Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

khảo sát tình hình thiệt hại do lũ lụt và giải pháp ứng phó của người dân vùng ven biển thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.53 KB, 58 trang )

Mục lục
Mục lục 1
PHẦN 1 3
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
PHẦN 2 5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Lũ lụt và sinh kế 5
2.1.1. Lũ lụt 5
2.1.2. Khái niệm sinh kế 6
2.1.3. Mối quan hệ giữa lũ lụt và sinh kế 6
2.1.3.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương 7
2.1.3.2. Các nguồn vốn sinh kế 8
2.1.3.3. Thể chế và chính sách 10
2.2. Khả năng sống chung với lũ cho người dân Miền Trung 11
2.3. Tình hình lũ lụt ở Thừa Thiên Huế 13
2.3.1. Đặc điểm lũ ở Thừa Thiên Huế 13
2.3.2. Tình hình thiệt hại do lũ năm 2009 tại Thừa Thiên Huế 15
PHẦN 3 17
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Nội dung nghiên cứu 17
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã 17
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
3.1.2. Đặc điểm của nông hộ 17
3.1.3. Đặc điểm lũ lụt năm 2009 17
3.1.4. Thiệt hại của nông hộ do lụt năm 2009 17
3.1.4.1. Thiệt hại về tài sản, phương tiện sinh hoạt 17
3.1.4.2. Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp 17
3.1.5. Thay đổi sinh kế trong nông nghiệp do lụt 17


3.1.6. Các giải pháp ứng phó và khắc phục của chính quyền địa phương 18
3.1.7. Các giải pháp ứng phó và khắc phục của nông hộ 18
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2.1.Đối tượng nghiên cứu 18
Đối tượng nghiên cứu là những nông hộ sống ven biển Thừa Thiên Huế 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 18
* Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn sâu những người am hiểu thông tin
trên địa bàn. Thảo luận nhóm với nhóm người dân, kết hợp với điều tra nông hộ bằng
bảng hỏi. 19
PHẦN 4 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1. Tình hình cơ bản của xã Phú Thanh 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2. Điều kiên kinh tế - xã hội 22
24
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội các hộ khảo sát 25
4.2. Thiệt hại do lụt 2009 tại xã Phú Thanh 28
4.2.1. Thiệt hại do lụt 2009 trên địa bàn xã Phú Thanh 28
4.2.2.1. Thiệt hại về người 31
4.2.2.2. Thiệt hại về sản xuất 32
4.2.2.3. Thiệt hại về nhà cửa 35
4.2.2.4. Mất việc làm 36
4.2.3. Tỷ trọng giá trị các loại thiệt hại 37
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thiệt hại do lũ lụt ở xã Phú Thanh 38
4.3. Những giải pháp ứng phó của cộng đồng/nông hộ trước tình hình lũ lụt 39
4.3.1. Giải pháp đề phòng và ứng phó 39
4.3.2. Giải pháp khắc phục tổn thất và ổn định cuộc sống 42
4.3.3. Tổ chức phòng chống bão lụt và cứu trợ cho người dân bị thiệt hại do lụt năm
2009 tại xã Phú Thanh 44

4.3.3.1. Tổ chức phòng chống lụt bão 44
4.3.3.2. Tổ chức cứu trợ 44
4.4. Tác động của lụt 2009 đối với sinh kế các hộ khảo sát 45
4.4.1. Thay đổi thời vụ 45
4.4.3. Thay đổi về thu nhập 47
4.4.4. Thay đổi mức đầu tư sản xuất cho năm 2010 48
4.5. Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt trên địa bàn 49
4.5.1. Giải pháp phi công trình 49
4.5.2. Giải pháp công trình 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Kiến nghị 54
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
2
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, khoảng 10 năm
trở lại đây, Việt Nam đã chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Bằng chứng
hiện hữu là các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, lũ ống, lũ
quét… liên tục xảy ra, gia tăng về cường độ, quy mô và gây mức độ thiệt hại lớn
về tài sản và con người[7]. Hiện nay, lũ lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ
khu vực nào. Hiện tượng En Nino và La Nina hoạt động mạnh hơn cả về tần
xuất, cường độ kéo theo nguy cơ về lũ lụt rất cao và khốc liệt hơn. Trong tháng
11 và tháng 12/1999, hai đợt mưa lũ lớn nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều
tỉnh miền Trung. Đặc biệt đợt mưa lũ đầu tháng 11/1999 từ Quảng Bình đến
Bình Định đã tạo ra hàng loạt kỷ lục về mưa và lũ chưa từng thấy trong nhiều
chục năm. Trong đó, kỷ lục về lượng mưa trong 24 giờ ở Huế đạt tới 1.384 mm
được coi là lớn nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng ở nước ta, chỉ đứng thứ hai

sau kỷ lục cùng loại trên thế giới là 1.870 mm ghi được vào năm 1952 ở đảo
Reunion thuộc Thái Bình Dương.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phải chịu chung cảnh với các Tỉnh Miền Trung
trước tác động của thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Đã có 3 người chết, 7 người bị
thương do bão số 9. Thống kê sơ bộ cũng cho biết toàn tỉnh có 72 nhà bị sập,
476 nhà bị tốc mái; hàng vạn hộ dân ngập trong nước; phần lớn diện tích hoa
màu bị hư hại và ngập lụt; hàng ngàn cây xanh bị đổ gãy…Bờ biển xã Hải
Dương bị sạt lở sâu vào 30 m, dài 500m. Quốc lộ 49 đoạn qua Diên Trường,
Phú Dương, Phú Thanh, Thuỷ Bằng ngập sâu từ 0,4 đến 0,7m. Đường Hồ Chí
Minh bị sạt lở khoảng 1.290m3[6]. Như vậy, thiên tai lũ lụt đang đồng hành
với cuộc sống của người dân Thừa Thiên Huế. Người dân đặc biệt là nông
dân chỉ còn cách đứng nhìn toàn bộ “kế sinh nhai” của mình bị lũ cuốn trôi,
cuộc sống càng trở nên bấp bênh hơn. Trước tình hình diễn biến và thiệt hại
của lũ, các cấp chính quyền, cộng đồng đã có những chính sách cụ thể nhằm
giúp đỡ người dân khắc phục sau lũ nhưng đời sống và sản xuất vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Thực tế đặt ra là phải làm thế nào để giúp người dân tăng khả
năng “sống chung với lũ”, giảm thiểu tổn thất và tăng khả năng phục hồi sau
3
lũ. Xuất phát từ vấn đề này, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình
hình thiệt hại do lũ lụt và giải pháp ứng phó của người dân vùng ven biển
Thừa Thiên Huế” nhằm để tìm hiểu thiệt hại do lũ năm 2009 và những giải
pháp thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người
dân. Nghiên cứu trường hợp điển hình là xã Phú Thanh, huyện Phú Vang,
Tỉnh Thừa Thiên Huế - là xã vùng bãi ngang ven biển còn gặp nhiều khó khăn
và chịu tác động mạnh của lũ lụt.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu tình hình lũ lụt và những thiệt hại do lũ lụt năm 2009 gây ra
trên địa bàn.
- Tìm hiểu, phân tích ảnh hưởng của lũ lụt đối với đời sống của nông hộ.
- Đánh giá các giải pháp ứng phó và khắc phục thiệt hại do lũ lụt của

