Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

tác động của mô hình kinh doanh đến rủi ro của ngân hàng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 66 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”

TÊN CÔNG TRÌNH
TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH ĐẾN RỦI RO CỦA
NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM



THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ





Lời mở đầu 1
1. SỰ THAY ĐỔI TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 4
2. RỦI RO NGÂN HÀNG VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 10
2.1. Cấu trúc về vốn 12
2.2. Cấu trúc tài sản 13


2.3. Cấu trúc tài trợ 14
2.4. Cấu trúc thu nhập 17
2.5. Các biến kiểm soát 18
3. MÔ HÌNH VÀ SỐ LIỆU 19
3.1. Mô hình gốc 19
3.1.1. Biến đại diện rủi ro (biến phụ thuộc) 20
3.1.2. Biến đại diện mô hình kinh doanh trước khủng hoảng (biến độc lập) 20
3.1.2.1. Cấu trúc vốn 21
3.1.2.2. Cấu trúc tài sản 21
3.1.2.3. Cấu trúc nguồn tài trợ 22
3.1.2.4. Cấu trúc thu nhập 22
3.1.2.5. Khả năng quản lí 22
3.1.2.6. Những biến bổ sung 23
3.2. Mô hình áp dụng cho Việt Nam 23
3.2.1. Biến đại diên cho rủi ro ngân hàng (biến phụ thuộc) 23
3.2.2. Biến đại diện mô hình kinh doanh trước khủng hoảng (biến độc lập) 25
3.2.2.1. Cấu trúc vốn 25
3.2.2.2. Cấu trúc tài sản 25
3.2.2.3. Cấu trúc nguồn tài trợ 25
3.2.2.4. Cấu trúc thu nhập 26




4. KẾT QUẢ 26
4.1. Cấu trúc vốn 27
4.2. Cấu trúc tài sản 29
4.3. Cấu trúc tài trợ 31
4.4. Cấu trúc thu nhập 31
5. KẾT LUẬN 37






DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng thương mại
TCTD
Tổ chức tín dụng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
BASEL
Là hiệp ước với các quy định về an toàn cho ngân hàng
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
NHNN
Ngân hàng nhà nước
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
TTCK
Thị trường chứng khoán
BCTC
Báo cáo tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Trang
Danh sách bảng
Bảng 1 kết quả hồi quy mô hình theo FEM 27

Danh mục hình
Hình 4.1 Quá trình tăng vốn điều lệ của một số ngân hàng ở Việt Nam 29
Hình 4.2 Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng doanh thu một số ngân hàng 33
Hình 4.3 Thể hiện sự tăng trưởng tín dụng -M2-CPI trong giai đoạn 2002-2007 35
Hình 4.4 Cơ cấu hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán của một số ngân
hàng tại Việt Nam 36
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các quy định trong hiệp ước Basel I, II và III
Phụ lục 2: Nguồn dữ liệu và định nghĩa các biến
Phụ lục 3: Bảng số liệu các biến độc lập trong mô hình của 21 ngân hàng
Phụ lục 4: Bảng số liệu biến phụ thuộc đo rủi ro của 21 ngân hàng
Phụ lục 5: Bảng kết quả hồi quy theo FEM




TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập tài
chính toàn cầu. Cùng với những cơ hội lớn để phát triển, ngành ngân hàng đứng trước
những rủi ro khó lường, đặc biệt về vấn đề tín dụng và thanh khoản, gây ra những ảnh
hưởng to lớn đến nền kinh tế đất nước. Do đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu tìm ra
giải pháp giúp hạn chế rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu ở Mỹ 2007-
2009 có thể xem là một cú sốc đo lường những rủi ro tiềm ẩn và sức chịu đựng của
ngân hàng Việt Nam. Vì vậy chuyên đề “ Tác động của mô hình kinh doanh đến rủi ro
của ngân hàng ở Việt Nam” được nghiên cứu để xem xét tổng thể mô hình kinh doanh
của ngân hàng, xác định xem những yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến rủi ro của ngân
hàng và chiều hướng tác động của nó. Chúng tôi hy vọng bài nghiên cứu sẽ có ý nghĩa
trong việc xác định cấu trúc vốn, tài sản, nguồn tài trợ và thu nhập của ngân hàng nhằm
tăng sức mạnh tài chính, phản ứng tốt hơn với các cú sốc tài chính có thể gặp phải

trong tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích sự tác động của các mô hình kinh doanh doanh khác nhau đến rủi ro của
ngân hàng trong thời kì suy thoái.
Xem xét và đánh giá mô hình kinh doanh này áp dụng tại Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: rủi ro của ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu: Hai mươi mốt ngân hàng thương mại Việt Nam thời kì 2005-2010
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định lượng, kết hợp phân tích định tính, tham khảo kết quả của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới về vấn đề mô hình kinh doanh và rủi ro ngân hàng




Sử dụng phương pháp hồi quy định lượng để kiểm tra mối quan hệ, liên quan của một
số yếu tố đến rủi ro ngân hàng.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH ĐẾN RỦI RO CỦA
NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM”
Giới thiệu chung về đề tài, bối cảnh, tình hình hiện tại của ngân hàng Việt Nam và mục
tiêu nghiên cứu.
5.1. Sự thay đổi trong hệ thống tài chính và những tác động của nó đến mô hình
kinh doanh của các ngân hàng ở Việt Nam.
Sự bãi bỏ dần các quy định và quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ của thị trường tài chính
trong hai thập niên vừa qua đã tạo nên những thay đổi đến chóng mặt và hết sức phức
tạp của ngành công nghiệp ngân hàng trên toàn thế giới, sự tự do hóa trong ngành ngân
hàng ở hầu hết các quốc gia phát triển gắn liền với sự chấp nhận rủi ro. Dưới tác động
của làn sóng toàn cầu hóa của thị trường tài chính, việc nới lỏng chưa từng thấy các
quy định nhằm mục đích giành được lợi nhuận cao do cạnh tranh đang ngày càng tăng.

Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, yếu tố có tác động lớn nhất đến các Ngân hàng
thương mại Việt Nam là sự thay đổi cấu trúc thị trường với sự xuất hiện ngày càng
nhiều ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là với việc ra đời của các ngân hàng 100% vốn
nước ngoài càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các NHTM về công nghệ và sản
phẩm dịch vụ. Kể từ năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phải hai vấn đề
lớn gồm: (1) rủi ro về mặt thanh khoản và (2) rủi ro từ các hoạt động liên quan đến
chứng khoán và bất động sản.
Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng gia tăng do cung tiền được mở rộng với tốc
độ cao cộng với sự nở rộng quá nhanh của một số ngân hàng, nhất là các ngân hàng
nhỏ mà phần đông là mới thành lập hay được nâng cấp lên từ các ngân hàng nông thôn.
Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay của các ngân




hàng. Thêm vào đó, việc các ngân hàng thương mại tham gia quá tích cực vào các hoạt
động kinh doanh chứng khoán và bất động sản như cho vay để kinh doanh cổ phiếu
hay mua bán bất động sản cũng như một số nghiệp vụ khác của ngân hàng đã tạo ra
những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính. Bãi bỏ các quy tắc và đổi mới tài
chính đã dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc trong mô hình kinh doanh ngân hàng, thúc
đẩy họ chấp nhận rủi ro. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến một vài đại lượng như: quy
mô, sự trông cậy vào doanh thu thu nhập ngoài lãi, quản lý doanh nghiệp, thực hiện tài
trợ, tất cả các nhân tố này đều bị ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô và môi trường cạnh
tranh.
Tóm lại, việc bãi bỏ hay chưa ban hành đủ các quy định về quản lí và giám sát, đi đôi
với sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu đã làm gia tăng sự cạnh tranh trên thị
trường ngân hàng ở Việt Nam. Nhưng thay đổi đó đã làm cho các NHTM ngày càng có
khuynh hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
5.2. Rủi ro ngân hàng và mô hình kinh doanh: Tổng quan lí thuyết
Đã có rất nhiều bài nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ của giữa mô hình kinh doanh

của ngân hàng và rủi ro ngân hàng, tập trung đi sâu phân tích một số yếu tố tác động
đến rủi ro của ngân hàng như cấu trúc vốn chủ sở hữu, thị trường tài chính, quy mô,
tính thanh khoản, tín dụng, lãi suất, đa dạng hóa thu nhập Bài nghiên cứu này chúng
tôi tiếp tục phát triển thêm nghiên cứu cho mô hình ở Việt Nam, dựa trên bài nghiên
cứu gốc của các nhà nghiên cứu Yener Altunbas, Simone Manganelli và David
Marques-Ibanez. Chúng tôi thực hiện kiểm nghiệm hồi quy để đo lường rủi ro của các
ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng (2008-2010) có liên hệ như thế
nào đến vấn đề cấu trúc của các ngân hàng trong giai đoạn trước đó (2005-2007),
chúng tôi đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng theo bốn bộ cấu trúc,
cấu trúc về vốn, cấu trúc về tài sản, cấu trúc về nguồn tài trợ và cuối cùng là cấu trúc
về thu nhập. Dữ liệu được quan sát ở hai giai đoạn khác nhau để tránh vấn đề nội sinh
phát sinh trong từng giai đoạn.




5.2.1. Cấu trúc về vốn
Về nguyên tắc, dự trữ vốn nhiều hơn sẽ giảm được rủi ro khi gặp sự cố, hấp thụ cú sốc
và tăng cường giám sát. Tuy nhiên, sử dụng nhiều nợ cũng có thể làm giảm rủi ro do
giảm chi phí đại diện của các nhà quản lý ngân hàng. Riêng ở Việt Nam, theo thống kê
sơ bộ, năng lực tài chính của nhiều Ngân hàng thương mại hiện rất yếu. Vốn tự có thấp
cùng với nợ xấu gia tăng làm tăng dự phòng rủi ro tín dụng, gây ra khả năng mất vốn
của các ngân hàng, do đó sự có mặt của yếu tố vốn tự có trong mô hình nghiên cứu là
cần thiết.
5.2.2. Cấu trúc tài sản
Quy mô có thể là một yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng, ngân hàng lớn có khả năng
đa dạng hóa hoạt động giúp giảm rủi ro, nhưng các ngân hàng cũng có thể bị ảnh
hưởng bởi tâm lý “quá lớn để thất bại” dẫn đến việc nới lỏng các quy định tín dụng gia
tăng rủi ro.
Chứng khoán hóa chuyển rủi ro của ngân hàng sang thị trường tài chính, quản lý và

phân tán rủi ro. Các ngân hàng nhỏ không thể loại bỏ biến động thông qua vốn hóa cổ
phần hay cho vay đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngân
hàng nhỏ thực hiện các khoản cho vay với rủi ro tín dụng thấp hơn các ngân hàng lớn.
5.2.3. Cấu trúc tài trợ
Có hai nguồn tài trợ chính, gồm tài trợ ngắn hạn từ thị trường và huy động vốn từ tiền
gửi khách hàng. Trong những năm gần đây sự nới lỏng trong giám sát và sự đổi mới tài
chính là nhân tố dẫn đến sự phụ thuộc của ngân hàng vào thị trường tài chính thông
qua phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn. Các ngân hàng có cấu trúc thanh khoản yếu
và sử dụng nợ nhiều trước khủng hoảng thì có nguy cơ phá sản cao trong thời kỳ sau
đó. Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mong đợi áp đặt kỷ luật thị trường.
Tuy nhiên, những vấn đề bất cân xứng thông tin về ngân hàng, tài trợ từ thị trường tài
chính có thể vẫn có những mặt tiêu cực gây nên lỗ hổng thị trường, dẫn đến rủi ro cao




hơn. Nguồn tài trợ thứ hai đó là huy đông vốn từ tiền gửi khách hàng. Nguồn này thì
ổn đinh hơn trong thời gian khủng hoảng do được đảm bảo bởi chính phủ. Việc rút vốn
trong nhiều trường hợp có thể dự đoán được ở mức độ tổng thể và tùy vào nhu cầu
thanh khoản của người gửi tiền.Tuy nhiên, tiền gửi là một nguồn có chi phí chuyển đổi
cao và phụ thuộc vào các dịch vụ giao dịch mà khách hàng nhận được từ ngân hàng.
Tiền gửi thường ít linh hoạt trong việc thích nghi với sự thay đổi của các nhu cầu tài
chính, các cơ hội đầu tư. Các nghiên cứu đa số đi đến kết luận ngân hàng được tài trợ
bằng tiền gửi nhiều hơn gặp ít rủi ro hơn trong khủng hoảng.
5.2.4. Cấu trúc thu nhập
Cùng với xu hướng bãi bỏ dần các hạn chế rào cản về chuẩn tín dụng, sự tăng lên của
các tổ chức tín dụng đem lại một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chóng mặt trong giai đoạn
trước khủng hoảng.
Trong quá khứ, hầu hết các cuộc khủng hoảng được tạo ra từ vấn đề tăng trưởng tín
dụng quá mức trong những giai đoạn trước đó. Toàn cầu hóa góp phần tạo ra một xu

