Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.74 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐINH MINH LUÂN
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
























CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước
ta đang trên đà phát triển. Có nhiều chình sách của Nhà nước về khuyến khích
phát triển kinh tế không ngừng được cải thiện nên ngày càng nhiều doanh
nghiệp được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
ngày càng tăng lên. Do đó, tín dụng ngân hàng là hết sức quan trọng nhằm đáp
ứng kịp thời vốn đầu tư cho cá nhân và tổ chức. Bên cạnh các ngân hàng quốc
doanh thì ngân hàng thương mại cổ phần cũng đẩy mạnh công tác tiếp thị,
cạnh tranh gay gắt thông qua chính sách khác hàng thông thoáng hơn, giảm
phí, thủ tục đơn giản Ngoài các mục tiêu thu hút khác hàng, khuyến khích
khách hàng cũ nâng nhu cầu vượt bật, còn là tìm kiếm lợi nhuận trong thời
gian nhanh nhất, quan trọng hơn đó cũng là biện pháp giải quyết tình trạng ứ
đọng nguồn vuốn. Ngày nay, trong mọi hoạt động sản xuất hay kinh doanh, rủi
ro được xem là một hiện tượng tất yếu. May mắn là cái mà mọi người đều
mong muốn đạt được, đi kèm theo may mắn luôn là sự phồn vinh, phát triển
mạnh mẽ của nước nhà. Ngược lại, rủi ro là cái mà mọi người không mong
muốn vấp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một khi rủi ro xảy ra, ở
nhiều cấp độ khác nhau, rủi ro có thể gây ra mọi sự đảo lộn và nếu ở cấp độ
nặng hơn thì nó sẽ mang đến thảm họa cho nền kinh tế nếu ta không kịp thời
phát hiện và tìm cách khắc phục nó. Khi rủi ro xảy ra thì những ảnh hưởng của
nó thường dẫn đến những hậu quả khó lường. Nó luôn là đầu mối của mọi tổn
thất về kinh tế xã hội
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường là hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội
đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, gây nên những xáo động
bất ngờ và làm cho hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng.
Do vậy, trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải đối đầu với hàng loạt các
rủi

ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản… Trong
các loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn liền với hoạt
động của ngân hàng vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là đầu tư tín dụng
3
cho vay. Cho nên khi rủi ro xảy ra nếu ở mức độ thấp sẽ ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng; còn xảy ra ở mức độ cao
sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng có thể bị phá sản.
Trong những năm gần đây Sacombank nổi lên như một ngân hàng
thương mại lớn nhất Việt Nam, với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ, đa
năng, hiện đại tốt nhất Việt Nam nên Sacombank cung cấp vốn đáp ứng kịp
thời cho cá nhân, tổ chức hỗ trợ vốn cho việc đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới
công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt dộng sản xuất kinh doanh,
phục vụ tốt hơn cho đời sống người dân. Do đó, công tác tín dụng là công tác
quan trọng mang lại lợi nhuận cao nhất và cũng gặp phải nhiều rủi ro nhất.
Chính vì vậy cần có những giải pháp thích ứng, phù hợp trong việc đầu tư có
lợi và hạn chế rủi ro cho các chủ thể tham gia, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của các bên. Nhận định được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này,
chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình nợ xấu, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro, Từ
những nguyên nhân đó có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn
chế được rủi ro trong việc cho vay, giúp ngân hàng đứng vững trong nền kinh
tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt., phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Phân tích tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng
-Đánh giá rủi ro tín dụng thông qua một số chỉ tiêu
-Phân tích các nguyên nhân ảnh hưỏng đến rủi ro tín dụng
-Đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tại ngân hàng Sacombank. Do giới hạn về
thời gian va kiến thức hiện có còn hạn chế nên đề tài này chỉ nghiên cứu ở
phạm vi nhất định chỉ lấy số liệu phản ánh về tình hình rủi ro tín dụng những
vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng tại Sacombank qua 3 năm 2011-2013 và
định hướng phát triển ngân hàng trong năm 2013.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về rủi ro
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và 18/2007/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà Nước. Rủi ro là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, những
biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan và
thường dẫn đến thiệt hại hoặc thua lỗ.
2.1.2 Phân loại rủi ro
2.1.2.1 Rủi ro lãi suất
Là rủi ro gắn liền với sự biến động của lãi suất trên thị trường. Lãi suất
của ngân hàng khác với lãi suất của thị trường gây bất lợi cho ngân hàng.
2.1.2.2 Rủi ro hối đoái
Xảy ra do sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường. Sự thay đổi giá
cả của đồng ngoại tệ trong quá trình huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ làm
cho lợi nhuận của ngân hàng giảm.
2.1.2.3 Rủi ro thanh khoản
5
Là rủi ro ngân hàng mất khả năng chi trả do mất cân đối giữa nguồn
vốn và sử dụng vốn, khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được
giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
2.1.2.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro xảy ra khi cho vay mà ngân hàng thương mại không thu hồi

