Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khảo sát tình trạng thiếu máu và các yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện nhi đồng thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
------------------------

BÙI ĐỒN XN LINH

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRUYỀN MÁU
Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ.

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

BÙI ĐỒN XN LINH



KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRUYỀN MÁU
Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ.
CHUYÊN NGÀNH: HUYẾT HỌC
MÃ SỐ: CK 62 72 25 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.HUỲNH NGHĨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

BÙI ĐỒN XUÂN LINH

.


.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I :TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1 ĐỊNH NGHĨA SƠ SINH NON THÁNG – THIẾU MÁU....................................... 3
1.2 ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG .................................. 4
1.3 NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU ............................................................................ 5
1.4 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THIẾU MÁU Ở TRẺ SINH NON .............................. 10
1.5 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU Ở TRẺ SINH NON ................................................ 13
1.6 ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở TRẺ SINH NON ....................................................... 13
1.7 ĐIỀU TRỊ TRUYỀN MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG .............................. 13
1.8 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾU MÁU Ở SƠ SINH NON
THÁNG: ..................................................................................................................... 25
CHƢƠNG II : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31
2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 31
2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 31
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 33
2.4 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU THU THẬP: .................................................. 44
2.5 VẤN ĐỀ Y ĐỨC................................................................................................... 46
CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 47
3.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU..................................................... 47
3.2 KẾT QUẢ THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG ................................. 49
3.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
THIẾU MÁU .............................................................................................................. 49
3.4 TỈ LỆ RUYỀN MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG THIẾU MÁU ................. 58

CHƢƠNG IV : BÀN LUẬN ........................................................................................ 65
4.1 TỈ LỆ THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG.......................................... 65

.


.

4.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
THIẾU MÁU .............................................................................................................. 66
4.3 TỈ LỆ TRUYỀN MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG THIẾU MÁU. ............. 73
4.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRUYỀN MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG. . 74
4.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................................... 76
KẾT LUẬN . ................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. .

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Nghĩa

CNLS

Cân nặng lúc sinh


TPTTBM

Tổng phân tích tế bào máu

DNT

Dịch não tủy

HA

Huyết áp

HATB

Huyết áp trung bình

HCL

Hồng cầu lắng

HC

Hồng cầu

HSSS

Hồi sức sơ sinh

KMĐM


Khí máu động mạch

KTC

Khoảng tin cậy

RLĐM

Rối loạn đông máu

SHH

Suy hô hấp

TM

Truyền máu

YTNC

Yếu tố nguy cơ

XQ

X-quang

.


.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt

Chữ gốc - Nghĩa

aPTT

Activated Partial Thromboplastin Time
Thời gian đông máu đƣờng nội sinh
Bronchopulmonary dysplasia
Loạn sản phế quản phổi
Protein C reactive
Cytomegalovirus
Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid
Chất kháng đông Ethylene Diamine Tetra Acetic
Acid
Erythopoietin
Fraction of Inspired Oxygen
Nồng độ oxy trong khí hít vào
Glucose-6 Phosphate Dehydrogenase
Hemoglobin
Huyết sắc tố
Herpes Simplex Virus
Mean Corpuscular Hemoglobin
Lƣơng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
Mean Corpuscular Volume
Thể tích trung bình hồng cầu
Nasal continuous Positive Airway Pressure
Thở áp lực dƣơng liên tục qua mũi

Partial Pressure of Arterial Carbon Dioxide
Áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch
Partial Pressure of Arterial Oxygen
Áp suất riêng phần của O2 trong máu động mạch
Positive Expiratory End Pressure
Áp lực dƣơng cuối kỳ thở ra
Platelet

BPD
CRP
CMV
EDTA

EPO
FiO2
G6PD
Hb
HSV
MCH
MCV
NCPAP
PaCO2
PaO2
PEEP
PLT

.


.


