Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá tam giang,thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.42 KB, 50 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trước thập kỷ 60, khi dân số chưa có sự bùng nổ và nông nghiệp chưa bước
vào thời kỳ thâm canh cao, loài người đang khai thác và sử dụng nguồn gen nông
nghiệp như một nguồn lợi thiên nhiên, chưa thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn
các nguồn gen cây trồng và vật nuôi một cách hợp lý. Đến nửa cuối thế kỷ 20, ở thập
kỷ 60-70, khi cách mạng xanh bùng nổ tạo nên một bước tăng trưởng nhảy vọt về sản
lượng nông nghiệp. Nhưng hậu quả đem lại là nguồn gen các cây trồng, vật nuôi trong
sản xuất bị thu hẹp về mặt số lượng và chất lượng. Bằng việc thâm canh tăng năng
suất, các loại giống mới được nhập nội và thuần hóa, lai tạo với các giống địa phương
nhằm tận dụng các ưu thế lai của các giống địa phương. Bên cạnh đó việc chuyển từ
canh tác đa canh sang độc canh, chuyên canh trên diện rộng các cây trồng mới có năng
suất cao đã làm giảm diện tích các giống cây trồng địa phương. Dần dần, qua nhiều
năm các giống cây trồng địa phương bị biến mất dần, mặc dầu chất lượng về mặt sinh
học và mặt dinh dưỡng của các giông cây trồng địa phương là không kém gì các giống
cây trồng nhập ngoại hay các giống lai. Việc thâm canh một số lượng giống lớn luôn
đi cùng với sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các chế
phẩm sinh học giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng. Từ đó hiệu quả đầu tư cho
nông nghiệp giảm dần, cả môi trường sinh thái và vệ sinh thực phẩm đều bị ảnh
hưởng. Muốn khắc phục vấn đề này, cần phải duy trì trở lại sự đa dạng nguồn gen
trong sản xuất[1].
Đất nước Việt Nam trải dài trên 1650 km theo hướng Bắc - Nam, từ 8
0
tới 23
0

bắc, và có độ cao địa hình từ 0 m lên tới độ cao lớn nhất là 3143 m so với mực nước
biển trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Việt Nam có trên 2000 Km là bờ biển nên diện tích
đất cát ven biển ở nước ta rất lớn. Cây Khoai môn là loài thực vật phổ biến ở tất cả các
vùng miền trên đất nước Việt Nam từ các vùng núi cao đến các vùng đất ngập nước và


kể cả các vùng đất cát ven biển. Chúng được trồng hầu hết ở các ruộng, vườn, nương
rẫy của các nông hộ, với mục đích để cung cấp lương thực, cung cấp rau xanh, thuốc
chữa bệnh, cho con người[1].
1
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 48.400 ha là đất cát, trong đó đất cồn cát là 8.392
ha và cát biển là 40.016 ha. Đây là vùng có hệ thống cây trồng rất phong phú, còn tồn
tại nhiều giống cây trồng quý hiếm; có khả năng chống chịu được các điều kiện khắc
nghiệt của vùng cát và chống chịu được nhiều loại sâu bệnh[12]. Hiện nay, các giống
khoai môn tại đây đang mất dần, do sự chuyển đổi cơ câu cây trồng ồ ạt và chỉ còn rất
ít nơi trồng, các hộ trồng khoai môn còn lại chỉ trồng với mục đích cho chăn nuôi là
chính. Cho nên, công tác nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen cây khoai môn gắn liền
với hệ thống canh tác của người dân(bảo tồn In-situ cây khoai môn) tại vùng đất cát
ven phá Tam Giang là cực kỳ quan trọng,
Với những lý do như trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Vai trò cây
khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá Tam Giang,Thừa Thiên
Huế”.
1.2. Mục đích của đề tài:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu cơ hội phát triển sinh kế của cộng đồng nghèo sống ở vùng cát ven phá
Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bảo tồn trên đồng ruộng cây khoai môn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
1) Đánh giá vai trò sinh kế của cây khoai môn ở các cộng đồng nghèo ở vùng cát tại xã
Phú Đa, huyện Phú Vang và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
2) Tìm hiểu phương thức quản lý, sử dụng và hiệu quả của cây khoai môn trong hệ
thống canh tác tại hai xã Phú Đa, huyện Phú Vang và xã Quảng Lợi, huyện Quảng
Điền, Thừa Thiên Huế.
3) Tìm hiểu khả năng bảo tồn cây khoai môn trên đồng ruộng vùng đất cát ven phá
Tam Giang, Thừa Thiên Huế.
2
Phần 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số lý luận về vấn đề về sinh kế, sinh kế bền vững và phương pháp tiếp
cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn.
2.1.1. Khái niệm sinh kế và chiến lược sinh kế bền vững:
Hiện nay, khái niệm sinh kế đã được các tổ chức phi chính phủ, thậm chí cả chính
quyền của hầu hết các quốc gia quan tâm, mở ra một lĩnh vực mới sâu sắc hơn trong
các phương pháp tiếp cận nông thôn.
Từ năm 1997, trong sách Trắng, Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) đã đưa ra các
quan điểm có liên quan đến sinh kế. Với cam kết “Hỗ trợ những chính sách và hành
động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đến 1999, khái niệm Sinh kế
và Sinh kế bền vững đã được nhiều tổ chức phát triển đưa ra và có nhiều cách lý giải
khác nhau về sinh kế. Trong đó, những quan điểm của DFID đưa ra đã được đa số các
chuyên gia và các tổ chức phát triển chấp nhận và xem đây như là cơ sở để xây dựng
khung phân tích trong các hoạt động tiếp cận và tổ chức các trương trình dự án trong
lĩnh vực phát triển nông thôn[2].
Theo DFID, một sinh kế bao gồm có 3 phần chính như sau:
Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh
kế. Theo đó một sinh kế là bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi những
áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì và nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện
tại lẫn tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Định nghĩa này không chỉ quan tâm đến hiện tại mà còn đề cập đến khả năng phát
triển của hộ nói chung và của con người nói riêng ở tương lai.
Theo đó, các nguồn lực mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế
bao gồm 5 loại cơ bản sau:
 Vốn con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng các nhân
và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ
đạt được những kết quả sinh kế.
3
 Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các
nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được