được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn. Do một hoặc
một nhóm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính đối với ngân
hàng.
2.1.3 Những quy định của ngân hàng nhà nước về rủi ro
2.1.3.1 Phân loại nợ
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và 18/2007/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà Nước nợ được phân làm 5 nhóm:
-Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn: Gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản
nợ quá hạn dưới 10 ngày
-Nhóm 2: nợ cần chú ý
+Các khoản nợ quá hạn từ 10- 90 ngày
+Các khoản nợ nhóm 1 được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
-Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn
+Các khoản nợ từ 91-180 ngày
+Các khoản nợ được ngân hàng miễn, giảm lãi vay một phần hoặc toàn bộ Giá
trị lãi trong hạn và/ hoặc quá hạn
-Nhóm 4: nợ nghi ngờ
+Các khoản nợ từ 181-360 ngày
+Các khoản nợ cơ cấu lần hai (không tính các lần cơ cấu nợ trước đó đã được
khách hàng khắc phục, đã được ngân hàng chuyển lại nhóm 1)
+Các khoản nợ cơ cấu lần 1quá hạn dưới 90 ngày.
-Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn
+Các khoản nợ cơ cấu lần 1quá hạn trên 90 ngày
+Nợ cơ cấu lần 2 quá hạn
+Các khoản nợ cơ cấu lần 3 (không tính các lần cơ cấu các khoản nợ trước đó
đã được khắc phục và đã được ngân hàng chuyển lại nhóm 1)
+Các khoản nợ quá hạn trên 360
+Nợ khoanh, nợ chờ xử lý theo cấp có thẩm quyền.
6
2.1.3.2 Dự phòng rủi ro tín dụng

Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao
gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
+Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại
nợ cụ thể các khoản nợ để dự phòng những tổn thất có thể xảy ra.
+Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho
những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự
phòng cụ thể và các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng do chất
lượng các khoản nợ suy giảm.
-Tỷ lệ dự phòng
+Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
+Nhóm 2-Nợ cần chú ý 5%
+Nhóm 3-Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
+Nhóm 4-Nợ nghi ngờ 50%
+Nhóm 5-Nợ có khả năng mất vốn 100%

2.1.4 Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng.
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = X 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu: là chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng. Phản
ánh số nợ (nợ thuộc nhóm 3,4,5 của nợ quá hạn) chưa thu hồi được trên tổng
số dư nợ.
2.2 TỶ LỆ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
Trích lập dự phòng rủi ro theo tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc
theo dự kiến tồn thất có thể xảy ra trong trường hợp các khoản nợ chưa đến
hạn thanh toán nhưng khách hàng là các tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá
7
sản hoặc đang làm các thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn đang bị các
cơ quan pháp luất truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết. Chi phí

dự phòng phát sinh được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
hợp nhất trong năm.
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán thì mức trích lập dự
phòng theo hướng dẫn của thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ tài chính ban
hành ngày 7 tháng 12 năm 2009 như sau:
Từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm 30%
Từ 1 năm đến dưới 2 năm 50%
Từ 2 năm đến dưới 3 năm 70%
Từ 3 năm trở lên 100%
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh; Định hướng hoạt động kinh doanh; Báo cáo tài chính hợp
nhất; Bảng cân đối kế toán Những tài liệu báo cáo có liên quan đến tín dụng.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu thập về được phân tích dựa trên một số phương pháp sau
đây: Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp so sánh tăng giảm về số
tuyệt đối và tương đối; Phương pháp tỷ số
8
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank thành lập ngày
21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế
Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại thành
phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và
thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm
1991 là 02 tỉ đồng và ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các quận vùng ven

