Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghiên cứu các nhân tố hạn chế đến việc trồng sắn trên vùng đất cát của người dân huyện phú vang - thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 66 trang )

Lời cảm ơn
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập số liệu đến nay đề tài “Nghiên
cứu các nhân tố hạn chế đến việc trồng sắn trên vùng đất cát của người dân
huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế” đã hoàn thành. Để có được kết quả như vậy,
tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Khuyến nông & Phát triển nông
thôn Trường đại học Nông lâm Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Phú Đa, huyện Phú
Đa, tỉnh Thừa Thiên Huế sự chia sẽ thông tin trung thực, quý báu của cán bộ
lãnh đạo cùng bà con thôn Nam Châu, thôn Trường Lưu và thôn Lương Viện xã
Phú Đa.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Chung, thôn
Trường Lưu - Phú Đa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi chỗ ăn ở cũng như việc chia
sẽ thông tin trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Viết Tuân,
người thầy đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiên đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn động viên,
khích lệ tôi để hoàn thành đề tài.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài song không tránh khỏi
những hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo
để đề tài hoàn thiện hơn
Huế tháng 5, năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tường
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đủ
HTX Hợp tác xã
SH Sở hữu
ĐVT Đơn vị tính
DT Diện tích


NSBQ Năng suất bình quân
SL Sản lượng
% Tỉ lệ phần trăm
STT Số thứ tự
NN Nông nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
Stươi Sắn tươi
Skhô Sắn khô
FAO
Tổ chức nông lương thế giới
EEC Khối thị trường chung châu Âu
IFPRI
Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
MỤC LỤC 5
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1
1.2. M c tiêu nghiên c uụ ứ 2
1.3. Câu h i nghiên c uỏ ứ 2
2.1. C s lý lu nơ ở ậ 3
2.1.1. C s sinh thái h c c a cây s n ơ ở ọ ủ ắ 3
2.1.2. M t s gi ng s nộ ố ố ắ 4
2.1.3. Nh ng y u t nh h ng n quá trình sinh tr ng v phát tri n c a ữ ế ố ả ưở đế ưở à ể ủ
cây tr ng v t nuôiồ ậ 4
2.1.3.1. nh h ng c a các y u t t nhiênẢ ưở ủ ế ố ự 4
2.1.3.2. nh h ng c a y u t kinh t - xã h iẢ ưở ủ ế ố ế ộ 5
2.2. C s th c ti nơ ở ự ễ 6
2.2.1. Tình hình s n xu t v tiêu th s n trên th gi iả ấ à ụ ắ ế ớ 6
2.2.2. Tình hình s n xu t v tiêu th s n Vi t Namả ấ à ụ ắ ở ệ 9

2.2.3. Tình hình s n xu t s n Th a Thiên Huả ấ ắ ở ừ ế 12
3.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 14
3.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 14
3.3. N i dung nghiên c uộ ứ 14
3.3.1. c i m t nhiên c a vùng nghiên c uĐặ đ ể ự ủ ứ 14
3.3.1.1. i u ki n t nhiênĐ ề ệ ự 14
3.3.1.2. i u ki n kinh t - xã h iĐ ề ệ ế ộ 14
3.3.2. Tình hình s n xu t s nả ấ ắ 14
3.3.2.1. Tình hình s n xu t s n xã Phú aả ấ ắ ở Đ 14
3.3.2.2. Tình hình s n xu t s n c a nông h tr ng s nả ấ ắ ủ ộ ồ ắ 14
3.3.3. Nh ng nhân t nh h ng n vi c tr ng s n trên vùng t cátữ ố ả ưở đế ệ ồ ắ đấ 15
3.3.3.1. Nhóm nhân t v i u ki n t nhiênố ề đ ề ệ ự 15
3.3.3.2. Nhân t k thu tố ỹ ậ 15
3.3.3.3. Nhân t kinh t hố ế ộ 15
3.3.3.4. nh h ng c a nhân t th tr ngẢ ưở ủ ố ị ườ 15
3.3.3.5. nh h ng c a nhân t hi u qu kinh tẢ ưở ủ ố ệ ả ế 15
3.3.3.6. nh h ng c a nhân t chính sáchẢ ưở ủ ố 15
3.3.4. ánh giá th t u tiên c a các nhân tĐ ứ ự ư ủ ố 15
3.4. Ph ng Pháp nghiên c uươ ứ 15
3.4.1. Thu th p thông tin th c pậ ứ ấ 15
3.4.2. Thu th p thông tin s c pậ ơ ấ 15
3.3.3. X lý s li uử ố ệ 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1. c i m vùng nghiên c uĐặ đ ể ứ 17
4.1.1 c i m t nhiênĐặ đ ể ự 17
4.1.2 i u ki n kinh t xã h iĐ ề ệ ế ộ 19
4.2. Tình hình s n xu t s n xã Phú aả ấ ắ ở Đ 21
4.2.1. Di n tích, n ng su t, s n l ng s n qua các n m 2007 - 2010ệ ă ấ ả ượ ắ ă 21
4.2.2. Phân b di n tích s n v các cây tr ng c n khác c a xã n m 2010ố ệ ắ à ồ ạ ủ ă 23
4.2.3. S h tham gia tr ng s n n m 2010ố ộ ồ ắ ă 24