những kết quả sinh kế.
 Vốn tự nhiên: Là các nguồn lực tự nhiên(của một hộ hoặc của cộng đồng) mà
con người trông cậy vào nó[2].
Ví dụ: Đất đai, rừng cây, khoáng sản, nguồn nước, các nguồn tài nguyên ven biển,
nguồn tài nguyên phi vật thể như sinh thái môi trường có tiềm năng cho kinh doanh du
lịch và nghỉ dưỡng.
 Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được, như các
nguồn thu nhập bằng tiền mặt (kể cả bằng hiện vật tính quy đổi ra tiền mặt), các
loại hình tiết kiệm khác nhau, nguồn vốn vay tín dụng và các luồng thu nhập tiền
mặt như lương hưu, tiền do người thân gửi về, hoặc là những trợ cấp về vốn hay
vật chất quy đổi ra tiền của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ.
 Vốn vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng cơ sở và xã hội cơ bản và các tài
sản của hộ gia đình hỗ trợ cho đời sống sản xuất của họ, như đường giao thông,
hệ thống điện, trạm xá và hệ thống cấp nước, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong
gia đình như tivi, máy radio, các công cụ máy móc phụ vụ sản xuất như máy cấy,
máy cày, trâu bò, cuốc xẻng, máy gặt, máy tuốt,… [2].
Các nguồn vốn này không chỉ nằm độc lập mà chúng có mối liên hệ biện chứng
với nhau, như hình vẽ minh họa dưới đây.
Vốn tự nhiên
Vốn con người Vốn vật chất
Vốn tài chính Vốn xã hội
Khung sinh kế bền vững của DIFID[2].
Tất cả các nguồn vốn này thể hiện một cách khái quát tình trạng của nông hộ.
Thông qua đó, ta có thể tìm được các giải pháp tối ưu nhất cho sự phát triển về mọi
mặt cho nông hộ nói chung và cho con người nói riêng.
Thuật ngữ “Chiến lược sinh kế ” được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những
lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong trong việc sử dụng và quản lý các
4
nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống, đó chính là kết
quả sinh kế mà cả người dân lẫn các nhà hoạt động trong lĩnh vực sinh kế đều muốn

hướng tới[2].
Chiến lược sinh kế của nông hộ là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp,
sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như
đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân
cụ thể là:
+ Quyết định đầu tư vào loại nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế.
+ Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi.
+ Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế.
+ Các thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng
cần thiết để kiếm sống.
+ Họ sẽ đối phó như thế nào với những rủi ro mà họ gặp phải,
những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau và họ sử dụng
thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để có được những kết quả
như trên[2].
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó là những
điều mà con người muốn đạt được trong cưộc sống cả trong hiện tại và cả tương
lai, bao gồm:
 Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao hơn và ổn định hơn, cơ hội việc
làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên
và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được tăng lên.
 Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng
tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật
chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều
các yếu tố.
Ví dụ: Căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên trong gia đình được
đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời
sống vật chất và tinh thần,…
 Khả năng tổn thương giảm: Người nghèo, luôn phải sống trong trạng thái dễ
bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia
5

đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của
mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an
toàn sau các thảm họa của tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,…
 An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi
trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất,
nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa sản xuất và tăng việc
làm phi nông nghiệp,…
 Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng môi
trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết
quả sinh kế khác[2].
Sinh kế của con người phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của những nguồn
vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Một sinh kế được xem là bền vững khi con người
có thể đối phó và phụ hồi từ những áp lực và các cú sốc đòng thời có thể duy trì hoặc
nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại
đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các thành tố của một sinh kế có mối quan
hệ nhân quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên
ngoài.
Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào
các loại sốc như mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, bệnh, xung đột, lâm bệnh), xu
hướng gồm cả các xu hướng kinh tế-xã hội, môi trường (xu hướng tăng dân số, xu
hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm) và sự giao động (giao động
về giá cả thị trường, giao động về việc làm,…).
Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ
dàng kiểm soát được những yếu tố trước mắt hoặc lâu dài hơn hơn nữa. Khả năng tổn
thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này rất phổ biến và
thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ không có khả
năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động
xấu.
Các chính sách thể chế bao gồm luật pháp, các chính sách, quy định, luật lệ phi

chính thức như hương ước, lệ làng, luật tục, thủ tục truyền thống khác và những hướng
6
dẫn của nhà nước, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có
những tác động lên các tài sản và chiến lược của sinh kế của cả cộng đồng nói chung
và của nông hộ nói riêng. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế
bền vững vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những
chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động
sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ
để đạt được những điều kiện sống tốt nhất.
2.1.2. Phương pháp tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn:
Cùng với sự ra đời của khái niệm “sinh kế”, thì phương pháp tiếp cận sinh kế
được đưa vào trong phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia. Cơ sở của
phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên lịch sử qua trình thay đổi qua ba thập
ky những quan điểm về nghèo đói. Cụ thể, các phương pháp tiếp cận có sự tham gia
trong công tác phát triển đã nêu bật sự đa dạng trong những cái đích của sự phát triển
mà con người hướng tới và sự đa dạng mà con người cần thích nghi trong các chiến
lược sinh kế mà của mình để đạt đến.
Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cũng bắt nguồn từ những quan ngại
về tính hiệu quả của những hoạt động trong công tác phát triển. sau khi tuyên bố cam
kết giảm nghèo rất nhiều chính phủ và các nhà tài trợ đã ngay lập tức tập trung nỗ lực
vào các nguồn lực và cơ sở vật chất như (điện đường, trường học, trạm xá,… ), hay sẽ
tập trung vào những cơ cấu cung cấp dịch vụ (như giáo dục, y tế, thú y,…). Trong khi
đó, họ lại lãng quên khi không tập trung vào đối tượng tác động quan trọng nhất là con
người. Dẫn đến hậu quả là hầu hết các chương trình dự án hiện nay trong phát triển ở
các vùng nông thôn đều gặp khó khăn và chưa đem lại hiệu quả lâu dài cho người dân.
Khi các chương trình này kết thúc thì kêt quả của các chương trình này bị xoá bỏ, do
chưa thực sự xuất phát tự nhu cầu người dân, và người dân chưa thực sự nhận thấy tầm
quan trọng của các chương trình dự án tác động đến đời sống của họ như thế nào. Vì
vậy, các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững đặt con người ngay từ điểm đầu tiên
của các hoạt động phát triển[2].