nông hộ và chính quyền địa phương.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lũ lụt và sinh kế
2.1.1. Lũ lụt
Lũ là hiện tượng nước sông dâng lên cao trong khỏang thời gian nhất
định, sau đó giảm dần. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, bờ đê, chảy vào
vùng thấp trũng và gây ngập trên diện rộng thì được gọi là lụt[10].
Căn cứ vào thời gian xuất hiện lũ, người ta chia thành các loại lũ như sau:
Lũ tiểu mãn: là loại lũ do mưa lớn sinh ra trong khoảng thời tiết tiểu mãn
hàng năm. Lũ tiểu nãm thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6, và là nguồn
cung cấp lượng nước quan trọng cho các hoạt động đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp trong thời kì nắng nóng. Nhưng cũng có những năm lũ tiểu nãm lớn
hơn lũ chính vụ nên gây thiệt hại đáng kể cho địa phương (như lũ tiểu nãm
năm 1989 ở Thừa Thiên Huế).
Lũ sớm: là lũ suất hiện sớm vào đầu mùa mưa lũ, ở Thừa Thiên Huế thường
vào tháng 8, 9.
Lũ chính vụ: Là lũ xuất hiện vào giữa mùa mưa lũ, thường là những trận lũ
lớn nhất trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về tính mạng và
tài sản. Lũ chính vụ ở Thừa Thiên Huế thường xuất hiện vào tháng 10, 11.
Lũ muộn: là lũ thường xảy ra vào cuối mùa mưa lũ, ở Thừa Thiên Huế là
tháng 12, có khi vào tháng 1 năm sau. Lũ muộn thường gây thiệt hại cho
người sản xuất nông nghiệp ở vụ Đông xuân.
Căn cứ vào mực nước đỉnh lũ trung bình nhiều năm, người ta còn phân biệt
thành các loại lũ:
Lũ nhỏ: là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Lũ vừa: là lũ có mực nước đỉnh lũ xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Lũ lớn: là lũ có mực nước đỉnh lũ lớn hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Lũ đặc biệt lớn: là lũ đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kì quan trắc và khảo

sát.
Ngoài ra còn có các lọai lũ quét, lũ ống là loại lũ lớn có sức tàn phá lớn[3],[10].
5
2.1.2. Khái niệm sinh kế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế tuỳ theo quan điểm và bối
cảnh đưa ra định nghĩa.
Theo DFID, sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng
các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực bao gồm
kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và
trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức
hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã
hội).
Tóm lại, một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn
tài nguyên, đất đai, đường sá) và các hoạt động cần có để kiếm sống [3]. Đối
với người nông dân thì sinh kế của họ chính là việc sử dụng các nguồn lực để
sống. Mà nguồn lực của người nông dân là lao động, các nguồn tài nguyên đất
đai, nước, cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị mà họ mua sắm được cùng với sự
giúp đỡ của anh em, họ hàng và các mối quan hệ xã hội khác hỗ trợ họ trong
việc thực hiện các hoạt động sống.
Có thể nói, cuộc sống của người nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động
nông nghiệp nhờ trời. Dù nền nông nghiệp có hiện đại đến mấy thì cũng bị tự
nhiên chi phối. Một thực tế là sự gia tăng các hiện tượng cực đoan đặc biệt là
lũ lụt như hiện nay thì sinh kế của người nông dân có bền vững hay không là
một điều không ai dám khẳng định.
Sinh kế và thu nhập không đồng nghĩa nhưng có mối liên quan chặt chẽ:
thành phần và mức độ thu nhập của cá nhân hoặc hộ là kết quả trực tiếp và đo
đếm được của tiến trình sinh kế; có thể hiểu rằng thu nhập bao gồm tiền mặt
và hiện vật còn sinh kế là các hoạt động tạo thu nhập, có sinh kế thì có thu
nhập và thu nhập để duy trì và phát triển sinh kế.
2.1.3. Mối quan hệ giữa lũ lụt và sinh kế

Lũ lụt và sinh kế có mối quan hệ với mật thiết với nhau. Để làm rõ mối
quan hệ này, ta có thể sử dụng công cụ mang tên “Khung sinh kế bền
vững” (SLF) của DFID là công cụ phân tích có hiệu quả nhất[3].
6
Các yếu tố tạo thành Khung sinh kế bền vững theo DFID:
2.1.3.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương.
Bối cảnh của sinh kế bền vững có thể được sử dụng để hiểu làm thế nào
các chiến lược sinh kế có thể gia tăng chất lượng sống của những cư dân nông
thôn trong các nước đang phát triển với đặc tính bền vững [3].
Khung hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường bên ngoài mà trong môi
trường đó sinh kế con người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản,
vừa tích cực vừa tiêu cực, bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính
mùa vụ mà họ hạn chế được hoặc không thể nào kiểm soát được.
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương được chia thành: xu hướng (xu hướng dân số,
tài nguyên, kinh tế trong nước và trên thế giới, chính trị, kĩ thuật); chấn động hay
cú sốc (do thay đổi về tự nhiên, sức khoẻ con người, sức khoẻ cây trồng vật nuôi,
thay đổi kinh tế), và tính thời vụ (giá cả, sức khoẻ, cơ hội việc làm).
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơ gia tăng thiên tai,
thảm hoạ trong đó có lũ lụt là điều không thể tránh khỏi. Đối với các nước
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì lũ lụt là một trong
những hiện tượng thiên nhiên cực đoan có nguy cơ gia tăng nhiều nhất [10].
Rủi ro thiên tai là khả năng rất dễ gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và
mất mát khi thiên tai, thảm họa xảy ra. Theo UNDP (2008), rủi ro thiên tai là
những nguy hiểm bên ngoài mà con người khó kiểm soát được. “Rủi ro tác
động tới tất cả mọi người. Cá nhân, gia đình và cộng đồng liên tục phải chịu
những rủi ro có thể đe doạ phúc lợi của họ. Sức khoẻ kém, thất nghiệp, tội
phạm bạo lực, hoặc biến đổi bất thường trong các điều kiện thị trường, tất cả
về nguyên tắc đều có thể tác động tới tất cả mọi người. Khí hậu tạo nên hàng
loạt rủi ro khác nhau.” Hạn hán, lũ lụt, bão tố và các hiện tượng khác có thể
làm gián đoạn cuộc sống con người, dẫn tới mất thu nhập, tài sản và cơ hội.

