Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Sử Dụng Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trên Cây Mía, Dứa Tại Xã Thành Vân, Huyện Thạch Thành, Thành Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY MÍA, DỨA TẠI XÃ THÀNH
VÂN, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

BÙI THỊ MAI LÊ
MTB
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP

HÀ NỘI - 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY MÍA, DỨA TẠI XÃ THÀNH
VÂN, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiên
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

BÙI THỊ MAI LÊ
MTB
57
MÔI TRƯỜNG

ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP
H. THẠCH THÀNH, T. THẢNH HÓA

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường,
Khoa Môi trường, tới các thầy cô đã truyền đạt, chia sẻ cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua tại trường Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Tú Điệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho nhiều ý kiến trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn cảm ơn các anh chị
trong ban Địa chính – Nông nghiệp, các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Thành
Vân về sự hợp tác nhiệt tình đồng thời đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề
tài tại địa phương trong thời gian qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn
bạn bè và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về mặt thời gian và giới
hạn năng lực của bản thân mà đề tài của tôi không tránh khỏi được những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong có được những góp ý từ thầy cô giáo, bạn đọc
để khóa luận này được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày Tháng Năm 2016
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Mai Lê

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày

Tháng Năm 2016

Người cam đoan

Bùi Thị Mai Lê

ii


MỤC LỤC
Bảng 1.1: lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu.........................................................................11
Bảng 1.3 Những thiệt hại do sâu bệnh trên thế giới.............................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.....................................................................................................................................26
2.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................26
3.1.2. Điều kiện kinh tế................................................................................................................32
Xã Thành Vân có nền kinh tế tương đối phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
là 30 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 là 750 triệu đồng/năm tăng
94,7% với kế hoạch đề ra vào năm 2014.....................................................................................32
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển của xã hội sẽ gây áp lực trực tiếp đối

với việc quản lý và sử dụng đất đai. Mặt khác, sức ép đối với đất đai ngày càng gay gắt do sự gia
tăng dân số trong khi đất đai lại không tăng, khi đó đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu quả
khai thác và sử dụng hợp lý đất đai mà trước hết là chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh
tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp............................................................................................32

Bảng 3.1.Thống kê diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chính.......................34
Bảng 3.2. Thống kê loại con vật nuôi chính của xã.............................................................35
Bảng 3.4 Thống kê diện tích và năng suất dứa năm 2014-2015..........................................40
Bảng 3.5 Các loại thuốc BVTV thường dùng trong sản xuất mía, dứa................................42
Bảng 3.6 Cách sử dụng thuốc của các nông hộ được phỏng vấn.........................................44
Bảng 3.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV...........................................................................45
Bảng 3.8 Thời gian cách ly của các loại thuốc trước khi thu hoạch đối với cây mía, dứa...46
Hình 3.1: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ lao động tại địa phương.........................................48
Hình 3.2 Các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV của người dân năm 2015.........................49
Hình 3.3 Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng...........................................50
Bảng 3.10 Các loại phân bón thường sử dụng bón cho mía, dứa.........................................52
Bảng 3.11 Lượng phân hữu cơ sử dụng cho mía, dứa..........................................................55
Bảng 3.12 Lượng phân bón hóa học cho cây mía, dứa........................................................56

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu.........................................................................11
Bảng 1.3 Những thiệt hại do sâu bệnh trên thế giới.............................................................16
Bảng 3.1.Thống kê diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chính.......................34
Bảng 3.2. Thống kê loại con vật nuôi chính của xã.............................................................35
Bảng 3.4 Thống kê diện tích và năng suất dứa năm 2014-2015..........................................40
Bảng 3.5 Các loại thuốc BVTV thường dùng trong sản xuất mía, dứa................................42
Bảng 3.6 Cách sử dụng thuốc của các nông hộ được phỏng vấn.........................................44

Bảng 3.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV...........................................................................45
Bảng 3.8 Thời gian cách ly của các loại thuốc trước khi thu hoạch đối với cây mía, dứa...46
Bảng 3.10 Các loại phân bón thường sử dụng bón cho mía, dứa.........................................52
Bảng 3.11 Lượng phân hữu cơ sử dụng cho mía, dứa..........................................................55
Bảng 3.12 Lượng phân bón hóa học cho cây mía, dứa........................................................56

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ lao động tại địa phương.........................................48
Hình 3.2 Các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV của người dân năm 2015.........................49
Hình 3.3 Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng...........................................50

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

DAP

: Phân bón phức hợp Diammonium Phosphate

DDt

: Nhóm các chất hữu cơ cao phân tử có chứa clo dạng bột màu
trắng, mùi rất đặc trưng, không tan trong nước.