Tiểu cầu
Prothrombine Time
Thời gian đông máu đƣờng ngoại sinh

PT

RBC

Red Blood Cell
Hồng cầu máu
Retinopathy of Prematurity
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Redcell distributtion width
Dải phân bố kích thƣớc hồng cầu
Arterial oxygen Saturation
Độ bão hòa oxy trong máu động mạch
Serum Glutamo-Oxalo Transaminase
Men gan SGOT
Serum Glutamo-Pyvuric Transaminase
Men gan SGPT
Pulse oxymeter oxygen Saturation
Độ bảo hòa oxy máu đo qua mạch
White Blood Cell
Bạch cầu máu

ROP
RDW
SaO2
SGOT

SGPT
SpO2
WBC

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các nguyên nhân thiếu máu ở trẻ sơ sinh ……………………………..8
Bảng 1.2 Giá trị Hb và Hct bình thƣờng theo tuổi và điểm cắt thiếu máu ……..12
Bảng 1.3 Chỉ định truyền hồng cầu lắng cho trẻ sinh non thiếu máu…………..14
Bảng 1.4 Truyền đơn vị máu toàn phần và khối hồng cầu hịa hợp nhóm máu hệ
ABO với ngƣời nhận. …………………………………………………………..17
Bảng 1.5 Chọn nhóm máu truyền ở trẻ sơ sinh khi nhóm máu mẹ và con phù hợp
ABO…………………………………………………………………………….18
Bảng 1.6 Chọn nhóm máu truyền ở trẻ sơ sinh khi nhóm máu ABO con và mẹ
khơng phù hợp. …………………………………………………………………20
Bảng 2.1 Giá trị Hb và Hct chẩn đoán thiếu máu…………………………… 34
Bảng 2.2 Liệt kê và phân loại các biến số định lƣợng………………………… 37
Bảng 2.3 Liệt kê và phân loại các biến số định tính……………………………39
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh non tháng trong nghiên cứu……… 41
Bảng 3.2 Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu trong nghiên cứu.
Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện ở trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu 52
Bảng 3.4 Đặc điểm sinh học lúc nhập viện ở trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu...55
Bảng 3.5 Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng…………56
Bảng 3.6 Tỉ lệ truyền máu theo tình trạng thiếu máu lúc nhập viện……………58
Bảng 3.7 Các đặc điểm về truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng ……………….60
Bảng 3.8 Các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng……….62

Bảng 4.1 So sánh cân nặng, tuổi thai giữa các nghiên cứu……………………..68
Bảng 4.2 Biểu hiện da niêm theo mức Hemoglobin thiếu máu……………… 70

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Các yếu tố liên quan đến truyền máu
Hình 3.1 Sơ đồ các bƣớc và mục tiêu nghiên cứu.
Hình 3.2 Tỉ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Sơ đồ 2.1 Các bƣớc và mục tiêu thực hiện nghiên cứ

.


.

1

MỞ ĐẦU
Kế từ năm 2011, ngày 17 tháng 11 hàng năm đã đƣợc chọn là “Ngày thế
giới vì trẻ sinh non”, điều này cho thấy vấn đề trẻ sinh non là vấn đề quan trọng,
đƣợc quan tâm toàn cầu. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có
khoảng 15 triệu trẻ sinh non trên tồn thế giới và con số này đang tăng lên. Biến
chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dƣới 5 tuổi, có
khoảng 1 triệu ca tử vong trong năm 2015. Trên khắp 184 quốc gia, tỉ lệ sinh non
dao động từ 5% đến 18% trẻ sinh ra [81]. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế

năm 2011, nƣớc ta có tỉ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm 19% trong mơ hình bệnh
tật của trẻ sơ sinh. Thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng cho thấy tỉ lệ trẻ
sinh non có xu hƣớng tăng lên qua các năm, từ 15% vào năm 2011 tăng lên 18%
vào năm 2013 và con số này ngày càng gia tăng. Do cơ thể chƣa phát triển đầy
đủ, trẻ sinh non thƣờng mắc nhiều nguy cơ bệnh tật và tỉ lệ tử vong cao hơn trẻ
sinh thƣờng.
Ở trẻ sinh non có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ dễ bị thiếu máu,
nguyên nhân thiếu máu khó nhận biết. Trẻ sinh non thiếu máu cần truyền máu
chiếm tỉ lệ cao. Khoảng 40% trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh (CNLS) từ
1000g-1500g đƣợc truyền máu và ở trẻ có CNLS< 1000g thì khoảng 90% đƣợc
nhận trung bình 5 lần truyền hồng cầu lắng trong suốt giai đoạn nằm viện [75].
Mức Hb thấp khi sinh đƣợc coi là một yếu tố nguy cơ gây tử vong [21,73]. Theo
tác giả Nguyễn Thị Hoài Hƣơng và cộng sự, ở Bệnh viện Từ Dũ năm 2007 có
42,2% trẻ CNLS< 1500g đƣợc truyền máu[6]. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, tỉ lệ
trẻ sinh non nhẹ cân nhập viện năm 2014 là 12,79% và 7,87% trong năm 2015.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đƣợc đƣa vào hoạt động tháng 6/2018 và

