Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiêng hát con tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.73 KB, 15 trang )

Tiếng hát con tàu và tuyên ngôn nghệ thuật của Chế Lan Viên
Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống xâm lược đã có những tác động mãnh liệt đến
khuynh hướng sáng tạo của văn nghệ sĩ Việt Nam hơn nửa thế kỷ trước, làm “thay đổi đời tôi, thay đổi
thơ tôi”. Với Chế Lan Viên, “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” không hề là hành trình tư
tưởng giản đơn như ông từng viết, như ta từng nghĩ. Xin trở lại thuở ban đầu khi thơ ông đang say sưa,
hồn nhiên hát ca về một lý tưởng nghệ thuật mới…
So với Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh và lớp nhà "Thơ mới" cùng thời, phần thơ sau Cách mạng
Tháng Tám của Chế lan Viên có bước pháttriển hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Thơ ông không phải
đường biểu diễn đi xuống trên trục toạ độ sự kiện lịch sử và thời gian - ngược lại với con đường của
nhiều tác giả thơ Việt Nam hiện đại. Từ Điêu tàn (1938) thuở hoa niên, đến Ánh sáng và phù sa (1960)
của tuổi bốn mươi; rồi Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối
thoại mới (1973), Hái theo mùa và Hoa trước lăng Người (1977), cho tớiHoa trên đá (1984), và đặc biệt
với Từ thế chi ca, Di cảo I, II,III của những ngày sức yếu vì hoàng hôn của tuổi và bệnh tật hiểm nghèo,
mỗi tập thơ đều để lại những ấn tượng, chứng tỏ một năng lượng sáng tạo dồi dào. Ông có nẻo đi riêng
của một phong cách, một dòng chảy thông suốt mà bất ngờ, khó ai lặp bước.
Trong tất cả tập thơ Chế Lan Viên sáng tác từ sau 1945 và trong hầu hết những bài thơ quan trọng
của ông, dù viết về đề tài gì, nhằm mục đích nào, người đọc có thể nhận ra một thao thức: Nghệ sĩ - ta là
ai ?! Đấy là thông điệp thẩm mĩ của Chế Lan Viên. Trong cảm hứng ấy, Tiếng hát con tàu là một trong
bài thơ đầu tiên đặt dấu ấn về tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ vốn giàu chất suy tưởng này.
Nhân vật trữ tình trong Tiếng hát con tàu có hai tư cách: một nhà thơ đã từng sống gắn bó với
Tây Bắc trong những năm tháng kháng chiến khốc liệt, anh hùng đang nhớ lại Nơi máu rỏ tâm hồn ta
thấm đất, và một nghệ sĩ đang khao khát trở về với nhân dân để sáng tạo nên những Mặt hồng em trong
suối lớn mùa xuân. Trục cảm hứng của bài thơ được hình thành trên ba đối tượng liên tưởng: Con tàu -
Tây Bắc - Anh (Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?). Tây Bắc thì có thật; Anh cũng coi như là thật
rồi; còn con tàu là hoàn toàn tưởng tượng.
Tây Bắc là quê hương kháng chiến - Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng. Tây Bắc còn tượng
trưng cho quá khứ anh hùng, cho ngọn nguồn kháng chiến, cho cuộc sống ở nơi tiêu biểu nhất, đáng
sống nhất. Nhưng, Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc, Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Đó còn là
cuộc sống của Đất nước mênh mông chứ không phải nơi đời anh nhỏ hẹp. Đó là ngọn nguồn của cảm
hứng sáng tác - Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ Chế Lan Viên cho rằng, người nghệ sĩ sáng tạo
của thời đại mới phải đi, phải phản ánh, phải bộc lộ cảm hứng trước cuộc sống ở bề sâu, tầm cao của nó.


Đó là cuộc sống Mười năm qua như ngọn lửa - Ngàn năm sau, còn đủ sức soi đường. Nhiều lần Chế lan
Viên đã bộc lộ quan niệm này: Cuộc đời quyết định "một nửa" tác phẩm:
Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
(Sổ tay thơ)
Cuộc sống phải được thâm nhập trong nhiều chiều kích của nó: Ra đi, chạm vào những cơn bão, ngọn
gió bất ngờ thổi vào bốn bức tường quen thuộc. Nhìn cuộc đời phía dưới phía trên, phía sau phía trước
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ )
Một trong những đoạn thơ giàu cảm xúc nhất của Tiếng hát con tàu là đoạn hồi tưởng của tác giả về
nhân dân Tây Bắc: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Và quan điểm nhân dân được tập trung thể
hiện:
Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao
Nhưng chất chứa bên trong còn là khát vọng được trở về, được ra đi với tư cách người nghệ sĩ. Thôi
thúc trở về, ra đi là để tìm gặp chính mình - một cái tôi nghệ sĩ trên hành trình từ thung lũng đau thương
ra cánh đồng vui (Chế lan Viên): Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tâm hồn anh chờ gặp anh trên
kia. Khi Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ về quá trình sáng tạo, nhà thơ luôn có một trăn trở ra đi:
Đi ra, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình
Cơn nắng cơn mưa làm điều suy nghĩ
Một tiếng chim gù cũng phải đến nơi rừng lạ để mà nghe
Trong Tiếng hát con tàu, Anh - Ta - Con là những đại từ nhân xưng vừa cụ thể vừa trừu tượng; khi
thì đứng riêng đơn lẻ, bé nhỏ, khi thì hoà nhập, có tư cách đại diện cho người nghệ sĩ tìm đến với nhân
dân. Hai từ anh trong Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia chính là hai phía đối lập và có vẻ thống nhất ấy.
Từ đó, hình tượng con tàu trở thành biểu tượng hành trình của người nghệ sĩ. Thế nên, con tàu
bỗng khao khát thi vị: Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vành trăng. Con tàu bỗng vang tiếng gọi thiết
tha: Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi? Con tàu có khả năng cất cánh: Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Câu thơ được xem như một châm ngôn: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn cần được
cảm thấu trong quan niệm ra điấy. Trong ánh sáng và phù sa, ông cũng đã từng "thu hoạch" về một

