Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tìm hiểu quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại xã hòa phong - huyện hòa vang - tp đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.55 KB, 45 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã có
những bước chuyển biến tích cực, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng
khá, quan hệ sản xuất từng bước phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hòa nhập với nền kinh tế quốc
tế. Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa. Trong cơ cấu kinh tế chung, xét cả về
giá trị sản phẩm (GDP) và về lao động, tỷ trọng công nghiệp tiếp tục tăng lên,
tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Tuy vậy cơ cấu ngành kinh tế trong những
năm đổi mới vừa qua còn bộc lộ nhiều yếu kém, tốc độ tăng trưởng chưa
tương xứng với mức đầu tư và tiềm năng của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề còn nhiều lúng túng, mang nặng tính tự phát và thiếu bền vững.
Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp chuyển sang các
ngành nghề khác còn rất khó khăn [8].
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia đang được tiến hành trên
phạm vi cả nước ta theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư ngày 05/8/2008 của
Trung ương, đi cùng với mục tiêu này là bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
nông thôn mới với 19 tiêu chí, đây là cơ sở để kiểm tra, đánh giá công nhận
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Trong đó có tiêu chí về cơ cấu lao động, tỷ
lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là
35%. Để đạt được tiêu chí thì việc thực hiện chuyển đổi ngành nghề đóng vai
trò quan trọng.
Hòa Vang là huyện nông thôn duy nhất của thành phố Đà Nẵng, mới đây
huyện đã chính thức triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới theo bộ
tiêu chí quốc gia, với mục tiêu xây dựng từ 7-8 xã đạt bộ tiêu chí này theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-
2015) và xã Hòa Phong là xã được chọn thí điểm để thực hiện mục tiêu này.
Cùng với sự phát triển của thành phố, huyện Hòa Vang cũng đang có bước
1


chuyển biến đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chỉ tính riêng
năm 2010, tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện tăng mạnh và đạt 630,8 tỉ đồng,
bằng 1,6 lần so với năm 2009. Sự phát triển các ngành đi đúng định hướng
chuyển dịch cơ cấu với tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 396 tỉ
đồng, tăng 15,7%; tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 221 tỉ đồng,
tăng 16,6%; từ đó xác định tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện
là nông nghiệp 37%, công nghiệp 35,2%, dịch vụ 27,8% [2]. Bên cạnh đó, thì
trong đời sống nông thôn ở Hòa Vang cũng đang tồn tại những vấn đề cần
giải quyết trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đó là việc tổ chức sản
xuất để nâng cao đời sống, thu nhập của người nông dân; trong đó có cả việc
tạo cơ chế thu hút đầu tư về nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động tại
chỗ. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vẫn phụ thuộc nhiều vào thành
phố chưa có chuyển biến mạnh ở trên địa bàn.
Trong khi đó, xã Hòa Phong là một xã thuần nông, ít các ngành nghề
truyền thống, để đạt được tiêu chí về cơ cấu lao động xã Hòa Phong phải đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, theo hướng
tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, tạo việc làm thu hút nhiều lao động tại địa
phương, điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước và các tổ
chức phi chính phủ. Chuyển đổi ngành nghề là một nhiệm vụ trọng tâm và
khó khăn, xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu
quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại xã Hòa Phong - huyện Hòa
Vang - TP Đà Nẵng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại xã Hòa Phong.
- Vai trò của chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đến đời sống của người dân xã
Hòa Phong.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề tại xã Hòa Phong.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn
Theo Trần Hồi Sinh, 2006, “Cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù
phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ
cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời
gian nhất định.
Kinh tế nông thôn là một khái niệm dùng để thể hiện một tổng thể kinh
tế - xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn. Nó bao gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp và cả công nghiệp, dịch vụ… trên địa bàn đó. Khi nói tới
kinh tế nông thôn, chúng ta thường liên tưởng tới một địa bàn mà ở đó hoạt
động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của
lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội thì nông thôn không chỉ đơn
thuần là khu vực chỉ có hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, mà phát triển cả
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn là cấu trúc bên trong của kinh tế
nông thôn. Nó bao gồm các bộ phận cấu thành nên cơ cấu kinh tế nông thôn,
các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỉ lệ nhất định về mặt số
lượng, liên quan chặt chẽ về mặt chất, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định tạo thành một hệ thống kinh tế
nông thôn [4].
2.1.2 Cơ cấu ngành nghề
Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức
năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Nó phản ánh một loại hoạt
động nhất định của con người trong quá trình sản xuất xã hội, được phân biệt
theo tính chất và đặc điểm của quá trình công nghệ, đặc tính của sản phẩm sản
xuất ra và chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất. Các ngành trong cơ
cấu kinh tế nông thôn ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển
của phân công lao động xã hội. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm các
ngành sau:
3

