Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

nghiên cứu nhân giống loài ban trắng (bauhinia variegata l) bằng phương pháp giâm hom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.67 KB, 62 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, sau thời gian đào
tạo chính khóa trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp
cho sinh viên khóa học 2006 – 2010.
Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Lâm học và Bộ môn Lâm sinh ,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng
(Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom”
Trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận tốt
này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự hướng dẫn của thầy
giáo T.S. Lê Xuân Trường và cô giáo ThS. Khuất Thị Hải Ninh cùng với sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, ban
quản lý vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành bản
khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tất cả những tình cảm
quý báu đó.
Mặc dù cũng đã có nhiều cố gắng, song do khả năng, kinh nghiệm của
bản thân và thời gian còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Do vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô
và bạn bè để bản báo cáo này được hoàn thiện.
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện
Phạm Thế Linh
1
4.2.3. Ảnh hưởng của thể nền đến chiều dài rễ 43
4.2.4. Ảnh hưởng của thể nền đến chỉ số rễ 43
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 45
5.1. KẾT LUẬN 45

2
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Lợi ích
từ rừng đem lại không nhỏ, không chỉ có ý nghĩa về sinh thái môi trường, lợi
ích về kinh tế mà rừng là nơi tạo ra những bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc.
Từ rừng đã tạo ra những nét đặc trưng của từng vùng miền, nhiều món ăn
được chế biến từ các nguyên liệu trong rừng không những mang ý nghĩa nuôi
sống con người mà nó đã trở thành món ăn đặc trưng cho các dân tộc ở các
vùng miền của đất nước.
Khi nói đến cây Hoa Ban thì chúng ta sẽ nghĩ đến vùng miền tây bắc.
Với người Tây Bắc, hoa ban còn tuyệt vời hơn thế, hoa ban là “cuốn lịch”
mùa xuân để dựa vào đó họ tính ngày tra ngô, làm nương, nhặt cỏ. Hoa ban
báo hiệu mùa màng, nắng mưa Hoa ban có vị trí rất quan trọng trong đời
sống tinh thần dân tộc ở Tây Bắc, chúng xuất hiện trong các lễ hội, không thể
thiếu trong mâm cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính với người đi trước…
Hơn thế, loài hoa tưởng chừng chỉ có sắc này còn góp mặt trong nhiều
món ăn làm nên nét độc đáo cho ẩm thực vùng cao mà đặc biệt là người Thái
Tây Bắc. Hoa ban có rất nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, song trở thành
nguyên liệu được sử dụng nhiều trong những món ăn của người Thái vẫn là
ban trắng. Từ phần hoa và lá ban non người Thái chế biến được nhiều món ăn
độc đáo chỉ có ở xứ sở này như: xôi, nộm, hay bát canh nóng hổi thơm hương
nhè nhẹ…Cũng như các loại rau khác, hoa ban và lá ban non chứa rất nhiều
chất vitamin, chất sơ và một số chất khác có ích cho cơ thể con người. Các
món ăn được chế biến từ hoa ban không chỉ là những món ăn ngon mà nó còn
có tác dụng điều trị một số bệnh: như bệnh đường ruột và giúp giải nhiệt cơ
thể. Ðặc biệt món lá ban đồ là một loại rau thuốc rất cần thiết cho những
người mới sinh ăn loại rau này rất lành dạ, lợi sữa Hạt ban già có thể đồ lên
ăn hoặc rang giòn ăn thơm ngậy như một thứ hạt đậu.
3
Hiện nay hoa Ban không chỉ có ở Tây Bắc mà ở các thành phố lớn của
nước ta như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để làm cảnh quan. Để có
thể đưa cây Hoa Ban vươn xa hơn không chỉ về vẻ đẹp của nó mà món ăn từ

Hoa Ban vốn chỉ có ở vùng núi Tây Bắc được biết đến ở tất cả các nơi của đất
nước thì công tác nhân giống cần được phát huy, đặc biệt là nhân giống sinh
dưỡng. Nhân giống sinh dưỡng đạt cả về số lượng và chất lượng cây trồng
cao. Chính vì thế tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài
Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom”
4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về loài cây nghiên cứu.
Hoa ban trắng (Bauhinia variegata L) hay còn gọi là Móng bò sọc,
Móng bò dổi. Ở nước ta loài này phân bố tự nhiên ở Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La (Mộc Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Thuận Châu, Phù
Yên), Hòa Bình (Mai Châu), Nghệ An. Loài này còn được trồng ở Hà Nội,
TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt để làm cảnh.
Trên Thế giới thì loài này có ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Mianma,
Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
Về đặc điểm sinh thái, đây là loài gỗ nhỏ, cao tới 15m, rụng lá vào mùa
khô. Mọc chủ yếu trong các rừng rụng lá, các trảng cây gỗ, ở độ cao tới
1500m. Tùy độ ẩm tại nơi sống mà hoa đổi màu từ trắng (nơi khô) sang tím
(nơi ẩm). Ra hoa tháng 2-3 trước khi có lá.
Công dụng là làm cảnh, hoa ăn được. Vỏ chứa nhiều tanin, dùng trị vết
thương và chữa bệnh ngoài da, chồi khô trị ỉa chảy, kiết lị, tẩy giun. Rễ để
chữa rắn độc cắn và sắc nước uống chữa đầy hơi trướng bụng, vỏ rễ chữa
viêm dạ dày và viêm ruột. Lá dùng chữa ho.
2.2. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng hom
Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản hữu tính và sinh
sản vô tính. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có cơ sở dựa trên phân
bào giảm nhiễm. Hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái
của hai cơ thể bố và mẹ, Do vậy trong sinh sản hữu tính có sự phân ly và tái
tổ hợp gen, nên ở cơ thể con thường không giữ được các đặc tính di truyền
của cơ thể bố mẹ một cách nguyên vẹn.

