1
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt
cho các doanh nghiệp yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi
của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Nếu
việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ
sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tào chính có hiệu quả và ngược lại. Việc
tổ chức hhuy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng các
nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh
được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để tiến hành một phần yêu
cầu mang tính chiến lược của mình, các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ
phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài
chính. Từ đó phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong hoạt động
tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng
đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải thiện hoạt
động tài chính tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy, phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin
quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn
có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh
doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh
nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần.
Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của
doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Với đề
tài: “ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dầu thực vật Tường an qua
3 năm 2010 – 2012” sẽ trình bày rõ hơn về cách phân tích một báo cáo tài
chính.
I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong
đó chủ yếu là báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của báo cáo tài chính là bảng cân
đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2
Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách
trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào
đó. Có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo
tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại
giống bức tranh phản ánh sự vận động vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh trong
một năm và chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng
lỗ vốn. Hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên
bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài ssanr hiện có của doanh nghiệp theo cơ
cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng
cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của
doanh nghiệp. trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động
nguồn vốn vào quá trình ssanr xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo
thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. căn cứ vào số liệu này có thể đánh
giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có
đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên
phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử
dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà
quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp về tổng vốn được hình
thành từ những nguồn sau: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. số liệu trên báo cáo này cung
cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn,
lao động kĩ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngồm:
Phần 1: Lãi, lồ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chình và các hoạt dộng khác. Tất
cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số
phát sinh của kỳ báo cáo và số lũy kế đầu năm cho đến cuối kỳ báo cáo.
3
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện
nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác.
DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền
vào, tiền ra của doanh ngiệp. Nói cách khác, chỉ ra những lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền,
lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử
dụng để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
Báo cáo ngân lưu được tổng hợp từ ba dòng ngân lưu ròng, từ ba hoạt động:
Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, sản
xuất, thương mại, dịch vụ…
Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi tài sản cố định, liên doanh, gốp vốn, đầu tư
chứng khoán, đầu tưn bất động sản…
Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của vốn chủ sở
hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
4. Thuyết minh báo cáo tài chính:
Là báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội
dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ kiệu bằng số trong báo cáo tài chính
không thể hiện hết được.
5. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính:
Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người sử dụng một khía cạnh hữu
ích khác nhau, nhưng sẽ không có được những kết quả khái quát về tình hình tài chính
nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính.
Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt
động doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Một hoạt động ào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại.
II. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn:
Bảng 1.1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn qua 3 năm
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011
Số tiền
(triệu
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
VND)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch
tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
VND)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
TÀI SẢN
A- TÀI
SẢN NGẮN
HẠN 679,614 71.98 763,558 74.36 764,646 76.32 83,944 12.35 2.38 1,088 0.14 1.96
I. Tiền và
các khoản
tương
đương tiền 122,473 12.97 103,698 10.1 200,553 20.02 -18,775 -15.33 -2.87 96,855 93.4 9.92
II. Các
khoản đầu
tư tài chính
ngắn hạn - - - - - - -
4
III. Các
khoản phải
thu ngắn
hạn 54,828 5.81 66,772 6.5 97,998 9.78 11,944 21.78 0.7 31,226 46.76 3.28
IV. Hàng
tồn kho 473,807 50.18 573,918 55.89 459,728 45.89 100,111 21.13 5.71 -114,189 -19.9 -10.01
V. Tài sản
ngắn hạn
khác 28,507 3.02 19,171 1.87 6,367 0.64 -9,336 -32.75 -1.15 -12,803 -66.79 -1.23
B- TÀI
SẢN DÀI
HẠN 264,560 28.02 263,248 25.64 237,225 23.68 -1,312 -0.5 -2.38 -26,023 -9.89 -1.96
I. Các khoản
phải thu dài
hạn -
-
-
-
-
-
-
- -
-
- -
II. Tài sản
cố định 261,632 27.71 260,919 25.41 234,439 23.4 -713 -0.27 -2.3 -26,480 -10.15 -2.01
III. Bất động
sản đầu tư - - - - - - -
IV. Các
khoản đầu
tư tài chính
dài hạn 1,728 0.18 1,248 0.12 1,824 0.18 -480 -27.78 -0.06 576 46.15 0.06
V. Tài sản
dài hạn khác 1,200 0.13 1,081 0.11 963 0.1 -119 -9.9 -0.02 -119 -10.99 -0.01
TỔNG
CỘNG TÀI
SẢN 944,175 100
1,026,80
6 100
1,001,87
1 100 82,631 8.75
-24,935 -2.43
NGUỒN
VỐN
A- NỢ
PHẢI TRẢ 574,467 60.84 678,799 66.11 623,583 62.24 104,332 18.16 5.26 -55,216 -8.13 -3.87
I. Nợ ngắn
hạn 520,278 55.1 645,676 62.88 623,583 62.24 125,398 24.1 7.78 -22,093 -3.42 -0.64
II. Nợ dài
hạn 54,189 5.74 33,123 3.23 0
-21,066 -38.87 -2.51 -33,123 -100 -3.23
B- NGUỒN
VỐN CHỦ
SỞ HỮU 369,708 39.16 348,007 33.89 378,289 37.76 -21,701 -5.87 -5.26 30,282 8.7 3.87
I. Vốn chủ
sở hữu 369,708 39.16 348,007 33.89 378,289 37.76 -21,701 -5.87 -5.26 30,282 8.7 3.87
II. Nguồn
kinh phí và
quỹ khác - - - - - - -
TỔNG
CỘNG
NGUỒN
VỐN 944,175 100
1,026,80
6 100
1,001,87
1 100 82,631 8.75
-24,935 -2.43
1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản:
Từ số liệu Bảng 1 kết hợp quan sát biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng Tổng tài sản
của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 82,631,241,945 đồng, tương ứng tăng
5
8.75%, tuy nhiên, sang năm 2012 tổng tài sản của công ty giảm trở lại, với mức giảm là
24,934,712,878 đồng (giảm 2.43%) so với năm 2011. Trong đó:
• Đối với tài sản ngắn hạn, tăng 83,943,519,405 đồng (tăng 12.35%) năm 2011, tỉ
trọng tăng 2.38% và tiếp tục tăng trong năm 2012, với mức tăng là 1,088,107,173 đồng
(tăng 0.14%), tăng 1.96% về tỷ trọng.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm đáng kể vào năm 2011, cụ thể giảm
18,775,392,368 đồng (giảm 15.33%), tỷ trọng giảm 2.87% (chủ yếu là do tiền gửi
ngân hàng giảm). Điều này sẽ có thể gây khó khăn trong việc thanh toán nhanh
của công ty trường hợp hàng hóa không được tiêu thụ tốt và nợ ngắn hạn tăng.
Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng gia tăng đáng kể,
với mức tăng 96,855,156,530 đồng, gần gấp đôi so với năm 2011 (tăng 93.4%),
tỷ trọng cũng tăng lên 9.92%. Nguyên nhân là do tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và
tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống đều tăng (theo bản thuyết minh BCTC
tổng hợp), trong đó các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có mức
tăng rất đáng kể. Việc gia tăng này giúp cho khả năng thanh toán tức thời của
công ty được thuận lợi.