Rủi ro khí hậu không phân bố đồng đều mà phân tán khắp nơi [2].
Theo UNDP (2008), tính dễ bị tổn thương khác với rủi ro: “Tính dễ bị
tổn thương thể hiện việc không có khả năng xử lí rủi ro mà buộc phải chấp
nhận những lựa chọn làm giảm phúc lợi của con người về lâu dài”[2] . Có
nghĩa là, trong khi rủi ro là những yếu tố khách quan bên ngoài thì tính dễ bị
tổn thương “thước đo khả năng xử lý những nguy hiểm ấy mà không phải
7
chịu thiệt hại lâu dài đối với những tài sản mà khó có thể có lại được. Đại ý ở
đây có thể nói gọn là “cảm giác bất an, cảm giác về những nguy hại trừu
tượng khiến con người lo lắng như là cái gì đó xấu có thể xảy ra và “gieo rắc
tàn phá” (Warren, 2006).
Như vậy, không phải đối với mọi đối tượng, rủi ro đều có thể biến đổi
thành tổn thương. Điều kiện hình thành quá trình này đó là tình trạng phát
triển con người yếu kém ở mỗi địa phương. Mức độ phụ thuộc của kinh tế vào
nông nghiệp, thu nhập bình quân thấp, điều kiện sinh thái bất lợi, vị trí địa lí
thuộc khu vực nhiệt đới – nơi chịu nhiều hình thế thời tiết cực đoan…Chính
là những nhân tố chuyển đổi rủi ro thành tổn thương.
2.1.3.2. Các nguồn vốn sinh kế
Lũ lụt là cú sốc về tự nhiên, là hoàn cảnh dễ gây tổn thương cho các loại
tài sản sinh kế của con người: tài sản tự nhiên, vật chất, con người và xã hội, tài
chính.
Tài sản con người:
Khi nói tới nguồn lực này của người nông dân thì thường tập trung vào tình
tình nhân khẩu; cơ cấu theo giới, số lao động của hộ, trình độ của lao động
nói riêng và của các thành viên trong gia đình nói chung và trình độ học vấn
của các thành viên trong gia đình Xét mối quan hệ của các yếu tố này với
các họat động sinh kế và kết quả sinh kế của hộ. Bao gồm kĩ năng, kiến thức,
năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi
những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Lũ lụt có thể gây tổn thương về sức khoẻ hay tính mạng, gián tiếp ảnh hưởng

tới khả năng lao động của con người.
Tài sản vật chất:
Tài sản vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa
cần thiết để hỗ trợ sinh kế.
Như vậy, việc tìm hiểu thiệt hại tài sản vật chất của nông hộ do lũ lụt
là xem xét các vật chất của hộ như: nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao
động, cơ sở hạ tầng bị mất mát hay hư hại như thế nào trước tác động của
lũ.
8
Tài sản tài chính:
Con ngưới sử dụng vốn tài chính để phát huy có hiệu nguồn vốn khác
như dùng tiền mua sắm các tiện nghi trong nhà, xây dựng nhà cửa, đầu tư sản
xuất. Các hoạt động sống tạo thu nhập phụ thuộc vào mức đầu tư các yếu tố
sản xuất chính như: diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá
trị của tài sản cố định ngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và
áp dụng giống lúa mới.
Xét về tài chính của hộ là xem xét lượng tiền mặt mà hộ thu nhận được
từ các hoạt động sinh kế; các chi tiêu, tích lũy của hộ trong một năm Và lũ
lụt có thể gây mất mát đến tiền mặt hay các loại giấy tờ, vật chất thay thế tiền
mặt như vàng, bạc, chứng từ, sổ tiết kiệm.
Tài sản xã hội
Vốn xã hội, một nhân tố quan trọng của việc tiếp cận sinh kế, liên quan
đến mạng lưới xã hội, những mối quan hệ và sự tin cậy sự gắn kết trong
cộng đồng để phát triển kinh tế, giảm nghèo, dân chủ xã hội và ngay
cả vấn đề quản lý tài nguyên Theo những tài liệu này cho thấy, vốn xã hội
được xây dựng giữa những cá nhân, trong cộng đồng và các cấp xã hội thông
qua các tổ chức chính thống và không chính thống để tạo ra những mối liên
kết bền vững, mạng lưới và sự tin cậy lẫn nhau.
Các cá nhân, tổ chức tham gia vào mối liên kết bao gồm các gia đình,
những người xóm giềng, những người bạn thân và các tổ chức kinh doanh của

xã hội hiện tại… Liên kết xã hội liên quan đến nhiều hơn tính thống nhất của
mạng lưới xã hội và nó dường như bao quanh mối liên kết xã hội yếu hơn sự
gắn chặt vốn xã hội. Tuy nhiên nó cung cấp cho cá nhân và các nhóm những
hỗ trợ lớn hơn để “ tiến bộ” khi họ theo đuổi một mục tiêu nào đó [3].
Lũ lụt có ảnh hưởng đến loại tài sản này nhưng vẫn khá hạn chế. Thông
thường, lũ lụt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các loại tài sản vật chất từ đó
gián tiếp đến tài sản xã hội như: hư hại dây điện, điện thoại, đường xá, cầu
cống làm cản trở giao lưu trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau của con người.
Tài sản tự nhiên:
Lũ lụt có thể gây hư hại hay làm giảm hoặc tăng chất lượng các loại tài
sản tự nhiên như: bồi lấp đất đai thêm màu mỡ, rửa trôi, thau phèn
9
Lũ lụt là cú sốc tự nhiên. Nhưng đối với khu vực Thừa Thiên Huế, lũ lụt vừa
là cú sốc tự nhiên vừa mang tính thời vụ. Bởi vì lũ lụt là hiện tượng xảy ra
hàng năm, theo mùa. Thông qua việc gây thiệt hại đến các loại tài sản sinh kế,
nó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên mức độ
tổn thương của các loại tài sản đó lại phụ thuộc vào chính số lượng hay chất
lượng của chúng. Với một hệ thống tài sản tốt, có tính cân bằng cao hay một
sinh kế càng bền vững thì khả năng dễ bị tổn thương càng thấp. Ví dụ: một
người có sức khoẻ, có khả năng bơi lội và được trú ẩn trong một ngôi nhà
chắc chắn thì khả năng chết hay bị thương rất thấp, hay một hệ thống cơ sở hạ
tầng phòng chống lũ lụt như đê bao, cầu cống tốt thì càng giảm thiểu những
thiệt hại do lũ lụt gây ra. Bên cạnh đó, thể chế và chính sách cũng là những
nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
2.1.3.3. Thể chế và chính sách
Thể chế chính sách bao gồm các chính sách, luật lệ, những hướng dẫn
của nhà nước, và phong tục của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ
cũng như tư nhân đều có những tác động lên tài san sinh kế và chiến lược sinh
kế của các hộ nông dân. Đây là phần quan trọng của khung phân tích sinh kế
bền vững vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế,

những chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một
số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động
lên các mối quan hệ để đạt được những điều kiện sống tốt nhất [8].
2.1.3.4. Các chiến lược sinh kế
Trong tác phẩm của Ellis nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng trực
tiếp đến sự liên kết giữa tài sản và việc lựa chọn hình thức sử dụng để theo đuổi
các hoạt động đó mà có thể tạo ra được thu nhập cần thiết cho cuộc sống[3].
Như vậy khi xem xét về vấn đề chiến lược sinh kế của các nông hộ là
tìm hiểu xem các cách thức người nông dân sử dụng các nguồn lực sinh kế để
tạo ra nguồn thu nhập phục vụ cho sự duy trì và phát triển đời sống.
10
2.1.3.5. Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng,
nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống
ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền
vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.2. Khả năng sống chung với lũ cho người dân Miền Trung
Người dân Miền Trung chiếm 25% dân số cả nước, nhưng có đến
70,1% trong số đó sống với mức dưới 200000đ/ngày. Kinh tế còn phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là ngành nông, ngư nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo ở
những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai còn cao, còn tiềm ẩn các nguy cơ
tái nghèo [9].Tất cả những hạn chế trên đã hạn chế khả năng ứng phó của
người dân, đặc biệt là người nghèo trước những thảm hoạ do thiên tai như
bão, lũ lụt, hạn hán…làm tăng nguy cơ rủi ro trước thảm hoạ thiên tai.
Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác PC & GNTT và việc lồng
ghép các yêu cầu của công tác này trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
cần được coi trọng. Đối với lũ lụt ở Miền Trung thì cần tăng cường hơn nữa
khả năng “sống chung với lũ” cho người dân. Bởi lũ lụt ở khu vực này xảy ra
thường xuyên và dài ngày, người dân buộc phải thích nghi với điều kiện khó
khăn đó. Khả năng “sống chung với lũ” là sự kết hợp các kỹ năng, biện pháp,

kiến thức, nguồn lực và sức mạnh nội tại của cộng đồng nhằm duy trì đời
sống, sinh kế ổn định trong điều kiện lũ lụt.
Trong những năm qua, để tăng cường khả năng PC & GNTT cũng như khả
năng “sống chung với lũ” cho người dân trong cả nước nói chung và ở Miền
Trung nói riêng, chính phủ và các ban ngành đã có những chính sách, chương
trình hỗ trợ hiệu quả.
Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Ở Việt Nam, giải pháp công trình là ưu tiên số 1. Nó chủ yếu tập trung
vào xây dựng hệ thống đê sông và đê biển. Hệ thống đê này đã được xây dựng
từ hàng nghìn năm qua để bảo vệ mùa màng và tài sản của người dân trước sự
đe doạ của lũ lụt. Ngày nay, hệ thống này đã phát triển lên tới xấp xỉ gần 5000
km đê sông, 3000 km đê biển và đê vùng cửa sông ở khắp nơi trên đất nước.
Các cơ sở hạ tầng, cũng như nền nông nghiệp không thể tồn tại nếu không có
11
những con đê bảo vệ này. Vì lý do nào đó mà các con đê này không ngăn
được nước biển tràn vào hoặc bị vỡ thì ruộng đồng sẽ bị nước biển làm cho
nhiễm mặn và không thể gieo trồng được trong nhiều năm.
Những hệ thống cảnh báo lũ có thể đóng vai trò quan trọng trong công tác
giảm nhẹ lũ lụt ở Việt Nam nhưng hiện nay các trang thiết bị đã lạc hậu hoặc
không đủ. Những phương tiện nào còn tồn tại thì thường có độ tin cậy không
cao và các bước phát đi cảnh báo thường không được sự hỗ trợ của các công
nghệ truyền thông hiện đại.
Đối với sản xuất thì các biện pháp về thời vụ và giống cây trồng tỏ ra
có hiệu quả nhất. Thời vụ các loại cây trồng, vật nuôi được người dân điều
chỉnh cho phù hợp với mùa vụ thiên tai khí hậu. Ở miền Trung, lúa được
trồng 2 vụ trên năm, vụ Hè Thu luôn phải thu hoạch trước tháng 10 hàng năm
để tránh lụt. Ngoài ra, các hoạt động khác như trồng cây, gây rừng cũng góp
phần bảo vệ người dân tránh được những trận lũ lớn do rừng bị chặt phá.
Tổ chức cứu trợ
Tổ chức cứu trợ ở Việt Nam được các chuyên gia của UNDP đánh giá

là hoạt động hiệu quả nhất, luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ngay từ trước các đợt lụt, hệ thống ủy ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm
cứu nạn từ trung ương đến địa phương đã được thành lập. Hiện nay hệ thống
này đã về tận thôn, bản. Nhiệm vụ chính là chỉ đạo, và thực hiện các công tác
phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho khu vực bị ảnh hưởng. Nguồn
hàng cứu trợ được chính phủ huy động từ nhiều nguồn: quốc gia, tổ chức
NGOs, các cá nhân tổ chức từ thiện.
Các giải pháp phòng chống lũ lụt ở miền Trung
Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng
ven biển miền Trung và miền Đông Nam Bộ là "Né tránh và thích nghi". Giải
pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cơ bản là: chú trọng xây dựng qui
hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công
trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông, trong
đó chú trọng đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và
khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao
12
năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách
và lực lượng nhân dân địa phương.
Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và tận dụng được điều kiện tự
nhiên trên đất liền, trên biển.
Các giải pháp ngăn lũ, ngăn mặn, điều tiết nguồn nước bao gồm: thực
hiện chương trình củng cố công trình đê điều, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự
nhiên để ngăn nước sông, biển, ngăn mặn; xây dựng phát triển các hồ chứa, các
công trình thủy lợi chống hạn, chống úng; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo vét
luồng lạch, xây dựng các khu trú đậu tàu thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm
thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng, sóng thần.
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức

và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao
năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách
và lực lượng nhân dân địa phương.
Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dông, lốc [12],[10].
2.3. Tình hình lũ lụt ở Thừa Thiên Huế
Từ thuở dựng nước tới nay, dân tộc ta nói chung và nhân dân thừa thiên
huế nói riêng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai lũ lụt. Lũ lớn và đặc
biệt lớn gây ra những thiệt hại nặng nề về người và cửa cải như những trận lũ
năm 1844, 1953, 1983, và 1999 ở Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, cha ông ta
đã xếp lũ lụt là thiên tai nguy hiểm nhất trong bốn tai họa“Thủy, Hỏa, Đạo,
Tặc”[14].
2.3.1. Đặc điểm lũ ở Thừa Thiên Huế
Các hình thể gây mưa lũ ở thừa thiên huế rất đa dạng, tuy nhiên có thể
khái quát thành 5 dạng sau đây:
Dạng 1: không khí lạnh kèm theo Front lạnh ảnh hưởng kết hợp địa hình. Dạng
hình thế này gây ra lũ nhỏ hoặc vừa, thường là lũ đơn( chiếm 9%).
13
Dạng 2: bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp. Hình thế này thường xẩy ra
vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 35% số đợt lũ, thường gây ra lũ vừa
và lớn, đôi khi gây ra lũ đạc biệt lớn như đợt lũ từ 21-26/10/1996.
Dạng 3: không khí lạnh kết hợp với hội tụ nhiệt đới ở vĩ độ từ 8- 15
0
N. Loại
này chiếm 31%, xuất hiện trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, thịnh hành
nhất vào tháng 10,11 và thường xuyên gây ra lũ lớn, đặc biệt lớn (như đợt lũ
tháng 11 năm 1995).
Dạng 4: không khí kết hợp với bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào từ tỉnh
Phú Yên đến Bình Định, loại này chiếm 8%, xuất hiện vào tháng 10, 11,
thường gây ra lũ vừa và lớn.

Dạng 5: hai hình thế trên đây (3 và 4) nếu kết hợp với gió đông trên cao thì
gây ra mưa trên cao cực kì lớn và có thể xẩy ra lũ lịch sử (như lũ tháng
10/1983 và lũ đầu tháng 11/1999).
Sự tổ hợp 2, 3 thậm chí 4 hình thế thời tiết hoặc đồng thời kế tiếp nhau thì sẽ
gây ra đợt lũ cực kì ác liệt như trận lũ đầu tháng 11/1999. Trận lũ lịch sử này
có dạng lũ kép, biên độ lớn, lũ lên nhanh nhưng rút chậm do ảnh hưởng của
triều cường. Thời gian lũ trên báo động III kéo dài trong nhiều ngày[14].
Lũ lụt ở Thừa thiên Huế mang các đặc điểm sau:
Số trận lũ: Theo số liệu quan trắc từ 1977-2006 trên sông Hương, trung bình
hàng năm có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức báo động II, năm nhiều nhất
có 7 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% lũ lớn và đặc biệt lớn. Những
năm có hiện tượng La Nina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rõ rệt.
Thời gian kéo dài: Phụ thuộc vào tình hình mưa và thuỷ triều, thời gian kéo
dài trung bình của một đợt lũ khoảng 3-5 ngày, dài nhất 6-7 ngày.
Thời gian truyền lũ: trung bình 5-6 giờ với khoảng cách 51km từ thượng
nguồn (Thượng Nhật) đến hạ lưu (Kim Long).
Biên độ lũ, cường suất lũ: phụ thuộc vào lượng mưa và cường độ mưa và hình
dạng mặt cắt sông. Biên độ lũ giao động troảng 3-5m, cường suất lũ lớn nhất
ở vùng núi khoảng 1-2m/h, ở vùng đồng bằng từ 0,5-1m/h.
Lưu lượng lũ: Lưu lượng của trận lũ 1953 là 12.500m
3
/s và trận lũ đầu tháng
XI/1999 là 14.000m
3
/s. Tổng lượng nước trên toàn bộ các sông đổ xuống hạ
14
lưu từ ngày 1-6/XI/1999 là khoảng 307 tỷ m
3
làm 90% lãnh thổ vùng đồng
bằng ngập sâu trong nước từ 1-4m[14].

Theo quy chế thông báo tình hình lũ ở các con sông chính của nước ta do
Chính Phủ ban hành, trên các con sông ở Thừa Thiên Huế được quy định ở bảng 1:
Bảng 1: Mực nước báo động trên các con sông ở Thừa Thiên Huế
Tên sông Trạm thủy
văn
Mực nước ở cấp báo động
(m)
Thời gian
dự kiến
(giờ)
I II III
Sông Tả Trạch Thượng Nhật 59,0 62,0 64,0 6-12
Sông Hương Kim Long 0,5 2,0 3,0 6-12
Sông Bồ Phú Ốc 1,0 3,0 4,5 6-12
(Nguồn: Số liệu thống kê của sở khoa học, công nghệ và môi trường TTH)
Các mức báo động trên có ý nghĩa sau:
Mức báo động I: Ngập một số vùng ven sông
Mức báo động II: Mực nước dâng lên, ngập đường sá vùng thấp, cá bãi hao
màu, nhà cử ven sông bị đe dọa, nhà cửa ngập sâu trên diện rộng.
Mức báo động III: Nước ngập các trục đường giao thông chính từng đoạn,
ngập các kho tàng biến bãi, trường học, nhà cửa, đe dọa tính mạng con người.
2.3.2. Tình hình thiệt hại do lũ năm 2009 tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế được coi là "trung tâm" vùng lũ lụt miền Trung. Theo
báo cáo thống kê thiệt hại do lũ năm 2009 của UBND tỉnh, đã có 5 đợt lũ liên
tiếp xẩy ra, trong đó có 4 đợt lũ lớn xẩy ra trên báo động III. Chính vì vậy, lũ
lớn đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản của người dân. Cụ thể:
Về người:
Trong cả 4 đợt lũ lớn như đã nói, toàn tỉnh đã có 36 người chết, chỉ
riêng cơn bão số 9 đã có 11 người chết. Nguyên nhân chính gây tử vong là do
thái độ bất cẩn, chủ quan của người dân khi tham gia phòng chống lụt bão.

Ngoài ra, còn có 2 người mất tích và 56 người bị thương do lũ lụt.
Về nhà ở:
Lũ đã làm sập và cuốn trôi 307 ngôi nhà, bị ngập 109164 ngôi nhà. Các
địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là ở huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc,
huyện Phong Điền. Ngoài ra, còn có 6765 ngôi nhà bị tốc mái.
15
Về sản xuất:
Toàn tỉnh có 2650 ha diện tích lúa bị sập, ngã đổ; 3550 ha diện tích hoa
màu các loại bị ngập, hư hại; 460 tấn thóc và giống các loại bị ngập và hư hỏng.
Có hơn 3100 con lợn, trâu bò bị chết, 100000 con gia cầm bị chết. Ngoài ra, mưa
lũ còn làm sập 1449 ao hồ nuôi trồng thủy sản, ước sạt lở 401000m
3
đất, 56 lồng
nuôi cá bị cuốn trôi; có 43 tàu thuyền, sà lan can bị chìm lật.
Về cơ sở hạ tầng:
* Giao thông:
Hầu hết các tuyến đường trong toàn tỉnh đều bị ngập sâu. Đặc biệt,
100% tuyến đường liên thôn, liên xã bị ngập sâu trong nước lũ từ 0,5 đến 1m
nước. Riêng tuyến tỉnh lộ 49, 14… bị sạt lở hàng trăm đoạn với hàng ngàn m
3
đất đá trụt lở trong mưa lũ gây ách tắc giao thông.
* Các công trình thủy lợi:
Nhiều công trình thủy lợi bị hư hại nặng như; trên 76 công trình hồ
chứa, đập dâng nhỏ xây dựng tạm ở các xã miền núi bị sạt lở bồi lấp; trên 427
hệ thống đê bao, kênh mương nội đồng sạt lở và bồi lấp; trên 427 tuyến đê
ngăn mặn, đê song bị sạt lở, hư hỏng và xuống cấp; hệ thống đường cấp nước
sạch bị cuốn trôi và bồi lấp.
* Điện lực:
Hơn 72% phụ tải toàn tỉnh bị mất. Tổng thiệt hại thống kê được là 1210
tỷ đồng. Trong đó, giao thông và cơ sở hạ tầng thiệt hại lớn nhất 860 tỷ đồng,