FAO

: Tổ chức lương thực & nông nghiệp của liên hợp quốc

FAOSTAR

: Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của tổ chức nông lương Thế Giới

HC

: Hữu cơ

IFA

: Hiệp hội công nghiệp phân bón quốc tế

IRRI

: Viện lúa quốc tế

IPM

: Các biện pháp phòng trừ tổng hợp

POP

: Nhóm hữu cơ khó phân hủy

UBND


: Ủy ban nhân dân

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã Thành Vân là xã miền núi phía đông bắc huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa. Là một xã miền núi được đánh giá là vùng đất có tính chất thổ
nhưỡng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm có giá trị
kinh tế cao đảm bảo nguồn thu nhập cho người nông dân ở đây. Hai loại cây
trồng hàng năm chính mà mà người dân trong xã canh tác đó là cây mía và
cây dứa.
Xã Thành Vân là một trong những vùng trồng cây mía nguyên liệu cho
nhà máy mía đường Việt-Đài, diện tích trồng năm 2015 là 589,5 ha (Thống kê
xã Thành Vân,2015) vẫn được đảm bảo cung cấp đủ mía nguyên liệu cho nhà
máy sản xuất. Vài năm trở lại đây dứa cũng là loại cây được người dân canh
tác rất nhiều với diện tích năm 2015 trên toàn xã có 154 ha (Thống kê xã
Thành Vân,2015). Trên những diện tích cây cao su mở rộng, do mới trồng cần
có thời gian phát triển do đó nông dân kết hợp trồng xen canh dứa vào diện
tích cây cao su đây là mô hình rất hiệu quả và mang lại rất nhiều lợi nhuận
giúp cải thiện đời sống một cách đáng kể do vậy diện tích trồng dứa của xã
ngày càng nhiều. Từ nguồn thu từ hai loại cây trồng trên đời sống nhân dân
được cải thiện đáng kể.
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần làm ổn định và tăng năng suất cây trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong phòng chống dịch bệnh
nâng cao năng suất và bảo vệ cây trồng, đảm bảo năng suất đáp ứng đủ nhu
cầu nguyên liệu cho các nhà máy và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã

hội. Vì vậy ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón đang ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi.

1


Việt Nam với thời tiết khí hậu gió mùa nóng ẩm quanh năm, nhiều loại
sâu bệnh hại hoành hành trên cây trồng, gây thiệt hại không nhỏ cho người
dân thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là không thể thiếu đối
với những cây ăn quả, cây nguyên liệu trên diện tích lớn. Tuy nhiên, bên cạnh
những tác dụng to lớn đối với sản xuất nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật cũng có những tác hại nhất định và gây hậu quả xấu đến môi trường
và sức khỏe của người nông dân những người trực tiếp phun thuốc.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành đề tài :“Đánh giá hiện
trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên trên cây mía, dứa tại
xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.”
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
 Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón trong quá trình trồng mía, dứa tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc quản lý và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón hợp lí vừa đảm bảo năng xuất mà còn bảo vệ môi
trường và sức khỏe của người dân trong xã Thành Vân, huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa.
 Yêu cầu nghiên cứu.
- Các nội dung nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu phải đảm bảo chính xác khoa
học và trung thực.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe

con người.

CHƯƠNG 1.

2


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón.
1.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón đến cây trồng.
 Khái niệm.
Theo Phó GS-TS Nguyễn Như Hà và Ths. Lê Thị Bích Đào (2009): Phân
bón là chất chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết với cây, được
sử dụng cho cây trồng với mục đích không ngừng tăng năng suất, chất lượng
nông sản và độ phì nhiêu đất.
 Phân loại phân bón.
Theo Ths. Cẩm Hà (2012 – phòng đào tạo VietCert của trung tâm giám
định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy) phân bón được phân loại như sau:
• Phân loại theo thành phần:
- Phân bón vô cơ: Gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học,
trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm
các loại: Phân khoáng đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn.
+ Phân khoáng đơn: Là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh
dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
+ Phân phức hợp: Là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hóa học, có
chứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
+ Phân khoáng trộn: Là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học từ
hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng
phản ứng hóa học.
- Phân hỗn hợp: Là loại phân bón trong thành phần có chứa từ hai yếu tố

dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡng
khác) trở lên, bao gồm các loại phân hữu cơ chế biến công nghiệp, phân hữu
cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.