4.3. Tình hình s n xu t s n c a các nhóm hả ấ ắ ủ ộ 25
4.3.1. c i m nhân kh u c a nông h tr ng s n n m 2010Đặ đ ể ẩ ủ ộ ồ ắ ă 25
4.3.2. C c u s d ng t c a nhóm h 2010ơ ấ ử ụ đấ ủ ộ 27
4.3.3. Di n tích, n ng su t v s n l ng c a cây s n v m t s cây hoa m uệ ă ấ à ả ượ ủ ắ à ộ ố à
khác ph bi n c a nhóm h n m 2010ổ ế ủ ộ ă 28
4.3.4. Di n tích, n ng su t c a các gi ng s n qua các n m 2007 - 2010ệ ă ấ ủ ố ắ ă 29
4.5. Nh ng nhân t h n ch vi c tr ng s n trên vùng t cát ữ ố ạ ế ệ ồ ắ đấ 31
4.5.1. Nhóm nhân t v i u ki n t nhiênố ề đ ề ệ ự 31
4.5.1.1. i u ki n th i ti tĐ ề ệ ờ ế 31
4.5.1.2. i u ki n t aiĐ ề ệ đấ đ 34
4.5.2. nh h ng c a nhân t k thu tẢ ưở ủ ố ỹ ậ 37
4.5.3. nh h ng c a y u t kinh t hẢ ưở ủ ế ố ế ộ 39
4.5.3.1. V n ố 39
4.5.3.2. Lao ngđộ 40
4.5.4. nh h ng c a th tr ng tiêu th Ả ưở ủ ị ườ ụ 41
4.5.4.1. Tình hình tiêu th s n ph m c a nhóm h n m 2010ụ ả ẩ ủ ộ ă 41
4.5.4.2. nh h ng c a th tr ng tiêu th i v i vi c phát tri n tr ng s nẢ ưở ủ ị ườ ụ đố ớ ệ ể ồ ắ 43
4.5.5. nh h ng c a hi u qu kinh t Ả ưở ủ ệ ả ế 45
4.5.5.1. Hi u qu kinh t c a vi c tr ng s n c a các nhóm h n m 2010ệ ả ế ủ ệ ồ ắ ủ ộ ă 45
4.5.5.2. So sánh hi u qu kinh t c a cây s n v i cây tr ng ph bi n ệ ả ế ủ ắ ớ ồ ổ ế 48
4.5.5.3. ánh giá vai trò kinh t c a tr ng s n n m 2010Đ ế ủ ồ ắ ă 50
4.5.6. nh h ng c a chính quy n v các ban ng nhẢ ưở ủ ề à à 51
4.6. ánh giá th t các nhân t nh h ng n vi c m r ng s n xu t c a Đ ứ ự ố ả ưở đế ệ ở ộ ả ấ ủ
các nhóm hộ 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1. K T LU NẾ Ậ 54
5.2. KI N NGHẾ Ị 55
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 57
PH L CỤ Ụ 58
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
MỤC LỤC 5
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1
1.2. M c tiêu nghiên c uụ ứ 2
1.3. Câu h i nghiên c uỏ ứ 2
2.1. C s lý lu nơ ở ậ 3
2.1.1. C s sinh thái h c c a cây s n ơ ở ọ ủ ắ 3
2.1.2. M t s gi ng s nộ ố ố ắ 4
2.1.3. Nh ng y u t nh h ng n quá trình sinh tr ng v phát tri n c a ữ ế ố ả ưở đế ưở à ể ủ
cây tr ng v t nuôiồ ậ 4
2.1.3.1. nh h ng c a các y u t t nhiênẢ ưở ủ ế ố ự 4
2.1.3.2. nh h ng c a y u t kinh t - xã h iẢ ưở ủ ế ố ế ộ 5
2.2. C s th c ti nơ ở ự ễ 6
2.2.1. Tình hình s n xu t v tiêu th s n trên th gi iả ấ à ụ ắ ế ớ 6
2.2.2. Tình hình s n xu t v tiêu th s n Vi t Namả ấ à ụ ắ ở ệ 9
2.2.3. Tình hình s n xu t s n Th a Thiên Huả ấ ắ ở ừ ế 12
3.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 14
3.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 14
3.3. N i dung nghiên c uộ ứ 14
3.3.1. c i m t nhiên c a vùng nghiên c uĐặ đ ể ự ủ ứ 14
3.3.1.1. i u ki n t nhiênĐ ề ệ ự 14
3.3.1.2. i u ki n kinh t - xã h iĐ ề ệ ế ộ 14
3.3.2. Tình hình s n xu t s nả ấ ắ 14
3.3.2.1. Tình hình s n xu t s n xã Phú aả ấ ắ ở Đ 14
3.3.2.2. Tình hình s n xu t s n c a nông h tr ng s nả ấ ắ ủ ộ ồ ắ 14
3.3.3. Nh ng nhân t nh h ng n vi c tr ng s n trên vùng t cátữ ố ả ưở đế ệ ồ ắ đấ 15
3.3.3.1. Nhóm nhân t v i u ki n t nhiênố ề đ ề ệ ự 15
3.3.3.2. Nhân t k thu tố ỹ ậ 15
3.3.3.3. Nhân t kinh t hố ế ộ 15

