa.
+ Ổ nhiễm trùng di chuyển: viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch
huyết cấp tính.
+ Nhiễm trùng toàn thân: nhiễm khuẩn huyết (septicemie), nhiễm khuẩn
mủ huyết (septico–pyohemie) với những ổ mủ rải rác và định cư ở các cơ quan
nội tạng.
- Thời kỳ diễn biến và kết thúc: diễn ra theo 1 trong 3 khả năng
Diễn biến tốt: Nhiễm trùng được giải quyết nhưng cơ thể người bệnh suy
sụp và có khả năng nhiễm trùng tái phát (ví dụ: nhọt ở mơng).
Cơ thể được miễn nhiễm (như trong bệnh uốn ván) hoặc ở trong tình trạng
dị ứng (do bị cảm ứng bởi vi khuẩn).
Diễn biến xấu: Có nhiều biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm

khuẩn mủ huyết... có thể dẫn đến tử vong.
1.1.3.2. Điều trị nhiễm khuẩn vết mổ


13

* Áp xe nóng:
- Định nghĩa: Áp xe nóng là một ổ khu trú theo sau một viêm nhiễm cấp
tính, như sau một chấn thương bị nhiễm trùng, mụn nhọt, vết mổ nhiễm trùng
hoặc một viêm tấy.
- Nguyên nhân: Áp xe nóng được tạo ra bởi sự xâm nhập dưới da của
những vi khuẩn làm mủ như tụ cầu khuẩn (Staphylococcus epidermidis) hoặc tụ
cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu khuẩn. Trong đó, tụ cầu
khuẩn vàng là hay gặp nhất. Hiếm hơn như phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn Coli, vi
khuẩn kỵ khí (vi khuẩn yếm khí).
- Triệu chứng lâm sàng: Áp-xe nóng tiến triển qua 2 giai đoạn
- Giai đoạn lan tỏa: đau nhức, buốt ở một vùng cơ thể. Có dấu hiệu nhiễm
trùng tồn thân như sốt cao, ớn lạnh, uể oải, nhức đầu... Khám có 4 triệu chứng
cơ bản: Khối u hoặc vùng sưng cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngồi, sờ
ngay khối u thấy nóng. Bề mặt khối u đỏ so với da xung quanh. Ấn ngay khối u
rất đau. Khi điều dưỡng thăm khám và hỏi bệnh có thể phát hiện thấy một ngõ
vào như một vết thương nhỏ, chỗ tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Những dấu hiệu
lan ra lằn đỏ hoặc viêm bạch mạch, viêm hạch bạch huyết cấp tính. Hỏi người
bệnh có thể phát hiện những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh như tiểu đường,
lao…
- Giai đoạn tụ mủ (sau vài ngày): đau nhói, buốt mất đi, nhường chỗ cho
cảm giác căng nhức theo nhịp đập của tim làm người bệnh mất ngủ. Dấu hiệu
toàn thân nặng hơn: sốt dao động, thử máu bạch cầu tăng (tỷ lệ bạch cầu đa nhân
trung tính tăng). Khối u đóng bánh ở viền ngoài bây giờ sờ thấy mềm hơn trung
tâm có thể phát hiện dấu chuyển sóng (fluctuation): hai đầu ngón tay đặt cách

nhau vài cm ở hai cực của ổ mủ, khi ấn bên này ngón tay bên kia bị xơ đẩy.
- Diễn biến của áp-xe nóng
Ở giai đoạn lan tỏa nếu điều trị kháng sinh có thể khỏi sau vài ngày.
Ở giai đoạn tụ mủ có 2 cách: nếu rạch áp-xe tháo mủ và dùng kháng sinh,
vết rạch sẽ liền sẹo sau 5–7 ngày. Nếu không được mổ rạch tháo mủ, áp-xe có
thể tự vỡ và rị mủ kéo dài, hoặc có thể gây những biến chứng tại chỗ như viêm


14

bạch mạch cấp tính, viêm hạch mủ hay những biến chứng toàn thân như nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết có thể đưa đến tử vong.
- Chăm sóc:
Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ, nếu người bệnh sốt quá cao nên chườm mát
và cho thuốc giảm nhiệt theo y lệnh, nên ghi nhiệt độ thành biểu đồ để theo dõi.
Người bệnh rất đau, đây là đau thực thể, điều dưỡng đánh giá mức độ đau, tìm
tư thế giảm đau, thực hiện thuốc giảm đau và theo dõi tác dụng thuốc. Để giảm
đau cho người bệnh tư thế cũng rất quan trọng, tránh thăm khám thường xuyên,
tránh đè cấn lên ổ áp-xe. Kháng sinh theo y lệnh, thực hiện kháng sinh đúng giờ,
đúng liều và theo dõi diễn tiến của bệnh. Phụ giúp bác sĩ rạch ổ nhiễm trùng, khi
rạch mủ nên có mẫu cấy giúp điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ. Giúp
người bệnh tìm tư thế giảm đau sau rạch, tránh đè cấn hay băng quá chặt lên
vùng vết thương.
Thay băng thực hiện ngày 2 lần hay có thể nhỏ giọt liên tục để rửa vết
thương. Dẫn lưu cần được theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch thường
xuyên. Trong khi thay băng điều dưỡng cần quan sát và nhận định tình trạng vết
thương để giúp bác sĩ điều trị thích hợp. Vệ sinh sạch sẽ tránh lây nhiễm từ
ngoài vào nhất là vùng da xung quanh. Cách ly tốt với những vết thương khác và
những người bệnh xung quanh.
* Áp-xe lạnh:

- Định nghĩa: Áp-xe lạnh là một ổ mủ hình thành chậm, thường chỉ có triệu
chứng sưng, khơng có triệu chứng nóng, đỏ và đau. Ngun nhân thường do vi
khuẩn lao, hiếm hơn có thể do nấm hoặc trực khuẩn thương hàn.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Triệu chứng tại chỗ: Áp-xe lạnh diễn biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Có một khối u nhỏ cứng di động khơng đau, khơng đỏ,
khơng nóng. Khối u này có thể tồn tại khá lâu trong nhiều tháng mà không biến
đổi gì.


15

Giai đoạn có mủ: dần dần khối u mềm lại. Khám có dấu hiệu chuyển sóng,
sờ ấn khơng đau. Chọc dò ở chỗ da lành xa ổ áp xe sẽ rút ra được mủ lỗng,
váng, có chất lợn cợn như bã đậu
Giai đoạn rò mủ: ổ mủ lan dần ra làm da trên ổ mủ trở nên tím; sau đó da bị
loét và vỡ mủ ra ngoài. Khi áp xe lạnh vỡ ra ngồi da thì rất khó lành, các vi
khuẩn sinh mủ có thể xâm nhập vào ổ áp xe gây bội nhiễm và lúc đó sẽ có triệu
chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Như vậy, một ổ áp xe lạnh đã biến thành áp xe nóng.
+ Triệu chứng tồn thân: vì áp xe lạnh là một biến chứng của bệnh lao, do
đó thường gặp trên người bệnh gầy, suy kiệt. Cần khám toàn thân, phổi, xương,
các hạch ở vùng lân cận. Thử xét nghiệm máu VS tăng, bạch cầu có thể tăng
hoặc bình thường, tỷ lệ tân bào tăng do tình trạng nhiễm trùng mạn tính. Phản
ứng trong da với tuberculin (+), BCG (+). X quang phổi có thể phát hiện lao
phổi.
- Điều trị: Chủ yếu là điều trị nội khoa, khơng rạch tháo mủ đối với áp-xe
lạnh vì nó sẽ gây ra rị mủ kéo dài, trừ trường hợp lao cột sống có áp-xe lạnh
chèn ép gây liệt chi dưới.
- Chăm sóc:
Nhận định và lượng giá mức độ sưng. Theo dõi dấu hiệu sưng, nóng, đỏ,

đau do những đợt viêm cấp. Áp-xe lạnh chủ yếu là do bệnh lý mạn tính như lao,
nấm… Vì thế, người bệnh thường được điều trị nội khoa lâu dài, điều dưỡng
hướng dẫn người bệnh uống thuốc điều trị theo phác đồ hướng dẫn, đúng giờ,
đúng liều, đúng thời gian. Dinh dưỡng cho người bệnh rất quan trọng vì đây là
một phần quan trọng trong sự hồi phục của bệnh. Vừa thuốc vừa dinh dưỡng
đúng giúp người bệnh chóng hồi phục. Điều dưỡng hướng dẫn cách ăn uống,
chất lượng dinh dưỡng cho người bệnh. Cung cấp kiến thức về bệnh, cách chăm
sóc, phịng ngừa, lây lan. Người bệnh thường không điều trị nội trú mà được
điều trị ngoại trú. Vì thế việc theo dõi thường xuyên cần được quan tâm. Người
bệnh có thể là mầm lây cho cộng đồng, cho gia đình nên việc giáo dục người
bệnh tự chăm sóc và tránh lây lan trong cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng.
* Viêm tấy lan tỏa (Phlegmon Diffus = Cellulite):


16

- Định nghĩa: Viêm tấy lan tỏa là tình trạng viêm cấp tính tế bào với 2 đặc
điểm là xu hướng lan tỏa mạnh không giới hạn và hoại tử các mô bị xâm nhập.
- Nguyên nhân: Vi khuẩn gây viêm tấy lan tỏa thường gặp nhất là loại liên
cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus); thường
gây bệnh trên người bệnh nghiện rượu, tiểu đường, suy thận…
- Triệu chứng: gồm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn khởi đầu:Triệu chứng tồn thân: rét run, sốt cao, mệt nhọc,
buồn nơn, mất ngủ.
Khám: nơi viêm gần ngõ vào của vết thương sưng phồng lên và lan rộng,
da bóng đỏ, có những chỗ tái bầm, ấn đau.
+ Giai đoạn trễ:Các mô viêm bị hoại tử, tự vỡ ra ngoài và được loại bỏ.
Nếu người bệnh khơng được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm độc nặng có thể
khiến người bệnh tử vong trong vịng 24 – 48 giờ.
- Biến chứng: Viêm khớp có mủ, viêm tắc tĩnh mạch sau nhiễm trùng lan