3


- Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: Là loại phân bón được sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ, được chế biến theo quy trình công nghệ lên men công
nghiệp, có hàm lượng chất hữu cơ, kí hiệu là HC (tính bằng HC tổng số) và
các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
- Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ, được xử lí lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc được xử lý bằng
các tác nhân sinh học khác có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân bón dược sản xuất từ phân hữu cơ
chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc một số yếu tố
dinh dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một số yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa
lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích ở mật độ và hoạt tính
đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân vi sinh vật: Là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc
nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: Nhóm vi sinh vật cố định đạm,
phân giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả
năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác có mật độ và hoạt tính đạt quy
định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân bón tăng khả năng miễn dịch cây trồng: Là loại phân bón vô cơ
hoặc hữu cơ có tác dụng làm tăng sức miễn dịch của cây trồng đối với các loại
sâu, bệnh hại hoặc tăng sức đề kháng của cây trồng trong các điều kiện khó

khăn của thời tiết như nóng, lạnh, khô hạn, úng ngập hoặc ngập mặn…
 Phân loại theo chức năng.
- Phân bón lá: Là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp vào
thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dưỡng qua thân, lá.
- Phân bón rễ: Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ (Cầm Hà, 2012).
 Vai trò của phân bón.
Vai trò của phân bón thể hiện ở các điểm chủ yếu như sau:

4


- Đối với cây trồng:
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh
trưởng phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất
dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón chính là thức
ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy
trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh
hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.
Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi
trên toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông
sản tăng thêm. Ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng
35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn
hạt ngũ cốc. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông sản, cụ
thể là làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein, đường và vitamin cho sản
phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không
cân đối cũng có thể làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
- Đối với đất và môi trường:
Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất tốt hơn, cân đối hơn, đặc
biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữu hiệu. Ở những đất có

độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việc bón phân càng có
tác dụng rõ. Việc sử dụng các chất phế thải trong các hoạt động đời sống của
người và động vật, chất phế thải của công nghiệp để làm phân bón góp phần
hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy bón phân không hợp
lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm môi
trường, phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều các chất CH 4, CO2, NH3, NO3-, phân
vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với cây trồng và ô nhiễm
không khí, nguồn nước.
- Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt

5


Sử dụng phân bón có liên quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật
khác: Sử dụng giống mới cần kết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ. Ngược
lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân
bón. Chế độ nước không thích hợp hoặc kỹ thuật làm đất kém có thể làm
giảm 10-20% hiệu lực phân bón.
- Đối với thu nhập của người sản xuất
Do làm tăng năng suất và chất lượng nông sản nên sử dụng phân bón
hợp lý làm tăng thu nhập cho người trồng trọt.
1.1.2. Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường
 Ảnh hưởng tích cực của phân bón tới môi trường
Theo PGS-TS. Nguyễn Như Hà và Ths. Lê Bích Đào(2009): Trong trồng
trọt cần bón phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cây trồng cao, chất lượng
tốt, đồng thời để ổn định và bảo vệ được đất trồng. Để bón phân đúng người
trồng cần tuân thủ các nguyên tắc bón phân hay định luật sử dụng phân bón
mà bản chất là: Trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm
thu hoạch để khỏi làm kiệt quệ đất; khắc phục yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu
đất; khắc phục tất cả những mất cân đối của đất trong cung cấp dinh dưỡng

cho cây trồng. Bón phân, đặc biệt là phân khoáng trong trồng trọt còn tạo cho
cây trồng phát triển tốt, do đó che phủ đất tốt hơn nên hạn chế được quá trình
xói mòn, rửa trôi đất.
Bón phân hóa học với lượng hợp lý có tác dụng tăng cường hoạt động
của vi sinh vật có ích, do đó lại tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn
trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế. Bón phân lân
và phân kali có khả năng làm tăng hàm lượng các chất này cho đất và độ phì
đất. Hầu hết các loại phân lân thông thường chứa một lượng canxi cao nên
bón phân lân còn giữ cho đất bị chua hóa.
 Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón tới môi trường
Trong bản tin tổng quan về phân bón và môi trường của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2011) cụ thể như sau: Phân bón là thức ăn