TP.HCM. Sau 16 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam về tốc độ tăng trưởng với tỉ lệ hơn
50%/năm, về vốn điều lệ với 4.450 tỷ đồng và về mạng lưới hoạt động với 207
chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
Sacombank hiện có hệ thống công ty con hoạt động trong nhiều ngành
nghề khác nhau như: kiều hối (SacomRex), chứng khoán (Sacombank
Securities), cho thuê tài chính (SacombankLeasing), quản lý nợ và khai thác
tài sản (Sacombank – AMC). Ngoài ra vào năm 2003, Sacombank đã kết hợp
cùng Dragon Capital xúc tiến thành lập Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu
tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management, gọi tắt là VFM). Và tháng
07/2007, Sacombank đã góp vốn cổ phần với tỷ lệ 11% vào Công ty Cổ phần
Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (SacomInves).
Vào ngày 12/7/2006 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM,
Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán. Trong quá trình phát triển Sacombank đã để lại những
dấu ấn đáng ghi nhận. Trong năm 2007 Ngân hàng đã giành được những giải
thưởng danh tiếng trong nước và khu vực. Sacombank được vinh danh là
“Ngân hàng bán lẻ của năm 2007 tại Việt Nam” bởi Asian Banking and
Finance và “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” bởi Euromoney.
9
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK
Mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận và ngân
hàng thương mại cũng không ngoài mục tiêu đó. Do đó, lợi nhuận không
10
những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường ngày nay. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm
thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và mức độ rủi ro ở mức thấp nhất,
đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng

là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Giá trị % Giá trị
I. TỔNG THU NHẬP 6.511.021 6.853.352 7.061.307 342.331 5,26 207.955
1. Thu nhập từ lãi 5.575.581 6.166.143 6.556.329 590.562 10,6 390.186
Thu từ hoạt động tín dụng 5.379.940 5.855.493 6.104.312 475.553 8,84 248.819
Thu lãi tiền gửi TCTD 195.641 310.650 452.017 115.009 58,79 141.367
2. Thu nhập ngoài lãi 935.440 687.209 504.978 -248.231 -26,54 -173.231
11
Thu từ dịch vụ thanh toán và
quỹ 683.056 459.218 379.135 -223.838 -32,77 -80.083
Thu từ hoạt động bất thường 13.823 25.098 15.413 11.275 81,57 -9.685
Thu từ hoạt động khác 238.561 202.893 110.430 -35.668 -14,95 -92.463
II. TỔNG CHI PHÍ 3.770.791 5.522.087 4.640.659 1.751.296 46,44 -881.428
1. Chi trả lãi 2.715.800 3.951.240 3.364.819 1.235.440 45,49 -586.421
Chi lãi điều hòa vốn 2.186.574 2.986.953 2.243.166 800.379 36,60 -743.787
Chi lãi huy động 529.226 964.287 1.121.653 435.061 82,21 157.366
2. Chi phí ngoài lãi 1.054.991 1.570.847 1.275.840 515.856 48,90 -295.007
Dịch vụ thanh toán và quỹ 172.379 195.783 151.563 23.386 13,57 -44.220
Chi điều hành 693.583 979.547 825.980 285.964 41,23 -153.567
Chi hoạt động khác 101.495 213.392 199.235 111.897 110,21 -14.157
Nộp thuế và phí 87.534 182.125 99.062 94.951 108,06 -83.063
III. LÃI TRƯỚC THUẾ 2.740.230 1.367.851 2.960.648 -1.372.379 -50,08 1.592.797

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất)
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện qua ba nét
chính: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Sacombank trong những năm qua đã đạt được những thành công
nhất định trong việc bảo đảm nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động
do xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng lớn làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
chung của cả thế giới, Việt Nam là một nước đang phát triển và từng bước hội
nhập với nền kinh tế thới giới thì không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những
biến động đó, trong đó Ngân hàng Sacombank bị ảnh hưởng không nhỏ làm
cho hiệu quả hoạt động có nhiều biến động phức tạp.
Theo số liệu thì tổng thu nhập của Ngân hàng điều tăng qua các năm.
Trong cơ cấu tổng thu nhập thì thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng
đều qua các năm. Ngược lại thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng thấp nhất và
giảm đều qua cá năm, cụ thể 2011 thu nhập từ lãi của Sacombank là 5.575.581
12
triệu đồng đến năm 2012 thu nhập từ lãi là 6.166.143 triệu đồng, tăng lên
590.562 triệu đồng hay tăng 10,6% so với năm 2011. Đến năm 2013 thu nhập
từ lãi của Ngân hàng đạt 6.556.329 triệu đồng tăng 390.186 triệu đồng hay
tăng 6,33% so với năm 2012. Mức tăng trưởng của Sacombank như vậy là
tương đối tốt trong môi trường cạnh tranh. Thu nhập từ lãi của Sacombank
tăng hàng năm nguyên nhân là do Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều
khách hàng có uy tín, hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả bởi trong thu
nhập từ lãi của Ngân hàng thì thu nhập từ hoạt động tín dụng là khoản thu
chiếm tỷ trọng cao. Đối với thu nhập ngoài lãi của Sacombank năm 2011 là
935.440 triệu đồng đến năm 2012 thu nhập ngoài lãi là 687.209 giảm xuống
248.231 triệu đồng hay giảm đi 26,54%. Đến năm 2013 thu nhập ngoài lãi của
Ngân hàng là 504.987 triệu đồng giảm đi 173.231 triệu đồng hay giảm 25,2%.
Thu nhập ngoài lãi của Sacombank giảm hàng năm nguyên nhân là do thu
nhập từ dịch vụ thanh toán và quỹ giảm bởi trong thu nhập ngoài lãi của Ngân

