PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm trên cát ở nước ta đã có
những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm
nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nhân dân ven biển và bổ sung cho thị
phần xuất khẩu của đất nước. Tại các tỉnh ven biển miền Trung, diện tích đất
cát rất nhiều nhưng chưa được tận dụng. Do vậy, nuôi tôm trên cát đã được
xem là một giải pháp cho vấn đề tận dụng đất cát và đã được thử nghiệm ở
Quảng Trị cũng như một số tỉnh miền Trung, bước đầu cho hiệu quả kinh tế
rõ rệt. Những thành công ban đầu của việc nuôi tôm trên cát có thể tạo ra một
bước ngoặt mới trong quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại các tỉnh
miền Trung nơi còn nghèo và có diện tích đất cát ven biển lớn [6].
Xã Triệu Lăng và Triệu Vân là hai xã đã và đang có phong trào nuôi tôm
trên cát phát triển mạnh, bước đầu thu được những kết quả nhất định. Bên
cạnh những tác động tích cực đã và đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế
xã hội của xã Triệu Lăng và xã Triệu Vân, các hoạt động nuôi tôm trên cát
trong những năm qua cũng tạo nên nhiều áp lực đối với tình hình kinh tế - xã
hội và môi trường. Đứng trước tình hình này, hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân
đã có quy hoạch phát triển nuôi tôm bền vững trên vùng cát, tuy nhiên việc
xây dựng chi tiết các kế hoạch để triển khai và xử lý vi phạm về công tác
quản lý tài nguyên, môi trường đối với các xã, các cơ sở, hộ nuôi tôm trên cát
vẫn chưa có hiệu lực, thậm chí việc nuôi trái phép lại có diễn biến ồ ạt và tràn
lan hơn, vượt khỏi quy hoạch. Ðây là những thách thức lớn đối với mục tiêu
phát triển bền vững của toàn ngành, của vùng và quốc gia. Hiện nay có rất ít
những nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá một cách hệ thống với những tác
động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt động nuôi tôm trên cát để
đưa ra những giải pháp phát triển thích hợp, bền vững.
Từ những bấp cập trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác
động của hoạt động nuôi tôm trên cát đến đời sống người dân tại hai xã
Triệu Lăng và Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình phát triển nuôi tôm trên cát tại hai xã Triệu Lăng và
Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Đánh giá tác động của việc phát triển nuôi tôm trên cát đến các khía cạnh
kinh tế, xã hội và môi trường của cộng đồng người dân hai xã nghiên cứu.
- Xác định một số giải pháp cho việc qui hoạch phát triển nuôi tôm trên cát
bền vững ở hai xã nói riêng và các xã vùng ven biển Quảng Trị nói chung.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Đánh giá tác động
Đánh giá tác động là xem dự án đã tạo được những tác động gì? Cả tích
cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, tới các đối tượng
hưởng lợi của dự án trên các phương tiện khác nhau kinh tế, văn hóa, xã hội,
môi trường,… [1].
Đánh giá tác động thường xem xét trên 3 khía cạnh: đối tượng tác động,
khía cạnh tác động và mức độ tác động. Tác động thường được xem xét trên
nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ như tác động về chính sách ( góp phần
thay đổi chính sách về phát triển,… ); Tác động về văn hóa, xã hội như nâng
cao cuộc sống văn hóa và tinh thần, tăng cường tình làng nghĩa xóm, đẩy lùi
tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, giảm khoảng cách giàu nghèo,… Về kinh tế như
xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế,… [1].
2.1.2. Khái niệm đánh giá tác động môi trường
Theo Munn, năm 1979: “Đánh giá tác động môi trường là hoạt động
được đặt ra để dự báo và xác định những tác động đối với môi trường sinh,
địa lý, đối với sức khỏe, hạnh phúc đời sống của con người tạo nên bởi các dự
luật, các chính sách, các chương trình, đề án và thủ tục làm việc, đồng thời
diễn giải và thông tin về các tác động”.
Năm 1991, Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu đã đưa
ra một định nghĩa ngắn gọn và súc tích “Ðánh giá tác động môi trường là
đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường”.
2.1.3. Khái niệm đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có
thể về mặt xã hội của một hành động đối với cuộc sống thường nhật của con
người hay cộng đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem
xét, nhận định về các mục tiêu kinh tế - xã hội của các dự án [2].
3
2.2. Tình hình nuôi tôm trên cát trong cả nước và tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Trong cả nước
Ở Việt Nam Năm 1999, lần đầu tiên mô hình nuôi tôm trên cát dùng
nilông làm vật liệu chống thấm khi xây dựng ao nuôi mới thử nghiệm thành
công tại tỉnh Ninh Thuận mới chỉ có một hộ áp dụng mô hình này với một ao
nuôi tôm trên cát diện tích 0,5 ha. Diện tích nuôi tôm trên cát tăng lên rất
nhanh tại một số tỉnh miền Trung những năm sau đó.
Năm 2002, ở Ninh Thuận đã có tới 200 ha, Quảng Ngãi 60 ha, Thừa
Thiên - Huế 16 ha, Quảng Bình 14 ha, Năng suất nuôi tôm bình quân mỗi
vụ dao động từ 1,72 tấn/ha ở Bình Định, 3 tấn/ha ở Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế, đến 6 tấn/ha ở Ninh Thuận [3].
Đến năm 2006, tổng diện tích nuôi tôm tại các tỉnh miền Trung đã tăng
lến đến gần 1.100 ha, với tổng sản lương khoảng 5.000 tấn tôm thịt/năm.
Nuôi tôm trên cát đã nhanh chóng biến những mảnh đất nghèo miền Trung
thành những miền quê trù phú, sôi động. Đâu đâu cũng nghe người dân nói về
con tôm nuôi trên cát, kỳ diệu như chuyện thần tiên. Các nhà đầu tư từ nơi
khác cũng đổ về vùng duyên hải tính chuyện làm ăn lớn. Đất đai trước kia bỏ
hoang nay bỗng trở nên “có giá”. Một số dự án quy mô lớn (hơn 100 ha mỗi
dự án), đang và sắp được triển khai. Đặc biệt, có hai dự án tập trung nuôi tôm
trên cát rất lớn, là dự án 2000 ha tại hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà
Tĩnh) và dự án 2.800 ha tại hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình)
[3].
Hiện nay nuôi tôm trên các trong cả nước đã bắt đầu có các tác động tiêu
cực, không chỉ đến môi trường xung quanh, mà còn đến chính hiệu quả nuôi
tôm trên cát trong tương lai. ảnh hưởng lớn nhất của việc nuôi tôm trên cát
hiện nay là gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm cho cư dân
tại chỗ. Mỗi ha nuôi tôm cần tới 5.000 m
3
nước ngọt/năm. Như vậy, nếu quy
mô nuôi tập trung khoảng 800 ha thì phải cần tới 40 triệu m
3
.