.


.

2

khối chuyên sâu sơ sinh là một lĩnh vực đƣợc đầu tƣ và phát triển mạnh về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Mơ hình phối hợp sản – nhi nhằm có
sự phối hợp kịp thời, can thiệp điều trị hiệu quả tối ƣu cho bệnh nhi sơ sinh. Vậy
tỉ lệ thiếu máu ở các bệnh nhi sinh non tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố nhƣ
thế nào? Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến vấn đề truyền máu cho các bệnh nhi sinh
non? Cho đến nay, chƣa có thơng tin về điều này tại bệnh viện Nhi đồng Thành

phố nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình trạng thiếu máu và các
yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi đồng
Thành phố” với mong muốn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng, để từ đó chúng tôi
hiểu rõ và chủ động trong công tác điều trị chăm sóc tốt nhất có thể cho bệnh nhi
sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng Thành phố góp phần giúp các bệnh nhi
sinh non có thể sớm hòa nhập và bắt kịp với các trẻ sinh thƣờng. Nhƣ vậy, câu
hỏi nghiên cứu là tỉ lệ thiếu máu và những yếu tố nào liên quan đến truyền máu ở
trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố? Để thực hiện đƣợc đề
tài trên chúng tôi có các mục tiêu nhƣ sau:
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát tình trạng thiếu máu và các yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ
sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng.
2. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, sinh học ở trẻ sơ sinh non tháng
thiếu máu.
3. Xác định tỉ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu.
4. Phân tích các yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng thiếu
máu.

.


.

3

CHƢƠNG I :TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa sơ sinh non tháng – thiếu máu
Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh (từ tiếng La tinh: neonates) đề cập đến một trẻ sơ

sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Sơ sinh non tháng đƣợc định nghĩa là các em bé sinh ra trƣớc 37 tuần cịn
sống. Có các phân nhóm ở trẻ sinh non, dựa trên tuổi thai và CNLS [60]:
- Phân loại trẻ sinh non dựa vào tuổi thai [49,69,81]:
 Non tháng muộn: tuổi thai trong khoảng 340/7 tuần và 366/7 tuần.
 Non tháng trung bình: tuổi thai trong khoảng 320/7 tuần và 336/7
tuần.
 Rất non tháng: tuổi thai trong khoảng 280/7 tuần và 316/7 tuần.
 Cực non tháng: tuổi thai nhỏ hơn 28 tuần.
Tuần tuổi thai đƣợc làm tròn, ví dụ trẻ sinh lúc 26 tuần 4 ngày sẽ đƣợc tính là
sinh non 26 tuần hoặc chi tiết hơn 264/7 tuần [49,50].
- Phân loại trẻ sinh non dựa vào CNLS [ 49,50,69]:
 CNLS thấp < 2500gr; rất thấp < 1500gr; cực thấp < 1000gr.
 Cân nặng phù hợp tuổi thai sinh non: cân nặng trong khoảng 10th –
90th percentile tuổi thai sinh non theo biểu đồ Fenton.
 Nhẹ cân so với tuổi thai: cân nặng thấp hơn 10th percentile tuổi thai
sinh non theo biểu đồ Fenton.

.


.

