Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.25 KB, 60 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều
đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau lại càng
gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và tăng
sức đề kháng cho cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau xanh trở
thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu
thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài [1].
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhiều nông dân và HTX đã tổ chức
sản xuất rau an toàn cunh ứng cho thị trường. Có không ít dự án chuyển
giao khoa học kỹ thuật đã hỗ trợ nông dân phát triển rau an toàn cấp
vùng, cấp quốc gia được thực hiện. Nhưng hầu hết người trồng rau an
toàn không tiêu thụ hết sản phẩm [2]. Tuy nhiên theo một số đánh giá
một số chuyên gia, lượng rau an toàn hiện nay chỉ cung cấp khoảng
10% nhu cầu trên thị trường. Mặc khác trên thị trường hiện nay có
nhiều siêu thị, cửa hàng bán rau an toàn lại bán rau “bẩn”, và nhiều
vùng sản xuất rau an toàn bị phát hiện rau không đảm bảo tiêu chuẩn an
toàn [3].
Thừa Thiên Huế rất thuận lợi về giao thông, buôn bán hàng hóa, đặc
biệt là rau sạch phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân
trên địa bàn, chủ yếu là cung cấp cho thành phố. Thành phố Huế là một
trong những trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục lớn của cả nước và là
thành phố Festival của Việt Nam, có nhiều nhà hàng, khách sạn và
trung tâm du lịch, năm 2007 có 1.3 triệu khách du lịch đến Huế, trong
đó khoảng 667,000 khách trong nước và khoảng 636,000 khách quốc tế.
Do đó, việc phát triển rau an toàn đang là một yêu cầu cấp bách của xã
hội vì sự an toàn cho sức khỏe và môi trường [4].
Tuy nhiên, phần lớn lượng rau an toàn (RAT) sản xuất ra vẫn phải tiêu
thụ với giá ngang hoặc thấp hơn giá rau thường, điều này đã gây ảnh hưởng


rất lớn đến tâm lí người sản xuất. Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu thực
tiễn quá trình sản xuất và cung ứng RAT tại Thừa Thiên Huế, xác định
những thuận lợi và khó khăn, góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu
thụ RAT tại Thừa Thiên Huế là việc làm cần thiết. Do vậy tôi tiến hành đề
tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa
bàn Thừa Thiên Huế”.
Theo sở NN&PTNT tỉnh Thừa thiên Huế, vấn đề sản xuất RAT dựa vào
nhu cầu thị trường, và thị trường RAT của tỉnh chủ yếu ở thành phố Huế. Do
1
vậy, hiện tại có 5 vùng chuyên sản xuất rau của tỉnh đã được quy hoạch và
đầu tư phát triển RAT để cung ứng cho thành phố Huế là các vùng rau của
HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền; HTX Quảng Thọ 2,
xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; HTX Hương Long, TP Huế; HTX
Hương Chữ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà; và HTX Hương An, xã
Hương An, huyện Hương Trà. Tuy nhiên, các vùng sản xuất RAT chỉ dừng
lại ở cấp độ mô hình thử nghiệm, chưa nhân rộng ra được trong sản xuất, chỉ
có HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền và HTX Quảng
Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền là 2 điểm sản xuất RAT được duy
trì và mở rộng. Do đó đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 địa bàn này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau ở các vùng được qui hoạch sản xuất
RAT cung ứng cho địa bàn thành phố Huế.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT ở 2 xã Quảng thành và
Quảng thọ.
- Đưa ra giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất
rau an toàn

2.1.1. Khái niệm nông nghiệp sạch
Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ
thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và
hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật
nuôi và con người (định nghĩa của Codex Alimentarius, cơ quan Liên hợp
quốc giám sát các tiêu chuẩn về lương thực trên toàn thế giới) [5].
2.1.2 Khái niệm về rau an toàn và những quy định về sản xuất rau an
toàn
a. Khái niệm RAT:
Rau an toàn là rau được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt,
nhằm sản xuất rau ở mức an toàn cho phép (ít độc khi sử dụng), không gây
hại cho cơ thể.
Được phép bón phân hóa học, dùng thuôc BVTV nhưng phải sử dụng
đúng quy trình. Đảm bảo tiêu chuẩn RAT áp dụng theo quy định [6].
b. Những quy định về sản xuất rau an toàn
Bộ NN&PTNT chính thức công bố các quy định (QĐ số 04/2007/QĐ-
BNN) về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn (RAT).
RAT là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao
gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo tồn dư về vi sinh vật, hóa
chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép.
Đặc biệt, trong quá trình sản xuất RAT không được phép sử dụng các
loại phân có nguy cơ ô nhiễm cao như phân chuồng tươi, nước giải, phân
chế biến từ rác thải; không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý,
nước thải từ các bệnh viện, các lò giết mổ, nước phân tươi, nước ao tù đọng
để tưới trực tiếp cho rau [7].
2.1.3. Vai trò và đặc điểm sản xuất của rau an toàn
a. Vai trò của sản xuất rau an toàn
- Bảo vệ sức khỏe con người, cộng đồng.
- Giảm bớt chi phí không đáng có cho xã hội.

- vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giải quyết công ăn việc làm.
- Góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp, cân bằng sinh thái.
- Tránh ngộ độc thức ăn [6].
b. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn
3
- Hầu hết các cây trồng đều trải qua vườn ươm trước khi ra đại trà. Sự
chống chịu bệnh, sự phát triển cũng như chất lượng của các sản phẩm này
phần nào phụ thuộc vào giai đoạn này, do vậy phải sử lý ngay từ đầu.
- Là loại cây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như sức
lao động lớn hơn cây trồng khác.
- Là sản phẩm tươi xanh, nhiều chất dinh dưỡng nên dễ mắc nhiều loại
sâu bệnh [8].
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và quy trình sản xuất
RAT
- Do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV):
Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại,…thuốc sẽ tạo thành một lớp
mỏng trên mặt lá, quả, thân, mặt đất,…và một lớp chất lắng gọi là dư lượng
ban đầu của thuốc.
Hiện nay, ở Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu,
216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột, 26
loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng, tiêu tốn
hàng triệu USD.
Tuy chủng loại thuốc BVTV nhiều, song do thói quen hoặc ít hiểu biết về
mức độ độc hại của thuốc hóa học nên nông dân chỉ dùng một số thuốc quen
thuộc, nhưng những loại thuốc đó thường có độc cao như: Monitor,
Wonfatow,…mặt khác thời gian cách li ngắn nên dư lượng thuốc còn lại trên
sản phẩm quá giới hạn cho phép.
- Hàm lượng nitrat (NO) quá ngưỡng cho phép
Ảnh hưởng của phân hóa học, phân đạm đến sự tích lũy Nitrat trong rau
cũng là một nguyên nhân được xem là rau không sạch.

