Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.37 KB, 60 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thái môi trường nông thôn và biến đổi khí hậu là những chủ đề
đang được nhân loại quan tâm nhiều trong những năm trở lại đây. Việt Nam
với hơn 3/4 dân số sống ở khu vực nông thôn và 2/3 dân số phụ thuộc vào
sản xuất nông nghiệp, là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp của
thời tiết, thì việc đối mặt với những biến đổi của khí hậu do các hiện tượng
quy mô toàn cầu như Elninô và Lanina là điều khó khăn đối với Việt Nam
[7]. Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và những bất cập trong quản lý
rác thải nông nghiệp làm cho nhiều vùng nông thôn đang bị ô nhiễm nặng.
Một số nghiên cứu thuộc chương trình phát triển nông thôn bền vững của
Thụy Điển tại Việt Nam (2008) cho thấy rằng các nguồn rác thải nông
nghiệp như rơm rạ, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc… ở các vùng
nông thôn ngày càng nhiều và không được quản lý tốt. Vấn đề này không
những gây nên ô nhiễm môi trường nước và không khí nghiêm trọng mà còn
là nguồn phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính [8].
Triệu Đông và Triệu Trung là hai xã thuộc huyện Triệu Phong, một
trong những huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Trị. Đây là những vùng có
hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt sản xuất lúa, hoa
màu và được xem là những vựa lúa lớn của huyện. Sau khi thu hoạch, một
lượng rơm rạ thường được đánh đống dùng dần làm chất đốt trong gia đình
và làm thức ăn dự trữ cho trâu bò. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn rơm rạ
gần 65% không được hộ sử dụng vào mục đích khác mà chủ yếu chất đống
ngoài đồng, đường làng, ngỏ xóm chờ đốt khi thời tiết thuận lợi và xem như
một biện pháp thuận lợi nhất. Việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng gây
nhiều bất lợi, như phá tầng canh tác. Các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong
đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao. Đồng ruộng bị chai cứng do
lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm rạ.
Quá trình đốt rơm rạ, các phụ phế phẩm và rác nông nghiệp ngoài trời không
kiểm soát được lượng dioxit cacbon (CO
2


) phát thải vào khí quyển cùng với
cacbon monoxit (CO); khí metan (CH
4
); các oxit nitơ (NO
x
); và một ít dioxit
sunfua (SO
2
) [1]. Ngoài ra, nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi thì rơm rạ
1
được người dân thải xuống các kênh mương nội đồng hoặc sông Vĩnh Định
khi đêm xuống. Đây chính là nguyên nhân tạo nên chất khí CH
4
do rơm
được phân hủy trong môi trường yếm khí. Không những thế, rơm rạ nhiều sẽ
làm tắc dòng chảy của kênh mương và sông gây ô nhiễm môi trường, đặc
biệt ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản của xã. Một loại rác thải mà người dân ít quan
tâm đến việc xử lý đó là bao bì thuốc bảo vệ thực vật, nông dân theo thói
quen sử dụng xong là thải ngay ở bờ ruộng. Những loại bao bì này làm bằng
giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng, là loại chất
thải nguy hại, khó phân hủy. Vài năm trở lại đây, lượng rác thải trên địa bàn
nghiên cứu ngày một tăng do người dân chưa có hình thức quản lý phù hợp
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tình hình quản lý phụ
phế phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị”. Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã Triệu Đông và Triệu Trung, huyện
Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu các loại phụ phế phẩm nông nghiệp ở các xã Triệu Đông
và Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Tìm hiểu các hình thức quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở địa bàn
nghiên cứu.
- Xác định những yếu tố cảnh hưởng đến hình thức quản lý phụ phế
phẩm chính của nông hộ.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về Phụ phế phẩm, chất thải nông nghiệp, quản lý phụ
phế phẩm
Phụ phế phẩm là những vật và chất mà người dùng không còn muốn
sử dụng và thải ra [4]. Trong cuộc sống, phế phẩm được hình dung là những
chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ
chúng.
Phụ phế phẩm nông nghiệp là vật liệu không sử dụng được, chất lỏng
hoặc rắn, là kết quả của hoạt động nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,
dư lượng cây trồng (như vườn cắt tỉa) và phân gia súc [10]. Những người
khác xem chất thải nông nghiệp bao gồm những thứ như chất thải thuốc trừ
sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu bị loại bỏ, nhựa như bọc thức ăn ủ chua, túi
xách và lá, chất thải bao bì, máy móc cũ, dầu, thuốc thú y thải. Nghiên cứu
này tập trung chủ yếu vào chất thải nông nghiệp là các phụ phế phẩm từ sản
xuất nông nghiệp.
Phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có
thể đã xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ. Chúng còn có thể
được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình
quang tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp
[5]. Là những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng như: rơm lúa, thân ngô,
thân lạc, ngọn mía, bã mía, cỏ khô, bã sắn.
Quản lý phụ phế phẩm là hành động thu gom, phân loại và xử lý các
loại phụ phế phẩm của con người [4]. Hoạt động này nhằm làm giảm các

ảnh hưởng xấu của rác vào môi trường và xã hội.
2.2. Tình hình chất thải ở các vùng nông thôn Việt Nam
Vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là vấn đề xử lý phụ phế
phẩm, một lượng chất thải rất lớn đang tăng mạnh gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với môi trường sống. Từ trước đến nay, phần lớn chất thải
sinh hoạt không được tiêu hủy một cách an toàn [2]. Hình thức chính vẫn là
chôn lấp ở bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi nặng và nước rác là
nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí.
3
Theo thống kê, năm 2009 trên cả nước có 82 bãi chôn lấp chất thải
đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.
Các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và bãi rác lộ thiên đã
gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng như nước rác làm ô
nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, gây ô nhiễm không khí, là ổ phát sinh
ruồi, muỗi, chuột, bọ làm tăng tỷ lệ lớn những bệnh do ô nhiễm môi
trường gây ra… Bên cạnh hình thức chôn lấp rác thì nhiều địa phương cũng
đã đầu tư một lượng kinh phí lớn như mua sắm trang thiết bị máy móc hiện
đại phục vụ quá trình xử lý phụ phế phẩm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đã Nẵng, Huế…nhưng hiệu quả của những quy trình xử lý này không
làm thoả mãn được những vấn đề về môi trường đang đặt ra [2].
Ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều nơi ngập tràn trên các dòng
mương, kênh rạch là những bao tải rác và xác súc vật trôi lềnh bềnh. Các
loại chai lọ, gói thuốc bảo vệ thực vật cũng nằm bừa bãi trên các bờ vùng,
bờ thửa, Không chỉ ô nhiễm ngoài đồng, nhiều chuồng trại chăn nuôi của
các hộ dân phần nhiều không có hệ thống xử lí đúng cách nên phân gia
súc, gia cầm làm ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Ở nhiều khu dân cư nông thôn, hệ thống thoát nước hầu như không
cải tiến cho nên nước thải tồn đọng lâu ngày gây ô nhiễm càng trầm trọng. Ở
các chợ xã, chợ huyện, mặc dù đều có các đội thu dọn vệ sinh nhưng vì
không có quy trình thu gom, xử lí thích hợp nên lượng rác khổng lồ ở các