chiếm gần 66% trong tổng thiệt hại. Ngành nông nghiệp thiệt hại 46,7 tỷ
đồng. Còn lại là thiệt hại các mảng dân sinh, y tế, xã hội.
16
PHẦN 3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: gần biển, sông, địa hình thấp trũng….
- Khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm…
- Thiên tai: lũ lụt, hán hán
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư địa phương
- Các ngành kinh tế
3.1.2. Đặc điểm của nông hộ
- Số nhân khẩu trong gia đình, số lao động, độ tuổi và trình độ lao động, số
người phụ thuộc.
- Loại nhà đang sử dụng, năm xây dựng, tình hình chất lượng nhà hiện nay.
- Các loại vật dụng gia đình: ti vi, xe máy…
3.1.3. Đặc điểm lũ lụt năm 2009
- Số đợt lũ /năm, thời gian xảy ra, cường độ, diện ngập lụt
- Số liệu dự đoán về xu hướng các hiện tượng trong thời gian tới về cường độ,
mức độ nghiêm trọng…
3.1.4. Thiệt hại của nông hộ do lụt năm 2009
3.1.4.1. Thiệt hại về tài sản, phương tiện sinh hoạt
- Tổng thiệt hại quy ra tiền
- Các loại tài sản bị mất, hư hỏng, giá trị các loại
- Tình trạng nhà sau lũ, mức độ thiệt hại nhà cửa
3.1.4.2. Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp
- Số lượng cây trồng vật nuôi bị mất mát, hư hỏng

- Số diện tích lúa, hoa màu bị mất
- Giá trị các loại
- Các loại công cụ, máy móc bị thiệt hại do lũ
3.1.5. Thay đổi sinh kế trong nông nghiệp do lụt
- Các nguồn tạo thu nhập chính của hộ
17
- Các loại hình sản xuất nông nghiệp chính (cây trồng, vật nuôi…)
- Quy mô các loại, diện tích, số lượng
- Những thay đổi trong kỹ thuật, đầu tư cho các hoạt động nông nghiệp nhằm
giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp
3.1.6. Các giải pháp ứng phó và khắc phục của chính quyền địa phương
- Tình trạng các công trình, dịch vụ hỗ trợ địa phương trong phòng chống
thiên tai (đài cảnh báo, kẻng, nhà trú ẩn )
- Vai trò của chính quyền địa phương, các phòng chức năng liên quan đến
phòng chống thiên tai
3.1.7. Các giải pháp ứng phó và khắc phục của nông hộ
- Giải pháp phòng chống: củng cố nhà cửa; mua sắm thuyền bè; gửi tiết kiệm;
mua bảo hiểm; di tản tài sản, người…
- Các giải pháp người dân lựa chọn trong trường hợp mưa lũ bất ngờ xảy ra;
hay bất ngờ trầm trọng hơn ngoài dự đoán
- Những giải pháp của nông hộ nhằm khắc phục các khó khăn trong đời sống
và sản xuất sau lũ
- Giải pháp ưu tiên nhất được người dân sử dụng? Vì sao lại chọn giải pháp đó?
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những nông hộ sống ven biển Thừa Thiên Huế
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: nghiên cứu các nội dung liên quan đến tình hình lũ lụt,
những thiệt hại và giải pháp ứng phó với lũ lụt của người dân vùng ven biển.
* Phạm vi không gian: địa điểm được chọn nghiên cứu là xã Phú Thanh- một

xã nghèo, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và chịu nhiều ảnh
hưởng của lũ lụt.
* Phạm vi thời gian: nghiên cứu tập trung vào 2 năm 2009, 2010
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp PRA sử dụng trong nghiên cứu này với các công cụ hổ trợ:
* Phỏng vấn sâu: cán bộ địa phương và người am hiểu về công tác ứng phó
và chiến lược sinh kế cho người dân trước lũ lụt.
18
* Phỏng vấn hộ theo bảng phỏng vấn:
Chọn mẫu:
+ Dung lượng mẫu: 40 hộ.
+ Phương pháp chọn mẫu: thu thập danh sách các hộ tại cán bộ thôn,
chọn ngẫu nhiên 40 hộ.
* Thảo luận nhóm: 1 buổi.
Nhằm mục đích kiểm tra lại thông tin điều tra, và xây dựng các giải pháp để
giảm nhẹ tác động của lũ lụt dựa vào cộng đồng
Có 10 người tham gia gồm: 3 người am hiểu, 1 đại diện của xã, và 6 người dân
3.3.2. Thu thập số liệu:
* Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, thiệt hại do
lũ lụt thông qua các báo cáo của xã.
* Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn sâu những người am
hiểu thông tin trên địa bàn. Thảo luận nhóm với nhóm người dân, kết
hợp với điều tra nông hộ bằng bảng hỏi.
- Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sau khi thu thập được nhập và xử lý bằng phần mền Excel
19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản của xã Phú Thanh