2.2.2. Ở tỉnh Quảng Trị
Tổng diện tích nuôi tôm hiện tại trong toàn tỉnh Quảng Trị là khoảng 461
ha, trong đó diện tích ở vùng cát ven biển là 201 ha, còn lại là vùng ven sông.
Trong năm 2009, tổng sản lượng tôm toàn tỉnh đạt 3.400 tấn (giá trung bình
4
từ 60.000- 130.000 đồng tùy thời điểm), năng suất đạt trung bình khoảng 10
tấn/ ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 20 tấn/ha/vụ cho lãi khoảng 1 tỷ đồng/ ha/vụ.
Riêng huyện Triệu Phong đến thời điểm hiện tại toàn huyện có tổng diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát hơn 130 ha, tập trung ở các xã
Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An với năng suất bình quân 40 tấn/ha/năm, giá
trị 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí xong các khoản còn lãi hơn 700 triệu đồng. Anh
Đặng Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng cho biết: Triệu Lăng bắt
đầu nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2007, với diện tích ao hồ năm đầu chỉ có
3,5 ha, vì lợi nhuận thu lại cao, nên những năm trở lại đây nhất vào năm
2008-2009 diện tích nuôi tôm thẻ trên cát ở Triệu Lăng đã phát triển rất
nhanh, đến nay toàn xã có hơn 300 hộ gia đình nuôi với tổng diện tích là 53
ha, phần lớn nằm cạnh bờ biển. Các hộ nuôi tôm đều thu hiệu quả cao, mỗi hộ
một năm kiếm được hàng trăm triệu đồng, có hộ thu lãi tiền tỷ [4].
Vì thế hiện tại người dân ở các xã ven biển Triệu Phong đang tiếp tục mở
rộng thêm diện tích nuôi tôm thẻ trên cát rất tự phát. Việc lấn đất vào làng,
lấy đất cát ở các vùng đồi để đắp đê bao cho hồ nuôi tôm đã ít nhiều đang ảnh
hưởng đến môi trường, đặc biệt là các diện tích rừng trồng phòng hộ trên các
vùng đồi cũng bị chặt phá. Mặt khác, theo quy hoạch, diện tích đất được sử
dụng để nuôi tôm trên cát ven biển ở 3 xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng
đến năm 2010 là 116,27 ha và đến năm 2020 là 321,48 ha. Tuy nhiên diện
tích nuôi tôm trên cát thực theo báo cáo của huyện là 177,72 ha. Như vậy về
thực tế, các cơ sở, các hộ nuôi tôm đã đầu tư với diện tích vượt quá quy hoạch
của huyện với diện tích là 61,45 ha [4].
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm trên cát
2.3.1. Những thuận lợi
Việc chuyển vùng cát miền Trung với những đặc điểm nêu trên sang
nuôi tôm sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho nhân dân. Giá thuê đất tại các khu vực này lại rất rẻ (trên dưới 260.000
vnđ/ha/năm) nên khá hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, việc quy hoạch vùng
nuôi tôm, đền bù giải phóng mặt bằng,… sẽ dễ dàng hơn so với các vùng
khác [5].
5
Tính độc lập giữa các ao cao do có trải bạt chống thấm cả bờ và đáy nên
khả năng lây lan dịch bệnh ít. Vùng này có thể nuôi tôm từ 2 - 3 vụ/năm nên
đạt hiệu quả rất lớn.
Chủ động hoàn toàn về độ mặn, độ kiềm, tránh được những bất lợi của
thời tiết…nên năng suất đạt cao từ 4 đến 10 tấn/ha. Những năm đầu luôn luôn
có lãi, bình quân lãi khoảng 180 triệu/ha mặt nước thực nuôi, đặc biệt có
những ao lãi gần 400 triệu đồng/ha [5].
2.3.2. Những khó khăn
Trữ lượng nước ngọt, nước ngầm không cao, cơ sở hạ tầng còn kém,…
nên phải chi phí nhiều cho trang, thiết bị phục vụ sản xuất. Tổng chi phí cho 1
ha ao nuôi mỗi nơi mỗi khác, nhưng bình quân không dưới 300 triệu VNĐ,
trong đó chi phí cho thức ăn xấp xỉ 45%.
Một số khu vực bãi ngang có địa điểm phức tạp, việc lựa chọn và xác
định tuyến lấy nước biển rất khó khăn. Nếu tính toán không kỹ sẽ xảy ra tình
trạng ao xây dựng xong không sử dụng được hoặc thời gian sử dụng ngắn,
kém hiệu quả. (Bình quân tổng lượng nước cần khoảng 35.000 -
45.000m
3
/ha/vụ. Trong đó lượng nước ngọt chiếm tỷ lệ khoảng 1/10) [5].
Trong quá trình phát triển, nếu không kết hợp chặt chẽ giữa việc xây
dựng ao nuôi và việc trồng rừng phòng hộ thì nhiều nơi ao vừa xây xong đã bị
các cơn lốc cát lấp đầy không sử dụng được.
Hầu hết nuôi tôm trên cát là nuôi thâm canh nên sử dụng khá nhiều loại
thuốc và hoá chất như vôi, thuốc gây màu HBV, dolomite, chất diệt khuẩn
saponin, virkon,… với khối lượng hàng chục kg/vụ nên làm tăng chi phí nuôi,
lại phải làm sạch chúng sau mỗi vụ thu hoạch. Bên cạnh đó việc xử lý các loại
chất thải trong quá trình nuôi (các loại thức ăn thừa, phân, vi sinh vật chết,
chất mùn bã hữu cơ,… khoảng 3000 - 4000kg/ha sau thu hoạch, nước thải)
cũng đòi hỏi chi phí rất lớn, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến mùa nuôi tiếp
sau đó [6].
6
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm các nông hộ tham gia
nuôi tôm trên cát tại 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân - Triệu Phong – Quảng
Trị. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo của địa phương gồm cán bộ thôn, xã và cán bộ
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong cũng là đối
tượng nghiên cứu của đề tài này.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu này được thực hiện tại hai xã Triệu
Lăng và Triệu Vân - Triệu Phong - Quảng Trị. Là hai xã ven biển có hoạt
động NTTS là nuôi tôm trên cát khá phát triển.
- Phạm vi thời gian: các thông tin dữ liệu liên quan đến nuôi tôm trên
cát từ 2008 – 2010 được tìm hiểu và phân tích trong nghiên cứu này.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 03/01/2011 đến ngày 7/5/2011
3.2 Nội dung nghiên cứu
* Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư và lao động, cơ cấu thu nhập
* Đặc điểm nông hộ nghiên cứu
+ Số lao động, độ tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ
+ Số năm tham gia NTTS, diện tích và thu nhập của hộ
* Tìm hiểu tình hình phát triển nuôi tôm trên cát
+Thực trạng nuôi tôm trên cát
- Diện tích nuôi tôm trên cát của địa phương theo thời gian
- Số hộ tham gia nuôi, số hộ không tham gia nuôi
- Năng suất nuôi tôm/sào. Sản lượng bao nhiêu?