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản có cơ sở dựa vào phân bào
nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào con có bộ nhiễm sác thể giống hệt
mình. Do vậy mà thực vật sinh sản sinh dưỡng duy trì được các đặc điểm di
truyền của cơ thể mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ.
5
Nhân giống sinh dưỡng (Vegatative propagation) là kỹ thuật tạo cây con
từ một bộ phận sinh dưỡng của cây như lá, cành, thân, củ, mô phân sinh hoặc
sự tiếp hợp các bộ phận sinh dưỡng (ghép) để tạo thành cây mới. Theo nghĩa
rộng thì nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống bằng hom, chiết cành,
ghép cây và nuôi cấy mô - tế bào.
+ Phương pháp chiết là việc tạo ra rễ cho một đoạn cành (thân) trên cây
mẹ rồi mới tách cành (thân) ra khỏi thân cây mẹ để nhân giống. Phương pháp
này có ưu điểm cây chiết ra quả sớm. Tuy nhiên, hệ số nhân giống thấp, cây
chiết nhanh bị cỗi.
+ Phương pháp ghép là dùng bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ định nhân
giống ghép lên cây khác (gốc ghép) để tạo nên một cây hoàn chỉnh. Phương
pháp này cho hệ số nhân giống cao, cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ cao.
Nhưng phương pháp này yêu cầu kỹ thuật ghép phức tạp, phương pháp này
cần phải có kỹ sư có kinh nghiệm để lựa chọn cành, mắt chiết đạt yêu cầu để
đảm bảo chất lượng cây con tốt.
+ Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô- tế bào là phương pháp tạo
cây con từ các bộ phận rất nhỏ của cây (các cơ quan, mô, tế bào) bằng cách
nuôi cấy chúng trong bình nuôi ở điều kiện vô trùng có môi trường thích hợp
và được kiểm soát nghiêm ngặt. Đây là phương pháp nhân giống vô tính
mang lại hiệu quả cao nhất, chất lượng cây con tốt, đồng đều. Tuy nhiên, việc
nuôi cấy mô được thực hiện với một quy trình thật nghiêm túc và tỉ mỉ, điều
kiện về trang thiết bị đầy đủ và mô chỉ phát triển trên một môi trường hoàn
toàn vô trùng, do vậy việc nhân giống chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc phục
vụ cho nghiên cứu.
+ Phương pháp nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một phần lá,

một đoạn thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom.
là phương pháp nhân giống giữ nguyên được tính trạng của cây mẹ (do có
kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ ban đầu), đơn giản, có hệ số nhân lớn, tương
6
đối rẻ tiền nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây rừng,
cây ăn quả, cây cảnh,…
Tùy thuộc vào loại hom được sử dụng mà các bộ phận còn thiếu đó có sự
khác nhau nhưng nhìn chung các bộ phận còn thiếu là rễ cây (phần dưới mặt
đất) và các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá…Khả năng ra rễ có ý
nghĩa quyết định đến sự thành bại trong giâm hom, tuy nhiên sự hình thành rễ
lại phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận lấy làm giống và
dòng cây mẹ, chất điều hòa sinh trưởng, điều kiện giâm hom, giá thể…do đó
người ta phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hom ra rễ. Để đưa ra điều kiện
thuận lợi nhất cho cây hom sinh trưởng tốt thì trước hết phải nắm chắc được
cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom.
2.2.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của
cây. Có 2 loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có
nguồn gốc sẵn trong cây, chỉ phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi, hoặc khi
bị cắt khỏi cây mẹ. Rễ mới sinh là rễ không có nguồn gốc sẵn trong cây mà
chỉ hình thành do phản ứng của vết cắt.
Sự ra rễ của hom giâm chính là sự hình thành của rễ tiềm ẩn (hay rễ bất
định) khi cắt hom làm các tế bào sống ở các vết cắt bị tổn thương và các tế
bào dẫn truyền của mô gỗ bị hở và gián đoạn. Chính điều đó mà quá trình tái
sinh hình thành rễ tiếp tục diễn ra qua 3 bước :
- Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành một lớp tế bào
bị thối trên bề mặt cắt, vết thương được bao bọc bằng một lớp keo.
- Các tế bào sống ngay ở lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành một
lớp mô mềm (cell).
- Các vùng ở vùng tượng tầng và vùng lân cận, tượng tầng và libe bắt

đầu hình thành rễ.
Thông thường trước lúc xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên
thường tin rằng sự xuất hiện của lớp mô sẹo là sự cần thiết cho sự ra rễ của
7
hom. Nhưng ở nhiều loài cây sự hình thành mô sẹo và sự hình thành rễ là độc
lập với nhau. Còn ở một số loài cây khác thì ngược lại, sự hình thàn mô sẹo là
tiền đề để hình thành rễ như loài Thông…thời gian xuất hiện rễ của hom giâm
ở các loài cây khác nhau biến động rất lớn từ vài ngày (đối với những loài dễ
ra rễ như Hoa Hồng) đến vài tháng (với những loài khó ra rễ :Trà Mi, Sến )
Theo các tác giả Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003), với cây
giâm hom mầm rễ hình thành qua 2 cách : trên vùng tuyến tủy và tượng tầng
hoặc phát sinh trong mô của tầng vỏ cây (bì tầng).
2.2.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định
Vấn đề quyết định trong giâm hom là làm cho hom ra rễ. Song
khả năng ra rễ của hom lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm di truyền
của loài cây, vị trí lấy hom trên cây và trên cành, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và
chất điều hoà sinh trưởng Về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các
nhân tố nội tại trong bản thân hom (nhân tố nội sinh) và nhóm các nhân tố
môi trường bên ngoài trong quá trình giâm hom (nhân tố ngoại sinh).
2.2.2.1. Nhóm các nhân tố nội sinh :
+) Đặc điểm di truyền của loài:
Với mỗi loài khác nhau thì khả năng ra rễ là không giống nhauTheo
keets quar nghiên cứu của D.A.Komixarop, 1964; B.Martin, 1974 và Nada,
1970 đều đi đến kết luận chung là: Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra
rễ khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ để chia các loài cây
gỗ thành 3 nhóm chính là:
+ Nhóm dễ ra rễ: Bao gồm các loài cây mà tiến hành giâm hom không
cần xử lý chất kích thích ra rễ vẫn có tỷ lệ hom ra rễ cao, nhóm này gồm 29
loài như: Ficus sp, Morus sp, Salix sp, …
+ Nhóm ra rễ trung bình: Bao gồm các loài cây chỉ cần xử lý chất kích

