Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá thực trạng gây trồng và sinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ (litsea glutinosa l ) ở hai xã hướng việt và hướng lập, huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.62 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá thực trạng gây trồng và sinh trưởng rừng trồng Bời
lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở hai xã Hướng Việt và Hướng Lập,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Sinh viện thực hiện: Nguyễn Anh Hạ
Lớp: Lâm Nghiệp 46
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Cường
Thời gian thực tập: Từ 28/12/2015 đến 01/05/2016
Địa điểm thực tập: Xã Hướng Lập và Hướng Việt,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Bộ môn: Lâm sinh


NĂM 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................7
Lời Cảm Ơn.........................................................................................................8
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................10
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................11
NLKH.................................................................................................................11
TÓM TẮT LUẬN VĂN....................................................................................12


PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................3
2.1. Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng...................................................3
2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng của cây rừng....................................................................3
2.1.2. Tăng trưởng của cây rừng.........................................................................................3
2.2. Sơ lược về cây Bời lời đỏ.................................................................................................4
2.2.1. Phân loại....................................................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm hình thái....................................................................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu nước ngoài....................................................................................6
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................................................7

PHẦN 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ...........................................9
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................9
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................9
3.1.1. Mục tiêu chung..........................................................................................................9
3.1.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................9
3.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................9
3.3. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................9
3.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................9
3.4.1. Tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu.......................................................................9
3.4.2. Hiện trạng gây trồng rừng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng Lập..........10
3.4.2.1. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ tại khu vực nghiên cứu..................................10
3.4.2.2. Phương thức trồng rừng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng Lập......10


3.4.2.3. Khai thác và sử dụng rừng trồng Bời lời đỏ.....................................................10
3.4.2.4. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm...................................................................10
3.4.2.5. Đánh giá nhu cầu trồng rừng Bời lời đỏ so với các loài cây trồng lâm nghiệp
khác tại địa phương.......................................................................................................10
3.4.2.6. Phân tích cơ chế, chính sách phát triển cây Bời lời đỏ tại địa phương............10

3.4.3. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ............................................................10
3.4.3.1. Kỹ thuật trồng rừng Bời lời đỏ tại địa phương................................................10
3.4.3.2. Sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ...................................................................10
3.4.3.3. Đánh giá các nhân tốt ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ.......10
3.4.4. Giải pháp phát triển rừng trồng Bời lời đỏ ở hai xã Hướng Việt và Hướng Lập,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị...................................................................................10
3.4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật.......................................................................................10
3.4.4.2. Giải pháp về chính sách...................................................................................10
3.4.4.3. Giải pháp về xã hội..........................................................................................10
3.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................11
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu chung..............................................................................11
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể..............................................................................11
3.5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng rừng trồng Bời lời đỏ.....11
3.5.2.2. Phương pháp đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ..............11
3.5.3. Xử lý số liệu điều tra sinh trưởng rừng trồng..........................................................11

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................13
4.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu.....................................................................13
4.1.1. Điều kiện tự nhiên tại xã Hướng Việt.....................................................................13
4.1.1.1. Vị trí địa lý - diện tích......................................................................................13
4.1.1.2. Đất đai..............................................................................................................13
4.1.1.3. Khí hậu – thủy văn...........................................................................................14
4.1.2. Điều kiện tự nhiên tại xã Hướng Lập......................................................................14
4.1.2.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................14
4.1.2.2. Địa hình – địa thể.............................................................................................15
4.1.2.3. Khí hậu.............................................................................................................15
4.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở xã Hướng Việt............................................................15
4.2.2.1.Tình hình kinh tế...............................................................................................15