Nitrat (NO
3
-
) vào cơ thể ở mức độ bình thường thì không gây độc, chỉ khi
hàm lượng vượt chỉ tiêu cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa
(NO
3
-
) bị khử thành (NO
2
) hoặc Nitrodamin. Nitrit là một chất chuyển biến
Oxyhemoglobin thành chất không hoạt động là Mêthmoglobin. Ở mức độ
cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến sự hoạt động của tuyến
giáp, gây đột biến và phát triển khối u. Trong cơ thể người, lượng Nitrit ở
mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là
Nitrosamin.
- Tồn dư thuốc hoá học trong sản phẩm
Sự lạm dụng hóa chất BVTV cùng với phân bón hóa học các loại đã làm
cho một lượng lớn N, P, K và hóa chất BVTV trên bề mặt rau và đất trồng.
Cùng với các chất dinh dưỡng các chất kim loại nặng như: Fe, Cu, Zn, As,
Hg, Mn,…được cây hấp thụ. Kết quả là tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm
rau tươi tăng lên.
- Sử dụng nước tưới không sạch
4
Những vi sinh vật gây hại trên rau đó là: E.coli, Salmonella, trứng giun,

Việc sử dụng nước phân tưới cho rau đã trở thành một tập quán canh tác
của người nông dân. Đặc biệt là thói quen sử dụng phân tươi, phân bắc, phân
chưa qua xử lí,…đã làm cho số lượng vi sinh vật gây hại tăng lên, ảnh
hưởng đến chất lượng của rau [9].

2.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT
a. Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Trong các hệ sinh thái, quần thể sinh vật sống là các thành phần như cỏ
dại, các thực vật bậc thấp, các động vật nhỏ, côn trùng các thành phần này
hoặc có lợi hay ảnh hưởng không nhiều, hoặc có hại cho sự sống của cây trồng.
Do đó khi bố trí cơ cấu cây trồng lại phải chú ý tới các mối quan hệ này để lợi
dụng được tính tích cực của mối quan hệ đó, bảo vệ cây trồng một cách có hiệu
quả kinh tế cao nhất.
b. Nhân tố về kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn
là cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, các chính
sách kinh tế, tập quán và kinh nghiệm truyền thống.
Cơ sở vật chất là quan trọng trong đó thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu cho
thâm canh tăng vụ đặc biệt là đa dạng hoá cây trồng. Ở đâu có hệ thống thuỷ
lợi tốt, giải quyết tưới tiêu chủ động thì ở đó có điều kiện để phát triển cây
trồng tăng vụ và có hiệu quả cao (tác động thuận).
Sử dụng lao động đầy đủ và hợp lí cũng như nâng cao trình độ dân trí cho
người lao động là những yêu cầu phát triển hệ thống cây trồng, tăng vụ và
giải quyết được việc làm cho người lao động.
Tập quán canh tác và kinh nghiệm truyền thống của người nông dân, kinh
nghiệm tốt thúc đẩy chuyển dịch hệ thống cây trồng những tập quán lạc hậu sẽ
hạn chế việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, hạn chế phát triển hệ thống cây trồng.
Thị trường: Ảnh hưởng của thị trường đến sản xuất RAT là:
Quy trình công nghệ sản xuất, yêu cầu của thị trường sẽ quyết định theo
hệ thống sản xuất loại cây trồng nào? Quy trình công nghệ ra sao? Sản xuất
bao nhiêu? đây là nhân tố đầu tiên nông dân quan tâm đến khi sản xuất các
nông sản hàng hoá lựa chọn phương án có hiệu quả nhất.
2.2. Khái niệm, vai trò tiêu thụ RAT
2.2.1. Khái niệm tiêu thụ: Tiêu thụ được coi là giai đoạn cuối cùng của sản
xuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch

vị giữa các chủ thể kinh tế [10].
2.2.2. Vai trò tiêu thụ RAT: Sản phảm được chuyển từ hình thái vật
chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản
xuất, kinh doanh được hoàn thành. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ, hàng
5
hóa tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất, kinh doanh và tích lũy để thực
hiện tái sản xuất, kinh doanh mở rộng [10].
2.2.3. Kênh cung ứng: Là luồng các sản phẩm, hàng hóa đi từ sản xuất
đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá trị của nó lại tăng lên.
Các thành viên tham gia kênh cung ứng: Người sản xuất, người thu gom,
người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng [10].
2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn
a. Nhóm nhân tố thị trường: Có ảnh hưởng rất lớn, chi phối quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể xem xét 3 yếu tố sau:
- Nhu cầu thị trường: Chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhu cầu này của người tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị
hoá, thông tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khoẻ
đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau an toàn của người dân.
Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người tiêu dùng những
thông tin về lợi ích đối với sức khoẻ từ việc ăn rau an toàn. Các nghiên cứu
khoa học, các chiến dịch thông tin cộng đồng đều khẳng định vai trò của rau,
khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn.
- Cung sản phẩm rau an toàn: có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng,
chất lượng, vệ sinh an toàn và về đối tượng tiêu dùng. Vì vậy tính không
hoàn hảo của thị trường rau thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp.
Khi số lượng cung của một sản phẩm tăng lên sẽ làm cho cầu sản phẩm đó
giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các
nhà sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình
về số lượng, chất lượng và về đối tượng khách hàng.
- Giá cả là yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hoà cung cầu trong nền

kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu
lớn hơn cung và ngược lại.
b. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất và
tiêu thụ RAT:
- Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng,
đường sá giao thông, các phương tiện thiết bị vận tải, hệ thống bến cảng kho
bãi, hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo đảm lưu thông nhanh chóng, kịp thời, an toàn cho việc tiêu thụ sản
phẩm.
- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan
trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ rau an
toàn, hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm
tăng thêm giá trị của rau. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của
sản phẩm rau an toàn càng hiện đại càng tránh được sự hao hụt mất mát
trong quá trình thu hoạch, làm tăng thêm giá trị chất lượng sản phẩm và vẫn
6
không làm mất đi các chất dinh dưỡng. Đổi mới công nghệ chế biến còn tạo
nên sản phẩm rau an toàn và đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích
thích và mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.
c. Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức: Trong nền kinh tế thị trường khả
năng tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng phụ thuộc vào trình độ và năng
lực tổ chức sản xuất của người sản xuất, kinh doanh, nghệ thuật và khả năng
tiếp thị, Marketing, tổ chức hệ thống tiêu thụ rau an toàn đến người tiêu
dùng. Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng trình độ kiến thức kinh tế quản lý cho
các nhà sản xuất kinh doanh là rất cần thiết và hết sức quan trọng [11].
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Việt Nam và Thế Giới.
2.3.1. Đối với thế giới
Sản xuất tập trung, chuyên canh, có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau
tốt, quy trình công nghệ sản xuất rau tiên tiến. Từ sản xuất đến tiêu thụ nằm
trong một hệ thống khép kín. Các thông tin về thị trường, sản xuất được cập