khu chợ ấy hầu hết đều được tập kết ở các cánh đồng, các mương nước,
thậm chí ở nhiều nơi còn đổ thẳng ra sông,
Chất thải chăn nuôi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải làng
nghề là những vấn đề nóng bỏng của môi trường nông thôn hiện nay.
Theo đánh giá của Cục môi trường thì những hoạt động như vứt rác tuỳ
tiện, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý, quá trình chăn nuôi
không đảm bảo môi trường, các chất thải khó phân huỷ như kim loại, bao
bì sẽ góp phần tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh, suy thoái môi
trường đất, huỷ hoại đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, làm cạn kiệt tài
nguyên nước, gây úng lụt cục bộ
4
Ông Vũ Bình Nguyên, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh
môi trường Hà Nội cho biết, vấn đề chất thải nông thôn từ khi còn "Hà Nội
cũ", đã là vấn đề nổi cộm. Đến nay, khi Hà Nội đã mở rộng, mỗi ngày Thủ
đô thải ra 5.000 tấn chất thải rắn, trong đó 1.500 tấn từ khu vực nông thôn.
Một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn là phụ phế phẩm chăn
nuôi. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, lượng chất thải rắn do vật nuôi thải
ra (phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết,
chất thải lò mổ ) trong năm 2008 là 80,49 triệu tấn. Miền Bắc chiếm hơn 51
triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính hiện nay, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn
được xử lý. Số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch Chất thải rắn có
nguy cơ ô nhiễm do ít được xử lý triệt để như chất thải của trâu, dê, cừu.
Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn còn đơn giản. Chủ yếu tận
dụng làm thức ăn cho cá, ủ phân hoai mục để bón cho lúa, hoa màu hoặc để
nuôi giun Chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm cao do thành phần và liều
lượng chất gây ô nhiễm cao hơn rơi vào khu vực chăn nuôi lợn, bò sữa, gia
cầm.
Thông qua các dự án về khí sinh học, một phần chất thải rắn và lỏng
được xử lý bằng công nghệ biogas. Tuy vậy, số gia đình có hầm biogas chưa
nhiều. Chất thải làng nghề đang là vấn đề bất cập, đa số các gia đình tự xử

lý.
Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Hương, Viện nước tưới tiêu và môi trường,
Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, dự báo đến năm 2010, khối lượng chất
thải nông thôn khoảng hơn 145.000.000 tấn, sẽ tăng 173,8% so với năm
2007. Đó là chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề, chất
thải y tế Bên cạnh đó, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là nguồn chất thải nguy
hại đang là mối lo của nông thôn [1].
Theo ông Trịnh Công Toản, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, trong 10
năm qua loại chất thải độc hại này đã tăng gấp hơn 10 lần. Tính toán cho
thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có 1,8% lượng thuốc dính vào. Nông dân theo
thói quen sử dụng xong là vứt ngay ra môi trường [1]. Trong khi đó, bao bì
làm bằng giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng,
là loại chất thải nguy hại, khó phân hủy.
5
Việc xử lý phụ phế phẩm nông thôn một cách hợp lý, khoa học đã trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mỗi thôn xóm, mỗi xã cần quy hoạch các bãi
chứa tập trung để rác được chôn lấp, xử lý đúng cách, khoa học; các hộ dân
chăn nuôi lớn cần có quy trình xử lý phụ phế phẩm phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường như xây hố ga, bể lắng, xây hầm bioga ở mỗi cánh đồng cần xây
dựng các hố rác tập thể chuyên chứa các loại chai lọ, vỏ thuốc bảo vệ thực
vật [1]. Để làm được những điều đó, bên cạnh việc nâng cao ý thức cho
người dân nông thôn về tác hại của sự ô nhiễm môi trường từ phụ phế phẩm
thì cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương.
Do đó, cần phải có những nghiên cứu, tuyển chọn các chủng vi sinh
vật phát triển tốt trên nước thải đó và có hoạt tính cao thì mới tăng hiệu quả
xử lý nước thải.
2.3. Các loại phụ phế phẩm nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên
cạnh những sản phẩm chính, còn có những phần sản phẩm phụ khác. Chẳng
hạn khi trồng lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, ta còn có rơm, gốc rạ; khi

xay lúa, ngoài gạo, ta còn có tấm, cám, trấu, bụi,…Khi chăn nuôi gia súc,
ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo, còn có phân…
Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc,
phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng. Những phụ
phẩm này, thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn
có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giá
trị, thu nhập cho nông dân, nếu không, chúng có thể gây nên ô nhiễm môi
trường.
Phụ phẩm nông nghiệp đều là những chất hữu cơ, có thể còn non,
xanh; có thể đã xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ. Chúng
còn có thể được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ
quá trình quang tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông
nghiệp.
Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng
trực tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp
hơn; muốn sử dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ
6
thuật khác. Việc cân nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế
biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm [5]. Sự
phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp con người sử
dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi cách nhìn
nhận về sản phẩm nông nghiệp.
2.4. Phương thức quản lý các loại phụ phẩm nông nghiệp
2.4.1. Quản lý các loại phụ phẩm nông nghiệp
Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp
có thể được sử dụng theo những mục đích sau:
- Chế biến thành thực phẩm cho con người.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp.
- Làm chất đốt.