- Tỉ lệ hộ lãi, lỗ qua các năm
- Năm triển khai nuôi tôm trên cát: Loại tôm nuôi, phương thức nuôi,
lịch nuôi (lịch thời vụ), số vụ nuôi /năm
7
- Vùng nuôi tôm, loại đất, mục đích sử dụng đất trước khi chuyển đổi
sang nuôi tôm
- Thị trường đầu vào, đầu ra thế nào: các kênh tiêu thụ, tỉ lệ khối lượng
tôm phân bổ các kênh
+ Định hướng phát triển nuôi tôm trên cát của chính quyền địa phương
- Vùng quy hoạch nuôi tôm trên cát của địa phương
- Diện tích nuôi tăng thêm (hoặc giảm xuống) trong thời gian tới
- Định hướng phát triển của lãnh đạo địa phương
* Đánh giá tác động của việc phát triển nuôi tôm trên cát
+ Tác động về kinh tế
- Tỉ lệ hộ lãi, lỗ
- Tính rủi ro
- Hiệu quả đầu tư
- Thu nhập/năm
- Nợ nần
+ Tác động về xã hội
- Vấn đề bất bình đẳng giới. Tỉ lệ tham gia lao động của nam giới và nữ
giới ra sao?
- Quyền tiếp cận nguồn lợi (đất đai, vốn tín dụng), điều kiện quyết định
việc đầu tư nuôi trồng và mở rông diện tích nuôi
- Di cư. Lao động làm thuê từ địa phương khác tới, các vấn đề xã hội
liên quan
- Quan điểm sống và quan hệ xã hội. Có xảy ra tranh chấp hay không?
Vấn đề học tập của con cái thế nào? Chất lượng cuộc sống có tốt hơn trước
không?
- Tính bấp bênh trong nghề nghiệp, thu nhập
+ Tác động về môi trường
- Diện tích đất bị nhiễm mặn, phèn
- Ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng
- Diện tích rừng phòng hộ ven biển bị thu hẹp
- Cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm
8
* Xác định một số giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực do hoạt động nuôi tôm trên cát mang lại
+ Nhóm giải pháp về chính sách
+ Nhóm giải pháp về kỹ thuật
+ Nhóm giải pháp về năng lực và nhận thức của người nuôi
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chon mẫu
Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tại 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị. Đảm bảo các tiêu chí:
+ Mang tính đại diện cho hoạt động nuôi tôm trên cát tại Quảng Trị.
+ Là các xã có hoạt động nuôi tôm trên cát khá phát triển.
+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
Chọn mẫu nghiên cứu
- Việc chọn hộ nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại theo
danh sách. Các tiêu chí lựa chọn gồm: các hộ phải có hoạt động nuôi trồng
thủy sản, hộ là người dân thuộc 2 xã nghiên cứu.
- Căn cứ vào các yêu cầu đó chúng tôi tiến hành chọn 50 hộ nuôi trồng thủy
sản gồm 25 hộ tại xã Triệu Lăng và 25 hộ tại xã Triệu Vân, để điều tra về tình
hình kinh tế hộ và lấy các ý kiến về tác động của hoạt động nuôi tôm trên cát
đến đời sống người dân.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai
- Thu thập các số liệu liên quan đến thực trạng nuôi trồng thủy sản của vùng
nghiên cứu
- Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của
huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng
- Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên giám
thống kê ở các cơ quan thống kê, phòng NN&PTNT, trung tâm Khuyến nông
tỉnh và trạm Khuyến nông huyện, các cơ quan chuyển giao.
9
Thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn hộ: Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc
và bán cấu trúc đã đươc chuẩn bị sẵn. Số liệu khảo sát các hộ NTTS được
phân tích tập trung vào các biến số có liên quan tới nguồn lực của hộ NTTS
cũng như các thay đổi mang lại do NTTS và các giải pháp đề xuất.
- Phỏng vấn sâu cán bộ: phó chủ tịch xã; cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ
phòng nông nghiệp. Nội dung chủ yếu là những ý kiến, đưa ra những giải
pháp của cán bộ địa phương để phát triển hoạt động nuôi tôm trên cát một
cách bền vững.
3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thông kê bằng các phép
tính trên phần mềm Excel và SPSS version 16.0.
Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính kết
hợp phương pháp phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng và các tác
động của nuôi tôm trên cát đến đời sống người dân tại địa bàn nghiên cứu.
10
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình cơ bản của xã Triệu Lăng và xã Triệu Vân - Triệu Phong
-Quảng Trị.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
(Nguồn: UBND huyện Triệu Phong, 2011)
Triệu Lăng là một xã vùng biển bãi ngang của huyện Triệu Phong, phía
Bắc và Tây Bắc giáp xã Triệu Trạch, phía Tây giáp xã Triệu Sơn, phía Nam
giáp xã Hải An - Hải Lăng, phía Đông giáp biển Đông.
Triệu Vân cũng là xã bãi ngang, phía Bắc giáp xã Triệu An, phía Tây
và phía Nam giáp xã Triệu Trạch, phía Tây Bắc giáp xã Triệu Phước, phía
Đông giáp biển Đông. Đường bờ biển dài 7,4 km đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
11
Địa bàn nghiên
cứu xã Triệu Vân
Địa bàn nghiên cứu
xã Triệu Lăng
* Đất đai và đặc điểm địa hình
Đất đai là cơ sở đầu tiên, là đầu vào quan trọng nhất để tiến hành các
hoạt động NN, cũng như NTTS. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có
ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
Tình hình sử dụng đất đai của 2 xã nghiên cứu năm 2010 được thể hiện quả
bảng 1.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Triệu Lăng và xã Triệu Vân
STT Chỉ tiêu
Triệu Lăng
Triệu Vân
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích đất
tự nhiên
1206,00 100 1099,17 100
1 Đất NN 550,00 45,61 846,27 76,99
1.1 Đất sản xuất NN 150,00 12,44 363,77 33,09
1.2 Đất lâm nghiệp 292,80 24,28 415,10 37,76
1.3 Đất NTTS 107,20 8,89 67,40 6,13
2 Đất phi NN 274,00 22,72 148,73 13,53
2.1 Đất thổ cư 56,50 4,68 46,60 4,24
2.2 Đất chuyên dùng 217,50 18,03 102,13 9,29
3 Đất chưa sử dụng 382,00 31,67 104,17 9,48
(Nguồn: BC tình hình KT-XH năm 2010 của UBND xã Triệu Lăng và Triệu Vân)
Hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân có quỹ đất tương đối so với mặt bằng
chung của toàn huyện Triệu Phong, diện tích đất tự nhiên lần lượt là 1206 ha
và 1099,17 ha. Do vị trí địa lý của 2 xã là vùng bãi ngang ven biển nên việc
phát triển kinh tế tổng thể gặp nhiều khó khăn. Trong cơ cấu đất của xã Triệu
Lăng thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 45,61%. Tuy nhiên, diện tích sản
xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp chỉ có 150 ha chiếm 12,44%. Do đặc điểm
của xã là vùng đất cát trắng, nhiều cồn cát di động nên diện tích này cho năng
suất rất thấp và người dân chủ yếu trồng khoai lang, năng suất bình quân đạt
10,5 tấn/ha.