hướng tăng nhanh về sự cạnh tranh, các ngân hàng đã liên tục nới lỏng các tiêu chuẩn
tín dụng của mình, mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác ngoài lãi như môi
giới, kinh doanh chứng khoán, các dịch vụ hưởng hoa hồng … để góp phần nâng cao
nguồn thu nhập. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong cấu trúc nguồn thu nhập, liệu rằng
việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác làm tăng doanh
thu cho ngân hàng nhưng đằng sau nó có phải là một sự tốt đẹp, có thể làm giảm sự rủi
ro cho ngân hàng hay không, có giúp ngân hàng tạo được một doanh thu ổn định khi
lâm vào khủng hoảng hay không. Tuy nhiên, qua cuộc khủng hoảng 2008 người ta
nhận thấy một điều rằng, khi lâm vào khủng hoảng, doanh thu của các ngân hàng xuất
phát từ lãi và các khoản tương đương lãi có một sự sụt giảm, tuy nhiên, sự sụt giảm này
đáng kể hơn rất nhiều ở các lĩnh vực ngoài lãi. Do vậy việc đa dạng hóa lại dường như
làm tăng thêm rủi ro cho các ngân hàng.




5.2.5. Các biến kiểm soát khác
Ngoài các bộ biến về cấu trúc tài chính như trên chúng tôi cũng xét và cũng giới thiệu
một vài yếu tố khác thuộc về khía cạnh quản trị và vĩ mô khác có thể ảnh hưởng đến
rủi ro mà ngân hàng chịu trong cuộc khủng hoảng. Các biến này có thể là sự gia tăng
và phát triển trong thị trường nhà ở và bất động sản, cạnh tranh, và quản lí doanh
nghiệp.
5.3. Mô hình và dữ liệu
5.3.1. Mô hình gốc
Chúng tôi đo lường rủi ro ngân hàng trong thời kì khủng hoảng dựa trên mô hình của
Yener Altunbas, Simone Manganelli và David Marques-Ibanez. Mục tiêu của tác giả là
chỉ ra rằng các đặc điểm hoạt động kinh doanh trung và dài hạn thể hiện trong thời kỳ
tiền khủng hoảng có liên quan một cách hệ thống đến rủi ro trong suốt thời gian khủng
hoảng tài chính. Tác giả đo lường rủi ro bằng sự hỗ trợ của chính phủ, sự liên quan
đến rủi ro thị trường và sự nhờ cậy đến tính thanh khoản của ngân hàng trung ương của

mỗi ngân hàng. Biến đại diện mô hình kinh doanh trước khủng hoảng được hồi quy
thành bốn nhóm chính, gồm: Cấu trúc vốn ngân hàng (i), cấu trúc tài
sản (ii), cấu trúc nguồn tài trợ (iii) và cấu trúc thu nhập(iv).
5.3.2. Áp dụng cho Việt Nam
Mô hình mà chúng tôi sử dụng để đo lường rủi ro trong khủng hoảng cho các ngân
hàng Việt Nam có sự khác biệt với mô hình gốc do các điều kiện khách quan về thể
chế pháp luật, sự giới hạn về thông tin. Chúng tôi sử dụng tỷ lệ trích lập dự phòng tín
dụng trên nợ xấu để đo lường rủi ro của ngân hàng trong khủng hoảng giai đoạn 2008-
2010. Tỷ lệ này tăng cao cho thấy ngân hàng thương mại đang đánh giá rủi ro đang
tăng cao hơn. Về biến đại diện mô hình kinh doanh trước khủng hoảng(biến độc lập),
do những điều kiện khách quan ở Việt Nam chúng tôi đã loại những biến không phù
hợp hoặc rất khó khăn để có dữ liệu như chứng khoán hóa, sự tài trợ ngắn hạn từ thị




trường tài chính, các biến đo lường khả năng quản lý và kiểm soát của yếu tố ảnh
hưởng của mỗi quốc gia (do chỉ đo riêng cho Việt Nam nên bỏ các biến về quốc gia).
Các biến độc lập đại diện cho mô hình kinh doanh của ngân hàng trước khủng hoảng
được chia làm bốn nhóm chính: Cấu trúc vốn (vốn điều lệ trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn
điều lệ dưới mức chuẩn); cấu trúc tài sản (quy mô, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ); cấu
trúc nguồn tài trợ (tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản); cấu trúc thu nhập
(mức độ tăng trưởng tín dụng, mức độ đa dạng hóa nguồn thu nhập )
5.4. Kết quả
Sử dụng một mẫu gồm 21 NHTM ở Việt Nam làm đại diện, kết quả hồi quy cho thấy
một kết luận rằng, những ngân hàng mà có quy mô lớn hơn, tỉ lệ cho vay trên tài sản
cao hơn và thực hiện một sự đa dạng hóa trong nguồn thu nhập của mình cao hơn sẽ
tác động gây ra một mức rủi ro cao hơn trong giai đoạn sau đó, song song với đó, nếu
như một ngân hàng có một cơ sở nguồn tài trợ từ tiền gửi khách hàng vững mạnh, mặc
dù có một điểm yếu là nó quá cứng nhắc, gây khó khăn khi ngân hàng phát sinh nhu

cầu tài chính, nhưng nó sẽ là một cơ sở chắc chắn, giúp cho ngân hàng có thể giảm
thiểu được rủi ro trong giai đoạn sau đó. Biến tăng trưởng tín dụng không có ý nghĩa
trong mô hình có thể do những hạn chế về dữ liệu mẫu. Trong bài chúng tôi cũng đi
giải thích cho kết quả về mức độ ảnh hưởng của từng biến đến rủi ro ngân hàng.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Phát hiện của bài nghiên cứu đã đóng góp vào cuộc tranh luận hiện nay về quy chế
đảm bảo an toàn sau cuộc khủng hoảng 2007-2009. Một quá trình bãi bỏ các quy định
tài chính, đổi mới nhanh chóng cùng với việc sử dụng rộng rãi các công cụ tài chính đã
làm thay đổi mô hình kinh doanh cũng như thúc đẩy ngân hàng đến những rủi ro mới.
Bài viết này cũng cho rằng các nhà quản lý cần gia tăng sự tham gia và hiểu biết của họ
về mô hình kinh doanh ngân hàng, cung cấp một cái nhìn tổng thể và đa dạng hơn,
hoàn thiện hơn về tác động của mô hình kinh doanh đến rủi ro ngân hàng. Phát hiện