Các khoản phải thu ngắn hạn liên tục tăng lên trong năm 2011 và 2012. Cụ thể:
năm 2011, tăng 11,944,215,272 đồng (tăng 21.78%), tỷ trọng chỉ tăng thêm
0.7%. Nhưng sang năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn gấp đôi so
với năm 2011 (tăng 46.76%), với mức tăng 31,225,516,025 đồng, làm cho tỷ
trọng tăng thêm đến 3.28%. Đây là chuyển biến không tốt, chứng tỏ biện pháp
quản lý và thu hồi nợ của công ty chưa hiệu quả.
Hàng tồn kho, năm 2011 tăng 110,111,125,272 đồng (tăng 21.13%), tỷ trọng tăng
thêm 5.71%, nâng mức tỷ trọng lên đến 55.89% trong kết cấu tài sản (chủ yếu là
nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm – theo TM
BCTC TH). Kết cấu hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản
ngắn hạn nói riêng và trong trong tổng tài sản nói chung. Hàng tồn kho bị ứ
đọng, cộng với kết cấu tiền và các khoản tương đương tiền trong tài sản ngắn hạn
là khá thấp lại có xu hướng giảm sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn.
Năm 2012, tình hình khả quan hơn, hàng tồn kho giảm 19.9%, tương ứng
114,189,220,537 đồng, làm cho tỷ trọng giảm đến 10.01%. Nguyên nhân chủ yếu
do giảm nguyên vật liệu và thành phẩm. Đây là chuyển biến tích cực, chứng tỏ
công ty đã có những giải pháp đúng đắn trong việc quản lý hàng tồn kho cũng
như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Tài sản ngắn hạn khác liên tục giảm qua 2 năm 2011 và 2012. Năm 2011, giảm
9,336,428,679 đồng (giảm 32.75%), năm 2012 giảm 12,803,334,845 đồng
(66.79%). Tỷ trọng lần lượt giảm 1.15% và 1.23%. Mặc dù tỷ trọng giảm rất ít
nhưng về số tuyệt đối và tỷ lệ giảm lại cao. Đây không phải là dấu hiệu tốt vì sẽ
làm giảm khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.
• Đối với tài sản dài hạn của công ty, liên tục giảm qua 2 năm 2011 và 2012.
Năm 2011 chỉ giảm 1,321,277,460 đồng so với năm 2010 nhưng năm 2012 giảm đến
26,022,820,051 đồng so với năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng giảm không nhiều, lần lượt là
2.38% và 1.96%. Nguyên nhân là do tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác liên tục
giảm mà chủ yếu là tài sản cố định.
6
Tài sản cố định năm 2011 giảm 713,457,003 đồng (giảm 0.27%), tỷ trọng giảm
2.3%. Năm 2012, giảm 26,479,999,594 đồng (giảm 10.15%), tỷ trọng giảm
2.01%. Bản TM BCTC cho biết trong thời gian qua công ty cũng có mua sắm
thêm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý,
đầu tư xây dựng nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị, tuy nhiên tài sản cố
định vẫn giảm. Vậy nguyên nhân giảm là do giá trị hao mòn lũy kế tăng.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác tuy có biến động
nhưng chiếm tỷ trọng rất bé trong tài sản dài hạn.
Từ những phân tích trên kết hợp quan sát biểu đồ 1 ta có thể đưa ra nhận xét sau:
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kết cấu tài sản và có xu hướng gia
tăng trong giai đoạn 2010-2012, trong khi đó tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm đi.
Trong tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng lên
nhưng không chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản, vì vậy đây là chuyển biến tích
cực gióp phần đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho công ty. Đồng thời hàng tồn
kho có xu hướng giảm là một chuyển biến tích cực.
2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Biểu đồ 2: Biến động kết cấu của nguồn vốn
Năm 2011, nguồn vốn của công ty tăng 8.75% so với năm 2010, chứng tỏ khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt hơn, nhưng sang năm 2012, nguồn vốn giảm
2.43% so với năm 2011. Nợ phải trả chính là nguyên nhân làm tăng cũng như giảm
nguồn vốn. Cụ thể:
Nợ phải trả năm 2011 tăng 104,332,481,415 đồng (tăng 18.16%), tỷ trọng tăng
5.26%. Nguồn gốc của sự gia tăng này là do nợ ngắn hạn gia tăng đáng kể (tăng
125,398,112,119 đồng, tỷ lệ gia tăng là 24.1%, chủ yếu là do tăng vay nợ ngắn
hạn và phải trả người bán) trong khi nợ dài hạn giảm 21,065,630,704 đồng, tương
ứng tỷ lệ giảm là 38.87%. Đây là dấu hiệu chưa tốt vì nó sẽ là gánh nặng cho tài
sản ngắn hạn của công ty trong việc bảo đảm khả năng thanh toán, đồng thời nói
lên khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm.
Năm 2012, nợ phải trả giảm 8.13% với mức giảm là 55,216,358,646 đồng, tỷ
trọng giảm 3.87%. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, đáng
chú ý nhất là nợ dài hạn đã giảm 100%, tức công ty đã trả hết khoản nợ dài hạn.
Đây là dấu hiệu tốt giảm gánh nặng tả nợ cho công ty. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu
là do vay nợ ngắn hạn của công ty giảm (công ty đã trả dứt nợ cho ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh HCM và các khoản vay dài hạn đến
7
hạn trả), công ty đã nộp hết các khoản thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập
khẩu còn lại của năm 2011, trả hết khoản chi phí lớn cho việc bán hàng và quảng
cáo còn lại của năm trước (12,057,374,285 đồng). Nợ dài hạn của công ty giảm
chủ yếu là do công ty đã chủ động thanh toán hết số tiền vay dài hạn.
Vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm 21,701,239,470 đồng (giảm 5.87%), tỷ trọng
giảm 5.26%, năm 2012 tăng 8.7%, với mức tăng 30,281,645,768 đồng, tỷ trọng
tăng 3.87%. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng hay giảm chủ yếu phụ thuộc vào
lợi nhuận chưa phân phối của công ty.
Từ những phân tích trên kết hợp quan sát biểu đồ 2, ta có thể đưa ra nhận xét về
xu hướng sử dụng tài sản của công ty như sau: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn
chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, thế nhưng vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng
lên. Đây là xu hướng chuyển biến tích cực vì nó chứng tỏ tính độc lập của công ty ngày
càng cao, sức ép các khoản nợ vay ngày càng giảm.
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 2: Bảng phân tích sự biến đổi của kết quả kinh doanh qua 3.