4

Thiếu máu là tình trạng giảm khối hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin trong máu
dƣới giới hạn bình thƣờng của ngƣời cùng lứa tuổi. Trong thực hành, thiếu máu
đƣợc định nghĩa khi hematocrit hoặc nồng độ hemoglobin nhỏ hơn Hemoglobin
- 2SD đối với tuổi [7,29,31,44].
1.2 Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng

Nếu thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh là lành tính, khơng
triệu chứng và khơng cần thiết phải điều trị thì thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng
khơng cịn là hiện tƣợng sinh lý và lành tính, do nhiều yếu tố nội sinh và ngoại
sinh góp phần gây nên [29]. Nguy cơ thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tỉ lệ
nghịch với sự trƣởng thành của thai và cân nặng của trẻ [15,28,31,59,72]. Ở trẻ
sinh non thiếu máu khởi phát sớm và rõ rệt hơn, thƣờng xảy ra từ khoảng 3-12
tuần sau sinh do trẻ sinh non có nồng độ Hb lúc sinh thấp so với trẻ đủ tháng.
Mức Hb thể hiện khác nhau phụ thuộc tuổi thai. Hơn nữa, tạo hồng cầu ở trẻ sơ
sinh non tháng có thể giảm do dự trữ sắt thấp. Vận chuyển sắt từ mẹ sang thai
nhi chủ yếu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba và vì thế giảm ở trẻ sinh non. Trẻ
sinh non cũng có nguy cơ tăng mất máu do điều trị vì phải lấy máu xét nghiệm
máu thƣờng xuyên giúp chẩn đoán. Sự kết hợp những yếu tố này, cùng với mức
độ bệnh và thiếu EPO dẫn đến sự xuất hiện thƣờng xuyên của bệnh thiếu máu ở
trẻ sinh non. Có đến một nửa số trẻ dƣới 32 tuần tuổi thai phát triển thiếu máu.
Lúc 4 đến 10 tuần tuổi, mức Hb thƣờng từ 8-10g/dL ở trẻ có cân nặng lúc sinh từ
1200-1400g và từ 6-9g/dL ở trẻ dƣới 1.200g. [15,25,78]
Năm 2006, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ sinh non phải nhập viện ở Trung Quốc là
38,1%, tỉ lệ này cao hơn ở những trẻ có cân nặng và tuổi thai thấp. Ở trẻ tuổi thai
từ 28-31 tuần tỉ lệ thiếu máu là 71.43% và ở trẻ CNLS< 2000g tỉ lệ này là 65%.

.


.

5

Một nghiên cứu khác về trẻ sinh non thiếu máu nhập viện từ tháng 12/2008 đến
tháng 7/2010 ở Trung Quốc (n=210), kết quả cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở trẻ sinh
non là 41.4% trong đó thiếu máu ở nhóm tuổi thai ≤ 32 tuần, 35 tuần và 37 tuần

là 72.5%, 38% và 22% tƣơng ứng; cùng với sự gia tăng của tuổi thai tỉ lệ mắc
bệnh thiếu máu giảm dần. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ CNLS≤1500g, 2000g và >
2000g là 83.3%, 44.9% và 24.2% tƣơng ứng; cùng với sự gia tăng trọng lƣợng
khi sinh tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu giảm. Tỉ lệ thiếu máu ở các tuổi thai khác nhau
và giữa CNLS có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [47,57].. Theo nghiên cứu của
tác giả Folquet Amorissani M ở Pháp năm 2007, tỉ lệ thiếu máu sớm (< 14 ngày)
ở trẻ sinh non là 17.5 [41].
Năm 2007, tỉ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh (bao gồm trẻ sinh non tháng và đủ
tháng) của khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ là 1.6%, trong nghiên cứu của tác giả
Hoài Hƣơng và cộng sự từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2007 tỉ lệ truyền máu ở trẻ
sơ sinh non tháng (< 37 tuần) là 69.5% [6]. Năm 2015, tác giả Lê Nguyễn Nhật
Trung báo cáo tỉ lệ truyền hồng cầu lắng ở trẻ sinh non từ 26-34 tuần tuổi thai
nhập viện bệnh viện Nhi đồng 2 là 38.1% [13].
1.3 Nguyên nhân thiếu máu
Ba cơ chế cơ bản đối với sự phát triển thiếu máu ở trẻ sinh non bao gồm
(1) giảm sản xuất hồng cầu, (2) tăng phá hủy hồng cầu, và (3) mất máu [7,25].
1.3.1 Giảm sản xuất hồng cầu
Cơ chế đầu tiên của thiếu máu là sản xuất hồng cầu không đầy đủ cho trẻ
sinh non đang phát triển. Các nơi sản xuất erythropoietin (EPO) và hồng cầu
thay đổi trong thai kỳ. Tổng hợp EPO ban đầu xảy ra trong gan của thai nhi

.