của chúng tôi cung cấp các lý do vững chắc cho việc giám sát chặt chẽ vấn đề cấu trúc
vốn, tài sản, nguồn tài trợ và thu nhập của ngân hàng.
7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Do những hạn chế về dữ liệu chúng tôi không thể đo lường được đầy đủ các yếu tố
trong mô hình kinh doanh của ngân hàng. Hy vọng những bài nghiên cứu tiếp theo có
thể có hướng nghiên cứu để tìm hiểu xem các yếu tố như sự tài trợ ngắn hạn từ thị
trường tài chính, khả năng quản lý có ảnh hưởng thế nào đến rủi ro ngân hàng. Cũng có
thể đa dạng cách đo lường rủi ro bằng các biến đại diện như sự tài trợ của chính phủ,
ngân hàng trung ương cũng như rủi ro từ tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng trên
thị trường chứng khoán. Khi đó, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn để xây
dựng mô hình kinh doanh phù hợp với ngân hàng thương mại nước ta, hạn chế đến
mức thấp nhất rủi ro phải đối mặt trong thời kì khó khăn của thị trường tài chính.




1



LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong một nền kinh tế hệ thống tài chính thực hiện một chức năng vô cùng
quan trọng là chu chuyển vốn trong nền kinh tế làm cho nền kinh tế được vận hành
hiệu quả. Cốt lõi trong hệ thống ấy chính là các ngân hàng. Do đó nếu chức năng này
không được thực hiện tốt , hoạt động một cách khó khăn thì có thể kéo theo hệ thống
ngân hàng và cả nền kinh tế gặp bất ổn, nguy cơ rủi ro toàn hệ thống. Vì thế duy trì
một hệ thống tài chính ổn định luôn là vấn đề cần quan tâm ở nhiều nước. Đánh giá
được tầm quan trọng ấy , các ngân hàng để tồn tại họ phải là những tổ chức đo lường
và đánh giá rủi ro tốt hơn các tổ chức khác. Đặc biệt trong một thế giới trở nên phằng
hơn, hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng hơn làm cho ngân hàng phải thay đổi cơ
cấu mạnh mẽ, đổi mới tài chính. Chính sự thay đổi này lại cho thấy ngân hàng ngày
càng phức tạp hơn lớn hơn đáng kể mang tính toàn cầu và phụ thuộc vào thị trường tài
chính nhiều hơn. Và vì thế họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong một thế giới
ngày càng liên kết như thế này.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007- 2008 đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực không
chỉ cho hệ thống tài chính-ngân hàng mà cho cả nền kinh tế của nhiều nước. Mà
nguyên nhân xuất phát từ đâu thì ai cũng hiểu rõ. Một hệ thống ngân hàng đã không
đánh giá đúng mức rủi ro, không được xem xét mô hình kinh doanh một cách toàn diện
kèm theo đó là sự thiếu kiểm soát khi ban hành các quy định của chính phủ. Chính
cuộc khủng hoảng đã cho thấy cụ thể nhất những rủi ro của ngân hàng kể từ khi nền
kinh tế suy thoái mạnh. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu đi sâu phân tích với mục đích
có thể tìm ra được những nguyên nhân, những yếu tố tác động gây ra hậu quả ngoài
sức tưởng tượng cho nền kinh tế như vậy. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi phân
tích một vài yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, những yếu tố thuộc
về cơ sở, cấu trúc trong mô hình kinh doanh của các ngân hàng tác động, ảnh hưởng và

có liên hệ như thế nào đến việc tạo ra rủi ro cho ngân hàng đó, khi mà xảy ra những cú
2



sốc trong nền kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vừa
qua – một cuộc khủng hoảng đã được so sánh với cuộc đại suy thoái 1929-1933.
Chúng tôi đã sử dụng lại mô hình mà ba nhà nghiên cứu Yener Altunbas, Simone
Manganelli và David Marques-Ibnez trong bài nghiên cứu về “Bank risk during the
financial crisis – Do business models matter ?” được đăng tải vào tháng 11 năm 2011.
Trong mô hình này chúng tôi sử dụng mẫu gồm 21 ngân hàng thương mại lớn ở Việt
Nam, với vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng tính đến 2010 ở Việt Nam, đại diện cho khoảng
40 ngân hàng ở Việt Nam. Công cụ để đo mức độ rủi ro cho ngân hàng được đại diện
bằng tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu của các ngân hàng (căn cứ dựa trên những thước đo
đánh giá rủi ro từ Basel III) sau mốc khủng hoảng xảy ra vào năm 2007. Chúng tôi đã
đi tìm mối liên hệ của biến đo rủi ro này ở giai đoạn sau năm 2007 với một chuỗi các
biến trong các cấu trúc, mô hình kinh doanh của ngân hàng như cấu trúc tài sản, cấu
trúc vốn, cấu trúc tài trợ và cấu trúc thu nhập của từng ngân hàng để tìm sợi dây liên hệ
đó.
Bài nghiên cứu này có hai mục tiêu chính:
 Thứ nhất, phân tích sự tác động của các mô hình kinh doanh doanh khác nhau
đến rủi ro của ngân hang trong thời kì suy thoái.
 Thứ hai , xem xét và đánh giá mô hình kinh doanh này áp dụng tại Việt Nam.
Theo ba nhà nghiên cứu Yener Altunbas, Simone Manganelli và David Marques-Ibnez,
họ đo lường các rủi ro trong cuộc khủng hoảng theo 3 cách: Khả năng của một ngân
hàng giải cứu, rủi ro hệ thống và mức nhờ cậy đến tính thanh khoản của ngân hàng
trung ương. Phương pháp tiếp cận đa dạng đã tác động mạnh mẽ đến kết quả của chúng
tôi, bởi vì nó bao gồm tất cả các mức độ rủi ro khác nhau như đã mở rộng trong suốt
cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên để áp dụng cho Việt nam chúng tôi đã tiếp cận theo
hướng mới đánh giá rủi ro dưa trên tỷ lệ dự phòng/nợ xấu ( theo Basel III). Sau đó,

