Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Khảo sát tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng và một số yếu tố liên quan trong bệnh đái tháo đường típ 2 ở người trên và dưới 60 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

TRẦN HỒNG HẢI

KHẢO SÁT TỶ LỆ HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ ĐỨNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Ở NGƯỜI TRÊN VÀ DƯỚI 60 TUỔI

Chuyên ngành: Lão khoa
Mã số: CK 62 72 20 30

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học: TS.BS. TƠN THẤT MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
số liệu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả


Trần Hồng Hải


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường típ 2 ................................................ 4
1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 .................................. 4
1.1.2. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ở người cao tuổi ............................. 4
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh ĐTĐ típ 2. ............................................ 6
1.1.4. Biến chứng thần kinh mạn tính trong bệnh ĐTĐ típ 2 ..................... 6
1.1.5. Mục tiêu kiểm sốt đường huyết ở NCT .......................................... 9
1.2. Hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi ............................................ 10
1.2.1. Định nghĩa hạ huyết áp tư thế đứng................................................ 11
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của hạ huyết áp tư thế đứng ............................... 11
1.2.3. Dịch tễ học HHATTĐ ở NCT ........................................................ 13
1.2.4. Một số yếu tố liên quan gây nên tình trạng HHATTĐ ở NCT ....... 14
1.2.5. Các nghiên cứu về HHATTĐ ở NCT ............................................. 19
1.3. Hạ huyết áp tư thế đứng ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2.......................... 22
1.3.1. Biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch do ĐTĐ típ 2 .................... 22

1.3.2. Đặc điểm HHATTĐ ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ......................... 24


1.3.3. HHATTĐ và THA ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ............................ 24
1.3.4. Các nghiên cứu về HHATTĐ ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ........... 25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 29
2.1.1. Dân số mục tiêu .............................................................................. 29
2.1.2. Dân số chọn mẫu............................................................................. 29
2.1.3. Tiêu chí chọn mẫu........................................................................... 29
2.1.4. Tiêu chí loại trừ ............................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu..................................................... 30
2.2.3. Các bước tiến hành trong nghiên cứu ............................................. 31
2.2.4. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ...................................... 32
2.2.5. Định nghĩa các biến số trong nghiên cứu ....................................... 37
2.2.6. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 40
2.2.7. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................ 40
2.2.8. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................ 41
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ............................................................. 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 43
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 43
3.2. Tỷ lệ và đặc điểm HHATTĐ trong bệnh ĐTĐ típ 2............................. 46
3.2.1. Tỷ lệ HHATTĐ ở BN ĐTĐ típ 2 ................................................... 46
3.2.2. Đặc điểm về biểu hiện HHATTĐ ................................................... 47
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng của HHATTĐ ............................................. 48
3.2.4. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có
HHATTĐ .................................................................................................. 49



3.3. Khảo sát mối liên quan giữa HHATTĐ ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 với
một số yếu tố qua phân tích hồi quy logistic đơn biến ................................ 51
3.3.1. Liên quan giữa HHATTĐ với tuổi ................................................. 51
3.3.2. Liên quan giữa HHATTĐ và giới tính ........................................... 52
3.3.3. Liên quan giữa HHATTĐ và Thừa cân-béo phì ............................. 52
3.3.4. Liên quan giữa HHATTĐ và thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2......... 53
3.3.5. Đặc điểm nhịp tim nhanh khi nghỉ và mối liên quan với HHATTĐ
................................................................................................................... 54
3.3.6. Liên quan giữa HHATTĐ và bệnh THA ........................................ 55
3.3.7. Liên quan giữa HHATTĐ và kiểm soát HbA1c ............................ 60
3.3.8. Liên quan giữa HHATTĐ và mức Glucose huyết đói.................... 61
3.3.9. Liên quan giữa HHATTĐ và rối loạn Lipid máu ........................... 61
3.3.10. Liên quan giữa HHATTĐ và tình trạng đa bệnh .......................... 63
3.3.11. Liên quan giữa HHATTĐ với tình trạng đa thuốc ....................... 64
3.3.12. Liên quan giữa HHATTĐ và hạn chế ADL ................................. 66
3.4. Khảo sát mối liên quan giữa HHATTĐ ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 và
các yếu tố liên qua phân tích đa biến. .......................................................... 66
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 69
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 69
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................... 69
4.1.2. Đặc điểm về giới tính ...................................................................... 70
4.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn ......................................................... 71
4.1.4. Đặc điểm về nơi ở của BN .............................................................. 72
4.2. Tỷ lệ và đặc điểm HHATTĐ trong bệnh ĐTĐ típ 2............................. 72
4.2.1. Tỷ lệ HHATTĐ ở BN ĐTĐ típ 2 ................................................... 72
4.2.2. Đặc điểm về biểu hiện HHATTĐ ................................................... 75
4.2.3. Về triệu chứng lâm sàng HHATTĐ................................................ 76