12
Đất lâm nghiệp có diện tích là 292,8 ha chiếm 24,28%. Hệ thống các
cây lâm nghiệp tương đối ít chủng loại chỉ có tràm, dương liễu, bạc hà và
trồng chủ yếu trên đất cát trắng.
Cơ cấu sử dụng đất của xã Triệu Vân khác với xã Triệu Lăng diện tích
đất nông nghiệp chiếm phần rất lớn 76,99%, và diện tích cho sản xuất nông
nghiệp cũng tương đối nhiều 363,77 ha chiếm 33,09%. Đất đai có phần thuận
lợi hơn xã Triệu Lăng nên người dân trồng các loại cây như lúa, khoai lang,
rau màu và lạc. Tuy nhiên, năng suất lúa cũng không cao, không kể những khi
mất mùa, những năm lúa cho thu hoạch bình thường, thậm chí là được mùa
lúa thì năng suất lúa cũng chỉ đạt mức trung bình 1,5 tạ/sào. Đất lâm nghiệp
cũng tương đối lớn chiếm 33,76%, đa số trồng tràm, dương liễu,…
Bảng 1 còn cho thấy rằng đất NTTS ở Triệu Lăng lớn hơn nhiều so với
Triệu Vân lần lượt là 107,2 ha và 67,4 ha. Tuy diện tích nuôi trồng không lớn
lắm, cả 2 xã nghiên cứu đều tập trung tạo điều kiện cho phát triển NTTS
thành một ngành kinh tế chính của xã. Các diện tích ao nuôi thuỷ sản của hai
xã chủ yếu tập trung ở gần bờ biển. Tại xã Triệu Lăng do người dân phát triển
nuôi tôm một cách tự phát không theo quy hoạch nên diện tích NTTS của xã
đã tăng nhanh hơn. Tại xã Triệu Vân, diện tích đất nông nghiệp rộng và được
người dân tham gia sản xuất nhiều nên phát triển mạnh hơn so với NTTS.
Diện tích đất chưa sử dụng ở 2 xã tương đối lớn, tại xã Triệu Lăng là
382,0 ha chiếm 31,67%, tại xã Triệu Vân là 104,17 ha chiếm 9,48%. Theo
như báo cáo tổng kết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của 2
xã nghiên cứu, cũng như ý kiến mà lãnh đạo địa phương 2 xã đưa ra thì trong
tương lai diện tích đất này cũng sẽ được lập kế hoạch để sử dụng hợp lý.
* Điều kiện khí hậu
Cả hai xã Triệu Lăng và xã Triệu Vân đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa được phân thành 2 mùa: Mùa mưa rét và mùa khô nóng. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25 đến 35
o
C, nhưng lại có biên độ dao động khá
lớn (tháng cao nhất 35 – 39
o
C, tháng thấp nhất 12 – 13
o
C). Lượng mưa trung
bình hàng năm là 2500-2700mm, cao hơn mức trung bình của cả nước và
phân bố không đều, tập trung chủ yếu là từ tháng 9 đến tháng 12 [7].
13
Với điều kiện thời tiết có biên độ dao động khá lớn làm ảnh hưởng đến
việc phát triển nuôi tôm trên cát, dễ gây ra dịch bệnh. Thời tiết rét sẽ làm cho
thời gian sinh trưởng của tôm bị kéo dài, thời tiết nóng dễ gây ra dịch bệnh,
tôm chết.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- Vấn đề dân số và lao động
Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuất của
địa phương đó. Trong quá trình phát triển kinh tế thì dân số và lao động có
ảnh hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo ra tiềm lực để phát triển mặt khác nó sẽ
cản trợ lại sự phát triển kinh tế khi công ăn việc làm, đời sống nhân dân không
được đảm bảo. Bảng 2 mô tả tình hình dân số và lao động của hai xã nghiên cứu
năm 2010.
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân năm
2010
tt Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Triệu Lăng Triệu Vân
Số
lượng
Phần
trăm
(%)
Số
lượng
Phần
trăm
(%)
1 Tổng số hộ hộ 1.206 659
2 Số nhân khẩu Người 4.865 2.903
3 Số lao động Người 4.144 1.100
4 Lđ NN Người 2144 51,74 630 57,27
5 Lđ khai thác NTTS Người 500 12,06 170 15,46
6 Lđ ngành nghề khác Người 1500 36,20 300 27,27
Tính bình quân
7 Tốc độ gia tăng dân số % 0,05 0,68
8 Bình quân lao động/hộ Người 3,44 1,67
9
Bình quân nhân
khẩu/hộ
Người 4,03 4,41
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH năm 2010 của UBND xã Triệu Lăng và
Triệu Vân)
14
Bảng 2 cho thấy rằng xã Triệu Lăng có 1.206 hộ với 4.865 nhân khẩu,
lực lượng lao động của xã khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là
4.144 người. Bình quân nhân khẩu của xã là 4,03 khẩu/ hộ, với bình quân lao
động là 3,44 lao động/hộ. Còn tại Triệu Vân 659 hộ với 2.903 nhân khẩu, với
số nhân khẩu khá đông với bình quân 4,41 nhân khẩu/hộ. Lực lượng lao động
ở Triệu Vân cũng cao với 1.100 lao động, trung bình 1,67 lao động trên một
hộ. Với lực lượng lao động dồi dào ở cả hai địa phương đó sẽ là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhưng kéo theo đó là những hệ quả cần
được chú ý. Đặc biệt là tại Triệu Vân với số nhân khẩu đông và tốc độ gia
tăng dân số là khá cao so với các vùng khác với 1,1%, trong khi xã Triệu Vân
chỉ có 0,68%. Như vậy, gia tăng dân số trong khi diện tích đất không mở rộng
sẽ là một khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc
làm và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân ở đây. Trái ngược lại thì xã
Triệu Lăng có tốc độ tăng dân số khá thấp 0,05%, cho thấy công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Ở cả hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân, lực lượng lao động chủ yếu tập
trung vào hai ngành chính là sản xuất NN và thuỷ sản, số còn lại đi làm ăn xa
(chủ yếu là vào thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Với diện tích đất NN
rộng, và điều kiện thuận lợi hơn nên số lao động NN ở Triệu Lăng (2.144 lao
động), cao hơn lực lượng lao động trong NN ở Triệu Vân (633 lao động). Lao
động NTTS ở xã Triệu Lăng cũng cao hơn có tới 500 lao động, còn Triệu Vân
là 170 lao động.