thích ra rễ với nồng độ thấp thì hom vẫn ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm 65
loài, trong đó có các chi: Eucaluptus sp, Taxus sp, Quercus sp,…
8
+ Nhóm khó ra rễ: Bao gồm những loài cây hom của chúng hầu
như không ra rễ hoặc dùng các chất kích thích ra rễ nhưng tỷ lệ hom ra rễ vẫn
không cao. Nhóm này gồm 26 loài thuộc các chi: Malus sp, Prunus sp,
Bauhinia sp,…
Tuy vậy, sự phân chia theo khả năng ra rễ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì
thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành hai nhóm:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom : gồm nhiều loài thuộc họ Dâu tằm,
họ Liễu. Với những loài thuộc nhóm này khi giâm hom không cần xử lý bằng
thuốc kích thích hom vẫn ra rễ bình thường.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt: Khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn chế
ở các mức độ khác nhau. Đối với nhóm này, muốn tỷ lệ hom ra rễ cao thì phải
dùng các loại cây hom non và xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp.
+) Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể
Trong một chi, các loài khác nhau cũng có đặc điểm ra rễ khác nhau như
Bạch đàn trắng có tỷ lệ ra rễ 50- 90%, nhưng đối với Europhylla chỉ ra rễ 15-
35,5%
Do đặc điểm biến dị mà trong cùng một loài hom của các xuất xứ và các
cá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Nghiên cứu cho bạch đàn
trắng 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỷ lệ ra rễ 95%
thì xuất xứ Gilbert River là 50%, còn xuất xứ Nghĩa Bình chỉ ra rễ 35%. Ngay
trong cùng một xuất xứ, dòng và các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ hom ra
rễ khác nhau.
Như vậy, ta thấy rằng tỷ lệ ra rễ khác nhau không những trong các loài
khac nhau mà trong cùng một loài có các xuất xứ, dòng và các cá thể khác
nhau tỷ lệ ra rễ khác nhau.
+) Tuổi cây mẹ lấy hom :
Tuổi cây mẹ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả

năng ra rễ của hom. Từ các kết quả nghiên cứu về giâm hom từ trước đến nay
đều cho thấy tỷ lệ ra rễ của cây hom càng giảm khi tuổi cây mẹ càng cao và
9
mỗi loài có một độ tuổi chọn hom có kết quả giâm hom tốt nhất. Thí nghiệm
giâm hom ở Thông Caribeae cho thấy hom ra rễ tốt nhất khi lấy ở cây 4 tuổi.
Ở Bạch đàn (E.camaldulensis) hom ra rễ tốt nhất khi lấy hom ở cây 1 tuổi.
Theo Ve-khốp khi giâm hom cành Bạch Hạp 2 tuổi cho tỷ lệ ra rễ 90% còn
hom lấy từ cây mẹ 35 tuổi không ra rễ. Theo kết quả thí nghiệm của Lê Đình
Khả và cộng sự, 1990 hom lấy từ cây Mỡ 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ là 98%, 3 tuổi là
47% và 20 tuổi thì không có hom nào ra rễ . Kết quả giâm hom của Dương
Mộng Hùng cho thấy hom thân cây Sến 2 tuổi có thể ra rễ, lấy hom ở cây tuổi
40, hom không ra rễ.
Sự thành thục của cây mẹ là một trở ngại cho giâm hom, song ngày nay
người ta đã biết khắc phục bằng các biện pháp trẻ hoá cây mẹ như ghép, chiết,
giâm hom, nuôi cấy mô phân sinh, các biện pháp cơ giới như chặt thân – cành
(trẻ hoá), hoặc biện pháp lâm sinh như tưới nước, bón phân…
Tuổi cành cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hom ra rễ. Hom ở giai đoạn nửa
hoá gỗ thích hợp cho ra rễ, hom quá non khi đặt vào môi trường giâm hom
thường bị thối rữa nhưng nếu quá già (hom hoá gỗ) lại khó ra rễ.
+) Vị trí lấy hom, loại hom :
Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Đối
với Keo lá tràm và Keo tai tượng thì hom ngọn và hom sát ngọn có tỷ lệ ra rễ
(93,3% -100%) cao hơn so với hom giữa và hom sát gốc (67,7-97,6%) [3].
Với thí nghiệm về tỷ lệ của hom lấy từ gốc chặt có độ cao khác nhau (5-
50cm) thì cho thấy hom lấy từ gốc chắt thấp (5-10cm) có tỷ lệ ra rễ (83-95%)
cao hơn so với hom lấy từ các gốc chặt cao 50cm ( tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 56,3%)
[6].
Thường hom ở phần gốc của một cây dễ ra rễ hơn ở phần ngọn. Theo
Hartney (1980) cho rằng hom ở gần gốc dễ ra rễ hơn gần ngọn, có thể do nơi
gần gốc tích tụ các chất cần thiết cho sự ra rễ hay tồn tại sự chênh lệch về các