Xã Phú Thanh – huyện Phú Vang đựơc chọn làm điểm nghiên cứu là một xã
bãi ngang ven biển còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung về điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội của xã cũng có những nét đặc trưng riêng.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí
Xã Phú Thanh là một xã có vị trí địa lí hơi đặc biệt. Nó là một xã thuộc
vùng bãi ngang ven biển nhưng lại nằm ở cuối hạ lưu sông Hương và gần với
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Xã nằm cách thành phố Huế 10 km về phía
Đông.
Xã Phú Thanh có phía Bắc giáp với sông Hương. Phía Nam giáp với xã Phú
Dương. Phía Đông giáp với thị Trấn Thuận An. Phía Tây giáp với xã Phú
Mậu. Như vậy, vị trí của xã nằm gọn trong vành đai nhiệt đới bán cầu và là
khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á. Với vị trí đặc biệt đó, xã vừa
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam chi phối. Gió
mùa đông bắc bắt đầu vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân
từ 4-6m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây ra lũ lụt và
ngập úng ở nhiều nơi.
Đặc điểm địa hình
Xã có địa hình thấp trũng nhất huyện Phú Vang và không có đồi núi.
Tuy nhiên địa hình của xã được chia thành hai vùng chính: hợp tác xã 1 và
hợp tác xã 2.
Hợp tác xã 1 là vùng có địa hình cao hơn gồm hai thôn Hoà An và Lại Lộc,
trong đó thôn Hoà An là thôn có địa hình cao nhất toàn xã. Thường ít chịu
ảnh hưởng nhất của tác hại lũ lụt.
Hợp tác xã 2 là vùng có địa hình thấp trũng hơn, gồm 3 thôn: Quy Lai, Thanh
Đàm, Hải Trình. Trong đó thôn Hải Trình là thôn thấp nhất trên địa bàn. Đây
là vùng thấp trũng nên đất đai thường bị ngập úng và nhiễm mặn ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Điều kiện khí hậu - thuỷ văn
20

* Khí hậu:
Xã Phú Thanh cũng như các xã khác của huyện Phú Vang đều
chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh
hưởng của khí hậu đại dương. Vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu
thời tiết của xã là: nhiệt độ cao đều trong năm (25
0
C - 39,8
0
C), tổng tích ôn
lớn (hầu hết >9000
0
C), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ rệt (mùa mưa
và mùa khô) và chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão. Trên lý thuyết, so với các
tiểu vùng khác của huyện Phú Vang thì xã Phú Thanh nằm trong tiểu vùng có
điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp mang tính chất sản xuất
hàng hoá cao, đặc biệt là phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, các loại cây
trồng đòi hỏi về nhu cầu nước tưới lớn. Cụ thể:
Về nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 25
0
C; cao nhất vào các tháng 5,6,7 và 8
với nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm khoảng 40,1
0
C; nhiệt độ thấp nhất vào các
tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau với nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 10,2
0
C.
Về mưa, do địa hình đồng bằng ven biển nên có lượng mưa thấp, số ngày mưa
ngắn hơn so với các vùng miền núi của tỉnh, lượng mưa trung bình năm
khoảng 2550mm.
Thời tiết của xã chia thành 2 mùa rõ rệt. Trong đó, mùa khô bắt đầu từ tháng

3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11 là
tháng có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Trong 4
tháng này là thời gian mưa lũ chính vụ, ngoài ra, còn có xuất hiện lũ tiểu mãn
trong khoảng tháng 5,6. Trận lũ này tuy không lớn nhưng cũng gây thiệt hại
đáng kể về sản xuất nông nghiệp.
Về độ ẩm trung bình năm đạt 85% - 86%, cao nhất là 89% vào các tháng 9,
10, 11; thấp nhất năm là 76%.
* Thuỷ văn: Đặc điểm thuỷ văn của xã Phú Thanh chịu ảnh hưởng của 2 con
sông: sông Hương và sông Phổ Lợi (hay còn gọi là đầm nậy). Sông Hương
chảy qua xã với chiều dài trên 4 km, lòng sông rộng và sâu, tốc độ dòng chảy
lớn. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong
xã, sông Hương cũng là một yếu tố góp phần gây nên hiện tượng ngập lụt cao.
Về phương diện địa mạo, nhìn chung độ cao tuyệt đối, hướng nghiêng
của bề mặt đồng bằng sông Hương có xu hướng giảm dần và nghiêng từ rìa
21
Tây Nam về Đông Bắc hoặc từ rìa Tây Bắc xuống Đông Nam, tức là trùng
hợp hướng dòng chảy sông Hương và các sông suối khác. Thật vậy, ở rìa Tây
Nam và Tây Bắc độ cao tuyệt đối tới 8-10m, nhưng đến nơi sông Hương đổ
vào phá Tam Giang, sông Đại Giang giao lưu với đầm Cầu Hai mặt đất không
cao hơn 2-l,5m. Song trên bình diện chung đó vẫn tồn tại một số nơi vượt cao
hoặc trũng thấp khác thường. Trảng cát nội đồng Phú Vang với cây bụi lúp
xúp phân bố kế cận đầm Thủy Tú vẫn có độ cao tuyệt đối 3-5m và cao hơn
mặt đất đồng bằng trũng thấp kế cận 1-3m. Các xã Phú Hồ, Phú Lương, Thủy
Lương, Thủy Tân, Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thái là những nơi trũng thấp lòng
chảo và có độ cao mặt đất từ -1 đến -1,5m (dưới 0m).
Cũng giống như đồng bằng sông Bồ, địa hình đồng bằng sông Hương
bị biến đổi hàng năm và mạnh nhất tại các vùng ven sông. Nguyên nhân cơ
bản gây ra những biến đổi mạnh mẽ đó cũng lại là quá trình xói lở - bồi lấp
của dòng chảy lũ ở vùng hạ lưu sông Hương kể từ ngã ba Tuần (Thủy Bằng,
Hương Thọ) đến gần cửa sông (Phú Thanh, Quảng Thành).

Còn sông Phổ Lợi được hình thành từ lâu đời và thông với Phá Tam Giang.
Về mùa khô nước thường bị nhiễm mặn. Đầm này có diện tích rộng 27 ha nên
rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và sản xuất của người dân.
Ngoài ra, xã còn chịu tác động của triều cường xâm nhập từ biển phía
Thị Trấn Thuận An vào.
4.1.2. Điều kiên kinh tế - xã hội.
Phú Thanh là một xã nhỏ của huyện Phú Vang, với diện tích tự nhiên là
771,2 ha (chiếm 2,75% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện). Đây là xã nghèo
vùng bãi ngang ven biển, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông
nghiệp.
22
Bảng 2: Thông tin tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Phú Thanh năm 2009
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ%
Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 771,2 100
Diện tích đất nông nghiệp Ha 399,4 51,8
Diện tích đất phi nông nghiệp Ha 159,4 20,7
Diện tích đất chưa sử dụng Ha 212,4 27,5
Tổng số hộ Hộ 943 100
Phân theo ngành nghề
Hộ nông nghiệp Hộ 778 82,5
Hộ phi nông nghiệp Hộ 165 17,5
Phân theo loại hộ
Hộ khá Hộ 79 8,4
Hộ trung bình Hộ 738 78,2
Hộ nghèo Hộ 126 13,4
(Nguồn: Thống kê của UBND xã Phú Thanh năm 2009)
Về nông nghiệp, xã Phú Thanh là một xã thuần nông độc canh cây lúa.
Một năm có hai vụ lúa:Đông Xuân và Hè Thu. Với Vụ Đông Xuân có khoảng
337 ha (đạt 60,5 tạ/ ha), Vụ Hè Thu có khoảng 295 ha( đạt 56,2 tạ/ ha). Lí do
chính của việc diện tích của vụ hè thu lại thấp hơn vụ Đông Xuân là vì có