chuyến Đi thực tế:
Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân
Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy
Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy
Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn.
Nhưng ông cũng quan niệm thật sâu sắc về chuyện "đi thực tế" của người nghệ sĩ: Nơi nào anh chưa đến
- Thì lòng anh đến thay
Khép lại bài thơ, hình tượng con tàu và ta bỗng chuyển hoá, nương tựa vào nhau say đắm:
Lấy cả những cơn mơ. Ai bảo con tàu không mộng tưởng ?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng ?
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Đó có phải là tiếng reo vui của người nghệ sĩ khi xác định cho mình con đường sáng tạo - con
đường về với nhân dân ?! Tiếng hát con tàu chính là một tuyên ngôn nghệ thuật bằng thơ và bằng cách
nói của thơ. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống được Chế Lan Viên tri âm trên đôi cánh của hình
tượng thơ. Phải chăng, ở đây, ta bắt gặp một lần nữa kiểu "Đôi mắt" của Nam Cao ?!
Suốt đời Chế Lan Viên luôn đau đau về mối quan hệ vừa đơn giản vừa phức tạp ấy. Hình như ông
vẫn còn cái cảm giác chưa xong với những thao thức của chính mình ?! Trong một bài thơ viết trước khi
mất, ông đã một lần nữa khẳng định giá trị đích thực tình yêu cuộc sống đối với người viết: Thiêu xong
anh về các trời khác cũng đầy hoa - Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó Nhưng rồi, cũng trước lúc phiêu
du các trời khác (hy vọng đẹp hơn bầu trời ông từng sống), ông lại vẫn thắc thỏm về những gì mình đã
sống, đã nghĩ suy như trong bài Rìu - một trong những bài thơ có thể khắc trên mộ chí của tác giả Điêu
tàn:
Vạn năm sau tìm đến khu di chỉ
Nhặt lấy một chiếc rìu hoá đá thuở ta yêu
Ta đã chặt cả khu rừng tình ái bằng chiếc rìu thô lỗ ấy
Để đổi lấy mùi hương trầm đến chết chẳng mang theo.
Quả là thái độ sống của thi nhân khi nhìn lại, nghĩ lại những "tuyên ngôn" của chính mình. Và như
vậy, có thể nói, chưa có tuyên ngôn nghệ thuật cuối cùng đối với Chế lan Viên.
“Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên

1. Chế Lan Viên là một cây cao bóng cả của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám
thơ Chế Lan Viên là một thế giới kinh dị thần bí bế tắc, sau cách mạng hồn thơ Chế Lan Viên tràn ngập
ánh sáng và phù sa. Đời thơ của Chế Lan Viên là một cuộc hành trình đi từ thung lũng đau thương ra với
cánh đồng vui, từ chân trời của một người đến với chân trời của tất cả. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” in
trong tập “Ánh sáng và phù sa” 1960 là một khúc hát của một tâm hồn thơ trên hành trình ấy. Người
nghệ sĩ hành trình trên hành trình đến với tây bắc cũng là hành trình đến với ngọn nguồn của cuộc sống,
cội nguồn của thi ca. Ở đó họ tìm thấy cảm hứng sáng tác. Nhan đề và lời đề từ của bài thơ là sự khởi
đầu gợi mở cho khúc hát vui “Tiếng hát con tàu”.
2.a.Trong những năm 1958–1960 Đảng ta có một chủ trương lớn là vận động nhân dân miền xuôi lên
xây dựng và phát triển tây bắc. Cuộc ra đi hào hùng này gồm mọi tầng lớp nhân dân trong đó có văn
nghệ sĩ. Chế Lan Viên viết bài “Tiếng hát con tàu” để phục vụ cho chủ trương này. Nhan đề bài thơ
“Tiếng hát con tàu” mang biểu tượng cho cuộc lên đường.
Lúc bấy giờ và cả hiện nay vẫn chưa có tàu lên tây bắc. Vậy mà Chế Lan Viên viết về cuộc ra đi hùng vĩ
này lại có tên “Tiếng hát con tàu”. Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Chế Lan Viên. Hình ảnh
này mang tính tượng trưng biểu tượng cho hành trình lên đường mạnh mẽ đến với tây bắc của cả dân
tộc, mạnh mẽ như một đoàn tàu lao về phía trước rộnvang khúc hát vui.
Lúc bấy giờ nhiều văn nghệ sĩ trong đó có Chế Lan Viên đang có cuộc đấu tranh nội tâm vượt lên mình.
Đó là cuộc đấu tranh để từ giã ô đời chật hẹp đến với tư tưởng lớn của nhân dân đất nước. Và Chế Lan
Viên đã nhận ra lẽ sống niềm vui khi hành trình cùng dân tộc. Vì thế “Tiếng hát con tàu” cũng là biểu
tượng cho cuộc hành trình tư tưởng khát vọng của nhà thơ đến với tây bắc, đến với tổ quốc, đến với
mạch nguồn của thi ca.
b. Trong một số tác phẩm văn chương thường có lời đề từ là những câu văn hay câu thơ, đoạn thơ của
chính tác giả hoặc của người khác. Nó được xem như lời gợi mở nội dung chủ đạo của tác phẩm. Bốn
câu thơ đề từ của bài “Tiếng hát con tàu” có ý nghĩa như thế, tức là nó định hướng gợi mở cho nội dùng
bài thơ, Chế Lan Viên viết:
“Tây bắc ư? Có riêng gì tây bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là tây bắc chứ còn đâu”
Cấu trúc khổ thơ mang tính hùng biện triết lí giàu chất trí tuệ. Nhà thơ lí giải hình tượng tây bắc trong

mối quan hệ với tổ quốc với người nghệ sĩ. Tây bắc trong tâm tưởng của nhà thơ không chỉ hiểu theo
nghĩa hẹp mà hiểu theo nghĩa rộng lớn hơn. Tây bắc vừa có ý nghĩa cụ thể là mảnh đất hào hùng mảnh
đất xa xôi của tổ quốc nhưng tây bắc là hiện thân của tổ quốc. Như thế người nghệ sĩ đến với tây bắc xa
xôi cũng là đến với nhân dân đến với tổ quốc. Và như thế có nghĩa là tây bắc không còn của riêng tây
bắc nữa mà tây bắc là của mọi người khi đến với tây bắc. Dĩ nhiên phải đến bằng khát vọng mãnh liệt
trong không khí cả nước lên đường rộn rã như bốn bề lên tiếng hát.
Cái độc đáo của Chế Lan Viên là cảm nhận ra tây bắc trong chính bản thân mình
“ Tâm hồn ta là tây bắc chứ còn đâu”
Tây bắc đã trở thành biểu tượng của tổ quốc nên khi yêu tây bắc, khát vọng mãnh liệt đến với tây bắc,
sống hết mình với tây bắc tuy xa mà gần, hơn thế nữa tây bắc sẽ hoá thân vào tâm hồn mình. Như thế
nhà thơ khi hoà mình với đất nước với nhân dân thì đường đến cũng là đường về, đến với tây bắc với tổ
quốc thì tây bắc của tổ quốc cũng về trú ngụ trong tâm hồn mình. Chế Lan Viên đã nêu ra một quan hệ
biện chứng khi nhà thơ hoà nhịp sống với dân tộc.
3. Thật hiếm có tác phẩm nào mà ngay từ nhan đề tác phẩm và lời đề từ lại có tính hình tượng tính triết
lí, tính đa nghĩa như ở bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Khi giải mã được tính hình tượng tính đa nghĩa này thì tác phẩm sẽ được rộng mở và người đọc dễ dàng
hơn khi cảm nhận cái hay cái đẹp cái triết lí sâu sắc của bài thơ.
Lý do Chế Lan Viên đặt tên bài thơ “Tiếng hát con tàu”?
Đọc bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, người yêu thơ bắt gặp “khát vọng” của sự trở về
trong tâm hồn của Chế Lan Viên nói riêng và một thời đại thi ca nói chung đã một thời:
“Lúc con ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.”
(“Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên)
Bài thơ được xem là linh hồn của tập “Ánh sáng và phù sa”, xuất bản năm 1960,khi Chế Lan Viên được
ánh sáng của Đảng soi rọi, phù sa của nhân dân bồi đắp:
“Xưa phù du nay đã phù sa”
Đương thời khi Chế Lan Viên viết bài thơ này, chúng ta vẫn chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Đến nay
đường tàu ấy vẫn chưa có. Vậy Chế Lan Viên hẳn phải có những lí do riêng để đặt lên bài thơ của mình

