B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y - DC
PHAN PHC DUYấN
ĐáNH GIá TìNH TRạNG BéO PHì ở NGƯời dân
trong độ tuổi 30-60 tuổi tại xã triệu trung
huyện triệu phong tỉnh quảng trị
LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP I
Y T CễNG CNG
Hu, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
PHAN PHƯỚC DUYÊN
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ Ở NGƯỜI DÂN
TRONG ĐỘ TUỔI 30-60 TUỔI TẠI XÃ TRIỆU
TRUNG HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Y TẾ CÔNG CỘNG
CHUYÊN NGÀNH : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 76
Người hướng dẫn khoa học
ThS. BS. CKII. VÕ THỊ DIỆU HIỀN
Huế, 2011
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
đại học Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y
Dược Huế đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lơi nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu
trong suốt khóa học.
Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn và
biết ơn sâu sắc đến cô giáo: Thạc Sỹ - Bác sỹ
Chuyên khoa Võ Thị Diệu Hiền đã không quản
thời gian tâm huyết tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các
Thầy Cô giáo Bộ môn Khoa y tế công cộng trường
Đại học Y Dược Huế đã dồn biết bao công sức, tâm
huyết, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích về
lý thuyết cũng như thực hành trong quá trình học.
Tôi xin cảm ơn Sở Y tế Quảng Trị Trung tâm y
tế huyện Triệu Phong đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi được học và hoàn thành khóa học này.
Tôi xin cảm ơn đến Trạm y tế Triệu Trung –
Triệu Phong – Quảng Trị, các nhân viên y tế cùng
với các anh chị được chúng tôi chọn đánh giá
trong mẫu nghiên cứu ở Trạm y tế Triệu Trung.
Cuối cùng tôi xin dành trọn tấm lòng mình
đến những người thân yêu trong gia đinh, những
người đã từng vì tôi động viên an ủi tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi vượt qua khó khoăn trong suốt thời
gian học tập xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn
Quảng Trị tháng 10 năm 2011
Học viên thực hiện
Phan Phước Duyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Đề tài được thực hiện tại
xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phan Phước Duyên
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AACE: Americam Assocition of Clinical Endocrinologists
Hiệp hội các nhà Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ
ASD : Abdominal Sagittal Diamater3 ( Chỉ số dày bụng)
BP : Béo phì
BMI : Body Mas Index ( Chỉ số khối cơ thể)
DXA : Dual energy X ray Absortiometry
Kỹ thuật đo độ hấp thu tia X năng lượng kép
EGIR : European Group for the Dtudy of Insulin Resistance
Nhóm nghiên cứu Châu Âu về đề kháng Insulin
IDF : International Diabetes Federation
Liên đoàn Đái Tháo đường quốc tế
NCEP: National Cholesterol Education Program
Chương trình giáo dục Quốc gia về Cholesterol
SD : Standard Deviation ( Độ lệch chuẩn)
TCBP: Thừa cân béo phì
TLCB: Tỷ lệ chất béo
VB/VM: Vòng bụng/Vòng mông
WHO : World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân và béo phì đã tăng lên đến mức báo động trên toàn thế giới. Chỉ
trong 2 - 3 thập niên qua, béo phì đã tăng gấp 2- 6 lần ở hầu hết các nước phát
triển, với ước tính khoảng 10 - 25% dân số. Tính đến năm 2003 có trên 300
triệu người bị béo phì và 1,7 tỷ người thừa cân trên tổng số 6 tỉ dân cư trên
toàn thế giới [8 ].
Cùng với các nước phát triển, thừa cân và béo phì đang là vấn đề sức khoẻ
cộng đồng quan trọng tại các đô thị lớn của các nước đang phát triển. Tại Việt
Nam, trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế thị trường, sự phân cực
trong xã hội dẫn đến tình trạng phân cực trong ăn uống với lối sống. Bên cạnh
tình trạng suy dinh dưỡng còn cao chúng ta còn phải đối mặt với một gánh
nặng tăng thêm, một thử thách lớn đó chính là nạn thừa cân béo phì [8 ].
Trước thực trạng vô cùng bức bách đó, ở nước ta cũng như nhiều nước
trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu để đánh giá tình trạng thừa cân
và béo phì, chủ yếu dựa vào các chỉ số nhân trắc học như chỉ số khối cơ thể
(BMI), tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM) hay chỉ số dày bụng (ASD)
nhưng các chỉ số này chỉ giúp đánh giá tương đối, thiếu chính xác [11 ].