- Sản xuất biogas và điện năng.
- Làm phân hữu cơ.
Về chế biến thành thực phẩm cho con người có thể nêu ra sau đây vài
ví dụ: rơm, rạ, mùn cưa, dây đậu… có thể được dùng để ủ nấm ăn, đây là
loại thức ăn bổ dưỡng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về loại thực phẩm
này càng nhiều, các nhà dinh dưỡng và y học cho rằng ăn nấm có lợi cho sức
khoẻ; một số loại nấm có thể dùng làm dược liệu như nấm linh chi.
Rơm, thân cây bắp, dây đậu …có thể được dùng làm thức ăn cho trâu,
bò. Nếu ủ rơm với urea theo tỷ lệ 4% trọng lượng hay mật rĩ đường còn làm
tăng giá trị dinh dưỡng cho gia súc. Cám, tấm từ lâu đã được dùng chế biến
thức ăn chăn nuôi.
Nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp ngày nay được dùng làm nguyên
liệu cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp, đem lại
thêm việc làm và thu nhập cao cho xã hội; như: rơm dùng làm hài, nón, chổi
rơm; bẹ chuối sứ, lục bình (bèo tây) dùng để đan đát thảm, bàn, ghế có giá
trị xuất khẩu; bẹ bắp (ngô) là loại vỏ cho sợi dai, có thể dùng để xe sợi và
chế tạo thảm, giỏ…; xơ dừa có rất nhiều công dụng, mùn dừa trước đây
thường bị bỏ phí, gây ô nhiễm môi trường, nay đã là một nguyên liệu quí
trong sản xuất đất sạch xuất khẩu cho những người trồng cây, hoa kiểng ở
7
các đô thị trong và ngoài nước. Vỏ hạt bắp (ngô) trước chỉ dùng làm thức ăn
chăn nuôi, nay với tiến bộ kỹ thuật, người ta có thể tách ra từ sợi vỏ hạt bắp
các loại đường, lipid và protein quí làm nguyên liệu cho ngành sản xuất cồn
(ethanol) làm xăng sinh học, và đặc biệt là mỹ phẩm có giá trị kinh tế rất
cao; tương tự, xác khoai mì (sắn) trước chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, nay
với tiến bộ kỹ thuật vi sinh và lên men, người ta có thể ủ để sản xuất cồn
ethanol,…
Phụ phẩm nông nghiệp đều là dạng dự trữ năng lượng nên có thể được
dùng để sản xuất năng lượng sinh học: phân gia súc, dư thừa thực vật có thể
được dùng sản xuất khí sinh học (biogas), biogas có thể dùng để đốt trực

tiếp để nấu nướng hoặc làm gas đốt cho máy phát điện. Các kỹ sư cơ khí đã
điều chỉnh được động cơ diesel để chạy được bằng biogas, đó là thuận lợi rất
tốt để kinh doanh năng lượng ở nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.
Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng tập
trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chất
thải từ gia súc để sản xuất biogas và phát điện; vừa giải quyết vấn đề môi
trường, vừa tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi
Ngoài biogas, nước thải, chất bả từ các hầm ủ biogas còn là loại phân
hữu cơ rất tốt và an toàn cho cây trồng cũng như môi trường.
Trấu, bả mía, vỏ cà phê, vỏ đậu,… có thể được dùng làm chất đốt cho
các máy phát điện chạy bằng turbine hơi nước ở các nhà máy chế biến có
quy mô vừa và lớn. Trong bối cảnh giá nhiên liệu cao như hiện nay, đôi khi
thu nhập do sản xuất điện năng từ nguồn phụ phẩm này lại cao hơn cả nguồn
thu từ chính phẩm. Trong thực tế, người ta từ lâu đã dùng các loại phụ phẩm
để làm chất đốt ở các nhà bếp thông thường; phụ phẩm từ các nhà bếp này là
tro, cũng được tiếp tục dùng làm phân bón.
Để giảm bớt chi phi vận chuyển phụ phẩm nông nghiệp tốt nhất là sử
dụng tại chỗ hay trong nông trại để bớt chi phí vận chuyển. Xây dựng hệ
thống canh tác VAC trong mỗi nông trại là một kinh nghiệm hay của nông
dân đã được tổng kết thành khoa học; trong hệ thống này, phụ phẩm của một
ngành này là đầu vào cho ngành sản xuất tiếp theo tạo thành một chu kỳ
khép kín. Như người trồng lúa, ngoài lúa thu hoạch cho con người, rơm
8
được dùng chăn nuôi trâu, bò; cám tấm để nuôi heo; sản phẩm từ chăn nuôi
ngoài thịt, sữa, sức kéo còn có phân; phân dùng ủ biogas lấy methane làm
chất đốt trong nông trại; bả từ hầm gas có thể cho ra ao để nuôi bèo, rong,
tảo làm nguồn thức ăn cho cá; cá để nuôi người hay gia súc, phân cá và nước
ao dùng để tưới trở lại cho lúa hay các loại cây trồng khác,….
Tuy nhiên, để tận dụng hết nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên đồng
ruộng, đòi hỏi các cộng đồng nông thôn cần đầu tư xây dựng mạng lưới giao

thông nội đồng, trang bị các loại máy nén rơm, đóng bành để dễ vận chuyển
và ít tốn kém hơn; các nông hộ đều làm hầm ủ biogas, tận dụng cả phân gia
súc và phân người để sản xuất gas và phân bón hữu cơ đã qua xử lí tốt, an
toàn cho môi trường.
Đối với những nguồn phụ phẩm đã được tập trung vào những nhà
máy chế biến như trấu trong nhà máy xay xát, bả mía trong các nhà máy
đường, vỏ cà phê,…một số nhà máy đã dùng để đốt nồi nước áp suất cao
(súp de) lấy hơi nước để quay turbine phát điện đem lại hiệu quả kinh tế cao,
nhất là trong giai đoạn hiện nay giá xăng dầu tăng cao. Cách phát điện này là
một trong những xu hướng lâu dài để thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch
đang ngày càng cạn kiệt [5].
Cuối cùng, các loại phụ phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu để
sản xuất phân hữu cơ, loại phân bón truyền thống rất quan trọng trong nông
nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ trong xu hướng hiện nay.
2.4.2. Quản lý rơm rạ
2.4.2.1. Trồng nấm rơm
Ở nước ta, từ lâu đời đã biết trồng nấm rơm ngay ngoài trời tận dụng
diện tích trống. Trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những
hấp dẫn thị trường trong nước mà thị trường thế giới ngày càng ưa chuộng.
Bởi theo các nhà khoa học, nấm rơm là thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà
không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Hàm lượng protein trong nấm
lên tới 5%, đặc biệt có 8 loại axit amin không thay thế trong số 19 axit amin
có trong nấm. Nấm rơm có thành phần chất xơ cao và lipit thấp, phòng trừ
bệnh huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,…
Thị trường tiêu thụ nấm rơm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu.
9
Cho đến nay việc trồng nấm đã phát triển ở 40 tỉnh thành, song sản
lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều
tiềm năng phát triển nghề trồng nấm. Khu vực này có đủ các điều kiện như
chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không đáng kể, có thể