4.2.2.2. Tình hình xã hội...............................................................................................17
4.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội ở xã Hướng Lập.............................................................17
4.2.3.1. Tình hình kinh tế..............................................................................................17
4.2.3.2. Tình hĩnh xã hội...............................................................................................18
4.3. Thực trạng gây trồng Bời lời đỏ.....................................................................................19
4.3.1. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng Lập, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..............................................................................................19
4.3.2. Kỹ thuật trồng rừng Bời lời đỏ tại địa phương.......................................................23
4.3.2.1. Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ.................................................................................23
4.3.2.2. Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng Bời lời đỏ.........................................................26
4.3.3. Kênh thị trường sản phẩm Bời lời đỏ......................................................................27
4.3.4. Nhu cầu trồng rừng Bời lời đỏ và cơ chế, chính sách phát triển rừng trồng Bời lời
đỏ tại địa phương...............................................................................................................27
4.4. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ...................................................................28
4.4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng rừng trồng Bời lời đỏ..................................................28
4.4.1.1. Sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ theo các độ tuổi khác nhau........................28
4.4.1.2. Năng suất và sản lượng rừng trồng Bời lời đỏ.................................................32
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng
Việt và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..................................................33
4.4.2.1. Điều kiện lập địa, đất đai – khí hậu..................................................................34
4.4.2.2. Phương thức trồng rừng...................................................................................34
4.4.2.3. Kỹ thuật chăm sóc và mật độ trồng..................................................................34
4.4.2.4. Nguồn giống.....................................................................................................34
4.5. Các giải pháp đề xuất nhằm phát triển gây trồng và nâng cao hiệu quả rừng trồng Bời
lời đỏ tại địa bàn nghiên cứu.................................................................................................35
4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật..............................................................................................35
4.5.2. Giải pháp về chính sách..........................................................................................35
4.5.3. Giải pháp về xã hội.................................................................................................35

PHẦN V: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.......................................38

5.1. Kết luận..........................................................................................................................38
5.2. Tồn tại và kiến nghị.......................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................40
PHỤC LỤC..........................................................................................................1


PHIẾU ĐIỀU TRA TỔ THÀNH THỰC VẬT RỪNG....................................1


Biểu đồ 2.1. Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y’)...............................4
Bảng 4.1. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hóa đến năm
2014.....................................................................................................................20
Bảng 4.2. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở xã Hướng Việt và Hướng Lập,
huyện Hướng Hóa.............................................................................................21
Bảng 4.3. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ phân theo nguồn đầu tư.............22
Bảng 4.4:. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở xã Hướng Lập và Hướng Việt
phân theo thời gian............................................................................................22
Bảng 4.5: Mật độ rừng trồng hiện còn ở các độ tuổi khác nhau tại khu vực
nghiên cứu..........................................................................................................28
Bảng 4.6: Sinh trưởng chiều cao, đường kính 1,3m và độ dày vỏ rừng trồng
Bời lời đỏ ở các độ tuổi khác nhau tại xã Hướng Việt và Hướng Lập.........30
Bảng 4.7: Sinh trưởng thể tích và trữ lượng rừng trồng Bời lời đỏ ở các độ
tuổi khác nhau tại xã Hướng Việt và Hướng Lập..........................................31
Bảng 4.168. Sản lượng rừng trồng Bời lời đỏ tại xã Hướng Việt..................32
Bảng 4.179. Sản lượng rừng trồng Bời lời đỏ tại xã Hướng Lập..................33

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y’)Error: Reference source
not found



Lời Cảm Ơn
Đợc sự phân công của Khoa Lâm nghiệp, Trờng Đại Học Nông
Lâm Huế và sự đồng ý của thầy giáo hớng dẫn Th.S Phạm Cờng tôi đã
thực hiện đề tài Đánh giá thực trạng gây trồng và sinh trởng rừng trồng
Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở hai xã Hớng Việt và Hớng Lập,
huyện Hớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và rèn luyện ở Trờng Đại Học Nông Lâm Huế.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hớng dẫn Th.S Phạm Cờng đã tận
tình, chu đáo hớng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do bớc đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng nh hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân cha thấy đợc.
Tôi rất mong đợc sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để khóa luận đợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Li Cm n
c s phõn cụng ca Khoa Lõm nghip, Trng i Hc Nụng Lõm
Hu v s ng ý ca thy giỏo hng dn Th.S Phm Cng tụi ó thc hin
ti ỏnh giỏ thc trng gõy trng v sinh trng rng trng Bi li
(Litsea glutinosa L.) hai xó Hng Vit v Hng Lp, huyn Hng Húa,
tnh Qung Tr.
hon thnh tt khúa lun ny, tụi xin chõn thnh cm n cỏc thy cụ
giỏo ó tn tỡnh hng dn, ging dy trong sut quỏ trỡnh hc tp, nghiờn cu
v rốn luyn Trng i Hc Nụng Lõm Hu.
Xin chõn thnh cm n Thy giỏo hng dn Th.S Phm Cng ó tn



tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do bước đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với
thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong
được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Anh Hạ