Một phương pháp được xem là chuẩn để đánh giá thừa cân béo phì là kỹ
thuật đo độ hấp thu tia X năng lượng kép (DXA) để xác định chính xác tỉ lệ
chất béo, tỉ lệ nạc, tỉ lệ xương trong cơ thể[11 ].
Tuy nhiên kỹ thuật DXA thường rất đắt, ngoài ra còn đòi hỏi người sử
dụng phải trải qua một khoá huấn luyện về công nghệ và kỹ thuật đo lường,
không phải ai cũng làm được. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên
cứu đã đưa ra một phép tính tỉ lệ chất béo (TLCB) khá chính xác, đơn giản, chỉ
dựa vào 2 thông số: độ tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI). Kết quả nghiên cứu
trên 832 người Thái Lan cho thấy sai số giữa đo TLCB bằng kỹ thuật DXA và
phép tính này chỉ là 0,1%[17 ].
Để làm rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "”Đánh giá
tnh trng béo ph ở ngưi dân trong đ tui 30 – 60 tui ti xã Triệu Trung
huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị" với các mục tiêu nghiên cứu là:
- !"#$
%%&'%(&)*+%,
-%./'01230-!
"#$%%&'%(&)*+%,
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nhân trắc học được nghiên cứu từ khi con người biết chiều cao và trọng
lượng của mình. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, bên cạnh sự phát triển của các
ngành khoa học khác, đặc biệt là thống kê sinh học, nhân trắc học mới có bước
phát triển rõ rệt hơn.
Vào khoảng thập niên 1960 - 1970, các chỉ số về nhân trắc đã được ứng
dụng nhiều trong y học để đánh giá tình trạng béo phì, trình trạng suy dinh
dưỡng, nhân trắc học trong bệnh đái tháo đường, ung thư, tim mạch
Ở Việt Nam, vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại Ban nhân học thuộc
Viễn Đông Bác Cổ, nhân trắc học mới bắt đầu được nghiên cứu.
Sau hội nghị hằng số sinh học người Việt nam, tập “456167
83.” ra đời, do Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ biên (1975) và
“97:;6<=83.” do Nguyễn
Quang quyền làm chủ biên (1974) ra đời làm nền tảng cho việc nghiên cứu
nhân trắc học ở nước ta trong những thập biên tiếp theo.
Sau ngày thống nhất đất nước 30/04/1975, việc nghiên cứu nhân trắc trên
phạm vi toàn quốc là cần thiết, do đó nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc
học đã ra đời, các công trình nghiên cứu ở người lớn ra đời như: Trần Đình
Toán (1997) nghiên cứu về một số chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng của cán bộ
viên chức trên 45 tuổi qua 3 lần điều tra: 1990, 1993,1996, Dzoãn Thị Tường
Vi, Đỗ Y Na, Nguyễn Lan Hương ( 2001) nghiên cứu về tình trạng thừa cân và
các yếu tố nguy cơ ở người trưởng thành, Trần Thị Xuân Ngọc, Từ Ngữ, Lê
Thị Hợp (2002) nghiên cứu thực trạng thừa cân và béo phì ở phụ nữ 20 - 59
tuổi tại Quận Ba Đình- Hà Nội, Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh (2004)
nghiên cứu về chỉ số nhân trắc mới trong chẩn đoán béo phì ở người lớn hay Lê
Văn Bàng (2004) nghiên cứu về tình hình béo phì ở đối tượng trên 15 tuổi tại
Thành phố Huế - Việt Nam.
Nguyễn Thị Liên (2010) nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của người
lớn trong cộng đồng dân cư tại Tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì theo
BMI chiếm 22,4%; trong đó thừa cân (11,4%), béo phì (11%) [ ]
Trần Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Kim Hưng ( 2002) nghiên cứu tình
trạng thừa cân và béo phì ở các tầng lớp dân cư TP HCM, các cuộc điều tra cắt
ngang theo các qui mô khác nhau được tiến hành để xác định tỷ lệ thừa cân và
béo phì từ năm 1996 đến 2001 và điều tra các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình
trạng này. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng theo các năm (1996
- 2001) ở TP HCM. Ở trẻ em, tỷ lệ thừa cân cao nhất ở lứa tuổi 3-7 và 9-11
tuổi. Các yếu tố liên quan đến thừa cân ở người lớn là béo bụng, tỷ lệ mỡ cơ
thể cao, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu và tiểu đường.