- Cơ cấu thu nhập
Các nguồn thu nhập của người dân ở hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân
chủ yếu là từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thuỷ sản, dịch vụ và
nghề phụ khác. Bảng 3 thể hiện cơ cấu thu nhập của 2 xã năm 2010.
15
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân năm 2010
ĐVT: triệu đồng
T
t
Chỉ tiêu
Triệu Lăng Triệu Vân
Tổng thu nhập % Tổng thu nhập %
1 Nông nghiệp 5.404 4,41 5.611 10,91
2 Ngư
nghiệp
Khai thác
6.000 4,90 2.330 4,53
Nuôi trồng
105.000 85,79 33.500 65,12
3 Dịch vụ và nghề phụ khác 6.000 4,90 10.000 19,44
4 Tổng 122.404 100 51.441 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH năm 2010 của UBND xã Triệu Lăng và
Triệu Vân)
Bảng 3 cho thấy rằng cơ cấu thu nhập chính của 2 xã nghiên cứu là từ
nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là nuôi tôm trên cát. Tại Triệu Lăng thu nhập
từ NTTS/nuôi tôm trên cát chiếm 85,79% còn Triệu Vân chiếm 65,12% tổng
thu nhập của hộ. Tổng thu nhập của Triệu Lăng cao hơn nhiều so với Triệu
Vân, điều này là do thu từ nuôi tôm trên cát ở Triệu Lăng cao hơn nhiều đạt
105 tỉ đồng, còn ở Triệu Vân chỉ đạt 33,5 tỉ đồng. Thu nhập từ đánh bắt thủy
sản của 2 xã tương đối giống nhau, lần lượt là 4,9% và 4,53%. Trước đây
nguồn thu từ đánh bắt khá lớn, từ khi chuyển qua nuôi tôm thì số người còn
tham gia đánh bắt ít lại. Tại cả hai địa phương thì ngư nghiệp vẫn đang đóng
vai trò quan trọng chiếm một phần lớn trong cơ cấu thu nhập. Trong thời gian
tới ở cả 2 hai địa phương, vẫn tiếp tục định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng thủy sản-dịch vụ-nông nghiệp.
Tóm lại, tại cả hai điểm nghiên cứu đều có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
và xã hội khá thuận lợi để phát triển NTTS, do đó sẽ có nhiều cơ hội để có hoạt
động NTTS đầy tiềm năng. Không chỉ vậy, lực lượng lao động dồi dào cũng
chính là một thuận lợi để đảm bảo cho quá trình phát triển của địa phương.
4.1.3 Đặc điểm các hộ được khảo sát
Đặc điểm chung của các hộ được khảo sát trong nghiên cứu này được
được thể hiện qua các chỉ tiêu về: tuổi chủ hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, số
16
lao động, số nhân khẩu, số năm nuôi tôm trên cát, diện tích nuôi tôm trên cát,
thu nhập của hộ/năm (bảng 4 ).
Bảng 4: Đặc điểm hộ khảo sát tại 2 xã nghiên cứu
Chỉ tiêu
Triệu Lăng
(N=25 hộ)
Triệu Vân
(N=25 hộ)
Mean St.d Mean St.d
Tuổi chủ hộ
48,28 8,33 46,28 7,14
Trình độ văn hóa
8,24 1,99 7,84 1,95
Số nhân khẩu
5,28 1,95 4,56 1,19
Số lao động
2,56 1,04 2,08 0,40
Số năm nuôi tôm
trên cát
1,32 0,48 1,88 0,33
Diện tích nuôi tôm
trên cát (ha)
0,35 0,12 0,49 0,22
Thu nhập hộ/năm
111,20 134,90 66,76 49,86
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Số liệu bảng 4 cho ta thấy rằng độ tuổi trung bình của chủ hộ ở 2 xã là
tương đối như nhau, ở Triệu Lăng là 48,28 tuổi còn Triệu Vân là 46,28 tuổi.
Các hộ nuôi tôm ở đây chủ yếu là trung niên, số lượng người trẻ tuổi tham gia
rất thấp. Điều này cho thấy rằng nuôi tôm trên cát không thu hút được sức trẻ.
Đa số lao động trẻ thích đi làm ăn xa hơn nuôi tôm trên cát ở địa phương.
Xét về số nhân khẩu và số lao động, số khẩu bình quân giữa hai điểm
nghiên cứu là không có sự khác biệt nào đáng kể. Số khẩu bình quân của các
hộ khá lớn tương ứng khoảng từ 4,6 đến 5,2 khẩu/hộ. Đó cũng là đặc trưng
chung cho các hộ ở ven biển, là tiềm năng về lao động cho sự phát triển sau
này của vùng ven biển. Thông thường các hộ ở đây rất đông con, nhất là các
chủ hộ có độ tuổi trên 50 thường có từ 3-5 người con. Bình quân số lao động
của các hộ của cả hai điểm nghiên cứu vào khoảng 2,08-2,56 người trong khi
số khẩu bình quân trên một hộ lại khá đông. Đa số lao động ăn theo tại hai
điểm nghiên cứu đang trong độ tuổi đi học, nên ngoài khoản chi hằng ngày
còn phải có khoản khá lớn đầu tư cho việc học hành, điều này đã làm cho
nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất rất khó khăn.
17
Trình độ văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và áp dụng các biện
pháp kĩ thuật vào sản xuất của nông hộ. Số năm đến trường thể hiện trình độ
văn hoá của chủ hộ. Kết quả khảo sát hộ cho thấy số năm đến trường của chủ
hộ tại Triệu Lăng là 8,24. Tại Triệu Vân thì trình độ văn hóa của chủ hộ là
7,84 và đa số các hộ đều chưa học hết cấp 2. Như vậy, số năm đến trường của
các chủ hộ ở Triệu Lăng là cao hơn, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để người
dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Trong nuôi tôm trên cát ngoài kiến thức kĩ thuật thì một vấn đề cần
phải quan tâm đó là năm kinh nghiệm nuôi trồng. Tại hai xã nghiên cứu, số
năm nuôi tôm trên cát của các hộ ở đây đều khá thấp, do hoạt động nuôi tôm
trên cát chỉ mới xuất hiện vào năm 2008 và bắt đầu chỉ có một số ít tham gia
nuôi. Tại Triệu Lăng, tỉ lệ hộ có 2 năm kinh nghiệm nuôi tôm trên cát là 32%,
còn lại 68% thì đa số mới có 1 năm kinh nghiệm nuôi tôm. Còn ở xã Triệu
Vân thì tỉ lệ hộ có 2 năm kinh nghiệm cao hơn xã Triệu Lăng chiếm tới 88%,
số khác có 1 năm kinh nghiệm chiếm 12%. Tất cả các hộ khảo sát ở 2 địa bàn
nghiên cứu đều có dưới 2 năm kinh nghiệm nuôi tôm trên cát cho nên việc
nuôi tôm cũng gặp nhiều khó khăn như khi dịch bệnh xảy ra thì mọi người
không thể xử lý được, kỹ thuật chăm sóc còn thấp. Như vây, số năm kinh
nghiệm NTTS sẽ giúp người dân biết được quy luật của thời tiết và hiểu rõ
các đối tượng nuôi từ đó sẽ đưa ra các quyết định, phương án sản xuất phù
hợp với ao nuôi, và nên áp dụng các kĩ thuật nào là thích hợp.