3.3.3.4. nh h ng c a nhân t th tr ngẢ ưở ủ ố ị ườ 15
3.3.3.5. nh h ng c a nhân t hi u qu kinh tẢ ưở ủ ố ệ ả ế 15
3.3.3.6. nh h ng c a nhân t chính sáchẢ ưở ủ ố 15
3.3.4. ánh giá th t u tiên c a các nhân tĐ ứ ự ư ủ ố 15
3.4. Ph ng Pháp nghiên c uươ ứ 15
3.4.1. Thu th p thông tin th c pậ ứ ấ 15
3.4.2. Thu th p thông tin s c pậ ơ ấ 15
3.3.3. X lý s li uử ố ệ 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1. c i m vùng nghiên c uĐặ đ ể ứ 17
4.1.1 c i m t nhiênĐặ đ ể ự 17
4.1.2 i u ki n kinh t xã h iĐ ề ệ ế ộ 19
4.2. Tình hình s n xu t s n xã Phú aả ấ ắ ở Đ 21
4.2.1. Di n tích, n ng su t, s n l ng s n qua các n m 2007 - 2010ệ ă ấ ả ượ ắ ă 21
4.2.2. Phân b di n tích s n v các cây tr ng c n khác c a xã n m 2010ố ệ ắ à ồ ạ ủ ă 23
4.2.3. S h tham gia tr ng s n n m 2010ố ộ ồ ắ ă 24
4.3. Tình hình s n xu t s n c a các nhóm hả ấ ắ ủ ộ 25
4.3.1. c i m nhân kh u c a nông h tr ng s n n m 2010Đặ đ ể ẩ ủ ộ ồ ắ ă 25
4.3.2. C c u s d ng t c a nhóm h 2010ơ ấ ử ụ đấ ủ ộ 27
4.3.3. Di n tích, n ng su t v s n l ng c a cây s n v m t s cây hoa m uệ ă ấ à ả ượ ủ ắ à ộ ố à
khác ph bi n c a nhóm h n m 2010ổ ế ủ ộ ă 28
4.3.4. Di n tích, n ng su t c a các gi ng s n qua các n m 2007 - 2010ệ ă ấ ủ ố ắ ă 29
4.5. Nh ng nhân t h n ch vi c tr ng s n trên vùng t cát ữ ố ạ ế ệ ồ ắ đấ 31
4.5.1. Nhóm nhân t v i u ki n t nhiênố ề đ ề ệ ự 31
4.5.1.1. i u ki n th i ti tĐ ề ệ ờ ế 31
4.5.1.2. i u ki n t aiĐ ề ệ đấ đ 34
4.5.2. nh h ng c a nhân t k thu tẢ ưở ủ ố ỹ ậ 37
4.5.3. nh h ng c a y u t kinh t hẢ ưở ủ ế ố ế ộ 39
4.5.3.1. V n ố 39
4.5.3.2. Lao ngđộ 40

4.5.4. nh h ng c a th tr ng tiêu th Ả ưở ủ ị ườ ụ 41
4.5.4.1. Tình hình tiêu th s n ph m c a nhóm h n m 2010ụ ả ẩ ủ ộ ă 41
4.5.4.2. nh h ng c a th tr ng tiêu th i v i vi c phát tri n tr ng s nẢ ưở ủ ị ườ ụ đố ớ ệ ể ồ ắ 43
4.5.5. nh h ng c a hi u qu kinh t Ả ưở ủ ệ ả ế 45
4.5.5.1. Hi u qu kinh t c a vi c tr ng s n c a các nhóm h n m 2010ệ ả ế ủ ệ ồ ắ ủ ộ ă 45
4.5.5.2. So sánh hi u qu kinh t c a cây s n v i cây tr ng ph bi n ệ ả ế ủ ắ ớ ồ ổ ế 48
4.5.5.3. ánh giá vai trò kinh t c a tr ng s n n m 2010Đ ế ủ ồ ắ ă 50
4.5.6. nh h ng c a chính quy n v các ban ng nhẢ ưở ủ ề à à 51
4.6. ánh giá th t các nhân t nh h ng n vi c m r ng s n xu t c a Đ ứ ự ố ả ưở đế ệ ở ộ ả ấ ủ
các nhóm hộ 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1. K T LU NẾ Ậ 54
5.2. KI N NGHẾ Ị 55
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 57
PH L CỤ Ụ 58
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sắn là cây lấy củ được trồng phổ biến trên toàn thế giới. Đối với nhiều
nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì những vùng đất tốt
thường canh tác các cây trồng chính như: lúa, ngô hoặc hoa màu… Còn đối
với sắn thường được trồng trên các chất đất kém màu mỡ.
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng
đồi trung du và miền núi. Trong những năm gần đây quan niệm đối với cây
sắn đã có những thay đổi. Một số người cho rằng cây sắn là cây mang lại
nhiều lợi ích và đang có nhiều hứa hẹn. Sắn không chỉ là một loại cây lương
thực, cây thực phẩm mà còn là cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như:
cồn, đường, bột ngọt, tinh bột…[1].
Cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Trong nhiều năm qua nhiều tỉnh miền trung đã tiến hành chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng

hóa, hình thành những vùng nguyên liệu công nghiệp, sản xuất chuyên canh
gắn với nhà máy chế biến nông sản. Đưa nông nghiệp nông thôn phát triển,
từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện
điều kiện sống của người dân.
Thừa Thiên Huế là một trong những vùng đất trồng sắn lớn của miền
Trung. Trong những năm qua thực hiện chủ trương chính sách của tỉnh, thì
diện tích trồng sắn ngày càng được mở rộng. Sắn không chỉ được trồng ở các
vùng gò đồi mà còn được canh tác trên vùng đất cát. Hệ thống sản xuất sắn
trên vùng đất cát đã góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, cũng như nâng cao
hiệu quả kinh tế của vùng đất thường để hoang này.
Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, nằm phía Đông
tỉnh Thừa - Thiên - Huế. Trong những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân toàn huyện đã áp dụng nhiều hệ thống sản xuất vào vùng đất cát.
Tuy nhiên, một trong những cơ cấu cây trồng được xem là phù hợp nhất và áp
dụng rộng rãi nhất là cây sắn. Điển hình trong số các xã áp dụng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng phù hợp và hiệu quả đó có xã Phú Đa. Việc sản xuất sắn ở
1
xã, đã góp phần không chỉ tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo
công ăn việc làm cho lao động dư thừa mà còn nâng cao thu nhập cho nông
dân và góp phần tăng trưởng kinh tế cho huyện nhà. Bên cạnh những thành
quả đạt được thì việc trồng sắn ở xã cũng gặp một số khó khăn không nhỏ
như: bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn còn thấp,
diện tích đất trồng sắn còn ít chưa tương xứng với diện tích được qui hoạch,
người nông dân chưa chủ động trong việc sản xuất và tiệu thụ sắn. Xuất phát
từ yêu cầu thực tế trên, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố hạn
chế đến việc trồng sắn trên vùng đất cát của người dân huyện Phú Vang -
Thừa Thiên Huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã Phú Đa )”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tình hình sản xuất sắn trên vùng đất cát của địa bàn
nghiên cứu.