Phan Thị Bích Ngọc cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học
Huế là 6,4% , trong đó có 3,1% là béo phì [43]. Phạm Văn Dũng tỷ lệ béo phì ở
trẻ 6-10 tuổi là 7,6% trong đó trẻ nam bị béo phì là 11,2% cao hơn trẻ nữ bị
béo phì là 3,4% [10].
Võ Thị Diệu Hiền (2007) nghiên cứu tình hình béo phì, thừa cân của học sinh từ
11-15 tuổi tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ từ 10 -15 tuổi là 8,3%.
1.2. ĐỊNH NGHĨA THỪA CÂN BÉO PHÌ:
Thừa cân (TC = overweight) là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng
“nên có” so với chiều cao (CN/CC) [10]. Còn béo phì (BP = obesity) là tình
trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể
tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [5],[8],[10].
Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ giữa TC với BP khi đo khối mỡ cơ thể,
nhưng người ta thấy một số người có khối nạc lớn hay cơ vạm vỡ cùng có
CN/CC cao, dù không tăng mỡ [13]. Vì vậy, theo TCYTTG, xét về mặt cá
nhân, thuật ngữ “ béo phì” không nên sử dụng để mô tả CN/CC đơn thuần,
nhưng về mặt cộng đồng, CN/CC có thể coi như một chỉ tiêu đủ của béo phì vì
đa số người có CN/CC đều là BP. Tuy nhiên, xét một cách chặt chẽ, thuật từ “
béo phì” chỉ nên dùng khi đánh giá mỡ cơ thể ( như đo bề dày nếp gấp da:
BDNGD) [13].
Đối với người lớn > 30 tuổi, TCYTTG đã khuyến cáo sử dụng chỉ số khới
BMI, dựa vào bách phân bị theo tuổi và giới để đánh giá tình trạng béo gầy,
tạm thời cho đến khi có những dữ liệu tham khảo tốt hơn. [3], [7], [9]. Bách
phân vị (Percentile) là số phần trăm của các cá thể trong nhóm mà những cá thể
này đã đạt đến một mức tăng trưởng hoặc một mốc đo lường về lượng nào đó
( ứng với một cột cao 95cm). Đối với số liệu nhân trắc, các ngưỡng bách phân
vị có thể được tính toán từ trung bình và độ lệch chuẩn [3],[9].
Ở trẻ em, BMI ≥ 85 bách phân vị (85th Percentile) so với quần thể tham
chiếu NCHS/WHO thì được xem là thừa cân và ≥ 95bách phân vị ( 95th
Percentile) là béo phì. Ngoài ra nếu BMI ≥ 85 bách phân vị và bề dày nếp gấp
da> 90 bách phân vị cũng được xem là béo phì [9]
Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dày nếp gấp da để loại trừ các
trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc. Hai vị trí: nếp gấp da cơ tam đầu
và góc dưới xương bả vai [27]. Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thừa cân vừa có
nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai> 90 bách phân vị so với quần
thể tham chiếu NCHS [4],[
1.3. PHÂN LOẠI BÉO PHÌ
Có thể phân loại béo phì đơn thuần như sau:
1.3.1. Phân loại béo phì dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự
phân bố của mô mỡ
- Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo dạng quả táo (apple –
shaped) hay còn gọi là béo kiểu đàn ông (android obesity): là dạng BP có mỡ
tập trung chủ yếu ở vùng bụng.
- Béo mông ( béo ngoại vi, béo phần dưới, béo dạng quả lê (pear – shaped)
hay còn gọi là béo kiểu đàn bà ( gynoid obesity): là dạng béo phì có mỡ tập
trung chủ yếu ở vùng mông và đùi.
- Béo phì hỗn hợp: trường hợp này mô mỡ phân bố khá đồng đều. Các
trường hợp béo phì nặng và rất nặng thường là béo phì hỗn hợp.
Nguy cơ bệnh tật và tử vong đối với dạng béo phì có khác nhau. Béo phì
kiểu đàn ông bị mặc bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch cao hơn nhiều
so với béo phì kiểu đàn bà [3]
1.3.2. Phân loại béo phì dựa theo tuổi khởi phát:
- Béo phì ở người lớn thường là béo phì có sự gia tăng số lượng tế bào
mỡ kèm theo phì đại tế bào mỡ. Bình thường số lượng tế bào mỡ trong cơ thể
vào khoáng 20 – 60 x 10
9
. Khi bị BP số lượng tế bào mỡ có thể tăng 2- 4 lần.