6


của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Tuy nhiên,
không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá…
cây sẽ hấp thụ hết.
Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại
trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi
theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước
mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và
một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa
gây ô nhiễm không khí… Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên
diện rộng và lâu dài của phân bón là việc xảy ra hàng ngày hàng giờ của vùng
sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng phân bón không hợp lí, dù là phân hữu cơ hay vô cơ đều gây hại
tiềm tàng đến môi trường. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là việc sử
dụng chất dinh dưỡng không cân đối làm cho đất bị mất độ phì, giảm năng suất

cây trồng và môi trường bị suy thoái, đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn nước.
Phân bón ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là do con người gây ra:
Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách. Phân
bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây
trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Nguyên nhân chính
là do chưa nắm bắt được số lượng, chất lượng và cách bón phân đúng cách để
cây cối hấp thụ. Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính
với số lượng lớn... mà không cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp,
cây dễ nhiễm sâu bệnh, dễ bị đổ ngã, mía dễ đổ ngã...

7




Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón vô cơ đến môi trường

Phân vô cơ được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất bởi những ưu
việt như tiện dụng, đáp ứng chính xác nhu cầu của cây trong từng thời kỳ
nhưng loại phân này cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về làm gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và không khí.
- Với môi trường đất.
Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là
phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất.
Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất
như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh... Nếu như phân đạm làm tăng nồng
độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn,
độ cứng nguồn nước. Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề
mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai,
là hợp chất độc hại cho người và động vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí

trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các
nhà máy sản xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để.
Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất: Làm mất cấu trúc của đất, làm
đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thông khí trong đất.
Ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất: Phân vô cơ có khả năng làm mặn
hóa do tích lũy các muối như CaCO 3, NaCl, … Cũng có thể làm chua hóa do
bón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, NH 4Cl, (NH2)2SO4,… do sự có mặt
của các anion Cl-, SO4- hoặc do trong phân có dư lượng axit tự do lớn. Đối với
những vùng đất có phản ứng chua nếu bón phân chua sinh lý sẽ làm tăng độ
chua của đất, pH của đất giảm, các ion kim loại hoà tan sẽ tăng lên gây ô
nhiễm đất và độc hại với cây trồng. Đất bị kiềm hóa do bón quá nhiều phân
sinh lý kiềm như Na(CO3)2, NaNO3… Phân vô cơ làm cho đất bị phèn hóa,
đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động khi bón phân chưa gốc sunfat.
Bón nhiều phân hóa học có thể làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất.

8


Thực vật sinh trưởng trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ tích lũy kim loại
nặng trong cơ thể và theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể động vật và người.
Ảnh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vô cơ sẽ gây hại đến hệ
vi sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như pH, độ thoáng khí, hàm
lượng kim loại nặng trong đất. Phân bón là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của một số vi sinh vật có khả năng cố định chất dinh dưỡng.
- Với môi trường nước.
Một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vào nước làm nước bị ô nhiễm
gây ô nhiễm môi trường nước. Anion NO3- trong phân bón có tính linh động
cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc xuống các thủy vực, ô nhiễm
các mạch nước ngầm, thủy vực. Hàm lượng N, P, K thường cao trong phân
bón vô cơ nên khi bị rửa trôi vào môi trường nước hoặc thấm qua các tầng đất

tới các mạch nước ngầm làm làm lưu vực đó bị phì dưỡng, nước ngầm thì bị ô
nhiễm và chứa các kim loại nặng. Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh
hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước, khi tảo
và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các
chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón vô cơ có thể
chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim
loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định bị rửa
trôi tồn tại trong môi trường nước.
- Với sức khỏe con người.
Việc sử dụng phân bón không đúng cách không những gây ô nhiễm
môi trường mà còn gây hại đến sức khỏe của con người.
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón
đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và photpho theo nước xả xuống các
thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Đạm dư
thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO 3-) hoặc Nitrit (NO 2-) là những dạng

9


gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật
trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt
gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước
hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm
lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và
thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối
nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt
là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên
gần đây, mức NO 3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là
do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO 3- xuống nước ngầm.