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011
Số tiền
(triệu
VND)
%
trong
DTT
Số tiền
(triệu
VND)
%
trong
DTT
Số tiền
(triệu
VND)
%
trong
DTT
Số tiền
(triệu
VND)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch
tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
VND)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ 3,260,828 99.94 4,442,783 100.09 4,057,149 100.43
1,181,95
5 36.25 0.16 -385,634 -8.68 0.34
Các khoản
giảm trừ
doanh thu 3,772 0.12 10,443 0.24 25,541 0.63 6,671 176.86 0.12 15,097 144.57 0.4
Doanh thu
thuần về
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ 3,257,056 99.82 4,432,339 99.86 4,031,608 99.8 1,175,283 36.08 0.04 -400,731 -9.04 -0.06
Giá vốn
hàng bán 2,872,031 88.02 4,099,690 92.36 3,653,421 90.44 1,227,659 42.75 4.34 -446,269 -10.89 -1.92
Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ 385,025 11.8 332,650 7.49 378,188 9.36 -52,375 -13.6 -4.31 45,538 13.69 1.87
Doanh thu
hoạt động tài
chính 3,505 0.11 4,493 0.1 5,562 0.14 988 28.19 -0.01 1,069 23.79 0.04
8
Chi phí tài
chính 30,620 0.94 53,847 1.21 17,874 0.44 23,227 75.86 0.27 -35,972 -66.81 -0.77
Trong đó: chi
phí lãi vay 18,299 0.56 41,902 0.94 17,380 0.43 23,603 128.99 0.38 -24,521 -58.52 -0.51
Chi phí bán
hàng 207,217 6.35 204,263 4.6 250,571 6.2 -2,953 -1.43 -1.75 46,308 22.67 1.6
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp 48,830 1.5 52,615 1.19 35,151 0.87 3,785 7.75 -0.31 -17,464 -33.19 -0.32
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh 101,863 3.12 26,777 0.6 80,152 1.98 -75,086 -73.71 -2.52 53,375 199.33 1.38
Thu nhập
khác 2,320 0.07 1,855 0.04 2,455 0.06 -465 -20.03 -0.03 600 32.34 0.02
Chi phí khác 61 0 105 0 61 0 0 44 73.01 0
Lợi nhuận
khác 2,320 0.07 1,795 0.04 2,350 0.06 -525 -22.64 -0.03 556 30.97 0.02
Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế 104,183 3.19 28,572 0.64 82,502 2.04 -75,611 -72.58 -2.55 53,931 188.75 1.4
Chí phí thuế
thu nhập
doanh nghiệp
hiện hành 16,433 0.5 3,221 0.07 18,541 0.46 -13,212 -80.4 -0.43 15,320 475.63 0.39
Chi phí thuế
thu nhập
doanh nghiệp
hoãn lại 86 0 119 0 119 0 33 37.96 0 0 0 0
Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp 87,664 2.69 25,232 0.57 63,842 1.58 -62,432 -71.22 -2.12 38,610 153.02 1.01
Lãi cơ bản
trên cổ
phiếu 0.004619 0 0.001329 0 0.003364 0 -0.00329 -71.23 0 0.002035 153.12 0
Doanh thu
thuần 3,262,881 100 4,438,687 100 4,039,625 100 1,175,807 36.04 -399,062 -8.99
1. Phân tích doanh thu:
Bảng 2.1: Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu
CHỈ TIÊU
So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011
Số tiền chênh lệch
(vnd)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Số tiền chênh lệch
(vnd)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 1,181,954,542,852 36.25 0.16 -385,633,501,038 -8.68 0.34
Các khoản giảm trừ
doanh thu 6,671,199,073 176.86 0.12 15,097,433,226 144.57 0.40
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ 1,175,283,343,779 36.08 0.04 -400,730,934,264 -9.04 -0.06
Doanh thu hoạt động
tài chính 987,945,303 28.19 -0.01 1,068,844,631 23.79 0.04
Thu nhập khác -464,617,189 -20.03 -0.03 599,939,472 32.34 0.02
Doanh thu thuần 1,175,806,671,893 36.04 -399,062,150,161 -8.99
Qua bảng phân tích biến động theo thời gian cho thấy doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010, với mức tăng 1,181,954,542,852
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 36.25%, tỷ trọng trong doanh thu thuần tăng 0.16%. Tuy
9
nhiên, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 0.04% trong tỷ trọng
doanh thu thuần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu tăng
quá cao (cụ thể là giảm giá hàng bán), đến 176.86% (tương ứng 6,671,199,073 đồng), tỷ
trọng trong doanh thu thuần tăng đến 0.12%.
Năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 8.68% so với năm 2011,
với mức giảm 385,633,501,038 đồng, tuy nhiên tỷ trọng trong doanh thu thuần lại tăng
0.34% so với năm 2011. Ngược lại, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại
giảm 0.06% về tỷ trọng trong doanh thu thuần. Nguyên nhân chính cũng là do các khoản
giảm trừ doanh thu tiếp tục tăng cao (giảm giá hàng bán tăng hơn 2 lần, hàng bán bị trả
lại tăng gần 4 lần) với mức tăng 15,097,433,226 đồng, tăng hơn 14 lần so với năm 2011
và chênh lệch tỷ trọng lên đến 0.4%.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu tài sản vì vậy công ty đưa ra chính
sách giảm giá hàng bán để giải quyết tình trạng hàng tồn kho bị ứ đọng, tuy nhiên công
ty cần xem xét đưa ra những giải pháp tối ưu hơn để không làm giảm doanh thu. Hàng
bán bị trả lại tăng cao là một vấn đề công ty cần quan tâm xác đinh nguyên nhân.
Tình hình hoạt động tài chính của công ty chuyển biến tốt, bằng chứng là doanh thu
hoạt động tài chính năm 2011 tăng 987,945,303 đồng (28.19%), chủ yếu do lãi chênh
lệch tỷ giá đã thực hiện tăng cao. Năm 2012 tăng 1,068,844,631 đồng (23.79%) chủ yếu
do tăng lãi tiền gửi và cổ tức được chia. Trong khi đó, thu nhập khác năm 2011 giảm
464,617,189 đồng (giảm 20.03%). Sang năm 2012 thu nhập khác tăng 599,939,472 đồng
(32.34%).
Nhìn chung, doanh thu thuần của công ty
có xu hướng gia tăng qua 3 năm. Tuy
nhiên, năm 2012 doanh thu thuần giảm so
với năm 2011, công ty cần nắm rõ những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Công
ty cần chú ý đến khoản mục các khoản
giảm trừ doanh thu liên tục tăng cao qua
các năm, cần làm rõ nguyên nhân hàng
bán bị trả lại tăng. Từ đó đề ra các chiến
lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao
hơn nữa doanh thu cho công ty.
2. Phân tích chi phí:
Bảng 2.2: Phân tích biến động theo thời gian của chi phí
CHỈ TIÊU
So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011
Số tiền chênh lệch
(vnd)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Số tiền chênh lệch
(vnd)
%
Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Giá vốn hàng bán 1,227,658,619,813 42.75 4.34 -446,268,970,584 -10.89 -1.92
Chi phí tài chính 23,227,160,170 75.86 0.27 -35,972,411,857 -66.81 -0.77
10
Chi phí bán hàng -2,953,286,445 -1.43 -1.75 46,307,976,161 22.67 1.60
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 3,784,600,315 7.75 -0.31 -17,463,557,074 -33.19 -0.32
Chi phí khác 60,621,462 0.00 0.00 44,257,216 73.01 0.00
Tổng chi phí 1,251,777,715,315 39.63 2.56 -453,352,706,138 -10.28 -1.41
Năm 2011, giá vốn hàng bán tăng cao hơn doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ cả về số tuyệt đối lẫn tốc độc tăng ( doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng 1,175,283,343,779 đồng, tốc độ tăng là 36.08%), đây là một biểu hiện
không tốt, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Bên cạnh đó, tỷ trọng giá vốn trong doanh thu thuần tăng 4.34%, có nghĩa là cũng trong
100 đồng doanh thu thuần nhưng năm 2011 giá vốn tăng thêm 4.34 đồng so với năm
2010, dẫn đến lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010.