như thế. Lí do ấy là gì? Khó có thể tả lời được cạn kiệt hết những ý tưởng vì đây là một hình tượng nghệ
thuật lung linh, đa chiều của phi hình thể. Tuy nhiên, trong phạm vi của mình, chúng ta không thể bỏ
qua được 2 lí do chính.
Trước hết, chúng ta phải căn cứ vào tâm hồn, tấm lòng thơ của Chế Lan Viên. Cuộc đời thơ của Chế Lan
Viên được chia làm hai chặng đường: trước Cách mạng và sau Cách mạng. Thứ nhất, trước Cách mạng
tháng Tám, Chế Lan Viên là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu. Ông cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn
Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Trương, Thâm Tâm… làm nên “một thời đại trong thi ca”, mà
nhà phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn thi nhân Việt Nam có viết:
“Đời ta nằm trong vòng chữ tôi
Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu
Nhưng càng đi sâu càng lạnh.”
Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ; ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên khép, tình yêu không bền, điên
cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận…
Năm 1937, Chế Lan Viên cho xuất bản tập thơ đầu tay “Điêu tàn”. “Điêu tàn” xuất hiện như một niềm
kinh dị của thơ ca Việt Nam, nói như Hoài Thanh. Ai đã từng đọc tập thơ này đễ dàng nhận thấy: “Điêu
tàn” là tiếng khóc thương của chàng thanh niên chovong linh của vương quốc Chàm xưa giờ đã bị tiêu
trầm, tiêu vong.
Đồng thời cũng như biết bao nhà thơ, Chế Lan Viên muốn trốn khỏi mảnh đất chật chội, khổ đau này mà
Xuân Diệu đã viết:
“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian.”
Chế Lan Viên đã từng thốt lên trong tập “Điêu tàn”:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo.”
Không trốn được vào vũ trụ, Chế Lan Viên đành giam mình trong cái tôi cô đơn,cái tôi siêu hình bản
ngã, giam mình trong tháp ngà văn chương rồi quay lưng lạivới đời, với nhân dân. Chế Lan Viên viết:
“Tôi khép cửa phòng văn hì hục viết

Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày.”
Là một nhà thơ nhưng Chế Lan Viên lại quay lưng với đời, với nhân dân thì không thể có cảm hứng để
sáng tác. Bởi nhân dân và văn nghệ có quan hệ biện chứng vớinhau. Xuất phát điểm của văn học là nhân
dân. Đích đến của văn học là cuộc đời. Nói như Nguyễn Minh Châu: “Văn chương và cuộc đời là những
vòng tròn đồng tâm với nhau. Tâm của nó là cuộc sống con người.” Một nhà phê bình lại nói: “Nhà thơ
phải xâm nhập sâu vào trong đời sống nhân dân, anh phải nhập đến một mức nào đó, thơ mới hình
thành. Thơ chỉ tràn ra khi trong tâm anh, cuộc sống đã thật ứ đầy.”
Thế nên trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên chỉ có duy nhất tập thơ “Điêu tàn” với niềm khóc
thương ai oán:
“Trời ơi chán nản đương vây phủ
Ý tưởng hồn tôi giữa cõi tang.”
Sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của Chế Lan Viên có sự thay đổi căn bản. Bởi lẽ cuộc Cách mạng
tháng Tám như một luồng gió tươi mới, thổi vào từng gương mặt đời, gương mặt người. Cuộc cách
mạng đã làm thay đổi cả một thời đại. Nếu đêm trước cuộc cách mạng, người dân phải sống kiếp trâu
ngựa, nô lệ đến mất cả quyền làm người; thì sau Cách mạng tháng Tám, họ đi vào cuộc kháng chiến,
trở thành những anh hùng. Nguyễn Đình Thi viết:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.”
Thời đại thay đổi, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng đổi thay. Chế Lan Viên nhận định: “Một khi thời đại
thay đổi, người nghệ sĩ cứ giam mình trong cái tôi cô đơn thì chẳng bao giờ sáng tác được thơ ca”:
“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.”
Nhận thức được điều ấy, Chế Lan Viên làm một cuộc hành trình “phá cô đơn để băng đến với đời”.
Ông hào hứng, hồ hởi, nhiệt thành; đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, đi từ chân trời của một
người dến chân trời của tất cả. “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát trong tâm hồn của Chế Lan Viên, ra đi
trong cuộc hành trình ấy. Đoạn thơ đẹp nhất thể hiện tiếng hát trong tâm hồn Chế Lan Viên khi hào
hứng trở về gặp nhân dân:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.”
Mỗi một tác phẩm văn học chân chính là bức tranh thu nhỏ của cuộc đời. “Tiếng hát con tàu” của Chế
Lan Viên đã phản ánh chân thực diện mạo của xã hội miền Bắc giai đoạn 1958-1960. Đó là thời kì miền
Bắc sau ngày giải phóng đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo tiếng gọi của Đảng, miền Bắc
dấy lên phong trào tình nguyện đến những vùng xa xôi của tổ quốc để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết
thương chiến tranh. Họ trở lại nhiều hơn cả những nơi xưa vốn là chiến trường. Tây Bắc – Điện Biên
được xem là một miền đất hứa –nói như Chế Lan Viên. Hàng loạt những con người mới, xã hội chủ
nghĩa nô nức đến miền Tây của tổ quốc. Họ ra đi cùng với những tiếng hát đầy sông, đầy cầu. Họ ra đi
trong bối cảnh mà Chế Lan Viên viết:
“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng.”
Còn Tố Hữu thì viết:
“Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, bến nước Bình Ca.”
(“Ta đi tới” – Tố Hữu)
Đó là anh Nhẫn trong “Cỏ non” của Hồ Phương; là anh thanh niên trong “Lặng lẽSa Pa” của Nguyễn
Thành Long;… Sự thật của cuộc sống bước vào văn chương như một quy luật tất yếu. Bởi Ban-dắc nói:
“Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại.” Rất nhiều thư kí của thời đại đã viết về hiện thực này. Nếu
Tô Hoài lên Tây Bắc viết tập “Truyện Tây Bắc”; Nguyễn Tuân lên Tây Bắc bằng 15 bài kí, in thành một
tập – “Tùy bút sông Đà”; Nguyễn Khải lên Tây Bắc với tập truyện “Mùa lạc”; Nguyễn Huy Tưởng lên
Tây Bắc với “Bốn năm sau”; Bùi Minh Quốc thì viết:
“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Dù xa xôi biết mấy cũng lên đường.”
Lúc này Chế Lan Viên đang bị ốm nặng tại Hà Nội; ông không lên Tây Bắc nhưnhững văn nghệ sĩ cùng
thời được. Tuy nhiên Tây Bắc đã trở thành tâm hồn của nhà thơ Chế Lan Viên:
“Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.”
Như vậy Chế Lan Viên đã đi đến tận cùng tâm hồn của mình và ông đã gặp được Tây Bắc. Chính cuộc
sống đã ùa vào trong tâm hồn thơ Chế Lan Viên, mách bảo ông mượn hình ảnh con tàu để nhân rộng
phong trào của Đảng; để kêu gọi những tâm hồn thơ vẫn còn ngủ sâu trong giường chiếu hẹp; để giấc