.

6

nhƣng dần dần chuyển về phía thận theo sự phát triển của thai kỳ. Tuy nhiên,
vào cuối thai kỳ, gan vẫn là nguồn sản xuất EPO chính [4].

Hồng cầu của thai nhi đƣợc sản xuất trong các túi nỗn hồng trong vài
tuần đầu tiên của phôi. Gan thai nhi trở nên quan trọng hơn khi thai kỳ phát triển
và trở thành nơi sản xuất hồng cầu chính vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Tủy
xƣơng bắt đầu tạo hồng cầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, khi sự tạo máu ở gan
giảm dần thì tủy đảm nhiệm vai trị tích cực dần. Lúc thai khoảng 32 tuần, gánh
nặng của sản xuất hồng cầu trong bào thai đƣợc chia sẻ đồng đều bởi gan và tủy
xƣơng. Lúc thai 40 tuần, tủy là cơ quan tạo hồng cầu duy nhất. Sinh non khơng
đẩy nhanh sự phát triển của các q trình này.[7,8]
Mặc dù EPO không phải là yếu tố tăng trƣởng tạo hồng cầu duy nhất trong
bào thai, nhƣng là yếu tố quan trọng nhất. EPO đƣợc tổng hợp để đối phó với
tình trạng thiếu máu và giảm oxy mơ tƣơng đối. Mức độ thiếu máu và giảm oxy
cần thiết để kích thích sản xuất EPO ở gan lớn hơn nhiều so với thận của thai
nhi. Sản xuất EPO có thể khơng đƣợc kích thích cho đến khi nồng độ
hemoglobin giảm đến 6-7 g / dL. Kết quả là, sản xuất hồng cầu mới ở trẻ sơ sinh
cực non, những trẻ mà gan vẫn là nơi sản xuất EPO chính, bị đáp ứng kém mặc
dù có dấu hiệu thiếu máu. Ngồi ra, EPO (dù nội sinh hoặc ngoại sinh), có sự
phân phối thể tích lớn và đƣợc đào thải nhanh chóng hơn ở trẻ sơ sinh, dẫn đến
thời gian để kích thích tủy xƣơng bị rút ngắn. Tế bào nguồn dịng hồng cầu của
trẻ sinh non thƣờng đáp ứng tốt với EPO khi mà yếu tố này đƣợc sản xuất hoặc
cung cấp.

.


.

7

1.3.2 Tăng phá hủy hồng cầu
Cũng rất quan trọng trong sự phát triển thiếu máu ở trẻ sinh non là đời sống

trung bình của hồng cầu trẻ sơ sinh chỉ có một nửa đến hai phần ba của hồng
cầu ở ngƣời trƣởng thành. Các tế bào hồng cầu của trẻ chƣa trƣởng thành nhất có
thể chỉ tồn tại 35-50 ngày. Đời sống hồng cầu của trẻ sơ sinh bị rút ngắn là kết
quả của nhiều yếu tố, gồm có giảm adenosine triphosphate (ATP) nội bào,
carnitine, và hoạt động của enzyme; tăng tính nhạy cảm với peroxid lipid; và
tăng tính nhạy cảm của màng tế bào để phân mảnh.
1.3.3 Mất máu
Thiếu máu do mất máu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra trƣớc sinh, trong lúc
sinh và sau sinh Nếu trẻ sơ sinh đƣợc giữ trên nhau thai trong một thời gian sau
khi sinh, truyền máu nhau - thai có thể xảy ra. Ngƣợc lại, kẹp rốn trễ có thể làm
giảm mức độ thiếu máu do sinh non. Thƣờng gặp hơn, do theo dõi chặt chẽ trong
lúc điều trị nên trẻ sơ sinh non tháng nhập viện thƣờng xuyên đƣợc lấy máu để
làm các xét nghiệm, điều này thƣờng mất 5-10% tổng khối lƣợng máu cơ thể
[25].
Bảng 1.1. Các nguyên nhân thiếu máu ở trẻ sơ sinh [39].
1. Mất máu : nguyên nhân thiếu máu thƣờng gặp nhất ở trẻ sơ sinh, bao
gồm:
+ Trƣớc sinh:
 Máu truyền từ thai sang mẹ qua nhau thai: có thể do tự phát, chấn