Hàm lượng NO 3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với
cộng đồng. Y học đã xác định NO 2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả
năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
• Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến môi trường.
Phân hữu cơ chưa qua xử lý gây ô nhiễm đất nghiêm trọng do trong
phân có chưa một số lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn
E.Coli gây bệnh đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, ký sinh trùng
giun, sán… các kim loại nặng còn được lưu giữ trong đất nếu đất dược bón
phân hữu cơ có nguồn gốc từ các bùn thải hố xí, bùn cống…
Phân hữu cơ sau khi làm ô nhiễm cho môi trường đất thì dễ dàng làm
thay đổi tính chất của các hệ mạch nước ngầm, đặc biệt cung cấp cho hệ
mạch nước ngầm và hệ thống nước bề mặt những ấu trùng gây bệnh, hệ vi
sinh vật gây nhiễm khuẩn cho người và động vật sử dụng nước ô nhiễm.
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong phân hữu cơ tạo ra các khí
nhà kính. Các quá trình phân hủy háo khí tạo ra CO 2, phân hủy kỵ khí tạo
ra các khí như CH 4, H2S, NOX, SO2… đều là những khí nhà kính mạnh.
Quá trình phản ứng nitrat hóa biến NO 3- trong đất thành NO x, N2…
hoặc khi bón phân vào ngày nắng thì NH 4- biến thành NH 3 bay vào khí

10


quyển gây mùi hôi thối trong không khí và góp phần giữ nhiệt trên bề mặt
trái đất, tham gia vào sự làm nóng lên trên toàn cầu một cách tích cực.
1.1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón.
1.1.3.1. Trên thế giới.
 Nhu cầu và tiêu thụ phân bón của thế giới.
Theo Lê Quốc Phong – Phó chủ tịch hiệp hội phân bón Việt Nam:
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như
sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng

cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản
xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo
FAO (2008), nhu cầu phân bón trong các năm 2008-2009 sẽ tăng 1,9% trong
đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng thực tế thì trong
giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm mạnh, cùng với
khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu
vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm
2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu
tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012.
Bảng 1.1: lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu.
Đơn vị: triệu tấn
Năm
2007/2008
2008/2009
2009/2010
2010/2011
2011/2012

N
100,8
98,3
102,2
104,3
107,5

P2O5
38,5
33,8
37,6
40,6

41,1

K2O
Tổng
29,1
168,4
23,1
155,3
23,6
163,5
27,6
172,6
28,2
176,6
(Nguồn: IFA, 11/2012)

Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước tiêu
thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin… 46 nhóm 10 nước này
chiếm trên 74% sản lượng tiệu thụ toàn cầu.

11


Bảng 1.2: Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu
năm 2010/2011
Đơn vị: triệu tấn
Nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Mỹ

Indonesia
Pakistan
Braxin
Pháp
Canada
Đức
Nga
Tổng cộng

N
34,10
16,15
11,93
3,35
2,93
2,70
2,12
1,94
1,70
1,38
78,30

P2O5
11,70
8,00
3,99
3,30
0,80
0,74
0,65

0,54
0,54
0,50
30,76

K2 O
5,30
4,26
3,80
3,80
1,05
1,00
0,48
0,38
0,35
0,32
20,73

Tổng
51,10
27,95
20,18
9,80
4,90
3,76
3,05
2,91
2,33
2,26
128,24

(Nguồn IFA, 2011)

Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng urê chiếm
nhiều nhất, có đến 150 triệu tấn urê được tiêu thụ trong năm 2010 và lượng
này tăng lên 155 triệu năm 2011 (Magnus Berge, 2012), trong số đó Trung
Quốc chiếm trên 54 triệu tấn, kế đến Ấn độ trên 21 triệu tấn, các nước Nga,
Indonesia, Mỹ mỗi nước trên 6 triệu tấn, còn lại của các nước khác (IFA,
2012). Đối với phân bón NPK, SSP và CAN cũng được người nông dân ngày
quan tâm và tiêu thụ ngày càng tăng, trong số đó Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin,
Nga, Mỹ là những quốc gia có lượng phân NPK sử dụng nhiều nhất. Trong
đó, sản lượng tiêu thụ các chủng loại phân bón tại Ấn Độ gia tăng gần như
liên tục từ năm 2005 đến 2011 và các sản phẩm NPK tăng trưởng.
 Tình hình sản xuất phân bón thế giới.
Theo Maria Blanco (2011), sản xuất phân bón của thế giới từ năm 2002
đến 2007 tăng trung bình 3,7%/năm, nhưng do năm 2008-2009 tăng trưởng
âm nên kéo cả giai đoạn 2002-2009 sản xuất phân bón thế giới chỉ tăng trung
bình 1,7%/năm. Trong giai đoạn này, trong 3 yếu tố dinh dưỡng chính là đạm