trồng nấm rơm quanh năm. Trung bình cứ một tấn lúa có 1,2 tấn rơm, rạ,
ngoài ra còn mạt cưa, bèo tây, bã mía,… là nguồn nguyên liệu lớn để trồng
nấm rơm [1]. Thời gian nông nhàn nhiều, nhất là mùa lũ, hơn nữa trồng
nấm rơm không đòi hỏi cao về kỹ thuật. Nấm không chiếm nhiều diện tích,
chủ yếu tận dụng diện tích trống, chi phí thấp, giải quyết tốt các nguồn thu
nhập cho nông dân.
2.4.2.2. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ
Bình Giang, huyện trọng điểm lúa của Hải Dương, lượng rơm, rạ sau
thu hoạch rất lớn. Người ta dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảm
được một nửa chi phí đầu vào cho nông dân, cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường; hướng tới một thương hiệu gạo an toàn, chất lượng. Viện Công
nghệ sinh học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, đã áp dụng thành công
phương pháp sản xuất phân bón từ rơm, rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh.
Thay vì đổ xuống ruộng đồng phân hóa học, khiến cấu tượng đất bị đổi thay,
nhanh chóng mất dần độ phì nhiêu, và gây ô nhiễm ngày một nặng nề, thì
nông dân đã có phân từ rơm, rạ của mình, làm cho đất đai thêm phì nhiêu và
môi trường an toàn, nâng cao giá trị kinh tế, xã hội.
Phương pháp xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ như sau: Sau vụ
gặt, thu gom rơm, rạ vào một góc ruộng; hòa chế phẩm vi sinh (chế phẩm do
Viện Công nghệ sinh học cung cấp) cùng với nước và phân NPK, tưới lên
đống rơm, rạ. Sau che phủ bằng nilon, trát bùn kín. Sau 3 tuần rơm, rạ hoai
mục là loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Dùng phân này bón lót, sẽ giảm
tới 30% lượng phân hóa học, và tăng năng suất cây trồng lên đến 7% [1].
Năm 2006, UBND thị trấn Vạn Hà kết hợp với Ngân hàng thế giới
xây dựng lò đốt phụ phế phẩm tại thị trấn Vạn Hà, một thị trấn nằm ở đồng
bằng Thanh Hoá, là trung tâm huyện Triệu Sơn. Quy trình xử lý phụ phế
phẩm gồm hai bước: Bước 1: Phân loại rác thành 2 thùng, một thùng đựng
phụ phế phẩm rắn như: thuỷ tinh, mảnh sành…, phụ phế phẩm còn lại như:
10
túi ni lông, lá cây, rau thừa, phụ phế phẩm từ nông nghiệp và tất cả các loại

khác được đưa vào thùng còn lại. Bước 2: Thu gom rác, rác được thu gom
từ các hộ gia đình rồi chuyển tới khu xử lý rác. Rác được xử lý thành ba loại
như sau: 1/ Loại thứ nhất: bao gồm chất thải rắn như thuỷ tinh, mảnh sành…
cho vào một thùng giêng; 2/ Loại thứ hai: bao gồm các loại chất thải dư thừa
từ các vật phẩm tiêu dùng như: túi ni long, nhựa tái chế…được đưa luôn ra
sân, phơi khô, đưa vào lò sấy khô. Đốt ra tro; 3/ Loại thứ ba: bao gồm lá cây,
rau cỏ… được trộn với một ít phân vi sinh. Ủ một thời gian ngắn rồi nghiền
ra làm phân [2].
Quy trình xử lý phụ phế phẩm này bước đầu đem một vài lợi ích kinh
tế đáng kể như: Toàn bộ túi ni lông, nhựa tái chế…khi đốt ra tro. Lượng tro
này được tái sử dụng cho canh tác nông nghiệp rất hữu ích. Lá cây, rau cỏ
khi được ủ với một lượng ít phân vi sinh, khi nghiền ra đã tạo ra một loại
phân bón cho canh tác hoa màu trong nông nghiệp. Số lượng phân bón này
lại được bán với giá rẻ cho người dân trong vùng để dùng trong canh tác.
Ngoài ra, quá trình xử lý rác cũng đơn giản và rẻ. Khi vận hành lò xử lý và
phân loại rác tại lò cũng chỉ cần tới 02 nhân công, mỗi người được chi trả
600.000đ/tháng, mỗi lần đưa rác vào lò đốt chỉ cần 05 lít dầu thải [2].
Một nghiên cứu về ứng dụng chế phẩm Biomix 1 xử lý phế thải nông
nghiệp ngoài đồng ruộng. Phế thải nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường tại nhiều địa phương. Trước yêu cầu bức xúc về bảo vệ
môi trường và tận dụng nguồn phế liệu này để sản xuất phân bón hữu cơ, các
nhà khoa học Viện Công nghệ Môi trường đã tiến hành sử dụng chế phẩm
Biomix 1 để xử lý rơm rạ và các chất thải hữu cơ khác như thân lá các loại
rau, dưa, dây bí, lạc, phân gia súc, gia cầm, để sản xuất phân bón hữu cơ
[11]. Kết quả cho thấy thời gian ủ được rút ngắn, không sinh mùi hôi thối,
tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải và tạo ra nguồn
phân bón hữu cơ sạch.
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam về cơ bản là nông nghiệp quy mô
nhỏ và nó là nguồn thu nhập chính của phần lớn dân số nông thôn. Trong bối
cảnh này, người ta đang áp dụng hệ thống canh tác khác nhau là tốt nhất tái

chế các sản phẩm nông nghiệp và dư từ sản xuất nông nghiệp như VAC
11
hoặc hệ thống canh tác nông lâm kết hợp. Nếu người dân áp dụng các hệ
thống canh tác chính xác, cả hai sẽ làm giảm chi phí sản xuất và hạn chế
chất thải ra môi trường [6].
Phòng kinh tế thành phố Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp với
Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học Vĩnh Phúc ứng dụng
phương pháp xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm sinh học
Biomic tại 3 xã là Đồng Tâm, Hội Hợp, Định Trung, cho hiệu quả cao, góp
phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn. Kết quả
cho thấy, sử dụng chế phẩm sinh học Biomic giúp phân hủy nhanh các phế
thải như phụ phế phẩm sinh hoạt, rơm rạ, than bùn, phân gia súc gia cầm
tạo thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Loại phân này có
chứa nhiều vi sinh vật có ích đem bón cho cây trồng giúp tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm. Chỉ cần dùng 1 kg Biomic phối trộn với 1 kg NPK hòa
tan với mười lít nước tưới xử lý cho 1 tấn phân gia súc, gia cầm, phụ phế
phẩm, sau đó dùng ni-lông phủ kín; sau 20-25 ngày phân, rác sẽ hoại mục
không mùi hôi thối. Có thể sử dụng 1kg Biomic trộn với 1kg đường vàng
hòa với 20 lít nước cho vào bể nước thải chăn nuôi dung tích 5m
3
, sau 5
ngày mùi hôi thối sẽ giảm hẳn. Sau 3 ngày xử lý, các chế phẩm sẽ tiêu diệt
các vi sinh gây bệnh [3].
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thái Bình phối hợp với
UBND xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương xây dựng mô hình xử lý phế thải
nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học Biovac. Đây
là mô hình điểm nhằm xử lý ủ phụ phế phẩm sinh hoạt bằng chế phẩm sinh
học thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng, giảm phân bón hóa học.
Từ đó giảm chi phí sản xuất nông nghiệp và cải tạo đất canh tác, tăng độ phì
nhiêu và giảm độ bạc màu của đất. Đồng thời giảm lượng phụ phế phẩm trôi