hàng thì thu nhập thu nhập từ dịch vụ thanh toán và quỹ chiếm tỉ trong cao
trong số các thu nhập từ hoạt động bất thường và các hoạt động khác.
Tăng thu nhập bao giờ cũng đi đôi với tăng chi phí phải bỏ ra, bởi vì hoạt
động của ngân hàng cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, để tạo ra lợi
nhuận thì phải bỏ ra một khoản chi phí. Nhìn chung tổng chi phí của
Sacombank qua ba năm có xu hướng tăng. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng
chi phí qua các năm là do để chi trả lãi huy động tiền gửi và lãi vốn điều
chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, cải thiện hệ
thống, mở thêm nhiều phòng giao dịch, Bên cạnh đó, do mở rộng thị trường,
gia tăng các sản phẩm dịch vụ, trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân
lực, nộp thuế và các khoản chi phí khác nên làm cho chi phí ngoài lãi trong
tổng chi phí của Ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã có những
biện pháp như tìm hiểu trước khi thực hiện dự án, quản trị chi phí, không để
cho tình trạng tăng chi phí ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Sự gia
tăng chi phí chứng tỏ Ngân hàng vẫn không ngừng nổ lực phát huy và mở
rộng quy rộng hoạt động của Ngân hàng ngày một tốt hơn.
Lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiều hàng đầu của ngân hàng là một trong
những yếu tố quan trọng để quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải
tiến chiến lược khách hàng. Để đạt được mục tiêu đề ra, lợi nhuận khuyến
13
khích nhà quản lý mở rộng, cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các
dịch vụ. Năm 2011 là 2.740.230 triệu đồng sang năm 2012 giảm sút xuống còn
1.367.851 triệu đồng giảm rất lơn so với năm 2011 là 1.372.379 triệu đồng tức
giảm 50,08%. Đến 2013 lợi nhuận ngân hàng đạt mức 2.960.648 triệu đồng lợi
nhuận tăng thêm 1.592.797 triệu đồng tăng vượt trội tức là 116,45% nền kinh
tế dần được cãi thiện và phục hồi. Nguyên nhân là do lạm phát, do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó tốc độ tăng tổng chi phí của
ngân hàng khá cao do mở rộng thị trường, gia tăng các sản phẩm dịch vụ,
trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực, nộp thuế nên làm cho lợi
nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng và thay đổi nghiêm trọng nhưng Ngân hàng có

những kế hoạch, chính sách thay đổi phù hợp nhằm tăng doanh thu, giảm chi
phí dẫn đến sự thay đổi lợi nhuận của Ngân hàng được củng cố.
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ta
thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường
hiện nay nhằm để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những ngân hàng khác
thì Sacombank cần càng phải luôn đổi mới và đầu tư nhiều hơn nữa.
14
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
4.1 TÌNH HÌNH DƯ NỢ
Bảng 4.1: Tổng dư nợ qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị
Ngắn hạn 49.972.927
59.849.99
6 53.026.786 9.877.069 19,76 -6.823.210 -11,40
Trung và dài
hạn 30.556.560
36.484.44
3 57.539.013 5927883 19,40 21.054.570 57,71
Tổng 80.539.487
96.334.43
9 110.565.799 15.794.952 19,61 14.231.360 14,77
Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân
hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Thông qua các số
liệu thu thập từ ngân hàng ta tiến hành phân tích như sau:
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất)