- Xác định các nhân tố hạn chế việc trồng sắn trên vùng đất cát của người
dân xã Phú Đa – Phú Vang – Thừa Thiên Huế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào gây cản trở đến việc trồng sắn trên vùng đất cát của
người dân xã Phú Đa - Phú Vang - Thừa Thiên Huế.
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào? Trong đó yếu tố nào
là ảnh hưởng lớn nhất tới việc trồng sắn của người dân trên địa bàn nghiên
cứu.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Theo ông Crantz, 1976 và ông CIAT, 1993, sắn (Manihot esculenta
Crantz) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu
dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3m, đường kính tán 50 - 100cm. Lá khía
thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang
phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50cm, khi luộc chín có
màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao [2]. Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc
trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18
tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Sắn có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được trồng cách đây
khoảng 5.000 năm.
2.1.1. Cơ sở sinh thái học của cây sắn
Theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995, cây sắn có khả năng thích ứng
cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có thể trồng được từ 30 vĩ độ
Bắc đến 30 vĩ độ Nam và ở độ cao đến 2.500m. Cây có thể phát triển được ở
vùng có lượng mưa từ 600mm đến 1.500mm. Mặc dù chịu được hạn, nhưng
năng suất giảm khi gặp hạn. Nhiệt độ thích hợp từ 15 - 29
o
C. Sắn có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau, ngay cả những khu vực đất có độ phì thấp.

Do đó mà điều kiện sinh thái mà nó đòi hỏi cũng mang đặc trưng của vùng
sinh thái nhiệt đới. Các yếu tố sinh thái để sắn phát triển thích hợp nhất thể
hiện:
- Yêu cầu về nhiệt độ
Cây sắn là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Có khả năng
thích ứng với biên độ rộng của nhiệt độ từ 10 - 35
o
C. Do yêu cầu về nhiệt độ
như vậy nên sắn được trồng hầu hết các vùng của Việt Nam.
- Yêu cầu về ánh sáng
Cây sắn cũng như các cây trồng nhiệt đới khác, trong quá trình sinh trưởng
và phát triển yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng
đầy đủ sắn sẽ cho năng suất cao.
3
- Yêu cầu về nước
Sắn là cây có khả năng chịu hạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển sắn cũng có yêu cầu một lượng nước nhất định, nhất là ở giai đoạn
đầu (thời kỳ mọc mầm và cây con). Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển
kém.
- Yêu cầu về đất đai
Cây sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để sắn đạt
được năng suất cao cần chọn loại đất có tiêu chuẩn là: tầng canh tác dày,
không bị ngập úng, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH 6 - 7, độ dốc <15
o
.
2.1.2. Một số giống sắn
Theo Trịnh Phương Loan và Trần Ngọc Ngoạn, 2001 hiện nay ở Việt Nam
có 2 nhóm giống sắn được trồng phổ biến gồm:
- Giống sắn địa phương
Mỗi địa phương đều có giống sắn khác nhau như: sắn quảng, sắn Ba

Trăng, sắn Chuối, sắn Đồng Nai, sắn Mán vùng cao…
Đặc điểm chính của nhóm này là thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp,
hàm lượng tinh bột thấp [3].
- Giống sắn mới
Thời gian qua nước ta đã du nhập nhiều giống sắn mới của Trung Quốc,
Thái Lan như: HL23, HL24, KM94, KM95, KM98, KM60, SM937 - 26,
HN124,…Các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn (210 - 300 ngày),
năng suất cao (35 - 40 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt năng suất 80 - 120
tấn) và đặc biệt có hàm lượng tinh bột cao (25,5 - 28,6%) [3].
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng vật nuôi
2.1.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
Theo Trịnh Thị Loan, Trần Ngọc Ngoạn và cộng sự thì đối tượng của sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là các cơ thể sống, các cây trồng, vật nuôi và
thường xuyên chịu tác động của các nhân tố về điều kiện tự nhiên [4].
- Khí hậu thời tiết: khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến
cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây trồng. Thời tiết khí
4
hậu miền Trung khắc nghiệt nên đã ảnh hưởng lớn đến vật nuôi và cây trồng,
nhất là vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây trồng không phát triển được, cho
năng suất thấp [4].
- Đất đai: điều kiện đất đai sẽ chi phối và quyết định đến quá trình quá
trình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sản xuất của cây trồng đó. Diện tích
và độ phì nhiêu của đất là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng của cây trồng [4].
2.1.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội
- Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế hộ
Sự phát triển của yếu tố kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết
định của hộ có hay không đầu tư phát triển các cây trồng vật nuôi, thường dựa
vào các nguồn lực của nông hộ. Khi hộ đó có những điều kiện cần thiết như

