Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vi sinh vật trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.18 KB, 27 trang )

Âu Thế Luận_cns k8
ĐỀ CƯƠNG VI SINH VẬT HỌC NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Khái niệm về phân vi sinh, có mấy loại phân vi sinh, cho
ví dụ? Phân bón vi sinh khác gì với phân hóa học?
⦁ Khái niệm
- Phân bón vi sinh vật có chứa các vi sinh vật ở dạng tế bào sinh
dưỡng hoặc tế bào tiềm năng có khả năng cố định nitơ hoăc phân giải
hợp chất photpho khó tan.
- Theo TCVN-1996: Là sản phẩm chứa các VSV sống, đã được
tuyển chọn, có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua
các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng (N, P, K,
S, Fe…) mà cây trồng có thể sử dụng được, hay các hoạt chất sinh
học, góp phần nâng cao năng suất và (hoặc) chất lượng nông sản.
Đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, ĐV, TV, MT sinh
thái và chất lượng nông sản.
⦁ Các loại phân vi sinh vật chủ yếu:
* Căn cứ theo tính năng của các loại vi sinh vật ta có 4 loại:
- Phân VSV cố định nitơ
- Phân VSV phân giải hợp chất phospho khó tan
- Phân VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng TV
- Phân VSV chức năng
* Căn cứ theo Công Nghệ sản xuất ta có 2 loại:
- Phân VSV trên nền chất mang khử trùng
- Phân VSV trên nền chất mang không khử trùng
* Căn cứ theo trạng thái vật lý của phân bón:
- Phân VSV dạng bột, phân VSV dạng lỏn, phân VSV dạng viên
Ví dụ: Phân VSV cố định đạm, phân VSV phân giải lân, phân VSV
phân giải kali, phân VSV phân giải chất hữu cơ…v.v
⦁ Phân vi sinh vật khác phân hoá học
Âu Thế Luận_cns k8
Phân vi sinh vật Phân hoá học


Đây là vi sinh vật sống Đây là các chất hoá học
Cung cấp chất dinh dưỡng hữu
cơ từ từ và kéo dài
Cung cấp chất dinh dưỡng hoá
học với khối lượng lớn một lúc
Tác dụng chậm Tác dụng nhanh
Cải tạo đất Làm chai đất
Không gây ô nhiễm môi trường Gây ô nhiễm môi trường nước do
lượng NO3- tồn dư trong đất
Sản xuất ra các sản phẩm nông
nghiệp an toàn và hữu cơ
Gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng nông sản do lượng NO3-
tồn dư
Bảo quản k quá 6 tháng. Không
được đóng gói, để kh2 có thể lọt
vào được
Bảo quản được lâu đóng gói kín
Phân vi sinh được ví như thuốc
bắc
Phân hoá học được ví như thuôc
tây
Bón quá phân vi sinh k sợ cây bị
lốp và đất sẽ cải tạo tốt hơn
Bón quá phân hoá học cây sẽ bị
lốp và có thể chết.
Câu 2: Khái niệm về phân VSV cố định nitơ?yêu cầu cần có của
phân vi sinh vật cố định nitơ? Các nhóm VSV có khả năng cố
định nitơ và đặc điểm của chúng ?
* Khái niệm về phân VSV cố định nito: Là sản phẩm chứa 1 hay

nhiều chủng vi sinh vật còn sống đã đc tuyển chọn với 1 một mật độ
đạt tiêu chuẩn hiện hành có khả năng cố định Nitơ ,cung cấp các hợp
chất chứa Nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâg cao năg suất
cây trồng và chất lượng nôg sản. Phân bón này không đc gây ảnh
hưởng xấu đến người, đv, thực vật và hệ sinh thái.
* Yêu cầu của phân vi sinh vật cố định nito
- Có lực khử mạnh với thế năng khử cao như NAD, NADP,
Âu Thế Luận_cns k8
- Có năng lượng ATP đủ và có sự tham gia của nguyên tố vi lượng.
- Có sự tham gia của enzyme nitrogenase.
- Tiến hành trong điều kiện yếm khí.
* Các vi sinh vật có khả năng cố định nito
a) Nhóm VSV sống tự do
- Vi khuẩn Azotobacter: hiếu khí, thích hợp ở pH 7,2 – 8,2, nhiệt độ
28 – 300C, khả năng CĐNT cao, sinh tổng hợp hoạt chất KTST thực
vật, vitamin, chất kháng sinh…
VD: A. chrococcum, A. acidum…
- Vi khuẩn Clostridium: kỵ khí, sống tự do trong đất và nước, pH
4,5– 9,0, nhiệt độ 25 – 300C có khả năng CĐNT cao.
VD: C. butyrium, C. gracis…
b) Nhóm VSV sống hội sinh
- Vi khuẩn Azospirillum: sống hội sinh trong rễ cây hòa thảo, cây bộ
đậu, bông và rau, có khả năng CĐNT, tổng hợp một số loại hoạt chất
KTST thực vật….
VD: Azospirillum lipoferum, Azospirillum brasilense…
C) Nhóm VSV sống cộng sinh
- Vi khuẩn Rhizobium – VK nốt sần: trực khuẩn G-, sống trong đất,
xâm nhập vào lông hút rễ cây bộ đậu và kích thích tạo thành nốt
sần, thích hợp ở pH 6,5 – 7,0, nhiệt độ 28 – 300C.
VD: Rhizobium, Frankia…

Âu Thế Luận_cns k8
Câu 3: Hãy nêu các bước chính trong quy trình SX phân VSV cố
định ni tơ?
* Quy trình sản xuất chung
B1 – Phân lập, tuyển chọn
chủng VSV

B2- Nhân sinh khối

B3- Xử lý sinh khối và tạo chế phẩm
Bước 1: Phân lập, tuyển chọn VSV
* Thu thập nốt sần:
- Lấy toàn bộ rễ, rửa sạch, cắt các nốt sần ra khỏi bộ rễ, chọn các nốt
sần hữu hiệu (có màu hồng) nằm trên rễ cái, nốt sần rơi ra cũng lấy
lại để tận dụng.
- Tách các nốt sần, dùng giấy thấm thấm khô sau khi đã rửa sạch và
bảo quản trong tủ lạnh.
* Phân lập VK nốt sần
- Khử trùng nốt sần bằng cách ngâm ở cồn 90 từ 5→ 10s rồi chuyển
vào dung dịch canxi hypoclorit 5% từ 2→3p và rửa sạch lại bằng cất
vô trùng.
- Nghiền nốt sần trong ống nghiệm chứa nước cất vô trùng và pha
loãng.
- Cấy dịch pha loãng nốt sần trên MT phân lập YMA chứa Công gô
đỏ. Nuôi trong tủ ấm từ 28→30 độ. Các khuẩn lạc của VK nốt sần
mọc từ 3→7 ngày.
→ Kết quả: Sau 3-7 ngày, khuẩn lạc VKNS nhày, không bắt màu đỏ
của Công gô và thuộc nhóm VK Gram (-).
* Thử nghiệm xác định VKNS
Âu Thế Luận_cns k8