4.2.4. Về triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có
HHATTĐ .................................................................................................. 77
4.3. Mối liên quan giữa HHATTĐ ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 với một số
yếu tố qua phân tích hồi quy logistic đơn biến ............................................ 78
4.3.1. Liên quan giữa HHATTĐ với tuổi ................................................. 78
4.3.2. Liên quan giữa HHATTĐ và giới tính ........................................... 79
4.3.3. Liên quan giữa HHATTĐ và Thừa cân - béo phì ........................... 80
4.3.4. Liên quan giữa HHATTĐ và thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2......... 81
4.3.5. Liên quan giữa HHATTĐ và nhịp tim nhanh khi nghỉ .................. 82
4.3.6. Liên quan giữa HHATTĐ và bệnh THA ........................................ 83
4.3.7. Liên quan giữa HHATTĐ và kiểm soát HbA1c ở NCT................. 87
4.3.8. Liên quan giữa HHATTĐ và kiểm sốt Glucose huyết đói ........... 88
4.3.9. Liên quan giữa HHATTĐ và rối loạn lipid máu ............................ 89
4.3.10. Liên quan giữa HHATTĐ và tình trạng đa bệnh lý ...................... 90
4.3.11. Liên quan giữa HHATTĐ với tình trạng đa thuốc ....................... 91
4.3.12. Liên quan giữa HHATTĐ và hạn chế ADL ................................. 92
4.4. Mối liên quan giữa HHATTĐ và các yếu tố ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ
2 qua phân tích hồi quy logistic đa biến. ..................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 97
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Phiếu thu thập số liệu
- Danh sách bệnh nhân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN


Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BCTKTCTM

Biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐH

Đường huyết

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


HHATTĐ

Hạ huyết áp tư thế đứng

NCT

Người cao tuổi

THA

Tăng huyết áp

ƯCMC

Ức chế men chuyển

ƯCTT

Ức chế thụ thể


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
AAN

American Academy of Neurolory
(Viện Thần kinh Hoa Kỳ)

AAS


American Autonomic Society
(Hiệp hội Thần kinh tự chủ Hoa Kỳ)

ADA

American Diabetes Association
(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ)

ADL

Activity of daiy of living
(Hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày)

BMI

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

CAN

Cardiovascular autonomic neuropathy
(Bệnh thần kinh tự chủ tim mạch)

HbA1c

Hemoglobin A1c

HDL-c

High density lipoprotein cholesterol

(Cholesterol của lipoprotein tỷ trọng cao)

IDF

International Diabetes Federation
(Liên đoàn đái tháo đường quốc tế)

LDL-c

Low density lipoprotein cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỷ trọng thấp)

OR

Odd ratio (Tỷ số chênh)

CI 95%

Confidence Interval 95%
(Khoảng tin cậy 95%)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại BMI cho người Châu Á ................................................. 33

Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC 2013 ................................. 34
Bảng 2.3. Phân loại mức Lipid máu ................................................................ 36
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ...................................... 43
Bảng 3.2. Tỷ lệ HHATTĐ ở BN mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ................................... 46
Bảng 3.3. Đặc điểm về biểu hiện HHATTĐ ở BN mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ....... 47
Bảng 3.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng HHATTĐ ở BN ĐTĐ típ 2 ........ 48
Bảng 3.5. Triệu chứng HHATTĐ ở BN ĐTĐ típ 2 thường gặp.................... 49
Bảng 3.6. Tỷ lệ HHATTĐ theo nhóm tuổi ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ....... 51
Bảng 3.7. Liên quan giữa HHATTĐ và tuổi................................................... 51
Bảng 3.8. Liên quan giữa HHATTĐ và giới tính ........................................... 52
Bảng 3.9. Liên quan giữa HHATTĐ và thừa cân - béo phì ............................ 52
Bảng 3.10. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2 và HHATTĐ .......... 53
Bảng 3.11. Liên quan giữa HHATTĐ với thời gian mắc bệnh ĐTĐ ............. 54
Bảng 3.12. Nhịp tim nhanh khi nghỉ và mối liên quan với HHATTĐ ........... 54
Bảng 3.13. Liên quan giữa HHATTĐ và bệnh THA ...................................... 55
Bảng 3.14. HHATTĐ và kiểm soát HA .......................................................... 56
Bảng 3.15. Liên quan giữa HHATTĐ và THA nặng ...................................... 56
Bảng 3.16. Liên quan giữa HHATTĐ và kiểm soát HATT............................ 57
Bảng 3.17. Liên quan giữa HHATTĐ và kiểm soát HATTr ......................... 58
Bảng 3.18. Liên quan giữa HHATTĐ và dùng thuốc điều trị THA ............... 58
Bảng 3.19. Liên quan giữa HHATTĐ và nhóm thuốc điều trị THA .............. 59


Bảng 3.20. Liên quan giữa HHATTĐ và mức HbA1c ................................... 60
Bảng 3.21. Liên quan giữa HHATTĐ và mức Glusose huyết đói ................. 61
Bảng 3.22. Liên quan giữa HHATTĐ với RLLM .......................................... 61
Bảng 3.23. Liên quan giữa HHATTĐ với từng loại rối loạn Lipid máu ........ 62
Bảng 3.24. Đặc điểm về HHATTĐ và số bệnh ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 63
Bảng 3.25. Liên quan giữa HHATTĐ và tình trạng đa bệnh ......................... 63
Bảng 3.26. Phân bố số thuốc được dùng hàng ngày ở NCT ........................... 64