mơ đè nát cuộc đời, đến mảnh đất này để khai phá hồn thơ. Bởi Tây Bắc là mẹ của hồn thơ:
“Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ.”
Vấn đề đặt ra là trong mọi miền của tổ quốc dấu yêu, Chế Lan Viên đã không chọn nơi đâu làm đích đến
của con tàu này mà lại chọn Tây Bắc? Thực tình Tây
Bắc chỉ là một địa danh như mọi địa danh khác trên bản đồ tổ quốc. Thế nên Chế Lan Viên đã mở đầu
cuộc hành trình này bằng câu thơ:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.”
Thế nhưng Tây Bắc lại là nơi làm nên chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
Ở bài thơ này Chế Lan Viên cũng khẳng định:
“Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường.”
Nhất là trong chiến dịch Điện Biên, nhân dân ta đã từng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu
trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn…”(nói như Tố Hữu).
Thậm chí, có những người đã lấy thân mình chèn pháo; hoặc lấy thân mình để lấp lỗ Châu Mai. Từ cái
tôi cô đơn, xa dời nhân dân, nay trở về với cái ta của cộng đồng. Trở về với nhân dân, không còn cách
nào đẹp hơn khi
Chế Lan Viên đã “lách sâu ngòi bút của mình vào chỗ da non của lòng người,chỗ khổ đau của cuộc đời
để bật lên tiếng vang động của cuộc sống” (“Giăng sáng” – Nam Cao). Vì vây, Chế Lan Viên chọn đích
đến của con tàu này là Tây Bắc là hoàn toàn hợp lí.
Không phải ngẫu nhiên, đọc xong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, gấp lại trang sách đã
lâu nhưng những vần thơ hối hả như con tàu lao lên trên Tây Bắc vẫn còn ẩn hiện mãi trong tâm trí của
chúng ta:
“Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.”
Tiếng hát con tàu

Chế Lan Viên là bút danh của nhà thơ Phan Ngọc Hoan (1920-1989). Trước 1945. Chế Lan Viên
nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn” (“Thung lũng đau thương”). Sau 1945, ông nổi tiếng với tập “Ánh sáng
và phù sa” (“cánh đồng vui”).
Phong cách: Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, mang vẻ đẹp trí tuệ, hình ảnh luôn mới lạ, ngôn
ngữ sắc sảo.
Xuất xứ: Tiếng hát con tàu viết trong thời kỳ miền Bắc xây dựng XHCN, đặc biệt năm 1958 có
đợt kêu gọi đồng bào miền xuôi lên vùng núi Tây Bắc đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tác phẩm được rút
ra từ tập thơ “Ánh sáng và phù sa”.
1. Ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu:
Trước 1945, “với tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm
kinh dị” (Hoài Thanh). Trong các nhà thơ mới “Thế Lữ muốn thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư phiêu lưu
trong trường tình, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua mình về hạ giới”, còn họ Chế trốn tránh cuộc đời
trong “tinh cầu giá lạnh”:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo
Chế Lan Viên đắm chìm trong suy tư vô trong “thế giới điêu tàn”, thế giới của “muôn ma Hời sờ soạng
dắt nhau đi”. Nhưng sự thành công của CMT8 như một luồng gió mới thổi vào tâm hồn con người, vào
tâm hồn người nghệ sĩ, đã làm phục sinh tâm hồn tưởng chừng như đã vụt tắt của họ. Và từ đó Chế Lan
Viên đã tìm cho mình một niềm vui mới và lẽ sống mới bằng “Ánh sáng và phù sa”. Đó cũng chính là
lúc Chế Lan Viên từ bỏ “tinh cầu giá lạnh”, từ bỏ nỗi cô đơn, đưa cái tôi hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn
của nhân dân, nhà thơ gọi quá trình từ bỏ đó là “Từ thung lũng đau thương” ra “cánh đồng vui”, từ thế
giới “Điêu tàn” đến với “Ánh sáng và phù sa”. Hay mượn cách nói của một nhà thơ Pháp “Từ chân trời
một người đến chân trời mọi người”. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” chính là hành trình đến với Tây Bắc,
đến với nhân dân, với cội nguồn sáng tạo.
Hình tượng con tàu: sự thật những năm Chế Lan Viên viết bài thơ này thì chưa có đường tàu cũng như
chưa có con tàu nào lên Tây Bắc. Hình tượng con tàu ở đây là một hình ảnh lãng mạn, mang ý nghĩa
biểu tượng: biểu tượng cho những cuộc lên đường, biểu tượng cho khát vọng đi xa vượt ra khỏi những
gì chật hẹp tù túng, quẩn quanh để đến với cuộc sống lớn của nhân dân, để đến với nơi khơi nguồn cho

cảm hứng nghệ thuật và cũng là để về với tâm hồn mình.
2. Cảm nhận về 4 câu đề từ:
Chúng ta nên hiểu rằng tình trạng chung của tầng lớp văn nghệ sĩ trước 1945 là tình trạng sống trong
cuộc đời nhỏ hẹp, Chế Lan Viên cũng đã từng viết như thể trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”:
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”
Những cuộc đời nhỏ hẹp đó đã thực sự mở rộng sau CMT8, đó là lúc tâm hồn của người nghệ sĩ đã mở
rộng đón gió, đón nhận hương sắc cuộc đời, từ bỏ cái tôi bé nhỏ để bước vào cuộc đời rộng lớn và bốn
câu đề từ là nỗi lòng, là sự trăn trở của nhà thơ:
Tây Bắc ư? có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
“Tây Bắc” là ở đâu? Tây Bắc chỉ vùng cực Tây của Tổ quốc, nơi trải qua cuộc chiến tranh chống thực
dân Pháp đầy đau thương nhưng hào hùng của dân tộc, đó là nơi “Máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, đó cũng
là nơi “Tình em đang mong tình mẹ đang chờ”, nơi hồi sinh đất chết “Nay dạt dào đã chín trái đầu
xuân”, là nơi cần những bàn tay kiến thiết, cần những tâm hồn xây dựng.
Tác giả khẳng định trong câu hỏi: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc”
Tây Bắc không chỉ là một hình ảnh cụ thể mà Tây Bắc còn là biểu tượng của đất nước, của Tổ quốc, có
nghĩa là nơi nào trên Tổ quốc của chúng ta cần đến nhưng bàn tay lao động, những bàn tay kiến thiết thì
ở đó có “lòng ta”. “ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì đó là lúc “Lòng ta hóa những con tàu”. Đặc
biệt hơn nữa, đó là sự gắn kết giữa “Lòng ta”, “tâm hồn ta” với Tổ quốc. Tổ quốc không ở đâu xa mà ở
ngay tâm hồn ta: “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Như vậy “Con tàu” chính là lòng ta, tâm hồn ta
mang tất cả sức mạnh, mang niềm vui, mang khát vọng, mang cống hiến để lên đường theo tiếng gọi Tổ
quốc. Cũng như vậy, bốn câu thơ đề từ là nguồn cảm hứng cho toàn bộ bài thơ đó là cảm hứng lên
đường, cảm hứng hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn của nhân dân, từ đó khơi nguồn cảm hứng sáng tạo
cho thơ ca và nghệ thuật.
3. Hai khổ thơ đầu (giục giã lên đường):
Hai khổ thơ đầu là tâm trạng và nỗi niềm băn khoăn của thi nhân về chuyện đi hoặc ở lại. Đi tức là đến
với vùng đất Tây Bắc nhiều khó khăn, gian khổ. Ở chính là ở lại Hà Nội (cuộc sống đầy đủ). Tâm trạng