- Đánh giá lại khả năng hình thành nốt sần trên cây chủ bằng cách
trồng cây chủ trong điều kiện vô trùng . Sau đó nhiễm vào trong đất
xem nó có xâm nhập vào lông hút hình thành nốt sần không, nếu
không hình thành nốt sần → không thành công.
- Đánh giá hoạt tính cố định Nitơ dựa vào phương pháp phân tích
lượng Nitơ tổng số tích lũy trong sinh khối cây trông có vi khuẩn cố
định Nitơ so với cây trồng cùng loại không có vi khuẩn cố định nitơ.
Bước 2: Nhân sinh khối
* Chuẩn bị môi trường nhân sinh khối
- Cung cấp đủ dinh dưỡng (C, N, nguyên tố vi lượng, vitamin)
- Các thành phần rẻ và sẵn có.
* Nhân sinh khối
- Nhân sinh khối từ chủng giống ta tuyển chọn đc
- Môi trg : phải đầy đủ các nguồn : N,C,chất khoáng , các nguyên tố
vi lượng, vitamin
- Thường sử dụng là phương pháp lên men chìm trong môi trường
dịch thể .
- Điều kiện lên men : nhiệt độ 28→30, PH 6→7, time 48h.
- Ngưng lên men thu sinh khối : sau 48h li tâm thu sinh khối tế bào
Bước 3: Xử lý sinh khối và tạo chế phẩm
- Tỷ lệ phối trộn: 1 V sinh khối : 1 V chất mang
- Phân loại: Chất mang vô trùng và không vô trùng
- Yêu cầu của chất mang:
+ Khả năng hút nước cao
+ Không chứa các chất độc hại đối với VSV, đất và cây trồng
+ Kích thước hạt nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 mm
VD: đất, bã mía, vỏ trấu, mùn cưa, lõi ngô, vỏ cà phê nghiền…
→ Kiểm tra/Đánh giá chất lượng phân bón vi sinh vật:
- Mật độ VSV có ích
- Hoạt tính sinh học của các VSV sử dụng.

- Thời gian tồn tại của VSV chứa trong phân bón.
- Tỷ lệ VSV tạp so với vi sinh vật sử dụng làm phân bón.
- Tính chất vật lý, hóa học, thành phần chất dinh dưỡng…
Âu Thế Luận_cns k8
Câu 4: Khái niệm về phân hữu cơ SH? Các phương pháp sản
xuất phân hữu cơ sinh học?
⦁ Khái niệm
- Sản phẩm phân bón tạo thành qua quá trình phân huỷ của VSV.
- Các hợp chất hữu cơ phức tạp, có nguồn gốc khác nhau dưới tác
động của VSV hoặc các hoạt chất sinh học của chúng sẽ được
chuyển
hoá thành mùn.
- Có 2 nhóm vi sinh vật tham gia chuyển hoa thành mùn:
+Các vi sinh vật lên men( hh kị khí or hiếu khí) phân giải các hchất
tinh bột,pro,xenlulo
+Các vi sinh vật tinh đất phân hủy, chuyển hóa các hchất bền
vững,khó phân hủy: lignin,kitin,pectin…
⦁ Phương pháp sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải
* Cơ sở: dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ của các VSV để thu
các sản phẩm có lợi (phân hữu cơ hoặc khí CH4)
* Phương pháp: ủ hiếu khí và ủ yếm khí.
Ưu điểm :
- Rác thải đc tái chế thành phân hữu cơ
- Thay thế 1 phần cho viêc sử dụng các phân hóa học
- Giảm đc lượng rác thải cần chôn lấp
- Sử dụng dễ dàng, an toàn
Âu Thế Luận_cns k8
a) Phương pháp ủ thành đống, có đảo trộn
- Rác chất đống cao 1,5 - 2,5m, đảo trộn 2 lần/tuần trong 4 tuần,
nhiệt độ 55oC, độ ẩm 50-60%. Giữ nguyên 3 - 4 tuần (không đảo) để

các VSV sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành mùn.
- Đơn giản nhưng dễ gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước và không
khí.
b) PP ủ rác thành đống không đảo trộn, có thổi khí cưỡng bức
- Rác chất đống cao 2 - 2,5 m, phía dưới lắp đặt hệ thống phân phối
khí
giúp việc phân giải nhanh hơn.
- ít ô nhiễm hơn và có nhiệt độ ổn định.
c) Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa
- Dựa trên cơ sở của các phương pháp trên, dễ kiểm soát và ít ô
nhiễm hơn.
- Có thể kiểm soát chặt chẽ lượng khí và nước thải sinh ra
- Có thể bổ sung các VSV đã tuyển chọn để thúc đẩy quá trình lên
men
nhanh hơn
d) Phương pháp lên men trong lò quay: Rác sau khi thu gom được
phân loại, đập nhỏ rồi đưa vào lò quay nghiền với độ ẩm 50%, không
phải thổi khí. Rác được lên men trong vòng từ 20 - 30 ngày.
Câu 5: Khái niệm về phân VSV phân giải lân? Cơ chế và quy
trình SX phân lân SH?
* Khái niệm: Là chế phẩm có chứa 1 hay nhiều chủng vi sinh vật còn
sống đạt tiêu chuẩn có khả năng chuyển hóa photphat khó tan thành
dạng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất
Âu Thế Luận_cns k8
chất lượng nông sản, phân vi sinh vật không gây hại tới sức khỏe con
người, động vật, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
* Cơ chế của quá trình sản xuất phân Lân SH:
- Quá trình khoáng hoá hữu cơ:
Nucleoprotein→ axit nucleic → H3PO4
Leucitin → glixeronphotphat → H3PO4

- Chuyển hoá phospho do tiết ra axit:


(PO4)2 + 2

CO3 → 

(H2PO4)2 + 2Ca(HCO3)2


(PO4)2 + 4HNO3 →

Ca(H2PO4)2

+

2Ca(NO3)2


(PO4)2 + H2SO4 → Ca(H2PO4)2

+ CaSO4
Khó tan Dễ tan
* Quy trình sản xuất phân Lân sinh học
a) Phân lập và tuyển chọn chủng VSV phân giải lân
- Nguồn phân lập: Lấy đất ở vùng xung quanh rễ cây hoặc trên đất
giàu chất hữu cơ.
- Môi tr phân lập: môi trg phải có hợp chất Lân khó tan ( Ca3PO4,
Lơxitin)
→ Sau 5-7 ngày nuôi cấy sẽ xuất hiện khuẩn lạc trên môi trg thạch.