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
NLKH

Nông – lâm kết hợp

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

UBND


Ủy ban nhân dân

CNQSD

Chúng nhận quyền sử dụng

MTQGNTM

Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

KH

Kế hoạch

KTQP

Kỹ thuật quốc phòng

KT – XH

Kinh tế - xã hội

QLDA

Quản lý dự án

BQL

Ban quản lý


BTTN

Bảo tồn tự nhiên

TNTG

Tầm nhìn Thế Giới

MN

Miền núi

TBLS

Thương binh liệt sĩ

XHCNVN

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CMT8

Cách mạng tháng 8

LĐ – TBXH

Lao động – thương binh xã hội

VĐV


Vận động viên

CSSKSS/KHHGĐ Chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình
UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

BHYT

Bảo hiểm y tế

PT – TH

Phát thanh – truyền hình

CSXH

Chính sách xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NCKH

Nghiên cứu khoa học

ANTT

An ninh trật tự


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều chương trình, dự án về cơ
cấu cây trồng cho người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vùng xa,
các dân tộc thiểu số… nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng hiệu quả kinh tế
cho người dân, trong đó Bời lời đỏ được xem là cây đem lại lợi ích kinh tế cao,
không những giúp người dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả mà còn giàu lên nhờ
cây Bời lời đỏ.
Hiện nay Bời lời đỏ chủ yếu được gây trồng ở các tỉnh Gia Lai và Kon
Tum và một số tỉnh khác ở Tây Nguyên. Ở khu vực miền Trung nói chung và
tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có danh mục các loài cây trồng lâm nghiệp chính,
trong đó Hướng Hóa là huyện được các dự án đầu tư trồng cây lâm nghiệp nhiều
nhất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ cho đến nay trên toàn địa bàn huyện
Hướng Hóa, tổng diện tích trồng Bời lời đỏ lên đến 1.800 ha. Chủ yếu tập trung
ở xã Hướng Lập (700ha), Hướng Việt (100ha) và các xã khác. Do đặc điểm về
địa hình, tiểu khí hậu, phương thức gây trồng Bời lời đỏ khác nhau, do vậy tình
hình sinh trưởng cũng khác nhau.
Được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Th.S. Phạm Cường tôi đã thực
hiện đề tài “Đánh giá thực trạng gây trồng và sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ
(Litsea glutinosa L.) ở hai xã Hướng Việt và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị”

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng gây trồng, nghiên cứu tình hình sinh
trưởng rừng trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở các độ tuổi 3, 5, 8 và 10 tuổi
ở hai xã Hướng Việt và Hướng Lập. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng rừng trồng Bời lời đỏ ở hai xã.
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu trên, tôi sẽ sử dụng một số phương
pháp sau: Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập và phân tích số liêu nghiên
cứu; sử dụng thống kê toán học trong Lâm nghiệp để xử lý số liệu; phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và
phương pháp phỏng vấn hộ.
Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng của rừng trồng Bời lời đỏ tại hai
xã cho thấy quá trình sinh trưởng khá đồng đều qua các năm, tuy nhiên từ tuổi 3
đên tuổi 5 thì sinh trưởng về đường kính D 1.3, chiều cao Hvn và độ dày vỏ mạnh
hơn so với các độ tuổi khác, cụ thể là D1.3 tăng 3.39cm (trung bình cả hai xã), Hvn
tăng 3.38m (trung bình cả hai xã) và độ dày vỏ tăng 2.995mm (trung bình cả hai