ngại đi xa, ngại khó khăn gian khổ là một sự thật, không chỉ riêng nhà thơ mà ở rất nhiều tâm trạng con
người sau ngày hòa bình lập lại, khổ thơ chính là cuộc đấu tranh tư tưởng:“Bâng khuâng đứng giữa hai
dòng nước/ Chọn một dòng hay để nước trôi” (Xuân Diệu)
Và để tô đậm tâm trạng và nỗi niềm băn khoăn ấy, nhà thơ đã sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ với âm
điệu thơ đầy ám ảnh, giục giã:
“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?”
“Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi?”
“Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?”
Đây chính là những câu hỏi đầy hối thúc, đầy giục giã làm lay động tâm hồn người nghệ sĩ. Nếu như
chọn “giữ trời Hà Nội” thì đó là cuộc sống ích kỷ, hưởng thụ, chỉ sống riêng cho bản thân mình, đó chắc
chắn là cuộc sống tù túng chật hẹp. Nhà thơ cũng tự phê bình chính bản thân mình qua phép đối lập, đối
lập giữa đất nước mênh mông và sự nhỏ hẹp của đời anh. Và chắc chắn sống trong cuộc đời như vậy thì
không bao giờ tìm được cảm hứng cho văn nghệ: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Người nghệ
sĩ sẽ có thể tìm được cảm hứng văn nghệ khi đi về phía nhân dân, về phía sáng tạo “tâm hồn anh chờ gặp
anh trên kia”. “Trên kia” chính là Tây Bắc, là Tổ quốc, là nhân dân, là nguồn cảm hứng mãnh liệt, dồi
dào cho sức sống của nghệ thuật. Đó là nơi “gió ngàn đang rú gọi” đang mời gọi giục giã nhà thơ lên
đường.
Chi tiết “tàu đói những vành trăng” chỉ sự nghèo đói của cảm hứng tâm hồn nghệ sĩ và cũng cho thấy
con tàu mang khát vọng lên đường nhưng chưa thực sự đủ sức lên đường. Bởi nó đang thiếu đi niềm
nhiệt huyết.
4. Hai khổ thơ tiếp theo là khát vọng trở lại Tây Bắc. Chính là sự hồi tưởng của nhà thơ về cội nguồn
Tây Bắc, những kỷ niệm về mười năm chiến đấu anh hùng:
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

Nhà thơ đã viết bằng niềm tự hào mãnh liệt, thể hiện qua cách gọi Tây Bắc, cách dùng từ - nhà thơ gọi
Tây Bắc là xứ thiêng liêng, là vùng đất của anh hùng bởi Tây Bắc là nơi biết bao xương máu con người
đã đổ xuống, là vùng đất khai sinh ra nguồn cảm hứng cho thơ ca nghệ thuật trong đó có “Tiếng hát con
tàu” của Chế Lan Viên. Nhà thơ còn tự hào gọi Tây Bắc là ngọn lửa, ngọn lửa truyền thống yêu nước, vẻ
đẹp quật cường. Ngọn lửa ấy không chỉ cháy trong mười năm quá khứ mà còn cháy sáng trong tương
lai “Ngàn năm sau còn đủ sức soi đường”. Đặc biệt Chế Lan Viên còn tự hào gọi Tây Bắc là “Mẹ yêu
thương”. Cách gọi ấy cho thấy nhận thức sâu sắc của Chế Lan Viên về cội nguồn đất nước của dân tộc.
Nhà thơ viết hoa chữ “Mẹ” được xem như mỹ từ, đó là mẹ Tổ quốc, là mẹ của đất nước, là mẹ của cội
nguồn cảm hứng nghệ thuật.
5. Bốn khổ thơ kế tiếp: là sự trở về của nhà thơ với vùng đất Tây Bắc, cội nguồn của yêu thương. Đó
là sự trở về để đền ơn đáp nghĩa, để sống trong lòng của nhân dân. Đó chính là về với mẹ nuôi, người
anh du kích, đứa em liên lạc, cô gái Tây Bắc.
Với nhà thơ Chế Lan Viên thì việc gặp lại nhân dân là một niềm vui lớn, khao khát lớn, hạnh phúc lớn
được thể hiện qua bốn câu thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh qua hình ảnh “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim
én gặp mùa”, “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”. Cách so sánh này vừa quen lại vừa lạ, thể hiện niềm hạnh
phúc của nhà thơ khi tìm về nguồn cội bởi cuộc đời đẹp nhất là khi gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân.
Câu thơ đầu với lối so sánh rất độc đáo. Nếu mùa đông đàn nai đi vào rừng hẻo lánh xa xôi để tìm kiếm
nguồn thức ăn, khi mùa xuân ấm áp trở lại thì chúng lại tìm về suối cũ. Và còn gì vui bằng khi nai về
suối cũ và vui gì bằng khi con gặp lại nhân dân. Cách so sánh làm đồng hiện ân nghĩa thủy chung ở đời.
Niềm vui đó còn được thể hiện qua so sánh với thế giới của thiên nhiên, gặp lại nhân dân mà vui
như “cỏ đón giêng hai”, vui như ký ức tuổi thơ “đói lòng gặp dòng sữa ngọt lành”, vui như khi “gặp
cánh tay đưa nôi cho giấc ngủ trẻ thơ”. Đặc biệt nhà thơ lại sử dụng những cặp từ hình ảnh đi đôi với
nhau, cái này là sự sống cho cái kia và ngược lại: Con gắn với nhân dân, ngai gắn với suối cũ, cỏ gắn với
giêng hai, chim én gắn với mùa xuân, trẻ thơ - sữa, nôi - cánh tay.
Gặp lại nhân dân chính là để soi lại lòng mình như nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi,
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao

Nhân dân là ai? Nhân dân chính là những người đã hi sinh, những người đã san sẻ cùng với bộ đội trong
cuộc kháng chiến gian lao. Đó chính là anh du kích:
“Con nhớ anh con…
…. Gửi lại cho con”
Đó là vẻ đẹp của con người cần lao anh dũng. Nhà thơ đã gọi là “anh con” như thể máu mủ ruột rà và
nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh một chi tiết “chiếc áo nâu”. Đó chính là hình ảnh của sự nghèo khổ một đời
vá rách nhưng chiếc áo đó là chiếc áo nâu của ân tình ân nghĩa “Đêm cuối cùng anh gửi lại cho
con”.Chiếc áo nâu đó được truyền lại cho con như truyền lại sự sống và tinh thần chiến đấu.
Nhân dân còn là hình ảnh của người em liên lạc giàu lòng dũng cảm, gan dạ, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ mà cách mạng giao phó: “Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc/Mười năm tròn chưa mất một phong
thư”. Hình ảnh người em liên lạc trong thơ của Chế Lan Viên khiến ta nhớ tới nhân vật Tnú trong tác
phẩm “Rừng xà nu”, chú bé Lượm trong thơ Tố Hữu, anh Kim Đồng, anh Lê Văn Tám …
Tập trung tình cảm nhiều nhất đó chính là hình ảnh người mẹ nuôi đã gắn bó với nhà thơ trong những
năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh:
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Hình ảnh lửa hồng soi tóc bạc là hình ảnh đẹp. Ngọn lửa đó là hiện thân của ngọn lửa yêu thương, ngọn
lửa chiếu sáng tóc bạc của mẹ hiền miền núi – người đã dành rất nhiều tình cảm với nhà thơ mặc dù
không phải là tình máu mủ ruột thịt nhưng người mẹ đó luôn xem cán bộ như là con đẻ. Chính vì
vậy“trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ chỉ sự gắn bó “một mùa
dài”, “trọn đời”, “nhớ mãi”,… Đó chính là những từ ngữ thể hiện quan hệ gắn bó không thể tách rời
giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Hình ảnh mẹ nuôi trong thơ Chế Lan Viên là hình ảnh trong vô vàn
những người mẹ vô danh đã góp công sức không nhỏ trong việc nuôi giấu cán bộ trong những năm

tháng gian lao. Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/Địu con lên rẫy
bẻ từng bắp ngô”, hay người mẹ trong bài thơ “Mẹ Tơm” của Tố Hữu:
“Con đã về đây ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gong chấp súng gươm”
Bốn khổ thơ trên: Khổ một tập trung thể hiện niềm vui của nhà thơ khi trở về với nhân dân. Ba khổ thơ
tiếp theo cụ thể hóa hình ảnh nhân dân: người mẹ, người anh, người em. Những hình ảnh này gắn kết
trong không khí gia đình chung là nhân dân và Tổ quốc. Tất cả đều để lại trong trái tim nhà thơ và bạn
đọc tình cảm thiết tha , gắn bó.
6. Nhớ người rồi lại nhớ cảnh: nếu như trong Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng “nhớ về rừng núi nhớ
chơi vơi” và trong thơ Tố Hữu “Nhớ gì như nhớ người yêu/Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”,
còn Chế Lan Viên nhớ Tây Bắc bằng nỗi nhớ mang màu triết lý:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Câu thơ đầu của khổ: nhà thơ sử dụng dấu phẩy ở giữa tạo thế đăng đối cân xứng hài hòa, cùng đó là
điệp từ “nhớ” làm cho ta khi đọc lên tưởng chừng như một bài hát. Đó chính là nỗi nhớ vừa thực vừa ảo,
nỗi nhớ da diết khôn nguôi mang một màu sắc sương khói hoài niệm khiến ta liên tưởng đến câu thơ của
Tố Hữu: “Nhớ từng bản khói cùng sương/Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”. Đằng sau những câu
thơ như câu hát ấy, nhà thơ tự hỏi lòng mình “Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?”, hỏi cũng là tự
đo lòng mình, đo yêu thương tình nghĩa. “Nơi nao” chính là “Nơi nào” đó chính nơi “máu rỏ tâm hồn ta
thấm đất”. Đây cũng chính là cách nói thể hiện tình yêu đặc biệt:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
“Đất” là cụ thể hóa của vật chất nhưng trong hai câu thơ này, “đất” đã được chuyển hóa thành tinh thần,
thành tâm hồn. Khi ta ở rồi đến khi ta đi chắc chắn phải trải qua nhiều năm tháng. Ở và đi để chỉ hoàn
cảnh sống thay đổi theo thời gian, không gian của quá khứ và cả hiện tại. Tuy nhiên có một điều rất thật,
điều mà không thể nào thay đổi được đó chính là tấm lòng con người. Kẻ vô tâm thì đi là quên hết, còn

nơi ở xưa kia là sự dửng dưng trong tâm hồn. Người có tâm hồn cao đẹp thì dù có xa cách mấy vẫn
mang theo trong tâm hồn mình những kỷ niệm vui buồn, những nhớ thương mà nơi mình từng gắn bó.
Điều kỳ diệu của tâm hồn ta chính là ở đây.
7. Khổ thơ tiếp theo: Nhà thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác về tình yêu đất lạ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Nhà thơ lại tiếp tực sử dụng một loạt những so sánh để diễn tả tình yêu và rung cảm trong lòng mình,
đặc biệt mượn quy luật về tự nhiên để diễn tả tình yêu. Mùa đông gắn liền với rét mướt, nhắc tới mùa
đông con người không thể quên cái rét, nhắc tới tình yêu không thể thiếu nỗi nhớ anh và em.
Chữ“bỗng” trong câu “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” thể hiện tình cảm chân thật, nóng bỏng,
đột ngột tràn ngập trong lòng thi nhân. Ca dao có câu:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Mặt khác, câu thơ còn có ý nghĩa là vào mùa đông đôi lứa cần hơi ấm của nhau những đôi lứa khát khao
gần gũi để tìm hơi ấm xua đi lạnh lẽo của thiên nhiên. “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”được hiểu
theo nhiều cách. Theo nhiều tài liệu: “Cánh kiến còn được gọi là An Tức Hương được điều chế từ nhựa
cây bồ đề do con bọ cánh kiến tiết ra dịch thể quánh sệt theo các tuyến bao quanh khắp mình có màu
vàng lấm tấm như điểm hoa, người ta gọi đó là “cánh kiến hoa vàng”, cánh kiến có mùi thơm giống như
mật ong rừng”. Từ những kiến thức khoa học đó, các nhà phê bình văn học đã phát triển ý thơ thành “Đó
là tình yêu thơm như cánh kiến, rực rỡ như hoa vàng hay tình yêu khăng khít bền chặt như cánh kiến và
thơ mộng như hoa vàng hoặc là tình yêu đã trải qua tháng năm thử thách để đạt đến độ chín cần
thiết” (Sách tìm hiểu tác giả-tác phẩm nxb GD năm 2007).
Và tình yêu ấy lại được nảy nở, kết tinh trong mùa xuân. Đó là thời khắc trăm hoa đua nở, là mùa của sự
sống, là mùa của tình yêu làm cho chim rừng lông trở biếc đầy sức sống. Câu thơ kết lại thêm một lần ta
lại thấy sự chuyển hóa của các vật chất thành sự sống của tâm hồn qua câu thơ: “Tình yêu làm đất lạ hóa
quê hương”. Đây là sự chuyển hóa đầy mĩ cảm thể hiện cách sống ân nghĩa bởi chỉ có ân nghĩa thì đất lạ
mới có thể hóa tâm hồn được. Chỉ có những con người nhân hậu biết sống theo đạo lý, biết ăn ở trong
tình nghĩa thủy chung, có cái tâm đẹp, cái tài lớn mới viết nên những câu thơ mang màu sắc triết lý đẹp