ra. Viêm mủ màng phổi, viêm nội tâm mạc do ổ mủ di căn của nhiễm khuẩn mủ
huyết.
- Điều trị: Nội khoa: kháng sinh liều cao ở giai đoạn khởi đầu, mổ tháo mủ
và dẫn lưu ở giai đoạn hoại tử.
- Chăm sóc:
Điều dưỡng lau mát khi người bệnh sốt cao, theo dõi nhiệt độ, thực hiện
thuốc giảm sốt. Cần theo dõi hơ hấp, tri giác vì người bệnh rất dễ thiếu oxy do
sốt cao. Viêm tấy lan tỏa làm người bệnh đau nhiều, điều dưỡng nên giúp người
bệnh tìm tư thế giảm đau, thực hiện thuốc giảm đau, giảm thăm khám. Vì là
nhiễm trùng rất nặng, vết thương rạch phức tạp và rộng nên cần thực hiện kháng
sinh đúng liều, đúng giờ. Đây là một vết thương rạch rộng nên điều dưỡng cần
chăm sóc vết thương, thấm dịch một hay hai lần trong ngày. Hầu hết thầy thuốc
sẽ dẫn lưu ổ mủ, điều dưỡng chăm sóc vết thương vơ khuẩn, báo cáo chính xác
số lượng, màu sắc, tính chất dịch và rút từ từ dẫn lưu theo y lệnh. Khi chăm sóc,
điều dưỡng tránh vết thương lành từ bên ngồi da nhưng ổ mủ bên trong vẫn tiến
triển và như thế tình trạng người bệnh có nguy cơ rị dịch. Vết thương lành khi


17

có sự kết hợp giữa chăm sóc vết thương, kháng sinh và dinh dưỡng. Việc nâng
cao thể trạng người bệnh là một khâu quan trọng. Người bệnh luôn được cung
cấp đủ protide, vitamin như vitamin A, D, E, C, khoáng chất như Zn, Fe,…
* Viêm bạch mạch và viêm hạch bạch huyết cấp tính:
- Định nghĩa: Viêm bạch mạch cấp tính là nhiễm trùng cấp tính của các
mạch bạch huyết do vi khuẩn. Khi nhiễm trùng này lan đến các hạch bạch huyết
sẽ gây nên viêm hạch bạch huyết cấp tính.
- Sinh lý bệnh: Khởi đầu qua vết thương vi khuẩn lọt vào những mạch bạch
huyết nông ở da (viêm bạch mạch lưới), kế đến lan đến những mạch bạch huyết
ở sâu hơn, chạy song song với mạch máu.

- Triệu chứng: Đau nhức một ngón tay hoặc ngón chân nơi bị thương, đau
dọc lên theo chi. Sốt 38,5 oC - 39 oC. Khám thấy phần mềm vết thương sưng nề,
da phía trên nóng, sưng đỏ với những lằn chỉ đỏ kết thành mạng lưới, ấn đau,
thốn (viêm bạch mạch lưới), phần chi phía trên vết thương có những lằn đỏ sẫm,
song song nhau, sờ như sợ dây cộm, cứng, ấn rất đau (viêm thân bạch mạch).
Hạch phía trên vùng khoeo và hang (nếu nhiễm trùng chi dưới), vùng nách (nếu
nhiễm trùng chi trên) sung to, di động, ấn đau, sờ nóng (viêm hạch bạch huyết
cấp tính). Hạch có thể dính chum nhau, cứng, đau, không di động được (viêm
hạch bạch huyết cấp kèm viêm quanh hạch), có thể tiến triển thành viêm tấy
hạch (adenophlegmon): đau nhiều hơn, sốt cao hơn, rét run, hạch sưng to, đỏ,
nóng, Vài ngày sau sờ có dấu chuyển song (viêm hạch mưng mủ) cần phải xẻ
dẫn lưu mủ.
- Chăm sóc: Chăm sóc người bệnh sốt, ghi tình trạng sốt theo biểu đồ.
Ngồi các biện pháp giảm sốt như trên điều dưỡng cịn chú ý tình trạng đau ở
các hạch trên người bệnh. Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm sốt, kháng
sinh. Khi tháo mủ, điều dưỡng cần chăm sóc vết thương đúng kỹ thuật vơ trùng.
1.1.4. Chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai
Khi đã chẩn đốn NKVM thì vết mổ cần được mở, kiểm tra, dẫn lưu, rửa,
cắt lọc mô hoại tử, và để hở. Nếu nghi ngờ cân bị phá vỡ, nên đặt dẫn lưu trong
phòng mổ. Khi nhiễm trùng được làm sạch, mơ hạt thấy rõ thì vết thương có thể


×