chúng tôi xem xét các biến này liên quan như thế nào đến từng ngân hàng riêng lẻ
3



trong thời gian trước khủng hoảng bằng một cơ sở dữ liệu được thu thập kĩ cho mục
đích nghiên cứu này. Chúng tôi chia những thông tin của mỗi ngân hàng thành bốn
loại: vốn, tài sản , tài trợ và cơ cấu thu nhập. Những thông tin này tóm tắt ngắn gọn và
hiệu quả mô hình kinh doanh cơ bản của ngân hàng. Do đó, chúng tôi sử dụng cuộc
khủng hoảng như một phòng thí nghiệm. Ở đó, những rủi ro mà không được thể hiện
trên các chỉ số rủi ro của ngân hàng trước cuộc khủng hoảng được chỉ ra và dẫn đến sự
phân tán của việc biểu hiện các rủi ro trước đó thay đổi trong mô hình kinh doanh ngân
hàng. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra trong rủi ro ngân hàng nhạy cảm hơn với sự gia tăng
nợ vay, tiền gửi khách hàng và thị trường tài trợ, ứng với từng mức độ suy thoái. Chính
xác hơn, có một cơ sở lượng tiền gửi mạnh sẽ làm giảm sự suy kiệt của các ngân hàng
bị rủi ro lớn tương đối hiệu quả hơn so với các ngân hàng ít rủi ro. Cuối cùng, một tỉ lệ
cấp vốn thị trường cao hơn trong nguồn cung làm gia tăng sự cùng kiệt của các ngân
hàng rủi ro cao trong khi nó không ảnh hưởng đến những tổ chức ít rủi ro.
Phát hiện của bài nghiên cứu đã đóng góp vào cuộc tranh luận hiện này về quy chế
đảm bảo an toàn. Từ một tầm nhìn dài hạn đến cuộc khủng hoảng 2007-2008, là một
quá trình bãi bỏ các quy định tài chính và đổi mới nhanh chóng với việc sử dụng rộng
rãi các công cụ tài chính mới. Những yếu tố này đã làm thay đổi mô hình kinh doanh
cũng như thúc đẩy ngân hàng đến những rủi ro mới. Thông qua Basel I, phần lớn tập
trung hướng đến việc áp dụng chung mức vốn yêu cầu tối thiểu, liên quan đến bộc lộ
rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, theo những tiêu chuẩn của Basel II thì không yêu cầu một
tiêu chuẩn chung tối thiểu của chi phí vốn, thay vào đó cho các tổ chức lớn và phức tạp
sử dụng mô hình đánh giá rủi ro nội bộ của riêng họ. Kết quả được trình bày ở đây cho
thấy sự phụ thuộc vào quy tắc, sự phụ thuộc mạnh mẽ hơn vào quy tắc thị trường cũng
như các quy tắc tự đặt ra được nêu ra trong Basel II , góp phần vào sự gia tăng rủi ro
của nhiều tổ chức trước khủng hoảng.

Bài viết này cũng cho thấy các nhà quản lý cần gia tăng sự tham gia và hiểu biết của họ
về mô hình kinh doanh ngân hàng, các vấn đề không được kết hợp chặt chẽ rõ ràng
4



trong Basel III. Đặc biệt, các nhà quản lý cần xem xét các rủi ro dễ có trong thời gian
thực, và tập trung vào các tác động tiềm năng của mô hình kinh doanh khác nhau trên
rủi ro. Phát hiện của chúng tôi cung cấp các lý do vững chắc cho việc giám sát chặt chẽ
hơn sự gia tăng nhanh chóng trong định giá thị trường cổ phiếu của các ngân hàng, để
xác định xem nó được lái theo sự cải thiện khả năng quản lý hay sự gia tăng việc tìm ra
các rủi ro tiềm ẩn.
1. SỰ THAY ĐỔI TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG Ở VIỆT
NAM
Sự bãi bỏ dần các quy định và quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ của thị trường tài chính
trong hai thập niên vừa qua đã tạo nên những thay đổi đến chóng mặt và hết sức phức
tạp của ngành công nghiệp ngân hàng trên toàn thế giới (Ewa Miklaszewska và
katarzyna Mikolajczyk).
Sự đổi mới đầu tiên đến từ sự bãi bỏ hệ thống tài chính ở phạm vi toàn cầu. 25 năm
qua, đã có một sự tự do hóa trong lĩnh vực ngành ngân hàng ở hầu hết các quốc gia
phát triển-sự phát triển đó gắn liền với sự chấp nhận rủi ro. Dưới tác động của làn sóng
toàn cầu hóa của thị trường tài chính, việc bãi bỏ này nhằm mục đích dành được những
lợi ích do sự cạnh tranh đang ngày càng tăng lên đáng kể. Kết quả là đã có một sự nới
lỏng chưa từng có trong các quy định ở các ngân hàng, sự nới lỏng này đã tạo ra sự
phát triển mạnh trong cạnh tranh và hạ thấp giá trị của những khoản cho vay (Hellman,
2000). Ở Việt Nam, tiến trình tự do hóa tài chính kể từ khi công cuộc đổi mới được
khởi xướng từ năm 1986, tại thời điểm này đã có một sự nới lỏng rất đáng kể trong hệ
thống tiền gửi va cho vay, các tổ chức kinh tế được huy động vốn hoàn toàn tự do mà
không có bất kỳ một quy định nào về đảm bảo an toàn. Hậu quả tất yếu là cả hệ thống

sụp đổ do nó hoạt động theo kiểu tiền của người gửi sau được sử dụng để trả lãi cho
người gửi tiền trước (mô hình tháp Ponzi). Đó là mốc đánh dấu về sự sụp đổ của hệ
thống hợp tác xã tín dụng ở Việt Nam trong những năm đầu sau cải cách. Bắt đầu từ
5