Nhìn chung trong cơ cấu tổng dư nợ qua các năm có sự gia tăng mạnh.
Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và biến đổi không ổn định, cụ thể
năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 49.972.927 triệu đồng, đến năm 2012 dư nợ đạt
59.849.996 tăng 9.877.069 triệu đồng, tương ứng với 19,76% so với năm
2011. Đến năm 2013 tình hình dư nợ ngắn hạn có sự thay đổi giảm xuống
-6.823.210 triệu đồng tương ứng với 11,40% so với năm 2012. Nguyên nhân
phần lớn do nhu cầu vay vốn ngắn hạn cao nhằm bổ sung vốn thiếu hụt tạm
thời của các cá nhân tổ chức. Trong năm 2012 dư nợ ngắn hạn cao do nên kinh
tế phát triển không ổn định, ảnh hưởng bởi lạm phát, nhiều cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới nên kinh doanh của nhiều tổ chức, cá nhân không được khả thi
vì thế nợ chậm trả và nợ khó đòi tăng cao dẫn đến tình hình dư nợ cũng tăng
theo. Đến năm 2013 nền kinh tế bắt đầu lấy lại nhịp độ tăng trưởng, Ngân
15
hàng chú trọng thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nên việc kinh doanh của
Ngân hàng được cãi thiện và đạt hiệu quả cao. Dư nợ chính là nguồn thu lợi
nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên cùng với sự tăng cao về tình hình dư nợ thì
Ngân hàng cần quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt được mức
dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn thu hồi được nợ, hạn chế được rủi ro.
4.2 SO SÁNH NỢ XẤU CỦA 3 NGÂN HÀNG SACOMBANK, Á CHÂU
VÀ EXIMBANK
Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng để xin
gia hạn nợ. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ
xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một
ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ xấu chiếm một tỷ lệ
lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả.
Ngược lại, nợ xấu càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. Trong 5 nhóm nợ thì nợ xấu bao
gồm: Nhóm 3, Nhóm 4 và nhóm 5.
Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2011-2013 giúp ta so sánh và phản ánh

hiệu quả tín dụng cũng như hoạt động cho vay và thu hồi nợ của 3 Ngân hàng
Sacombank, Á Châu và Eximbank
16
Bảng 4.2: Nợ xấu qua 3 năm của Sacombank, Á Châu, Eximbank
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Sacombank Á Châu Eximbank
2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013
Nợ xấu 463.176 1.973.074 1.609.953 873.516 2.526.117 3.204.318 1.202.977 987.624 1.652.208
Tổng dư nợ 80.539.487 96.334.439 110.565.799 101.897.633 101.832.103 106.178.937 74.663.330 74.922.289 83.354.235
Tỷ lệ 0,58 2,05
1,46
0,86 2,48 2,85 1,61 1,32 1.98
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất)
17
Cùng với sự tăng giảm về doanh số cho vay và dư nợ thì nợ xấu của
sacombank cũng tăng giảm qua các năm. Năm 2011 nợ xấu chỉ có 463.176
triệu đồng tương ứng với 0,58% tổng dư nợ, đến năm 2012 nợ xấu lên đến
1.973.074 triệu đồng tăng đột biến 1.509.898 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm
2,05% trong tổng dư nợ. Đến năm 2013 có sự giảm nhẹ, giảm 363.121 triệu
đồng, nợ xấu chỉ còn chiếm 1,46% trong tổng tỷ trọng dư nợ. Nguyên nhân
dẫn đến nợ xấu biến động rõ rệt cụ thể năm 2012 là do thiên tai, dịch bệnh
xuất hiện nhiều, nông dân không đủ tiền kịp thời để trả nợ đúng định kỳ cho
ngân hàng dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng. Đến năm 2013 nợ xấu được cán bộ
tín dụng quản lý chặt chẽ hơn, khi gần đến hạn cán bộ tín dụng thường xuyên
nhắc nhở khách hàng trả tiền đúng ngày. Tình hình nợ xấu được chú trọng
quan tâm và ngay càng thắt chặt hơn. Ngân hàng Á Châu năm 2011 tỷ lệ nợ
xấu 0,86%, qua năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh đạt mức 2,48%, đến năm
2013 có sự tăng trưởng nhẹ ở mức 2,85%. Đối với Ngân hàng Eximbank tỷ lệ
nợ xấu năm 2011 ở mức khá cao là 1,61%, năm 2012 giảm nhẹ xuống còn