xã); từ tuổi 8 đến tuổi 10 thì lại tăng trưởng về thể tích của cây và trữ lượng của
rừng, cụ thể: thể tích của cây tăng 0.023m 3/cây (trung bình cả hai xã) và trữ
lượng rừng tăng 61.19m3/ha (trung bình cả hai xã).
Từ kết quả trên cho thấy cây Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng
Lập sinh trưởng khá tốt, trồng Bời lời tại hai xã này đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Với tình hình sinh trưởng như vậy, bà con nên khai thác cây ở tuổi 8, tuy
nhiên để càng lâu thì hiệu quả kinh tế càng cao. Cần tiếp tục nghiên cứu về tình
hình sinh trưởng cây Bời lời đỏ qua nhiều năm tuổi khác nhau, các hình thức
trồng, canh tác khác nhau. Cần thực hiện điều tra trên phạm vi rộng hơn, ở các
xã, thị trấn có điều kiện lập địa khác nhau. Ngoài ra nên có các chính sách hỗ trợ
người dân về vốn, giống, kỹ thuật, thị trường … để người dân có điều kiện phát
triển rừng trồng Bời lời đỏ có hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn các xã.




PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Rừng không
những có tác dụng quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường mà còn có
chức năng văn hóa xã hội và giá trị du lịch. Mặt khác nó còn cung cấp một khối
lượng lâm sản quý hiếm cho nhiều ngành công nghiệp và nhu cầu đời sống của
nhân dân. Trồng rừng là một vấn đề được Nhà nước quan tâm nhằm mục đích tăng
diện tích rừng, nâng cao độ che phủ trên toàn quốc, đồng thời cải tạo môi trường
sinh thái. Do tình hình dân số ngày càng gia tăng, kèm theo quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu của con người đã làm cho tài nguyên rừng,
đất rừng ngày càng suy giảm, tình trạng môi trường ngày càng xấu đi.
Với diện tích đất có rừng là 226.468,3 ha, rừng tự nhiên chiếm 138.104,5
ha và rừng trồng 88.363,8 ha, Quảng Trị được xếp vào một trong những địa
phương có diện tích rừng khá lớn. Rừng tập trung chủ yếu ở địa bàn các huyện
Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số
Pa kô, Vân kiều; đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí
chưa cao, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, do vậy việc chặt phá, lấn chiếm đất
lâm nghiệp trái phép để làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi, săn bắt động vật rừng
trái phép đang là vấn đề nhức nhối. Đời sống đồng bào dân tộc ở đây phụ thuộc
chủ yếu vào rừng, nên phát triển rừng là hướng quan trọng giúp xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Bời lời đỏ là loại cây lâm nghiệp bản địa. Từ xa xưa, người dân vẫn vào
rừng khai thác vỏ, xay làm chất keo dính trộn bột làm hương (nhang), ngoài ra
còn dùng bột Bời lời trộn với vôi, mật mía để xây nhà, xây tường bao. Ngày
nay, cây Bời lời được dùng với rất nhiều mục đích khác nhau. Vỏ Bời lời, lá Bời
lời được bán cho các thương lái (làm bột nhang, công nghệ keo...), gỗ Bời lời
(thân và cành) ít mối mọt do vậy được sử dụng để đóng đồ dùng, làm giàn giáo,
các đồ gia dụng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi,... Nghĩa là sản phẩm từ
cây Bời lời khi khai thác không bỏ đi thứ gì từ lá đến thân gốc. Hiện nay, giá

Bời lời đỏ rất ổn định, khoảng 13.000 – 18.000 đồng/kg vỏ khô, giá 1m3 gỗ Bời
lời khoảng 400.000 đồng. Đây có thể coi là một trong những loài cây lâm nghiệp
giảm nghèo bền vững.
Nhằm giúp người dân có hướng sản xuất bền vững, bảo vệ tài nguyên đất
đai, phát triển vốn rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ năm 2009 đến nay, Trung
tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình trồng
1


rừng thâm canh cây Bời lời đỏ diện tích 32,5 ha trên địa bàn 2 huyện Hướng Hóa
và Đakrông, tổng kinh phí đầu tư gần 400 triệu đồng. Nhiều hộ nông dân ở huyện
Hướng Hóa đã chủ động đầu tư kinh phí gây trồng Bời lời đỏ, góp phần nâng cao
diện tích trồng Bời lời đỏ lên hàng nghìn ha. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng gây trồng và sinh trưởng rừng
trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở hai xã Hướng Việt và Hướng Lập,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất và gây trồng Bời lời đỏ trên địa bàn nghiên cứu.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng
2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng của cây rừng
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa
của một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều tra
theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh – Phạm Ngọc Giao [1997]) .
Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên còn được gọi là quá trình sinh
trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua chỉ
tiêu nào đó của cây. Ví dụ: chiều cao (h); đường kính (d); thể tích(v). Sự biến