Các vi sinh vật phân giải Lân tạo thành vòng phân giải là vòng tròn
trong suốt bao quanh khuẩn lạc
- Căn cứ vào đường kính của vòng phân giải có thể đánh giá định
tính chủng vi sinh vật phân giải của vòng phân lập.
- Sau khi đánh giá khả năng phân giải Lân các chủng có hiệu quả
phân giải cao tiếp tục đc đánh giá ảnh hưởng đến đối tượng cây trồng
b) Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo chế phẩm
- Đối với Vi khuẩn: thuờng sử dụng pp lên men chìm thu sinh khối
tế bào.
- Đối với xạ khuẩn, vi nấm : thường sử dụng lên men trên môi trg
bán rắn
- Các sản phẩm phân Lân vi sinh có thể sử dụng như 1 loại phân bón
vi sinh vật hoặc bổ sung vào phân hữu cơ dưới dạng chế phẩm vi
sinh vật làm giàu phân ủ.
c) Yêu cầu chất lượng của chế phẩm :
Âu Thế Luận_cns k8
- Có chứa 1 hay nhiều vi sinh vật có hoạt tính phân giải Lân cao
- Có ảnh hưởng tốt đến cây trồng.
- Có mật độ 10^8 - 10^9 TB/g (đv chất mang khử trùng) và 10^5 –
10^ 6 TB/g (không khử trùng).
Câu 6: Chế phẩm Azotobacter và nêu quy trình SX chế phẩm
azotobacter?
* Khái niệm: Đc sản xuất từ vi khuẩn AZOTOBACTER sống tự do
ở trong đất và trong vùng dễ các loại cây ngũ cốc, có khả năng cố
định Nitơ cao. Ngoài ra còn sử dụng AZOSPIRILLUM có thể kết
hợp 2 loại vi khuẩn để tạo chế phẩm AZOTOBACTERIN.
* Quy trình sản xuất chế phẩm azotobacter
Bước 1: Phân lập và tuyể chọn chủng giống
- Vi khuẩn Azotobacter sống tự do trg đất, vùng dễ cây ngũ cốc.
- Phối hợp vs 1 số chủng thuộc chi Azospirllum làm tăng hiệu quả

Bước 2: Nhân sinh khối bằng 2 cách:
C1 : nuôi lắc trong mt dịch thể từ 25 – 27 độ trong 48h sau đố tiến
hành li tâm thu sinh khối.
C2 : Nuôi trong mt thạch, giữ trong tủ ấm từ 3 -5 ngày rồi thu sinh
khối.
- Điều kiện: nhiệt độ, pH, oxi, thời gian,…
Bước 3: Xử lý sinh khối và tạo chế phẩm :
- Li tâm thu sinh khối.
- Trộn sinh khối với chất mang đã qua xử lý và khử trùng, mỗi bình
chứa chất mang nhỏ vài giọt sinh khối ở dạng huyền phù, lắc đều và
nuôi tiếp trong tủ ấm 50 triệu tb/1g.
Câu 7: Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt theo phương pháp
lên men chìm? Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành tinh
thể độc trong quá trình lên men?
Âu Thế Luận_cns k8
a) Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt
Môi trường
Chủng giống
Nhân giống: (1) giống cấp 1,2 . (2) chuẩn bị môi trường
(3) kiểm tra môi trường
Môi trường lên men: (1). lượng và tuổi giống.
(2). thông số kĩ thuật ( t
o
, pH, O
2
, chống bọt )
Thu sản phẩm bằng các phương pháp: lọc, li tâm, kết tủa

Chất phụ gia Sấy + Chất phụ gia
Đóng chai Đóng gói

* Phương pháp lên mem chìm:
- Chuẩn bị môi trường lên men: hoà trộn các thành phần môi trường
trong nước, thanh trùng, làm nguội và bơm vào các thiết bị lên men.
- Quá trình lên men:
+ Nhiệt độ: 28 – 34
o
C.
+ pH: pH

= 6,8 – 7,2, pH
QT
= 5,5 – 5,6 hoặc giữ không đổi bằng
cách sử dụng NaOH, NH
4
OH hoặc H
2
SO
4
.
+ Bổ sung dầu phá bọt polypropylen, glycol, silicon hoặc dầu thực
vật tinh chế nếu môi trường giàu protein.
+ Điều khiển lượng oxy hoà tan thích hợp.
+ Dừng lên men khi đạt tỷ lệ tách bào tử tự do lớn nhất: 36– 96 giờ.
- Thu hồi sản phẩm và tạo chế phẩm kỹ thuật: sau khoảng 52-54 giờ
là có thể thu hoạch được dịch thể chứa các tinh thể protein độc tố đối
với sâu hại.
+ Điều chỉnh pH dịch lên men về 4,1 bằng H
2
SO
4

5M
+ Ly tâm liên tục dịch lên men ở ≥ 8000g và < 35ºC, vẫn khuấy trộn
liên tục trong thùng lên men
Âu Thế Luận_cns k8
+ Lấy mẫu
+ Bổ sung từ từ chất phân tán với tỷ lệ 2% và 1% gum 11rabic hoặc
5% lactoza trong khi vẫn đảo trộn trong 5 phút để đảm bảo không
vón cục.
+ Sấy phun đến hàm lượng nước 6-7%
+ Sàng qua lỗ < 50µm, nghiền các cục kích thước lớn ở < 35ºC
+ Thử hoạt tính của sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Hiệu lực diệt sâu: độ ẩm, pH, độ thấm ướt, độ phân tán, độ tạo
huyền phù, độ nhớt…
+ Hiệu lực sinh học: số lượng tế bào và bào tử tự do đếm trên kính
hiển vi quang học và đếm số khuẩn lạc trên môi trường thạch
+ Hiệu lực diệt sâu: Liều lượng gây chết ấu trùng côn trùng: LC
50