nhật, họ có cơ sở chủ động sản xuất cho từng loại rau vào các thời điểm
thích hợp cung cấp cho thị trường. Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng
đầu cùng với các dịch vụ phục vụ người tiêu dùng [10].
2.3.2. Đối với Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm
2005 là 644 nghìn ha, năng suất đạt 150 tạ/ha và sản lượng trên 9,5 triệu tấn.
Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng Sông cửu Long và Đông Nam Bộ.
Nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn.
Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ được phép cung ứng và tiêu thụ
rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau an
toàn.
Các biện pháp dù đơn lẻ hay đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo
của quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với 2 dạng:
- Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hoá chất, chỉ sử dụng
nông dược hữu cơ.
- Sản xuất trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hoá chất bảo vệ thực vật
và phân khoáng [12].
7
PHẦN 3
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung
- Điều tra tình hình sản xuất rau của các vùng quy hoạch sản xuất RAT
của tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Tình hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Các vùng sản xuất rau
+ Các loại rau sản xuất
+ Tình hình sản xuất RAT
- Điều tra đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lí
* Địa hình
* Thời tiết khí hậu
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số và lao động
* Tình hình sử dụng đất
* Giao thông, thủy lợi
- Tình hình sản xuất rau an toàn tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ
+ Đặc điểm của rau an toàn
+ Các loại rau an toàn
+ Diện tích, sản lượng, năng suất
+ So sánh hiệu quả kinh tế của RAT và rau thường
- Tình hình cung ứng rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu
+ Giá cả
+ Kênh cung ứng
- Những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất và cung ứng RAT
- Sự tham gia của người dân trong chương trình RAT
- Quy trình sản xuất RAT
- Định hướng phát triển và các giải pháp phát triển
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng: Đối tượn nghiên cứu là người sản xuất RAT của 2 xã
Quảng Thành và quảng Thọ. Ngoài ra, cán bộ xã, sở Nông Nghiệp tỉnh cũng
là đối tượng của đề tài.
b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động sản xuất
và cung ứng RAT ở 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ huyện Quảng Điền
tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
8
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá nông thôn

có dự tham gia, các công cụ được sử dụng:
* Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu thông qua các tài liệu đã
công bố như niên giám thống kê 2009, các báo cáo của cơ quan các cấp,
UBND xã Quảng Thành, Quảng Thọ, HTX Kim Thành, HTX Quảng Thọ
2
* Thu thập số liệu sơ cấp: Đối tượng nghiên cứu đề tài là hộ sản xuất
RAT, nên đề tài đã tiến hành thảo luận 4 nhóm của 2 xã. Trong đó 2 nhóm
trồng RAT và 2 nhóm trồng rau thường. Các hộ được chọn theo phương
pháp ngẫu nhiên. Nội dung câu hỏi tập trung vào tình hình sản xuất, chủng
loại, sản lượng, năng suất, khó khăn, định hướng.
- Phỏng vấn sâu: + Mỗi xã phỏng vấn chủ nhiệm HTX, cán bộ phụ trách
kỹ thuật, đội trưởng đội sản xuất RAT.
+ Phỏng vấn trạm khuyến nông, sở khuyến nông tỉnh. Nội dung câu hỏi
tập trung vào nhu cầu RAT, khó khăn trong tiêu thụ và sản xuất, định hướng
cho phát triển RAT.
* Quan sát địa điểm: Tiến hành quan sát một cách tổng thể các điệu kiện
cơ bản của HTX Kim Thành và HTX Quảng Tho 2: điều kiện, các yếu tố
phục vụ sản xuất nông nghiệp RAT của HTX và quan sát thực trạng sản xuất
và cung ứng RAT.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy tính, theo lập trình Excel.
9
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình sản xuất rau của các vùng quy hoạch sản xuất RAT
của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có
tọa độ ở 16-16.8 độ vĩ Bắc và 107.8-108.2 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng,
tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và

Thành phố Hồ Chí Minh 1,071 km.
Về khí hậu, mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với
lượng mưa trung bình từ 2,500-2,700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến
tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị hạn hán, nước
mặn đe dọa. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 35.9
o
C, thấp nhất là
12
o
C, nhiệt độ trung bình trong năm là 21.9
o
C, tháng lạnh nhất là tháng 11.
Ðộ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm là 87.3%. Mùa mưa trùng
với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500-
2,700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc
hơi lớn, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Nhiệt độ trung bình
hàng năm cao nhất là 35.9
o
C, thấp nhất là 12
o
C, nhiệt độ trung bình trong
năm là 21.9
o
C, tháng lạnh nhất là tháng 11. Ðộ ẩm tương đối trung bình các
tháng trong năm là 87,3%.
Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 có 1,088,822 người (538,163
nam; 550,659 nữ). Tốc độ tăng dân bình quân số 0.4% . Tổng số dân sống ở
khu vực thành thị hơn 392,000 người, chiếm 36.1%, tăng gần 6% so với năm
1999 (27.6%). Về mật độ dân số, ở thời điểm năm 1999 là 209 người/km2
thì tính đến năm 2009 tăng 6 người: 215người/km2. Dân số nông thôn chiếm

63.9% tổng dân số; lao động trong nông thôn chiếm trên 65% trong tổng lao
động toàn xã hội, đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển sản xuất nông
nghiệp.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 505,399 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp là 58.996 ha, chiếm 11.67%. Trong đất nông nghiệp, diện
tích đất trồng cây hàng năm là 44,879 ha, chiếm 76.67%; diện tích đất trồng
cây lâu năm là 3,996, chiếm 6.77%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản là 1,937 ha, chiếm 3.28%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ
xanh là 139,953 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 26,183 ha.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần. Năm 2006 tổng giá trị sản xuất thu
được từ nông nghiệp đạt 1,617,371đ, trong đó trồng trọt đạt 1,053,275đ
chiếm 65.12%. Đến năm 2009 tổng giá trị thu nhập từ nông nghiệp đạt
3,007,075đ, và trong đó trồng trọt đạt 2,069,162đ chiếm 68.81%.
10
Rau xanh, nhu cầu tiêu thụ lớn. Thành phố Huế là một trung tâm văn hóa,
du lịch của cả nước, nên hàng năm tỉnh đón nhiều khách du lịch trong nước
và quốc tế đến tham quan, nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức, lể hội
Festival về ẩm thực mang bản sắc Huế được diễn ra hàng năm.Ngoài ra,
hàng vạn sinh viên các tỉnh về cư trú học tập, nhiều khách sạn, bếp ăn tập
thể đóng trên địa bàn. Do đó nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng
cao, an toàn ngày càng tăng, nhất là rau xanh nhu cầu cấp thiết của cuộc
sống hàng ngày.
Lượng khách du lịch đến Huế hàng năm 2009 khoảng 1,296,100 người
lưu trú trong nước cũng như quốc tế và có khoảng trên 3000 sinh viên của
các tỉnh về lưu trú học tập, tổng cộng có khoảng trên 1,299,100 người, mỗi
người tiêu thụ tối thiểu 250 – 300g/ngày tức 90 – 110 kg/người/năm. Vậy
toàn tỉnh phải tiêu thụ tối thiểu 116,919 – 142,901 tấn/năm [13].
Vì vậy việc mở rộng diện tích trồng rau là một trong những tiêu chí mà
tỉnh hướng đến, nhằm đáp ứng nhu cầu rau của người dân trong tỉnh cũng
như khách du lịch và sinh viên các tỉnh đến cư trú học tập.

4.1.1 Tình hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 50 loại rau trong số 70 loại rau đã
được điều tra ở Việt Nam, bao gồm các nhóm ăn lá, nhóm rau gia vị, nhóm
rau ăn quả, hạt và nhóm rau ăn củ [2].
Đối với sản xuất rau, diện tích sản xuất rau toàn tỉnh trên 5,000 ha, song
phân bố không đều, manh mún, nhỏ lẻ mang tính tự cấp theo thời vụ; cơ cấu
giống rau còn nghèo nàn. Bảng 1 trình bày diện tích rau qua các năm của
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 1. Diện tích rau qua các năm của Tỉnh TT Huế
T
T
Năm DT rau
(ha)
Năng
suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1 2006 4,750 91.5 43,462
2 2009
5,950
92.3 54,918
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010)
Qua kết quả của bảng 1 cho thấy, diện tích trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên
Huế có xu hướng tăng qua các năm, năm 2006 là 4,750 ha nhưng đến năm
2009 là 5,950 ha tăng 1,200 ha so với năm 2006.
Về năng suất, do nền khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ đã tạo ra được
nhiều loại giống mới có năng suất cao, thích nghi với điều kiện đất đai, cũng
như khí hậu của vùng. Mặt khác, nhiều lớp tập huấn đã được mở ra giúp
người nông dân hiểu sâu hơn về kỹ thuật gieo trồng cũng như chăm sóc rau
làm cho năng suất của rau ngày càng tăng lên. Năm 2006 là 91.5 tạ/ha đến
năm 2009 tăng lên 92.3 tạ/ha.