2.2. Nông hộ và đặc điểm của nông hộ:
2.2.1. Khái niệm nông hộ, các đặc trưng của nông hộ.
− Khái niệm nông hộ:
7
Hộ là tập hợp những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ[8].
Ngoài ra cũng có rất nhiều quan điểm cho rằng; Hộ là tập hợp tập hợp những
người cùng chung huyết thống có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo
ra vật chất để bảo tồn chính họ trong cộng đồng. Quan điểm này nhấn mạnh đến tính
huyết thống, những người trong hộ có cùng chung huyết thống, vừa có quan hệ kinh tế
với nhau để sản xuất ra các vật phẩm bảo tồn cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
Trong cộng đồng dân cư nông thôn, hộ nông dân được gọi là nông hộ và được
nhắc tới là một đơn vị kinh tế xã hội độc lập có hoạt động sinh kế chủ yếu bằng nông
nghiệp[3].
− Các đặc trưng của nông hộ:
+ Đất đai của nông hộ luôn gắn chặt với quá trình sản xuất nông nghiệp của họ,
đất đai chính là nguồn nuôi sống chủ yếu của nông hộ. Bằng việc canh tác trên đất của
mình người nông dân tạo ra được các nông sản như lương thực, thực phẩm,…phục vụ
cho cuộc sống gia đình họ. Ở Việt Nam hầu hết các hộ nông dân nghèo có rất ít đất đai
hoặc đất đai của họ có nhiều nhưng đa phần là đất xấu, nghèo dinh dưỡng.
+ Lao động của nông hộ rất dồi dào và mang tính thời vụ sâu sắc nên đa số kéo
theo tình trạng thiếu việc làm tron lúc nông nhàn. Do vậy, phát triển các hoạt động sản
xuất ngay tại địa phương để giải quyết công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn là
giải pháp tốt góp phần tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống nông hộ. Việc trồng
khoai môn ở nông hộ không chỉ góp phần che phủ đất trong đồng ruộng của mình
trong một thời gian dài, mà còn tạo ra thu nhập đáng kể từ nguồn củ, lá để bán lấy tiền,
và tiền từ chăn nuôi lợn khi họ sử dụng cây khoai môn làm thức ăn cho chăn nuôi lợn.
Trong khi, nguồn thu từ chăn nuôi lợn của nông hộ đóng góp một phần đáng kể vào
tổng thu nhập của hộ, nó đảm bảo ổn định sinh kế của nông hộ trước các cú sốc mà họ
gặp phải. Tại các vùng đất cát ven biển, ven phá, người nông dân sống chủ yếu vào thu

nhập từ nông nghiệp và ngư nghiệp. Chính vì thế khi gặp các cú sốc như bão lụt,
không đánh bắt hải sản được, hoặc nuôi trồng thủy sản bị lỗ vì tôm cá chết do bệnh.
Thì nguồn thu từ trồng trọt sẽ là một giải pháp cứu cánh cho đời sống của nông hộ khi
nguồn thu của hộ từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không còn.
8
+ Tiền vốn và sự tiêu dùng trong nông hộ không phân biệt giữa tiền vốn và tiêu
dùng, chi phí trong nông hộ không được tính một cách chính xác bằng các hàm kinh
tế[3]. Vì đặc điểm sản xuất nông nghiệp của nông hộ chủ yếu là vừa sản xuất vừa tiêu
dùng.
Vì vậy, việc canh tác cây khoai môn không vì mục đích để bán ra thị trường mà
nông hộ trồng chỉ để chủ yếu là tiêu dùng cho hộ, và cho chăn nuôi lợn. Vì nếu bỏ
không dùng cây khoai môn làm thức ăn thì nông hộ phải đi mua các loại thức ăn khác
cho lợn ở bên ngoài, lúc này chi phí chăn nuôi sẽ đẩy lên cao và thậm chí chi phí sẽ
vượt quá thu nhập, dẫn đến việc chăn nuôi trong nông hộ sẽ không còn quan trọng nữa
đến thu nhập của họ.
+ Tái sản xuất nhỏ lẻ và manh mún: Sản xuất nông nghiệp của đại đa số các
nông hộ của nước ta nói chung, của các nông hộ ở các vùng cát ven phá nói riêng
thường là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa mang tính chất sản xuất hàng hoá. Nguyên
nhân chính là do sự hạn chế về các nguồn lực hay các tài sản sinh kế của hộ như đất
đai ít, phân tán nhiều nơi, ít vốn,… nên không đầu tư sản xuất lớn, và thị trường tiêu
thụ cho nông sản phẩm chưa ổn định. Cho nên, hầu hết điện tích trồng khoai môn của
các hộ tại các vùng điều tra thường rất ít, và trồng phân tán, chủ yếu là xen canh với
nhiều loại cây trồng khác. Vì sản xuất manh mún, nhỏ lẽ nên hầu hết các hộ chăn nuôi
không muốn áp dụng đúng như các khâu của quy trình kỹ thuật, họ không thể mua và
cho lợn ăn toàn bộ thức ăn công nghiệp.
+ Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ: Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính
trị năm 1986, thì nông hộ trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh, và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của hộ. Nông hộ được sở hữu tất cả các tư liệu sản xuất, quyền sử dụng đất,
quyền quyết định canh tác bất cứ cây trồng hay nuôi bất cứ vật nuôi nào mà nhà nước

quy định trên đồng ruộng của mình[3].
Chính vì vậy, việc nông dân quyết định trồng các giống khoai môn gì trên đồng
ruộng nào là quyết định của hộ, miễn là việc canh tác đó sẽ đem lại kết quả có lợi cho
thu nhập của nông hộ và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.
2.2.2. Phân loại hộ, và các tiêu chí phân loại hộ:
− Khái niệm nghèo đói:
9
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và
tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức tối thiểu, ở đây được hiểu là các
điều kiện như ăn, mặc, ở và các nhu cầu khác như văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao
tiếp, chỉ đạt mức duy trì cuộc sống bình thường và dưới đó là đói khổ. Nghèo luôn là
dưới mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Giữa mức nghèo với
trung bình của xã hội có một khoảng cách thường từ 3 lần trở lên.
Đói là một bộ phận của người nghèo, mọi điều kiện không thể đạt được mức tối
thiểu.
Trong nghèo đói, Ngân hàng châu Á cũng đưa ra khái niệm nghèo tương đối và
nghèo tuyệt đối.
 Nghèo tương đối là tình trạng không đạt tới mức sống tối thiểu tại một thời
điểm nào đó.
 Nghèo tuyệt đối là việc không thỏa mãn nhu cầu tối thểu để nhằm duy trì cuộc
sống của con người.
Khái niệm nghèo đói tuyệt đối đề cập đến hững người bị thiếu ăn theo nghĩa
đen. Khái niệm nghèo đói tương đối đề cập đến những người nghèo nhất về phân phối
thu nhập ở một nước hay một vùng lãnh thổ tại một thờii điểm nào đó.
Đề cập đến hộ nghèo, hộ đói là đề cập đến người nghèo một mức cao, mang tính
khái quát hơn về tình trạng của nhóm người nghèo trong một hộ gia đình[4].
− Các tiêu chí xác định nghèo đói:
Hiện nay, có các phương pháp xác đinh nghèo đói được áp dụng như sau:
+ Xác định nghèo đói thông qua tổng thu nhập bình quân trên đầu người: Hiện nay,
tổng thu nhập bình quân trên đầu người của hộ trong một năm hay một tháng đã