LC
95
. Xác định bằng phương pháp điện di trên gel polyacrylamid.
b) Các yếu tố a/hưởng đến sự hình thành tinh thể độc
- Sự thoáng khí: Độ thoáng khí thích hợp từ 0,5-0,6 m3 MT/m3
không khí. Nếu chế độ thoáng khí kém hơn bào tử phát triển
nhanh tgian lên men ngắn,tinh thể độc có kích thước nhỏhiệu
quả diệt sâu không cao.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ thích hợp nhất là 29-30độ. Nhiệt độ cao hoặc
thấp hơn sẽ hạn chế sự hình thành TTĐ cũg như bào tử.
-Chế độ luân chuyển giống: Nếu sử dụng giống liên tục sẽ xảy ra

hiện tượng nhiễm thực khuẩn thể. Thường lên men khoảng 10 – 15
lần thì nên thay giống mới để khắc phục hiện tượng phân đốt, hiện
tượng tạo ra ít bào tử và ít tinh thể độc tố.
Câu 8: Nêu các loại độc tố của vi khuẩn Bt? Cơ sở khoa học của
thuốc trừ sâu Bt?Ưu điểm và hạn chế của thuốc trừ sâu Bt ?
Vi khuẩn Bt có khả năng sinh ra 4 loại độc tố : 3 ngoại độc tố và 1
nội độc tố.
- Ngoại độc tố α (α – exotonxin): phospholopaza C
- Ngoại độc tố β (β – exotonxin): độc tố bền nhiệt
- Ngoại độc tố γ (γ – exotonxin): độc tố tan trg nước.
- Nội độc tố δ (δ – edotoxin): tinh thể độc Cry
Âu Thế Luận_cns k8
* Cơ sở khoa học của thuốc trừ sâu Bt
- Khi được phun lên lá cây, protein độc tố dưới dạng tinh thể sẽ diệt
những sâu hại nhất định.
- Cụ thể là sau khi sâu hại ăn phải các tinh thể tiền độc tố, dưới dạng
tác dụng của một loại men tiêu hoá trg dịch ruột của sâu, tiền độc tố
bị hoà tan thành những phân tử nhỏ có hoạt tính độc.
- Các độc tố này bám vào màng vi mao trg ruột tạo nên các lỗ rò để
cho nước chảy vào, làm sâu mọng nước, ngừng ăn và chết.
* Những ưu điểm và hạn chế của thuốc trừ sâu Bt
Ưu điểm:
- An toàn với môi trường, người sản xuất, người tiêu dùng
- Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị đơn giản
- Nguồn nguyên liệu sản xuất là phụ phẩm công nghiệp
- Tỷ lệ phát triển tìm ra chủng giống mới cao
- Có thể cải tạo theo ý muốn bằng phương pháp di truyền và công
nghệ gen
Hạn chế:

- Kém bền vững dưới tác động của các tác nhân và lý hoá
- Gặp khó khăn khi cây trồng bị tấn công bởi nhiều loài sâu hại khác
nhau.
- Lắng đọng nhanh trg nước → mất hoạt tính
- Mất hoạt tính trg đất do bị phân huỷ bởi các VSV trg đất
- Khó tiếp cận được vs các loài sâu ở rễ hay trg thân cây.
- hiện tượng côn trùng kháng Bt
Câu 9: Giới thiệu về chế phẩm Nitragin và nêu quy trình sản
xuất chế phẩm nitragin?
* Gới thiệu về chế phẩm Nitragin: Chế phẩm nitragin được sản xuất
từ những chủng vi khuẩn cộng sinh với các cây bộ đậu có hoạt tính
cố định nito cao bằng cách nhân và cố định chúng trg than bùn để sử
dụng làm phân bón cho cây trồng. Loại chế phẩm vi sinh nitrigin
thường dùng tẩm hạt cây họ đậu trước lúc gieo or tưới vào gốc cây
non vừa mọc được vài tuần.
Âu Thế Luận_cns k8
* Quy trình sản xuất chế phẩm nitragin
a) Phân lập, tuyển chọn chủng giống
- VK nốt sần cộng sinh với các cây bộ đậu, chủ yếu là chi
Rhizobium.
- Phân lập từ các nốt sần của các cây chủ tương ứng.
b) Nhân sinh khối
- Nhân giống trong môi trg chiết nước đậu luộc đậu lấy nc luộc
đậu bổ sung 1% đườngg glucose .
- Nuôi lắc trong mt nước đậu sau đó nuôi trên môi trg thạch, trộn
thêm 1,5% thạch nuôi ở 20-25 độ trog vài ngày cho đến khi khuẩn
lạc mọc trên mặt thạch rồi thu sinh khối .
c) Thu sinh khối và xử lý chế phẩm
- Lọc thu sinh khối
- Trộn sinh khối với chất mang đã qua xử lý và khử trùng

- Đóng gói hoặc đóng chai.
Trộn sinh khối với chất mang đã qua xử lý và khử trùng như
phương pháp trên
* Lưu ý:
- Để sản xuất quy mô lớn, có thể nhân giống trg MT rỉ đường có bổ
sung thêm muối khoáng và lên men trg nồi lên men có sục khí.
- Có thể bảo quản chế phẩm bằng cách đông khô.
- Có hiệu quả cao với cây họ đậu đặc biệt là vùng khô hạn và ngập
nước
Câu 10: Vi tảo được sử dụng trong ngành nuôi trồng và chế biến
thủy hải sản như thế nào? Để sử dụng được các vi tảo, chúng
phải thỏa mãn các yêu cầu gì ?
* Vi tảo sử dụng trong ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản thức ăn
Do thành phần dinh dưỡng quý nên vi tảo được xem là nguồn
thức ăn bổ dưỡng song có giá trị cao cho ngành nuôi trồng và chế
biến thuỷ hải sản. Những loài vi tảo được ứng dụng trong phạm vi
này như Chrorolla. Spirulina,…
Ở Việt Nam dùng Spirulina bổ sung vào thức ăn cho cá mè
tắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, rô phi với tỷ lệ 5% làm tỷ lệ sống và tốc
Âu Thế Luận_cns k8
độ tăng trưởng của cá tăng lên. Một hướng khác là sử dụng sinh khối
vi tảo làm nguồn bổ sung dinh dưỡng triển vọng vào nguồn nuôi tôm
nhuyễn thể vì vi tảo là mắt xích đầu tiên của chuỗi dinh dưỡng của
thuỷ sản, do đó việc sản xuất tảo luôn là thao tác không thể thiếu của
các của các trại nuôi thuỷ sản.
Ví dụ năm 1910, Allen và Nelson đã dùng tảo silic làm thức ăn
cho 1 số động vật k xương sống, việc nuôi trồng vi tảo ở diện tích
lớn làm thức ăn cho trai, sò có tiềm năng ứng dụng cho tương lai.
Đến năm 1939, Bruce và cộng sự đã phân lập và nuôi tảo đơn
Isochrysis galbana và Pyramimonas grossin để nuôi ấu trùng hầu.