Bảng 3.27. Liên quan giữa HHATTĐ và tình trạng đa thuốc......................... 65
Bảng 3.28. Liên quan giữa HHATTĐ và hạn chế ADL ................................. 66
Bảng 3.29. Liên quan giữa một số yếu tố với HHATTĐ trong mơ hình hồi qui
đa biến. ............................................................................................ 67
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ HHATTĐ ở BN ĐTĐ trong nước............................. 74
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ HHATTĐ ở BN ĐTĐ nước ngoài ............................ 75


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình nghiên cứu....................................................... 41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh đái tháo đường típ 2 và các biến chứng của nó đã và
đang là mối đe dọa đối với sức khỏe con người, một trong những vấn đề sức
khỏe đáng quan tâm nhất trên thế giới trong thế kỷ 21 với tỷ lệ mắc bệnh ngày
càng có khuynh hướng gia tăng. Bệnh đái tháo đường típ 2 gây ra nhiều biến
chứng, trong đó có các biến chứng thần kinh và bệnh lý thần kinh tự chủ tim
mạch là tình trạng thường gặp, đây là biến chứng nghiêm trọng nhưng khó
phát hiện sớm và thường ít được quan tâm trong thực hành lâm sàng [25],
[53], [72], [95]. Biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch trong bệnh đái tháo
đường típ 2 gây nên một số rối loạn ở hệ tim mạch, một trong những biểu
hiện đó là tình trạng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế [45]. Theo nhiều nghiên
cứu, tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là từ
8,2 – 60,7% [5], [30], [51], [61], [62]. Theo tác giả Guerin Aline bệnh đái
tháo đường làm tăng tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi lên
gấp 4,23 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường [48]. Việc
phát hiện các biểu hiện này trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có ý nghĩa

trong việc ngăn ngừa những tổn thương do tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng
gây ra cũng như giúp ích trong q trình theo dõi và điều trị bệnh.
Theo Hiệp hội Thần kinh tự chủ Hoa Kỳ và Viện Thần kinh Hoa Kỳ,
hạ huyết áp tư thế đứng là tình trạng lâm sàng với huyết áp tâm thu giảm ít
nhất 20 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10 mmHg khi thay
đổi tư thế từ nằm sang đứng trong vịng 1 – 3 phút. Tình trạng này có thể có
hoặc khơng có triệu chứng đi kèm. Các triệu chứng thường gặp như hoa mắt,
nhìn mờ, chóng mặt, lú lẫn, ngất... xảy ra vài giây đến vài phút khi đứng và
biến mất khi nằm [22], [42].
Hạ huyết áp tư thế đứng rất hay gặp ở người cao tuổi và là một trong


2

những vấn đề hay bị bỏ sót khi khám bệnh và điều trị [39]. Tần suất gặp hạ
huyết áp tư thế đứng gia tăng theo tuổi, liên quan đến các thuốc điều trị bệnh
nền như thuốc điều trị tăng huyết áp, hạ huyết áp tư thế đứng cũng liên quan
đến các bệnh lý gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ ngoại vi như bệnh đái tháo
đường típ 2 [79]. Hạ huyết áp tư thế đứng là một trong các biểu hiện của biến
chứng thần kinh tự chủ tim mạch trong bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ở
người cao tuổi [84]. Ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng, hạ huyết áp tư
thế đứng cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ, biến cố tim mạch và
cả tử vong chung, nhất là ở người trung niên hoặc cao tuổi [34], [92]. Theo
tác giả Budyono C và cộng sự, tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi
mắc bệnh đái tháo đường típ 2 ở Thủ đơ Jakarta - Indonesia là 27,4%, có mối
liên quan giữa hạ huyết áp tư thế đứng và tình trạng kiểm sốt đường huyết
[30]. Theo Van Hateren K.J và cộng sự (2012) nghiên cứu về hạ huyết áp tư
thế đứng trong bệnh đái tháo đường típ 2 và té ngã ở người cao tuổi cho thấy
tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng trong bệnh đái tháo đường típ 2 là 28%; hạ huyết
áp tư thế đứng làm tăng nguy cơ ngã quỵ và các tai nạn khác dẫn đến tăng tỷ

lệ tử vong [90].
Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề hạ huyết áp tư thế đứng ít được các nhà
lâm sàng quan tâm. Các nghiên cứu về hạ huyết áp tư thế đứng hiện nay tập
trung ở tất cả các nhóm tuổi khác nhau và chỉ mơ tả chung chung, số liệu về
hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường típ 2 cịn
hạn chế. Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng ở bệnh nhân mắc bệnh
đái tháo đường típ 2 là bao nhiêu, đặc biệt ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi; và hạ huyết
áp tư thế đứng ở người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường típ 2 liên quan với
các yếu tố nào là chủ yếu. Từ những lý do đó mà chúng tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng và một số yếu tố liên quan trong
bệnh đái tháo đường típ 2 ở người trên và dưới 60 tuổi”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng và một số yếu tố liên quan trong
bệnh đái tháo đường típ 2 ở người trên và dưới 60 tuổi tại phòng khám Nội
tiết ngoại trú Bệnh viện Quận Thủ Đức trong khoảng thời gian 7 tháng từ
tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.

Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm hạ huyết áp tư thế đứng ở bệnh nhân mắc
bệnh đái tháo đường típ 2 tại phịng khám Nội tiết ngoại trú Bệnh viện Quận
Thủ Đức theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thần kinh tự chủ Hoa Kỳ và Viện
Thần kinh Hoa Kỳ.
2. Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng ở
người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường típ 2 với một số yếu tố như tuổi, giới,

chỉ số khối cơ thể, bệnh tăng huyết áp, thời gian mắc bệnh đái tháo đường,
mức độ kiểm soát đường huyết, rối loạn lipid máu, đa bệnh, đa thuốc và tình
trạng hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường típ 2
1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2
Theo Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ, ĐTĐ típ 2 là một bệnh rối loạn
chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu
mạn tính và rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protid do hậu quả của việc
thiếu hụt tiết insulin, hoạt động insulin hoặc cả hai. Tình trạng tăng glucose
máu về lâu dài sẽ gây ra nhiều rối loạn cấu trúc, chức năng, suy mạn tính ở
các cơ quan khác nhau đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu
[23], [24], [25].
1.1.2. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ở người cao tuổi (NCT) trong nước và
trên thế giới
1.1.2.1. Trên thế giới
Hiện nay bệnh ĐTĐ típ 2 đang gia tăng nhanh chóng do tăng tỷ lệ
người béo phì và lối sống lười vận động [43], [53]. Theo tác giả Guariguata
và cộng sự nghiên cứu về bệnh ĐTĐ ở 130 quốc gia trên thế giới năm 2013
có 382 triệu người mắc bệnh, ước tính đến năm 2035 sẽ tăng lên 592 triệu
người, tỷ lệ tăng 55%, trong đó đa số là bệnh nhân trên 65 tuổi ở các nước
phát triển và từ 45-60 tuổi ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ĐTĐ ở những
người trong độ tuổi từ 60-79 trên thế giới là 18,6% [47].
Theo khảo sát năm 2012 ở Mỹ cho thấy sự phổ biến của bệnh ĐTĐ
trong độ tuổi ≥ 65 thay đổi từ 22 – 33% tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán

được sử dụng [59].


5

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF:
International Diabetes Federation), năm 2015 có 415 triệu người trưởng thành
mắc bệnh ĐTĐ típ 2, dự kiến đến năm 2040 con số này sẽ lên 642 triệu người
trưởng thành [25], [53].
Ở khu vực Đông Nam Á, tại Indonesia vào năm 2009, tỷ lệ ĐTĐ trong
các nhóm tuổi từ 55- 64, 65- 74 và ≥ 75 lần lượt là 13,5%,14% và 12,5% [74].
Bệnh ĐTĐ là một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng quan trọng đối với
dân số NCT, có ít nhất trên 25% BN trên 65 tuổi đã mắc bệnh ĐTĐ và tỷ lệ
NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2 gia tăng theo tuổi [25], [30], theo tác giả Jain A và
cộng sự, tỷ lệ ĐTĐ ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi chiếm từ 22-33% tùy thuộc vào
phương pháp chẩn đoán [54]. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ĐTĐ thường
liên quan với sự gia tăng các biến chứng của nó, bao gồm cả cấp tính và mạn
tính và con số này dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ tới
[25], [30].
1.1.2.2. Trong nước
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ cũng đang gia tăng, tỷ lệ
bệnh ĐTĐ típ 2 trên tồn quốc là 5,7% dân số [3]. Theo tác giả Nguyễn Vinh
Quang - Trưởng ban dự án điều hành ĐTĐ quốc gia, so sánh giữa số liệu
thống kê của năm 2002 và năm 2012 thì tỷ lệ mắc ĐTĐ típ 2 ở nước ta tăng
tới 211%. Đáng chú ý là trên 60% số người mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng
không được phát hiện, khi được phát hiện thì đã có nhiều biến chứng nguy
hiểm như: biến chứng tim mạch, thần kinh, suy thận, mù lòa, biến chứng bàn
chân ĐTĐ [20].
Theo tác giả Nguyễn Đạo Phong và cộng sự trong cơng trình nghiên
cứu sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ĐTĐ cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 6,4%,

đồng thời cho thấy tỷ lệ bệnh có khuynh hướng gia tăng từ 5,4% ở năm 2011,
5,8% năm 2012 và đến 7,6% ở năm 2013 và bệnh gia tăng theo tuổi [13].


6

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh ĐTĐ típ 2 [17], [23], [24], [25], [32],
[53].
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ của Hiệp Hội Đái Tháo đường
Hoa Kỳ năm 2016, bệnh ĐTĐ được chẩn đốn khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn
sau:
- HbA1c ≥ 6,5%
- Glucose huyết đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol/l)
(Glucose huyết đói được định nghĩa là glucose huyết khi đo ở thời điểm nhịn
đói ít nhất 8 giờ)
- Glucose huyết 2 giờ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp
dung nạp Glucose với 75g Glucose.
(Tiêu chuẩn 1, 2 và 3 cần được xét nghiệm lại ở một thời điểm khác)
- Bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của tăng Glucose huyết hay
tăng Glucose huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm glucose huyết máu ngẫu
nhiên ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Lưu ý: Nếu bệnh nhân khơng có triệu chứng của tăng glucose máu, cần phải
thử lại glucose máu lần 2 để xác định chẩn đoán.
1.1.4. Biến chứng thần kinh mạn tính trong bệnh ĐTĐ típ 2
Bệnh ĐTĐ típ 2 thường gây ra nhiều biến chứng mạn tính ở hầu hết các
cơ quan trong cơ thể. Một trong các biến chứng đó là tổn thương hệ thần kinh.
Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ týp 2 được chia thành hai nhóm chính đó là: bệnh
lý thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể
như thần kinh ở tay, chân, thần kinh sọ não) và bệnh lý thần kinh tự chủ (là
thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch,

hệ tiết niệu…)[9], [12], [23], [26], [28], [45], [58], [65].