nổi trên đồng ruộng, kênh mương [3].
Ngoài việc dùng làm nấm, sản xuất phân bón hữu cơ, rơm, rạ còn
dùng làm vật liệu xây dựng; làm bê tông siêu nhẹ, đệm lót vận chuyển hàng
hóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả, v.v… Việc sử dụng rơm, rạ cho sản xuất
năng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; nhiên liệu sinh học; đóng bánh.
Sản xuất bột giấy,…là phương pháp tận dụng tối ưu. Song thu gom, vận
12
chuyển là rào cản lớn từ nghiên cứu triển khai đến sản xuất. Hy vọng rơm, rạ
sẽ trở thành nguồn thực phẩm bổ sung, và phân vi sinh, nguyên liệu đưa vào
sản xuất mà không còn là gánh nặng gây ô nhiễm môi trường do đốt không
kiểm soát được.
Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phế phẩm nông nghiệp
đưa lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường. Nhưng đến nay vẫn chưa được
nhân rộng ra các vùng nông thôn trong cả nước là vì những lý do là lượng
phụ phế phẩm của mỗi nông hộ không thường xuyên để sản xuất, gây nên
lãng phí bể chứa. Trong khi, kinh phí xây dựng bể chứa cần nhiều kinh phí.
Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho các nghiên cứu liên quan.
2.4.2.3. Quản lý rơm, rạ trên ruộng lúa
Những cách thông thường để quản lý rơm ra sau khi thu hoạch bao
gồm việc thu về làm nhiên liệu đun nấu, đốt, rải trên đồng, cày vùi vào đất
hoặc sử dụng như là chất che phủ cho các cây trồng v.v Mỗi cách quản lý
khác nhau, về lâu dài, đều ảnh hưởng đến toàn bộ sự cân bằng và tình trạng
dinh dưỡng trong đất. Tuy nhiên, xét cho cùng thì chỉ có 3 phương thức
quản lý rơm rạ chính, đó là (1) lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, (2) vùi rơm rạ
vào đất và (3) đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch. Mỗi cách quản lý này đều có
những ưu, nhược điểm riêng.
Lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng: Ảnh hưởng lớn nhất của việc lấy
rơm rạ ra khỏi đồng ruộng là sự thúc đẩy quá trình nghèo hoá và cạn kiệt
kali (K) và silic (Si) trong đất. Nhưng bù lại nó lại cho những lợi ích khác,
không kém phần quan trọng. Rơm rạ có thể được sử dụng làm nhiên liệu để

nấu nướng, làm thức ăn cho trâu bò, làm nệm, nuôi trồng nấm hay làm
nguyên liệu cho công nghiệp (như công nghiệp giấy …). Việc làm như vậy
sẽ lấy đi một số lượng lớn dinh dưỡng mỗi năm, nhất là khi phân chuồng
không được dùng để bón trở lại cho đồng lúa.
Vùi rơm rạ vào đất: Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các
nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nên nó có tác dụng bảo
toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp
lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng
ruộng, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rơ. Nếu kết hợp song song
13
việc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi rơm rạ vào đất sẽ bảo toàn
được dinh dưỡng N, P, K và S cho lúa, và nhiều khi còn làm tăng được dự
trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng. Việc vùi rơm rạ vào đất ướt, sẽ gây ra tình
trạng cố định tạm thời của đạm (N) và làm tăng lượng metan (CH
4
) phóng
thích trong đất, gây ra tình trạng tích luỹ khí nhà kính. Khi vùi một lượng
lớn rơm rạ tươi sẽ rất tốn lao động và cần có những máy móc thích hợp cho
việc làm đất cũng như có thể gây ra những vấn đề về bệnh cây. Việc trồng
trọt chỉ nên bắt đầu sau 2 đến 3 tuần vùi rơm rạ.
Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy, cày khô, nông 5-10 cm để
vùi rơm rạ và tăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hoá có tác
dụng tốt đến độ phì đất trong hệ thống thâm canh lúa-cá. Việc cày khô, nông
nên tiến hành sau 2 đến 3 tuần sau khi thu hoạch ở những cánh đồng mà thời
kỳ bỏ hoá khô-ướt giữa 2 vụ lúa tối thiểu là 30 ngày. Các lợi ích gồm có:
- Số lượng Carbon (C) quay vòng hoàn toàn sẽ đạt được nhiều hơn
nhờ vào sự phân giải háo khí (khoảng 50% C trong vòng 30-40 ngày), do đó
hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng xấu của các sản phẩm phân giải yếm
khí trong giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa.
- Tăng cường sự thoáng khí cho đất, nghĩa là oxy hoá Fe

2+
và những
chất khử khác tích luỹ trong suốt quá trình ngập nước.
- Tăng cường được sự khoáng hoá N và sự giải phóng P cho cây trồng
sau, cho đến giai đoạn phân hoá đòng.
- Làm giảm được sự phát sinh cỏ dại trong suốt thời kỳ bỏ hoá.
- Làm cho quá trình làm đất được dễ dàng hơn (thường không cần cày
đất lần 2).
- Sự phóng thích CH
4
sẽ ít hơn so với việc vùi rơm rạ lúc làm đất ngay
trước khi gieo trồng.
Đốt rơm rạ: Đốt rơm rạ gây ra sự mất mát gần như hoàn toàn N.
Lượng P mất đi khoảng 25%, K mất đi khoảng 20% và S mất từ 5-60%.
Lượng dinh dưỡng mất mát tuỳ thuộc vào cách thức đốt rơm rạ. Ơ những
vùng mà thu hoạch đã được cơ giới hoá, hầu như tất cả rơm rạ được để lại
trên đồng và được đốt nhanh chóng tại chỗ, vì thế sự mất mát S, P và K là
nhỏ. Một số nơi khác rơm rạ được để thành đống ở chỗ tuốt lúa và được đốt
14
sau khi thu hoạch, vì thế tro không được rải đều trên đồng, nên gây ra sự mất
mát khoáng chất rất lớn. Các nguyên tố K, Si, Ca, Mg dễ bị rửa trôi từ đống
tro. Hơn nữa, việc làm như vậy sẽ gây nên sự chuyển dịch dinh dưỡng rất
lớn từ ngoại vi vào giữa ruộng, và đôi khi là từ những thửa ruộng xung
quanh vào ruộng trung tâm, làm cho hiệu quả sử dụng chúng bị giảm đi rất
nhiều, vì nơi quá thừa, nơi quá thiếu. Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ gây ra ô
nhiễm không khí và mất mát dinh dưỡng, nhưng lại là biện pháp giảm giá
thành và giảm thiểu sâu bệnh hại.
Các nhà khoa học cho biết thành phần các chất gây ô nhiễm không khí
do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm đa
vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs), và dibenzofuran

clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩn
gây ung thư.
Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm:
licnoxenlulozơ, 37,4%; hemixenlulozơ (44,9%); licnin 4,9% và hàm lượng tro
(oxit silic) cao từ 9, đến 14%. Đó là điều gây cản trở việc xử dụng rơm, rạ một
cách kinh tế. Thành phần licnoxenlulozơ trong rơm, rạ khó phân hủy sinh học.
Việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồng
ruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng. Các chất hữu
cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao. Đồng
ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt
trong quá trình cháy rơm, rạ. Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời không kiểm soát
được, lượng dioxit cacbon CO2, phát thải vào khí quyển cùng với cacbon
monoxit CO; khí metan CH
4
; các oxit nitơ NOx; và một ít dioxit sunfua SO
2
[1].
Phần rơm, rạ sót này thường được cày lấp vào trong đất làm phân bón
cho mùa vụ sau. Việc phân hủy gốc rạ và rơm phụ thuộc vào độ ẩm của đất,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng khí metan CH4 được giải phóng
trong khi ủ. Tuy có cung cấp cho đồng ruộng một chút dinh dưỡng cho vụ
tiếp theo, nhưng rất có thể chứa chất mầm sâu bệnh cho cây trồng, ảnh
hưởng đến sản lượng do tác động bất lợi ngắn hạn bởi bất ổn định hàm
lượng nitơ.
15
Khói rơm độc vì thành phần của nó. Rơm có thành phần chủ yếu là
các chất xenlulozơ, hemixenlulozơ, các chất hữu cơ kết dính (nhựa) và các
chất khoáng khác. Khi rơm cháy, xảy ra nhiều phản ứng phức tạp do sự
nhiệt phân (cháy) không hoàn toàn, do vậy hình thành rất nhiều chất. Ngoài
khí cabonic, hơi nước, trong khói có chất nhựa (dạng khí dung thành những

hạt nhỏ lơ lửng trong không gian), hàng trăm loại chất khác như amoniac,
các oxit nitơ Các hợp chất chứa clo, lưu huỳnh kể cả các hợp chất của kim
loại nặng do tích luỹ sinh học của cây lúa. Thành phần của khói càng thêm
phức tạp nếu trong rơm rạ lẫn dư lượng của những loại nông dược chưa
phân huỷ hết. Các chất tạo thành còn tương tác với nhau khiến thành phần
khói càng thêm phức tạp. Bởi vậy, khói do đốt rơm rạ ngoài đồng có mùi rất
khó chịu [1].
2.5. Một số nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp
Trên thực tế sản xuất nông nghiệp cuả nước ta ít có sự khác biệt lớn
giữa các loại hình sản xuất. Thực tế chưa tìm thấy các nghiên cứu về yếu tố
tác động đến việc lựa chọn phương thức quản lý phụ phế phẩm, mà chỉ mới
có các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận và áp dụng
tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi như chăn nuôi lợn, chăn nuôi
bò.
Số lượng tiến bộ kỹ thuật hộ áp dụng chịu ảnh hưởng tích cực bởi các
yếu tố như: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi hàng năm, số nguồn cung cấp
thông tin được tiếp cận. Ngược lại, số tiến bộ kỹ thuật hộ áp dụng chịu ảnh
hưởng tiêu cực bởi các yếu tố như tuổi chủ hộ, số nhân khẩu [9].
Việc tiếp cận thông tin và tham gia vào các câu lạc bộ, đoàn thể của
địa phương là những hoạt động mang tính quyết định đối với việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Những hộ có mức độ tiếp cận thông tin
cao từ các nguồn khác nhau thì xác xuất TBKT mà hộ áp dụng sẽ cao hơn
hẳn so với những hộ có mức độ tiếp cận thông tin ít. Các câu lạc bộ địa
phương và các tổ chức đoàn thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
áp dụng TBKT nhằm phát triển sản xuất [7].
16
Công tác truyền thông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tiếp nhận của người dân. Trong thời gian đầu việc vận hành và xử lý
rác của khu xử lý rác thị trấn Vạn Hà cũng đã được đưa tin. Nhưng khi lò xử

lý rác vận hành tốt và đem lại hiệu quả đối với người dân nơi đây thì các
phương tiện truyền thông lại không bám sát để đánh giá được lợi ích của
chúng, để từ đó đưa tin về một mô hình tốt để các địa phương khác có thể
theo dõi. Từ đó mà có thể kêu gọi sự đầu tư xây dựng cho các địa phương
khác. Điều này cũng cho thấy nội dung của các phương tiện truyền thông
hiện nay việc đưa tin về vấn đề môi trường còn chưa thật hiệu quả. Trong
một dự án nghiên cứu của Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam là “Điều tra,
khảo sát, nhận thức thực trạng nhận thức về môi trường và bảo vệ môi
trường của người dân ở các vùng trọng điểm, và thực trạng công tác tuyên
truyền về môi trường và bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin
đại chúng ở Việt Nam trong hai năm 2004-2005” kết quả cho thấy: Phần lớn
những thông tin về vấn đề môi trường trên báo chủ yếu là đưa tin, lên án,
phê phán. Những thông tin giới thiệu mô hình còn rất ít mà những thông tin
này cũng chỉ mang tính chất giới thiệu chứ không thật sự đánh giá được tính
khả dụng của nó đã qua thực tiễn ở các địa phương [2].
Về cơ chế chính sách: Như khu xử lý rác ở thị trấn Vạn Hà được đưa
vào hoạt động là do nguồn vốn đầu tư từ UBND thị trấn Vạn Hà và Ngân
hàng thế giới với hình thức như là một dự án. Trong thời gian đầu, dự án
hoạt động tốt do những người làm dự án đã có trách nhiệm trong vận hành
dự án. Dự án kết thúc khi bàn giao lại cho địa phương. Và những khó khăn
bắt đầu phát sinh từ đây như kinh phí không còn để duy trì. Ở đây, vấn đề
vốn không phải là tất cả, bởi vì để hoạt động lò xử lý rác này chỉ cần
1.200.000đ/ tháng mà ở chỗ chính quyền địa phương không có một chính
sách rõ dàng để phát huy hệ thống xử lý rác này. Ví dụ như, không có một
chính sách rõ khi lượng phụ phế phẩm càng ngày càng lớn. Trong năm đầu
vận hành với một lò xử lý rác như vậy, thì một ngày xử lý hết khoảng 1 tấn
phụ phế phẩm là hết số lượng rác trong thị trấn, nhưng sau đó, khi số dân
trong thị trấn tăng lên, lượng phụ phế phẩm ngày càng tăng lên lớn, lò xử lý
rác không thể xử lý hết số rác tạm thời thì chính quyền địa phương lại không
17