Trái ngược với tình hình năm 2011, năm 2012, giá vốn bán hàng giảm nhiều hơn
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng
(doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 400,730,934,264 đồng, ứng với
tốc độ giảm 9.04%). Trong 100 đồng doanh thu thuần giảm 1.92 đồng giá vốn góp phần
làm tăng lợi nhuận trước thuế năm 2012 cho công ty.
Chi phí tài chính tăng cao vào năm 2011, với mức tăng 23,227,160,170 đồng
(tăng 75,86%), chủ yếu là chi cho lãi vay tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
3,784,600,315 đồng (tăng cho chi nhân viên, cho dịch vụ mua ngoài, cho chi phí khác).
Các chi phí này tăng sẽ làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Sang năm
2012, các chi phí này lại giảm đáng kể góp phần tăng lợi nhuận thuần: chi phí tài chính
giảm 35,972,411,857 đồng (giảm 66.81%) chứng tỏ khoản nợ vay của công ty giảm, chi
phí quản lý doanh nghiệp giảm 17,463,557,074 đồng (giảm 33.19%) chủ yếu là giảm các
dịch vụ mua ngoài, chứng tỏ công ty đã có những chủ trương hợp lý trong việc tiết kiệm
chi phí quản lý để gia tăng lợi nhuận.
Chi phí bán hàng năm 2011 giảm
2,953,286,445 đồng (giảm 1.43%) so với năm
2010, tăng 46,307,976,161 đồng (tăng
22.67%) vào năm 2012. Hoạt động bán hàng
tác động rất lớn đến lượng hàng tồn kho. Khi
mà hàng tồn kho vốn chiếm tỷ trọng cao lại
tăng thêm vào năm 2011, thì năm 2012, công
ty chú trọng hơn trọng công tác bán hàng để
giải quyết tình trạng ứ đọng này, do đó chi phí
bán hàng tăng cao.
Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất bé trong doanh thu thuần tuy nhiên nó liên tục
tăng qua các năm, chủ yếu là tăng cho giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý và chi
phí cho việc thanh lý các tài sản đó.
11
Nhìn chung, tình hình chi phí của
công ty có xu hướng tăng lên sau 3 năm.
Năm 2013, tổng chi phí giảm so với năm
2011, đây là chuyển biến tốt chứng tỏ công
ty đã có những động thái tích cực trong
việc cắt giảm, tiết kiệm chi phí cũng như
quản lý tốt hoạt động kinh doanh.
3. Phân tích lợi nhuận:
Bảng 2.3: Phân tích biến động theo thời gian của lợi nhuận
CHỈ TIÊU
So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011
Số tiền chênh
lệch
(vnd)
% Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Số tiền chênh
lệch
(vnd)
% Tăng
(Giảm)
Chênh
lệch
tỷ
trọng
(%)
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ -52,375,276,034 -13.60 -4.31 45,538,036,320 13.69 1.87
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh -75,085,804,771 -73.71 -2.52 53,374,873,721 199.33 1.38
Lợi nhuận khác -525,238,651 -22.64 -0.03 555,682,256 30.97 0.02
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế -75,611,043,422 -72.58 -2.55 53,930,555,977 188.75 1.40
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp -62,431,802,346 -71.22 -2.12 38,610,178,525 153.02 1.01
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2011 là năm mà lợi nhuận của công ty
giảm mạnh, do tất cả các khoản mục lợi nhuận của công ty đều giảm, dẫn đến lợi nhuận
trước và sau thuế của công ty cũng giảm. Năm 2012, tình hình đã khả quan hơn khi mà
các khoản mục lợi nhuận của công ty đều tăng so với năm 2011. Cụ thể như sau:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 của công ty giảm
52,375,276,034 đồng (giảm 13.6% so với năm 2010), cũng trong 100 đồng doanh thu
thuần nhưng lợi nhuận gộp của công ty giảm mất 4.31 đồng so với năm 2010. Năm
2012, lợi nhuận gộp thay đổi theo hướng tích cực, tăng 45,538,036,320 đồng, tuy nhiên
khoảng tăng này chưa thể bù đắp mức đã giảm năm 2011. Nguyên nhân của những biến
đổi này như đã phân tích ở phần chi phí, đó là do sự biến đổi của giá vốn hàng bán là chủ
yếu (năm 2011 giá vốn tăng, năm 2012 giá vốn giảm).
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm mạnh (giảm 73.71%
so với năm 2010), nguyên nhân là do tổng mức tăng các khoản chi phí giá vốn, chi phí
tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (1,251,717,093,853 đồng) lớn
hơn tổng tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt
động tài chính (1,176,271,289,082 đồng). Năm 2012, lợi nhuận thuần tăng lên mặc dù
doanh thu từ hoạt động kinh doanh giảm về số tuyệt đối, nguyên nhân là do chi phí cũng
giảm nhưng mức giảm nhiều hơn mức giảm của doanh thu nên lợi nhuận của công ty
tăng lên.
12
Lợi nhuận khác năm 2011 giảm bởi vì mức giảm của thu nhập khác gần bằng 8
lần mức tăng của chi phí khác. Năm 2012, mức tăng của thu nhập khác bằng hơn 13 lần
mức tăng của chi phí khác, do đó, lợi nhuận khác tăng lên đến 30.97% so với năm 2011.
Qua các phân tích trên cho thấy, năm 2010 là năm
công ty kinh doanh có lợi nhất trong 3 năm điều
tra, tất cả các khoản lợi nhuận đều có tỷ lệ cao hơn
so với 2 năm còn lại. Ngược lại, năm tiếp sau là
năm 2011, công ty hiệu quả kinh doanh của công
ty là thấp nhất, lợi nhuận sau thuế giảm đến
71.22%. Tuy nhiên, năm 2012, nhờ có chiến lược
kinh doanh đúng đắn cộng với việc tiết kiệm tối đa
các khoản chi phí không cần thiết, lợi nhuận của
công ty tăng lên gấp 1.5 lần năm trước. Công ty
cần nghiên cứu đưa ra những giải pháp giúp lợi
nhuận công ty tiếp tục tăng lên.
IV. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:
1. Đánh giá chung về các dòng tiền:
Biểu đồ 6: Dòng tiền của 3 hoạt động của công ty cổ phần dầu thực vật Tường An.