Ngành nông nghiệp: Bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm
nghiệp và thủy sản. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có sớm nhất tồn
tại và phát triển như một ngành chủ yếu trong khu vực nông thôn. Ngành
nông nghiệp phát triển gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất và
phân công lao động xã hội. Từ sản xuất mang tính chất tự cung, tự cấp với
những ngành rộng, đến sản xuất hàng hóa lớn, chuyên môn hóa cao, tạo ra
nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội và từ đó phân ra các ngành hẹp hơn, chi
tiết hơn.
Ngành công nghiệp: Công nghiệp nông thôn bao gồm sản xuất vật liệu
xây dựng, khai thác, dệt may, chế biến, thủ công nghiệp và ngành nghề truyền
thống. Xu hướng của sự phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn là
ngày càng phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Ngành dịch vụ: Bao gồm dịch vụ tài chính, dịch vụ thương mại, dịch vụ
kỹ thuật và dịch vụ đời sống. Các ngành dịch vụ trong nông thôn ngày càng
phát triển để đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống trong nông thôn. Tỉ trọng
của ngành dịch vụ ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn là tập hợp các bộ phận,
các ngành sản xuất và dịch vụ trong nông thôn – cấu thành tổng thể các
ngành trong kinh tế nông thôn và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận cấu
thành so với tổng thể [4].
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá
trình chuyển từ trạng thái cơ cấu cũ sang cơ cấu mới phù hợp với sự phát triển
của khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường và sử dụng hiệu quả mọi yếu tố
nguồn lực của đất nước. Như vậy, thực chất chuyển dịch cơ cấu ngành là thực
hiện phân công lại lao động giữa các ngành cho phù hợp với yêu cầu khách
quan. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ ngành trong cơ cấu kinh
tế nông thôn là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lý, đa dạng. Trong đó,
cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong
nước và xuất khẩu. Đồng thời, phải kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ
cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.

4
2.1.3 Cơ cấu lao động
Lao động bao giờ cũng là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động là hoạt
động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải để phục vụ
cho con người và xã hội. Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế
tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng
số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao
động khác [7].
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thể hiện tỷ lệ lực lượng lao động
trong ba nhóm ngành lớn là nông – lâm – thủy sản, công nghiệp xây dựng,
thương mại và dịch vụ và theo các phân ngành trong từng nhóm ngành. Cơ
cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ và
phản ảnh trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự biến đổi cơ cấu lao động theo
ngành trong quan hệ với trình độ phát triển kinh tế - xã hội (thể hiện bằng chỉ
tiêu quy mô, tốc độ và cơ cấu GDP) diễn ra theo quy luật là: trình độ phát
triển kinh tế xã hội càng cao, GDP đầu người càng cao, kinh tế càng phát triển
và chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì lao động làm việc trong khu vực
nông nghiệp càng giảm về tuyệt đối và tỷ trọng. Việc chuyển lao động từ khu
vực nông nghiệp có năng suất thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đòi
hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng suất lao động cao hơn, có
tác động quyết định làm tăng nhanh năng suất lao động xã hội.
Hiểu một cách đơn giản, chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi
(tăng, giảm) của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian và
một khoảng thời gian nào đó [1], [6]. Chuyển dịch cơ cấu lao động là một
khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi số
lượng và chất lượng lao động. Đó chính là quá trình tổ chức và phân công lại
lao động xã hội.
2.2 Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động gắn liền và tác động qua lại với cơ cấu kinh tế. Cơ cấu
lao động được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục

vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngược lại, khi cơ cấu lao
5
động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng
cao đời sống của người lao động thúc đẩy sản xuất phát triển. Chuyển dịch cơ
cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp – xây dựng, thương
mại – dịch vụ sẽ tạo điều kiện tích lũy vốn để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh
tế và chuyển dịch lao động đúng hướng, hiệu quả.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình di chuyển
lao động từ ngành này sang ngành khác. Chính sự di chuyển này đã tác động
mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành. Quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động. Nếu tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh sẽ thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành nhanh hơn và ngược lại.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và việc tăng lượng vốn
đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Khi đó cầu lao động trong nông
nghiệp sẽ giảm do có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, cầu lao động trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Một
vấn đề đặt ra là: Nếu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh
chóng, tức là khi có sự di chuyển nhanh về lao động từ ngành nông nghiệp
hoặc một bộ phận lao động khác trong lực lượng lao động sang ngành công
nghiệp và dịch vụ thì cầu về lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ được
đáp ứng, kết quả là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra nhanh. Ngược
lại, nếu cầu về lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ không được đáp
ứng thì quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ chậm lại [3].
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa là hệ quả của quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành vừa là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế.