Hầu hết các diện tích ao nuôi của các hộ tại hai điểm nghiên cứu đều
nằm ở vùng kề với biển, nên các hộ đều xả nước thải trực tiếp ra biển thông
qua các ống dẫn và kênh tự đào. Hầu hết các hộ khi được phỏng vấn đều nói
rằng việc xây dựng một hố xử lý nước thải rất tốn kém và phức tạp nên các hộ
không làm dẫn đến mầm bệnh không được loại bỏ triệt để làm cho tình hình
dịch bệnh lây lan mạnh và gây ô nhiễm nước biển. Trong các hộ tiến hành
khảo sát tại xã Triệu Lăng thì diện tích trung bình của hộ là 0,33 ha
. Diện tích
ao trung bình có sự khác biệt lớn giữa hộ nuôi nhiều nhất và hộ nuôi ít nhất.
Cụ thể: hộ có diện tích lớn nhất là 0,58 ha, trong khi đó hộ thấp nhất chỉ có 1
hồ với diện tích 0,1 ha. Theo kết quả phỏng vấn sâu người am hiểu, cán bộ xã
thì sự chênh lệch, biến động trong diện tích nuôi giữa các hộ là do sự phát
18
triển nuôi tôm trên cát tự phát, thiếu quản lý, không theo quy hoạch nên
không đồng nhất, mạnh nấy làm. Điều đó có nghĩa là những hộ có điều kiện
kinh tế, xã hội tốt thì có diện tích nuôi tôm trên cát lớn. Với sự biến động diện
tích ao nuôi khá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyết định NTTS đối với các ao nuôi
và sự áp dụng nuôi trồng của các hộ, đồng thời nguồn thu nhập của nông hộ
cũng sẽ có nhiều chênh lệch. Tại xã Triệu Vân thì diện tích nuôi tôm trên cát
trung bình là 0,49 ha/hộ. Diện tích trung bình của các hộ ở Triệu Vân tương
đối đồng đều là do ở đây chính quyền địa phương có can thiệp trong quy
hoạch vùng nuôi, diện tích mỗi hồ theo quy định là 5000 m
2
. Người dân tham
gia đấu thầu và thuê diện tích đất của thôn để nuôi tôm, cuối năm các hộ phải
trả tiền thuê đất cho thôn.
Về thu nhập bình quân của hộ/năm, tại Triệu Lăng và Triệu Vân có sự
chênh lệch nhau khá lớn. Tại Triệu Lăng thu nhập bình quân của các hộ trên
năm là khá cao với 111,2 triệu/hộ/năm. Tuy nhiên thu nhập có sự biến động
cũng rất lớn giữa các hộ. Hộ có thu nhập cao nhất là 615 triệu/hộ/năm, còn hộ
có thu nhập thấp nhất chỉ có 5 triệu/hộ/năm. Lý do ở đây là hộ này nuôi 3 vụ
tôm thì cả 3 vụ đều bị lỗ dẫn đến không có thu nhập từ nuôi tôm, còn hộ có
thu nhập khá cao bởi vì nuôi 3 vụ thì cả 3 vụ đều lãi và mỗi vụ lãi gần 200
triệu. Còn các hộ nuôi tôm tại Triệu Vân thì có thu nhập bình quân trên hộ
của họ cũng là khá lớn với 66,76 triệu/năm, nguồn thu chính của những hộ
này là NTTS. Cũng có sự chênh lệch thu nhập giữa các hộ cao nhất là 215
triệu, thấp nhất là 5 triệu. Lý do chênh lệch là do sự dao động diện tích giữa
các hộ tạo ra.
Như vậy chúng ta thấy rằng các yếu tố về trình độ văn hoá, số nhân
khẩu, số lao động, số năm nuôi tôm trên cát và đặc biệt diện tích đất nuôi
trồng đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tôm trên cát của hộ và trực tiếp
ảnh hưởng đến nguồn thu vì thu nhập chủ yếu của các hộ được khảo sát là
dựa vào nuôi tôm trên cát.
Việc nuôi tôm đòi hỏi phải có quỹ đất lớn để xây dựng hồ tôm, tuy
nhiên việc tiếp cận như thế nào và xây dựng có theo đúng quy hoạch hay
không là điều cần được xem xét. Tại xã Triệu Lăng và Triệu Vân thực trạng
19
tiếp cận nguồn tài nguyên đất của các hộ khảo sát được thể hiện rõ qua bảng
5.
Bảng 5: Thực trạng tiếp cận nguồn tài nguyên đất của các hộ khảo sát
Chỉ tiêu
Triệu Lăng
(N=25 hộ)
Triệu Vân
(N=25 hộ)
Diện tích(ha)
Số hộ
Tỉ lệ
%
Diện tích(ha) Số hộ
Tỉ lệ
%
Đất tự có 4,62 14 56 0,6 2 8
Đất thuê 4,19 11 44 11,55 23 92
Thuộc vùng
quy hoạch
2 5 20 11 22 88
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất sử dụng để làm hồ nuôi tôm của các hộ
ở Triệu Lăng đa số là tự có. Đây là diện tích đất mà trước đây người dân dùng
để trồng khoai lang hoặc trồng các loại cây hoa màu khác. Do hoạt động nuôi
tôm trên cát ở những vùng cát ven biển Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế
mang lại lợi nhuận quá cao nên các hộ dân ở Triệu Lăng đã học theo và
chuyển sang nuôi tôm. Tỉ lệ này chiếm tới 56% hộ nuôi tôm trên cát ở Triệu
Lăng, số hộ nuôi còn lại do diện tích đất nông nghiệp quá ít nên phải đi thuê
của người khác và thuê đất của thôn để nuôi. Diện tích đất thuê của các hộ ở
đây là 4,19 ha, diện tích thuộc vùng quy hoạch chỉ có 2 ha. Diện tích đất thuê
của thôn chủ yếu là đất thuộc diện tích rừng phòng hộ của xã và có tới 80%
hộ trả lời là đất này không thuộc vùng quy hoạch.