1,32%, năm 2013 có sự tăng trưởng lại và đạt mức 1,98%. Qua kết quả tỷ lệ
nợ xấu của 3 Ngân hàng Sacombank, Á Châu và Eximbank cho ta thấy Ngân
hàng Sacombank kinh doanh có hiệu quả hơn, vấn đề nợ xấu được các cán bộ
tín dụng chú trọng, quản lý chặt chẽ hơn và ngày càng thắt chặt vì thế giúp
Ngân hàng ngày càng có uy tín trên thị trường và phát triển vững mạnh hơn.
4.3 TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
Dựa theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, 18/2007/QĐ-NHNN và
quyết định số 780/QĐ-NHNN theo đó Ngân hàng dự phòng trích lập dựa trên
kết quả phân loại nợ cho vay và các khoản nợ ngoại bảng. Dự phòng rủi ro tín
dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng. Dự
phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản có nhằm
phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra, là
một khoản chi phí phi tiền mặt được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở
hữu của ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự
phòng chung.
Bảng 4.3: trích lập dự phòng cho vay cá nhân theo thời gian
Đơn vị tính: triệu đồng
18
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %
1.Dự phòng
cụ thể 188.821 732.723 546.821 543.902 288,05 -185902 -25,37
2.Dự phòng
chung 624.119 832.202 891.164 208.083 33,34 58962 7,09
Tổng 812.940 1.564.925
1.437.98
5 751.985 92,50 -126940 -8,11
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất)

Tỷ lệ trích lập dự phòng có sự biến động qua 3 năm năm. Trong đó dự
phòng chung chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dự phòng và có sự tăng
đều. Cụ thể 2011 tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 624.119 triệu đồng, đến
năm 2012 tỷ lệ trích lập dự phòng chung lên đến 832.202 triệu đồng tăng thêm
208.083 triệu đồng tương ứng với 33,34%. Đến năm 2013 có sự tăng nhẹ, tăng
thêm 58.962 triệu đồng, tương đương tăng 7,09% so với năm 2012. Nguyên
nhân dự phòng ngày càng tăng cao là do biến động kinh tế thị trường, lạm
phát, ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nên làm cho các tổ chức kinh tế, cá
nhân cũng bị ảnh hưởng kinh doanh thua lỗ hoặc giảm sút dẫn đến chậm trả nợ
hoặc không có khả năng trả nợ kéo theo dư nợ quá hạn tăng cao. Mà trích lập
dự phòng dựa trên tổng dư nợ, do đó trích lập dự phòng cũng không ngừng
tăng lên
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
5.1 CẦN PHẢI HIỂU RÕ THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG TRƯỚC
KHI CHO VAY
Thông tin về khách hàng có thể được thu nhập thông qua các báo cáo
tài chính mà doanh nghiệp vay vốn thường xuyên phải cung cấp cho Ngân
hàng, hoặc thông qua các báo cáo kiểm toán, thông qua trung tâm thông tin tín
19
dụng hoặc cũng có thể thông qua quan hệ bạn hàng, qua hội nghị khách hàng,
… Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho
Ngân hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở
mức thấp nhất. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, Ngân hàng cần tiến
hành phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi quyết định cho vay.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư và
hạn chế rủi ro. Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng có hiệu quả, cần phân tích,
đánh giá khách hàng ở những nội dung sau:

-Đối với khách hàng cá nhân cần phải đánh giá về năng lực pháp lý của
khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật đồng
thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.
-Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế.
+Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh
đạo doanh nghiệp. Bởi lẽ vị trí của người lãnh đạo, người điều hành trong
doanh nghiệp một phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Có thể đánh giá trên một số khía cạnh như năng lực, trình độ chuyên
môn, uy tín,…và khả năng hoạch định các chính sách trong kinh doanh của
nhà lãnh đạo. Từ đó, Ngân hàng xác định được mức vốn đầu tư phù hợp cho
doanh nghiệp
+Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho Ngân
hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
+Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp để
có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra Ngân hàng cần phân tích thật kỹ lý do đề nghị vay vốn của
khách hàng, để nắm bắt được mục đích sử dụng vốn có phù hợp với mục đích
xin vay và có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh
nghiệp hay không, từ đó giúp Ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư đúng mục
đích, có hiệu quả.
5.2 CẦN PHẢI GIÁM SÁT VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY ĐÚNG
MÚC ĐÍCH CỦA KHÁCH HÀNG
20
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng như thỏa thuận
ban đầu không. Nếu không đúng có thể ngừng phát vay hoặc thu hồi nợ ngay
mà không cần phải chờ đến hạn.
Theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng để có thể nhắc nhở