Cho đến nay chế độ thức ăn ở hầu hết các trại nuôi và sản xuất
thuỷ sản là sự phối hợp thức ăn tươi sống như vi tảo. Bên cạnh đó
nhiều loài sử dụng dưới dạng sinh khối tươi và khô để làm thức ăn
cho ấu trùng tôm, cá con, nhuyễn thể, Như vậy vi tảo chiếm 1 vị trị
quan trọng trong ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản.
* Yêu cầu đối với các vi tảo đem sử dụng cho nuôi trồng thủy hải sản
- Không làm hại con giống.
- Kích thức phù hợp với đường kính miệng của đối tượng nuôi để
chúng dễ dàng nuốt thức ăn.
-Thành tế bào dễ phân giải
- Thành phần dinh dưỡng tế bào phong phú đáp ứng đầy đủ chất dinh
dưỡng cho ấu thể phát triển tốt.
- Có thể có màu sắc phù hợp để kích thước ấu thể ăn nhiều (thường
là mầu xanh)
Câu 11: Những loài vi tảo được sử dụng trong ngành nuôi trồng
thủy hải sản? Việc nuôi trồng vi tảo vi tảo có những đặc điểm và
ưu thế gì?
* Những loài vi tảo được sử dụng trong ngành nuôi trồng thuỷ hải
sản: gồm 1 số ngành và các chi phổ biến như ngành Chlorophyta (tảo
lục), ngành Heterokontophyta (tảo lông roi lệch), ngành
Euglenophyta (tảo mắt), ngành Rhodophyta (tảo đỏ), 1 số loài vi tảo
khác như Spirulina, Chlorella và có rất nhiều loài vi tảo khác có vai
trò đặc biệt quan trọng trong ngành nuôi trồng thuỷ sản như chúng
Âu Thế Luận_cns k8
làm thức ăn cho tôm, cá, ấu trùng cho các loài hải sản, trai, hầu, ốc,
động vật phù dù và là nguồn cung cấp các chất có hoạt tính kháng
sinh (như kháng vi khuẩn, nấm)
* Đặc điểm và ưu thế của vi tảo trong nuôi trồng thủy sản:
- vi tảo là tất cả các loại tảo có kích thước hiển vi
- Có kích thước nhỏ phù hợp, dễ tiêu hoá, ít gây ô nhiễm môi trường,

nhiều loài k có độc tố, tỷ lệ phát triển nhanh, có khả năng sinh khối
lớn, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thuỷ hải sản.
- Phổ biến trong số 50000 loài tảo thì vi tảo chiếm 2/3.
- vi tảo có chứa rất nhiều chất béo, có hàm lượng pr và các axit béo
mạch dài chưa no cao vì vậy rất thuận lợi làm thức ăn cho ấu thể của
ĐV thân mềm 2 mảnh.
- vi tảo là vi sinh vật quang hợp có màu xanh thuậ lợi cho sự bắt
mồi của ấu thể
- Việc sử dụng ấu thể làm thức ăn cho tôm cá ngày càng phổ biến
+ 1910 tảo silic đc sử dụng làm thức ăn cho ĐV thân mềm 2 mảnh
+ 1930 tảo pyramimonas grossi và isolhrysis galvana đc sử dụng
nuôi ấu trùng hầu.
+ Tại VN, thái lan, nhật cũng sử dụng vi tảo để nuôi ấu trùng tôm và
nhiều nc khác cũng đã sd vi tảo làm thức ăn chính trong chăn nuôi
thủy hải sản.
Câu 12: Vai trò của đấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật?
Người ta áp dụng đấu tranh sinh học trong quản lý dịch hại tổng
hợp như thế nào ?
a) Vai trò của đấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật
Khái niệm đấu tranh sinh học:
- Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc các sản phẩm của chúng nhằm
ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật hại gây ra.
- Nguyên tắc đấu tranh SH là khi sâu hại gặp đkiện thuận lợi mà
phát triển mạnh thì cần tạo mọi đkiện không thuận lợi để ngăn chặn
sự phát triển và thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của quần thể sâu hại đv
cây trồng .
* Cơ sở đấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật
Âu Thế Luận_cns k8
-Tạo mối quan hệ mới không thuận lợi cho đối tượng gây hại bằng
cách đưa vào môi trường sống 1 yếu tố sinh học mới là kẻ thù tự

nhiên
-Tạo hiện tượng nhiều ký sinh dẫn đén cạnh tranh thức ăn trực tiếp
giữa các loài ký sinh
-Tạo thuốc có vi nấm phun vào côn trùng để đâm sâu gây chết côn
trùng
-Vai trò của ký sinh và bắt mồi ăn thịt trong đấu tranh sinh học căn
cứ vào mqhệ sinh học đặc thù giữa sâu hại và kẻ thù kí sinh để phòng
trừ sâu hại
* Các hướng nghiên cứu trog đấu tranh sinh học:
- Nâng cao hoạt lực các nguồn svật có ích ngòa tự nhiên.duy trì sự
xuất hiện của các loài sinh vật có ích trên đồng ruộng và vi sinh vật
có ích để làm giảm bớt khối lượng thuốc trừ sâu hóa học
- Xây dựng cơ cấu cây trồng thik hợp tạo nguồn thức ăn không thích
hợp với các loài sâu hại ;Vd trồng các cây chuyển gen,các cây này có
tinh thể độc,miễn dịch, kháng bệnh cho cây trồng
- Sử dụng các lọai thuốc hóa học nhưng có ahưởng thấp nhất đvới
quần thể côn trùng kí sinh ăn thịt bắt mối.
- Nghiên cứu sản xuát ra các thuốc trừ sâu sinh học:
+ Sdụg rộng rãi các chế phẩm thuốc trừ sâu vi sinh từ vi khuẩn,vr,vi
nấm
+ Sử dụng các chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh
+ Sxuất trên quy mô cong nghiệp để phóng thả các loại côn trùng có
ích ra đồng ruộng nhằm hạn chế quần thể sâu hại.
b) Áp dụng đấu tranh sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp
Dựa trên biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, phối hợp
với các biện pháp hoá học, sinh học và canh tác để phòng trừ dịch
hại một cách tốt nhất.
- Biện pháp vi sinh vật: lấy tác nhân sinh học là vi sinh vật chống lại
côn trùng có hại.
- Sử dụng vi khuẩn: tiêu biểu là Bt: có khả năng sinh ra tinh thể độc