11
Vế sản lượng, mặc dù năm 2006 sản lượng 43,462 tấn nhưng đến năm
2009 do bố trí trồng rau trong năm hợp lý, tăng hệ số sử dụng đất lên cao,
nên sản lượng rau tăng lên 54,918 tấn. Đây là yếu tố quan trọng trong việc
tăng thu nhập cho người nông dân, cũng như khả năng khai thác và mở rộng
diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.1.2. Các vùng sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực bắc miền Trung, nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Tuy nhiên, trong những năm qua
cùng với sự tăng trưởng của các ngành khác trong sản xuất nông nghiệp thì
ngành sản xuất rau ở Thừa Thiên Huế cũng có những bước tiến đáng kể.
Theo thống kê thì những năm trở lại đây diện tích trồng rau của các
huyện đều tăng lên đáng kể. Tổng diện tích toàn tỉnh năm 2009 là 5,950 ha
tăng lên 25.3% so với năm 2006. Trong đó huyện Phú Vang có diện tích lớn
nhất 1,600 ha tăng 18.3% so với năm 2006, tiếp theo là huyện Phú Lộc và
huyện Quảng Điền với diện tích 1,300 ha. Đặc biệt huyện Phú Lộc trong
năm 2006 diện tích chỉ 205 ha nhưng đến năm 2009 đã lên đến 1300 ha tăng
63.4% so với năm 2006.
Chính vì vậy, sản lượng rau trong năm 2009 huyện Phú Vang đứng đầu
trong toàn tỉnh với 14,608 tấn, tiếp theo là Phú Lộc 11,596 tấn và huyện
Quảng Điền 10,800 tấn [14].
Diện tích, năng suất, sản lượng của các huyện và thành phố Huế được thể
hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng của thành phố Huế và các huyện
của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tên huyện, thành phố Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng

suất(tạ/ha)
2006 2009 2006 2009 2006 2009
Tổng số 4,750 5,950 43,485
54,918
90.7 92.3
TP Huế 560 560 6,832 7,280 140.2 130.0
Phú Vang 1,352 1,600 12,08
8
14,60
8
84.5 91.3
Hương Trà 529 660 5,477 7,260 90.6 110
Hương Thủy 312 312 2,677 2814 85.0 90.2
A Lưới 158 158 1,054 1,057 66.9 66.9
Phú Lộc 205 1,300 1,799 11,596 87.7 89.2
Nam Đông 130 160 890 1,080 67.6 70.6
Quảng Điền 1,136 1,300 9,943 10,80
0
74.2 90
(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2009)
12
4.1.3. Các loại rau sản xuất ở địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế
Tùy thuộc vào tập quán canh tác, thời tiết của từng vùng cũng như thói quen
của người trồng rau dẫn đến ở mỗi vùng có cơ cấu rau có khác nhau, các loại
rau trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3: Các loại rau trồng có ở tỉnh Thừa Thiên Huế
TT Tên
Việt Nam
Tên khoa học Họ
RAU ĂN LÁ

1 Bắp cải Brassica oleraceae var.
carppitata
Crucifereae
2 Cải bẹ Brassica campesteis L. Crucifereae
3 Cải cúc Brassicahry santhemum Crucifereae
4 Cải ngọt Brassica integritolia
(West) O.E.Schulz
Crucifereae
5 Cải thìa Brassica chinensis L. Crucifereae
6 Cải
xanh
Brassica juncea (L)
Czern.rt.Cos
Crucifereae
7 Rau cần Oenanthe javanica
(Blume) DC
Compositea
8 Cần tây Apium graveolens var,
ducle
Umbelliferace
9 Hành lá Apium fistulosum L. Alliaceae
10 Hẹ Apium tubesosum Rotller
ex Spreng
Alliaceae
11 Mồng
tơi
Basella rubra L. Basecellaceae
12 Rau dền Amaranthus Amaranthaceae
13 Rau
muống

Ipomoea aquatica Fossk Convolvulacea
e
14 Rau đay Corchorus olitorius Tiliaceae
15 Thìa là Anethun graveolens L. Apraceae
16 Tía tô Perilla frutescens (L)
Britton
baniaceae
17 Xà lách Lactuca sativa varcatitata
L.
Compositae
RAU ĂN QUẢ
18 Dưa
chuộc
Scucumis sativus Cucurbitaceae
19 Dưa leo Scucumis sativus L. Cucurbitaceae
20 Cà chua Lycopersicum éculentum Solanaceae
21 Cà pháo Solanun torvum L Solanaceae
13
22 Cà tím Solanun melongena Solanaceae
23 Bí xanh Benincasa hispida Cucurbitaceae
24 Bí đỏ Cucurbita mãima Cucurbitaceae
25 Dưa
gang
Cucumis melo
L.var.conomon (Thump)
Cucurbitaceae
26 Dưa hấu Citrullus. Lamatus Cucurbitaceae
27 Đậu đũa Vigna unguiculata var.
sesquipeddalis (L) verdc
Fabaceae

28 Đậu bắp Abelmochus esculentus
(L) Moench
Malvaceae
29 Đậu
côve
Phaseolus vulgaris L Fabaceae
30 Đậu
rồng
Psophocarpus
tletragonolobus (L.) DC
Fabaceae
31 Ớt cay Capsicum annuum Solanaceae
32 ớt ngọt Capsicum annuum Solanaceae
33 Mướp
đắng
Mổndica chẩntia L. Cucurbitaceae
34 Su su Sechium edule (Jacq) Sw Cucurbitaceae
RAU ĂN CỦ
35 Cà rốt Daucus carola L.ssp
sativus Hayst
Apiaceae
36 Củ cải