khách hàng trả đúng hạn, hoặc phát hiện những vấn đề khác như khách hàng
không muốn trả nợ, hay có ý định bỏ trốn… Từ đó có hướng giải quyết kịp
thời.
Theo dõi tình hình của tài sản bảo đảm như thế nào, có bị hao hụt giá trị
không, có bị tranh chấp, bị sang nhượng không…
Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và diễn biến thị
trường, khả năng cạnh tranh của khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa…
Để thực hiện việc theo dõi, giám sát ta có thể tiến hành như sau:
-Trước hết là phải thu thập thông tin: những tài liệu chứng minh quá
trình sử dụng vốn của khách hàng từ phía người vay và từ những đối tác làm
ăn của khách hàng, và từ những khách hàng quen biết. Để làm được điều này,
cán bộ tín dụng phải thiết lập những mối quan hệ tốt với khách hàng mà mình
đang chịu trách nhiệm quản lý, phải có kỹ năng giao tiếp tốt và nghệ thuật lấy
thông tin giỏi.
-Sau mỗi lần kiểm tra, cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích và thiết
lập báo cáo với trưởng phòng dịch vụ khách hàng và phòng quản lý tín dụng
những nhận xét về tình hình, khả năng và mức độ rủi ro của từng hồ sơ vay.
Đặc biệt là những món nợ lớn, những khoản vay bị quá hạn để các bên cùng
phối hợp giải quyết.
-Nếu trong quá trình kiểm tra, cán bộ tín dụng phát hiện những điều bất
thường xảy ra như khách hàng không cung cấp báo cáo tài chính hay các tài
liệu không đúng như trong hợp đồng đã cam kết; không trả vốn và lãi vay,
hoặc trả không đúng như trong hợp đồng tín dụng; làm hư hỏng, thay đổi tài
sản thế chấp; tình hình tài chính không ổn định… Khi đó cán bộ tín dụng có
trách nhiệm lập tờ trình với Ban Giám Đốc, các Trưởng phòng phụ trách để
xem xét và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như: ngừng giải ngân, thu hồi
vốn vay, gia hạn nợ, yêu cầu khách hàng cam kết trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm
21
hoặc biện pháp cuối cùng là khởi kiện nếu các biện pháp khác không có hiệu

lực với khách hàng.
-Khi xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo cần xem
xét kỹ mọi khía cạnh những vấn đề trước khi ra quyết định. Phải cương quyết
từ chối những khoản vay không đảm bảo những yếu tố cần thiết.
-Hồ sơ vay phải đầy đủ giấy tờ cần thiết như giấy đề nghị vay vốn,
phương án sản xuất kinh doanh, bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy
tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm,…và phải đúng thủ tục trình ký,
công chứng nhằm đảm bảo về mặt pháp lý yếu tố thực thi.
-Xác định lãi suất vay, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ sao cho phù hợp với
chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng tận dụng nguồn vốn của đối tượng đi
vay.
5.3 THEO DÕI NHỮNG BIẾN ĐỘNG BÊN NGOÀI CÓ THỂ LÀM ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NGÂN HÀNG
Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để
đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài
chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp việc xây dựng chính
sách tín dụng cho Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu thể hiện ở các mặt như: Sự
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, diễn biến của thị trường vốn, quan
hệ cung cầu vốn trên thị trường,…
5.4 MUA BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng
mà Ngân hàng không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, hư hỏng
công trình,…việc mua bảo hiểm tiền gửi sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác
hại của rủi ro, bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo
hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì
vậy công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để
phòng chống rủi ro khi cho vay.
5.5 HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
Việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng
thương mại bằng đồng Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động

