1
THUỐC KHỬ HÀN
LỚP BS YHCT
2
* Định nghĩa
Tác dụng
Ôn trung, tán hàn
Ôn kinh tán hàn
Hồi dương cứu nghịch
Công dụng
Tỳ vị hư hàn
Thông kinh, giảm đau
Thận dương suy kiệt
Vong dương
3
* Phân loại:
- Ôn trung tán hàn
- Hồi dương cứu ngịch
4
THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
* Tác dụng:
Lấy lại phần dương khí bị suy giảm
Thoát dương = Vong dương
* Tính chất chung:
Đại nhiệt
Có độc
Vị cay, ngọt
Qui kinh Tâm, Thận, Tỳ
5
THUỐC ÔN TRUNG
Tác dụng:
- Làm ấm trung tiêu khi nội hàn quá thịnh (vận hóa tỳ vị giảm
sút -> tiêu chảy, đau bụng, phân sống)
- Trị phúc thống (đau bụng)
- Kiện tỳ, hành khí, tiêu ứ tích
Tính chất chung:
Vị cay, mùi thơm (tinh dầu), tính ấm
Qui kinh Tỳ, Vị
Gồm các loại quả, rễ (Sa nhân, Đại hồi, Xuyên tiêu, Thảo quả,
Địa liền…)
Lưu ý sử dụng:
Phối hợp thuốc bổ khí: Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo
Quả khi dùng cần giã dập
6
KIÊNG KỴ
-
Chân nhiệt giả hàn = Lý nhiệt biểu hàn (nhiệt cực hóa hàn,
dương hư sinh ngoại hàn)
-
Âm hư sinh nội nhiệt
-
Thiếu máu, ốm lâu ngày, tân dịch giảm sút
-
Thuốc tính ôn táo không dùng lâu sẽ gây táo nhiệt, tổn hao
tân dịch
7
TỪ KHÓA
Chân nhiệt giả hàn: bên trong là nhiệt nhưng giả hàn bên
ngoài như trong bệnh truyền nhiễm do nhiễm độc, sốt cao,
trụy mạch ngoại biên, tay chân lạnh, mạch vi (giả hàn), sờ lòng
bàn tay bàn chân nóng, khát nước (chân nhiệt)
Âm hư sinh nội nhiệt: Phần âm giảm sút, phần dương nổi trội,
biểu hiện ra mồ hôi trộm, ho khan, họng khô, khát, khó ngủ, gò
má đỏ, tiểu đêm
8
Trung tiêu: từ miệng trên dạ dày đến miệng dưới dạ dày,
nhiệm vụ chín nhừ thức ăn, chưng hóa tân dịch, tiếp thu tinh
khí của thủy cốc, hóa sinh ra khí. Trung tiêu bao gồm Tỳ, Vị
9
Vong dương là hiện tượng dương khí bị thoát mất do trúng
hàn tà quá mạnh ( nhiễm độc nặng, do dị ứng nặng, bệnh
nặng ở giai đoạn suy kiệt)
10
Tân dịch: là một thứ thể dịch của cơ thể, thứ trong là tân, thứ đục là
dịch. Tân dịch sinh ra từ tinh khí của đồ ăn uống theo khí của tam
tiêu phân bố đến cơ nhục, bì phu để nuôi dưỡng cho cơ nhục, tươi
nhuận cho da lông. Mồ hôi và nước tiểu đều là từ tân dịch mà hóa
sinh, thứ đi ra biểu là mồ hôi, thứ thấu xuống bàng quang là nước
tiểu
11
Tỳ: Tạng tỳ chủ về vận hóa
nước và thức ăn, thông huyết,
chủ cơ nhục và tứ chi, khai
khiếu ra miệng, vinh nhuận ở
môi
Vị: thức ăn thức uống từ miệng
vào, qua thực quản rồi vào vị nên
vị gọi là “đại thương” tức cái kho
lớn hoặc gọi là “bể của thủy
cốc”. Vị có công năng thu nhận
và tiêu hóa cơm nước. Vị chứa
đựng và làm nhừ nhuyễn thức ăn
đưa xuống tiểu trường
Tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau, đều
giúp cho sự vận hóa thức ăn nên gọi chung
là gốc của hậu thiên
12
Phế thuộc kim
Can thuộc mộc
Thận thuộc thủy
Tâm thuộc hỏa
Tỳ thuộc thổ
Kim được Thổ mới mạnh
Mộc được Thổ mới lớn
Thủy được Thổ mới bình
Hỏa được Thổ mới thành
Tỳ là căn bản của hậu thiên dinh dưỡng
Tỳ ghét thấp ưa ráo. Tuy nhiên “Tỳ thổ có nhuận thì mới hóa sinh vạn
vật” cho nên không dùng thuốc tân ôn táo nhiệt lâu ngày làm cho âm
huyết của tạng tỳ bị tiêu vong, hơn nữa còn làm cho đại tràng táo kết
13
THUỐC ÔN TRUNG
14
ĐINH HƯƠNG
Eugenia caryophyllata Thunb., Myrtaceae
BPD: Nụ hoa Đinh hương
MT: Nụ hoa giống như một cái đinh, gồm
một bộ phận hình trụ mang một khối hình
cầu. Bộ phận hình trụ là ống đế hoa , màu
nâu sẫm nhăn nheo, phía dưới có khi còn sót
một đoạn cuống ngắn, phía trên có lá đài
dầy, mập hình ba cạnh xếp chéo chữ thập.