vốn, nhân lực… thì hộ sẽ dễ dàng đầu tư phát triển cây trồng vật nuôi [5].
+ Vốn: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đều cần có sự đầu tư về giống,
phân bón/ thức ăn… để có được năng suất và sản lượng cao [6].
+ Trình độ lao động: Trình độ văn hoá của một người nó bao gồm tổng
thể các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi ở một số vùng có đạt được thành công hay không còn phụ thuộc rất
lớn vào nhận thức và khả năng thực hiện của cộng đồng dân cư đó. Nên trình
độ dân trí nó được xem như là điều kiện cần cho cộng đồng nông thôn phát
triển các cây trồng vật nuôi, trình độ dân trí giúp họ biết mình cần phải làm gì
và làm như thế nào khi muốn phát triển một cây trồng vật nuôi nào đó.
- Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ
Thị trường là yếu tố quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố
quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ sản xuất. Khi thi trường
phát triển, hàng hoá sản xuất ra bán giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi
nhuận, khi đó nó thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở
rộng và ngược lại [6].
- Ảnh hưởng của chính sách quy định của nhà nước
Chính sách nông nghiệp nông thôn “ Là tổng thể các biện pháp kinh tế
hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và các ngành có
liên quan đến nông nghiệp nông thôn theo một định mức với một mục tiêu
5
nhất định” [7]. Chính sánh nông nghiệp, nông thôn không chỉ là chính sách
đơn thuần về nông nghiệp, nông thôn. Mà là các chính sách, các biện pháp tác
động vào tất cả các lĩnh vực các ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông
thôn.
Các chính sách, quy định của nhà nước có vai trò rất quan trọng, nó có tác
động thúc đẩy hay kìm hảm nền kinh tế của nước đó. Trong những năm lại
đây nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Những chính sách này đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp phát triển, làm cho đời sống của người dân từng bước thay

đổi rỏ rệt.
- Ảnh hưởng của một số yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên thì sự quyết định phát triển một cây trồng, vật
nuôi còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như ảnh hưởng của yếu tố dân
tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, thể chế và chính sách của địa phương. Ở một số nơi
các yếu tố này không còn phù hợp, thậm chí nó còn cản trở sự phát triển nói
chung. Bên cạnh sự tiếp cận các nguồn thông tin, phong tục tập quán, tập
quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng và trở ngại cho việc phát triển một cây trồng,
vật nuôi. Vì thế, nghiên cứu đặc trưng văn hoá của mỗi khu vực nhằm góp
phần gìn giữ và phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu
cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển của một cây trồng, vật nuôi [7].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Trong những năm qua cây sắn đang chuyển dần từ cây lương thực sang
cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu. Hiện nay, sắn được trồng trên 100 nước
nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn lương thực của gần 500 triệu người, tập
trung ở châu Phi 57 %, châu Á 25% và châu Mỹ La Tinh 18% [8] [9].
Nước có sản lượng sắn nhiều nhất trên thế giới là Nigeria (45,72 triệu tấn),
tiếp đó là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonexia (19,92 triệu tấn). Nước có
năng suất sắn cao nhất hiện nay là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là ThaiLand
(21,09 tấn/ ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha
(FAO, 2008) [10].
6
Ngày nay, sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới đang tăng mãn h và đang
trở thành một ngành quan trọng của nền công nghiệp ở nhiều nước trên thế
giới. Theo FAO hiện nay khoảng 85% sản lượng sắn đựơc tiêu thụ nôi địa tại
các nước trồng sắn, còn lại 15% sản lượng được xuất khẩu sang các nước phát
triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu…Tỷ lệ dùng sắn làm lương thực là
18 kg/ người/năm.
Sử dụng sắn làm thức ăn gia súc chiếm tỷ lệ 28%, làm nguyên liệu công

nghiệp chiếm 3%, còn 11% hao hụt. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khối thị
trường chung châu Âu (EEC) hàng năm nhập khẩu khoảng 6.397 nghìn tấn,
kế đến là Hàn Quốc 633 nghìn tấn, Nhật Bản 477 nghìn tấn, Trung Quốc nhập
khẩu 763 nghìn tấn nhưng lại xuất 313 nghìn tấn, Bắc Mỹ nhập 170 nghìn tấn,
Israel 70 nghìn tấn.
Các nước trong khối EEC phần lớn nhập sắn viên và sắn lát để làm thức ăn
gia súc. Lượng nhập của khối EEC hiện đang giảm sút do sự thay đổi chính
sách giá nông nghiệp. Nhật Bản, Hàn Quốc chủ yếu nhập tinh bột sắn, sắn lát
bột sắn nguyên liệu để chế biến bột ngọt và dùng trong công nghiệp thực
phẩm [10].
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 2000 -
2008
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000 16,86 10,70 177,89
2001 17,17 10,73 184,36
2002 17,31 10,61 183,82
2003 17,59 10,79 189,99
2004 18,51 10,94 202,64
2005 18,69 10,87 203,34
2006 20,50 10,90 224,00
2007 18,39 12,16 223,75
2008 21,94 12,87 238,45
Nguồn: FAOSTAT, 2009
7

Số liệu ở bảng 1 cho thấy rằng:
Diện tích trồng sắn đều tăng lên từ 16,86 triệu ha (2000) lên 21,94 triệu ha
(2008). Điều này cho thấy vị trí của cây sắn trên thế giới và giá trị công
nghiệp hóa của nó.
Về năng suất tuy tăng chậm nhưng đã có sự tăng lên; từ 10,70 tấn/ha
(năm 2000) lên 12,87 tấn/ha năm 2008.
Về sản lượng đã tăng gần gấp đôi. Điều này cho thấy cây sắn đã có vị trí
quan trọng trong nền nông nghiệp.
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số nước trên thế giới
năm 2008
T
T
Tên nước
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
( tấn/ ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1 Nigieria 3782,0 10,99 41.565
2 Brazil 1886,1 13,64 25,725
3 Congo, Depablic 1845,5 8,14 14.974
4 Indonesia 1223,7 15,90 19.459
5 Mozambique 1105,0 10,37 11.458
6 Thailand 1010,4 15,63 15.794
7 Ghana 783,9 12,42 9.736
8 Angola 748,6 11,49 8.606
9 Tangiania 669,9 10,45 7.000
1
0