7

Thời gian bị bệnh đái tháo đường càng lâu (nhất là khi glucose huyết
không được ổn định tốt) càng tăng nguy cơ bị biến chứng thần kinh tự chủ
tim mạch (BCTKTCTM) do ĐTĐ và do đó có tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng
(HHATTĐ) cao hơn những bệnh nhân có thời gian ĐTĐ ngắn. Thơng thường
bệnh lý thần kinh ngoại vi thường gặp nhất ở các bệnh nhân ĐTĐ đã bị bệnh
từ 25 năm trở lên. Mặt khác, bệnh nhân ĐTĐ thường gây tổn thương thận và
bệnh thận mạn do ĐTĐ làm cho các độc chất tăng trong máu có thể góp phần
làm tổn thương thêm dây thần kinh [66], [69], [73], [84], [91], [93].
1.1.4.1. Cơ chế gây biến chứng thần kinh do bệnh ĐTĐ típ 2.
Tổn thương dây thần kinh và mạch máu là yếu tố chính đưa đến bệnh
thần kinh ĐTĐ. Bệnh lý thần kinh tự chủ do ĐTĐ thường gây ra do sự tương
tác phức tạp giữa một số con đường gây bệnh. Tăng đường huyết là nguyên
nhân khởi đầu cho các qua trình tổn thương này, bệnh sinh của BCTKTCTM
do ĐTĐ thường là đa yếu tố, bao gồm tăng sản xuất các ti thể của các gốc tự
do gây ra bởi tăng đường huyết. Đường huyết tăng cao trong máu làm tổn
thương bao thần kinh, giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra các mạch
máu nhỏ nuôi thần kinh bị tổn thương làm sự cung cấp oxygen và các chất
dinh dưỡng cho dây thần kinh bị suy giảm.
Biến chứng thần kinh ĐTĐ là do tổn thương dây thần kinh xảy ra khi
glucose huyết tăng cao trong máu. Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn
thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể. Triệu chứng của bệnh thần kinh do
ĐTĐ rất đa dạng, thay đổi tùy theo cơ quan bị tổn thương. Thường lúc đầu
triệu chứng rất mờ nhạt, do đó bệnh nhân có thể không quan tâm cho đến khi
tổn thương nặng xuất hiện.
1.1.4.2. Phân loại biến chứng thần kinh mạn tính trong bệnh ĐTĐ típ 2

❖ Biến chứng thần kinh ngoại vi: Đây là biểu hiện thường gặp nhất, chi
dưới và bàn chân có triệu chứng đầu tiên, sau đó đến triệu chứng ở chi trên và


8

bàn tay. Triệu chứng thường đối xứng cả 2 bên chi. Bệnh nhân thường có cảm
giác như tê, giảm nhận biết cảm giác đau, nóng lạnh, đặc biệt ở bàn chân, cảm
giác châm chích, bỏng rát, cảm giác đau buốt, thường tăng về đêm, đau khi
bước đi, đôi khi bệnh nhân có triệu chứng tăng cảm dù chạm nhẹ bệnh nhân
cũng cảm thấy đau rất nhiều, yếu cơ và đi lại khó khăn. Triệu chứng nặng
như: loét chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân, đau ở xương khớp.
❖ Biến chứng thần kinh tự chủ: thay đổi tùy cơ quan bị tổn thương:
Ở mắt: Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng, bóng tối.
Ở hệ tiêu hóa: Dạ dày co thắt chậm lại nên bệnh nhân hay cảm thấy đầy
bụng sau khi ăn. Buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng. Táo bón,
hoặc tiêu chảy, nhất là tiêu chảy về đêm, hoặc táo bón xen lẫn với tiêu chảy.
Hệ tim mạch: Biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch gây nên một số
biểu hiện như nhịp tim nhanh khi nghỉ, thay đổi nhịp tim khi làm nghiệm
pháp tư thế, hạ huyết áp tư thế đứng. Ngoài ra, do tổn thương thần kinh tự chủ
tim mạch, bệnh nhân mất cảm giác báo động khi bị hạ glucose huyết như cảm
thấy đói, đổ mồ hơi, lo sợ, tim đập nhanh… do đó khơng kịp điều trị (ví dụ đi
kiếm thức ăn, uống đường) và có thể đi thẳng vào hơn mê.
Hệ niệu, sinh dục: Ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (còn gọi là bàng
quang thần kinh) lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhân cũng
có thể đi tiểu nhiều lần, khó nhịn tiểu. Rối loạn cương ở nam giới.
Trong các biểu hiện trên, BCTKTCTM là một trong những biến chứng
nghiêm trọng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, biến chứng này có thể hiển diện trong
tình trạng HHATTĐ, đây là triệu chứng thường ít được quan tâm và chỉ được
phát hiện sau nhiều năm mắc bệnh. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây đã

chỉ ra rằng BCTKTCTM có thể xảy ra sớm hơn trong quá trình mắc bệnh
ĐTĐ, thậm chí có thể trong vịng 2 năm sau khi được chẩn đoán [14], [27].