đv côn trùng gây hại.
Âu Thế Luận_cns k8
- Sử dụng vi rut: NPV, CRV có khả năng ký sinh trên côn trùng gây
hại.
- Sử dụng vi nấm: phổ biến là 2 loài bạch cương và lục cương kí sinh
trên côn trùng gây hại. Chế phẩm thuốc trừ sâu có bào tử vi nấm khi
tiếp xúc với côn trùng tạo hệ sợi đâm sâu vào côn trùng gây chết.
Ngoài ra có thể sử dụng xạ khuẩn vì chúng có knăng sinh ra kháng
sinh.
- Biện pháp sử dụng thiên địch: Sử dụng các tác nhân là các SV có
lợi như ong mắt đỏ, kiến, nhện ăn thịt,
- Biện pháp sử dụng các giống cây chống chịu: sử dụng các biện
pháp di truyền chuyển gen tạo giống cây trồng chịu nóng, lạnh, bệnh,
mặn, kháng sâu bệnh,
VD: Cây trồng mang gen Bt, có bản chất tinh thể độc gây độc đối với
côn trùng gây hại.
- Biện pháp sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học như chất
kháng sinh, enzym, hoocmon, các chất kích thích sinh trưởng kháng
sinh có tác dụng ức chế các vi khuẩn và nấm gây bệnh.
VD: pherromon sử dụng để bẫy giết con đực
 Các phương pháp trên đều rất an toàn cho con người, động thực
vật và giữ đc cân bằng sinh thái, khống chế đc dịch bệnh.
Câu 13: Cơ sở khoa học của việc sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh
vật?
a) Lý do sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh
-Do hậu quả sử dụng ồ ạt thuốc trừ sâu hóa học gây ô nhiễm môi
trường một cách trầm trọng, sử dụng thuốc hóa học sẽ tồn dư trong
đất, trong nước, thời gian phân hủy các chất hóa học rất lâu dẫn đến
mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
- Làm xuất hiện nhiều các loại sâu hại kháng thuốc: sử dụng chất hóa

học nhiều lần sẽ xhiện nhiều loại sâu hại kháng thuốc vì chúng tạo cá
thể đột biến, sinh sôi nảy nở có khả năng kháng thuốc.
- Mất tính đa dạng sinh học: trên 1 cây không chỉ có 1 loài sâu bệnh
mà có nhiều loài có hại và loài có lợi. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
Âu Thế Luận_cns k8
ta tiêu diệt tất cả sâu có hại và có lợi làm mất tính đa dạng của
chúng.
- Làm bùng phát dịch hại mới: Sử dụng thuốc hóa học diệt đc sâu có
hại nhưng chưa diệt đc sâu có hại thứ yếu.
- Gây hiện tượng tái phát sinh dịch hại: Sử dụng thuốc con sâu chết
nhưng trứng và nhộng không chết thích nghi đcnở ra côn trùng
thích nghi đc thuốctái phát dịch.
b) Cơ sở khoa học
- Dựa trên biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM nhằm phối hợp
các biện pháp hóa học, sinh hoc và canh tác để phòng trừ dịch hại 1
cách tốt nhất. IPM giúp khốg chế dịch hại, cân bằng sinh thái không
gây ô nhiễm MT, động TV và con người.
+ Biện pháp hóa học chỉ đc sử dụng hóa chất cho phép trong bảo vệ
thực vật. Ưu điểm như hiệu quả nhanh, kinh tế nhưng gây ô nhiễm,
sâu kháng thuốc
+ Biện pháp sinh học: sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học ,sử dụng
vi sinh vật để làm hạn chế thiệt hại của VSV hại gây ra. Ưu điểm
không gây hại cho ng đvật, môi trg, có td chọn lọc, sâu hại khó có cơ
chế kháng lại. Như là tác dụng chậm, phun sau 2-3ngày mới có hiệu
quả, diệt sâu hẹp, sử dụng thuốc này chỉ diệt đc 1 loại sâu, kinh phí
nhiều.
+ Biện pháp canh tác: làm đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ mầm
bệnh trong đất, trồng luân canh, xen canh, gieo trồng với mật độ hợp
lý. Ưu điểm dễ thực hiện, không tốn kém, an toàn, không gây
ahưởng xấu. nhưng khi có dịch hại thì biện pháp này không dập tắt

đc.
Câu 14: Các ưu điểm và hạn chế của thuốc trừ sâu có nguồn gốc
từ vi sinh vật?
* Ưu điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh vật.
- Không gây độc hại
- Không làm mất cân bằng sinh thái
- Không ô nhiễm môi trường
- Không hoặc rất ít gây hiện tượng “kháng thuốc” ở côn trùng
Âu Thế Luận_cns k8
- Tác động chọn lọc
- Có thể tạo cây trồng chuyển gen kháng sâu hại
- VSV trg chế phẩm có khả năng thích nghi cao, hiệu quả lâu dài
- Dễ dàng nhiễm vào côn trùng bằng nhiều đường khác nhau.
- Tồn tại được lâu trg điều kiện môi trường không thuận lợi.
- Có khả năng phát tán rộng, tạo thành dịch bệnh ở côn trùng.
* Nhược điểm của thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh vật.
- Cần phải có thời gian ủ bệnh nên hiệu lực trừ sâu chậm
- Hiệu lực ban đầu chưa cao
- Phổ tác dụng của thuốc hẹp
- Chịu ahưởng nhiều của đkiện thời tiết
- Giá thành thuốc cao
- Khó giữ bản quyền phát minh sáng chế.
Câu 15: Cơ sở KH và nguyên tắc SX thuốc trừ sâu virus? Các ưu
điểm và hạn chế của thuốc trừ sâu virus?
* Cơ sở KH của thuốc trừ sâu virus: Đặc điểm của virus là kí sinh bắt
buộc với 1 hoặc 1 số vật chủ nhất định, gây hại hoặc làm chết vật chủ
kí sinh. Dựa vào đặc điểm này các nhà khoa học đã sử dụng virus để
sản xuất thuốc trừ sâu virus. Cụ thể là virus lây nhiễm qua đường
tiêu hóa, theo thức ăn đi vào ruột côn trùng. Tại ruột, dưới tác động
của men tiêu hóa, thể vùi bị hòa tan và giải phóng các virion. Các