Brassica campestris Crucifereae
37 Củ đậu Pachyrhizus erosus Fabaceae
38 Củ cải Beta vulgraris Fabaceae
39 Củ từ Dioscorea alata Convolvulacea
e
40 Gừng Zingiber offcinale Zinggberaceae
41 Khoai

lang
Impomoea batatas Convolvulacea
e
42 Khoai
sọ
Hibiscus esculentus Convolvulacea
e
43 Kiệu Allium chinense G.Don
(A. bakeri Regel)
alliaceae
44 Nghệ Cureuma longa L. Zinggberaceae
RAU ĂN TRÁI, HẠT
45 Đậu
côve lùn
Phaseolus vulgsris Fabaceae
46 Đậu đen Vigna mungo Fabaceae
47 Đậu
kiếm
Canavalia gladiata Fabaceae
14
48 Đậu
tương
Glycine max Fabaceae
49 Đậu ván Vigna unguiculata Fabaceae
50 Đậu ngự Vigna unguiculata Fabaceae
51 Đậu
xanh
Vigna raduata Fabaceae
Theo bảng kết quả bảng 3 cho thấy ở tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 51 loại
rau trong số 70 loại rau trồng ở Việt Nam thuộc 14 họ. Trong đó có 6 loại

thuộc họ thập tự (Crueifereae), 8 loại thuộc họ bầu bí (Cuicurbitaceae), 12
loại thuộc họ đậu (Fabaceace), còn lại thuộc họ cà (Solanaceae), họ đay
(Titiaceae), họ cúc (Copositae). Rau của Thừa Thiên Huế gồm 4 nhóm rau
ăn lá, thân; ăn quả, hoa; ăn quả và nhóm ăn gia vị thì nhóm ăn quả và ăn lá
có số lượng tương đương nhau là 17 loại chiếm 33%, 10 loại rau ăn củ
chiếm 19.6%, 7 loại rau ăn trái và hạt chiếm 13.7% [1].
4.1.4. Tình hình sản xuất RAT ở địa bàn Thừa Thiên Huế
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi người sản xuất phải nhạy bén, để định
hướng sản phẩm nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người tiêu dùng với chi
phí thấp nhất, sản phẩm đạt chất lượng, phải biết cách hướng dẫn, quảng
cáo, tiếp thị sản phẩm để người tiêu dùng biết và an tâm với sản phẩm đó.
Đối với sản xuất rau an toàn liên quan mật thiết đến sức khỏe người tiêu
dùng, thì vấn đề chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, ổn định sản lượng và
đa dạng sản phẩm là rất quan trọng.
Chính vì vậy trong những năm gần đây, thông qua một số chương trình của
Trung tâm KN-KL, của trường Đại học Nông lâm Huế, các đề tài Khoa học
công nghệ và một số tổ chức khác, một số mô hình sản xuất rau, quả an toàn
đã được triển khai tại các địa phương như: HTX Kim Thành, xã Quảng
Thành, huyện Quảng Điền; HTX Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền; HTX Thủy Biều, xã Thủy Biều, Thành Phố Huế; HTX Hương An, xã
Hương An, huyện Hương Trà; HTX Hương Chữ, xã Hương Chữ, huyện
Hương Trà; và HTX Hương Long, TP Huế [15]. Diện tích và chủng loại rau
sản xuất ở các vùng được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4 : Diện tích, chủng loại rau, quả an toàn của tỉnh TT. Huế
STT Đơn vị DT (ha)
Chủng loại rau, quả
an toàn
15
1 HTX Kim Thành, xã
Quảng Thành, huyện

Quảng Điền
5.6 Cải xanh, Cải cúc,
Xà lách, Rau thơm,
Ngò rí, Ớt xanh cao
sản, Rau dền, Rau
muống
2 HTX Quảng Thọ 2, xã
Quảng Thọ, huyện
Quảng Điền
1.8 Rau má, Mướp đắng
3 HTX Thủy Biều, xã
Thủy Biều, Thành Phố
Huế.
11.2 Thanh trà
4 HTX Hương An, xã
Hương An, huyện
Hương Trà
0.98 rau cải, hành lá, xà
lách, kiệu, rau thơm
5 HTX Hương Chữ, xã
Hương Chữ, huyện
Hương Trà
1.1 Xà lách, hành hoa,
kiệu, dền đỏ, rau
thơm
6 HTX Hương Long, TP
Huế
1.43 Cải, xà lách, đậu
côve, ớt
(Nguồn: Sở nông Nghiệp Và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010)

Từ bảng 4 cho thấy, có ít nhất 5 địa bàn được quy hoạch sản xuất RAT
bao gồm: xã Quảng Thành, Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; xã Hương An,
Hương Chữ, huyện Hương Trà; và phường Hương Long, TP Huế.
Trong đó, xã Quảng Thành có diện tích lớn nhất với 5.6 ha, các loại rau
được trồng như: Cải xanh, Cải cúc, Xà lách, Rau thơm, Ngò rí, Ớt xanh cao
sản, Rau dền, Rau muống , tiếp theo là xã Quảng Thọ với 1.8 ha chủ yếu
trồng rau má và mướp đắng. Xã có diện tích ít nhất là Hương An với 0.98
ha, chủ yếu là trồng rau cải, hành lá, xà lách, kiệu và rau thơm.
Tuy vậy, tình hình sản xuất rau an toàn vẫn còn dừng lại ở cấp độ mô
hình thử nghiệm, chưa nhân rộng ra được trong sản xuất. Vì nhiều lý do
16
khác nhau mà các HTX trồng rau an toàn trên địa bàn Thừa Thiên Huế có
diện tích rải rác hoặc bị thu hẹp sau một thời gian trồng thử nghiệm. Chỉ có
HTX Kim Thành xã Quảng thành và HTX Quảng Thọ II xã Quảng Thọ
huyện Quảng Điền là 2 điểm sản xuất RAT được duy trì và mở rộng. Do vậy
đề tài tập trung vào nghiên cứu 2 địa bàn này.
Hình 1 chỉ rõ các vùng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh cung cấp cho
thành phố Huế.

Hình 1: Các vùng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các vùng sản xuất RAT này chỉ mang tính thí điểm, với mục đích cung
cấp RAT cho thành phố Huế. Do vậy, khoảng cách không xa so với trung
tâm thành phố. Ngoài ra với khoảng cách này người tiêu dùng dễ biết, và dễ
quan sát được quy trình sản xuất RAT.
4.2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.2.1. Điều kiện tự nhiên của Quảng Thành và Quảng Thọ
4.2.1.1. Vị trí địa lí: Vị trí địa lí có vai trò quan trọng trong giao thương
buôn bán, vận chuyển hàng hóa, cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ
thuật và thông tin liên lạc phục vụ sản xuất của các địa phương. Đặc biệt
17

Chú giải:
: Các vùng quy
hoạch sản xuất RAT.
Địa bàn
nghiên cứu
trong lĩnh vực nông nghiệp, các sản phẩm làm ra thường có khối lượng lớn,
khó vận chuyển.
a. Xã Quảng Thành
Xã Quảng Thành nằm ở phía Đông Nam của huyện Quảng Điền- TT
Huế và nằm ở phía Bắc của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế
chừng 7 km đường bộ.
Vị trí địa lí:
- Phía Bắc giáp với phá Tam Giang
- Phía Nam giáp xã Hương Toàn - huyện Hương Trà
- Phía Đông giáp xã Hương Phong - huyện Hương Trà
- Phía Tây giáp xã Quảng An - huyện Quảng Điền
b. Xã Quảng Thọ
Quảng Thọ là xã đồng bằng nằm về phía Nam của huyện Quảng Điền,
cách trung tâm huyện lỵ 6 km về phía nam và cách trung tâm thành phố Huế
10km về phía Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên 957.70 ha; dân số 7,963
người, trong đó có 1,659 hộ chia thành 8 thôn. Ranh giới được xác định như
sau:
- Phía Đông giáp xã Quảng An, Quảng Thành huyện Quảng Điền và xã
Hương Toàn huyện Hương Trà.
- Phía Tây giáp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền và Hương Xuân huyện
Hương Trà.
- Phía Nam giáp xã Hương Toàn, huyện Hương Trà.
- Phía Tay giáp xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền
* Với vị trí địa lí này, xã Quảng Thành và xã Quảng Thọ có nhiều cơ hội
thuận lợi để giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương khác, đặc