Vietnam 432,8 15,36 6.646
Nguồn: FAOSTAT, 2009
Số liệu ở bảng 2 cho thấy Nigieria có diện tích trồng sắn lớn nhất thế giới
( 3782,0 nghìn ha), tiếp theo là Brazil (1886,1 nghìn ha). Việt Nam là nước có
diện tích nhỏ nhất (432,8 nghìn ha) nhưng nếu xét trong khu vực Đông Nam
Á, thì sản lượng lại đứng thứ 3 sau Indonesia và Thailand. Điều này cho thấy
cây sắn ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển xa hơn nữa.
8
Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán
nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn
đến năm 2020. Năm 2020, sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn,
trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,4 triệu tấn,
các nước phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang
phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5
triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực, thực
phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc
độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực
phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là
khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ
đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực,
thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La Tinh giai đoạn
1993 - 2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3% so
với Châu Phi là 2,44% và Châu Á là 0,84 - 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò
quan trọng trong nhiều nước Châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á,
nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng
đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả
năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp
dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ [11].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, sắn là một cây công nghiệp nhập nội được đưa vào

trồng cuối thế kỷ XIII. Với điều kiện đất đai và điều kiện khí hậu phù hợp với
cây sắn nên sắn được trồng hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước. Song chủ
yếu tập trung tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên
và đặc biệt trồng nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Sông Bé,
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu…
Cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với
tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI (Bảng 2).
9
Theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1997, sắn là nguồn thu nhập quan
trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư,
phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.
Theo Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005, nghiên cứu và phát triển cây
sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có
hiệu quả cao. Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh
của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn
Việt Nam qua các năm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua
bảng 2 và bảng 3.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 2000 -
2008
Năm Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn/ha)
2000 234,90 8,66 2,03
2001 250,00 8,30 2,07
2002 329,90 12,6 4,15
2003 371,70 14,06 5,23

2004 370,00 14,49 5,36
2005 425,50 15,78 6,72
2006 474,80 16,25 7,77
2007 496,80 16,07 7,98
2008 557,40 16,85 9,3
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009.
Số liệu ở bảng 3 cho thấy rằng: :
Diện tích trồng sắn đều tăng lên từ 234,9 nghìn ha (2000) lên 557,4 nghìn
ha (2008). Điều này cho thấy vị trí của cây sắn trên thế giới và giá trị công
nghiệp hàng hóa của nó.
Về năng suất tuy tăng chậm nhưng đã có sự tăng lên; từ 8,66 tạ/ha (năm
2000) lên 16,85 tạ/ha năm 2008. .
Về sản lượng đã tăng từ 2,03 tấn/ha năm 2000 lên 9,3 tấn/ha năm 2008.
Điều này cho thấy cây sắn đã có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp.
10
Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt Nam
năm 2008
Vùng sinh thái Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
- Đồng bằng sông Hồng 7,9 12,9 102,1
- Trung du và miền núi phía Bắc 110,0 12,1 1.328,0
- Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 168,8 16,6 2.808,3
- Tây Nguyên 150,1 15,7 2.356,1
- Đông Nam Bộ 113,5 23,7 2.694,5
- Đồng bằng sông Cửu Long 7,4 14,4 106,8
Cả nước 557,4 16,9 9.395,8

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009
Số liệu ở bảng 4, cho thấy rằng, diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha). Tây Nguyên là vùng sản xuất
sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đăk Lăk và Đăk Nông. Năm 2008, diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100
ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7 tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu
tấn, thấp hơn rất nhiều so với năng suất và sản lượng sắn của vùng Đông Nam
Bộ (23,74 tấn/ha và 2,69 triệu tấn).
Tiêu thụ sắn ở Việt Nam trong giai đoạn trước 2000 chủ yếu dưới dạng
thái lát khô và tinh bột sắn [12]. Mức độ xuất khẩu sắn lát còn thấp và chưa
ổn định. Sau năm 2000, đặc biệt giai đoạn 2004 - 2008 giá sắn tươi ổn định ở
mức cao (450 – 650 đ/kg) do nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy chế
biến tinh bột sắn và thị trường tiêu thụ. Trong lúc đó các mặt hàng khác như
tiêu, cà phê… đều bị dao động về giá.
Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay toàn quốc có khoảng 53 nhà máy chế
biến tinh bột sắn đã đi vào hoạt động và 7 nhà máy đang xây dựng với tổng
11
công suất chế biến 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/năm, sản xuất hàng năm
800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó khoảng 70% dành cho xuất
khẩu và 30% tiêu thụ nội địa [13]. Những nhà máy chế biến tinh bột sắn mới
được xây dựng ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Phước, Bình Thuận, Đắc lắc, kon
Tum, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng
Trị cùng với các nhà máy đã hoạt động ổn định tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bà
Rịa Vũng Tàu, An Giang, Gia Lai, Quãng Ngãi… Tạo thành một mạng lưới
chế biến và tiêu thụ sắn rộng khắp. Công ty Vedan là doanh nghiệp Đài Loan
dẫn đầu toàn ngành trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sắn. Hệ thống các nhà
máy chế biến thức ăn gia súc cũng góp phần đáng kể trong việc tiêu thụ sản
phẩm sắn cho nông dân.
Năng lực chế biến sắn của Việt Nam hàng năm ước đạt 4.000 - 6.000 tấn
tinh bột với mục đích xuất khẩu là chủ yếu (60 - 80 %), còn lại tiêu thụ nội