- Béo phì khởi phát ở người lớn thường chỉ có sự gia tăng kích thước ( phì
đại tế bào mỡ) nhưng số lượng tế bào mỡ bình thường.
1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BÉO PHÌ:
1.4.1. Khẩu phần ăn và tập quán dinh dưỡng:
Chế độ ăn giàu lipid hoặc đậm độ nặng lượng cao có liên quan chặt chẽ
với gia tăng tỷ lệ béo phì [10], [11]. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon
miệng nên người ta ăn quá thừa mà không biết [11]. Khi vào cơ thể các chất
protid, lipid, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Nhiều nghiên cứu
trên người từ 30 tuổi trở lên Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột,
đường, đồ ngọt đều có thể gây béo ( Popkin 1988, WHO 2000). Những thức ăn
hấp thu nhanh, đặc biệt là carbohyrat còn gây tăng nhanh glucose máu và
insulin máu. Kế đó glucose máu sẽ giảm và gây cảm giác thèm ăn nhiều hơn.
Nhiều tác giả cho rằng người TC-BP thích ăn nhiều đường, snack ( giàu béo),
những thức ăn nhanh nấu sẵn, và không thích ăn rau quả. Thói quen ăn nhiều
vào buổi tối và ăn vặt khi xem tivi cũng là những điểm khác nhau giữa người
béo và không béo [11], [18].
1.4.2. Hoạt động thể lực kém:
Hoạt động ở đây kể cả lao động chân tay và trí óc. Lối sống tĩnh tại: xem vô
tuyến truyền hình, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại,
lái xe dễ gây nên béo phì [10], [21]. Những người hoạt động thể lực nhiều
thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng
vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên dễ bị béo. Điều này hay gặp ở tuổi trung
niên, vận động viên sau khi giải nghệ, công nhân lao động chân tay khi về hưu
[11].
1.4.3. Yếu tố di truyền:
Theo Mayer J. (1995) thì nếu cả bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì có 80% con
họ sẽ bị béo phì. Nếu một trong hai người có béo phì thì 40% con họ sẽ có béo
phì. Ngược lại, nếu cả bố và mẹ bình thường thì khả năng các con béo phì chỉ
chiếm 7% [11].
1.4.4. Yếu tố kinh tế xã hội:
Ở các nước nghèo, sự tiếp cận thực phẩm hạn chế, người béo là biểu hiện
của sự giàu có sung túc, hấp dẫn giới tính nên người dân có xu hướng ăn nhiều
khi có đủ điều kiện. Người ta tin rằng béo là khỏe mạnh nên ăn nhiều nên đã
dẫn đến béo phì.
1.4.5. Ngủ ít:
Ngủ ít cũng được tìm thấy như một yếu tố nguy cơ cao ở người thừa cân
từ 30- 40 tuổi. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng theo một số tác giả, có thể đây là
một phản ánh của kiểu sống gia đình, ăn ngủ thiếu điều độ đã gây nên TC-BP
[13]
1.5. CÁC HẬU QUẢ CỦA BÉO PHÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE :
Bất kỳ lứa tuổi nào của người béo phì nguy cơ tử vong cũng tăng. Ngoài
ra, béo phì thường gây ra (hoặc kèm theo) tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng
insulin máu, rối loại lipid máu, tăng huyết áp, giảm dung nạp glucose, đái
đường v.v Người béo phì nhiều lúc ngừng thở khi ngủ, có khi dẫn đến đột tử.
Khi giảm cân, các nguy cơ trên cũng giảm. Dưới đây là bảng liệt kê những hậu
quả do béo phì gây ra: [11].
1.5.1.Về mặt cơ học
Viêm xương khớp, ngừng thở từng lúc khi ngủ, dãn tĩnh mạch và phù
bạch huyết.
1.5.2. Về chuyển hóa và nội tiết
Rối loạn Lipid máu thứ phát, tăng Insulin máu, giảm dung nạp glucose và
bệnh đái đường không phụ thuộc Insulin.
1.5.3. Bệnh tim mạch
- Béo phì làm gia tăng toàn thể nguy cơ bệnh tim mạch
- Béo phì làm tăng gánh tim
- Tăng tỉ lệ đột tử (loạn nhịp)
- Xơ vữa do tăng lipid, giảm HDL-C, tăng LDL-C,VLDL-C [20].