biệt là thành phố Huế - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của
toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2.1.2. Địa hình
a. Xã Quảng Thành
Xã Quảng Thành là vùng đồng bằng, tương đối bằng phẳng nhưng có
phần thấp trũng hơn so với các địa phương khác ở phía Đông tỉnh Thừa
Thiên Huế, độ cao trung bình của xã là 1 mét so với mực nước biển, có nơi
còn thấp hơn mực nước biển từ 0.5-1.0 mét (vùng bàu ven phá Tam Giang),
gây nhiều khó khăn cho xã Quảng Thành vì hàng năm từ giữa tháng 9 đến
giữa tháng 11 thường có một diện tích rất lớn đất nông nghiệp bị ngập nước
thường xuyên. Đối với HTX Kim Thành nơi có sản lượng rau lớn nhất của
xã Quảng Thành thì có đến hơn 200 ha đất bị ngập nước (chủ yếu đất trồng
lúa) trên tổng diện tích đất nông nghiệp là 308 ha. Trong thời gian này các
hoạt động sản xuất trên đồng ruộng đều ngừng hẳn. Nơi có địa hình cao nhất
18
là thôn Thành Trung cũng bị ngập một phần lớn diện tích trồng rau và lúa
gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân.
Đất ở đây chủ yếu là đất thịt nhẹ (chiếm 65-70%) và đất thịt nặng rất
thuận lợi cho sản xuất rau.
b. Xã Quảng Thọ
Xã Quảng Thọ thuộc vùng đồng bằng nằm về phía vùng hạ lưu sông Bồ,
có địa hình thấp trũng hàng năm thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, hoạt động đi lại. Nhưng
với nghiên cứu, đề xuất, tham mưu và chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp
- PTNT, chính quyền địa phương và đơn vị sản xuất cơ sở đã triển khai thực
hiện nhiều giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, đầu tư và hỗ trợ nông dân nên
tiềm năng đất đai, kinh tế nông nghiệp - nông thôn vẫn luôn đạt những thành
tích và hiệu quả tương đối cao.
4.2.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu
Sản xuất nông nghiệp là ngành chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố

thời tiết, khí hậu. Mỗi loại cây trồng thường thích hợp với mỗi kiểu khí hậu
từ đó có thể phân bố cây trồng hợp lí. Ngoài ra, dựa vào đó người nông dân
có thể điều chỉnh thời vụ hợp lí nhằm phát huy được năng suất cây trồng và
tránh các yếu tố thời tiết bất lợi như lũ lụt, hạn hán và sâu bệnh phá hại.
a. Xã Quảng Thành
Xã Quảng Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành
2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng
từ tháng 3 đến tháng 9. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa là
gió Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau, thường mang đến không khí lạnh, mưa nhiều gây nên
lũ lụt vào tháng 10-11. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc
vào tháng 8 thường gây nóng và khô hạn.
Các yếu tố thời tiết được thể hiện:
*Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình giao động từ 20-29ºC. Trong đó nhiệt độ có xu
hướng tăng dần từ tháng 1 đến tháng 6;7 và bắt đầu giảm dần cho đến tháng
12. Như vậy nhiệt độ cao kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 (28-29ºC). Vì vậy
vùng rau ở Quảng Thành thường phát triển tốt từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Các tháng có nhiệt lượng như trên thì lượng bốc hơi cũng lớn từ 104,4
mm đến 141.5 mm nên việc trồng rau gặp khó khăn hơn, rau dễ bị héo khi
gieo cấy và sinh trưởng chậm hơn. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn nhất
và nhỏ nhất trong ngày thường từ 7-12ºC và trong tháng là từ 14-18ºC, ít có
sự chuyển biến lớn về sự chênh lệch này giữa các tháng trong năm.
19
Tổng lượng bức xạ mặt trời trong năm 110-140 Kcal/cm
2
/năm. Số giờ
nắng 1700-1900 giờ/năm. Như vậy chế độ nhiệt ở đây khá phong phú thích
hợp cho trồng rau đặc biệt là các tháng từ 11 đến cuối tháng 4.
*Ẩm độ

Ẩm độ tương đối trung bình các tháng trong năm là 77-92%, từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau ẩm độ khá cao 91-92%, các tháng 5-8 ẩm độ thấp hơn
77-81%. Tương tự độ ẩm tương đối thấp nhất các tháng từ 40-61%. Với độ
ẩm trung bình các tháng khá cao, hầu hết trên 71%, là điều kiện thuận lợi
phát sinh, phát triển nhiều loại sâu hại gây bệnh cho rau Vì vậy các loại rau
như rau cải, xà lách, rau thơm thường bị hại nặng vào các tháng 10 đến
tháng 3 năm sau nếu không diệt kịp thời.
* Lượng mưa
Xã Quảng Thành là nơi có lượng mưa khá cao, tập trung chủ yếu vào
tháng 9, 10, 11, chiếm 65-70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung
bình các tháng từ tháng 1 đến tháng 8 chỉ từ 51-188 mm/tháng. Trong khi đó
các tháng 9-12 lượng mưa 404 - 977 mm/tháng. Vì vậy trồng rau ở đây với
các tháng từ 12 đến tháng 3 không cần tưới nước nhiều mà rau vẫn xanh tốt.
Các tháng 4-8 nền nhiệt độ khá cao, tổng lượng bốc hơi lớn kèm theo mưa ít,
rau là loại cây có nhu cầu nước lớn nên phải thường xuyên tưới nước và
dùng lưới che hay tủ rơm khi gieo để hạn chế lượng bốc hơi nước cho rau.
Các tháng 9-11 lượng mưa lớn và tập trung nên thường xãy ra lũ lụt. Địa
hình Thừa Thiên Huế khá dốc nên lũ thường ít khi kéo dài nhưng mựt nước
lên cao và dòng chảy lớn gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy
để tránh tác hại của lũ lụt người nông dân Huế nói chung và xã Quảng
Thành nói riêng thường thu hoạch trước lũ và gieo cấy khi mùa lũ kết thúc.
Thời gian có thể kéo dài từ 1-2 tháng.
Quảng Thành còn chịu nhiều ảnh hưởng của cac đợt áp thấp nhiệt đới và
nhiều cơn bão lớn nhỏ kèm theo mưa lớn tập trung vào mùa mưa. Trong
năm còn có một mùa mưa phụ từ tháng 4 đến tháng 6 có thể gây lụt vào hạ
tuần tháng 5 (lụt tiểu mãn); lụt còn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 1 (lụt
đầu vụ-cuối vụ) gây thiệt hại cho việc gieo cấy vụ hè thu.
Có thể nói sản xuất nông nghiệp của Quảng Thành chịu nhiều tác động
bất lợi của các yếu tố thời tiết khí hậu. Là vùng trồng lúa, rau và hoa màu có
địa hình thấp trũng, trong năm lại chịu ảnh hưởng của nắng nóng và mùa