virion này sẽ vượt qua màng thành ruột để đi vào trong tế bào. Ở đây
chúng sẽ sinh sản và gây bệnh cho côn trùng.
* Nguyên tắc SX thuốc trừ sâu virus
Virut ký sinh bắt buộc nên phải nuôi sâu để virut nhiễm vào sâu
rồi nhân bản virut trong vật chủ sâu. Cụ thể như sau:
- Nuôi sâu kí sinh → lây nhiễm virus ở giai đoạn ấu trùng.
- Sau 7 – 9 ngày, lấy ấu trùng bị chết và đem sấy khô ở 33 – 35 độC
- Nghiền xác sâu thành bột
- Sau đó trộn thêm dung dịch sinh lý (muối hoặc đường sinh lý)
- Lọc và ly tâm lấy virus
- Thêm phụ gia → kiểm tra hoạt lực →đóng gói.
Âu Thế Luận_cns k8
Chú ý: cho chất chống thối, bám dính, chế phẩm bám trên thân lá
cành trc khi đóng chai để bảo quản sản phẩm tốt hơn.
* Ưu điểm của sản xuất thuốc trừ sâu virus
- Có tính đặc hiệu cao với ĐV không xương sống
- Tính lây truyền cao
- Hiệu quả lâu dài
- Bền với các yếu tố bất lợi của MT, giữ hoạt tính trg thời gian rất
dài.
- Rất thuận lợi khi sản xuất chế phẩm thương mai.
* Hạn chế của thuốc trừ sâu VSV
- Hạn chế phổ diệt sâu do có tính đặc hiệu cao
- Hướng nghiên cứu hiện nay sử dụng KTDT để cải biến gen nhằm
tạo ra virut mới có phổ diệt côn trùng rộng hơn.
Câu 16: Cơ chế diệt côn trùng của nấm? Trình bày quy trình SX
chế phẩm nấm diệt côn trùng ?
a) Cơ chế diệt côn trùng của nấm:
- Nấm sinh độc tố: Bào tử → nảy mầm → tiết enzyme phân huỷ côn
da côn trùng → sợi nấm đâm sâu vào cơ thể côn trùng → tiết độc tố

→ côn trùng chết.
- Nấm không sinh độc tố: Bào tử → nảy mầm → tiết enzyme phân
huỷ côn da côn trùng → sợi nấm đâm sâu vào cơ thể côn trùng → hệ
sợi phủ kín các lỗ thông hơi trên cơ thể côn trùng → phá huỷ nội
quan → côn trùng chết.
b) Quy trình sản xuất chế phẩm nấm diệt côn trùng:
- Phân lập, tuyển chọn chủng giống:
+ Nấm bạch dương: là nấm thường kí sinh và gây bệnh trên tằm, có
khả năng sinh ra độc tố diệt côn trùng tên beauvericin. Bản chất hóa
học là các peptit vòng có công thức hoá học là C45H57O9N3, độc tố
phá hủy các tb bạch huyết của côn trùng. Chúng kí sinh gây chết
hơn 100 loài côn trùng như bọ rầy thân, rầy lá, sâu đục thân, sâu
cuốn lá
+ Nấm lục cương: gây bệnh mạnh nhất ở trên côn trùng thuộc bộ
cánh cứng có khả năng sinh ra ngoại độc tố có tên Destruxin
Âu Thế Luận_cns k8
A,B,C,D. Bản chất là những sản phẩm thứ cấp của peptit vòng có
công thức hoá học C30H51O7N5. Chúng ký sinh gây chết khoảng 70
loài như ở bọ rầy, bọ xít, châu chấu
- Quy trình lên men: pp lên men 2 giai đoạn
Giống (sau 5 -7 ngày)

Lên men cấp1: (200v/1ph, 28-30 độ, 72h)

Lên men cấp 2: (200v/1ph, 28-30 độ, 48h)

Khay, chậu →Rót dịch nuôi ra khay: ( dày 1cm, đậy kín, 28- 30
độC, 6-8 ngày)

Vớt, làm khô sợi nấm có bào tử

↓ ← chất phụ gia
Nghiền nhỏ
↓ ← Sấy 30 – 32 độC
Đóng gói chế phẩm → thử hiệu lực
Câu 17: Những loài nấm thường được sử dụng làm thuốc trừ sâu
diệt côn trùng? Cơ chế tác động của các nấm lên côn trùng gây
hại?
* Một số loài nấm sử dụng làm thuốc trừ sâu diệt côn trùng.
- Nấm bạch dương: là nấm thường kí sinh và gây bệnh trên tằm, có
khả năng sinh ra độc tố diệt côn trùng tên beauvericin. Bản chất hóa
học là các peptit vòng có công thức hoá học là C45H57O9N3, độc tố
phá hủy các tb bạch huyết của côn trùng. Chúng kí sinh gây chết
hơn 100 loài côn trùng như bọ rầy thân, rầy lá, sâu đục thân, sâu
cuốn lá
- Nấm lục cương: gây bệnh mạnh nhất ở trên côn trùng thuộc bộ
cánh cứng có khả năng sinh ra ngoại độc tố có tên Destruxin
A,B,C,D. Bản chất là những sản phẩm thứ cấp của peptit vòng có
Âu Thế Luận_cns k8
công thức hoá học C30H51O7N5. Chúng ký sinh gây chết khoảng 70
loài như ở bọ rầy, bọ xít, châu chấu
* Cơ chế tác động của các nấm lên côn trùng gây hại
- Nấm sinh độc tố: Bào tử → nảy mầm → tiết enzyme phân huỷ côn
da côn trùng → sợi nấm đâm sâu vào cơ thể côn trùng → tiết độc tố
→ côn trùng chết.
- Nấm không sinh độc tố: Bào tử → nảy mầm → tiết enzyme phân
huỷ côn da côn trùng → sợi nấm đâm sâu vào cơ thể côn trùng →
hệ sợi phủ kín các lỗ thông hơi trên cơ thể côn trùng → phá huỷ nội
quan → côn trùng chết.
Câu 18: Trình bày những điểm chính trong quy trình nuôi tảo
Spirulina thu sinh khối?

Tảo xoắn Spirulina là 1 loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục,
chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo
thành.
a) Quy trình nuôi cấy vi tảo Spirulina
* Điều kiện nuôi cấy tảo:
- điều kiện môi trường (mt kiềm), chất dinh dưỡng.
- nhiệt độ từ 25-40
0
C ( thích hợp nhất là 35
0
C)
- cần ánh sáng để quang hợp, thông khí và khuấy đảo bể thường
xuyên.
- cần cung cấp nguồn C, N, P, Fe
- các điều kiện về bể nuôi, hệ thống cấp thoát nc
* Kĩ thuật nhân giống
- lấy giống từ tự nhiên về
- Phân lập giống vi tảo: có thể sử dụng pp pha loãng, cấy trên thạch
hoặc kết hợp pha loãng và gắp.
- Giữ giống và nhân giống vi tảo
+ Giống đc lưu giữ trong các ống nghiệm thủy tinh với điều kiện
cường độ ánh sáng và nhiệt độ thấp.
+ Nhân giống tảo trong các bể nuôi với hệ thống nuôi tảo liên tục để
thu sinh khối
Âu Thế Luận_cns k8
- tránh hiện tượng nhiễm tạp: hệ thống nuôi tảo k phải là hệ thống
kín hoàn toàn nên phải tránh hiện tượng nhiễm tạp, vệ sinh bể nuôi
các lưới sắt, thiết bị nuôi phải đc khử trùng thường xuyên.
* Kĩ thuật nuôi tảo:
- Bổ xung thức ăn thường xuyên cho vi tảo