và hay như thế.
Trong tình yêu nhân dân của tác giả, ta còn bắt gặp một hình ảnh rất hiện thực nhưng cũng đầy lãng mạn
đó là hình ảnh người em gái Tây Bắc:
“Anh nắm tay em…
….nhớ mùi hương”
Ta liên tưởng hai câu thơ của Quang Dũng:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hình ảnh vắt xôi nuôi quân thẻ hiện hình ảnh đẹp về tình quân dân của những người em gái dành cho bộ
đội cụ Hồ đồng thời đó cũng là hình ảnh gợi lên cho câu thơ sự ấm áp, gần gũi, thân thiết.
8. Bốn khổ thơ cuối: là khúc hát lên đường
Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?” thể hiện sự giục giã lên đường trong tâm
hồn nhà thơ. Nói như lời của một cố tổng thống Mỹ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta
đã làm gì cho Tổ quốc”. Câu hỏi đó cũng chính là vẻ đẹp của cái tôi cá nhân, cái tôi của nhà văn bước ra
khỏi cuộc đời chật chội tù hẹp của đời mình để đến với cuộc sống mới, cuộc sống của nhân dân. Những
từ ngữ như “tình em đang mong,tình mẹ đang chờ”, “mắt ta thèm” đã làm cho đoạn thơ một nhịp điệu
dồn dập, âm điệu rộn rang đầy phấn chấn, say mê. Đặc biệt là cách nói : “Rẽ người mà đi, vịn tay mà
đến”. “Mùa nhân dân” cho thấy niềm vui và khát vọng mạnh liệt của tác giả khi tìm về với cội nguồn
bởi cội nguồn chính là sự sống, là nguồn thơ, nguồn cảm hứng mãnh liệt.
“Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ”
Và không chỉ khát vọng đi tìm nguồn thơ, hồn thơ mà tác giả muốn lấy lại “vàng ta”, lấy lại những giá
trị tinh thần, đem tình yêu của mình, khát vọng của mình vun đắp, xây đắp cho Tây Bắc trong đống tro
tàn sau chiến tranh:
“Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm lương tri
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm”
Khổ thơ cuối khép lại bằng hình ảnh mang tính biểu tượng thể hiện tâm hình tình yêu của nhà thơ với
Tây Bắc, với “mùa nhân dân”.
9. Bốn câu thơ cuối:

Đến giây phút này thì con tàu mới thực sự trở thành khát vọng sống, khát vọng lên đường đến Tây Bắc,
hết lòng vì Tổ quốc “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”. Bây giờ con tàu không “đói vành trăng” nữa mà
trở thành “con tàu mộng tưởng” của ước mơ, khát vọng. Đặc biệt, con tàu “mỗi đêm khuya không uống
một vầng trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp Tây Bắc và nhân dân. Đó cũng là vầng trăng của thi ca.“Mặt
hồng em” là ẩn dụ nói về hiện thực đời sống thể hiện sự thành công, bội thu của Tây Bắc với những
thành công ban đầu trong xây dựng và đổi mới. Đồng thời đó cũng chính là mùa bội thu của thi ca nghệ
thuật. Khổ thơ cuối thể hiện một niềm tin về lòng yêu Tổ quốc và nhân dân trong chính bản thân mình.
Đây cũng chính là vẻ đẹp của cái tôi nhân dân mang khát vọng lớn, sống hòa mình với cộng đồng.
“Tiếng hát con tàu” dắt nẻo hồn ta
“Tiếng hát con tàu” dắt nẻo hồn ta , khi náo nức, khi hăm hở, khi bâng khuâng xao xuyến và tràn
ngập hạnh phúc được đến với Tây Bắc, đến với “xứ thiêng” của Tổ quốc để tận hưởng dư vị ngọt ngào
của tình yêu quê hương đất nước. Có đọc thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám – một đài thơ
“lẻ loi bí hiểm” bởi thế giới nghệ thuật đầy hình ảnh kinh dị với cảnh ngàn thu cây lả ngọn, muôn ma
Hời sờ soạng dắt nhau đi”, với những huyết sọ , tủy não của thế giới điêu tàn…. Thì mới thấy Tiếng hát
con tàu là hành khúc mới mẻ của tâm hồn đang được thanh xuân trong Ánh sáng và phù sa của cuộc đời
mới.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh “cá nước lên đường” sau những năm dài chiến tranh và đói nghèo.
Niềm vui lớn của cuộc đời đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Điều đó đặc
biệt có ý nghĩa đối với các văn nghệ sĩ lãng mạn đã một thời “đi trốn, ẩn náuvào cái tôi cá nhân sầu
mộng xa lánh được thực tại cuộc đời, nay trở về sống giữa nhân dân trong vận hội mới “phá cô đơn ta
hòa hợp với người”
Nhà thơ Chế Lan Viên đã ghi đề tựa cho bài thơ bằng 4 câu thơ hàm súc:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Cả bài thơ là hành trình của con tàu mang tâm hồn, mang khát vọng lên đường, là cuộc hóa thân kì diệu
của hồn thơ lãng mạn giữa cuộc đời giàu ý nghĩa , đồng thời còn là cuộc trở về với chính tâm hồn thơ
của mình trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân . Có riêng gì Tây Bắc , một vùng đất rộng lớn giàu
tiềm năng của Tổ quốc đang vẫy gọi, khi khát vọng cuộc sống mới trong lòng đã hóa những con tàu tốc