được áp dụng để xác đình hộ nghèo.
 Nếu thu nhập bình quân/người/tháng <300,000 đồng sẽ được coi là người
nghèo.
 Nếu trên 300,000 đồng sẽ được coi là không nghèo.
Nhưng mặc dù vậy, hiện nay tại các địa phương có rất nhiều vấn đề bất cập trong
công tác xác định nghèo đói và phân loại hộ theo các tiêu chí mà nhà nước đưa ra. Có
thể do các nguyên nhân chủ quan từ các cán bộ địa phương tham gia đánh giá, phân
loại hộ. Có hộ có thể không nghèo nhưng vì muốn có tiền trợ cấp của chính phủ hay
10
các dự án PTNT nên cố chạy được loại hộ nghèo, hay có hộ có con cái đi học thì chính
quyền địa phương sẽ công nhận hộ đó là hộ nghèo để tận dụng trợ cấp của nhà nước
trong việc miễn giảm học phí. Đây chính cũng là một nguồn lực quan trọng bên ngoài
đầu tư cho hộ khi có con cái đang đi học.
Hiện nay trong nghiên cứu sinh kế, ngoài các tiêu chí xác định nghèo đói thì
người ta còn xác định nghèo đói không chỉ trong một thời điểm mà cả quá trình thay
đổi sự nghèo đói của các hộ. Cho nên, chúng ta cần xem xét các hộ nông dân có nghèo
tại thời điểm khác nhau hay không, để từ đó chúng ta có thể xác định được nguyên
nhân nào dẫn đến các cú sốc làm cho các hộ nghèo đói và cách họ sẽ vượt qua các cú
sốc đó. Từ đó, chúng ta sẽ tìm ra các lý luận về sự thay đổi trong hoạt động canh tác
khoai môn của hộ có liên quan đến sự thay đổi sinh kế của các hộ hay không.
 Hộ luôn nghèo là hộ luôn luôn nghèo trong hiện tại và trong quá khứ.
 Hộ luôn không nghèo là hộ không nghèo trong thời điểm hiện tại và trong quá
khứ.
 Hộ thoát nghèo là hộ không nghèo trong thời điểm hiện tại nhưng lại nghèo
trong quá khứ. Hoặc hộ đã vươn từ nghèo lên trung bình hoặc khá, từ trung
bình lên khá hoặc giàu.
 Hộ rơi vào nghèo là ở điểm hiện tại hộ bị nghèo hơn so với quá khứ. Có nghĩa
là hộ bị nghèo đi và chuyển từ trung bình xuống nghèo, hay chuyển từ khá xuống
trung bình hoặc nghèo.
2.3. Những vấn đề liên quan trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học cây trồng

trên đồng ruộng.
2.3.1. Sự giới hạn của đa dạng sinh học:
Vào đầu thế kỷ 21, con người đã nhận thấy nguồn tài nguyên sinh học là có giới
hạn, và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm giảm
tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối quan hệ
giữa con người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào. Mỗi
năm, dân số loài người ngày càng tăng hơn so với trước đây, các loài động thực vật
đang bị diệt vong với tốc độ nhanh nhất được biết tới trong lịch sử. Sự thay đổi về địa
chất, và khí hậu ngày càng nhanh hơn so với trước đây. Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số
đang ở mức lớn hơn bao giờ hết, trong khi tốc độ tuyệt chủng của các loài lại ở mức
11
cao khi có hàng trăm loài động thực vật có nguy cơ truyệt chủng do quá trình khai thác
của con người và những tác động do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
hoá học, chiến tranh, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.
Các hoạt động của con người đang ngày càng làm suy giảm khả năng cung cấp cho
sự sống của trái đất, trong khi sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng lại đòi hỏi ngày
càng nhiều tài nguyên từ thiên nhiên. Những tác động có tính huỷ diệt cùng lúc gây ra
bởi một số lượng lớn những người nghèo khó đang phải vật lộn với cuộc sống và một
số ít người giàu có nhu cầu sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên đang dần phá vỡ sự
cân bằng vốn đã và đang tồn tại, ít nhất ở quy mô toàn cầu, giữa nhu cầu tiêu thụ tài
nguyên của con người và khả năng đáp ứng của trái đất.
Sự xói mòn các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của hành tinh sẽ còn tiếp diễn cho đến
khi con người cân bằng được các nhu cầu của mình với các quá trình và khả năng đáp
ứng của các nguồn tài nguyên và do đó các hoạt động của con người trở nên bền vững
lâu dài[16].
Do đó, các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học không thể tách rời với
các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội.
2.3.2. Khái niệm đa dạng sinh học:
Có thể coi, thuật ngữ "Đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and
McManus(1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng

di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái(số lượng
các loài trong một quần xã sinh vật). Hiện nay, có nhiều định nghĩa được đưa ra cho
thuật ngữ “đa dạng sinh học”, điển hình như:
Đa dạng sinh học là sự đa dạng các giữa các sinh vật sống và tất cả các nguồn
duy trì sự tồn tại của chúng, bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ
sinh thái thủy sinh và các tập hợp sinh thái mà các sinh vật là một phần chính.
Đa dạng sinh học bao gồm ba phần chính:
+ Đa dạng về nguồn gen: Đa dạng về nguồn gen hoặc đa dạng về di truyền là tất
cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh
vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau. Đa dạng di
truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các
12
loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc
giữa các quần thể.
+ Đa dạng về loài: Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm
thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt
trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác
nhau.
+ Đa dạng về hệ sinh thái: là trong một không gian có nhiều hệ sinh thái cùng
tồn tại.
Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn
trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp
sinh thái mà chúng tạo nên; Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng
di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái”(Công ước Đa dạng sinh học, 1992).
Đa dạng sinh học của Việt Nam là sự khác biệt của tất cả các dạng sống hiện hữu
trên mọi miền của đất nước, các loài động, thực vật và vi sinh vật khác nhau, các gien
của các loài đó, và các hệ sinh thái mà các loài đó góp phần tạo nên. Đa dạng sinh học
không tĩnh tại, mà thường xuyên thay đổi; nó tăng lên do sự biến đổi về gen và các quá
trình tiến hoá và giảm bởi các quá trình như suy thoái và mất sinh cảnh, suy giảm quần
thể, và tuyệt chủng. Nó bao hàm các môi trường trên cạn, dưới biển và các môi trường