- thường xuyên kiểm tra các thông số lí, hóa: nhiệt độ, ánh sáng,PH,
độ mặn, k khí
- thu hoạch tảo: thường thu hoạch bằng cách lọc qua màng polyester
có đường kính 30um và đc đem vắt hết nc.
b) tiêu chuẩn bể nuôi tảo:
- hình dạng: ko quy định về hình dạng nhưng đa phần là hình chữ
nhật 2 đầu thuôn giúp dòng nc lưu thông liên tục.
- kích thước bể nuôi càng rộng càng tốt ( 10-300m2, thậm chí 1ha),
không nên quá sâu.
- thể tích: thường từ 3-4 m3/bể
- Đáy bể phải dốc để dễ dàng cho việc vệ sinh bể
- Vật liệu làm bể: bê tông, nhựa, gỗ
- Có hệ thống cấp thoát nc.
Câu 19: Trình bày quy trình sản xuất ethanol từ sắn?
*Quy trình sản xuất ethanol từ sắn gồm các giai đoạn sau:
a) Công đoạn làm sạch- nghiền nguyên liệu.
- Nguyên liệu (sắn) trước khi sản xuất phải được làm sạchvà nghiền
nhỏ nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất như cát, đá, sắt, v.v…, để
tránh hư hỏng thiết bị, phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật của
nguyên liệu, giải phóng các hạt tinh bột khỏi các mô, giúp cho nước
thẩm thấu vào tinh bột tốt.
b) Công đoạn hồ hóa- đường hóa.
- Tinh bột sắn có màng tế bào bảo vệ, nên enzyme amylaza không
thể tác dụng trực tiếp được. Khi nghiền nguyên liệu, chỉ một phần rất
ít tế bào tinh bột bị phá vỡ. Mặt khác, ở nhiệt độ môi trường tinh bột
không hòa tan trong nước, khi đường hóa, enzyme amylaza tác dụng
rất chậm.
Âu Thế Luận_cns k8
- Quá trình hồ hóa tiếp tục phá vỡ tế bào tinh bột, biến tinh bột ở
trạng thái không hòa tan trong nước thành trạng thái hòa tan. Quá

trình đường hóa sử dụng enzyme amylaza chuyển hóa tinh bột hòa
tan thành đường có thể lên men được.
Phương trình tổng quát quá trình đường hóa như sau:
(C₆H₁₀O₅)n + nH₂O -> nC₆H₁₂O₆
162g 18g 180g
c) Công đoạn đường hóa – lên men
- Quá trình lên men là quá trình chuyển đường đơn thành Bio-
Ethanol, khí CO₂ và các sản phẩm trung gian khác. Hổn hợp này
được gọi là dấm chín.
- Trong quá trình lên men một lượng nhiệt lớn được tao ra ức chế sự
lên men vì vậy nhiệt độ của dịch lên men được duy trì bằng cách
tuần hoàn dịch qua thiết bị trao đổi nhiệt, hoặc làm mát trực tiếp bên
ngoài thiết bị lên men.
- Thời gian lên men đối với dịch đường hóa từ 48-72 giờ, pH của
khối dịch lên men từ 4,2 – 4,5; nhiệt độ lên men tối ưu là 32⁰C. Dấm
chin thu được sau quá trình lên men có nồng độ Bio-Ethanol tối thiểu
8% (tính theo thể tích) được chuyển đến công đoạn chưng cất.
Phương trình tổng quá quá trình lên men như sau:
C₆H₁₂O₆ <=> 2C₂H₅OH + 2CO₂ + 31 cal
180g 92g 88g
d) Công đoạn chưng cất:
- Dịch sau lên men có nồng độ Bio-Ethanol thấp cần được chưng cất
nhằm loại bỏ tối đa lượng nước và các tạp chất khác để thu được
Bio-Ethanol có nồng độ theo và chất lượng phù hợp với yêu cầu.
- Chưng cất là quá trình tách Bio-Ethanol và các tạp chất dễ bay hơi
khỏi dấm chin. Kết quả ta nhận được Bio-Ethanol thô có nồng độ
khoảng 95,5 ÷ 96,5%.
e) Công đoạn tách nước: Sau công đoạn chưng cất, Bio-Ethanol thu
được chỉ đạt nồng độ 95 – 96%. Để sử dụng làm nhiên liệu, Bio-
Âu Thế Luận_cns k8

Ethanol thô được đưa qua các công đoạn tách nước để đạt nồng độ
tối thiểu 95-99,8%.
Câu 20: Nhiên liệu sinh học là gì, phân loại nguyên liệu SH,
chúng có ưu điểm gì, người ta sử dụng nhiên liệu sinh học như
thế nào? Tại sao người ta nói nhiên liệu sinh học từ sinh khối là
nguồn tài nguyên tái sinh quan trọng nhất?
a) Khái niệm nhiên liệu sinh học
- Nhiên liệu sinh học là nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh khối tức là từ
động vật, thực vật và các sản phẩm phụ của chúng.nhiên liệu sinh
học có thể ở dạng lỏng, rắn hay khí.
- Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu đc hình thành từ các hợp chất
có nguồn gốc động thực vật như nhiên liệu chế suất từ chất béo của
động thực vậtt (mỡ đvật, dầu dừa ), chất thải trong nông nghiệp
(rơm, rạ, phân ), sản phẩm thải trong CN (mùn cưa, gỗ thải ).
b) Phân loại nhiên liệu sinh học: Có 3 căn cứ để phân lọai nhiên liệu
sinh học:
* Phân loại nhiên liệu sinh học theo nguồn gốc
- nhiên liệu sinh học làm từ sản phẩm nông lâm nghiệp vốn là lương
thực thực phẩm
VD: ngô, đậu tương, sắn, cải dầu, lúa mì, củ cải đường,
- nhiên liệu sinh học làm từ sản phẩm nông lâm nghiệp không phải
cây lương thực thực phẩm.
VD: hạt cọc rào, cỏ kê Mỹ, cỏ trâu, tảo
- nhiên liệu sinh học làm từ phế thải phân hủy đc từ sản xuất CN,
NN, LN, nhà hàng ăn uống, khu dân cư
VD: mỡ động thực vật, thức ăn thừa, mùn cưa, vỏ bào, thân cây khô,
rơm, trấu, rác
* Phân loại theo bản chất hóa học:
- Diesel sinh học: đc điều chế bằng cách dẫn xuất từ một số loại dầu
mỡ sinh học,thường đc thực hiện thông qua quá trình trans-ester hóa

bằng cách cho phản ứng với các loại rượu phổ biến
- Xăng sinh học: Là 1 loại nhiên liệu lỏng,trong đó có sử dụng
Ethanol như 1 loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia

×