chất kích thích và ức chế sự ra rễ ở các phần khác nhau của cây. Theo thuyết
10
phát triển giai đoạn thì gốc là phần non nhất của một cây, vì vậy hom lấy ở
phần này cho tỷ lệ ra rễ cao[10].
+) Sự tồn tại của lá trên hom :
Lá có tác dụng tổng hợp Auxin và các chất kích thích ra rễ, những chất
này ảnh hưởng đến sự hình thành rễ bất định ở hom. Ngoài ra chúng còn
có tác dụng tổng hợp Hydrat cacbon rất cần thiết cho sự hình thành và phát
triển của rễ.
Theo Phạm Văn Tuấn (1993) trên một hom nếu có nhiều lá hoặc phần
diện tích lá lớn thì lượng hom giâm trong một đơn vị diện tích nhỏ, hơn nữa
quá trình thoát hơi nước của hom diễn ra mạnh là nguyên nhân dẫn đến hom
mất nước và chết. Nhưng nếu hom ít lá, không lá thì cũng làm hom không
quang hợp được có thể hom không ra rễ hoặc bộ rễ ít hoặc rễ không khỏe
mạnh.
Đa số các loài giâm hom thường để lại 1- 2 lá trên hom, cắt bớt một phần
lá chỉ nên để lại 1/2-1/3 diện tích phiến lá. Kết quả giâm hom cây Keo tai
tượng của Daus (1991) cho thấy : hom 2 lá tỷ lệ ra rễ 46%, hom 1 lá là 66%,
hom 1/2 lá là 76%, còn với hom không lá thì chỉ đạt 12%. Như vậy số lá và
diện tích lá trên hom cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ ra rễ của hom[9].
+) Kích thước đoạn hom :
Kích thước của đoạn hom cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Theo nghiên cứu của D.A.Komixarop (1964) với nhiều loài cây cho thấy hom
càng có kích thước lớn tốt hơn hom có kích thước nhỏ. Nhưng theo Darsin
(1984) cho rằng hom cắt từ cây có đường kính nhỏ khả năng ra rễ thấp, hom
cắt từ cây lớn ra rễ cũng không tốt.
Kết quả thực nghiệm Bạch đàn trắng (E.camaldulensis) cho thấy, hom
thân từ cây có kích thước nhỏ (H= 17,3cm, Do=3,09cm) có tỷ lệ ra rễ 86,2%,
hom cắt từ cây có kích thước lớn (H=71cm, Do=3,85cm) tỷ lệ ra rễ 53,2%
[10].

+) Các chất điều hòa sinh trưởng :
11
Trong giâm hom thì chất Auxin được coi là chất quan trọng nhất đối với
quá trình ra rễ của hom giâm. Nhưng không phải chỉ mỗi Auxin mà còn có
nhiều chất khác tác động cùng nó, các chất làm thay đổi hoạt tính của auxin
và tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá
trình ra rễ của chúng. Theo Twari, 1993 những chất quan trọng nhất là:
- Rhizocalin: Chất phát động ra rễ
- Đồng nhân tố ra rễ: Điều phối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ
- Các chất kích thích và kìm hãm ra rễ
Nhiều nghiên cứu đã nêu lên sự tồn tại của các chất kích thích ra rễ
trong các mô của các loài cây dễ ra rễ. Phần lớn các loài thực vật đều tồn tại
các chất kích thích và kìm hãm ra rễ, nồng độ của các chất này ảnh hưởng đến
khả năng ra rễ của hom giâm. Các loài cây dễ ra rễ chứa nồng độ cao các chất
kích thích ra rễ, các loài cây khó ra rễ lai chứa nồng độ cao các chất kìm hãm
ra rễ[4].
2.2.2.2. Nhóm các nhân tố ngoại sinh :
+) Điều kiện cây mẹ lấy hom :
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng không nhỏ đến
tỷ lệ ra rễ cua hom, nhất là hom lấy từ những cây non. Theo Enright (1959)
cho rằng hom lấy từ cây 3 tuổi các loài Picea abise và Pinus resinosa, Pinus
strobus có bón phân hữu cơ và phân khoáng có tỷ lệ ra rễ cao hơn rõ rệt so
với hom lấy từ cây không được bón phân[4].
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả
năng ra rễ của hom giâm. Thí nghiệm của Komixarop(1964) về ảnh hưởng
tổng hợp của ánh sáng, độ ẩm không khí và độ ẩm đất đến tỷ lệ ra rễ của hom
cây Sồi một tuổi thấy rằng: Hom lấy từ cây trồng nơi có ánh sáng tán xạ yếu,
độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao có tỷ lệ hom ra rễ 64% - 92% trong đó
hom cắt từ cây trồng ở nơi có ánh sáng mạnh, độ ẩm không khí và độ ẩm đất
thấp có tỷ lệ hom ra rễ 44% - 68%. Còn đối với cây 18 tuổi, dù mọc ở điều