mưa kéo dài kèm theo lũ lụt gây nên nhiều thiệt hại. Đồng thời lại xuất hiện
nhiều cơn bão làm cho một số diện tích lúa, rau bị đỗ ngã và gió mùa đông
bắc gây nên rét đạm, rét hại gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất rau màu.
b. Xã Quảng Thọ
Quảng Thọ là xã thuộc vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên thời tiết
tương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rỏ rệt. Mùa khô
20
bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm
sau.
* Nhiệt độ
Tương tự như xã Quảng Thành, nhiệt độ của xã Quảng thọ đã ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm: 25ºC.
+ Nhiệt độ cao nhất trong năm: 41ºC.
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 10ºC.
Quảng Thọ nằm trong vùng giàu ánh sáng, có số giờ nắng trung bình
trong năm 1,952 gờ/năm. Những tháng mùa khô số giờ nắng trong ngày
chênh lệch nhau 100 – 120 giờ, số giờ nắng bình quân mơi ngày thường cao
hơn 4 – 5 giờ so với ngày ở tháng mùa mưa.
* Ẩm độ
Độ ẩm bình quân trong năm 83%, thời kỳ độ ẩm cao nhất từ tháng 11
đến tháng 02 năm sau (từ 85-88%). Với độ ẩm bình quân cao như vậy chiếm
83%, nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra vào các tháng mưa nhiều gây thiệt
hại lớn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và rau xanh nói riêng.
* Lượng mưa
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 2,955mm.
+ Năm có lượng mưa cao nhất: 4,927mm.
+ Năm có lượng mưa thấp nhất: 1,850mm.
Số ngày mưa bình quân trong năm 160 ngày, chiếm 43% số ngày trong
năm. Mưa bắt đầu tập trung nhiều vào tháng 9 đến tháng 12 lượng mưa giai

đoạn này chiếm 70 đến 75% lượng mưa cả năm. Những tháng này mưa
nhiều nên thường xảy ra lũ lụt.
Quảng thọ cũng như xã Quảng Thành chịu ảnh hưởng của nhiều trận lụt,
bão, áp thấp nhiệt đới , đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
rau của người dân.
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.2.1. Tình hình dân số và lao động
Vấn đề dân số và lao động là một trong những vấn đề rất được quan tâm
hiện nay. Bởi một mặt nó thúc đẩy, tạo động lực cho phát triển kinh tế, một
mặt nó sẽ là cản trở lớn, là gánh nặng cho phát triển kinh tế - xã hội khi số
lượng lao động và nhân khẩu phụ thuộc vào nông nghiệp lại quá lớn so với
những giới hạn về điều kiện tự nhiên - xã hội. Bảng 5 trình bày tình hình dân
số và lao động của 2 xã điều tra.
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của 2 xã Quảng Thành và Quảng
Thọ
Chỉ tiêu Xã Quảng Thành Xã Quảng Thọ
Tổng số hộ 2,625 hộ 1,658 hộ
21
Nhân khẩu 11,862 người 7,936 người
Lao động trong độ
tuổi
6,012 người 3,850 người
Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên bình quân
1,18%/năm 1,1%/năm
Nguồn: Tài liệu thứ cấp, 2010
Từ kết quả của bảng tình hình dân số và lao động của 2 xã trên em nhận
thấy, xã Quảng Thành dân số cũng như lao động trong độ tuổi đều lớn hơn
xã Quảng Thọ được thể hiện qua nhân khẩu xã Quảng Thành nhiều hơn xã
Quảng Thọ 3,926 người, và lao động trong độ tuổi là 2,162. Lao động của xã

Quảng Thành tương đối trẻ, chiếm khoảng 60% tổng số lao động trong độ
tuổi. Lực lượng này phần lớn có trình độ và có khoảng 30% đã qua đào tạo
nghề.
Tuy nhiên đa số lực lượng này đã đi làm ăn ở ngoại tỉnh, số lao động trẻ
trong nông nghiệp còn lại rất ít, tỉ lệ tăng dân số là 1.18%/năm. Cả hộ nông
nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng, nhưng hộ phi nông nghiệp tăng nhanh
hơn(8%) hộ nông nghiệp do quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp
sang các lĩnh vực khác như dịch vụ, buôn bán, ngành nghề.
Số lao động cũng tăng đáng kể qua các năm. Sự gia tăng lao động nam và
nữ giới đều như nhau bình quân 47 người/năm và không có sự thay đổi đáng
kể về tỉ lệ lao động nam (57%) và lao động nữ (43%) trên tổng lao động
(6,012 lao động, năm 2011). Điều đáng chú ý là có đến 60% lao động nông
nghiệp của xã Quảng Thành còn làm thêm một số ngành nghề khác như thợ
hồ, mộc Họ tập trung toàn bộ lao động trong gia đình chỉ vào lúc mùa vụ.
Hiện nay, xã Quảng Thành có chủ trương giải quyết việc làm cho người
lao động như phát triển các ngành nghề, thêu, may, phát triển chăn nuôi,
thủy sản và cả phát triển các dịch vụ. Tuy nhiên số lao động được giải quyết
việc làm còn ít chưa tương xứng với nhu cầu thực tế.
Còn đối với xã Quảng Thọ, toàn xã có 8 thôn với 1,658 hộ và 7,936 nhân
khẩu, đại bộ phận dân cư được phân bố sống dọc theo 2 bên bờ của 2 nhánh
sông Bồ. Tổng số lao động trong độ tuổi 3,850 người. Trong đó lao động nữ
2,118 người chiếm trên 55% tổng số lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
bình quân 1.1%.
Theo chính quyền phản ánh thì người dân xã Quảng Thọ chịu khó học
hỏi, tìm tòi, nhạy bén với những cái mới để áp dụng vào sản xuất nhằm tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đây là một trong những lợi thế
không nhỏ để họ tiếp cận với công nghệ khoa học - kỷ thuật mới.
4.2.2.2. Tình hình sử dụng đất
Trong sản xuất nông nghiệp, đất có vai trò đặc biệt quan trọng và có tính
giới hạn về mặt không gian. Hiện nay, đất nông nghiệp ở hầu hết các địa

22
phương đều có xu hướng giảm, bởi sự gia tăng xây dựng cơ sở hạ tầng và
chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác như đất ở và đất
chuyên dùng, làm cho đất nông nghiệp tính trên đầu người ngày càng giảm.
Vì vậy việc sử dụng đất sao cho có hiệu quả và hợp lí là vấn đề rất đáng
được quan tâm. Đồng thời đó cũng là giải pháp nâng cao thu nhập cho người
nông dân, nhất là các địa phương có diện tích đất hẹp. Nó giúp ta bố trí hệ
thống sản xuất một cách hợp lí nhằm khai thác và sử dụng đất một cách có
hiệu quả và bền vững.
- Xã Quảng Thành
Tổng diện tích đất của xã Quảng Thành là 1,082 ha. Trong đó đất nông
nghiệp là 643.03 ha chiếm 59.43% đất tự nhiên và có xu hướng giảm nhẹ
qua các năm. Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp là 644.93 ha nhưng đến
năm 2007 chỉ còn 643,03 ha. Tuy nhiên lại có sự thay đổi lớn về cơ cấu
nông nghiệp. Đất trồng lúa chiếm phần lớn diện tích (chiếm 80.52% tổng
diện tích đất nông nghiệp, năm 2007) đang giảm để thay thế cho đất trồng
rau và đất nuôi trồng thủy sản. Xã đã vận động nông dân chuyển đổi một số
diện tích trồng lúa cao sang trồng rau cho thu nhập cao hơn. Đặc biệt đất
trồng rau này có phần lớn là đất vườn 34.63 ha (chiếm 48.15% diện tích
trồng rau). Đất vườn trồng rau ước khoảng 150-600 m
2
/hộ. Đây cũng là phần
thu nhập rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người trồng rau. Rau được
xem là cây trồng có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Cụ thể trong vòng 3 năm từ 2005-2007 diện tích đất trồng rau tăng từ 61-
72 ha (tăng 18.03%). Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt cũng tăng lên đáng
kể. Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ không tăng và có diện tích khá lớn là
79.88 ha ở ven phá Tam Giang.
- Xã Quảng thọ
Là xã thuần nông, nghành nghề chính là sản xuất nông nghiệp (canh tác