đổi theo thời gian của các đại lượng này đều có quy luật. Khi mô tả quy luật
biến đổi theo tuổi của các đại lượng bằng biểu thức toán học thì chúng được gọi
là biến số phụ thuộc (y). Sinh trưởng được coi là một hàm của thời gian (t) và
yếu tố môi trường (u). Hàm số có dạng:
Y=F(t.u) (1).
Yếu tố môi trường rất đa dạng như: đất đai, nhiệt độ, lượng mưa... Cho đến
nay người ta vẫn chưa đánh giá được ảnh hưởng đầy đủ và cụ thể của những yếu tố
này đến sinh trưởng như thế nào. Do đó trong những phạm vi nhất định môi trường
được coi là hằng số và sinh trưởng chỉ phụ thuộc vào thời gian Y=F(t) (2).
Đặc điểm chung của phương trình sinh trưởng là (1) luôn tăng hoặc giảm
theo thời gian; (2) ít nhất có một điểm uốn; (3) có các điểm tiệm cận với t = 0 và
t = tmax (tmax là tuổi sống cao nhất mà cây đạt được, trong kinh doanh
rừng chúng được gọi là tuổi thành thục tự nhiên); (4) không đối xứng và điểm
uốn tại vị trí tu< tmax/2.
2.1.2. Tăng trưởng của cây rừng.
Tăng trưởng là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra nào đó của
cây rừng trong một đơn vị thời gian.
Tăng trưởng là hiệu số đại lượng sinh trưởng ở các thời gian khác nhau:
Z = yt– yt-n (3)
Với n là khoảng thời gian giữa 2 lần xác định sinh trưởng. Nếu sinh trưởng
là hàm biến thiên liên tục theo thời gian (2) thì tăng trưởng là đạo hàm bậc nhất
ứng với thời điểm (t1) nào đó.
Zt1= Y’ = F’(t1) (4)
Mục đích của đo và tính tăng trưởng của cây là nhằm xác định tốc độ sinh
trưởng, từ đó có thể dự đoán sản lượng và năng suất của rừng phục vụ cho các
mục đích khác nhau trong kinh doanh rừng.
Đặc điểm của tốc độ sinh trưởng và phương trình tăng trưởng là:
- Trước khi đến điểm cực đại thì tăng nhanh, sau đó giảm nhanh, càng về
3



sau càng giảm chậm.
- Sau khi đạt cực đại có một điểm uốn, trước cực đại có thể có hoặc không
có điểm uốn.
- Điểm cực đại của phương trình tăng trưởng ở thời điểm t, tại đó phương
trình sinh trưởng có điểm uốn ( Biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y’)
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y’)
- Tại t = 0 và t = tmax phương trình tăng trưởng có giá trị = 0. Với tất cả
các tuổi, tăng trưởng luôn dương.
Từ những đặc điểm trên của hàm sinh trưởng và tăng trưởng cho thấy, để
mô tả sinh trưởng và tăng trưởng của một đại lượng nào đó có thể sử dụng cùng
một phương trình.
2.2. Sơ lược về cây Bời lời đỏ
Tên khoa học: Litsea glutinosa L (Lour.) C. B. Rod.
Tên Việt Nam: Bời lời đỏ, Bời lời đẹc, Kháo thơm hay Rè vàng.
2.2.1. Phân loại.
Giới (Regnum): Thực vật – Plantae.
Bộ (Ordo): Long não – Laurales.
Họ (Famlia): Long não - Laruraceae.
Chi (Genus): Bời lời – Litsea.
Loài (Species): Litsea glutinosa.