.


.

8

thƣơng do chọc màng ối, xoay đầu thai.
 Chảy máu trong/sau nhau thai.
 Truyền máu thai đôi (Twin-twin transfusion).

+ Trong sinh
 Bất thƣờng ở cuống nhau: đứt, rách cuống rốn; vỡ phình mạch hay
giãn mạch ở cuống rốn; tụ máu cuống rốn; đứt mạch máu bất
thƣờng ở cuống rốn.
 Bất thƣờng ở nhau thai: nhau thai nhiều thùy; nhau tiền đạo; nhau
bong non; tai biến rạch vào nhau thai khi mổ lấy thai.
+ Sau sinh
 Xuất huyết nội: nhƣ xuất huyết nội sọ, xuất huyết dƣới màng
cứng hay màng nhện, tụ máu não, xuất huyết thƣợng thận, tụ máu
dƣới bao gan hoặc vỡ tạng.
 Do thầy thuốc: mất máu do lấy máu xét nghiệm, thông tĩnh mạch.
Đây là nguyên nhân thƣờng gặp nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ
sinh non tháng.
2. Tăng phá hủy hồng cầu:
 Nguyên nhân bẩm sinh:
- Thiếu hụt enzyme hồng cầu (thiếu G6PD)

.


.

9

- Thiếu hụt màng hồng cầu (hồng cầu hình cầu/răng cƣa di
truyền)
- Bệnh hemoglobin (α-thalassemia, β-thalassemia )
 Nguyên nhân mắc phải:
- Tán huyết miễn dịch: Bất đồng ABO mẹ-con; bất đồng Rh mẹ con; bất đồng nhóm máu phụ (Kell, Duffy);U mạch máu (hội
chứng Kasabach Merritt)

- Tán

huyết

mắc

phải:

Nhiễm

Toxoplasmosis, Rubella, Giang mai),

trùng

(CMV,

HSV,

Thiếu vitamin E ở trẻ

sinh non,Thuốc: Vitamin K, lợi tiểu Thiazid ở mẹ…
- Bệnh chuyển hóa: galactosemia, bệnh xƣơng hóa đá
3. Giảm sản xuất hồng cầu:
-

Thiếu máu sinh non do thiếu hụt erythropoietin tạm thời

-

Bất sản hoặc giảm sinh hồng cầu (Diamond-Blackfan)


-

Ức chế tủy xƣơng (nhiễm Rubella hay parvovirus B19)

-

Thiếu máu dinh dƣỡng (thiếu sắt), thƣờng sau giai đoạn sơ sinh

.


10
.

1.4 Biểu hiện lâm sàng thiếu máu ở trẻ sinh non
- Các biểu hiện lâm sàng ở trẻ sinh non thiếu máu bao gồm: tăng cân kém, ngừng
thở, giảm hoạt động, xanh xao, nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh, toan chuyển hóa,
âm thổi thiếu máu.
- Tăng cân kém: chậm tăng cân dù đã cung cấp đủ năng lƣợng.
- Ngừng thở: một số trƣờng hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến tăng
nhịp thở và ngừng thở.
- Giảm hoạt động: li bì, ngủ lịm
-

Nhịp tim nhanh: trẻ sinh non thiếu máu có thể phản ứng bằng cách
tăng cung lƣợng tim thơng qua tăng nhịp tim, có lẽ là để đáp ứng
cung cấp oxy đầy đủ cho các mô gây ra bởi thiếu máu.