khoảng 42 ha không canh tác được, chỉ trồng được lúa một vụ địa phương với
năng suất khoảng 40 tạ/ha. Đặc điểm của giống lúa này là thích hợp với điều
kiện đất ngập úng và bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có các giống lúa nông
nghiệp được người dân sử dụng chủ yếu là Khang Dân, X21, C23, 4B và Nếp.
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 3694 tấn, giảm 08 tấn so với
năm 2008. Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết không thuận lợi gây
ngập úng 70ha (vụ Đông Xuân), 66,4 ha (vụ Hè Thu) và tình hình dịch rầy
nâu xẩy ra trên diện rộng làm giảm năng suất cây lúa. Phần lớn rau màu của
xã là rau xanh (xà lách, mồng tơi, rau ngót, ớt…) được trồng quanh năm ở
trong vườn nhà nhằm phục vụ gia đình và số ít dùng để bán.
Về chăn nuôi, các vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò, gà, vịt… So với năm
2008, thì năm 2009 trong chăn nuôi đã có những sự thay đổi nhất định. Tranh
thủ nguồn vốn của dự án hỗ trợ khắc phục đàn lợn nái sau dịch lở mồn long
23
móng với giá trị gần 30 triệu đồng, nhân dân góp vốn đã tăng thêm 65 con lợn
nái hậu bị, đưa tổng đàn lợn nái hiện có hơn 120 con. Tổng đàn trâu có 58
con, tăng 6 con. Tổng đàn lợn có 2200 con, giảm 700 con và tổng đàn gia cầm
có 18000 con giảm 1000 con. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi là do biến
động giá cả thị trường nên người chăn nuôi không có lãi. Và thường xuyên
phải chịu ảnh hưởng của các nạn dịch như dịch cúm gia cầm, lở mồm long
móng, dịch tai xanh.
Về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, ngành thủy sản của địa phương còn
chậm phát triển. Riêng nuôi trồng chỉ có 1,5 ao hồ dùng để nuôi cá các loại.
Tuy nhiên do điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, nguồn giống nuôi chưa
sạch bệnh, công tác cải tạo ao hồ không đảm bảo, môi trường nước ô nhiễm
mặn nên nặng suất cá thu hoạch đạt 2,6 tấn đạt mức kế hoạch là 43,3%. Nhìn
chung mức độ khai thác thủy sản cao hơn hẳn so với nuôi trồng. Phần lớn
người dân tiến hành khai thác trong môi trường tự nhiên như sông Hương, các
đầm nậy. Với diện tích mặt nước khoảng 50ha, nhưng chỉ tranh thủ đầu tư
được 2000m

2
để thực hiện mô hình chuôm, còn lại chủ yếu đánh bắt bằng thủ
công như lưới, xay, nò sáo. Tổng sản lượng tôm cá tự nhiên đánh bắt được đạt
khoảng 7 tấn.
Về công nghiệp và dịch vụ cũng giữ vai trò quan trọng nhưng chưa
thực sự phát triển. Chủ yếu là dịch vụ của 2 hợp tác xã kinh doanh dịch vụ cá
thể như dịch vụ nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải.
Về xã hội, số hộ nghèo và trung bình là 2 con số chiếm tỷ lệ cao nhất của
xã (hộ nghèo: 13,35%, hộ trung bình: 78,2%). Sinh kế của những hộ này đơn
giản, chủ yếu là trồng lúa. Hoạt động này tạo thu nhập cho nông hộ còn ở mức
thấp. Vấn đề giải quyết việc làm cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Phần
lớn thanh niên đang trong độ tuổi lao động đều thất nghiệp, chỉ ở nhà phụ giúp
gia đình làm nông. Và chỉ có 30% thanh niên đi làm ăn ở các tỉnh Phía Nam.
Như vậy, xã Phú Thanh là một xã có điều kiện tự nhiên khó khăn bởi thời tiết,
mức độ phụ thuộc vào ngành nông nghiệp nhờ trời cao, cơ cấu ngành nghề
đơn giản, mức thu nhập của người dân thấp. Do vậy, khả năng bị tổn thương
lũ là rất cao.

24
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội các hộ khảo sát
Đề tài nghiên cứu chọn thôn Hải Trình làm điểm nghiên cứu điển hình.
Đây là thôn có địa hình thấp trũng, biệt lập với các thôn khác và phải chịu
thiệt hại nặng nề do lũ lụt. Các hộ khảo sát thuộc vào 3 nhóm hộ chính: hộ
khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Mỗi nhóm hộ có sự khác nhau về đặc điểm
kinh tế xã hội. Chính sự khác nhau này có ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do
lũ, cũng như khả năng phục hồi và ứng phó trước lũ. Vì vậy, việc phân tích
đặc điểm kinh tế xã hội của từng nhóm hộ là cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
Bảng 3: Đặc điểm kinh tế- xã hội các hộ khảo sát năm 2009
Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo
Số khẩu/ hộ Khẩu 4,71 5,47 5,91

Số lao động/ hộ Lao động 4,14 4,19 3,67
số nhân khẩu/ lao
động
Khẩu 1,14 1,31 1,61
Nhà kiên cố % 100 19 0
Nhà bán kiên cố % 0 81 17
Nhà tạm bợ % 0 0 83
Bình quân thu
nhập/ hộ/ năm
Triệu đồng 54,25 23,37 14,27
(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2010)
Từ bảng 3 cho thấy các nhóm hộ khảo sát có số khẩu tương đối cao,
trung bình từ 5-6 khẩu/hộ. Sự chênh lệch số khẩu /hộ giữa các nhóm hộ là
không cao, trong đó hộ nghèo là hộ có số khẩu /hộ là cao nhất (5,91 khẩu /hộ)
và nhóm hộ thấp nhất là hộ khá (4,71 khẩu /hộ). Tuy vậy, số lao động/ hộ của
nhóm hộ nghèo lại thấp nhất và nhóm hộ trung bình là cao nhất. Điều này
chứng tỏ nhóm hộ nghèo có số người sống phụ thuộc, không tạo thu nhập cho
gia đình là cao nhất. Và số nhân khẩu/ lao động của nhóm hộ khá là thấp nhất,
chứng tỏ nhóm hộ này có số lao động/ khẩu tạo thu nhập cao nhất.
Số nhân khẩu/ lao động quyết định đến nguồn thu và mức thu nhập của hộ rất lớn.
Trên lí thuyết cho thấy rằng, ở những nhóm hộ nào mà có số nhân khẩu/ lao động
thấp thì thường đem lại mức thu nhập cho hộ cao hơn các nhóm hộ còn lại, ngược
lại, nếu nhóm hộ nào có số nhân khẩu/ lao động cao thì thường đem lại mức thu
25

×