lúa nước và trồng rau màu). Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 957.70
ha. Trong năm 2010 toàn xã có tổng diện tích gieo trồng hàng năm 1336,46
ha, tăng 27.01 ha so với năm 2009, trong đó cây lương thực có hạt 697,56
ha, tăng 6.78 ha, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 173 ha, tăng 4,03 ha
(riêng diện tích cây lạc 130 ha), diện tích chất bột có củ 146 ha, tăng 4.40 ha,
diện tích cây lương thực thực phẩm 345 ha tăng 11.63 ha, trong đó có 35 ha
chuyên canh cây rau má, diện tích cây hoa các loại 11 ha, tăng 1 ha.
Về nuôi trồng thủy sản thì xã có diện tích 12.94 mặt nước, trong năm
diện tích nuôi trồng thủy sản không tăng nguyên nhân là do nguồn nước
ngày càng bị ô nhiểm, dịch bệnh chưa được khống chế dẫn đến năng suất
giảm.
4.2.2.3. Tình hình cơ bản về giao thông, thủy lợi
* Giao thông
23
- Xã Quảng Thành
Trên địa bàn xã Quảng Thành có tuyến đường tỉnh lộ 1B là đường rải
nhựa dài 2.5 km. Đây là tuyến đường rất quan trọng của xã, bởi trục đường
này nối với xã Hương Toàn – huyện Hương Trà và cũng là tuyến đường
chính nối với thành phố Huế, các xã khác của huyện Quảng Điền và thị trấn
Sịa. Nó có ý nghĩa lớn với vùng trồng rau của xã.
Trục đường liên xã nối các thôn của xã dài chừng 7 km, lòng đường rộng
3.5 mét, trong đó có 5 km đường rải nhựa và 2 km đường đất. Con đường
này có ý nghĩa quan trọng với các thôn xa trung tâm xã như Kim Đôi, Quán
Hòa
Trong những năm qua nhờ huy động được nguồn vốn trong dân cùng với
đầu tư của nhà nước, xã đã tiến hành bê tông hóa hầu hết các đường liên
thôn, liên xóm. Nhờ vậy việc đi lại và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của
nhân dân được thuận lợi. Nhưng nhìn chung các tuyến đường này còn khá
hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay. Đường giao thông
còn bị xuống cấp gây cản trở cho việc đi lai. Thời gian tới xã Quảng Thành

vừa phải đầu tư xây dựng các tuyến đường mới vừa phải đầu tư sửa chữa,
nâng cấp các tuyến đường bị hư hỏng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế.
Tuyến đường sông cũng góp phần trong giao thương buôn bán với các
địa phương khác vì các thôn đều có đường sông. Nhưng mức độ khai thác
còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
- Xã Quảng Thọ
Tương tự như xã Quảng Thành xã Quảng Thọ có các tuyến đường:
+ Đường tỉnh quản lý: 6,546m. Trong đó: đã nhựa hóa: 5,346m, đường
đất: 1,200m, Đây là tuyến đường rất quan trọng của xã, đoạn đường nối dài
nối với xã Hương Toàn- huyện Hương Trà và cũng là tuyến đường chính nối
với thành phố Huế, các xã khác của huyện Quảng Điền và thị trấn Sịa, có ý
nghĩa rất quang trọng trong phát triển cây rau.
+ Nhờ sự đầu tư của Nhà nước cũng như sự đóng góp của người dân nên
các đường liên xã, liên thô cơ bản xã bê tông hóa đã tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân trong thôn, xã cũng như cac vùng khác thuận lợi hơn trong
buôn bán, sản xuất Đường liên xã, liên thôn: 12,175m. Trong đó: Đã bê
tông hóa: 9,116m, đường đất: 3,000m
+ Bên cạnh đó thì đường xóm cũng một phần được bê tông hóa. Đường
xóm: 27,085m trong đó: đã bê tông hóa: 13,463m, đường đất: 13,622m góp
phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất.
Có thể nói hệ thống giao thông ở đây tương đối hoàn chỉnh thuận tiện
cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với trung tâm huyện lỵ, trung tâm thành
phố Huế và các vùng phụ cận.
24
* Thủy lợi:
Là các xã thuộc vùng thấp trũng lại có hệ thống sông ngòi lớn nên công
tác thủy lợi phục vụ sản xuất khá thuận tiện, ít có khi khô hạn, thiếu nước
tưới
- Xã Quảng Thành:

Hiện nay, trên địa bàn xã có 3 trạm bơm lớn: trạm bơm tiêu Quảng
Thành và 2 trạm bơm tưới: Thanh Hà và Thâm Điền. Hằng năm vào mùa
mưa lũ, nước ngập úng thì trạm bơm tiêu Quảng Thành có thể hoạt động liên
tục chừng 3-4 ngày thì có thể giải quyết được tình trạng ngập úng cho hơn
350 ha đất lúa vùng trũng. Còn các trạm bơm tưới có thể đáp ứng được nhu
cầu tưới nước cho hơn 526 ha đất lúa và hơn 70 ha đất trồng rau. Ngoài ra
trong nhân dân còn có các máy bơm tư nhân công suất nhỏ, bổ sung cho các
trạm bơm và phục vụ chủ yếu cho vùng trồng rau ở một số nơi mà hệ thống
kênh mương không tưới hết được.
Đập nước Thảo Long ở hạ lưu sông Bồ, phía Đông của Xã Quảng Thành
cũng có vai trò nhất định trong điều tiết nước trên các sông của xã Quảng
Thành. Trước đây vào mùa khô, có một diện tích nhỏ thường bị thiếu nước
và tình trạng xâm mặn của nước biển Đông gây ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp và đời sống của người dân. Hiện nay tình trạng đó đã được
khắc phục, đập Thảo Long có tác dụng ngăn mặn và dự trữ nguồn nước ngọt
cung cấp cho tưới tiêu của các vùng phía Tây đập.
- Xã Quảng Thọ: Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất rau nói riêng thì xã Quảng Thọ thì người dân cũng như chính quyền
đã tiến hành cho xây một số kênh mương:
+ Mương cấp 1: 11,236m. Trong đó: Đã bê tông hóa: 7,853m, mương
đất: 3,383m.
+ Mương cấp 2: 20,175m. Trong đó: Đã bê tông hóa: 3,500m, mương
đất: 16,675m.
Xã có hệ thống sông Bồ chảy qua địa bàn, hằng năm được thiên nhiên
ưu đãi một lượng phù sa rất lớn làm cho đất đai khá màu mỡ, nguồn nước
dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công
nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây hoa.
Ngoài ra thì ở đây có rất nhiều giếng nước do người dân đào nhằm phục
vụ cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp.
4.3. Tình hình sản xuất rau an toàn tại 2 xã Quảng Thành và Quảng

Thọ
4.3.1. Đặc điểm của rau an toàn: Năng suất, hình thức, chất lượng và
giá cả
25

×