nước và các quan hệ tương tác với nhau.
Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật
ngữ "Đa dạng sinh học" thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "Đa dạng
loài", đặc biệt là "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong
một vùng hoặc một nơi cư trú. Đa dạng sinh học toàn cầu thường được hiểu là số
lượng các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu.
13
Quyết định của người dân
2.3.3. Các yếu tố quyết định đến đa dạng sinh học cây trồng nông nghiệp:
Nông dân có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của kiểu gen(genotype) cây trồng nhất
định qua việc chọn lọc những kỹ thuật quản lý nông trại hay một loại cây tại một thời
điểm có tiểu khí hậu môi trường đặc biệt. Nông dân là người quyết định kích thước
quần thẻ mỗi giống cây trồng trong mỗi năm, tỷ lệ hạt giống hoặc vật liệu hạt giống để
bảo quản và tỷ lệ phải mua hoặc trao đổi. Sức ép vẫn gia tăng đối với nông dân là
những người đang lưu gữ một khối lượng đáng kể đa dạng di truyền các giống cây
trồng địa phương. Sức ép đó bao gồm sự gia tăng dân số, đói nghèo, thoái hóa đất, môi
trường thay đổi và nhập nội các giống hiện tại là những yếu tố gây xói mòn tài nguyên
cây trồng[5].
Qua việc thực hiện điền dã, trao đổi với nông dân trên đồng ruộng tại điểm
nghiên cứu cho thấy, chính do đặc điểm đất đai của vùng là đất cát xám bạc màu,
nghèo dinh dưỡng, cộng với thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán vào mùa hạ nên
nông dân buộc phải giảm diện tích trồng môn xuống mức phù hợp với nhu cầu về
nguồn thu từ củ, là để làm thức ăn cho hộ và cho chăn nuôi.
Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo
tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng
thái tự nhiên của chúng. Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép loài tiếp
tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử
14
Môi trường tự
nhiên

Yếu tố văn
hóa
Kinh tế xã hội
Môi trường
do con người
quản lý
Quản
lý đa
dạng
cây
trồng
Giao lưu
nguồn gen
Họ hàng
hoang dã
Đặc tính
được nông
dân ưa
chuộng
Cấu trúc
quần thể
Đa dạng
cây trồng
dụng các loài, mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý. Có nghĩa là công tác bảo
tồn cây trồng phải gắn liền với địa bàn phân bố tự nhiên của cây trồng đó. Vì cây trồng
đó chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân tại vùng mà
cây trồng đó tồn tại[16].
2.3.4. Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp hiện nay.
Bảo tồn đa dạng sinh học cây trồng nông nghiệp là duy trì các quần thể loài cây
trồng đang tồn tại và phát triển. Công việc này có thể được tiến hành bên trong (in-

situ) hoặc bên ngoài(ex-situ, in-vitro) nơi sống tự nhiên của các loài đó.
Hiện nay, có một số chương trình quản lý tổng hợp đã bắt đầu liên kết các hướng
tiếp cận cơ bản khác nhau, đó như là một phương thức bảo tồn đã được các quốc gia
và các tổ chức bảo tồn áp dụng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
− Bảo tồn ngoại vi cây trồng (Bảo tồn Ex situ):
+ Khái niệm bảo tồn Ex-situ:
 Theo CBD: Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên
ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng.
 Theo GBA: Là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại
bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. Các quần thể
đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác hoặc nuôi giữ. Thực
vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ sưu tập mô; các kỹ thuật
tương tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phôi, trứng, tinh trùng), nhưng
khó giải quyết hơn nhiều.
Trong mọi trường hợp, bảo tồn ex-situ hiện tại rõ ràng chỉ khả thi đối với một tỷ
lệ sinh vật nhỏ, với mức độ tồn tại của loài đó đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng.
Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với phần lớn các loài động vật, và mặc dù
theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với một tỷ lệ lớn các loài
thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất.
Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói mòn
di truyền và do xác suất lai cận huyết cao .
+ Đặc điểm của phương pháp bảo tồn ngoại vi:
 Hình thức lưu giữ: Lưu giữ nguồn gen trên đồng ruộng thí nghiệm, trong chậu
vại, nhà lưới.
15
 Đối tượng: Các loài cây trồng sinh sản vô tính và cây lưu niên có hạt giống khó
tính như hạt giống cây recalcitrant, hạt cây gió bầu,
 Ưu điểm:
 Bảo quản được lượng lớn các nguồn gen (Tập đoàn cơ bản).
 Kết hợp đánh giá mô tả, theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều

kiện sinh thái bất lợi đối với nguồn gen và các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây
trồng.
 Làm giảm nguy cơ xói mòn nguồn gen trong tự nhiên.
 Nhược điểm:
 Chi phí tốn kém .
 Hạn chế sự tiến hoá tự nhiên của nguồn gen .
 Nguy cơ xói mòn nguồn gen trong quá trình bảo quản do sâu bệnh và các điều
kiện sinh thái bất lợi.
− Bảo tồn nội vi/tại chỗ (Bảo tồn In situ):
Khái niệm bảo tồn nội vi: Bảo tồn nội vi là duy trì các quần thể loài trong môi
trường tự nhiên của chúng. Đối với cây nông nghiệp, bảo tồn nội vi cây là việc duy trì
những ưu thế và các đặc tính vốn có của cây nông nghiệp tại đồng ruộng.
 Theo CBD: Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi
cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều
kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và
canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây
trồng đó hình thành nên đặc tính của mình.
 Theo GBA: Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ
sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự
nhiên.
Bảo tồn in-situ quan tâm đến việc duy trì các quần thể các loài trong điều kện môi
trường sống nơi xuất xứ của chúng.
Ví dụ như cộng đồng các loài hoang dại hoặc trên đồng ruộng của nông dân như
một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái nông nghiệp(Brush, 1995; Bellon et al, 1997).
Bảo tồn các loài cây trồng bao gồm bảo tồn tại nông trại các giống địa phương cổ
truyền kết hợp với nhân giống tích cực bởi nông dân. Mục tiêu của bảo tồn in-situ là
16
động viên nông dân tuyển chọn và bảo tồn đa dạng sinh học các loại cây trồng vì lợi
ích nhân loại.[5].
 Ưu điểm:

 Bảo đảm được quá trình tiến hoá tự nhiên của nguồn gen
 Hiệu quả khai thác sử dụng cao.
 Nhược điểm:
 Chỉ áp dụng được đối với các nguồn gen đang có lợi ích cộng đồng.
 Đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao năng lực và ý thức của cộng đồng[16].
− Yêu cầu của công tác bảo tồn nội vi cây trồng nông nghiệp:
Bảo tồn nội vi cây trồng cần có sự tham gia của các nhóm điều hành, nông dân,
các tổ chức phi chính phủ (NGO và NGOs), các nhà môi trường, các nhà di truyền
học. Vì nguồn tài nguyên di truyền cây trồng bản địa được nông dân truyền từ đời này
sang đời khác và được họ chọn lọc theo nhiều cách khác nhau. Quyết định của nông
đân khi chọn lựa một loại cây trồng phụ thuộc nhiều yếu tố như môi trường, sinh học
và xã hội. Cộng đồng nông dân và và người sử dụng là bộ phận chính trong quá trình
bảo tồn hiệu quả tài nguyên cây trồng. Chính vì vậy, đặc biệt cần có sự tham gia của
các cơ quan chính quyền địa phương trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành
các công tác bảo tồn các nguồn gen cây trồng bản địa.
Chính vì vậy hiện nay chúng ta cần xác định rõ các đối tượng cây trồng nào,
trong tình trạng như thế nào, và điều kiện vật chất kỹ thuật để đưa ra các phương pháp
bảo tồn cây trồng hợp lý:
+ Đối với cây hàng năm:
 Bảo tồn Ex-situ nếu NHG đồng ruộng không phải tại nơi xuất xứ của loài cây
cần bảo tồn.
 In-situ nếu NHG đồng ruộng tại nơi xuất xứ của loài cây cần bảo tồn.
+ Đối với cây lưu niên:
 Tạo lập các vườn bảo tồn quỹ gen cây lưu niên tại các cơ quan nghiên cứu
khoa học hoặc các địa phương.
 Bảo tồn In-situ tại vườn gia đình[16].
2.4. Vai trò của cây khoai môn trong đời sống của nông hộ:
2.4.1. Vai trò cung cấp lương thực cho con người:
17
Khoai môn cung cấp thức ăn cho con người và các loài động vật thông qua củ,