địa (20 - 40%). Tuy nhiên, các nhà máy chế biến tinh bột sắn Việt Nam có
điều kiện khá hiện đại, giá công nhân rẻ, chi phí sản xuất thấp, nguyên liệu
dồi dào và giá rẻ nên có lợi thế cạnh tranh trên thị trường các nước trong khu
vực và trên thế giới [14].
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn ở Thừa Thiên Huế
Trước những năm trước 2002 cây sắn chủ yếu trồng theo kiểu tự phát,
quảng canh, diện tích manh mún, củ sắn chủ yếu để cắt lát phơi khô dùng làm
thức ăn cho gia súc. Đến thời điểm tháng 10/2002 khi có quyết định của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề cương chi tiết dự án quy
hoạch xây dựng vùng nguyên liệu sắn công nghiệp, diện tích năng suất và sản
lượng sắn có thay đổi đáng kể.
Bảng 5: Tình hình trồng sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2009
Năm trồng sắn
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(Tấn)
2005 6.628 15,5 102,600
2006 7.100 14,6 103,900
2007 7.300 15,6 114,000
2008 7.500 15,7 118,000
2009 7.000 18,4 128,800
Nguồn: niên giám thống kê năm 2009
12
Số liệu ở bảng 5, cho thấy có sự thay đổi về diện tích, năng suất và sản
lượng sắn qua các năm. Diện tích sắn giai đoạn 2005 - 2008 có sự tăng lên
đáng kể từ 6.628 ha năm 2005 tăng lên 7.000 ha năm 2008.
Năng suất và sản lượng sắn tăng nhanh từ giai đoạn 2005 - 2009, năm

2009 năng suất bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 15,5 tấn/ha thì đến năm 2009 đã
tăng lên đến 18,4 tấn /ha. Sản lượng sắn năm 2005 là 102,600 tấn thì đến năm
2009 đã tăng lên 128,800 tấn. Với năng suất sắn bình quân toàn tỉnh hiện nay
(18 - 19 tấn/ha) là khá cao so với các vùng trồng sắn trong cả nước.
13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ có trồng sắn từ năm 2007 đến năm
2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phú Đa huyện Phú Vang tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Đất đai
- Khí hậu thời tiết
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình dân số lao động.
- Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
đời sống.
3.3.2. Tình hình sản xuất sắn
3.3.2.1. Tình hình sản xuất sắn ở xã Phú Đa
- Diện tích, năng suất, sản lượng sắn qua các năm (2007 – 2010)
- Phân bố diện tích sắn và các cây trồng cạn khác của xã năm 2010.
- Số hộ tham gia trồng sắn năm 2010.
3.3.2.2. Tình hình sản xuất sắn của nông hộ trồng sắn
- Đặc điểm nhân khẩu của nhóm hộ trồng sắn.

- Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ năm 2010
- Diện tích, năng suất và sản lượng của cây sắn và một số cây hoa màu
khác phổ biến của nhóm hộ năm 2010
14
- Diện tích, năng suất của các giống sắn qua các năm 2007 - 2010.
3.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc trồng sắn trên vùng đất cát
3.3.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Khí hậu thời tiết
- Ảnh hưởng của đất
3.3.3.2. Nhân tố kỹ thuật
- Tình hình áp dụng kỹ thuật của các nhóm hộ
3.3.3.3. Nhân tố kinh tế hộ
- Vốn
- Lao động
3.3.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố thị trường
3.3.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả kinh tế
3.3.3.6. Ảnh hưởng của nhân tố chính sách
3.3.4. Đánh giá thứ tự ưu tiên của các nhân tố
3.4. Phương Pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, địa hình, đất
đai.
- Thu thập các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất sắn và cơ cấu diện
tích các cây trồng cạn khác của vùng nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của xã,
các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng.
- Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên
giám thống kê ở các cơ quan thống kê của xã.
3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Quan sát thực tế

15
Quan sát hiện trường thực tế trong thời gian nghiên cứu đề tài. Phương pháp
này giúp phản ánh một cách thực tế và khách quan hơn các thông tin liên quan
đến đề tài. Nội dung quan sát bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc
sản xuất sắn của người dân xã Phú Đa - Phú Vang - Thừa Thiên Huế.
- Phỏng vấn hộ
Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc
đã được chuẩn bị sẵn. Trong bảng câu hỏi dùng cả câu hỏi mở và cả câu hỏi
đóng nhằm khẳng định lại các nguồn cung cấp thông tin về tình hình sản xuất
sắn, đồng thời đặt ra những câu hỏi tại sao nhằm thu thập ý kiến mới của các
hộ để hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu các nhân tố hạn chế việc trồng sắn
trên vùng đất cát hiện nay.
+ Tiêu chí chọn hộ: là những hộ có trồng sắn từ năm 2007 đến nay.
+ Dung lượng mẫu: 45 hộ
+ Phương pháp chọn hộ
Căn cứ vào các yêu cầu đó tôi tiến hành chọn 45 hộ trồng sắn ở vùng
nghiên cứu, bao gồm cả 2 loại: nghèo và không nghèo. Để điều tra về tình
hình sản xuất sắn và các nhân tố cản trở đến việc trồng sắn trên vùng đất cát.
Áp dụng phương pháp phân tầng chọn theo tỷ lệ nghèo và không nghèo đã
được phân loại ở địa phương.
- Phỏng vấn sâu
Được tiến hành khi đã có thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp. Phỏng vấn sâu
bao gồm phó chủ tịch xã, cán bộ phụ trách nông - lâm - ngư xã, cán bộ chủ
nhiệm các HTX và nông dân. Nông dân được lựa chọn trong phỏng vấn sâu là
những người am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tại vùng
nghiên cứu. Những thông tin trong cuộc phỏng vấn sâu liên quan đến các nhân
tố ảnh hưởng việc phát triển trồng sắn của người dân.
3.3.3. Xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel để nhập và xử lý thông tin đã thu thập được.
Tiến hành mã hóa và thống kê các số liệu thu thập được sau đó phân tích