- Tăng huyết áp: sự gia tăng huyết áp đã được chứng minh là có liên
quan đến BMI [3].
Người ta thấy ở Nhật những người có BMI ≥25 có tỉ lệ tăng huyết áp cao
gấp 2 lần người có BMI=22 [3]. Các bệnh tim mạch khác: suy tim trái, tái biến
mạch máu não [10].
1.5.4. Đái tháo đường
Béo phì có liên quan chặt chẽ đến đái tháo đường typ2 [4].
Quan điểm của Hoa Kì: Đái tháo đường typ2 hầu như không xảy ra ở
người có BMI <22 [20].
Vì vậy béo phì là yếu tố quan trọng trong bệnh học của đái tháo đường
typ2 nhất là nhóm có kháng insulin [7].
1.5.5. Ung thư
- Ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú sau mãn kinh
- Ung thư tiền liệt tuyến
- Ung thư đại trực tràng có tương quan với mức độ béo phì [20].
1.5.6.Bệnh túi mật
- Do tăng cholesterol mật
- Cholesterol được tổng hợp 20mg/kg mô mỡ/ngày nếu tăng thêm 10kg
mô mỡ/ngày sẽ tăng lượng cholesterol bằng một quả trứng [16],[20].
1.5.7. Xương –khớp và da
Béo phì làm gia tăng tỉ lệ viêm xương khớp [4].Ở các khớp chịu lực cao
như cột sống, khớp háng, khớp gối dễ bị bệnh do phải nâng đỡ một khối lượng
quá tải thoát vị đĩa đệm, đốt sống hay gập [10].
Tỉ lệ gút tăng do độ thanh thải urate kém và tăng sản xuất coton từ
chuyển hoá mỡ có thể làm tăng urate.
Da phù do tăng tính thấm, dễ nhiễm nấm ở da, u trệ tĩnh mạch chi [3], [20].
Tỷ lệ tử vong từ BP cũng cao như nghèo đói, hút thuốc lá hay nghiện
rượu. Béo phì là nguyên nhân thứ 7 dẫn tới chết tại Hoa Kỳ. Hàng năm có
khoảng 300.000 người chết có liên quan đến béo phì, so với 400.000 người
chết do hút thuốc là [23].
Hoạt động thể lực và trí lực ở người BP thường kém hơn người bình
thường: Theo Nancy hoạt động thể lực 5 lần kém hơn người bình thường [25].
1.6. DỰ PHÒNG BÉO PHÌ
Dự phòng tốt để khỏi bị BP được đánh giá là rẻ tiền và hiệu quả hơn nhiều
so với việc điều trị béo phì [3]. Các can thiệp nhằm mục tiêu kiểm soát và dự
phòng béo phì phải nên được thiết kế một cách cẩn trọng để tránh làm bùng nổ
các rối loạn liên quan đến ăn uống do sự lo sợ quá mức bệnh béo phì,
Kiểm soát béo phì bao gồm 4 chiến lược cơ bản:
- Dự phòng tăng cân
- Khuyến khích duy trì cân nặng hiện tại
- Kiểm soát bệnh tật đồng hành với béo phì.
- Khuyến khích giảm cân
1.7. TỶ LỆ MẮC BỆNH THỪA CÂN BÉO PHÌ
Béo phì là một bệnh mãn tính, phổ biến, một nạn dịch leo thang không
những ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển, nó ảnh
hưởng đến nhiều nhóm dân cư, cả trẻ em cũng như người trưởng thành [17],
[22].
Ở Hoa Kỳ trong hơn 2 thập kỷ qua béo phì được nhận định là một bệnh
dịch. Hiện nay tỷ lệ thừa cân và béo phì ở người lớn là 61% và ở trẻ em là 14%
[23]. BP tấn công trên cả 2 giới, mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, dân tộc [23].
Năm 2001 ở Georgia ( Hoa Kỳ), tỷ lệ béo phì là 19,8% tăng 61% so với
1991.
Theo thông báo của Giám đốc Viện Đái đường quốc tế (IDI) ở Melbourne
(Úc) tháng 4/2001 có 40% số người Úc thừa cân và 20% khác bị béo phì.
Ở Việt Nam, bên cạnh tỷ lệ thiếu dinh dưỡng vấn còn khá cao, Theo số
liệu của FAO 1990, tỷ lệ béo phì chung ở thành phố nước ta là 1,57%, tăng gần
gấp 4 lần so với năm 1985 là 0,4% [12].