Ngược lại ở Triệu Vân thì có tới 92% hộ phải đi thuê đất để xây dựng hồ
nuôi (diện tích thuê là 11,55 ha). Tuy nhiên có đến 88% hộ trả lời là đất này
thuộc vùng quy hoạch của xã, huyện. Điều này cho thấy sự tự giác của các hộ
nuôi tôm ở Triệu Vân là rất cao, hộ nào muốn xây dựng hồ nuôi tôm phải
thông qua xã và tham gia đấu thầu đất.
Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của hộ sang nuôi tôm trên cát
có nhiều lý do khác nhau. Kết quả xử lí thông tin khảo sát hộ về lý do chuyển
sang nuôi tôm cũng như lý do tham gia vào hoạt động nuôi tôm trên cát của
các hộ khảo sát được trình bày ở bảng 6.
20
Bảng 6: Lý do chuyển sang nuôi tôm trên cát của các hộ khảo sát
Lý do
Triệu Lăng
(N=25 hộ)
Triệu Vân
(N=25 hộ)
Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ %
Nuôi tôm cho lợi nhuận
cao
17 68 15 60
Trồng khoai lang năng
suất thấp nên chuyển
sang nuôi tôm trên cát
3 12 0 0
Anh em rủ nhau cùng
làm
2 8 0 0
Thấy người khác nuôi
có lãi nên học theo
3 12 8 32
Muốn thoát nghèo 0 0 2 8
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
Tại xã Triệu Lăng đa phần các hộ chuyển sang nuôi tôm trên cát vì lý do là
vì sự hấp dẫn từ lợi nhuận mang lại của con tôm, tức là nuôi vì lợi nhuận cao
(chiếm 68%). Nuôi để tăng thu nhập, tức là do trồng khoai lang năng suất
thấp nên chuyển sang nuôi tôm cho thu nhập cao hơn chiếm 12%. Số phần
trăm còn lại là nuôi theo phong trào và anh em rủ nhau chung vốn nuôi chiếm
tỉ lệ lần lượt là 12%, 8%.
Tại xã Triệu Vân thì lý do các hộ chuyển sang nuôi tôm vì muốn thoát
nghèo có 2 hộ (chiếm tỉ lệ 8%), các hộ này trước đây có cuộc sống quá vất vả
nên khi có phòng trào nuôi tôm họ mạnh dạn đầu tư, vay mượn tiền để xây
dựng hồ tôm. Chiếm tỉ lệ khá cao là do sứt hút từ con tôm cho lợi nhuận quá
cao (60%), còn lại là nuôi theo phong trào chiếm 32%.
4.2 Tình hình nuôi tôm trên cát tại 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân
4.2.1 Diễn biến nuôi tôm trên cát tại 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân
Nuôi tôm trên cát tại hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân hiện nay được coi
là hai hoạt động sản xuất chính đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách địa
phương. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, sự nỗ lực phân đấu của
nông dân, sự hỗ trợ đầu tư của các nhà đầu tư: giống, thức ăn. Do đó ngành
thủy sản (nuôi tôm trên cát) trên địa bàn 2 xã vẫn tiếp tục phát triển, tăng diện
tích, sản lượng và giá trị thu nhập đều tăng cao so với những năm trước. Nuôi
21
tôm trên cát ở 2 xã bắt đầu vào năm 2007-2008, bắt đầu chỉ có vài hộ nuôi và
đạt năng suất rất cao cho thu nhập lớn. Đến đầu năm 2010 thì người dân ồ ạt
xây hồ nuôi tôm, chính vì vậy mà diện tích nuôi tôm không ngừng tăng lên.
Tuy nhiên, chính sự tăng lên của diện tích nuôi trồng một cách ồ ạt,
không chú ý đến quy hoạch và kĩ thuật nên ô nhiễm và dịch bệnh trên tôm
ngày càng phát triển và lan rộng. Đến năm cuối năm 2010, nuôi tôm trên cát
tại hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân nói riêng và các xã ven biển nói chung bị
thua lỗ nặng, với gần 50% số hộ tham gia nuôi tôm bị thua lỗ, hoặc hoà vốn.
Tình hình này được thể hiện trong bảng 7.
Bảng 7 : Diện tích, sản lượng, số hộ nuôi qua các năm tại xã Triệu Lăng và
Triệu Vân
tt Chỉ tiêu ĐVT
Triệu Lăng Triệu Vân
2008 2009 2010 2008 2009 2010
1 Diện tích ao nuôi ha 3,5 56,5 107,2 7 38,6 51,5
2 Số hộ nuôi hộ 5 87 210 1 30 75
3 Sản lượng tôm tấn 59 727,5 1696 168 540 691
4 Số hộ nuôi lỗ hộ 0 3 79 0 0 19
5 Số hộ nuôi lãi hộ 5 56 120 1 30 36
6 Số hộ nuôi hòa hộ 0 28 11 0 0 20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thủy sản 2008-2010 của UBND huyện Triệu
Phong)
Qua bảng trên ta thấy diện tích nuôi tôm của 2 xã tăng dần theo thời
gian, tuy nhiên tại xã Triệu Lăng thì tình trạng diễn ra hết sức ồ ạt, nằm ngoài
tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Diện tích tăng đột biến từ 3,5 ha
năm 2008 lên 56,5 ha năm 2009 và 107,2 ha năm 2010 tăng hơn 100 ha chỉ
trong vòng có 2 năm. Công tác quy hoạch chưa theo kịp, chưa đáp ứng nhu
cầu thực tiễn nên hệ thống ao hồ xây dựng thiếu khoa học, tùy tiện, không có
ao xử lý nước, chưa thành lập tổ cộng đồng hợp tác trong các vùng nuôi. Việc
chấp hành quy trình kỹ thuật và thời vụ nuôi thiếu chặt chẽ buông lỏng, mạnh
ai nấy làm nhất là vụ 2, vụ 3 nên nhiều nơi dịch bệnh xảy ra làm tôm chết gây
22
thất thu và thua lỗ cho người nuôi. Cụ thể là năm 2010 có tới 79 hộ bị lỗ và
11 hộ hòa vốn.
Tại xã Triệu Vân thì diện tích tăng một cách có quy hoạch, sản lượng
cũng từng bước tăng giúp cho người dân cải thiện cuộc sống, bình quân năng
suất của toàn xã đạt 12 tấn/ha/vụ. Năm 2010 do ảnh hưởng của thời tiết mưa
rét gây khó khăn cho công tác cải tạo ao nuôi. Ngoài ra, nguồn giống không
ổn định, chủ yếu mua trôi nổi qua thương lái, ngoài thị trường tung ra nhiều
nhưng không được kiểm định chất lượng kỹ và kinh nghiệm nuôi của người
dân còn thấp nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất. Do vậy, dịch
bệnh trên tôm ngày càng tăng có tới 19 hộ bị thua lỗ và 20 hộ hòa vốn chiếm
hơn 50 % số hộ nuôi năm 2010.