12


chiếm 58%, lân 24% và kali 18%. Cuối năm 2009, thị trường phân bón đã hồi
phục nhưng mới chỉ có đạm tăng trưởng nhẹ, lân và kali giảm. Sự sụt giảm
chủ yếu ở châu Âu, Mỹ và Nga trong khi Ấn Độ và Trung Quốc tăng (FAO,
2010). Năm 2009, châu Á chiếm tỷ trọng lớn về phân đạm và lân, trong khi
đo Bắc Mỹ và châu Âu chiếm tỷ trọng lớn về kali, tuy nhiên châu Âu đang có
xu hướng giảm, châu Á đang đầu tư nên sẽ tăng trong thời gian tới. Trong các
nước sản xuất phân bón chủ lực, Trung Quốc dẫn đầu chiếm 33% tổng sản
lượng của thế giới, kế đến là Mỹ 10%, Ấn Độ 9% và Nga 9% (Hình 2.1).
Theo IFA (2012) thì sản xuất phân bón của thế giới đang hồi phục. Năm 2010

các nhà máy trên toàn thế giới chỉ sản xuất 85% công suất cũng đã đủ đáp ứng
nhu cầu phân bón toàn cầu và tỉ lê này là chỉ còn 82% (227 triệu tấn dinh
dưỡng) trong năm 2011 (IFA, 11/2012). Các nước đóng góp nhiều vào tổng
cung phân bón vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Canada, Nga và Tây Á (IFA, 2012).

Nguồn: FAOSTAT
Hình 1.1. Tỷ lệ đóng góp của các nước sản xuất phân bón trên thế giới
năm 2010/2011
(Nguồn: Lê Quốc Phong, Sản xuất và tiêu thụ phân bón Thế Giới)
1.1.3.2. Ở Việt Nam

13


Theo báo cáo Phân tích ngành phân bón – công ty cổ phần chứng
khoán Phương Nam: Tình hình sản xuất và nhu cầu của Việt Nam hiện nay
như sau:
 Nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam
Nông nghiệp là một những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, với 70% dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy nhu cầu phân
bón cho nông nghiệp rất lớn. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào
khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP
khoảng 900,000 tấn, SA 850,000 tấn, Kali 950,000 tấn, phân Lân trên 1.8
triệu tấn, phân NPK khoảng 3.8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400
– 500,000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.
 Tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam
Theo Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc công ty cổ phần vật tư nông
sản Apromaco cho biết: Ngành phân bón hiện nay có khá nhiều bất cập, cả
nước có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ và hàng nghìn doanh
nghiệp kinh doanh phân hữu cơ, vi sinh, trong đó có không ít công ty làm ăn

chộp giật bằng công nghệ “máy trộn bê tông” đã biến ngành phân bón nước ta
vài năm trở lại đây hỗn loạn, mất kiểm soát.
- Phân Urea: Hiện tại năng lực trong nước trong năm 2014 hiện tại là
2.660 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ 800,000 tấn, Đạm Cà Mau
800,000 tấn, Đạm Hà Bắc 500,000 tấn, Đạm Ninh Bình 560,000 tấn. Như
vậy, về phân Urea đến nay sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho
nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng để xuất khẩu.
- Phân DAP: Hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ
330,000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất
330,000 tấn/năm, sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn
DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

14


- Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1.2 triệu
tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800,000 tấn/năm, Lào Cai
200,000 tấn/năm và Long Thành 200,000 tấn/năm. Sản xuất Lân nung chảy
hiện tại vào khoảng 600,000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy
Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500,000 tấn/năm của 3 nhà
máy mới (Lào Cai, Thanh Hóa,…) Như vậy sản xuất phân Lân trong nước
cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.
- Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng
hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác
nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình
thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản
xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn
tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là
sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến
công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất

nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.
- Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ
quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.
- Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu
cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
- Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng
400,000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do
tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu
được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.
1.2. Tổng quan về tình hình sử dụng thuốc BVTV
1.2.1. Khái quát chung về thuốc BVTV
1.2.1.1. Thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra dối với sản xuất nông nghiệp
 Trên thế giới