hề có một cơ chế nào cho việc vận hành lò xử lý như: tăng lượng nhân công,
mở rộng hoặc xây dựng thêm lò xử lý rác…[2].
Khi nghiên cứu mô hình hoạt động lò xử lý phụ phế phẩm ở thị trấn
Vạn Hà, tỉnh Thanh Hoá. Một mô hình xử lý phụ phế phẩm ở địa phương
xuất hiện và xử lý rất hiệu quả nguồn phụ phế phẩm nhưng rồi lại bị bỏ rơi,
rồi dừng hoạt động. Chúng tôi cố gắng lý giải xem nhưng nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này, và có lẽ hai nguyên nhân lớn ở trên mà chúng tôi đã phân
tích cũng chính là hai bài học mà chúng ta cần phải lưu ý: Đó là, chúng ta
cần phải linh động hơn nữa về chính sách đối với vấn đề về môi trường,
chính quyền từ trung ương tới địa phương phải luôn coi vấn đề phụ phế
phẩm môi trường là vấn đề trọng tâm. Có cơ chế thường xuyên đối với phụ
phế phẩm của từng địa phương như: nhân công, nguồn vốn [2].
Đối với những vấn đề về truyền thông. Truyền thông cần bám sát
những sự kiện về môi trường, kịp thời phản ánh đầy đủ những tác hại của
môi trường. Nhưng bên cạnh đó, truyền thông cũng cần bám sát, theo dõi
những mô hình hoạt động ở địa phương từ đó đánh giá được hiệu quả của
từng mô hình phù hợp với từng địa phương. Trường hợp như lò xử lý phụ
phế phẩm ở Thị trấn Vạn Hà, nếu truyền thông bám sát tốt thì chúng ta đã có
những bài học lớn cho vấn đề xử lý phụ phế phẩm [2].
18
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ có sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn hai xã Triệu Đông và Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Ngoài ra, có các cán bộ cấp thôn, xã; cán bộ phòng Nông nghiệp và trạm
Khuyến nông huyện Triệu Phong và Cán bộ nông nghiệp sở Nông nghiệp
Quảng Trị.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

 Vùng nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại hai xã Triệu Đông
và Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Việc chọn vùng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:
+ Điểm nghiên cứu phải thể hiện được tính đại diện cho vùng nghiên
cứu (vùng đồng bằng) về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
+ Là các vựa lúa lớn của toàn huyện, lượng phụ phế phẩm thải ra môi
trường lớn.
+ Là các xã có hoạt động sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi khá phát
triển, có tiến hành triển khai mô hình xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp, do
Trạm khuyến nông khuyến ngư huyện Triệu Phong chuyển giao.
+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên
cứu.
Huyện Triệu Phong có 18 xã và một thị trấn, hai xã được chọn thõa
mãn các tiêu chí đề ra cho mục đích nghiên cứu là xã Triệu Đông và xã
Triệu Trung.
 Phạm vi về thời gian: Các thông tin tìm hiểu trong phạm vi ba năm, năm
2008, 2009 và năm 2010. Điều này được giải thích là do tình hình xử lý phụ
phế phẩm nông nghiệp trong những năm lại đây có nhiều bất cập và liên
quan đến biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian: từ ngày 03/01/2011 đến
ngày 06/05/2011.
19
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội:
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, các nguồn lợi tự nhiên, địa hình và
tình hình sử dụng đất đai.
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư và lao động, cơ cấu thu nhập, tình
hình sản xuất các loại cây trồng và vật nuôi ở hai xã nghiên cứu.
- Đặc điểm nông hộ nghiên cứu:
+ Số lao động, độ tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ.

+ Diện tích, năng xuất các cây trồng chính; tình hình chăn nuôi và thu
nhập của hộ.
- Tình hình phụ phế phẩm nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu:
+ Các loại phụ phế phẩm nông nghiệp.
+ Khối lượng các loại phụ phế phẩm theo mùa vụ.
- Các hình thức quản lý phụ phế phẩm trên địa bàn nghiên cứu:
+ Đốt
+ Làm thức ăn cho gia súc
+ Đổ về kênh mương
+ Bán
+ Ủ phân
+ Không xử lý
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hình thức quản lý của hộ:
+ Lý do các hộ sử dụng hình thức quản lý đó
+ Đặc điểm sản xuất của hộ
+ Đặc điểm của hộ
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
 Thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, 2009, 2010 của 2 xã.
Báo cáo tình hình chuyển giao mô hình quản lý phụ phế phẩm của Trạm
Khuyến nông khuyến ngư huyện Triệu Phong.
20
 Phỏng vấn hộ / điều tra hộ
Chọn hộ phỏng vấn
Mẫu được chọn bao gồm 80 hộ, trong đó số mẫu tại mỗi điểm nghiên
cứu là 40. Là những hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mỗi điểm chọn
2 thôn đại diện về các đặc điểm nghiên cứu nêu trên. Xã Triệu Đông có 4
thôn, Triệu Trung có 8 thôn. Các thôn được chọn là thôn Nại Cửu và thôn
Bích La Đông – Triệu Đông; thôn Đạo Đầu và thôn Ngô Xá Tây – Triệu

Trung. Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại.
Điều tra hộ được tiến hành bằng cách phỏng vấn bằng bảng hỏi bán
cấu trúc. Nội dung của bảng hỏi về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ,
các loại phụ phế phẩm nông nghiêp của hộ; khối lượng các loại phụ phế
phẩm; tình hình quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp theo mùa vụ…
 Phỏng vấn sâu người am hiểu: phỏng vấn 10 cán bộ các cấp là những
người cung cấp thông tin nồng cốt. Gồm 2 phó Chủ tịch xã, 4 chủ nhiệm
Hợp tác xã của 4 thôn, 1 cán bộ khuyến nông cơ sở của xã Triệu Đông, 1
cán bộ nông nghiệp của huyện Triệu Phong, 1 cán bộ nông nghiệp phòng
Nông nghiệp Triệu Phong và trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp
Quảng Trị.
Nội dung phỏng vấn gồm tình hình quản lý phụ phế phẩm nông
nghiệp trên địa bàn, các những hình thức quản lý phụ phế phẩm, hình thức
quản lý phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất hiện nay; các chính sách quy
định về quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp của các cấp; biện pháp để quản
lý tốt nhất đảm bảo nền nông nghiệp bền vững…
3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin
 Tổng hợp thông tin, dữ liệu
Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng
các phép tính trên phần mềm Excel và SPSS version 15.0.
 Phương pháp xử lý:
Số liệu được xử lý gồm 3 phần cơ bản:
+ Xử lý thống kê mô tả (Descriptive statistics)
21
+ Kiểm định ý nghĩa thông kê (phân tích Anova một nhân tố): Nhằm
tìm hiểu sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các yếu tố có ý nghĩa thống
kê hay không.
+ Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính (Regression – Linaer): Nhằm xác
định ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khối lượng phụ phẩm nông
nghiệp và khối lượng rơm, rạ của nông hộ được đốt hàng năm.