9

1.1.5. Mục tiêu kiểm soát đường huyết ở NCT
Hiện nay, có một số hướng dẫn khác nhau về mục tiêu kiểm soát đường
huyết ở NCT, mặc dù con số cụ thể có khác nhau nhưng nhìn chung mục tiêu
kiểm sốt đường huyết ở NCT trong các khuyến cáo đó cũng tương tự nhau
và đều dựa trên việc cá thể hóa từng bệnh nhân với tình trạng sức khỏe hiện
tại và ước lượng thời gian sống còn hơn là việc kiểm soát quá chặt chẽ đường
huyết gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết cục lâm sàng của NCT.
Theo khuyến cáo của Hội Lão khoa Hoa Kỳ năm 2013, mục tiêu chung
HbA1c ở NCT thường từ 7,5 – 8%; từ 7 – 7,5% nếu có thể đạt được ở những
người khỏe mạnh, có ít bệnh đi kèm và tình trạng hoạt động chức năng tốt;
mục tiêu từ 8 – 9% ở những NCT bị nhiều bệnh đi kèm, sức khỏe kém và tuổi
thọ thấp và khơng nên kiểm sốt quá mức, có thể có hại nếu hạ HbA1c <
6,5% [31].
Theo hướng dẫn của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế năm 2013, ở những người
có hoạt động chức năng độc lập, mục tiêu HbA1c là 7 -7,5%, ở những người
có hoạt động chức năng phụ thuộc, suy yếu, suy giảm nhận thức, mục tiêu
HbA1c là 7 – 8%, ở những bệnh nhân giai đoạn cuối đời thì khơng đặt mục
tiêu cụ thể mà khuyến cáo điều trị để không làm tăng đường huyết có triệu
chứng [37].
Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2015, ở NCT mục
tiêu chung trong điều trị bệnh ĐTĐ tương tự như ở người trung niên, cần
kiểm soát cả tăng huyết áp (THA) và yếu tố nguy cơ, mức đường huyết, tụt
huyết áp và những tương tác thuốc do dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Bệnh
nhân già bị tăng đường huyết dẫn tới tình trạng mất nước, giảm thị lực và rối

loạn tri giác, do đó làm cho bệnh nhân suy yếu và tăng nguy cơ té ngã. Ngồi
ra hạ đường huyết do thuốc có thể gây hậu quả xấu như té ngã gây chấn
thương hoặc làm các bệnh lý đi kèm nặng hơn. Do đó mục tiêu kiểm sốt


10

đường huyết cần tùy theo tình trạng sức khỏe chung, thời gian sống còn dự
kiến. Mục tiêu sau đây cho bệnh nhân lớn tuổi ĐTĐ [25].
Ở những BN khỏe mạnh (có vài bệnh mạn tính, tình trạng chức năng và
nhận thức tốt), tuổi thọ cao, mức mục tiêu HbA1c hợp lý là < 7,5%, glucose
đói hay trước ăn từ 90 - 130 mg/dl, glucose trước khi đi ngủ từ 90 – 150
mg/dl, mức huyết áp cần đạt < 140/90 mmHg.
Ở những BN có tình trạng sức khỏe trung bình (nhiều bệnh mạn tính
hoặc trên 2 hoạt động chức năng cơ bản bị suy giảm hoặc suy giảm nhận thức
nhẹ đến trung bình), tuổi thọ ở mức trung bình, mức mục tiêu HbA1c hợp lý <
8%, glucose đói hay trước ăn từ 90 – 150 mg/dl, glucose trước khi đi ngủ từ
100 – 180 mg/dl, mức huyết áp cần đạt < 140/90 mmHg.
Ở những bệnh nhân có sức khỏe kém (phải chăm sóc dài hạn hoặc bệnh
mạn tính giai đoạn cuối hoặc suy giảm nhận thức trung bình đến nặng hoặc
trên 2 hoạt động chức năng phải phụ thuộc), tuổi thọ hạn chế, lợi ích kiểm
sốt khơng chắc chắn, mức mục tiêu HbA1c hợp lý < 8,5%, glucose đói hay
trước ăn từ 100 – 180 mg/dl, glucose trước khi đi ngủ từ 110 – 200 mg/dl,
mức huyết áp cần đạt < 150/90 mmHg.
1.2. Hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi
Hạ huyết áp tư thế đứng ở NCT là một rối loạn phổ biến nhưng thường
bỏ sót chẩn đốn [39], [55], [87]. Đây là nguyên nhân thường gặp của ngất và
có thể góp phần gây ra bệnh tật, tàn tật và thậm chí có thể tử vong vì các nguy
cơ tiềm tàng của tổn thương đáng kể [92]. HHATTĐ được xem như là một
yếu tố nguy cơ của đột quỵ [34].