kiện nào cũng không ra rễ. Từ đó tác giả nhận định, các điều kiện gây trồng
12
có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây non, song không có ảnh
hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây tuổi lớn.
+) Ảnh hưởng của thời vụ lấy hom và giâm hom :
Trạng thái sinh lý trong thời kỳ lấy hom là nhân tố ảnh hưởng tới
tỷ lệ ra rễ của hom. Thời vụ lấy cành và giâm hom là một trong những nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Một số loài cây
giâm hom được quanh năm, một số loài khác lại mang thời vụ rõ rệt [4].
Thời vụ giâm hom quyết định kết quả giâm hom tố hay xấu, thường gắn
liền với các yếu tố cơ bản như : diễn biến khí hậu, thời tiết trong năm, mùa
sinh trưởng của cây và trạng thái sinh ký của cành. Đa số các loài cây sinh
trưởng mạnh trong mùa xuân – hè (mùa mưa) và sinh trưởng chậm vào thời
kỳ cuối thu và mùa đông (mùa khô). Điều đó chứng tỏ nhiều loài thời vụ giâm
hom tốt nhất là vào các tháng xuân – hè và đầu thu (mùa mưa hoặc mùa nóng
ẩm) nên giâm hom vào thời gian này thì hom vừa nhanh ra rễ và tỷ lệ ra rễ
cao ngay cả đối với các loài có khả năng giâm hom quanh năm [4].
Thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cho thấy Keo
lá tràm và Keo tai tượng 1 năm tuổi, giâm vào tháng 7 đạt tỷ lệ ra rễ cao trên
90%. Với đối tượng giâm hom Phi lao (C.equisetifolia) tỷ lệ ra rễ cao vào
tháng 3 đạt 92%[10].
+) Ảnh hưởng của ánh sáng :
Ánh sáng là nhân tố cần thiết cho quang hợp cùng với nhiệt độ và độ
ẩm. Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong quá trình ra rễ của hom giâm. Hầu
hết các loài cho tỷ lệ ra rễ không cao trong điều kiện che tối hoàn toàn cho dù
là loài cây ưa sáng hay chịu bóng. Theo Tewary (1993) cho rằng thời gian
chiếu sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Theo Komisarop (1964) cho rằng ánh sáng tự nhiên cần thiết cho sự ra rễ của
hom, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở

một số loài cây ưa sáng. Trong thực tế, ảnh hưởng của ánh sáng đến ra rễ của
13
hom giâm thường mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng -
nhiệt độ - độ ẩm mà không phải từng yếu tố riêng lẻ. Vì thế, khi giâm hom
cần phải chú ý đầy đủ đến các yếu tố này.
+) Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và giá thể :
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định sự ra rễ và tốc độ ra
rễ của hom giâm vì nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào và các
quá trình sinh hoá trong cây. Ở trạng thái tiềm ẩn (nhiệt độ thấp) thì ra rễ ít
hoặc không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao làm tăng cường độ hô hấp dẫn đến
quá trình thoát hơi nước mạnh làm cho hom héo, từ đó cũng làm giảm
tỷ lệ hom ra rễ. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm
hom thích hợp cho ra rễ là 28
0
C - 33
0
C và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25
0
C -
30
0
C. Nhiệt độ không khí trên 35
0
C làm tăng tỷ lệ héo lá. Còn các loài cây ở
vùng lạnh cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là
23
0
C - 27
0
C, Nhiệt độ giá thể thích hợp là 22

0
C - 24
0
C. Nói chung nhiệt độ
không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2
0
C - 3
0
C.
+) Ảnh hưởng của độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể :
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng không
thể thiếu trong quá trình giâm hom. Các hoạt động hô hấp, phân chia tế bào
và chuyển hoá vật chất trong cây đều cần nước. Nếu không cung cấp nước
đầy đủ thì hom bị héo, tuy nhiên nhiều nước quá thì hoạt động của men thuỷ
giải tăng lên, quá trình hô hấp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều
cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom từ 15% - 20% thì hom
hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Mặt khác, theo Darsin (1983) thì cây lá kim
không nên có độ ẩm giá thể quá lớn, trong khi cây lá rộng lại cần độ ẩm lớn
hơn. Thời kỳ sắp ra rễ hom cần độ ẩm giá thể lớn nhất, sau khi ra rễ thì yêu
cầu độ ẩm giảm xuống. Vì độ ẩm cao làm hạn chế quá trình bốc hơi nước của
hom giúp cho hom ổn định, không mất nước. Tuy nhiên, độ ẩm cao cũng là
điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển làm cho hom dễ bị thối, bởi vậy
14
trước khi giâm hom nên xử lý hom, giá thể giâm hom bằng thuốc diệt nấm, vi
khuẩn.
+) Ảnh hưởng của giá thể :
Giá thể giâm hom là nơi để cắm hom sau khi cắt từ cây mẹ và đã được
xử lý qua thuốc chống nấm và chất kích thích ra rễ.
Giá thể góp một phần lớn vào thành công của giâm hom. Các loại
giá thể hiện nay được dùng chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ dừa băm

nhỏ hoặc đất vườn ươm. Một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt
và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho
rễ phát triển sạch, không bị nhiễm nấm và không có nguồn sâu bệnh, độ pH
thích hợp thường tốt đồng thời phải khoảng 6,0 – 7,0 [4].
Việc chú trọng đến cơ sở khoa học của nhân giống bằng hom sẽ giúp cho
quá trình giâm hom thành công tức là tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng bộ rễ
tốt nhất.
+) Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng:
* Loại kích thích ra rễ:
Mỗi loài cây muốn ra rễ thì phải được xử lý với một loại thuốc, loại
nồng độ và khoảng thời gian thích hợp. Việc sử dụng các chất điều hòa sinh
trưởng thường giúp kết quả giâm hom cao hơn.
Hiện nay, các chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng phổ biến là IBA,
IAA, NAA, ABT…Các loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự ra
rễ của hom. Thí nghiệm giâm hom cho các loài cây Bạch đàn trắng, Mỡ và Sở
tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thấy rằng IBA là chất cho hiệu
quả ra rễ cao nhất đối với cây Bạch đàn trắng (93,8%) thì IAA và 2.4D lại là
chất có hiệu quả ra rễ cao nhất đối với cây Mỡ (85%) còn đối với cây Mỡ
hiệu quả ra rễ cao nhất (75%) lại thuộc về NAA. Vì thế xác định chất kích
thích phù hợp với từng loài cây mới phát huy được tác dụng tích cực của
chúng.
* Nồng độ chất kích thích
15
Cùng một loại thuốc kích thích nhưng nồng độ khacsnhau có ảnh hưởng
khác nhau đến tỷ lệ ra rễ. Trường hợp nồngđộ xử lý quá thấp không có tác
dụng phân hóa tế bào để hình thành rễ, nhưng nồng độ quá cao hom sẽ thối
rửa trước lúc rễ hình thành.
2.3. Kết quả nghiên cứu về giâm hom
2.3.1. Trên Thế giới :
Trên thế giới, phương pháp nhân giống bằng hom từ rất sớm đã