6
2.3 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam và Đà Nẵng
2.3.1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Cơ cấu GDP
Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta căn cứ vào cơ cấu
ngành trong GDP. Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự
khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế
khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỷ trọng dịch vụ rất lớn.
Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường là thấp. Xu
thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế
phát triển là giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn
trong cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động
của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu
GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.
Trong nửa cuối thập kỷ 80 đã diễn ra quá trình giảm mạnh tỷ trọng
công nghiệp (ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động) và tăng tỷ trọng các
ngành nông nghiệp (sử dụng ít vốn, nhiều lao động) thì trong nửa đầu thập kỷ
90 đã có một quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ đi kèm với giảm tỷ trọng
nông nghiệp và bùng nổ khu vực dịch vụ. Tiếp đến trong nửa cuối thập kỷ 90
và kéo dài đến nay, chúng ta thấy quá trình công nghiệp hóa được đẩy nhanh
hơn trong khi tỷ trọng của cả hai khu vực nông nghiệp và dịch vụ đều giảm
tương đối.
Bảng 1: Cơ cấu GDP nước ta phân theo ngành kinh tế
ĐVT: %
Năm
Nông - lâm -
thủy sản
Công nghiệp -
xây dựng

Dịch vụ
1990 38,1 22,7 38,6
1995 27,2 28,8 44,0
2000 24,5 36,7 38,7
2005 20,9 41,0 38,1
2008 20,6 41,6 38,7
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008)
7
Tỷ trọng trong GDP của ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ
38,1% năm 1990 xuống còn 20,6% năm 2008. Ngành công nghiệp – xây dựng
và thương mại – dịch vụ qua các năm có tỷ trọng tăng dần trong GDP cả
nước, hai nhóm này có tỷ trọng lần lượt là 22,7% và 38,6% năm 1990 tăng lên
41,6% và 38,7% trong tổng GDP cả nước, tăng tương ứng là 18,9% và 0,1%.
Trong đó, tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp – xây dựng là tăng chủ
yếu, ngành thương mại – dịch vụ tăng không đáng kể.
Cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta
theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành
công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông
nghiệp ngày càng giảm đi.
Bảng 2: Cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế
Ngành 2000 2006
Nghìn người % Nghìn người %
Nông - lâm - thủy sản
25054,0 65,3 24368,3 54,7
Công nghiệp - xây dựng
4757,6 12,4 8152,4 18,3
Dịch vụ
8556,0 22,3 12028,2 27
Tổng

38367,6 100 44548,9 100
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006)
Cơ cấu lao động nước ta đang có bước chuyển đổi theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư
nghiệp đã giảm từ 65,3% năm 2000 xuống còn 54,7% năm 2006, cùng với
thời gian đó tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên từ
12,4% lên 18,3%, trong ngành dịch vụ tăng từ 22,3% lên 27%. Đánh giá
chung thì mức chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta còn chậm, chưa
tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự
chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3%
năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến
8
chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm
các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông
nghiệp thuần túy giảm dần. Tỉ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nhiệp, ngư
nghiệp) đã giảm 9,87%; tỉ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số
hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so
với năm 2000.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân được phát triển
không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng
được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức
sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây
dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hình thành
các vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp
phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng
sản xuất hàng hóa, hướng về xuất khẩu.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội
nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỉ lệ xuất khẩu/GDP ngày càng tăng,
nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001,
và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kiêm ngạch xuất khẩu 5 năm 2001-2005
đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến
cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm,
gấp đôi năm 2000. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao 40 tỉ
USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5%
so với năm 2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỉ lệ xuất
khẩu/GDP đạt khoảng 70%.
9
Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải
sản… đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế
đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển
chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có
bước phát triển tích cực, tăng nhanh từ năm 2004 đến nay.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một
trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả,
thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp
để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách,
vốn tích lũy, cán cân thanh toán quốc tế…, góp phần bảo đảm ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc
gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho người
nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỉ lệ hộ nghèo

đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008 còn
13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lên
hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước…
Những hạn chế, bất cập của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: So với yêu cầu
đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao.
Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại
trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ
nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những
ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên
tục trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám
và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm
phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch
vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số
ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ,
tính chất xã hội hóa còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước [5].
10
2.3.2 Tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở thành phố Đà Nẵng
Cơ cấu GDP
Khu vực nông nghiệp mặc dù giá trị đóng góp vào GDP toàn thành
phố vẫn tăng qua các năm xong tỷ trọng trong GDP của khu vực này có xu
hướng giảm.
Với vị trí là trung tâm kinh tế của miền Trung, ngành công nghiệp của
thành phố Đà Nẵng luôn duy trì được nhịp độ phát triển, tốc độ tăng trưởng
bình quân 20%/năm. Thành phố đang phấn đấu trở thành một trong những địa
phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của miền
Trung, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 và nhanh chóng cùng
nền kinh tế cả nước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, là yếu tố
đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng nói riêng
cũng như cả nước nói chung. Chính sự gia tăng nhanh chóng của ngành dịch