4


Bời lời đỏ ( Litsea glutinosa L.) phân bố khá rộng ở Việt Nam, thường gặp
ở trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh gió mùa từ Bắc đến Nam, tập trung ở
một số tĩnh ở miền trung và Tây nguyên, ở độ cao 600–700 m (so với mực nước

biển), mọc nhiều ở nơi thấp trong rừng thứ sinh, thường gặp ở cửa rừng và ven
khe suối lớn. Cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh, thích
hợp đất sét pha, ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn. Bời lời đỏ
sống thích nghi ở các vùng có nhiệt độ trung bình hằng năm từ 20 – 22 0C, nhiệt
độ trung bình tháng nóng nhất từ 32 0C – 340C, nhiệt độ tối thiểu khoảng 10 –
150C, lượng mua hằng năm từ 1500 – 2500mm/năm, sinh trưởng tốt trên đất
feralit, bazan, tầng đất dầy, độ pH từ 4- 5, trong rừng tự nhiên đây là loài cây
mọc xen kẽ với các loại cây như: Dẻ, Trâm, Bình linh, Hương, Ràng ràng, …
giai đoạn cây con chịu bóng râm và sinh trưởng mức trung bình.
Cây Bời lời đỏ là loài cây đa mục đích, nhưng được khai thác để lấy tinh
dầu, tinh dầu Bời lời có nhiều ở phần vỏ của thân cây, tinh dầu có mùi thơm đặc
biệt, được người dân khai thác làm hương thắp trong các ngày lễ tết, đặc biệt
tinh dầu Bời lời đỏ còn được dùng làm dược liệu điều trị một số bệnh hằng
ngày, ngoài ra còn là chất đốt, xuất khẩu.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng vỏ của loài này
tăng nhanh, đồng nghĩa với lượng khai thác mạnh, vì vậy nhiều địa phương, hộ
gia đình, đặc biệt là ở khu vực miền Trung đã phát triển loài cây lâm sản ngoài
gỗ này và đã thu được nhiều thành công từ loài cây này.
2.2.2. Đặc điểm hình thái.
Cây Bời lời đỏ là loại cây gỗ trung bình hay cây gỗ lớn, thường xanh, cao
25 – 35m, đường kính 40 – 60 cm, thân tròn thẳng, tán hình cánh dẹp, cành nhỏ
ít, gốc có bạnh vè nhỏ và thấp, vỏ thân màu xám trắng đến màu nâu xám, nhiều
bì khổng, thịt màu vàng nhạt, dày 8 – 10 mm, có mùi thơm, cành nhỏ có màu
nâu nhạt nhẵn.

5


Hình 2.1. Lá và thân cây Bời lời đỏ.
Lá đơn mọc cách, hình mác dài 12cm, rộng 3,5cm mũi hơi nhọn, góc hình

nêm,hai mặt nhẵn, gân bên 7 – 10 đôi, cuống lá mảnh dài 7- 15 mm.
Hoa mọc thành từng cụm, cụm hoa hình chùy, dài bằng hai vượt chiều dài
của lá, gốc trục có lông, hoa màu vàng nhạt, lưỡng tính, bao hoa 6 thùy bằng
nhau hình trái xoan thuỗn, ngoài có phủ lông ngắn, nhị 9 xếp thành 3 vòng, 6 nhị
ngoài không tuyến, bao phấn 4 ô, 3 nhị trong có 2 tuyến ở gốc, nhị lép 3. Nhị có
bầu hình cầu, nhẵn, vòi dài, núm hình cầu hay gần cấu.
Quả hình cầu, đường kính 10 – 20mm, có lá đài, quả chín có màu tím đen,
ngoài có phủ một lớp phấn trắng, cuống quả màu đỏ nhạt. thông thường quả tốt
có từ 3000 – 3500 hạt/kg.
2.3. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Cây Bời lời đỏ là loài cây đa mục đích và được người bản địa nhiều nơi
trên thế giới sử dụng thường xuyên như 1 loại dược liệu để điều trị trong đời
sống hàng ngày . Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này trên thế giới còn
hạn chế.
Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm,
được chiết suất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm keo dán
công nghiệp hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng
tôn giáo của người dân. .
Với giá trị dược liệu của cây Bời lời đỏ, nhiều nghiên cứu trên thế giới chủ
yếu tập trung vào đặc điểm này. Theo nghiên cứu Tại Ấn Độ, các tác giả
6