có những nghiên cứu và được ứng dụng ở nhiều nước, từ đó mà chất lượng
cây giống, năng suất trồng rừng hàng năm của các nước tăng lên rất nhiều.
Hiện nay, nhân giống bằng hom các loài cây rừng trên thế giới vẫn đang được
nghiên cứu và ứng dụng ở mức độ sâu hơn và rộng hơn :
Năm 1883, Velenski.A.H đã công bố công trình nhân giống một số cây
lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom.
Từ năm 1961 việc nhân giống thành công Bạch đàn (E.camaldulensis)
bằng phương pháp giâm hom (được coi là rất khó thực hiện trước đó) chính
là một bước tiến mới trong giâm hom cây giống lâm nghiệp. Sau đó 2 năm,
vào năm 1963, một nhà nghiên cứu người Pháp đưa ra danh sách gồm 58 loài
Bạch đàn thử nghiệm giâm hom thành công với các kết quả khác nhau.Từ đó
các công trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất vẫn tiếp tục
và đưa ra nhiều kết quả mới đem lại hiệu quả trong cuộc sống.
Năm 1972, Bhatragan thí nghiệm giâm hom cây Tếch ( Tectona grandis)
đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất là 65.8%.
Năm 1973, Bhatragan va Jocky (Ấn Độ) đã tiến hành giâm hom chồi gốc
Bạch đàn Eucalyptus thuốc IBA nồng độ 100ppm, thời gian xử lý 24 giờ cho
kết quả tỷ lệ ra rễ đạt 60%.
Năm 1974, Martin va Quilet thử nghiệm nhân giống giâm hom đối với
Bạch đàn, kết quả chứng minh chất kích thích ra rễ làm ảnh hưởng đến
tỷ lệ ra rễ của hom, thấy IBA làm tăng tỷ lệ ra rễ của Bạch đàn tăng lên 12% -
15% so với đối chứng, nhưng tỷ lệ chết vẫn còn cao.
16
Sack (Đức) năm 1982 đã cho rằng chồi và lá có tác dụng tổng hợp Auxin
và các chất kích thích ra rễ, những chất này ảnh hưởng đến sự hình thành rễ
bất định ở hom.Ngoài ra chúng còn có tác dụng tổng hợp Hydrat cacbon rất
cần thiết cho sự hình thành và phát triển của rễ. Vì vậy khi giâm hom nhất
thiết phải để lại một số lá cần thiết, không có lá hom không thể ra rễ xong nếu
để lại số lá quá lớn thì hom sẽ héo và chết trước khi ra rễ do quá trình thoát
hơi nước mạnh.

Theo nghiên cứu của II. Darsin năm 1983 ở viện di truyền và chọn giống
cây gỗ Liên Xô, đã tiến hành thí nghiệm với cây Sồi ở giai đoạn 3 tuổi cho
thấy kết quả là 12 cây có tỷ lệ 100% hom ra rễ, 28 cây có tỷ lệ ra rễ là 50% và
10 cây không ra rễ. Điều này chứng tỏ rằng, đặc điểm di truyền của từng cá
thể có ảnh hưởng rất khác nhau đến khả năng ra rễ của hom.
2.3.2. Tại Việt Nam :
Nghiên cứu về tạo cây hom đã được tiến hành từ những năm cuối thập
kỷ 70. Cho đến nay đã có thể sản xuất được số lượng lớn cây hom các loài
như Bạch đàn trắng, Sở, Mỡ, Thông đuôi ngựa, Phi lao, Keo lá tràm…phục
vụ công tác trồng rừng.
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Mộng Hùng, các hom Phi lao được
xử lý IBA ở nồng độ 200ppm có tỷ lệ ra rễ là 76,6% còn công thức đối chứng
chỉ đạt 18,3% [2].
Đối với nhân giống hom cây Sao đen bằng thuốc bột TTG, theo kết quả
nghiên cứu cho thấy xử lý hom giâm cho Sao đen ở giai đoạn 9 tháng tuổi
bằng thuốc bột TTG (đặc biệt ở nồng độ 0,5%) cho hiệu quả ra rễ cao nhất
96,7% [7].
Năm 1995, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Cự thí nghiệm giâm hom cây
Thông đỏ tại Trạm Ba Vì, với thời gian nghiên cứu 4 tháng, kết quả giâm hom
với 3 loại thuốc ABT, IBA, IAA dạng bột ở nồng độ 0,5%; 1%; 1,5%; và 2%
cho thấy IBA 1% đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất 100%.
17
Kết quả nghiên cứu cũng đối với loài Thông đỏ (P.taxus chinensis) cho
thấy loài này thích hợp với loại thuốc TTG
2
đạt 71,9% ( đây là loài tương đối
dễ ra rễ, công thức đối chứng (không xử lý ) vẫn đạt tỷ lệ ra rễ 66,2%) [5].
Năm 1999, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa trong đề án nghiên cứu bảo tồn
gen cây rừng quý hiếm cho biết sau khi giâm hom cây Bách xanh (Calocedrus
macrolepis K) và cây Pơmu (fokinea hodginsii Henry et Thomas) như sau :