vụ giúp thành phố trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn, giao
dịch tài chính, tín dụng, giáo dục - đào tạo, y tế - cứu trợ xã hội khu vực Nam
Trung Bộ.
Bảng 3: Cơ cấu GDP Đà Nẵng phân theo ngành kinh tế
ĐVT: %
Năm
Nông - lâm -
thủy sản
Công nghiệp -
xây dựng
Dịch vụ
2001 7,73 41,66 50,62
2002 7,16 43,93 49,01
2003 6,71 47,39 45,91
2004 6,21 51,22 42,57
2005 6,01 51,61 42,38
2006 4,92 47,94 47,14
2007 4,60 47,01 48,39
2008 3,88 43,93 52,19
2009 3,56 43,26 53,18
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2001 - 2009)
11
Kinh tế thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế hiện tại đã
thể hiện được xu hướng phát triển của thành phố trong tiến trình hội nhập
đồng thời phù hợp với tiến trình tự nhiên cũng như xã hội, khai thác hiệu quả
các nguồn lực sẵn có và với cơ cấu đó thành phố đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kế về kinh tế - xã hội.
Cơ cấu lao động
Bảng 4: Cơ cấu lao động Đà Nẵng phân theo ngành kinh tế

Ngành 2001 2008
Lao động % Lao động %
Nông - lâm - thủy sản
74.100 27,96 35.800 9,64
Công nghiệp - xây dựng
90.822 34,28 123.907 33,35
Dịch vụ
100.054 37,76 211.832 57,01
Tổng
264.976 100 371.539 100
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2001 - 2008)
Cơ cấu lao động của thành phố đã có sự chuyển dịch phù hợp với xu
hướng chuyển dịch chung của cơ cấu ngành kinh tế tức là tăng tỷ trọng lao
động trong các ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tương đối tỷ
trọng lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản.
Cơ cấu vốn đầu tư
Trong 10 năm qua tổng vốn đầu tư của thành phố tăng liên tục qua các
năm. Cơ cấu vốn đầu tư thành phố chuyển dịch theo hướng tích cưc, chủ yếu
đầu tư vào khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó dịch vụ vẫn
chiếm ưu thế hơn. Điều này cũng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố và xu thế hội
nhập kinh tế.
12
Bảng 5: Vốn đầu tư của Đà Nẵng vào các ngành kinh tế
Năm
Tổng vốn
đầu tư
Nông - lâm -
thủy sản
Công nghiệp –

xây dựng
Dịch vụ
Triệu đồng
Triệu
đồng
%
Triệu
đồng
% Triệu đồng %
2001 2.927.550 39.440 1,35 898.925 30,71 1.989.158 67,95
2002 3.750.072 81.173 2,16 1.169.257 31,18 2.499.642 66,66
2003 4.670.557 82.957 1,78 1.084.792 23,23 3.502.808 75,00
2004 6.443.751 110.309 1,71 1.752.181 27,19 4.581.261 71,10
2005 7.365.600 35.771 0,49 1.189.605 16,15 6.140.224 83,36
2006 10.101.200 28.065 0,28 1.772.549 17,55 8.300.586 82,17
2007 12.700.320 30.630 0,24 2.150.324 16,93 10.519.366 82,83
2008 14.175.200 31.200 0,22 2.342.500 16,52 11.801.500 83,26
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2001 - 2008)
Nguồn vốn đầu tư của thành phố tập trung vào phát triển thương mại -
dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng đầu tư cho ngành nông - lâm -
ngư giảm dần qua các năm, năm 2004 là 1,71% thì đến năm 2008 chỉ còn
0,22%. Đồng thời, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng
dần. Trong đó tỷ trọng ngành thương mai – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất
83,26% năm 2008.
Độ mở của cơ cấu kinh tế: Kể từ sau năm 1986, nước ta đã mở cửa giao
lưu buôn bán với nước ngoài. Hiện nay, Đà Nẵng có quan hệ ngoại giao với
gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong cơ cấu nhóm hàng xuất
khẩu, quy mô nhóm hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiểm tỷ lệ lớn
nhưng không ổn định, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đang có xu hướng
giảm, nguyên nhân này là do các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn

hàng, một số mặt hàng chưa thực sự tạo lập được thương hiệu trên trường
quốc tế, thêm vào đó các công ty xuất nhập khẩu chưa thực sự chủ động trong
quan hệ với nhà cung cấp. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá, nhất là các
mặt hàng chủ lực: hải sản đông lạnh, giày da… Trong đó, mặt hàng thủy sản
mặc dù sản lượng liên tục tăng nhưng do quy trình chế biến, nuôi trồng chưa
13
đáp ứng quy chuẩn của thị trường khó tính như Mỹ, EU do đó sản lượng xuất
khẩu mặt hàng này không thực sự ổn định.
Sau 13 năm phát triển nhanh, đa dạng, chú trọng thu hút các nguồn lực
đầu tư trong và ngoài nước, năm 2010 thế và lực của thành phố Đà Nẵng đã ở
tầm cao hơn và phát triển theo hướng bền vững, đó là coi trọng an sinh - xã
hội và môi trường. Cho đến nay, cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch
và được xác định là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì cơ cấu kinh tế thành phố cũng
còn tồn tại không ít những hạn chế: Cơ cấu ngành vẫn còn chứa đựng nhiều
yếu tố chưa hợp lý, trình độ sản xuất và năng suất lao động đã được cải thiện
nhưng văn còn lạc hậu, công tác quản lý của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp còn chồng chéo và chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng vốn của các ngành
chưa cao.
14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hòa Phong
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai và tình hình sử dụng đất
đai của xã.
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình dân số, lao động, loại hộ và cơ cấu ngành nghề, cơ sở hạ tầng
của xã.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra

3.1.3 Quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề của xã Hòa Phong
Tiến trình chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề
Các cơ chế chính sách để chuyển dịch cơ cấu ngành nghề
Bài học kinh nghiệm/tồn tại
3.1.4 Những ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đến đời
sống của người dân xã Hòa Phong
Ảnh hưởng của chuyển đổi ngành nghề đến nguồn vốn tự nhiên
Ảnh hưởng của chuyển đổi ngành nghề đến nguồn vốn tài chính
3.1.5 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành
nghề tại xã Hòa Phong
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm
Nghiên cứu được thực hiện ở xã Hòa Phong – huyện Hòa Vang – TP
Đà Nẵng. Việc chọn điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí: (1) Xã thí điểm
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2015, (2) Xã có thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, (3)
Thuận lợi cho việc điều tra, thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
15
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được
thu thập từ: các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2008, 2009,
2010; các báo cáo thống kê của xã qua các năm gần đây, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội Huyện đến năm 2020, các chính sách về chuyển đổi
cơ cấu ngành nghề và từ các báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu của các tác
giả đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, internet… Việc thu thập những
thông tin này nhằm tìm hiểu quá trình chuyển đổi ngành nghề trong nước và
tại địa phương, nắm được các khái niệm cơ bản và các vấn đề có liên quan
đến chuyển đổi ngành nghề.
- Thảo luận nhóm: Nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm với 2 nhóm
đối tượng khác nhau: (1) Thảo luận nhóm với cán bộ xã: phó chủ tịch xã phụ

trách kinh tế - xã hội, cán bộ phụ trách lao động thương binh xã hội, chủ tịch
hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận nhằm tìm hiểu quá trình
chuyển đổi ngành nghề tại địa phương cũng như những khó khăn và thuận lợi
trong quá trình chuyển đổi. (2) Thảo luận nhóm người dân: tiến hành thảo
luận hai lần, bao gồm những người có thực hiện chuyển đổi ngành nghề nhằm
tìm hiểu những thay đổi trong đời sống của người dân khi chuyển đổi ngành
nghề, những thuận lợi, khó khăn khi chuyển đổi và những ý kiến, chia sẻ của
người dân.
- Phỏng vấn người am hiểu: Bí thư Đảng ủy, chủ tịch xã, phó chủ tịch
xã phụ trách kinh tế - xã hội, cán bộ phòng nông nghiệp, trưởng thôn nhằm
tìm hiểu quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi ngành nghề.
- Phỏng vấn hộ: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 30 hộ. Các hộ này
được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng. Hộ được
chọn là hộ có đầy đủ các tiêu chí sau: (1) Hộ có thực hiện chuyển đổi ngành
nghề, (2) Hộ chuyển đổi ngành nghề ngay tại địa phương. Việc phỏng vấn hộ
nhằm có cái nhìn toàn diện về quá trình chuyển đổi ngành nghề tại địa
phương và những thay đổi trong đời sống của người dân khi chuyển đổi
ngành nghề. Thông tin thu thập là các thông tin cơ bản về hộ điều tra: tuổi,
16
trình độ học vấn, nhân khẩu, lao động, tình hình sử dụng đất của hộ; thông tin
về thu nhập, chi tiêu của hộ và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
chuyển đổi ngành nghề.
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu định lượng được mã hóa, nhập và xử lý thống kê
bằng các phép tính trên phần mềm Excel. Thông tin định tính đơn giản hóa
các đoạn văn trong dữ liệu ghi chép được và các báo cáo, phân tích theo chủ
đề và nội dung.
17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hòa Phong
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Hòa Phong Hòa Phong là xã trung tâm hành chính của huyện Hòa
Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13 km về hướng Nam. Hòa Phong có
vị trí tương đối thuận lợi là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hóa xã hội giữa các xã
trên địa bàn và các địa phương khác, có đường Quốc lộ 14B và tuyến đường
ĐT604 đi qua, có sông Túy Loan cùng khu phố chợ Túy Loan rất phát triển.
Hình 1: Vị trí điểm nghiên cứu
18
Hòa Phong
Đà Nẵng
Hòa Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có 2 mùa: mùa
mưa và mùa nắng rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 1
năm sau và mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình hằng năm là
25,5
o
C, độ ẩm tương đối trung bình là 82%, lượng mưa bình quân hằng năm
là 2.500 mm. Tuy nhiên, do lượng mưa thường tập trung từ tháng 10 đến
tháng 12, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm, nên thường gây lũ lụt, ngập
úng. Do nằm trong khu vực miền Trung nên Hòa Phong cũng chịu ảnh hưởng
của bão, trung bình hằng năm khu vực miền Trung có khoảng 2 - 6 cơn bão.
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010
Loại đất 2008 2009 2010
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ

(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Tổng diện tích đất
1.853 100 1.853 100 1.853 100
Đất nông nghiệp
1.041 56,18 1.038 56,02 1.034 55,80
Đất chưa sử dụng
107 5,77 95 5,13 87 4,70
Đất phi nông nghiệp
705 38,05 720 38,86 732 39,50
(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Hòa Phong giai đoạn 2008 – 2010)
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1853 ha. Trong những năm gần
đây, cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, phát triển cơ sở
hạ tầng quỹ đất của địa phương có sự thay đổi đáng kể. Đất sản xuất nông
nghiệp giảm dần, đất phi nông nghiệp tăng lên. Cụ thể: đất nông nghiệp năm
2008 là 1.041 ha thì đến năm 2010 còn 1.034 ha giảm 7 ha, phần lớn diện tích
đất này phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch xây dựng các cơ sở
sản xuất phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp tăng từ 705 ha năm 2008 lên
732 ha năm 2010 cho thấy đã có sự đầu tư đáng kể cho phát triển sản xuất phi
nông nghiệp. Để phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa,
phục vụ đô thị xã đang thực hiện cơ chế dồn điền đổi thửa nhằm thuận lợi cho
việc đầu tư, áp dụng cơ giới hóa cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
19
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Hòa Phong có tổng số 3.804 hộ. Trong đó có 548 hộ nghèo chiếm
14,41% tổng số hộ của xã. Số hộ nghèo của xã có giảm qua các năm nhưng

giảm với tốc độ chậm, năm 2008 số hộ nghèo của xã là 557 hộ chiểm tỷ lệ
15,09% đến năm 2010 là 14,41% giảm 0,68%. Đa số các hộ nghèo là các hộ
không có chồng, tàn tật, mất sức lao động, hoàn cảnh khó khăn. Các hộ này
được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ đào tạo nghề, cho vay
vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế, trợ cấp hàng tháng, và nhiều chế
độ ưu đãi khác.
Bảng 7: Đặc điểm dân số và cơ cấu lao động của xã giai đoạn 2008 – 2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Tổng số hộ
3.690 100 3.727 100 3.804 100
Số hộ khá
437 11,84 441 11,83 450 11,83
Số hộ trung bình
2.696 73,06 2.734 73,36 2.806 73,76
Số hộ nghèo
557 15,09 552 14,81 548 14,41
Tổng số nhân khẩu
14.012 - 14.500 - 14.815 -