Theo tác giả Rose K.M và cộng sự, những người có biểu hiện
HHATTĐ thì tỷ lệ tử vong trong tất cả các nguyên nhân sau khi theo dõi 13
năm cao hơn so với những người khơng có HHATTĐ (13,7% so với 4,2%,
95% CI = 2.1-2.8) [81]. HHATTĐ có thể là khởi đầu của rối loạn thần kinh tự


11

chủ và gây ra các nhiều triệu chứng chính trong các bệnh nguyên phát và thứ
phát của hệ thần kinh tự chủ. Để chẩn đoán HHATTĐ, việc hỏi bệnh sử có
trình tự, đo HA ở tư thế nằm và tư thế đứng là cần thiết để xác định chẩn đoán
[15].
1.2.1. Định nghĩa hạ huyết áp tư thế đứng
Năm 1996, Hiệp hội Thần kinh tự chủ Hoa Kỳ (American Autonomic
Society) và Viện Thần kinh Hoa Kỳ (American Academy of Neurology) đã
xác định tiêu chuẩn chẩn đốn tình trạng HHATTĐ, HHATTĐ là tình trạng
lâm sàng với huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương giảm ít nhất 10 mmHg khi đứng trong vòng 3 phút so với huyết áp khi
ngồi hoặc nằm ngửa.
Tình trạng này có thể có hoặc khơng có triệu chứng đi kèm. Các triệu
chứng thường gặp như hoa mắt, nhìn mờ, chóng mặt, lú lẫn…xảy ra vài giây
đến vài phút khi đứng và biến mất khi nằm. Một số bệnh nhân có thể té ngã,
ngất hoặc động kinh toàn thể [22], [42], [61], [62], [68], [83].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của sự điều hòa huyết áp khi thay đổi tư thế
Trong hồn cảnh bình thường, tư thế thẳng đứng không gây ảnh hưởng
đáng kể đến huyết áp nhờ sự phối hợp của hệ thần kinh tự chủ, tuần hoàn và
các đáp ứng thần kinh - thể dịch [86].
Khi một người ở tư thế đứng, do ảnh hưởng của trọng lực, máu sẽ bị
giữ ở các tĩnh mạch lớn ở phần thấp của cơ thể, ở tiểu tuần hoàn và các mạch
tạng (500-1000ml), đồng thời cũng gây di chuyển dịch từ trong lòng mạch

vào khoảng kẽ. Sự dịch chuyển này làm giảm máu tĩnh mạch đổ về tim, cản
trở đổ đầy thất, do đó giảm thống qua thể tích tống máu. Sự giảm hồi lưu
tĩnh mạch gây ra giảm cung lượng tim, do đó làm giảm huyết áp. Điều này sẽ
kích thích các thủ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch
chủ, làm tăng hoạt tính giao cảm và hệ quả là làm tăng sức cản đại tuần hoàn,


12

tăng máu tĩnh mạch đổ về tim và tăng cung lượng tim [6], [15], [46], [76],
[85], [86].
Ở người bình thường, các áp thụ quan ở quai động mạch chủ và thể
cảnh ghi nhận sự thay đổi về HA, hoạt hóa các phản xạ thần kinh tự chủ. Hệ
giao cảm tăng nhịp tim, co bóp cơ tim, và tăng trương lực co thắt tĩnh mạch.
Hệ phó giao cảm bị ức chế cũng làm tăng nhịp tim.
Khi đứng lâu, sự hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosterone và bài tiết
ADH giữ muối, nước làm tăng thể tích tuần hồn.
Vì những hoạt động bình thường của các yếu tố trên mà bệnh nhân
khơng bị HHATTĐ.
Do đó, HHATTĐ xảy ra khi các cơ chế cân bằng trên bị phá vỡ [41],
[42].
- Rối loạn các bộ phận hướng tâm, trung ương, ly tâm của cung phản xạ
thần kinh tự chủ.
- Giảm co bóp cơ tim và đáp ứng mạch máu
- Giảm thể tích tuần hồn
- Rối loạn đáp ứng hormone, giảm nhạy cảm của thụ thể áp lực.
Ở những người khơng có tổn thương các cơ chế điều hịa huyết áp, khi
có sự thay đổi thể tích trong lịng mạch, sẽ kích thích các áp thụ quan ở xoang
động mạch cảnh và quai động mạch chủ, kích thích làm tăng nhịp tim, tăng
sức co bóp cơ tim để điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường. Tuy nhiên, ở

những bệnh nhân có tổn thương thần kinh tự chủ tim mạch do ĐTĐ thì nhịp
tim tăng khi nghỉ ngơi đồng thời có HHATTĐ và khi có HHATTĐ thì khơng
có những đáp ứng phản xạ kịp thời khi thay đổi tư thế, ngồi ra cịn làm cho
nhịp tim khơng tăng theo tương ứng khi thay đổi tư thế, theo tác giả Balcioglu
A.S và cộng sự, đó là nhịp tim khơng tăng lên được khi thay đổi tư thế trên 10