đây, một số quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng đầu tiên
được thể hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Một số quy định cơ bản đã
có nhưng còn khá thô sơ như “tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần
số vốn tự có và quỹ dự trữ” thay vì theo như quy định của hiệp ước Basel I được ban
hành năm 1988 là quy định về số vốn tối thiểu phải đạt được. Tuy nhiên những quy
định không rõ ràng này đã thể hiện những mặt tiêu cực của nó ngay sau đó, nhất là sau
cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997-1998.
Bối cảnh đã thay đổi kể từ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phải
hai vấn đề lớn gồm: (1) rủi ro về mặt thanh khoản và (2) rủi ro từ các hoạt động liên
quan đến chứng khoán và bất động sản.
Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng gia tăng do cung tiền được mở rộng với tốc
độ cao cộng với sự nở rộng quá nhanh của một số ngân hàng, nhất là các ngân hàng
nhỏ mà phần đông là mới thành lập hay được nân cấp lên từ các ngân hàng nông thôn.
Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay của các ngân
hàng.
Những ngân hàng lớn có lợi thế về mặt huy động vốn do mạng lưới và quan hệ có sẵn,
khi cung tiền được mở rộng họ đã huy động được rất nhiều tiền, nhưng khả năng cho
vay chỉ ở một mức nào đó nên các ngân hàng này đã dư ra một lượng vốn khá lớn.
Ngược lại các ngân hàng mới nâng cấp hay mới thành lập cần phải mở rộng hoạt động
nên cần vốn. Cung - cầu gặp nhau và hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân
hàng là khá dễ dàng với lãi suất rất phải chăng.
Kết quả là một số ngân hàng đã đi vay các tổ chức tín dụng khác (vay liên ngân hàng)
để cho vay lại khách hàng, trong khi về nguyên tắc vay liên ngân hàng với lãi suất rất

thấp thường chỉ để bù đắp những thiếu hụt tạm thời về mặt thanh khoản hay yêu cầu dự
trữ của ngân hàng nhà nước và nguồn vốn sử dụng để cấp tín dụng nên là vốn huy động
trực tiếp
6



Thêm vào đó, việc các ngân hàng thương mại tham gia quá tích cực vào các hoạt động
kinh doanh chứng khoán và bất động sản như cho vay để kinh doanh cổ phiếu hay mua
bán bất động sản cũng như một số nghiệp vụ khác của ngân hàng đầu đã tạo ra những
tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính.
Sự thay đổi cấu trúc quan trọng tiếp theo là đổi mới tài chính. Sự gia tăng mạnh việc sử
dụng nguồn vốn trực tiếp có sẵn thông qua thị trường tài chính và hoạt động chứng
khoán đã đóng góp một phần vào sự lan rộng của xu hướng đổi mới tăng cường kinh
doanh rủi ro tín dụng giữa ngân hàng và thị trường tài chính. Một ý nghĩa quan trọng
của điều này là các ngân hàng trở nên tương thích với thị trường tài chính và gia tăng
thị phần thu nhập ngoài lãi (non-interest) của họ như một tỷ lệ trong tổng doanh thu từ
giao dịch của chính họ, hoạt động môi giới và đầu tư (Boot and Thakor, 2010).
Bãi bỏ các quy tắc và đổi mới tài chính đã dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc trong mô
hình kinh doanh ngân hàng, trong khi thúc đẩy họ chấp nhận rủi ro. Sự thay đổi này
ảnh hưởng đến một vài đại lượng như: quy mô, sự trông cậy vào doanh thu thu nhập
ngoài lãi, quản lý doanh nghiệp, thực hiện tài trợ, tất cả các nhân tố này đều bị ảnh
hưởng bởi kinh tế vĩ mô và môi trường cạnh tranh.
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, yếu tố có tác động lớn nhất đến các NHTM
Việt Nam là sự thay đổi cấu trúc thị trường với sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân
hàng nước ngoài, đặc biệt là với việc ra đời của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài,
càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các NHTM về công nghệ và sản phẩm dịch
vụ.
Về sản phẩm dịch vụ, cho đến nay, các NHTM trong nước tuy đã thực hiện được
khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt

động chính và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập, thu từ những dịch vụ khác chỉ đạt
trên 10%, nhiều mảng dịch vụ quan trọng còn bỏ trống và chưa được quan tâm khai
thác. Do khả năng hạn chế trong việc thu thập, khai thác và xử lý thông tin về thị
7



trường và khách hàng, các NHTM Việt Nam thường cho vay với mức tín dụng hạn chế
và thiên về cho vay từng lần, từng dự án, dựa trên đơn đề nghị vay vốn, phương án sản
xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, cầm cố, thủ tục giải ngân rất chặt chẽ với các loại
giấy tờ nhiều đến mức không cần thiết, gây lãng phí và làm phiền lòng khách hàng,
nhưng đáng buồn là tỉ lệ nợ xấu vẫn rất cao.
Trong khi đó, sản phẩm và dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp rất đa dạng,
các ngân hàng nước ngoài thường cho vay dựa trên các loại giấy tờ có giá, thương hiệu,
uy tín công ty, hoặc có sự bảo lãnh của công ty mẹ, khách hàng của các ngân hàng
nước ngoài có độ an toàn cao hơn. Các ngân hàng nước ngoài rất linh hoạt trong việc
cung cấp sản phẩm và tiện ích ngân hàng như cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho
thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, tài trợ thương mại, hoạt động cho vay và thu
nợ được tiến hành dựa trên kết quả đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của doanh
nghiệp. Các ngân hàng nước ngoài thường cho vay các dự án lớn với khoản tín dụng
khá lớn, kế hoạch giải ngân được xem xét trước khi ký hợp đồng tín dụng. Vì thế, hoạt
động của ngân hàng nước ngoài có mức độ an toàn cao hơn, nên chi phí thấp hơn, góp
phần đảm bảo thu nhập cho người lao động và thu hút lao động có trình độ từ các ngân
hàng trong nước.
Có thể nói, cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài để cùng tồn tại, hợp tác và phát
triển hơn là triệt tiêu lẫn nhau như quan niệm của nhiều người. Vấn đề quan trọng của
các NHTM Việt Nam là phòng ngừa rủi ro trước sự tấn công của đầu cơ và các hoạt
động tội phạm. Với tỉ trọng khoảng 60% của thương mại quốc tế trong GDP toàn cầu,
hoạt động đầu cơ hoàn toàn có cơ sở và đã được cảnh báo trong các báo cáo thống kê
của các tổ chức tài chính quốc tế, cụ thể là đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu và

những hoạt động đầu cơ khác tại thị trường Việt Nam thời gian qua, ngay cả thị trường
vàng và dầu lửa cũng đang phải hứng chịu sự chi phối của hoạt động đầu cơ quốc tế.
Tóm lại, việc bãi bỏ hay chưa ban hành đủ các quy định về quản lí và giám sát, đi đôi
với sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu đã làm gia tăng sự cạnh ttranh trên thị
8