Cây Bách xanh 7- 8 tuổi với chất IBA, ABT 1% thì tỷ lệ hom ra rễ cao nhất
đạt 85%; cây 2 tuổi tỷ lệ hom ra rễ cao nhất đạt 95% với IBA 1% và 1,5%,
ABT 1,5%.Cây Pơmu đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất với NAA 1% và 1,5% là 90%
hom ra rễ.
Năm 2006, Đặng Thái Dương nghiên cứu giâm hom cành cây Sở, nghiên
cứu anhra hưởng của 2 nhân tố thuốc và điều kiện giâm hom, sau khi so sánh
kết quả thấy giâm hom với thuốc NAA nồng độ 0,04% và 0,05% trong nhà
giâm hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất là 85,19%.
Theo tài liệu do TS. Phạm Đức Tuấn (Cục Lâm nghiệp) và ThS.Hoàng
Vũ Thơ (Trường ĐH Lâm nghiệp) thực hiện nghiên cứu khả năng ra rễ của
hom tràm cajuputi (Melaleuca cajuputi powell). Nghiên cứu tiến hành với
cành hom được cắt từ cây trội có tỷ lệ 1,8-cineole cao trong tinh dầu (65-
72%) ở quần thể tràm tự nhiên thuộc khu vực hồ Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc. Các
hoormone được sử dụng là NAA (Naphthalene acetic acid), IBA (Indole
butyric acid) và thuốc bột TGG 1%. Kết quả cho thấy, trong các loại hormone
được sử dụng để nhân hom tràm cajuputi thì IBA 1000 ppm có tỷ lệ ra rễ và
chỉ số ra rễ cao nhất (tương ứng là 75% và 27,11%). Thời gian cần thiết để
hom tràm có thể ra rễ trong điều kiện thí nghiệm khoảng từ 20-28 ngày tính từ
khi bắt đầu giâm hom. Tốc độ sinh trưởng trung bình chiều dài rễ trong quá
trình giâm hom Tràm tương đối nhanh (đạt giá trị là 0,56 cm/ngày với công
thức – sử dụng IBA 1000 ppm). Vì vậy khi giâm hom trong điều kiện thuận
lợi nên giâm hom trực tiếp vào bầu đất.
18
Từ trước tới nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều
nghiên cứu về giâm hom các loài cây khác nhau, cả các loài cây lâm nghiệp
(cây gỗ cũng như các loài lâm sản ngoài gỗ), cây ăn qủa, cây cảnh hay các
loài cây nông nghiệp. Tuy nhiên chưa thấy có công bố cụ thể nào về nghiên
cứu giâm hom loài Hoa Ban trắng.
Đối với các dân tộc vùng Tây Bắc thì việc bảo tồn và phát huy giá trị
truyền thống của Hoa ban trắng là vô cùng quan trọng, việc nhân giống hoa

ban vẫn được đồng bào vùng này thực hiện theo phương pháp truyền thống đó
là nhân giống bằng hạt.Việc nhân giống loài này theo phương pháp nhân
giống sinh dưỡng chưa được áp dụng rộng rãi.
19
CHƯƠNG III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm ra phương pháp xử lý hom phù hợp nhất cho công tác nhân giống
Ban trắng bằng phương pháp giâm hom.
3.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu .
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Hoa ban trắng (Bauhinia
variegata L).
+ Vật liệu nghiên cứu được lựa chọn và lấy tại Thị trấn Thuận Châu
-Sơn La.
3.2.2. Giới hạn nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng IBA,
NAA và thể nền đến kết quả giâm hom loài Ban trắng
3.3. Nội dung nghiên cứu .
- Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến kết quả giâm
hom.
- Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA đến kết quả giâm
hom.
- Ảnh hưởng của loại thể nền đến kết quả giâm hom.
3.4.Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
20
Các các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với
3 lần lặp. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 hom. Các nhân tố không nghiên

cứu phải đồng nhất.
+) Nội dung 1: Ảnh hưởng của các loại nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
IBA đến kết quả giâm hom.
* Công thức 1: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ
300 ppm.
* Công thức 2: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ
500 ppm.
* Công thức 3: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ
700 ppm.
+) Nội dung 2: Ảnh hưởng của các loại nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
NAA đến kết quả giâm hom.
*Công thức 4: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch NAA, nồng độ
300ppm.
*Công thức 5: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch NAA, nồng độ
500ppm.
*Công thức 6: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch NAA, nồng độ
700ppm.
+) Nội dung 3: Ảnh hưởng của loại thể nền đến kết quả giâm hom
*Công thức 7: Nền giâm hom là bầu đất (đất để dóng bầu là đất tầng B),
hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 700 ppm.
*Công thức 8: Nền giâm hom là đất cát, hom giâm được xử lý bằng dung
dịch IBA, nồng độ 700 ppm.
3.4.1.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị giá thể giâm hom.
Giá thể giâm hom là cát sông và đất tầng B. Trước khi cấy hom vào
luống giâm tiến hành xử lý thể nền ( phun dung dịch Benlat nồng độ 6g/1l
21
nước cho 50m
2
, hoặc thuốc tím 0.1%) để giảm thiểu nguy cơ của nấm bệnh