13

nhịp/phút so với tư thế nằm [28]. Nhịp tim nhanh khi nghỉ, HHATTĐ và giảm
nhịp tim khi thay đổi tư thế là các dấu hiệu của BCTKTCTM do ĐTĐ [80].
Hệ thần kinh tự chủ gồm có 2 thành phần là hệ thần kinh giao cảm và
hệ thần kinh phó giao cảm, chúng có thể hoạt động độc lập với nhau hoặc
tương tác với nhau để kiểm soát nhịp tim, cung lượng tim, sự co bóp của cơ
tim, sinh lý điện cơ tim và co giãn mạch máu [69]. BCTKTCTM gây ra bởi
tổn thương sợi dây thần kinh tự chủ mà phân bố đến tim và mạch máu, dẫn
đến sự bất bình thường trong động học hệ tim mạch. Dấu hiệu phát hiện sớm
nhất của BCTKTCTM, thậm chí ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng, đó là sự tăng
nhịp tim khi nghỉ và sau đó là sự giảm nhịp tim và hạ HA khi thay đổi tư thế
[11], [28], [93]. Bình thường khi thay đổi tư thế từ nằm sang tư thế đứng thì
nhịp tim tăng trên 10 nhịp/phút, nếu nhịp tim tăng dưới 10 nhịp/phút là khơng
bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của BCTKTCTM [28].
Ở NCT đặc biệt nhạy cảm với tình trạng HHATTĐ do suy giảm độ
nhạy của các thụ thể áp lực, về trương lực phó giao cảm, về khả năng co mạch
của các thụ thể α1, về độ giãn nở của tim và hệ tĩnh mạch, làm ảnh hưởng đến
khả năng bù trừ bình thường với tình trạng biến đổi thể tích lịng mạch ở tư
thế đứng. NCT cũng hay có suy giảm cảm giác khát, giảm khả năng giữ muối
và nước, làm tăng nguy cơ mất nước và giảm thể tích tuần hồn, tất cả góp
phần thúc đẩy HHATTĐ. Ngồi ra, ở NCT mắc bệnh ĐTĐ típ 2, rối loạn hệ
thần kinh tự chủ góp phần thúc đẩy HHATTĐ do ảnh hưởng đến khả năng co

mạch và các đáp ứng thần kinh thể dịch, bình thường vốn hỗ trợ duy trì HA
khi đứng [39], [43], [49], [64], [72].
1.2.3. Dịch tễ học HHATTĐ ở NCT
Các nghiên cứu cắt ngang trong cộng đồng Mỹ cho thấy tần suất
HHATTĐ ở người cao tuổi là 5 - 30% [49], [68], [81], [87], [88]. Trong một
nghiên cứu của tác giả Rutan G.H và cộng sự về người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ


14

HHATTĐ là 18,2%, nhưng chỉ 2% các bệnh nhân này có triệu chứng và tỷ lệ
này tăng dần theo từng nhóm tuổi khác nhau. Cũng theo tác giả thì HHATTĐ
có liên quan với tình trạng THA tâm thu và khơng liên quan đến cân nặng
[82]. Theo tác giả Masaki K.H và cộng sự thì tỷ lệ HHATTĐ ở người trên 70
tuổi là 6,9% và tỷ lệ HHATTĐ gia tăng theo tuổi [72]. Trong một nghiên cứu
của tác giả Freud Tamar và cộng sự năm 2010 với 571 bệnh nhân độ tuổi
trung bình là 83 ± 6,1 và được theo dõi trong 9 năm cho kết quả tỷ lệ
HHATTĐ là 32,1%, HHATTĐ tâm thu thường gặp hơn HHATTĐ tâm
trương (25,2% so với 15,6%), trong phân tích đơn biến, HHATTĐ tâm thu có
liên quan với tăng tỷ lệ tử vong chung, sau q trình theo dõi cho thấy có
30,2% bệnh nhân có HHATTĐ tử vong, trong khi đó nhóm khơng có
HHATTĐ chỉ có 22,3% bệnh nhân tử vong (p < 0.037), tác giả cũng cho thấy
HHATTĐ không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây nên tất cả các trường
hợp tử vong [43].
Ở Việt Nam, theo tác giả Vũ Mai Hương cho thấy HHATTĐ ở NCT
tại cộng đồng là 21,1% và tại Viện Lão khoa ở Hà Nội là 39,6%, tần suất này
tăng theo tuổi [8]. Trong một nghiên cứu về cộng đồng NCT ở Tỉnh Bến Tre
thì tỷ lệ HHATTĐ là 12,8% [19]. Tỷ lệ nhập viện vì HHATTĐ khơng cấp
tính gia tăng tỷ lệ thuận với tuổi. Vì thế khi dân số lão hóa, tần suất HHATTĐ
và tỷ lệ bệnh suất liên quan HHATTĐ có thể gia tăng. Bệnh thường xảy ra ở

NCT bởi vì thường mắc đa bệnh và do ảnh hưởng của việc điều trị (thuốc
giãn mạch, thuốc chống trầm cảm...), giảm lượng dịch nhập và suy giảm chức
năng hệ thần kinh tự chủ [39].
1.2.4. Một số yếu tố liên quan gây nên tình trạng HHATTĐ ở NCT
1.2.4.1. HHATTĐ và Yếu tố tích tuổi học
Do ảnh hưởng của q trình lão hóa, đặc biệt trên hệ tim mạch, NCT
thường bị suy giảm độ nhạy của các thụ thể áp lực ở xoang cảnh và quai động


×