kinh doanh của cả hệ thống Ngân hàng Sacombank Việt Nam. Trước hết, nó
phù hợp cơ chế lãi suất của các nước trong khu vực và tiến dần tới phù hợp
22
với thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang định hướng hội nhập nền kinh tế của
mình nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng, giảm dần sự can thiệp và
điều hành bằng các biện pháp hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào công
việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đồng thời giúp cho Ngân hàng chủ
động hơn trong việc quyết định lãi suất cho vay. Ngoài ra trong lĩnh vực tín
dụng thương mại, việc thực thi cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận sẽ gây
sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng. Do đó, để có thể đứng vững trên
thị trường, Ngân hàng buộc phải đưa ra những mức lãi suất cho vay khá hấp
dẫn để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần. Tuy nhiên việc thực hiện cơ
chế quản trị và điều hành lãi suất của mỗi Ngân hàng sẽ không hoàn toàn
giống nhau do tính đặc thù của từng hệ thống Ngân hàng.
-Cần thành lập một bộ phận chuyên theo dõi, nghiên cứu và đề xuất về
lãi suất. Chức năng này cũng có thể giao cho bộ phận quản lý vốn khả dụng.
Bộ phận này sẽ làm việc hằng ngày với giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách
để luôn có quyết sách kịp thời. Đồng thời coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nhân viên Ngân hàng, cán bộ quản lý vốn khả dụng.
-Việc quản trị và điều hành lãi suất của Ngân hàng phải đảm bảo tính
thống nhất trong toàn hệ thống. Lãi suất huy động vốn và cho vay được quy
định thống nhất và linh hoạt từng ngày trên cơ sở diễn biến vốn khả dụng, sự
thay đổi của thị trường tiền tệ, vận dụng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
công bố, dự đoán nhu cầu cho vay và khả năng thu hút tiền gửi của Ngân
hàng,…
-Giao cho giám đốc chi nhánh một phạm vi tự chủ nhất định trong một
biên độ cho phép, linh hoạt về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn với số lượng lớn,
tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Giám đốc chi nhánh có thể chủ động quyết
định lãi suất cho vay cụ thể đối với các khách hàng tốt nhất trong phạm vi hạn
mức tín dụng được quyền phán quyết.

-Ngân hàng còn phải tính đến lãi suất đầu ra, lãi suất đầu vào, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc và chiến lược khách hàng để có những quyết sách cụ thể
5.6 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRÌNH ĐỘ CHO CÁN BỘ TÍN DỤNG
-Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là
người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao
đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách
23
hàng là rất mật thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm
chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm chính và có trách nhiệm.
-Ngoài phẩm chất tốt, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ là những
yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và
giám sát, từ đó có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
-Không những cán bộ tín dụng tự trao dồi kiến thức và trao đổi học hỏi
kinh nghiệm, mà Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này
có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ
tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào
tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng
cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ nhân viên.
-Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời
những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen
thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt
hơn. Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng. Có như vậy công việc
mới được hoàn thành một cách tốt nhất.
-Bên cạnh đó có thể bố trí cán bộ tín dụng phụ trách chính theo từng
hình thức công việc như một người phụ trách chính về cho vay nông thôn,
hoặc cho vay sản xuất kinh doanh… như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm
định cũng như kiểm tra. Vì một người chuyên môn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ
được đặc tính của từng sản phẩm, khi đó công việc sẽ được tiến hành nhanh
chóng và chính xác hơn.
+Trước hết cần cũng cố kiến thức, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng để

hiểu biết và sử dụng tốt công cụ dẫn xuất tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro trong
kinh doanh tín dụng tại Việt Nam đồng thời cần nêu cao tinh thần trách nhiệm,
đạo đức nghề nghiệp trong từng thành viên của Ngân hàng, nhằm làm giảm
các nguy cơ rủi ro về đạo đức trong giao dịch dẫn xuất tín dụng nói riêng và
trong hoạt động tín dụng nói chung.
+Chỉ thực hiện giao dịch dẫn xuất tín dụng để bảo hiểm nhằm quản lý
rủi ro trong hoạt động tín dụng, không được lạm dụng, coi nó như một hướng
đầu tư để hạn chế rủi ro.
+Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động bán nợ, bảo hiểm rủi ro tín dụng, trích
lập dự phòng rủi ro,… nhằm đa dạng hoá các công cụ quản lý rủi ro.
24
+Tham gia, kiểm nghiệm và mở rộng các hoạt động quản lý rủi ro
thông qua dẫn xuất tín dụng trên các thị trường tài chính trong khu vực và
quốc tế làm kinh nghiệm thực hiện trên thị trường tài chính Việt Nam.
Các biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. Tuy nhiên khi
rủi ro thật sự xảy ra, ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó áp dụng những
giải pháp phù hợp.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hoạt động đầy cạnh tranh và với một áp lực ngày càng
cao từ những đối thủ không chỉ là những Ngân hàng trong nước mà cả với
những Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn rất nhiều về tài chính một
vấn đề đặt lên hàng đầu đối với Ngân hàng Sacombank, hiệu quả kinh tế đạt
được trong hoạt động kinh doanh trong khi đó làm thế nào để hạn chế rủi ro ở
mức thấp nhất. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi
hỏi Ngân hàng Sacombank không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những
khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính nghị lực của
mình Ngân hàng Sacombank đã vượt qua bao khó khăn về biến động của nền
kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác

trên cùng địa bàn và giữ một vay trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
hiện nay. Trong những năm qua Ngân hàng đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn
với tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu vốn của
25

×