15


Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 67000 loài sâu bệnh và cỏ dại
khác nhau đang phá hoại mùa màng. Trong đó có khoảng 9000 loài sâu bọ,
5000 loài dịch bệnh thực vật và 8000 loài cỏ dại. Nói chung 5% trong số đó
có thể gây ra các dịch bệnh lớn.
Theo ước tính của nhiều chuyên gia trên thế giới, mỗi năm sâu bệnh hại
gây ra mất mát khoảng 200 triệu tấn lương thực, có thể nuôi sống khoảng 1 tỷ
người. Sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của những trận
dịch sâu bệnh lớn như các trận dịch châu chấu ở châu Phi, rệp sáp hại nho ở
Pháp, bệnh mốc sương hại khoai tây ở châu Âu. Dịch rầy nâu trên khắp cánh
đồng lúa ở châu Á trong vòng 10 năm gần đây (1966 – 1975) đã gây thiệt hại
lớn ở khu vực này đặc biệt là ở Philippine, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan. Ở Úc
chỉ tính riêng 2 loại sâu cánh phấn trên bông đã làm thiệt hại mỗi năm khoảng
4 triệu đo la Úc.

Nhìn chung thiệt hại mùa màng ở trên thế giới do sâu bệnh là rất lớn.
Wortman và Cumming (1978) đã thống kê thiệt hại sản lượng mùa màng do
sâu bệnh và cỏ dại trong bảng sau:
Bảng 1.3 Những thiệt hại do sâu bệnh trên thế giới
Vùng

Thiệt hại

Tỷ lệ thiệt hại (%) so với

Châu Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Phi
Châu Á
Cả thế giới (có cả châu

(triệu USD)
9276
35843
10843
85715
137493

tổng sản lượng mùa màng
33,0%
25,0%
41,6%
43,3%
33,8%


Mỹ)
Nguồn: Nguyễn Đức Khiêm (2006)
 Ở Việt Nam
Theo Nguyễn Đức Kiêm (2006), đã sơ bộ nêu nên các đợt dịch hại thực
vật xảy ra trong 50 năm gần đây như sau:

16


- Thời kỳ 1961 – 1870, dịch bệnh virus lá vàng lụi do bọ rùa xanh đuôi
đen (Nephotettix spp) là môi giới truyền bệnh đã xảy ra tại khắp các tỉnh miền
Bắc (Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Hưng Yên…)
- Thời kỳ 1971 – 1975, dịch sâu năn (Pachiydiplosis oryzae) xảy ra ở
khắp các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng…)
- Những năm 1977 – 1979, rầy nâu (Nilaparvata lugens) và rầy lưng
trắng (Sogata furcifera) phát sinh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, Hậu Giang, Đồng Tháp…) với mật độ
vạn con/m2 trên diện tích 200.000 ha.
- Những năm 1979 – 1981, sâu năn (Pachiydiplosis oryzae) gây hại đến
11000 ha ở các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Phú Khánh) với tỷ lệ dịch hại 30 – 50%.
- Những năm 1986 – 1987, bọ xít đen (Scotinophara lurida) gây hại
hàng ngàn ha lúa vụ xuân và vụ mùa ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh. Chỉ tính trong vụ xuân 1986 nông dân các tỉnh này bắt bằng dụng cụ thô
sơ được 200 tấn bọ xít.
- Năm 2000, dịch sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cnaphalocrocis medianalis)
xảy ra trên phạm vi cả nước, và năm 2001 phát sinh gây hại 885.000 ha ở các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc, cả vụ đông xuân và vụ mùa,
mật độ hàng trăm con/m2.
- Năm 2001 hơn 120.000 ha ngô và mía ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa –

Vũng Tàu, Tây Ninh bị cào cào phát sinh thành dịch gây hại nghiêm trọng.
Trên các cây trồng khác cũng xảy ra các dịch sâu khiến con người luôn phải
phòng chống.
1.2.1.2. Khái niệm thuốc BVTV
- Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007), thuốc BVTV là những chế
phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm
khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Gồm: Các chế
phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; các chế phẩm
điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác

17


×