Tổng số lao động
7.396 100 7.461 100 7.460 100
Số lao động NN
3.754 50,76 3.746 50,21 3.700 49,60
Số lao động TTCN
1.830 24,74 1.866 25,01 1.900 25,47
Số lao động TM - DV
1.812 24,50 1.849 24,78 1.860 24,93
(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Hòa Phong giai đoạn 2008 – 2010)
Qua bảng 7 cho thấy, lao động của xã chuyển dịch theo hướng giảm
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng lao động phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, lao động nông nghiệp của xã tuy có giảm qua các năm nhưng
vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể: lao động nông nghiệp chiếm 49,60%, lao
động tiểu thủ công nghiệp chiếm 25,47%, lao động thương mại - dịch vụ
chiếm 24,93%.
Toàn xã có 1.134 người có trình độ: Trung cấp 429 người, cao đẳng
260 người, đại học là 439 người, trên đại học là 6 người. Tỉ lệ lao động có
trình độ đại học, cao dẳng, trung cấp chiếm trong nguồn lao động còn thấp.
20
Phần lớn có trình độ sơ cấp, lao động phổ thông tham gia trực tiếp lao động.
Những lao động có tay nghề khá vững vàng, có kinh nghiệm quản lý, lao
động kỹ thuật khoảng 200 lao động. Số lao động còn lại tuổi đời lớn khó khăn
trong việc đào tạo và tiếp thu kiến thức. Số lao động không có việc làm ổn
định chiếm khoảng 2% nguồn lao động trong xã. Trong 5 năm 2005 - 2009,
xã đã tập trung đào tạo nghề, toàn xã có 750 lao động ngắn hạn học nghề tại
huyện tạo cơ hội có việc làm nhằm tăng thu nhập bình quân đầu người cho
nhân dân.
Hòa Phong là xã nằm ở vị trí trung tâm của huyện Hòa Vang, trung tâm
hành chính huyện đóng tại địa bàn xã, được thành phố và huyện đầu tư vốn
xây dựng nhiều công trình trọng điểm đã tạo cho Hòa Phong một diện mạo

mới.Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống đường xá, giao thông cơ bản được bê
tông hóa (rãi nhựa, bê tông) thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt, sản xuất và đời
sống dân sinh. Mạng lưới điện được nâng cấp theo chương trình đầu tư của
Nhà nước, phủ kín trên địa bàn toàn xã, 100% hộ dùng điện sinh hoạt và sản
xuất. Hòa Phong có đường Quốc lộ 14B và tuyến đường ĐT604 đi qua, có
sông Túy Loan cùng khu phố chợ Túy Loan, đó là điều kiện rất thuận lợi
trong phát triển kinh tế xã hội của xã.
Hệ thống thông tin văn hóa: Các trang thiết bị truyền thông đã được
đầu tư khá đầy đủ và đồng bộ. Hàng ngày, ban truyền thanh của xã tổ chức
đưa tin về đến tận các hộ dân qua hệ thống loa truyền thanh. Vì vậy, người
dân có điều kiện nhận các thông tin về văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, thị
trường nhanh chóng và thuận lợi.
4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra
Tổng số có 30 hộ điều tra, đây là các hộ có thực hiện chuyển đổi sang
các hoạt động sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Bình quân lao động
nông nghiệp là 0,6 lao động/hộ, bình quân lao động phi nông nghiệp là 1,63
lao động/hộ. Qua thông tin cho thấy lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao
hơn, đã có sự chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Bảng 8: Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
21
Chỉ tiêu ĐVT Trung bình
Tuổi của chủ hộ tuổi 47,66
Trình độ học vấn của chủ hộ lớp 9,23
Số nhân khẩu/hộ nhân khẩu 4,3
Số lao động/hộ lao động 2,23
Số lao động NN/hộ lao động 0,60
Số lao động phi NN/hộ lao động 1,63
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Số nhân khẩu bình quân trên hộ là 4,3 khẩu/hộ. Trong khi đó bình quân
số lao động trên hộ là 2,23 lao động, tỷ lệ giữa người lao động và không lao

động của hộ gần xấp xỉ nhau.
4.3 Quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của xã Hòa Phong
4.3.1 Tiến trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Từ ngày 05 tháng 08 năm 2005 khi một phần huyện Hòa Vang chia
tách thành quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang, trung tâm hành chính huyện
Hòa Vang đóng tại địa bàn xã Hòa Phong, được thành phố và huyện đầu tư
vốn xây dựng nhiều công trình trọng điểm đã tạo cho Hòa Phong một diện
mạo mới. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của xã Hòa Phong
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tương đối tỷ trọng
hai ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Toàn xã có 11 doanh nghiệp, công ty TNHH, 15 trại cưa gỗ, 5 bến cát. 5 cơ sở
sản xuất gạch thủ công, gạch Tuynen và các trang trại chăn nuôi. Hầu hết các
cơ sở này đã đi vào khai thác tối đa các nguồn lực tạo ra nhiều sản phẩm có
giá thành hợp lý, tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
22
ĐVT: Tỷ đồng
ĐVT: tỉ đồng
(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010)
Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế xã Hòa Phong giai đoạn
2008 – 2010
Tổng giá trị sản xuất của xã qua các năm có sự tăng trưởng. Giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 49 tỷ đồng, tăng hơn 5 tỷ đồng so với
năm 2008. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại - dịch vụ tăng đáng kể, tăng tương ứng 18 tỷ đồng và 21 tỷ đồng
so với năm 2008. Qua biểu đồ cho thấy giá trị sản xuất của các ngành đều
tăng qua các năm. Trong đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng
chậm. Diện tích sản xuất nông nghiệp giảm qua các năm nhưng giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng đó là nhờ xã tập trung sản xuất, đẩy mạnh
chuyển dịch cây trồng, con vật nuôi, chuyển giao các ứng dụng kỹ thuật, tăng
năng suất cây trồng, đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân. Trong những