Béo phì là nạn dịch toàn cầu không những là vấn đề y tế xã hội quan trọng
của những nước giàu mà còn là gánh nặng của những nước nghèo, đang phát
triển. Tỷ lệ mắc bệnh béo phì đã tăng một cách khó lường trong thập kỷ qua.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, tác hại xấu đến tinh thần, tâm lý của
người mang bệnh. Thừa cân béo phì người lớn là một yếu tố nguy cơ chỉ điểm
của béo phì. Trong nước đã có một số nghiên cứu về tình trạng TC-BP ở người
lớn tại một số thành phố. Riêng ở Huế chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ. Các yếu tố nguy cơ của TC-BP rất nhiều và khác nhau tùy theo
vùng lãnh thổ và tùy vào thời kỳ. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ này là một việc
làm cần thiết góp phần phòng ngừa và điều trị BP có hiệu quả.
1.8. MỘT SỐ KÍCH THƯỚC NHÂN TRẮC HAY SỬ DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC NGƯỜI LỚN.
Các chỉ tiêu nhân trắc sử dụng khác tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Ở người lớn, các kích thước thường được sử dụng để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng là chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể, số đo vòng bụng và số đo
vòng mông, sau đó dựa vào các chỉ số này để tính một số chỉ số nhân trắc khác
như: chỉ số khối cơ thể (BMI), tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM), tỉ lệ chất
béo (TLCB)
1.8.1. Chiều cao đứng
Trong các chỉ tiêu về nhân trắc thì chiều cao đứng được xem là quan trọng
nhất, thường được ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực như nhân chủng y
học hình thái học, thể dục thể thao
Chiều cao đứng được tính từ mặt đất đến đỉnh đầu. Thước đo chạm vào 3
điểm: gót, mông và đầu, đồng thời đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một
đường ngang. Chiều cao đứng thay đổi theo tuổi.
1.8.2. Cân nặng.
Ở trẻ em cũng như người lớn, cân nặng cơ thể thường được ứng dụng
nhiều như chiều cao đứng trong các ngành khoa học khác nhau, đặc biệt trong
lâm sàng thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của
bệnh nhân.
1.8.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Có một xu hướng chung là trọng lượng cơ thể con người tăng tỉ lệ thuận
với chiều cao: người càng cao có trọng lượng càng cao do đó một người gầy
nhưng cao sẽ có khả năng trọng lượng cơ thể lớn hơn một người béo nhưng
thấp, chính vì thế trọng lượng cơ thể có thể đôi khi phản ánh sai độ béo gầy của
cơ thể. Vì vậy chỉ số khối cơ thể (BMI) ra đời, BMI là một đại lượng nhằm mô
tả trọng lượng tương đối của cơ thể nhờ đó mới đánh giá được độ béo gầy một
cách chính xác.
Chỉ khối cơ thể (BMI) được tính như sau:
2
H
P
BMI
Trong đó:
P: trọng lượng cơ thể, có đơn vị là kilogam (kg)
H: chiều cao đứng cơ thể, có đơn vị là mét (m)
Ở người trưởng thành từ 18 - 60 tuổi, BMI tương đối ổn định nên người ta
đã sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Theo phân loại của tổ chức y tế
thế giới (WHO) 2000 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào BMI đối với
cộng đồng Á Châu như sau:
BMI Phân loại
< 18,5 Hơi gầy
18,5 - 22,9 Bình thường
23,0 - 24,9 Thừa cân
25,0 - 29,9 Béo phì độ I
≥ 30,0 Béo phì độ II
1.8.4. Số đo vòng bụng.
Số đo vòng bụng được sử dụng được sử dụng để đánh giá sự phân bổ mỡ
của cơ thể một cách khá chính xác, do đó, ngoài việc số đo vòng bụng được sử
dụng để đánh giá béo phì dạng nam thì tổ chức y tế thế giới (WHO) hay hiệp
hội các nhà nội tiết làm sàn Hoa Kỳ (AACE) cũng như nhóm nghiên cứu Châu
 về đề kháng insulin (EGIR), chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol
(NCEP) và liên đoan đái tháo đường quốc tế (IDF) còn sử dụng số đo vòng
bụng để làm một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá [3],
[7], [10], [25], [27].