trường ngân hàng ở Việt Nam. Nhưng thay đổi đó đã làm cho các NHTM ngày càng có
khuynh hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn, những thay đổi đó tác động đến các NHTM
ở rất nhiều mặt, như là: về cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn tài trợ, cấu trúc
thu nhập và một số yếu tố vĩ mô khác.
Đi cùng với những chuyển biến đó là sự xuất hiện của các tiêu chuẩn về an toàn cho
ngành ngân hàng của Basel. Basel I ra đời vào năm 1988 và có hiệu lực từ 1992, với
mục đích củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; thiết lập một hệ
thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm làm giảm cạnh tranh không lành
mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. Hiệp ước Basel I chỉ chú trọng vào tỉ lệ các nguồn
vốn an toàn yêu cầu phải đạt được. Đến Basel II, hiệp ước này ra đời nhằm nâng cao
chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân
chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc
chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lí rủi ro. ở Basel II có một
điểm mới với Basel I là nó bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỉ lệ, hướng
đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô
hình
Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin
tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản
lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.
Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước
có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp
dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước

xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình
dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm
tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại
(NHTM).
9



Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của
các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc
từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.
Về phía cơ quan quản lý, mới đây, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định mới về các
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-
NHNN ngày 20/5/2010) và đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các
chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.
Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam, Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng
cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ
các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn
nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động
cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.
Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn bộ
công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại
đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II. Một số thiếu sót cơ bản của Basel II
là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản, quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và
bản chất có tính chu kỳ của nó.

Sự bãi bỏ các quy định và toàn cầu hóa ở thị trường tài chính trong những thập niên hội
nhập vừa qua ở Việt Nam đã tác động đến quy mô và độ phức tạp của các ngân hàng.
Trong giai đoạn trước khủng hoảng, đã xuất hiện việc tập trung vào hiệu quả ngân
hàng, tăng nhanh độ mở rộng sang các thị trường mới và những nguồn lợi nhuận khác,
10



và sự chấp nhận của những mô hình mới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-
2008 đã đem đến những góc nhìn nhận khác mà ngân hàng cần quan tâm chú ý trong
vấn đề xây dựng cấu trúc kinh doanh của ngân hàng trong một xu thế đang biến đổi
như hiện nay.
2. RỦI RO NGÂN HÀNG VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH: TỔNG QUAN LÝ
THUYẾT
Đã có rất nhiều bài nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ của giữa mô hình kinh doanh
của ngân hàng và rủi ro ngân hàng. Ross Levine (2008) chỉ ra được mối quan hệ giữa
rủi ro ngân hàng và những quy định về vốn như , chính sách bảo hiểm tiền gửi và sự
hạn chế hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào cấu trúc vốn chủ sở hữu của một ngân
hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra cùng quy định sẽ tác động khác nhau lên rủi
ro ngân hàng tùy thuộc vào cấu trúc quản trị của ngân hàng.
Trước giai đoạn khủng hoảng các bài nghiên cứu đã tập trung đi sâu phân tích một số
yếu tố tác động đến rủi ro của ngân hàng, cụ thể: Về vốn như là nghiên cứu của tác giả
Elizabeth và Nickolaos (1990) đã phân tích mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng với cấu
trúc vốn chủ sở hữu và cho rằng ngân hàng được kiểm soát bởi các cổ đông sẽ khuyến
khích tạo ra rủi ro cao hơn những ngân hàng kiểm soát tốt vấn đề quản trị, điều này
càng rõ rệt hơn trong thời kỳ bãi bỏ quy định, ngoài ra về vốn thì cũng có một số bài
nghiên cứu của Wheelock và Wilson (2000). Về cấu trúc tài sản thông qua hoạt động
cho vay thì có nghiên cứu của Leonardo Gambacorta và David Marques-Ibanez (2008)
cho thấy bằng chứng từ kênh cho vay của ngân hàng qua rủi ro ngân hàng cho khu vực
Châu Âu. Bên cạnh đó họ cũng chỉ ra rằng cần quan tâm đến rủi ro ngân hàng được

nhận thấy thông qua thị trường tài chính bên cạnh một số yếu tố khác như quy mô, tính
thanh khoản, vốn hóa. Một nghiên cứu khác của Victoria Ivashina Và David
scharfstein 2008 cũng đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa sự gia tăng cho vay đối
với số lượng lớn các người vay trong thời kỳ cao điểm của khủng hoảng với thời kỳ
cao điểm của việc bùng nổ tín dụng và trong đó vay mượn để chi tiêu vốn và hoạt
11



động, chiếm tỷ lệ không cao so với cho các hoạt động tái cấu trúc. Điều này cũng chỉ ra
chất lượng các khoản tín dụng làm gia tăng rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng.
Demirguc-Kunt and Huizinga (2010) đã nghiên cứu về khía cạnh nguồn tài trợ và hai
ông này nhận định có sự liên quan của hoạt động ngân hàng và tài trợ ngắn hạn đối với
rủi ro ngân hàng và tỷ suất sinh lợi. Bài nghiên cứu cũng tổng kết một vấn đề vô cùng
quan trọng đó là cấu trúc tài trợ liên quan tới thu nhập ngoài lãi và nguồn tài trợ không
phải là tiền gửi thì rất rủi ro. Dennis Haenel và Jan Pieter (2010) cho rằng chứng khoán
hóa các khoản tín dụng có liên quan tới sự gia tăng rủi ro của ngân hàng phát hành và
một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ với thị trường tài chính như Boot và Thakor
(2010); Keys (2008); Mian và Sufi (2009). Ngoài ra thì còn có một số vấn đề khác đã
được nhắc đến trong các bài nghiên cứu khác như: hiệu quả trong hoạt động (Kwan và
Eisenbeis, 1997), vấn đề quản trị (Laeven và Levine, 2009) đa dạng hóa (Stiroh, 2010),
bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng của vấn đề chi phí đại diện của số lượng các cổ phần
mà các cổ đông nắm giữ cũng ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng (Masaru Konishi,
Yukihiro Yasuda, 2002). Bên cạnh đó một số bài nghiên cứu đã tìm được một số liên
hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô tác động lên rủi ro của ngân hàng như: lãi suất ngắn
hạn (Yener Altunbas, Leonardo Gambacorta và David Marques-Ibanez, 2010) bài này
đã chỉ ra rằng, lãi suất ngắn hạn trong một thời gian trước khủng hoảng cũng có tác
động làm tăng rủi ro của ngân hàng, kết quả tương tự rằng một hệ thống giám sát và lãi
suất quá thấp và quá lâu cũng làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng (Angela Maddaloni và
Jose-Luis Peydro, 2010).