lá, bẹ của chúng. Với các loài môn không ngứa con người có thể sử dụng toàn bộ các
sản phẩm bẹ, lá, củ của chúng để làm thức ăn. Các giống môn như Môn Sọ tía, khoai
Sọ dọc xanh, khoai sọ Tam Đảo, khoai Sọ Hòa Bình, khoai môn Chấm, Môn sáp
vàng, được nông dân trồng để cung cấp thêm lương thực cho nông hộ khi thiếu
lương thực và để làm các món ăn đặc sản như nấu Lagu, nấu canh, có giá trị dinh
dưỡng cao. Các sản phẩm bẹ lá của các giống môn như Phước mọng ở Đà Bắc, Hòa
Bình được dùng để nấu canh mẻ dọc mùng. Khoai môn Bạc hà được dùng để nấu các
món đặc sản như bún sườn, bún mọc, lẩu cá,
2.4.2. Khoai môn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi:
− Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: Từ xưa đến nay, cây khoai môn cùng một
số loài cây như chuối, khoai lang là các loại cây trồng được nông dân trồng để cung
cấp thức ăn cho chăn nuôi. Cây khoai môn có thể cung cấp thức ăn cho chăn nuôi dưới
hai dạng thức ăn.
 Thức ăn xanh: Các sản phẩm lá, bẹ lá của hầu hết các giống môn đều được
dùng để cung cấp thức ăn xanh cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các
sản phẩm này có thể được chế biến bằng nhiệt hay để sống cho lợn ăn.
Ngoài giá trị dinh dưỡng đem lại cho lợn thì một số giống môn khi cho lọn
ăn lại có tác dụng phòng chống đầy hơi, giun sán cho lợn[6].
 Thức ăn tinh: Tỷ lệ tinh bột rất cao trong củ khoai môn nên trước đây khi
đời sống kinh tế đất nước ta còn khó khăn, đa số củ khoai môn thu hoạch
được đều được nông dân dùng để bán hoặc ăn. Nhưng khi sản phẩm thu
được quá nhiều, dư thừa thì củ khoai môn còn được dùng cho chăn nuôi
lợn[6].
2.4.3. Khoai môn có tác dụng làm thuốc:
Một số loài môn được dùng trong các vị thuốc dân gian, có tác dụng chữa một số
bệnh như cây Bon hom là cây khoai môn họ Ráy, củ của chúng được dùng để chữa
đau đầu. Cây Ráy tía sắt mỏng, phơi khô, rang vàng, hạ thổ, ngâm với rượu uống có
thể chữa bệnh đau lưng, đau cột sống. Một số cây họ Ráy còn được dùng dể chữa các
bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào,
2.4.4. Giá trị kinh tế của cây khoai môn:

18
Hầu như, từ trước đến nay các giống môn được trồng chỉ với mục đích tận dụng
các sản phẩm của chúng cho chăn nuôi và một phần đển cung cấp lương thực cho con
người. Nhưng, khi đời sống kinh tế nông hộ được nâng lên, sự thiếu hụt lương thực
không còn là vấn đề lo ngại của các nông hộ nữa thì việc nông dân trồng khoai môn
ngoài mục đích lấy các sản phẩm của cây khoai môn cho chăn nuôi, còn nhằm mục
đích trao đổi buôn bán trên thị trường.
Tại Việt Nam, đã có một số vùng nông dân đã bắt đầu trồng các giống môn đặc
sản địa phương trên diện tích lớn để bán cho các nhà máy bánh kẹo, bán xuất khẩu
sang Trung Quốc và cho tiêu thụ một lượng lớn tại thị trường trong nước. Ước tính
hiện nay ở vùng miền Bắc năng suất khoai môn có thể đạt 35 tấn củ/ha, giá bán bình
quân 2000-3000 đồng/ kg củ, có thể cho thu nhập từ 75 triệu đồng trở lên. Với tổng chi
phí 15 triệu đồng/ ha thì nông dân vẫn có lãi trên 60 triệu đồng. Với lợi nhuận cao như
vậy cho đến nay một số xã như xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã thu
hút hơn 200 hộ trồng Khoai môn, với diện tích gần 200 ha[16].
2.5. Các nghiên cứu và hoạt động bảo tồn nội vi cây trồng trên thế giới và ở Việt
Nam:
2.5.1. Thực tiễn trên thế giới:
− Sự ra đời của phương pháp bảo tồn in-situ:
Trong cuối thập kỷ 20, các nhà khoa học nông nghiệp đã đối phó với nguy cơ xói
mòn di truyền bằng cách thiết lập một mạng lưới toàn cầu cácngân hàng gen và vườn
thực vật để bảo tồn các ex-situ các vật liệu di truyền trong ngân hàng gen(Bornner,
1991). Trong khi đây là phương pháp chính để ngăn chặn sự suy thoái đa dạng di
truyền nguồn gen cây có hạt thì những phương tiện bảo quản lại không đủ hiện đại để
bao trùm tất cả mọi đa dạng các loài cây có lợi ích kinh tế. Ngoài ra chúng không có
khả năng bảo tồn và duy trì, phát triển các loài giống cây trồng bản địa. Chúng cũng
không thể đảm bảo sự tiếp cận và sử dụng của nông dân đối với nguồn tài nguyên này.
− Các tổ chức họat động trong lĩnh vực bảo tồn trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay có các tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo tồn tài
nguyên di truyền cây trồng nông nghiệp như sau:

 Viện tài nguyên đi truyền thực vật quốc tế(IPGRI).
19
 Viện nghiên cứu lúa quốc tế(IRRI) ở Philipin.
 Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á(AVDRC).
 Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới (CIAT).
 Tổ chức nông lương thế giới(FAO).
 Viện tài nguyên sinh vật nông nghiệp quốc gia Nhật Bản(NIAR).
 Tổ chức phi chính phủ Ý(CIC).
2.5.2. Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn của bảo tồn cây trồng trên đồng ruộng
tại Việt nam trong những năm gần đây:
Năm 1985 Chiến lược Bảo tồn Quốc gia của Việt Nam (NCS) đã được ban hành -
một chiến lược đầu tiên được xây dựng ở một nước đang phát triển. NCS được Nhà
nước và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
NCS là tiền thân của Kế hoạch Quốc gia về Môi trường và Phát triển Bền vững
1991 - 2000 (NPESD). Do Uỷ ban Khoa học Nhà nước xây dựng, NPESD đã tổng hợp
tất cả những khuyến nghị của NCS và TFAP cũng như một số vấn đề môi trường rộng
lớn.NPESD nhấn mạnh nhu cầu cần có một bộ luật rõ ràng về môi trường, đề ra các
chính sách nhà nước về bảo tồn và lập danh sách và thứ tự ưu tiên của các khu vực
hoạt động. Việc xây dựng Luật môi trường (thông qua năm 1994) là hoạt động cơ bản
của Uỷ ban Khoa học Nhà nước (đơn vị này đã được Quốc hội quyết định đổi thành
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 1992). Năm 1993, Việt Nam ký Công
ước về Đa dạng Sinh học, cam kết hỗ trợ phong trào thế giới về bảo tồn. Công ước vừa
được phê chuẩn vào tháng 10/1994, và theo tinh thần đó ngày nay Việt Nam phải và
đang hành động. Việc xây dựng Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học vì thế rất
thuận lợi .
Năm 1995, dự án Tăng cường cơ sở khoa học bảo tồn đa dạng sinh học nông
nghiệp trên đồng ruộng tại Việt Nam được khởi động, có sự tham gia cảu rất nhiều cơ
quan, tổ chức của nhà nước và tổ chức phi chính phủ. Trong đó, trung tâm tài nguyên
di truyền thực vật thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là tổ chức đi
đầu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học cây trồng nông nghiệp ở nước ta[8].

Trong những năm qua, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn nội vi cây trồng
nông nghiệp đã xúc tiến nghiên cứu bảo tồn các giống cây trồng bản địa trên khắp các
tỉnh trong cả nước với 3 vùng sinh thái khác nhau.
20
 Vùng sinh thái đồi núi: phía Bắc, đại diện là tỉnh Hòa Bình
 Vùng sinh thái trung du: huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
 Vùng sinh thái đồng bằng: phía Bắc, đại diện là tỉnh Nam Định; miền Trung
là huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; phía nam là huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh.
Các nghiên cứu bảo tồn của chương trình đã tập trung nghiên cứu trên các giống
lúa địa phương, khoai môn sọ, công tác giới trong bảo tồn các giống khoai môn sọ, lúa
địa phương, thị trường lúa gạo,
Tại vùng sinh thái đất cát ven biển miền trung, các chuyên gia đã chọn tỉnh Thừa
Thiên Huế làm điểm nghiên cứu, với các nghiên cứu về đa dạng hệ thống cây trồng.
Kết quả cho thấy, việc bảo tồn các giống cây trồng bản địa như các giống lúa địa
phương ngoài hiệu quả về mặt lưu giữ các nguồn gen quý còn đem lại hiệu quả về mặt
kinh tế khi chi phí sản xuất thấp hơn 2 lần so với trồng các giống lúa mới, hiệu quả về
mặt môi trường khi trồng giống lúa địa phương là giảm lượng phân hóa học, không
dùng thuốc BVTV[9].
Các nghiên cứu trên chỉ mới tập trung vào mô tả đặc điểm sinh vật học hay đặc
điểm sản xuất của các cây trồng chính và quan trọng trong thu nhập của nông hộ.
Trong khi đó, các nghiên cứu về cây khoai môn chỉ mới tập trung vào mô tả đặc điểm
sinh vật học và quy mô phân bố của các giống Khoai môn sọ [10]. Và cây có củ trong
đó có cây khoai môn chưa có trong mục ưu tiên bảo tồn quỹ gen, nguồn gen cây lấy củ
cũng chưa được sử đụng nhiều trong công tác chọn tạo giống. Nhiều loại cây trồng có
củ như khoai môn, sắn dây, củ từ, củ mỡ, có khả năng chịu hạn, bảo vệ và cải tạo
đất[11].
Kết quả nghiên cứu về đa dạng giống cây trồng tại thôn Lương Viện, xã Phú Đa,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy. Cơ cấu cây trồng tại địa phương rất
đa dạng, trong đó có cây khoai môn. Cây Khoai môn rất phù hợp với vùng đất cát, nó

đóng vai trò rất quan trọng đối với chăn nuôi lợn của nông hộ, được bà con ưa
chuộng.Tuy diện tích cây Khoai môn không nhiều, song cây môn đóng vai trò khá
quan trọng đối với kinh tế hộ. Và một số giống môn như môn Sáp vàng, môn Quảng,
có nguy cơ bị mất dần.[12].
21
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ trồng khoai môn tại hai thôn Lương Viện,
xã Phú Đa, huyện Phú Vang và thôn Hạ Lạc, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
− Nội dung: tập trung về vấn đề vai trò của cây khoai môn với duy trì và phát
triển sinh kế của cộng đồng người nghèo, không nghèo.
− Không gian: Giới hạn trong phạm vi của vùng sinh thái đất cát ven biển, điển
hình ở hai thôn Lương Viện, xã Phú Đa, huyện Phú Vang và thôn Hạ Lạc, xã Quảng
Lợi, huyện Quảng Điền.
− Thời gian: thông tin thu thập trong giới hạn từ năm 1999-2006.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Chọn điểm, chọn hộ:
− Chọn điểm:
Thừa thiên Huế là một tỉnh nằm ở trung tâm của đất nước có đủ các đặc điểm tự
nhiên của cả các vùng sinh thái đồi núi, trung du và đồng bằng ven biển. Trong đó,
đồng bằng ven biển của tỉnh có trên 48.400 ha đất cát, đất cồn cát là 8.392 ha và cát
biển là 40.016 ha. Đây là vùng có hệ thống cây trồng khá phong phú, có tồn tại nhiều
loại cây trồng quý hiếm; có khả năg chống chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt
của vùng
− Số hộ đã phỏng vấn:
Bảng 1: Số hộ điều tra ở hai xã Phú Đa và Quảng Lợi.
Loại hộ