13
Quan sát 2 biểu đồ ta thấy, năm 2012 là
năm mà cả 3 dòng tiền đều có giá trị dương lớn
hơn rất nhiều so với 2 năm trước đó. Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư luôn âm
trong năm 2010 và 2011, sang năm 2012, cả 2
dòng tiền không những đều mang giá trị dương mà
còn tăng cao về số tuyệt đối, dẫn đến lưu chuyển
tiền thuần dương sau 2 năm liên tiếp âm. Những
thay đổi này chứng tỏ năm 2012, công ty đã có
bước chuyển mình ngoạn mục, là năm mà công ty
hoạt động sôi nổi và có hiệu quả nhất.
2. Phân tích các dòng tiền:
2.1. Biến động của các dòng tiền qua 3 năm:
Biểu đồ 8.1: Lưu chuyển dòng
tiền kinh doanh qua 3 năm.
Biểu đồ 8.2: Lưu chuyển dòng
tiền đầu tư qua 3 năm.
Biểu đồ 8.3: Lưu chuyển dòng
tiền tài chính qua 3 năm.
Quan sát 3 biểu đồ trên ta thấy, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có xu
hướng chuyển biến tích cực nhất. Năm 2010 và năm 2011, dòng tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh luôn âm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả. Dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động của công
ty, do đó, công ty phải đi vay, vì vậy, dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty dương
trong 2 năm này là phù hợp với tình hình huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh và sang năm 2012 dòng tiền từ hoạt động tài chính có mức âm lớn về trị
tuyệt đối, điều này chứng tỏ các khoản vay của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn và nhờ
nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 chuyển biến theo hướng tích
cực nên công ty đã trả được khoản nợ vay lớn. Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động đầu
tư của công ty cũng âm trong 2 năm 2010 và 2011, tuy nhiên điều đó thể hiện quy mô
đầu tư của công ty được mở rộng vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mở rộng đầu tư,
mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính lớn hơn số tiền thu do bán tài sản cố
định và thu hồi vốn đầu tư tài chính. Tuy vậy, về sồ tuyệt đối, dòng tiền này vẫn chiếm
một tỷ lệ rất bé.
2.2. Phân tích dòng tiền thu, chi:
2.2.1. Đánh giá chung:
14
Bảng 3.1: Dòng tiền thu qua 3 năm.
Dòng
tiền
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ trọng
HĐKD 259,954,343,501 24.60% 121,915,186,014 4.97% 300,239,314,864 14.77%
HDĐT 3,362,818,464 0.32% 1,978,038,306 0.08% 4,104,254,869 0.20%
HĐTC 793,492,887,423 75.08% 2,329,759,991,939 94.95% 1,728,793,626,974 85.03%
Tổng 1,056,810,049,388 100% 2,453,653,216,259 100% 2,033,137,196,707 100%
Bảng 3.2: Dòng tiền chi qua 3 năm.
Dòng
tiền
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
HĐKD (338,235,337,929) 31.60% (158,464,288,522) 6.41% (44,419,972,572) 2.29%
HDĐT (25,615,517,252) 2.39% (27,981,615,052) 1.13% (2,578,010,282) 0.13%
HDĐTC (706,474,194,208) 66.01% (2,285,775,972,681) 92.46% (1,889,279,112,909) 97.57%
Tổng (1,070,325,049,389) 100% (2,472,221,876,255) 100% (1,936,277,095,763) 100%
Quan sát biểu đồ 9 ta thấy, dòng tiền thu
năm 2011 và năm 2012 không đủ trang trải
cho các khoản chi của công ty, dẫn đến lưu
chuyển tiền thuần trong 2 năm âm, chứng
tỏ công ty hoạt động không hiệu quả. Năm
2012, tình hình thu, chi của công ty chuyển
biến theo hướng tích cực, tiền thu đã đủ bù
đắp cho các chi phí.
2.2.2. Kết cấu dòng tiền thu:
Biểu đồ 10.1: Cơ cấu dòng tiền
thu năm 2010
Biểu đồ 10.2: Cơ cấu dòng tiền
thu năm 2011
Biểu đồ 10.3: Cơ cấu dòng
tiền thu năm 2012
15
Quan sát các biểu đồ kết cấu dòng tiền thu trên đây, ta thấy, dòng tiền thu của
công ty được tạo nên chủ yếu từ hoạt động tài chính mà cụ thể có được từ vay ngắn hạn
và dài hạn, điều này cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty chưa cao. Thu từ hoạt
động đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ, có thể nói là không đáng kể, trong tổng thu. Thu từ
hoạt động kinh doanh chiếm gần ¼ trong tổng thu năm 2011, sang năm 2011, nguồn thu
đó giảm đáng kể, chỉ còn chiếm gần 5% tổng thu, năm 2012 tăng trở lại, chiếm 14.77%
tổng thu. Các khoản phải trả, chi phí lãi vay, khấu hao tài sản cố định là những nguồn
chủ yếu hình thành nên dòng tiền thu, điều này chứng tỏ công ty hoạt động không hiệu
quả.
2.2.3. Kết cấu dòng tiền chi:
Biểu đồ 12.1: Cơ cấu dòng
tiền thu năm 2010
Biểu đồ 12.2: Cơ cấu
dòng tiền thu năm 2011
Biểu đồ 12.3: Cơ cấu
dòng tiền thu năm 2012
Biểu đồ 13: Kết cấu dòng chi
16
Tương đối giống với kết cấu của nguồn tiền thu, nguồn tiền chi cho hoạt động tài
chính của công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi và chủ yếu là chi cho trả
nợ gốc vay, điều này hoàn toàn phù hợp khi mà tiền thu chủ yếu từ vay ngắn hạn mà có.
Có thể thấy rõ, dòng tiền chi cho hoạt động kinh doanh của công ty có đóng góp đáng kể
của hàng tồn kho, một lượng tiền lớn bị chuyển vào hàng tồn kho, chứng tỏ công ty chưa
có chính sách tiêu thụ hàng hóa tốt, hàng hóa bị ứ đọng. Bên cạnh đó, tiền trả lãi vay và
các khoản phải thu cũng là các nhân tố chủ yếu hình thành nên dòng tiền chi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đây là dấu hiệu không tốt, công ty cần có các chính sách thu
hồi nợ hiệu quả hơn để vốn của công ty không bị chiếm dụng quá lâu. Dòng tiền chi cho
hoạt động đầu tư chủ yếu là chi cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài
hạn khác, điều này cho thấy giai đoạn này công ty đang tập trung cải tiến mở rộng quy
mô sản xuất mà không có kế hoạch đầu tư tài chính nào khác.
V. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH:
1. Tỷ số khả năng thanh toán:
1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: ( H
TTTQ
)
H
TTTQ
= Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả
Hệ số này nói lên 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.
1.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: ( H
TTNH
)
H
TTNH
= Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn.
17
1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: ( H
TTN
)
H
TTN
= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng
bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến khả năng bán dự trữ.
1.4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: ( H
TTBT
)
H
TTBT
= Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết công ty có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền
để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Bảng 4.1.1: Bảng tính các tỷ số khả năng thanh toán.