định tính và định lượng.
Đối với thông tin định tính thì phân tích đánh giá, đối với thông tin định
lượng thì dùng các hàm như sum, average, count… để tính toán.
16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý
Phú Đa là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế,
được xác định là trung tâm huyện lỵ của huyện Phú Vang, với các thôn: thôn
Hoà Tây, thôn Nam Châu, thôn Hòa Đông, Lương Viện, Định Cư, Thanh
Lam, Viển Trình, Đức Thái và thôn Trường Lưu.
+ Phía Tây - Bắc giáp
với xã Phú Lương, xã
Phú Xuân.
+ Phía Đông - Nam
giáp với xã Vinh Phú,
xã Vinh Thái.
+ Phía Tây - Nam giáp
với thị xã Hương Thủy.
+ Phía Đông - Bắc giáp
với đầm Thủy Tú, phá
Tam Giang.

Bản Đồ Hiện Trạng Xã Phú Đa
Xã có hệ thống tỉnh lộ 10B và 10C đây là hai tuyến đường lưu thông quan
trọng giữa các đơn vị trong xã và thông thương hàng hóa với bên ngoài. Nó
tạo điều kiện trao đổi hàng hóa nhằm phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa
giữa các địa phương.
- Địa hình, địa mạo

17
Là khu vực đồng bằng nên địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ từ
0,4m - 6,0m có hướng dốc sang phía Tây - Tây Nam và Đông Nam, được chia
làm 3 khu vực:
+ Khu vực phía Đông đường Quốc Phòng ra đến đầm Thuỷ Tú cao độ từ
0,5 - 2,0m, khu vực này chủ yếu trồng hoa màu và lúa.
+ Khu vực phía Tây đường 10A, và khu vực phía Tây Bắc đường 10C địa
hình lồi lõm, các khoảng trũng cao độ từ 0,1 - 1,5m, khu vực này chủ yếu là
trồng lúa.
+ Khu vực còn lại nằm giữa đường quốc phòng và 2 tỉnh lộ 10A, 10C cao
độ trung bình 4,5m - 5,0m, khu vực này được xây dựng nhà ở, các công trình
công cộng, trồng rừng và trồng hoa màu.
- Đất đai
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất cho thấy xã Phú Đa đã hình thành
các loại đất chính sau:
+ Đất phù sa: với diện tích khoảng 756 ha (bao gồm đất phù sa chua và đất
phù sa glây) chiếm 25,49% diện tích tự nhiên của xã, phân bố tập trung giữa
tỉnh lộ 10A, 10C và sông Đại Giang, địa hình tương đối bằng phẳng, tầng đất
được bồi đắp dày, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, thuận lợi cho phát triển cây
lúa nước và hoa màu.
+ Đất cát: với diện tích khoảng 974 ha (bao gồm đất cồn cát nội đồng, đất
bãi cát bằng nội đồng và đất cát vùng trũng bị glây) chiếm 32,84% diện tích
tự nhiên của xã, phân bố tập trung giữa tỉnh lộ 10A, 10C ra đến đầm Thuỷ Tú.
Loại đất này ít thích hợp cho xản xuất nông nghiệp.
+ Đất mặn: với diện tích khoảng 562 ha (bao gồm đất mặn nhiều trên bãi
bùn cát, đất đầm nuôi thuỷ hải sản trên phù sa) chiếm 18,95% diện tích tự
nhiên của xã, phân bố tập trung ven đầm Thủy Tú. Thuận lợi phát triển nuôi
trồng thủy hải sản.
+ Đất khu dân cư: với diện tích khoảng 516 ha (bao gồm đất phù sa khu
dân cư, đất cát khu dân cư) chiếm 17,4% diện tích tự nhiên của xã.

+ Còn lại là đất đầm Thủy Tú và đất sông Đại Giang.
- Khí hậu thời tiết
18
Xã Phú Đa cũng chịu ảnh hưởng chung khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế
có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, chiếm 78% lượng
mưa của cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11
với lượng mưa trung bình 580 - 795,6 mm/tháng. Đây cũng là mùa lụt chính
vụ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, chiếm khoảng 22% lượng mưa cả năm,
các tháng ít mưa nhất là tháng 2, tháng 3 và tháng 4.
+ Nắng trung bình có từ 1800 - 2000 giờ nắng/năm, tháng 5 đến tháng 7 có
giờ nắng cao nhất
+ Nhiệt độ trung bình năm là 24,9
0
c, nhiệt độ cao nhất 39,3
0
c và nhiệt độ
thấp nhất 12,6
0
c
+ Độ ẩm trung bình 85,2%
+ Gió: mùa hè có gió Đông Nam và gió Nam từ tháng 4 đến tháng 8 và
mùa Đông có gió nùa Đông Bắc, Tây Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
 Tình hình dân số và lao động
- Dân số: dân số trong khu vực là 11.988 người với 2.414 hộ
+ Nữ: 5.958 người, chiếm 49,7%.
+ Nam: 6.030 người, chiếm 50,3%.
+ Số người trong độ tuổi lao động: 5.116 người, chiếm 43%

Bảng 6: Tình hình dân số của các thôn trong xã năm 2010
ST
T
Thôn Số hộ
Nhân khẩu
Tổng số Nữ
1 Hoà Đa Tây 413 2.030 990
2 Hòa Đa Đông 227 1.171 574
3 Nam Châu 152 661 333
4 Lương Viện 305 1.550 790
5 Định Cư 140 869 419
6 Thanh Lam 203 872 435
7 Viển Trình 464 2.548 1.213
8 Đức Thái 190 808 467
19

×