- Toan chuyển hóa: Thiếu máu đáng kể có thể làm giảm vận chuyển

oxy đến mô, dẫn đến gia tăng sự chuyển hóa yếm khí với sản xuất
acid lactic. Tùy vào mức độ của nhiễm toan, biểu hiện lâm sàng có
thể tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, li bì, hôn mê.
- Biểu hiện của các yếu tố nguy cơ của trẻ sinh non: hạ thân nhiệt, hạ đƣờng
huyết, hạ huyết áp, suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử, loạn sản
phế quản phổi, ROP [18,22,34].
-Nhiều trẻ sinh non khơng có triệu chứng lâm sàng mặc dù có giá trị Hemoglobin
thấp hơn 7g/dL [35,46].
1.4 Dấu hiệu sinh học thiếu máu ở trẻ sinh non:

.


11
.

- Tổng phân tích tế bào máu:
 Hemoglobin giảm dƣới 10 g/dl, cũng có thể giảm cịn 6-7g/dl là
mức thấp nhất thƣờng thấy ở trẻ sơ sinh nhỏ nhất.
 Chỉ số hồng cầu bình thƣờng so với tuổi.
 Dịng bạch cầu và tiểu cầu bình thƣờng.
- Hồng cầu lƣới:
Bình thƣờng HC lƣới từ 2-6% ở trẻ sơ sinh.
Hồng cầu lƣới thấp khi thiếu máu là do giảm nồng độ EPO. Hồng cầu lƣới
cao là khơng phù hợp với chẩn đốn thiếu máu do sinh non.
Phết máu ngoại biên: khơng có hình dạng hồng cầu bất thƣờng.
Nhóm máu mẹ và con: xem xét khả năng tán huyết do bất đồng nhóm máu
mẹ con.
Coombs trực tiếp: có thể dƣơng tính trùng hợp, tuy nhiên xét nghiệm này
quan trọng để chắc chắn rằng quá trình tán huyết miễn dịch liên quan đến bất

đồng nhóm máu mẹ con khơng xảy ra.
Bilirubin huyết thanh: khi nồng độ bilirubin huyết thanh tăng cao nên tìm
nguyên nhân khác giải thích cho sự thiếu máu. Bao gồm các nguyên nhân tán
huyết, nhƣ thiếu men G6PD hoặc thiếu men kinase/isomerase hoặc enzyme
khác, hoặc các nguyên nhân phổ biến hơn nhƣ nhiễm trùng hoặc bệnh tán huyết
ở trẻ sơ sinh.

.


12
.

Bảng 1.2. Giá trị Hb và Hct bình thƣờng theo tuổi và điểm cắt thiếu máu [36]
Tuổi

Hb (g/dl)

Hematoctit(%)

Lúc sinh (máu dây rốn)

13,5-24 (TB: 16,5)

42-64(TB: 51)

< 1 tháng

10-20 (TB: 13,9)


31-67 (TB: 44)

1-2 tháng

10-18 (TB: 11,2)

28-55 (TB: 35)

Lúc sinh (máu dây rốn)

< 13,5 (TB: 16,5)

< 42 (TB: 51)

1-3 ngày

< 14,5 (TB: 18,5)

< 45 (TB: 56)

2 tuần

< 13,4 (TB: 16,6)

< 41 (TB: 53)

1 tháng

< 10,7 (TB: 13,9)


< 33 (TB: 44)

Giá trị bình thƣờng (-2SD đến +
2SD)

Thiếu máu (< 2SD trung bình
dƣới)

2 tháng

< 9,4 (TB: 11,2)

.

< 28 (TB: 35)


13
.