2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn (1) 679,614,401,465 763,557,920,870 764,646,028,043
Tiền và các khoản tương đương tiền (2) 122,472,958,201 103,697,565,833 200,552,722,363
Hàng tồn kho (3) 473,806,515,476 573,917,640,748 459,728,420,211
Tổng tài sản (4) 944,174,603,808 1,026,805,845,753 1,001,871,132,875
Nợ phải trả (5) 574,466,502,262 678,798,983,677 623,582,625,031
Nợ ngắn hạn (6) 520,277,754,197 645,675,866,316 623,582,625,031
H
TTTQ
= (4) / (5) (lần) 1.64 1.51 1.61
H
TTNH
= (1) / (6) (lần) 1.31 1.18 1.23
H
TTN
= [(1) – (3)] / (6) (lần) 0.40 0.29 0.49
H
TTBT
= (2) / (6) (lần) 0.24 0.16 0.32
Biểu đồ 14: Biểu diễn nhóm khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Quan sát biểu đồ ta có những nhận xét sau:
• Đối với hệ số thanh toán tổng quát: Giai đoạn 2010-2012, hệ số thanh toán
tổng quát của công ty ở mức cho phép (1.64 , 1.51 , 1.61). Điều này chứng tỏ,
toàn bộ tài sản hiện có của công ty đủ để trả số nợ mà công ty phải thanh toán.
18
• Đối với hệ số thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện thời) và hệ số
thanh toán nhanh:
Năm 2010, 1đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.31đồng tài sản ngắn hạn,
tương đương với việc công ty cần đến 76.55% giá trị tài sản ngắn hạn để đủ thanh toán
các khoản nợ đến hạn. Năm 2011, hệ số này giảm xuống còn 1.18 lần, năm 2012 lại tăng
lên là 1.23 lần. Đối với công ty là chuyên kinh doanh chế biến dầu thực vật, tỷ số này
cao là tốt, tuy nhiên tỷ số thanh toán hiện thời của công ty chưa cao lại đang có chuyển
biến không tốt. Để có đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty ta loại yếu tố hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn vì hàng tồn kho có tính thanh
khoản thấp.
Xét đến hệ số thanh toán nhanh của công ty ta thấy hệ số này là quá nhỏ (nhỏ hơn
0.5). Với kết quả này cho ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến
hạn là rất thấp, điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán nếu hàng hóa
không được tiêu thụ tôt, công ty có thể gặp nguy cơ phải bán gấp tài sản để có đủ tiền
thanh toán.
• Đối với hệ số thanh toán nhanh bằng tiền:
Hệ số này giảm vào năm 2011 (giảm 0.08 lần so với năm 2010) và năm 2012 lại
tăng gấp 2 lần so với năm 2011, đây là chuyển biến tích cực bởi vì nhìn chung, tỷ số này
qua 3 năm rất thấp, công ty duy trì một lượng tiền mặt thấp như vậy là không an toàn.
1.5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: ( H
TTLV
)
H
TTLV
= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Chi phí lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế và lãi
vay của công ty.
Bảng 4.1.2: Bảng tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay
2010 2011 2012
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 104,182,821,698 28,571,778,276 82,502,334,253
Chi phí lãi vay 18,298,564,407 41,901,734,801 17,380,497,226
H
TTLV
(lần) 6.69 1.68 5.75
Quan sát biểu đồ 15 ta thấy, hệ số này biến
động mạnh qua các năm. Năm 2010, tỷ số
này đạt mức cao nhất, sang năm sau lại
giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3
năm và năm sau lại tăng trở lại nhưng
chênh lệch so với năm 2010 là 0.95 lần.
Tuy nhiên, tỷ số này là chưa cao, chứng tỏ
nguồn vốn vay đã được công ty sử dụng
chưa hiệu quả.
19
2. Tỷ số khả năng hoạt động
2.1. Số vòng quay hàng tồn kho: ( VQHTK )
VQHTK = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Bảng 4.2.1: Bảng tính số vòng quay hàng tồn kho và thời gian tồn kho bình quân
2010 2011 2012
Giá vốn hàng bán 2,872,031,223,707
4,099,689,843,52
0 3,653,420,872,936
Hàng tồn kho đầu kỳ 200,042,892,789 473,806,515,476 573,917,640,748
Hàng tồn kho cuối kỳ 473,806,515,476 573,917,640,748 459,728,420,211
Hàng tồn kho bình quân 336,924,704,133 523,862,078,112 516,823,030,480
VQHTK (lần) 8.52 7.83 7.07
Số vòng quay hàng tồn kho của công ty là
khá cao, cho thấy công ty sử dụng hàng
tồn kho tương đối tốt, đó là cơ sở nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, tỷ số này
đang có xu hướng giảm dần qua 3 năm.
Hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu,
thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang. Đây là dấu hiệu không tốt, chứng
tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cũng như
chính sách tiêu thụ thành phẩm của công
ty chưa hiệu quả.
2.2. Kỳ thu tiền bình quân: (KTTBQ)
KTTBQ = Số ngày làm việc trong năm / Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu bình quân
Bảng 4.2.2: Bảng tính kỳ thu tiền bình quân
2010 2011 2012
Doanh thu thuần 3,262,880,678,802 4,438,687,350,695 4,039,625,200,534
Các khoản phải thu đầu kỳ 34,992,402,807 54,827,960,386 66,772,175,566
Các khoản phải thu cuối kỳ 54,827,960,386 66,772,175,566 97,997,691,591
Các khoản phải thu bình quân 44,910,181,597 60,800,067,976 82,384,933,579
Vòng quay khoản phải thu (lần) 72.65 73.00 49.03
KTTBQ (ngày) 5 5 7
Kỳ thu tiền bình quân của công ty là thấp bởi vì vòng quay khoản phải thu là quá
cao. Năm 2010 và năm 2011, kỳ thu tiền bình quân không thay đổi nhiều, năm 2012, tình
hình khả quan hơn khi mà kỳ thu tiền bình quân tăng từ 5 ngày lên 7 ngày. Tỷ số này cho
thấy, công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty khá chậm chạp, chưa tốt, rủi ro tín
dụng, nguy cơ mất vốn cao mặc dù việc này sẽ tăng khả năng thu hút việc mua hàng của
khách hàng.
2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: ( H
TSCĐ
)
H
TSCĐ
= Doanh thu thuần / Nguyên giá tài sản cố định bình quân
2.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: ( H
TS
)
20
H
TS
= Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
Bảng 4.2.3: Bảng tính hiệu suất sử dụng tài sản
2010 2011 2012
Doanh thu thuần 3,262,880,678,802
4,438,687,350,69
5 4,039,625,200,534
Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ 411,335,571,672 443,265,591,935 469,593,277,684
Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ 443,265,591,935 469,593,277,684 489,258,515,324
Nguyên giá tài sản cố định bình quân 427,300,581,804 456,429,434,810 479,425,896,504
Tổng tài sản đầu kỳ 647,182,021,521 944,174,603,808 1,026,805,845,753
Tổng tài sản cuối kỳ 944,174,603,808 1,026,805,845,753 1,001,871,132,875
Tổng tài sản bình quân 795,678,312,665 985,490,224,781 1,014,338,489,314
H
TSCĐ
(lần) 7.64 9.72 8.43
H
TS
(lần) 4.10 4.50 3.98
Năm 2010, bình quân 1đồng nguyên giá
của tài sản cố định tạo ra 7.64 đồng doanh thu thuần,
năm 2011 tạo ra 9.72 đồng , năm 2012 tạo ra 8.43
đồng. Nhìn chung, sau 3 năm hiệu suất sử dụng tài
sản cố định của công ty có tăng lên và tương đối cao,
cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty ở
mức tương đối. Công ty cần có những biện pháp tích
cực hơn nhằm nâng cao năng suất sử dụng tài sản cố
định hơn nữa để đẩy nhanh hơn khả năng thu hồi tài
sản, tái đầu tư vào tài sản cố định mới đảm bảo nâng
cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho
công ty bởi vì hiện nay công ty còn sử dụng nhiều
những tài sản đã khấu hao hết.