năm gần đây, xã đã đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cây trồng theo hướng sản
xuất hàng hóa phục vụ đô thị. Năm 2010 diện tích đất lúa giảm 50 ha, diện
tích các loại cây rau màu thực phẩm, cây công nghiệp tăng 38 ha so với năm
2007. Về chăn nuôi: Tuy có ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm
long móng nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, góp phần bảo vệ tốt tổng
đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể. Toàn xã hình thành 3 trang trại nuôi heo,
nuôi thỏ kết hợp nuôi heo, nuôi cá và nhiều hộ gia đình nuôi ếch, nuôi dê,
23
43,5
46
49
40
47
58
55
65
76
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2008 2009 2010
NN
CN - TTCN
TM - DV

khai thác có hiệu quả các ao hồ. Chăn nuôi bò Laisind trên các thôn vùng Tây
cũng phát triển kết hợp kinh tế vườn đồi. Đàn heo, đàn bò tuy có tăng trưởng
nhưng còn chưa đảm bảo số lượng đầu con do dịch bệnh, riêng đàn trâu có xu
hướng giảm.
Về TM – DV, kể từ khi khu phố chợ Túy Loan hình thành, việc buôn
bán ở đây trở nên sầm uất trên các xã cánh Tây. Nhu cầu về các mặt hàng rất
đa dạng như: dịch vụ văn hóa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, hàng hóa
tiêu dùng, các dịch vụ điện tử, nhà hàng ăn uống phát triển. UBND xã đã có
nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong khu phố chợ trên
địa bàn 15 thôn. Thành lập ban quản lý chợ hoạt động sắp xếp trật tự chợ một
cách hợp lý đảm bảo kinh doanh phục vụ tốt yêu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Doanh thu trong năm 76 tỉ đồng, tăng 16,5% so với năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm, tuy
nhiên giảm với tốc độ chậm. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại - dịch vụ tăng dần. Trong đó tốc độ phát triển của ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là cao nhất 21% năm 2010. Công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp có bước phát triển khá đó là nhờ xã đã thu hút vốn phát triển
kinh tế, vừa mở rộng quy mô sản xuất vừa hình thành cơ sở mới. Chủ yếu là
cơ khí, mộc, song mây, may mặc,… giải quyết việc làm hàng năm cho hơn
350 lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống người lao động. Trong 3 năm
xã đã thu hút vốn trong các thành phần kinh tế hơn 20 tỉ đồng, xây dựng 2 lò
gạch Tuynel với công suất 15 triệu viên/năm, 2 cơ sở chế biến song mây và
một số cơ sở khác.
Tình hình dịch chuyển kinh tế như trên cho thấy Hòa Phong đang
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Như vậy, trong giai đoạn 2008 – 2009 Hòa Phong có sự dịch chuyển về kinh
tế theo hướng từ giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ, đây là sự dịch chuyển phù hợp với Hòa Phong trong quá
trình xây dựng nông thôn mới.
24

ĐVT: %
(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010)
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế xã Hòa Phong giai
đoạn 2008 - 2010
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm hơn 50% lực lượng
lao động của xã. Lực lượng lao động này có giảm qua các năm nhưng giảm
không đáng kể. Cụ thể: lao động trong ngành nông nghiệp năm 2008 chiếm
50,76% đến năm 2010 là 49,6% giảm 1,16%. Tỷ trọng của ngành nông
nghiệp thấp nhất nhưng lực lượng lao động trong ngành này lại chiếm tỷ lệ
cao nhất. Trong khi đó, đóng góp của ngành thương mại – dịch vụ và công
nghiệp – xây dựng trong tổng giá trị sản xuất của xã là cao nhất nhưng lực
lượng lao động trong các ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, năm 2010 lao
động trong ngành thương mại – dịch vụ chiếm 24,93%, lao động trong ngành
công nghiệp xây dựng chiếm 25,47%. Chuyển dịch lao động của xã từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra chậm, chủ yếu lao động chuyển đổi
ngành nghề của xã là do bị thu hồi đất, không còn đất sản xuất buộc họ phải
chuyển sang các ngành phi nông nghiệp như buôn bán, dịch vu, lao động thủ
công Và các cơ sở sản xuất gạch, mây tre tại xã là nơi chủ yếu thu hút lao
động, nhưng các cơ sở này chỉ mới giải quyết cho một bộ phận nhỏ lao động
địa phương.
50,76
50,21
49,6
24,74
25,01
25,47
24,5
24,93
24,78
0

10
20
30
40
50
60
2008 2009 2010
NN
CN - TTCN
TM - DV
25

×