1.5 Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sinh non
Dựa vào tiền sử, lâm sàng và sinh học [7,8,37].
- Tiền sử: Lúc sinh (can thiệp lúc sinh, sinh đơi); Nhóm máu mẹ, bệnh lý mẹ;
Gia đình có ai thiếu máu.
- Dấu hiệu lâm sàng: da niêm tái nhợt, lừ đừ, cơn ngừng thở, nhịp thở nhanh,
nhịp tim nhanh hoặc chậm, chậm tăng cân mặc dù cung cấp đủ năng lƣợng.
- Sinh học: hematocrit hoặc nồng độ hemoglobin thấp hơn 2SD trung bình
dƣới đối với tuổi (Bảng 1.2). Phết máu ngoại biên thấy hồng cầu đẳng sắc đẳng
bào, khơng có hình dạng hồng cầu bất thƣờng. Nồng độ của erythropoietin huyết
thanh thấp, hồng cầu lƣới thấp. Coombs Test, Bilirubin nếu nghi ngờ thiếu máu

do tán huyết
1.6 Điều trị thiếu máu ở trẻ sinh non
Điều trị thiếu máu ở trẻ sinh non hiện nay bao gồm truyền hồng cầu lắng,
sử dụng erythropoietin tái tổ hợp (rHuEPO-recombinant Human erythropoietin)
kết hợp với bổ sung sắt [4,8,16,19,22]. Dinh dƣỡng cần thiết nên đƣợc cung cấp
đầy đủ và các trẻ bệnh nên đƣợc theo dõi các dấu hiệu thiếu máu [46].Tiêu chuẩn
truyền máu cho trẻ sinh non bị thiếu máu khác nhau tùy trung tâm, dựa trên nồng
độ Hemoglobin (hoặc dung tích hồng cầu) và tình trạng lâm sàng.[40,58,71,84]
1.7 Điều trị truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng. [43,51,52,54,54,64,65, ,67,
,76,79,80,83]
1.7.1 Chỉ định truyền máu [26,30]:

.


14
.

Bảng 1.3. Chỉ định truyền hồng cầu lắng cho trẻ sinh non thiếu máu
1. Truyền cho trẻ có hematocrit ≤ 20%:
Nếu có triệu chứng thiếu máu; và hồng cầu lƣới dƣới 100,000/µl

2. Truyền cho trẻ có hematocrit ≤ 30% (21-30%):
 Nếu trẻ thở oxy lều < 35%;
 Nếu trẻ phải thở CPAP hay thở máy, áp lực đƣờng thở trung
bình dƣới 6cm H2O;
 Nếu có từng đợt ngừng thở và nhịp tim chậm (> 9 đợt trong 12
giờ hoặc cần thở oxy qua túi hay mặt nạ 2 lần trong 24 giờ),
trong khi điều trị methylxanthin;
 Nếu nhịp tim trên 180 lần/phút hay nhịp thở > 80 lần/phút kéo

dài trong 24 giờ
 Nếu tăng cân chậm < 10g/ngày trong 4 ngày , trong khi vẫn
đƣợc cung cấp ≥ 100kcal/kg/ngày.
 Khi cần phẩu thuật.

3. Truyền cho trẻ có hematocrit ≤ 35% (31-35%):
Nếu phải đặt nội khí quản để thở CPAP hay thở máy, áp lực đƣờng trung bình ≤

.


15
.

6-8cm H2O

4. Không truyền
- Để thay lƣợng máu lấy ra để xét nghiệm
- Do giảm hematocrit đơn thuần.
(Nguồn “Manual of neonatal care 8th”, 2017[38])
Lƣợng máu truyền:
 Liều lƣợng: đƣợc tính ƣớc lƣợng theo cơng thức [2]:
Thể tích máu BN x (Hctmuốn đạt - HctBN)
Thể tích máu (ml) =
Hctcủa túi máu
Thể tích máu BN ở trẻ sơ sinh non tháng: 100ml/kg (trẻ đủ tháng 85ml/kg).
Hctcủa túi máu: máu toàn phần 35%, hồng cầu lắng 70%.
 Hồng cầu lắng (ƣu tiên chọn): liều thƣờng dùng 5-10ml/kg.
Trung bình truyền 10ml/kg hồng cầu lắng sẽ làm tăng Hct 7%.
- Tốc độ truyền tùy tình trạng huyết động học và mức độ

mất máu.Thời gian truyền trung bình 1-2 giờ, tối đa 4 giờ.
Sau đó kiểm tra lại Hct, lặp lại liều trên nếu cần.

.


×