Bhuakuni và Gupta đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof-e-Musammin
dùng làm dược liệu trong y học.
Tại hội nghị Quốc tế khác về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại
Indonexia cũng đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết suất một số một số hóa
chất dùng trong y dược . Một tác giả khác ở Trung Quốc cũng đã công bố và
mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết xuất biệt dược mới từ cây Bời lời
có tác dụng trong việc chữa bệnh. Tác dụng chữa bệnh này được mô tả cụ thể

một nghiên cứu của Shahadat và các cộng sự khác , theo đó thì chiết xuất tinh
dầu cây Bời lời đỏ có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và
các bệnh lây lan qua đường tình dục ở người. Ngoài ra, Bời lời đỏ là một trong
số ít các loài thực vật có khả năng tiết ra chất kháng khuẩn do trong thân và lá có
chứa rất nhiều tannin, alkaloid và saponin .
Gần đây, hai tác giả người Ấn Độ đã công bố những nghiên cứu về việc tìm
nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn
thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính
nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây của nó .
Các thông tin trên cho phép khẳng định một cách chắc chắn về giá trị kinh
tế của Bời lời đỏ, nhất là trong y dược, nhưng những tài liệu nghiên cứu ở nước
ngoài về kỹ thuật gây trồng, sản lượng… thì chưa được nghiên cứu.
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ
nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công
dụng của nó để sử dụng trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong
danh mục tài nguyên thực vật…Cụ thể:
- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng
Việt Nam của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự.
- Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1971 đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng
miền Bắc Việt nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng
Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc
điểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công
dụng, kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ

7


- Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của kỹ sư
Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Gia Lai, 1991, đã giới

thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Song
những đặc điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa được đề cập tới.
- Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một
số đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở
cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý, Trường đại học
Tây Nguyên đã xác định được một số đặc điểm sinh học: mô tả thân, cành, lá,
rễ, hoa, mùa và chu kỳ ra hoa, khả năng nẩy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính
sản lượng vỏ trên mô hình trồng thuần và trồng xen trong cà phê. Tuy nhiên các
dự tính sản lượng vỏ mới chỉ là tạm tính trên cơ sở giải tích một số cây cụ thể
mà chưa đưa ra được các ước lượng trên cơ sở hàm tương quan về mối quan hệ
giữa sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng…
- Năm 2005, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách “Kỹ thuật
canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do các tác giả Nguyễn Ngọc Bình và
Phạm Đức Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu lên các đặc điểm hình thái, phân bố,
sinh thái, sinh lý, lâm sinh, kỹ thuật gieo ươm, đánh giá hiệu quả kinh tế của một
số mô hình NLKH có sử dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê,
trồng cây Đậu đỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời. Các kết quả này chỉ là các
số liệu điều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa
đưa ra những mô hình dự tính, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên.
- Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ước
lượng năng lực hấp thụ CO 2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình
nông lâm kết hợp Bời lời đỏ – Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Trong đó
nhóm tác giả đã xây dựng được một số hàm tương quan giữa sinh khối của cây
Bời lời đỏ với tuổi cây (A), biểu sản lượng… Các kết quả này đã thể hiện tương
đối đầy đủ sinh trưởng của Bời lời đỏ trên mô hình NLKH Bời lời – Sắn, giá trị
thu nhập của hệ thống…nên các kết quả này hoàn toàn có thể được sử dụng làm
tài liệu để so sánh, tham khảo trong đề tài này.
Trên cơ sở phân tích những tồn tại về kỹ thuật trồng cây Bời lời đỏ, đây là
cơ sở khoa học có ý nghĩa để xây dựng các nội dung và phương pháp nghiên
cứu của đề tài.