hại.
- Phương pháp lấy mẫu và cắt hom
Hom được lấy từ các cây mẹ sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.
Trước hết chọn cành bánh tẻ, không quá non và cũng không quá già, cắt
đoạn hom dài 5-7 cm, thường gồm 1-2 mắt. Do phần vỏ rất dễ tách khỏi phần
lõi nên khi cắt hom phải dùng dao thật sắc hay kéo cắt cành, tránh làm dập nát
vết cắt hoặc làm thay vòng lõi vụ của thân cây.
Hom đã cắt được ngâm vào dung dung dịch thuốc Benlate nồng độ 0,3%
trong thời gian 15 phút, sau đó vớt hom ra khay cho ráo nước. Khi giâm hom,
chấm gốc hom vào dung dịch thuốc kích thích sao cho thuốc phủ kín mặt gốc
của hom và cấy ngay vào luống.
- Chăm sóc hom giâm.
Sau khi giâm, phun nước tưới hom cho mặt lá đủ ướt và làm giàn che độ
ẩm và làm giàn che ánh sáng. Hom được tưới phun hàng ngày bằng hệ thống
vòi phun tự động.
3.4.2.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
3.4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu :
Sau khi kết thúc đợt giâm hom, tiến hành thu thập số liệu, ghi vào mẫu
biểu sau.
BIỂU THU THẬP KẾT QUẢ GIÂM HOM
Công thức Lần lặp TT hom Số rễ /hom Chiều dài rễ (cm)
CT1 1 1

30
2 1

30
3 1
22


30
…… ……
3.4.2.2. Phương pháp nội nghiệp :
Tỷ lệ hom ra rễ =
số hom ra rễ
tổng số hom thí nghiệm
+ Chỉ số ra rễ: Chỉ số ra rễ là tích số rễ trung bình/hom với chiều dài rễ bình quân.
+ Số trung bình mẫu được tính theo công thức:
X
=
n
1

=
n
i
i
X
1
+ Phương sai:
( )
2
1
1
1

=


±=

n
i
i
XX
n
S
Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của loại chất và nồng độ chất điều hoà
sinh trưởng đến các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tỉ lệ hom ra rễ: Các mẫu thí nghiệm được chia làm hai cấp chất lượng:
Hom sống, hom chết; hom ra rễ, hom không ra rễ; việc kiểm tra thuần nhất
giữa các mẫu dựa theo tiêu chuẩn χ
2
n
của Peason.
Tiêu chuẩn χ
2
n
được tính theo công thức:
χ
2
n
=
.
.
2
vq
TT
TS












TS
T
T
q
q
i
i
2
2
(1)
Nếu χ
2
n
(1) ≤ χ
2
0.5
tra bảng với k = (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết H
o
được chấp nhận. Nghĩa là nhân tố thí nghiệm có ảnh hưởng như nhau đến
chỉ tiêu nghiên cứu.
Nếu χ

2
n
(1) ≥ χ
2
0.5
tra bảng với k = (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết H
o
bị bác
bỏ. Nghĩa là nhân tố thí nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu nghiên cứu. Khi
23
đó tìm công thức có ảnh hưởng trội nhất bằng cách so sánh giữa hai công thức có
trị số lớn nhất bằng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn.
U =
2
22
1
)11
21
)1(
1(
n
PP
n
PP
PP
mm
mm
mm

+



(2)
Nếu |U| (2) ≤ 1.96 thì giả thuyết H
0
được chấp nhận, nghĩa là giữa hai công
thức không có sự khác nhau rõ rệt.
Nếu Nếu |U| (2) > 1.96 thì giả thuyết H
0
bị bác bỏ, nghĩa là giữa hai
công thức có trị số quan sát lớn thứ nhất và thứ hai có sự khác nhau rõ rệt.
Và công thức có trị số quan sát lớn nhất là công thức tốt nhất.
Ngoài ra còn dùng tiêu chuẩn U để so sánh tỷ lệ hom ra rễ giữa hai công
thức thí nghiệm cùng loại chất và nồng độ nhưng giâm vào hai mùa khác
nhau.
- Đếm số lượng rễ, chiều dài rễ, chỉ số rễ.
Kiểm tra sự thuần nhất của các mẫu so sánh bằng phương pháp phân
tích phương sai một nhân tố. Với biến ngẫu nhiên:
FA =
2''
2'
S
S
với S’ =
1

a
V
A
và S


=
1

a
V
N
Nếu FA tính toán

F
05
tra bảng với K
1
= a – 1 và K
2
= n – a bậc tự do
thì giả thuyết H
0
được chấp nhận, nhân tố A tác động đồng đều lên kết quả thí
nghiệm.
Nếu FA tính toán > F
05
tra bảng với K
1
= a – 1 và K
2
= n – a bậc tự do
thì giả thuyết H
0
bị bác bỏ, nghĩa là nhân tố A tác động không đồng đều lên

kết quả thí nghiệm. Để tìm công thức thí nghiệm có ảnh hưởng trội hơn ta so
sánh hai số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai theo tiêu chuẩn t của studen:
T =
2
2
2
1
2
1
2
1
n
s
n
s
XX
+

24
Bậc tự do k tính theo công thức: K =








−+










+−−
2
2
2
2
2
1
2
1
1
2
2
2
1
2
1
21
)1()1(
))(2)(1(
n
s
n

n
s
n
n
s
n
s
nn
Nếu │T│tính

t
05
tra bảng với bậc tự do K thì giả thuyết H
0
được chấp
nhận, sai khác giữa hai số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai là không rõ rệt.
Nếu │T│tính > t
05
tra bảng với bậc tự do K thì giả thuyết H
0
được bị
bác bỏ, sai khác giữa hai số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai là rõ rệt. Vì
vậy có thể chọn công thức thí nghiệm ứng với số trung bình lớn thứ nhất là
công thức có ảnh hưởng trội nhất.
25

×