Tuy vậy, quan điểm của người dân cũng như cán bộ 2 xã vẫn cho rằng
nhờ nuôi tôm trên cát mà đời sống của nhiều hộ dân đã thay đổi, nhờ tăng
diện tích nuôi nên sản lượng tăng lên đáng kể. Sản lượng năm 2010 của xã
Triệu Lăng là 1696 tấn, tăng 28,75 lần so với năm 2008 (59 tấn), điều này
giúp cho thu nhập của các hộ nuôi tôm tăng lên. Sản lượng toàn xã Triệu Vân
năm 2010 là 691 tấn, chỉ tăng 4,11 lần so với năm 2008 (168 tấn) nhưng cũng
đã giúp cho những hộ nuôi tôm thay đổi được cuộc sống, nhiều hộ đã thoát
nghèo vươn lên là hộ khá.
4.2.2 Phương thức nuôi và hình thức nuôi xã Triệu Lăng và Triệu Vân
Trước đây, đa số các hộ dân ở ven biển của 2 xã Triệu Lăng và Triệu
Vân đều tham gia đánh bắt thủy sản và làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh
phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Thu nhập từ đánh bắt tôm, cá thường
rất thất thường và có xu thế ngày càng giảm. Sau khi mô hình nuôi tôm trên
Ông Trần Son - Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng cho biết: Triệu Lăng bắt
đầu nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2007, với diện tích ao hồ năm đầu chỉ
có 3,5 ha, vì lợi nhuận thu lại cao, nên những năm trở lại đây nhất vào
năm 2008-2009 diện tích nuôi tôm thẻ trên cát ở Triệu Lăng đã phát triển
rất nhanh, đến nay toàn xã có hơn 300 hộ gia đình nuôi với tổng diện tích
là 53 ha, phần lớn nằm cạnh bờ biển. Các hộ nuôi tôm đều thu hiệu quả
cao, mỗi hộ một năm kiếm được hàng trăm triệu đồng, có hộ thu lãi tiền
tỷ.
23
cát được tiến hành ở các tỉnh bạn thì các hộ ở đây đã quyết định làm theo để
đảm bảo sinh kế và nguồn thu nhập cho gia đình của mình. Thời gian triển
khai nuôi tôm, loại giống tôm cũng như phương thức nuôi của người dân tại 2
xã Triệu Lăng và Triệu Vân được thể hiện qua bảng 8.
Bảng 8: Năm triển khai nuôi tôm trên cát, loại tôm nuôi, phương thức nuôi,
hình thức nuôi, số vụ nuôi /năm của 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân
xã
chỉ tiêu
Triệu Lăng Triệu Vân
Năm triển khai nuôi tôm
trên cát
2007 2007
Loại tôm nuôi Tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ chân trắng
Phương thức nuôi Thâm canh Thâm canh
Hình thức nuôi Chuyên tôm Chuyên tôm
Số vụ nuôi/năm 2-3 2-3
(Nguồn: phỏng vấn người am hiểu, 2011)
Qua bảng trên cho ta thấy không có sự khác giữa 2 xã về loại tôm nuôi,
phương thức, hình thức và số vụ nuôi/năm, đa số các hộ dân đều nuôi tôm thẻ
chân trắng bởi vì tôm thẻ chân trắng không đòi hỏi công chăm sóc và đầu tư
về thuốc, thức ăn như con tôm sú. Nuôi tôm trên cát hình thành ở mức đầu tư
của hộ gia đình, một số nhóm hộ góp vốn lại với nhau và nuôi với hình thức
thâm canh từ 2 - 3 vụ/năm.
4.2.3 Kỹ thuật nuôi tôm
Đa số các hộ khi được phỏng vấn đều trả lời là kỹ thuật nuôi tôm còn
rất kém, do mới bắt đầu nuôi được 1-2 năm nên hầu hết là phải học hỏi người
khác hoặc là tự đọc sách để tham khảo cách chăm sóc tôm, điều này được thể
hiện qua bảng 9.
Bảng 9: Nguồn cung cấp kỹ thuật nuôi tôm cho người dân 2 xã nghiên cứu
Nguồn cung cấp kỹ
thuật nuôi tôm
Triệu Lăng
(N=25 hộ)
Triệu Vân
(N=25 hộ)
Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ %
Từ kinh nghiệm 5 20 0 0
Tự đọc sách 12 48 11 44
Tập huấn 21 84 23 92
Học hỏi người khác 23 92 25 100
24
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
Qua bảng 9 ta thấy hầu hết các hộ nuôi tôm đều chưa có kinh nghiệm
nuôi (20% ở Triệu Lăng và 0% ở Triệu Vân). Điều này có thể là nguyên nhân
sâu xa dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và năng suất của các hộ thấp.
Hầu hết các hộ phải tự tìm hiểu trên sách báo, tập huấn và học hỏi người
khác, các đợt tập huấn thường do các công ty cung cấp thức ăn và giống về tổ
chức cho người dân, một năm thường tổ chức 2-3 lớp. Nội dung của các đợt
tập huấn này chủ yếu là về cách chăm sóc, cách cho tôm ăn, phòng trừ dịch
bệnh mà chưa có nội dung nào về việc xử lý nước thải, công tác bảo vệ môi
trường.
4.2.4 Mùa vụ, con giống thả nuôi
Mùa vụ thả giống rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành
bại của vụ nuôi. Mùa vụ thả nuôi được quản lí chặt chẽ bởi các cơ quan ban
ngành chức năng và tuân thủ theo lịch thời vụ của sở thuỷ sản cho các vùng
nuôi và điều kiện riêng của các địa phương. Kết quả phỏng vấn người am hiểu
và phỏng vấn hộ về thời vụ xuống giống và thu hoạch của các hộ nuôi tôm
lịch thời vụ nuôi tôm của 2 xã Triệu Lăng và Triệu Vân được trình bày ở bảng
10
Bảng 10: Lịch thời vụ nuôi tôm của xã Triệu Lăng và Triệu Vân
Lịch thời vụ nuôi tôm (dương lịch)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3 (xen vụ hoặc
lỡ vụ)
Thả giống Thu hoạch
(Nguồn: phỏng vấn hộ và người am hiểu, 2011)
Lịch thời vụ thả giống và thu hoạch của hai địa phương là khá giống
nhau, một năm thường nuôi từ 2-3 vụ, vụ 1 người dân thường bắt đầu thả
giống vào tháng 1-2 và thu hoạch vào tháng 3-4, vụ 2 thả giống vào tháng 4-5
25