hành mang năng lượng của tình yêu đất nước, khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát thì tâm hồn thi sĩ cũng là
một vùng đất phì nhiêu với những tiềm năng mới đang khát khao được giao cảm , được đem lại hương
thơm trái ngọt cho cuộc đời : “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
Thực tế, chưa có một đường tàu cụ thể và con tàu cụ thể nào lên Tây Bắc. Sáng tạo hình tượng con
tàu và Tây Bắc, nhà thơ đã thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa. Tây Bắc không chỉ là địa danh xa xôi của
Tổ quốc mà còn là biểu tượng của cuộc sống rộng lớn của nhân dân, là cội nguồn cảm hứng của văn học
nghệ thuật. Và con tàu trở thành biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát thoát khỏi cuộc sống
chật hẹp quẩn quanh để đến với nhân dân , đến với cuộc sống.
Thơ ca không chỉ là sản phẩm của tâm hồn nghệ sĩ, mà còn là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử
không tạo ra những tiền đề, gợi ý mách bảo nhà thơ. Công cuộc kiến thiết đất nước những năm đầu của
kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã vạch ra định hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội , đánh thức dậy ý
thức tự chủ của con người, nhiều bài thơ cùng thời là những biểu hiện sinh động của tiếng hát mang khát
vọng ra đi dựng xây đất nước. Đặt tên cho bài thơ bằng hình tượng “Tiếng hát con tàu” còn là sự biểu
đạt tiếng gọi của hồn thơ.
Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia…
Con tàu vừa là sự hóa thân , vừa là sự phân thân cái tôi trữ tình nhà thơ. Khi là con tàu mời gọi lên
đường “con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?” , “Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi”. Khi lại là con tàu mơ
mộng chứa chất nỗi niềm, khát vọng lãng mạn “ngoài cửa ô? Tàu đợi những vầng trăng”, Tàu hãy vỗ về
giùm ta đôi cánh vội”, “lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng”…
Đọc bài thơ này, ta lại bắt gặp cá tính sáng tạo nghệ thuật trong phong cách thơ Chế Lan Viên.
Những hình ảnh thơ luôn tạo nên liên tưởng bất ngờ, thú vị giúp người đọc nhận ra những giá trị mới mẻ
của cuộc sống , qua những từ ngữ tinh tế gợi cảm, đậm đà triết lí ý vị mà sâu xa. “Khi lòng ta đã hóa con
tàu”, thì con tàu tâm hồn ấy chở nặng , chất đầy những toa thương, toa nhớ.
Con nhớ anh con người anh du kích
Con nhớ em con thằng em liên lạc
Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc.
Anh bống nhớ em như đông về nhớ rét

Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
Tình cảm nhớ thương ấy sẽ lấp đầy những khoảng cách của thời gian và không gian, đưa ta vượt qua
những thác ghềnh của thử thách tâm lí và mặc cảm trước cuộc đời. Không có nơi nào trên Tổ quốc này
là xa xôi nữa, không có thử thách nào ngăn giữ lòng ta đến với cuộc đời. Đúng như nhà thơ đã có lần
tâm sự, cuộc trở về của nhà thơ từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui. Có ai ngờ chính Chế Lan
Viên đã có một đời thơ đi trốn xa lánh thực tại đến cực đoan (thuở “Điêu tàn”) :
- Trời hỡi hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian.
- Với tôi tất cả như vô nghĩa
- Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng.
Với cả hoa tươi muôn cánh rữa
Đem về đây chắn mọi nẻo xuân sang…
Lại là một Chế Lan Viên rưng rưng xúc động khi trở về với cuộc đời thực, với tất cả sự ấp iu, trìu mến,
trân trọng giá trị mới mẻ của cuộc sống nhân dân:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
“Gặp lại nhân dân” là trở về với cội nguồn sự sống , trở về với niềm vui thanh xuân tâm hồn, về với
năng lượng mới của cảm hứng, với lòng nhân ái, bao dung độ lượng vô biên. Những hình ảnh so sánh,
ẩn dụ tầng tầng lớp lớp để diễn tả cho hết ý nghĩa sâu sắc cuộc phục sinh tâm hồn của thi sĩ lãng mạn.
Tất cả những ý nghĩa cao đẹp ấy trở thành nguồn cảm xúc thiêng liêng, cất lên tiếng hát dạt dào cảm
xúc. Nhà thơ đột nhiên phát hiện:
Tây Bắc ơi , người là mẹ của hồn thơ.
Khi tâm hồn nhà thơ đã lắng lọc cảm xúc từ cuộc đời thì biết bao kỉ niệm xôn xao biểu hiện trong
lòng. Đây không phải là lần đầu tiên Tổ quốc lên tiếng hát gọi ta về Tây Bắc. Những năm tháng qua ,
theo tiếng gọi của Tổ quốc, bao thế hệ đã vượt thác băng rừng vào chiến dịch “chín năm làm một Điện
Biên, nên cành hoa đỏ nên thiên sử vàng”(Tố Hữu). Còn giờ đây là tiếng hát gọi ta về với “mùa nhân
dân, giăng lúc chín rì rào” để lấy lại giấc mơ xưa, lấy lại tâm hồn, những tầm lòng vàng một thời đau

trong lửa…Tiếng hát ấy ngân nga xao xuyến ân tình, thức dậy trong lòng ta tình yêu quê hương đất
nước:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim về lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Vị ngọt ngào của tình yêu cũng như cái rét ngọt lúc đông về, không có rét sao gọi là mùa đông. Nỗi
nhớ em trở nên giàu ý nghĩa , tình yêu ta cũng trở nên quý giá, sống động và thiêng liêng, chính tình yêu
ấy đã có sức cảm hóa lòng người, cảm hóa tạo vật. Sự đồng điệu giữa tiếng hát tâm hồn và tiếng hát của
cuộc đời mới đã thăng hoa những cảm xúc mới mẻ của nhà thơ. Quy luật hình thành nghệ thuật phải
chăng cũng phát khở từ sự nhập cuộc và hóa thân kì diệu ấy. Cái tôi trữ tình củ nhà thơ đã biểu đạt tâm
trạng điển hình của cái ta chung cho mọi người. Tiếng hát của con tàu trở thành điệp khúc tâm tình của
bao tâm hồn đang khao khát được dâng hiến cho Tổ quốc, góp phần xây thành điệp khíc tâm tình của
bao tâm hồn đang khát khao được dâng hiến cho Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước mạnh giàu .
Nhịp thơ linh hoạt tạo nên những cao trào của cảm xúc thơ, giữ cho tiếng hát vừa dồn dập vừa ngân nga
trầm bổng. Lắng nghe cảm xúc trong lòng mình, suy tư quan những trải nghiệm cuộc sống , lời thơ trở
thành lời tâm sự tha thiết, chân thành vừa bộc lộ giãi bày, vừa hàm súc triết lí khái quát hóa cuộc sống.
Đây là bài thể hiện khá các thủ pháp nghệ thuật sở trường của Chế Lan Viên, cũng là một trong những
bài thơ có ý nghĩa tuyên ngôn thơ sau cách mạng của Chế Lan Viên với những ý tưởng sâu xa. Trở về
với cuộc đời, sống giữa nhân dân không chỉ tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác mới mà thật sự là trở về
với chính mình với hồn thơ đích thực của người nghệ sĩ chân chính.
Bài thơ Tiếng hát con tàu có nhiều câu thơ , nhiều hình ảnh thơ thuộc vào loại hay nhất của đời thơ
Chế Lan Viên và của thơ ca cách mạng . Cách mạng và nhân dân đã thăng hoa cảm xúc thơ, phục sinh
tâm hồn thơ cho thi sĩ và chính nhà thơ đã tôn vinh vẻ đẹp của nhân dân và cách mạng, tôn vinh địa dị
của thơ ca cách mạng . Nói như thi sĩ Xuân Diệu “Văn chương cách mạng, văn chương với gian khổ hi
sinh, cũng lại là cái văn chương chí nghĩa chí tình , văn chương làm nên nhạc. Văn chương sợ nhiều
người dễ khô khan , cũng là cái văn chương thật là nhuần nhị”…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×