• Về hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiêu suất sử dụng tổng tài sản năm 2010 là 4.1, nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản
của công ty thì tạo ra được 4.1 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, tỷ số này tăng lên là
4.5, tức là cũng với 1 đồng tài sản công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2010.
Sang năm 2012, tỷ số này lại giảm xuống thấp hơn cả năm 2010. Tỷ số này tăng lên là
tốt, giảm là không tốt. Qua 3 năm, tỷ số này không biến động nhiều và chỉ ở mức trung
bình. Kết hợp với các tỷ số tài chính ở trên có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản là
phù hợp với những biến đổi của vòng quay hàng tồn kho và hiệu suất sử dụng tài sản cố
định.
3. Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản:
3.1. Tỷ số đòn bẩy tài chính:
• Hệ số nợ ( H
N
):
H
N
= ( Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn ) x 100%
• Hệ số vốn chủ sở hữu ( H
VCSH
):
21
H
VCSH
= ( Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn ) x 100%
Bảng 4.3.1: Bảng tính tỷ số đòn bẩy tài chính
2010 2011 2012
Nợ phải trả 574,466,502,262 678,798,983,677 623,582,625,031
Vốn chủ sở hữu
369,708,101,54
6 348,006,862,076 378,288,507,844
Tổng tài sản
944,174,603,80
8 1,026,805,845,753 1,001,871,132,875
H
N
(%) 60.84 66.11 62.24
H
VCSH
(%) 39.16 33.89 37.76
Năm 2010, trong 100 đồng nguồn vốn thì có đến
60.84 đồng nợ phải trả, phần còn lại là vốn tự có.
Năm 2011, nợ phải trả lại tăng lên 5.27 đồng cũng
trong 100 đồng vốn đó, năm 2012 giảm đi 3.87
đồng. Các tỷ số đòn bẩy tài chính biến động mỗi
năm, hệ số nợ giảm thì hệ số vốn chủ sở hữu tăng
lên tương ứng. Những thay đổi này không quá
mạnh mẽ nên kết cấu không hề thay đổi, hệ số nợ
của công ty vẫn cao hơn so với hệ số vốn chủ sở
hữu, điều này chứng tỏ, khả năng tự chủ về tài
chính của công ty chưa cao. Tuy vậy, chênh lệch
này không phải là quá cao, cho nên khi một trong
các khoản nợ tới hạn thanh toán công ty vẫn đảm
bảo khả năng chi trả.
3.2. Cơ cấu tài sản:
• Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn ( ĐT
TSNH
):
ĐT
TSNH
= ( Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản ) x 100%
• Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn ( ĐT
TSDH
):
ĐT
TSDH
= ( Tài sản dài hạn / Tổng tài sản ) x 100%
3.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn:
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn =
VCSH
TSDH
Bảng 4.3.2: Bảng tính cơ cấu tài sản của công ty
2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn 679,614,401,465 763,557,920,870 764,646,028,043
Tài sản dài hạn 264,560,202,343 263,247,924,883 237,225,104,832
Tổng tài sản 944,174,603,808 1,026,805,845,753 1,001,871,132,875
Vốn chủ sở hữu 369,708,101,546 348,006,862,076 378,288,507,844
ĐT
TSNH
(%) 71.98 74.36 76.32
ĐT
TSDH
(%) 28.02 25.66 23.68
Tỷ suất tự tài trợ tài
sản dài hạn (lần) 1.40 1.32 1.59
22
Năm 2010, trong 100 đồng tài sản thì công
ty dùng 71.98 đồng cho tài sản ngắn hạn còn lại 28.02
đồng là cho tài sản dài hạn. Sang năm 2011, công ty
dành thêm 2.38 đồng, năm 2012 lại tăng thêm 1.96 đồng
nữa cho tài sản ngắn hạn, đồng thời tài sản dài hạn trong
100 đồng tài sản cũng giảm lượng tương ứng với mức
tăng của tài sản ngắn hạn. Ta dễ dàng thấy được xu
hướng sử dụng tài sản của công ty là chủ yếu sử dụng tài
sản ngắn hạn, cơ cấu đầu tư cũng có xu hướng chuyển
dịch sang tài sản ngắn hạn.
Từ số liệu bảng 4.3.2 cho ta thấy tỷ số tự tài trợ tài sản ngắn hạn của công
ty tăng lên mỗi năm, đây là chuyển biết tích cực . Tỷ số này của công ty luôn lớn hơn 1,
điều này nói lên cấu trúc tài chính của công ty tốt, vốn chủ sở hữu không những đủ để tài
trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
4. Các tỷ suất sinh lời:
4.1. Doanh lợi doanh thu (ROS):
ROS = ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần ) x 100%
Bảng 4.4.1: Bảng tính doanh lợi doanh thu
2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế 87,663,693,051 25,231,890,705 63,842,069,230
Doanh thu thuần 3,262,880,678,802
4,438,687,350,69
5 4,039,625,200,534
ROS (%) 2.69 0.57 1.58
Năm 2011, doanh lợi doanh thu là 2.69, nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần
thì có 2.69 đồng lợi nhuận sau thuế, đây là một con số khá thấp, thế nhưng sang năm
2012 nó lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0.57 đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu.
Sang năm 2012 tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2010. Ta thấy, tỷ số ROS
của công ty là rất thấp qua các năm, chứng tỏ hiệu quả quản lý chi phí của công ty chưa
cao. Đặc biệt là vào năm 2011, khi doanh thu thuần của công ty tăng lên so với năm
2010 thì lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh, cho ta thấy trong năm 2011, chi phí của công
ty tăng quá cao. Ngược lại, năm 2012, doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận sau thuế
của công ty lại tăng lên, chúng tỏ công ty đã có những chính sách quản lý chi phí hiệu
quả.
4.2. Tỷ số sức sinh lời căn bản ( BEPR )
BEPR = ( EBIT / Tổng tài sản bình quân ) x 100%
Bảng 4.4.2: Bảng tính tỷ số sức sinh lời căn bản
2010 2011 2012
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 104,182,821,698 28,571,778,276 82,502,334,253
Chi phí lãi vay 18,298,564,407 41,901,734,801 17,380,497,226
Tổng tài sản bình quân 795,678,312,665 985,490,224,781 1,014,338,489,314
BEPR (%) 15.39 7.15 9.85
23
Khi công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính và cũng không phải chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp thì cứ đầu tư 100 đồng tài sản vào công ty sẽ thu được 15.39 đồng lợi
nhuận vào năm 2010, năm 2011 là 7.15 đồng, năm 2012 là 9.85 đồng. Để đánh giá được
công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không, ta xét đến tỷ số doanh lợi tài sản để đưa
ra kết luận.