Trị số vòng bụng thay đổi theo giới tính và chủng tộc chứ không phải theo
nơi cư trú, chính vì vậy Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra tiêu
chuẩn đánh giá béo phì dạng nam theo số đo vòng bụng (VB) đối với người
Châu Á như sau[27]
+ VB ≥ 90 cm ở nam giới
+ VB ≥ 80 cm nữ giới
1.8.5. Tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM)
Bên cạnh số đo vòng bụng thì tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM) cũng
được xem là một trong những chỉ tiêu nhân trắc học để đánh giá béo phì dạng
nam cũng như để phục vụ trong chuẩn đoán hội chúng chuyển hoá và một số
bệnh mạn tính liên quan đến béo phì ở người trưởng thành[2], [12], [25].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), được xem là béo phì dạng nam khi tỉ
vòng bụng/ vòng mông (VB/VM) đối với người Châu Á [25]:
+ Tỉ VB/VM ≥ 0,90 đối với nam
+ Tỉ VB/VM ≥ 0,85 đối với nữ.
1.8. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
Triệu Trung là một xã nằm về phía Nam thành phố Đông Hà, phía Tây
giáp với xã Hải Xuân huyện Hải Lăng, phía Bắc giáp xã Triệu Sơn, phía Đông
giáp với xã Hải Ba huyện Hải Lăng, phía Nam giáp xã Triệu Lăng huyện Triệu
Phong, với diện tích khoảng 6,6km
2
, dân số 5.742 người, trong đó độ tuổi từ 30
-60 tuổi là 2.050 người, trong đó nam 1127 nữ 923 người.
Xã gồm 08 Thôn, 1.240 hộ gia đình, nghề nghiệp chính của nhân dân xã
Triệu Trung gồm đủ các loại ngành nghề: cán bộ công nhân viên, thợ mộc, thợ
rèn, buôn bán nhỏ, làm ruộng mây tre, thờ nề trong đó nghề nông và buôn
bán nhỏ chiếm ưu thế nên nhìn chung đời sống của nhân dân vẫn ở mức trung
bình với thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.650.000đ/ người/năm.
Trên địa bàn xã có nhiều tôn giáo khác nhau cùng sinh sống, bao gồm:
Phật giáo, thiên chúa giáo nên tự do tín ngưỡng cũng phong phú và đa dạng.
Xã có các loại hình giao thông khá đa dạng, bao gồm: giao thông bằng
đường bộ, đường Sông, đặc biệt nhờ hệ thống sông ngòi khá phong phú nên rất
thuận tiện trong giao thông với các vùng lân cận bằng đường thuỷ [14].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu gồm người trưởng thành từ 30 - 60 tuổi ở trên địa
phương xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Các đối tượng trong mẫu nghiên cứu hiện tại khoẻ mạnh, không bị dị dạng
về hình thái như gù, vẹo cột sống
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian được tiến hành từ 03/2011 đến 5/2011
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế ngang mô tả, có phân tích
2.3.2. Nguyên tắc chọn mẫu
Chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên đơn, đại diện cho quần thể nghiên
cứu.
2.3.3. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:
n =
Z
2
x P (1 - p)
C
2
-n: Số mẫu tối thiểu cần tìm
-Z: Mức tin cậy mong muốn của ước lượng mức tin cậy mong muốn 95%
tương ứng Z = 1,96 (tra bảng 2)
-p: Dự đoán tỷ lệ thùa cân béo phì trong quần thể nghiên cứu: chúng tôi
dự đoán p= 0.08
- c: mức chính xác mong muốn( sai số chọn): c=0,05
Tính được n = 305
Dùng mẫu 2 giai đoạn nên cỡ mẫu lý là 610
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Dùng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích để xác định tỷ lệ
Thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan đến tình trạng Thừa cân béo phì ở trẻ
Phụ nữ 30-60 tuổi
2.4.1. Dụng cụ
- Cân Nhơn Hoà có độ chính xác tới 0,1 kg
- Thước dây nhựa có độ chính xác tới 0,1cm
2.4.5. Thu nhập dữ liệu
Chúng tôi thu nhập các biến số sau:
- Tuổi
- Giới
- Trình độ văn hoá
- Nghề nghiệp
- Chiều cao đứng
- Cân nặng
- Số đo vòng bụng
- Số đo vòng mông
Kết quả được ghi vào phiếu điều tra (xem phụ lục)
>(?@A61
- Chuẩn bị: tập huấn kỹ về kỹ thuật cân, đo và cách ghi vào mẫu phiếu
điều tra dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn.