Địa điểm
Hộ khá Hộ trung
bình
Hộ nghèo Chung
Phú Đa 5 10 15 30
Quảng Lợi 5 5 5 15
− Phương pháp chọn hộ: Chọn theo phương pháp là chọn ngẫu nhiên phân tầng,
lựa chọn từng loại đối tượng có chủ định, với điều kiện chọn hộ là:
22
 Hộ sản xuất nông nghiệp có trồng khoai môn.
 Hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ trung bình hoặc hộ khá.
− Số hộ theo tiêu chí xóa đói giảm nghèo:
Bảng 2: Số hộ điều tra phân loại theo tiêu chí xóa đói giảm nghèo.
Loại hộ Luôn nghèo Luôn không
nghèo
Thoát nghèo Rơi vào
nghèo
Số hộ điều tra 13 8 21 3
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin:
− Dữ liệu cần thu thập:
+ Thông tin thứ cấp: số liệu thống kê, báo cáo hàng năm của UBND huyện, xã, báo
cáo hàng năm của các tổ chức ở Việt Nam, luận văn và các đề tài, sách báo có
liên qua đến nội dung đề tài.
+ Thông tin sơ cấp: Số liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn nông hộ, quan sát thực
địa.
− Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp PRA được với các công cụ
sau:
• Phỏng vấn hộ: Phương pháp phỏng vấn hộ được sử dụng là phương pháp phỏng
vấn bán cấu trúc, sử dụng công cụ bảng phỏng vấn hộ để thu thập thông tin về
sinh kế của các hộ, tình hình canh tác cây khoai môn, tình hình sử dụng các sản

phẩm từ cây khoai môn của các hộ và tình hình chăn nuôi của hộ.
• Quan sát thực địa: thực hiện điền dã quan sát trao đổi với nông dân ngoài đồng
ruộng.thu thập thông tin về các giống môn, phương thức canh tác, thời vụ trồng,
các nguyên nhân nông dân trồng và không trồng khoai môn và các khó khăn khi
duy trì cây khoai môn trên đồng ruộng[13].
Phương pháp đánh giá sinh kế có sự tham gia của người dân: sử dụng
khung phân tích sinh kế bền vững PLA.(SL).
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, với các hàm thống
kê.\
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình kinh tế xã hội của vùng đất cát Phú Đa và Quảng Lợi:
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở khu vực bắc miền trung của Việt Nam, tại đây
có hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là hệ đầm phá nước lợ được đánh giá là
rộng nhất khu vực Châu Á và trên thế giới. Tại đây do đặc điểm sinh thái nằm trong
vùng sinh thái đất cát ven biển nên tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 48.400 ha đất cát,
trong đó đất cồn cát là 8.392 ha đất cát ven biển là 40.016 ha. Hệ đầm phá Tam Giang
nằm dọc theo trục bắc nam của tỉnh kéo dài qua nhiều huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế
như huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.
Xã Phú Đa thuộc huyện Phú Vang và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế có đặc điểm sinh thái đặc trưng của vùng đất cát ven phá Tam
Giang, tại đây hệ thống cây trồng vật nuôi rất đa dạng, có nhiều giống cây trồng địa
phương vẫn được trồng ở hai xã Phú Đa và Quảng Lợi.
Qua điều tra thu thập số liệu thứ cấp chúng tôi có các thông tin chung về hai xã
Phú Đa và Quảng Lợi, được thể hiện ở bảng 3 dưới đây.
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Đa năm 2006.
Chỉ tiêu
ĐVT Phú Đa Quảng

Lợi
Tổng số hộ Hộ 1.567 1.628
Tổng số nhân khẩu Khẩu 10.206 7.585
Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,5 4,7
Tổng lao động chính LĐ động 5,7 4,8
Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 3,65 2,9
Cơ cấu lao động theo ngành % 100 100
− Nông nghiệp
% 79,3 77
− Công thương nghiệp-DV
% 17,2 6
− Ngư nghiệp
% 3,5 17
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 của xã Phú Đa và Quảng Lợi.
4.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội của xã Phú Đa:
24
− Đặc điểm tự nhiên:
Xã Phú Đa là một xã bãi ngang thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế,
nằm sát phá Tam Giang, thuộc hệ đầm Phá Tam Giang-Cầu Hai. Có đặc điểm sinh thái
thuộc vùng cát ven biển, có diện tích toàn xã là ha, trong đó diện tích đất sản xuất
nông nghiệp là 1037,3 ha, chiếm 32,04% diện tích đất toàn xã. Do được thiên nhiên ưu
đãi về tài nguyên mặt nước ven phá Tam Giang và nguồn tài nguyên nước mặt sông hồ
nên xã Phú Đa có diện tích nuôi trồng thủy sản khá cao, khoảng 117,7 ha[14].
Trong đó, có 61,2 ha nuôi tôm sú chiếm 48 % diện tích nuôi trồng thủy sản, diện
tích nuôi cá nước ngọt là 56,5 ha chiếm 52% diện tích. Do tình hình dịch bệnh thủy
sản diễn biến phức tạp nên các hộ nuôi tôm sú của xã nói riêng và của cả huyện nói
chung đều gặp khó khăn khi diện tích tôm nuôi chết quá lớn, gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các hộ nuôi tôm. Nhưng, sản lượng tôm nuôi toàn xã cũng đạt 60,7 tấn, đạt
75,6% theo kế hoạch của xã, tăng 14 tấn so với năm 2005. Chính vì nguyên nhân trên
mà ở xã Phú Đa có một số hộ bị nghèo đi sau mỗi vụ nuôi tôm thất bại[14].

Thời tiết, khí hậu của xã Phú Đa có đặc điểm của thời tiết khí hậu gió mùa ở bắc
miền trung của Việt Nam. Hàng năm, khí hậu của xã cũng được chia ra thành 2 mùa,
mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến
tháng 8. Vào mùa nắng, do đặc điểm địa hình, đất đai của xã Phú Đa là đất cát, lại nằm
sát phá Tam Giang nên thường xuyên bị hạn hán, gây ra hiện tượng nhiễm phèn các
chân ruộng nằm sát mặt nước phá. Vào mùa mưa, do đặc điểm vào mùa mưa của miền
Trung là mưa nhiều, mưa kéo dài cộng với địa hình của miền trung cao và dốc ngắn
nên thường xuyên gây ra lũ lụt, ngập úng. Điều này là một bất lợi lớn cho bà con nông
dân của xã nói chung và của cả vùng nói riêng. Chính vì thế, hàng năm nhân dân xã
Phú Đa chỉ canh tác được 57,25 ha Lúa 2 vụ tại cánh đồng Bàu(Vũng), còn lại chỉ
canh tác được 480 ha lúa 01 vụ tại cánh đồng Lương Viện và Tằm Mã đỏ và Tằm Hà
trung.
− Đặc điểm dân cư và lao động:
Theo bảng 3 ta thấy.
Xã Phú Đa là một xã tương đối nghèo so với các xã lân cận nên tình dân số và lao
động của xã Phú Đa cũng đặc trưng cho một vùng nông thôn ven biển của Việt Nam.
Đến cuối năm 2006, dân số toàn xã Phú Đa là 10.206 người, với 1.567 hộ, trong đó có
25

×