Gần đây đã có một số bài nghiên cứu đi sâu phân tích tác động của vấn đề đa dạng hóa
đến rủi ro ngân hàng, Martin Goetz (2012) đã chỉ ra mối liên hệ này khi ông tiến hành
quan sát một mẫu lớn các ngân hàng ở Mỹ, rằng các ngân hàng sẽ ít chấp nhận rủi ro
hơn nếu các đối thủ cạnh tranh có được sự đa dạng hóa hơn, nói cách khác là sự đa
dạng hóa của ngân hàng cũng có tác động đến vấn đề chấp nhận rủi ro của các đối thủ
cạnh tranh. Về vốn thì Beltratti và Stulz (2011) cũng đã chỉ ra rằng những ngân hàng
12



với vốn cấp một và tỉ lệ cho vay cao hơn sẽ cho thấy một sự vững vàng hơn khi lâm
vào khủng hoảng.
Bài nghiên cứu này chúng tôi tiếp tục phát triển thêm nghiên cứu cho mô hình ở Việt
Nam, dựa trên bài nghiên cứu gốc của các nhà nghiên cứu Yener Altunbas, Simone
Manganelli và David Marques-Ibanez. Chúng tôi thực hiện kiểm nghiệm hồi quy để đo
lường rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng (2008-2010)
có liên hệ như thế nào đến vấn đề cấu trúc của các ngân hàng trong giai đoạn trước đó
(2005-2007), chúng tôi đã cơ cấu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng theo
bốn bộ cấu trúc, cấu trúc về vốn, cấu trúc về tài sản, cấu trúc về nguồn tài trợ và cuối
cùng là cấu trúc về thu nhập. Dữ liệu được quan sát ở hai giai đoạn khác nhau để tránh
vấn đề nội sinh phát sinh trong từng giai đoạn.
2.1. Cấu trúc về vốn
Theo lý thuyết, tùy thuộc trọng tâm cụ thể và mô hình chiến lược mà nhà quản trị
hướng đến, các yêu cầu về cấu trúc vốn sẽ có những tác động khác nhau đến rủi ro của
ngân hàng (Freixas and Rochet, 2008). Về nguyên tắc, dự trữ vốn nhiều hơn sẽ giảm
được rủi ro khi gặp sự cố. Việc ít sử dụng đòn bẩy (tăng vốn tự có) cũng làm giảm sự
khuyến khích các cổ đông chấp nhận các dự án rủi ro quá mức do nó được tài trợ từ
tiền của cổ đông. Đặc biệt trong ngành ngân hàng-nơi rủi ro không được điều chỉnh
đầy đủ, bảo hiểm tiền gửi tồn tại khuyến khích các cổ đông tối ưu hóa giá trị lựa chọn
bằng cách tham gia vào các dự án rủi ro quá mức (Bhattacharya and Thakor, 1993).

Các nghiên cứu gần đây về vốn ngân hàng cũng phân tích khả năng của việc chuyển
dịch tài sản rủi ro cao liên quan đến rủi ro đạo đức. Các nghiên cứu cho rằng có sử
dụng nhiều vốn tự có hơn buộc các ngân hàng phải kiểm tra chuyên sâu hơn khách
hàng đi vay và do đó rủi ro ngân hàng ít hơn (Coval and Thakor, 2005; Mehran and
Thakor, 2011)
13



Tuy nhiên, sử dụng nhiều vốn cũng có thể làm tăng rủi ro (sử dụng nợ làm giảm rủi ro
ở khía cạnh nào đó). Cụ thể hơn, tăng đòn bẩy làm giảm chi phí đại diện, giảm mâu
thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý, các chủ nợ tăng cường áp lực lên nhà quản lý buộc
họ phải làm việc có hiệu quả hơn, do đó giảm rủi ro từ các nhà quản lý (Jensen and
Meckling, 1976; Calomiris and Kahn, 1991; Diamond and Rajan, 2001). Một mối quan
hệ tương quan thuận giữa vốn ngân hàng và rủi ro còn có thể xảy ra nếu nhà quản lý
(hoặc thị trường) chấp nhận rủi ro cao hơn trong việc xây dựng nguồn vốn, hoặc đơn
giản là nếu các ngân hàng có nhiều vốn đầu tư hơn thì khả năng có nhiều rủi ro hơn
(Berger and Bouwman, 2010). Nhìn chung các tài liệu thực nghiệm có xu hướng hỗ trợ
quan điểm cho rằng vốn ngân hàng tăng nhiều hơn thì sẽ đem lại chất lượng cao hơn
cho cấu trúc ngân hàng trong thời kì khủng hoảng (Gambacorta and Mistrulli, 2004;
Wheelock and Wilson, 2000; Demirguc-Kunt et al, 2010; Berger, and Bouwman,
2010).
Riêng ở Việt Nam, theo thống kê sơ bộ, năng lực tài chính của nhiều Ngân hàng
thương mại hiện rất yếu. Nếu so với vốn điều lệ bình quân của các Ngân hàng thương
mại trong khu vực Đông Nam Á là khoảng 500 triệu USD, tương đương 10.450 tỉ đồng
thì Việt Nam chỉ có 5 Ngân hàng có vốn điều lệ trên 10.000 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 11,9%
là quá thấp. Đa số các ngân hàng chỉ cố gắng đạt được mức vốn tối thiểu pháp luật quy
định. Vốn tự có thấp cùng với nợ xấu gia tăng làm tăng dự phòng rủi ro tín dụng, gây
ra khả năng mất vốn của các ngân hàng. Bên cạnh đó khi tăng vốn điều lệ, trong nội bộ
hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta xuất hiện tình trạng sở hữu chéo, làm tăng

tính rủi ro hệ thống của các Ngân hàng thương mại.
2.2. Cấu trúc tài sản
Quy mô có thể là một yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng (Huang et al, 2011;
Drehmann and Tarashev, 2011; Tarashev et al., 2009). So sánh với những ngân hàng
nhỏ hơn, những định chế lớn hơn có thể có những động cơ khác do vấn đề “too big to
fail” hoặc những khả năng đa dạng hóa (Demigruc-Kunt và Huizinga, 2010).

×