- Tiến hành điều tra
+ Kỹ thuật đo đạc
>BCAD3: đối tượng được đo bỏ guốc, dép, đi chân
không, tư thế đứng nghiêm, quay lưng vào điểm tựa là một mặt phẳng đứng
vuông góc với sàn. Dùng thước đo từ điểm thấp nhất của bàn chân đến điểm
cao nhất của đỉnh đầu, đọc kết quả và ghi vào phiếu điều tra.
>BCA7EF
Sử dụng cân đồng hồ của Nhơn Hoà, được kiểm tra và chỉnh trước khi
cân, đối tượng mặt quần áo thường, không mang dày dép, đứng thẳng giữa bàn
cân, không cử động, hai tay buông thẳng, mắt nhìn thẳng để trọng lượng phân
bố đều lên cả hai chân.
Kết qủa đọc được ghi ngay vào phiếu.
>BCA:G=F
Đối tượng được đo đứng thẳng, thở nhẹ, hai chân rộng bằng vai, mặc áo
mỏng thường, dùng thước dây đo vòng ngang qua rỗn. Đối với những người
bụng xệ thì đo qua trung điểm thấp nhất của xương sườn XII và đỉnh của gai
chậu trước trên [9].
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo các nước Châu Á
Thái Bình Dương/ASEAN
Loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 - 24,9
Béo phì ≥ 25
Béo phì độ 1 25 - 29,9
Béo phì độ 2 ≥ 30
[4],[7].
* Đo vòng bụng và tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dạng nam
Phương pháp đo vòng bụng:
Bệnh nhân đứng thẳng, 2 bàn chân dạng 10cm, thở đều, dùng thước dây
Trung Quốc không đàn hồi (đơn vị tính là cm) đo vòng bụng vào cuối kỳ thở ra.
Đo một trong 2 cách sau: (1) ngang qua rốn (2) ngang qua trung điểm
giữa xương sườn cuối và mào chậu (đối với người quá béo phì). Sai số không
quá 0.5cm.
Hình 2.1.Cách đo vòng bụng; hình 1: đo ngang rốn; hình 2: tìm bờ dưới
của xương sườn 12.
Tiêu chuẩn chẩn đoán béo dạng phì nam: theo tiêu chuẩn của WHO dành
cho người Châu Á khi:
Vòng bụng của nam ≥ 90cm và vòng bụng của nữ ≥ 80cm [4], [7], [29].
Đọc kết quả và ghi vào phiếu.
>BC=:G.HF
Đối tượng đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, dùng thước dây đo vòng
qua hai mấu chuyển lớn xương đùi.
Đọc kết quả và ghi vào phiếu.
+ Phương pháp tính tuổi:
Tuổi = năm điều tra - năm sinh
>I@1EE3;.J.KLF
- Nhóm 1: từ 30 - 39 tuổi
- Nhóm 2: Từ 40 - 49 tuổi
- Nhóm 3: Từ 50 - 59 tuổi
Từ các kích thước đo được ở trên, tính các chỉ số sau:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo công thức
2
4
(
MN
Trong đó:
P: trọng lượng cơ thể, có đơn vị là kilogam (kg)
H: chiều cao đứng cơ thể, có đơn vị là mét (m)
- Số đo vòng bụng (VB), đơn vị tính là centimet (cm)
- Tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM)
- Tỉ lệ chất béo (TLCB), được tính theo công thức
TLCB 63,7 - 735/BMI + 0,029 x tuổi đối với nữ
TLCB 51,6 - 735/BMI + 0,029 x tuổi đối với nam
Trong đó:
TLCB có đơn vị tính là phần trăm (%)
Tuổi có đơn vị tính là năm.
2.4.1. Tiêu chuẩn kết luận thừa cân và béo phì
2.4.1.1.Tiêu chuẩn đánh giá tnh trng dinh dưỡng dựa vào BMI theo phân
loi của t chức y tế thế giới (WHO) áp dụng cho cng đồng Châu Á [6].
BMI Phân loại
< 18,5 Hơi gầy
18,5 - 22,9 Bình thường
23,0 - 24m9 Thừa cân
25,0 - 29,9 Béo phì độ I
≥ 30,0 Béo phì độ II
2.4.1.2. Đánh giá béo ph dng nam dựa vào vòng bụng (VB) theo liên đoàn
đái tháo đưng quốc tế (IDF) 2005 đối với ngưi Châu Á [27].
+ VB ≥ 90 cm ở nam giới