 Phương pháp phân tích
Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính và phân
tích định lượng nhằm phân tích thực trạng quản lý phụ phế phẩm nông
nghiệp, các phương thức tiếp cận hình thức quản lý phụ phế phẩm, các yếu
tố tác động đến việc lựa chọn phương thức của người dân.
- Tiến hành phân tích, so sánh để thấy được sự khác nhau trong
phương thức quản lý phụ phế phẩm nông nghiệp ở 2 điểm nghiên cứu. Để từ
đó tìm ra sự khác biệt các yếu tố tác động và bước đầu đưa ra giải pháp quản
lý tốt lượng phụ phế phẩm trên địa bàn nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường
và thích ứng giảm thiểu biến đổi khí hậu.
22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Triệu Phong và hai xã nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Triệu Phong
Huyện Triệu Phong là một trong 10 huyện, thị, thành phố của tỉnh
Quảng Trị. Huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh và trãi ngang như một
tấm khăn chùng từ nơi giáp giới với hai huyện Cam Lộ, Đakrông ra đến biển
đông. Vị trí địa lý của huyện thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu
(Nguồn: )
Hình 4.1 cho thấy, huyện Triệu Phong có toạ độ địa lý 16,48 – 16,54
0
vĩ Bắc; 107,12 đến 108,18
0
kinh Đông, bao gồm 18 xã và một thị trấn. Thị
trấn Ái Tử là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của huyện, cách
Thành phố Đông Hà 7 km về phía Nam, Thị xã Quảng Trị 6 km về phía Bắc.
23
Địa bàn

nghiên cứu
Địa bàn
nghiên cứu
Huyện Triệu Phong có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Gio Linh và thành
phố Đông Hà; phía Nam giáp huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị; phía
Đông giáp biển đông; phía Tây Nam giáp huyện Đakrông và huyện Cam Lộ.
Triệu Phong có Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt đi qua. Ngoài 2
tuyến đường quan trọng nói trên, Triệu Phong có 3 tỉnh lộ, đó là tỉnh lộ 64
thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt, tỉnh lộ 68 thị xã Quảng Trị đi Xuân Viên và
Tỉnh lộ 6 bis thị trấn Ái Tử đi Thượng Phước lên đến Cùa (Cam Lộ). Từ các
tỉnh lộ, nhiều tuyến đường huyết mạch nội huyện đã được đầu tư nâng cấp
như đường Ba Bến – Triệu Lăng, đường Triệu Tài – thị trấn Ái Tử, đường
Đại – Độ - Thuận – Phước, đường Chợ Cạn – Bồ Bản, đường Cửa Việt –
Mỹ Thủy… Với vị trí nói trên, Triệu Phong có điều kiện thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh
thông qua tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây.
Về địa hình: địa hình huyện Triệu Phong nghiêng từ Tây sang Đông,
được chia 3 vùng rơ rệt: gò đồi, đồng bằng và vùng cát ven biển.
Về khí hậu, sông ngòi: trên địa bàn huyện có con sông lớn chảy qua là
sông Thạch Hãn, có con sông đào Vĩnh Định và hai con sông khác là sông
Vĩnh Phước và sông Ái Tử.
Huyện Triệu Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được
phân thành 2 mùa: Mùa mưa rét và mùa khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 22 đến 25
o
C, nhưng lại có biên độ dao động khá lớn (tháng cao
nhất 35 – 39
o
C, tháng thấp nhất 12 – 13
o

C). Lượng mưa trung bình hàng
năm là 2500 – 2700mm, cao hơn mức trung bình của cả nước và phân bố
không đều, tập trung chủ yếu là từ tháng 9 đến tháng 12.
Chất đất vùng đồng bằng phì nhiêu, rất tiện lợi cho việc canh tác và
đưa các loài cây trồng mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất và
Triệu Phong là vựa lúa của tỉnh Quảng Trị.
Đất đai, khí hậu, sông ngòi, đường sá ở Triệu Phong là điều kiện
thuận lợi để Huyện tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển toàn diện.
24
4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên hai xã nghiên cứu
- Vị trí địa lý, nguồn lợi tự nhiên
Từ hình 1 cho thấy, hai xã Triệu Đông và Triệu Trung là hai xã đồng
bằng, có những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt sản xuất nông
nghiệp.
Triệu Đông nằm ở phía Đông Bắc của huyện Triệu Phong. Phía Đông
Bắc giáp xã Triệu Hòa huyện Triệu Phong, phía Bắc giáp xã Triệu Thành
huyện Triệu Phong, phía Tây Nam giáp thị xã Quảng Trị.
Xã Triệu Trung nằm ở phía Đông Nam của huyện Triệu Phong, cách thị
xã Quảng Trị khoảng 4km về phía Đông. Phía Đông giáp với xã Hải Ba huyện
Hải Lăng, phía Đông Bắc giáp với xã Triệu Sơn huyện Triệu Phong, phía Đông
Nam giáp với xã Hải Vĩnh huyện Hải Lăng, phía Nam giáp với xã Hải Xuân
huyện Hải Lăng, phía Tây Nam giáp với xã Hải Quy huyện Hải Lăng, phía Tây
giáp với xã Triệu Tài huyện Triệu Phong. Địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 64
thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt và tỉnh lộ 68 thị xã Quảng Trị đi Xuân Viên chạy
qua. Với vị trí địa lý như trên, xã Triệu Trung có rất nhiều lợi thế để phát triển
các kênh thông tin phục vụ cho sản xuất, trao đổi buôn bán hàng hóa với các
địa phương khác. Xã giáp với 4 xã của huyện Hải Lăng, đây là điều kiện tốt để
trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân các xã, giúp thúc đẩy phát
triển kinh tế tốt hơn, người dân dễ được tiếp cận với các nguồn thông tin mới,
các tiến bộ kỹ thuật từ bên ngoài.

- Tình hình sử dụng đất tại hai xã nghiên cứu
Đất đai là cơ sở đầu tiên, là đầu vào quan trọng nhất để tiến hành các
hoạt động nông nghiệp, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất.
Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu,
năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Cả 2 điểm nghiên cứu đều có
địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt và đều mang đặc điểm
chung của vùng chuyên canh lúa nước và hoa màu. Với đặc điểm địa hình
như vậy, vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, trao đổi hàng
hóa và giao lưu buôn bán với các địa phương khác. Tuy nhiên, địa hình thấp
là một trở ngại của vùng, hàng năm bị lũ lụt gây ngập úng tập trung vào
tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Hai xã Triệu Đông và Triệu Trung đều có
25

×