4.3. Tỷ số doanh lợi tài sản (ROA):
ROA = ( Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân ) x 100%
Bảng 4.4.4: Bảng tính tỷ số doanh lợi tài sản
2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế 87,663,693,051 25,231,890,705 63,842,069,230
Tổng tài sản bình quân
795,678,312,66
5 985,490,224,781 1,014,338,489,314
ROA (%) 11.02 2.56 6.29
Năm 2010 là năm công ty sử dụng tài sản có
hiệu quả nhất trong 3 năm điều tra, do doanh lợi tài sản
năm 2010 là cao nhất trong 3 năm, đạt 11.02%, tức là
khi đầu tư bình quân 100 đồng tài sản vào công ty thì
sẽ thu được 11.02 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm tiếp
sau đó lại là năm công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả
nhất, chỉ đạt 2.56 đồng. Năm 2012, có chuyển biến tốt
hơn, doanh lợi tài sản tăng nhưng chỉ đạt 57% so với
năm 2011. Qua đó cho ta thấy tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty chưa ổn định, doanh lợi tài sản có
biến động mạnh và không cao, đây là dấu hiệu không
tốt. Tuy nhiên, đối chiếu với tỷ số BEPR của công ty,
ta thấy được công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả
nhưng chênh lệch không nhiều.
Biểu đồ 20 cho ta thấy doanh lợi doanh thu của công ty thấp hơn so với ROA của
trung bình ngành. Năm 2010 khoảng cách đó không xa nhưng 2 năm gần đây ROA của
công ty giảm mạnh nên chưa bằng ½ ROA của trung bình ngành. Đây là dấu hiệu không
tốt, doanh lợi doanh thu của công ty quá thấp, công ty cần tìm cách khắc phục.
4.4. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân ) x 100%
Bảng 4.4.3: Bảng tính doanh lợi vốn chủ sở hữu
2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế 87,663,693,051 25,231,890,705 63,842,069,230
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 290,940,391,908
369,708,101,54
6 348,006,862,076
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 369,708,101,546
348,006,862,07
6 378,288,507,844
24
Vốn chủ sở hữu bình quân 330,324,246,727
358,857,481,81
1 363,147,684,960
ROE (%) 26.54 7.03 17.58
Năm 2011 cũng lại là năm có doanh lợi vốn chủ sở hữu
thấp nhất, giảm 19.5% so với năm 2010 và chênh lệch
với năm 2012 là 10.55%. So sánh với doanh lợi tài sản
thì doanh lợi vốn chủ sở hữu trung bình gấp 11 lần,
khoảng cách khá xa.Đây là một chỉ tiêu được quan tâm
nhiều khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng giống với các tỷ suất
sinh lời khác của công ty, đều có biến động mạnh qua
các năm, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại đầu tư
vào công ty, ta có thể thấy rõ điều đó khi mà vốn chủ sở
hữu tăng rất chậm qua các năm. Tuy nhiên ở mức
26.54% thì doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty cũng
được xem là cao, mong rằng khi có thêm vốn đầu tư thì
công ty sẽ đưa con số này lên cao hơn nữa.
Biểu đồ 21 cho ta thấy ROE của công ty cao hơn so với trung bình ngành vào
năm 2010, tuy chênh lệch không xa nhưng đây là dấu hiệu khá tốt, bởi vì 2 năm sau lại
thấp hơn, năm 2012 chênh lệch không nhiều nhưng năm 2011 chưa đến ½ ROE của
trung bình ngành. Đây có thể là nguyên nhân khiến công ty không có sức hút đối với các
nhà đầu tư.
VI. PHÂN TÍCH DUPONT
Phương trình Dupont: ROE = ROS x H
TS
x
N
1
1 H−
Bảng 5.1: Bảng phân tích các nhân tố tác động đến doanh lợi vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
ROS (%) 2.69 0.57 1.58
H
TS
(%) 410 450 398
H
N
(lần) 0.61 0.66 0.62
1/(1-H
N
) 2.55 2.95 2.65
ROE (%) 26.54 7.03 17.58
Dựa vào bảng phân tích trên dễ dàng nhận thấy, năm 2010, ROE cao nhất trong 3
năm, do ROS năm 2010 là cao nhất mặc dù H
TS
và
N
1
1 H
−
thấp hơn năm 2011, nhưng do
25
chênh lệch ROS quá cao (hơn 4 lần so với năm 2011, trong khi H
TS
và
N
1
1 H
−
chỉ chênh
chưa đến 1.2 lần). Từ đó suy ra ROE giảm mạnh vào năm 2011, nguyên nhân là do ROS
giảm mạnh, H
TS
và hệ số nhân vốn chủ sở hữu tăng không nhiều. Năm 2012, ROE của
công ty tăng trở lại đó là nhờ tác động của các yếu tố: ROS tăng 2.77 lần, vòng quay tài
sản và hệ số nhân vốn chủ sở hữu giảm nhưng không nhiều. Ta thấy ROE biến thiên
cùng chiều với ROS và ngược chiều với H
TS
và H
N
, như vậy, yếu tố tác động lớn nhất đối
với ROE là ROS. Do đó để nâng cao hiệu quả tài chính công ty cần có chính sách cụ thể
đối với các yếu tố cấu thành nên cũng như tác động đến ROS.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2010 – 2012, công ty hoạt động hiệu quả nhất là vào năm 2010.
Năm 2011, công ty hoạt động kém hiệu quả nhất, một phần do ảnh hưởng của lạm phát
năm này quá cao mà công ty chủ yếu sử dụng vốn vay ngắn hạn để hoạt động kinh doanh
nên tổng chi phí tăng cao làm cho doanh thu thuần dù tăng nhưng lợi nhuận vẫn giảm,
tuy nhiên đó cũng là do công tác quản lý chi phí của công ty chưa hợp lý. Sang năm
2012, nhờ cắt giảm các khoản chi không cần thiết và thực hiện tiết kiệm, đồng thời đưa
ra các chính sách bán hàng hiệu quả nên đã làm giảm đi một lượng hàng tồn kho khá lớn
bị ứ đọng trong 2 năm trước đó, lạm phát giảm, đó là những nguyên nhân khiến cho lợi
nhuận của công ty trong năm 2012 tăng trở lại mặc dù không bằng năm 2011 nhưng có
được bước chuyển mình như vậy là rất tốt. Điểm hạn chế lớn nhất của công ty là chủ yếu
sử dụng vốn vay ngắn hạn, mà hệ số thanh toán nhanh của công ty quá thấp, điều này rất
nguy hiểm nếu như công ty làm ăn không hiệu sẽ có thể dẫn đến việc bán tài sản để trả
nợ. Công ty cần tích cực hơn nữa trong công tác tìm kiếm nguồn đầu tư để năng cao khả
năng tự chủ về tài chính và giảm sức ép nợ.