8


PHẦN 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rừng trồng, cải thiện sinh kế người
dân (đặc biệt là người dân tộc thiểu số), bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh
học.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Nhằm đánh giá thực trạng gây trồng Bời lời đỏ tại khu vực
nghiên cứu;
Mục tiêu 2: Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ trên điều kiện lập
địa thuộc hai xã Hướng Việt và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị;
Mục tiêu 3: Đề xuất hướng phát triển Bời lời đỏ và đưa ra giải pháp nhằm
góp phần cải thiện sinh kế người dân tại hai xã Hướng Việt và Hướng Lập,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng gây trồng và sinh trưởng của cây
Bời lời đỏ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thuộc hai xã
Hướng Việt và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 28/12/2015 đến ngày
1/5/2016
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên;

- Tình hình kinh tế - xã hội;
- Hiện trạng sử dụng đất và trồng rừng ở khu vực nghiên cứu

9


3.4.2. Hiện trạng gây trồng rừng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng
Lập
3.4.2.1. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ tại khu vực nghiên cứu
Thống kê diện tích rừng trồng Bời lời đỏ phân theo năm trồng, thôn, nguồn
gốc (người dân tự trồng, dự án/chương trình đầu tư).
3.4.2.2. Phương thức trồng rừng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng
Lập
3.4.2.3. Khai thác và sử dụng rừng trồng Bời lời đỏ
3.4.2.4. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.4.2.5. Đánh giá nhu cầu trồng rừng Bời lời đỏ so với các loài cây trồng lâm
nghiệp khác tại địa phương
3.4.2.6. Phân tích cơ chế, chính sách phát triển cây Bời lời đỏ tại địa phương
3.4.3. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ
3.4.3.1. Kỹ thuật trồng rừng Bời lời đỏ tại địa phương
3.4.3.2. Sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ
- Đường kính;
- Chiều cao;
- Thể tích;
- Trữ lượng.
3.4.3.3. Đánh giá các nhân tốt ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ
- Điều kiện lập địa;
- Phương thức trồng rừng;
- Thời vụ trồng rừng;
- Kỹ thuật chăm sóc và mật độ trồng rừng.

3.4.4. Giải pháp phát triển rừng trồng Bời lời đỏ ở hai xã Hướng Việt và
Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
3.4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật
3.4.4.2. Giải pháp về chính sách
3.4.4.3. Giải pháp về xã hội

10


3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu chung
- Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, thu thập và phân tích số liệu
nghiên cứu.
- Sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu và phân tích,
đánh giá kết quả nghiên cứu.
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng rừng trồng Bời lời
đỏ
- Kế thừa số liệu thống kê từ dự án “Bảo tồn Hành lang đa dạng sinh học
tiểu vùng sông Mê Công mở rộng - BCC”, phòng Tài nguyên và Môi trường hai
xã Hướng Việt - Hướng Lập, cán bộ phụ trách nông nghiệp của các xã, kết hợp
với những thông tin từ người dân địa phương để thu thập và tổng hợp số liệu
diện tích rừng trồng Bời lời đỏ tại hai xã Hướng Việt và Hướng Lập, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
3.5.2.2. Phương pháp đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ
- Tại địa bàn nghiên cứu, chọn những hộ dân có rừng trồng Bời lời đỏ, diện
tích lớn để tiến hành lập ô tiêu chuẩn và đo đếm. Lập ô tiêu chuẩn hình vuông,
các cạnh dài 10x10 m, diện tích 100 m 2, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tất
cả các cây trong ô, bao gồm: dùng sào có kẻ vạch để đo chiều cao vút ngọn
(Hvn), đường kính ngang ngực (D1.3), độ dày vỏ ở độ cao 1.3 m được đo bằng

thước kẹp kính banme. Trong đó, độ dày vỏ mỗi cây được đo tại 4 vị trí đối
xứng. Ngoài ra, dùng thước dây để đo đường kính tán (D t) và phân cấp chất
lượng cây tốt, trung bình và xấu dựa vào đặc điểm hình thái và tình hình sinh
trưởng của cây. Số liệu điều tra được ghi vào phiếu điều tra lập sẵn[3].
3.5.3. Xử lý số liệu điều tra sinh trưởng rừng trồng
- Sử dụng các công thức thống kê để tính giá trị chiều cao, đường kính,
đường kính tán bình quân và phần trăm chất lượng cây tốt, trung bình và xấu;
- Thể tích thân cây được tính theo công thức: V = G.H.f
Trong đó:
G là tiết diện ngang thân cây tại vị trí 1,3 m;
H là chiều cao vút ngọn của cây;
f là hình số và lấy giá trị f = 0,5.
11


×