Khối hình cầu gồm 4 cánh hoa chưa nở màu
nâu nhạt kết hợp xít nhau, bóc cánh hoa thấy
trong có nhiều nhị giữa có vòi nhụy.
15
TPHH: tinh dầu
Công dụng:
Trị đau bụng do hàn, sôi bụng, tiêu chảy
Chữa nất cụt, nôn ói
Chữa đau răng, đau lợi, hôi miệng.
Liều dùng: 2 - 6 g dạng thuốc sắc, hoàn, tán hoặc ngâm rượu để
xoa bóp.
Không dùng ĐH chung với Uất kim
16
TDDL: Đinh hương ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn (như
trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, bạch hầu, than, e.coli,
tụ cầu vàng), chống viêm loét đường tiêu hóa, kích thích tiết dịch
mật và dạ dày nên thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau, chống
viêm
17
NGÔ THÙ DU
Evodia rutaecarpa Hemsl et Thoms, Rutaceae
BPD: Quả chín phơi khô
MT: Quả hình cầu hơi dẹt. Mặt ngoài
màu lục xám hay đen xám xù xì. Đỉnh
quả phẳng và hơi lõm xuống có 5 kẽ nứt
chia quả thành 5 mảnh rõ rệt. Chất cứng
khó vở nát. Mùi thơm nồng, vị cay hơi
đắng.
18
TPHH: tinh dầu, alkaloid
TDDL: Ức chế sự lên men sinh hơi trong ruột, diệt giun, ức chế
tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, một số nấm gây bệnh ngoài da.
Alkaloid Wuchuyine có tác dụng diệt virus cúm.
19
Công dụng:
Chữa đau bụng, ăn không tiêu, bụng quặn đau
Đau do hàn như đau đầu, cước khí.
Trị nôn do vị hàn, hàn thấp tiết tả, kiết lỵ, miệng lưỡi sưng lở.
Trị viêm dạ dày, viêm tinh hoàn, băng huyết, rong huyết, kinh
nguyệt sau kỳ.
Liều dùng: 2 – 6g, chữa cơn đau có thể dùng 4 – 12g/ ngày
20
THẢO QUẢ
Amomum tsao-ko Crev. Et Lem, Zingiberaceae
BPD: Dùng quả chín phơi sấy khô
Người ta còn dùng Khương thảo quả
bằng cách lấy hạt Thảo quả thêm nước
Gừng trộn đều cho vào nồi sao nhỏ lửa
đến khô, để nguội, khi dùng giã nát. Cứ
10kg Thảo quả dùng 1 kg Gừng tươi
21
THẢO QUẢ
Amomum tsao-ko Crev. Et Lem, Zingiberaceae
MT: Quả khô, vỏ ngoài màu nâu xám có nhiều vân dọc và
thường phủ lớp phấn trắng, mỗi quả nặng độ 5g. Nhân hạt chắc,
cay, mùi thơm hắc.
22
Công dụng : Làm thuốc kiện tỳ, giải độc, chữa đau bụng, nôn mữa,
ngực bụng trướng đầy
Chữa sốt rét do tỳ vị hư hàn ( lạnh nhiều nóng ít, đại tiện lỏng
không muốn ăn )
Long đờm, chữa ho.
Trị hôi miệng
Liều dùng: 4 – 8g / ngày
23
TPHH: Tinh dầu chừng 1 - 3%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm
ngọt, vị nóng cay dễ chịu, thành phần chủ yếu là 1-8 cineol
(30,61%), trans-2 undecanal (17,33%), citral B (geranial) (10,57%),
terpineol (4,34%).
TDDL: nướ sắc TQ có tác dụng làm hưng phấn ruột cô lập của
động vật thí nghiệm.
24
TIỂU HỒI
Foenicum vulgare Mill., Apiaceae
BPD: Dùng quả chín phơi
khô của cây Tiểu hồi
Diêm Tiểu hồi: hoà muối vào
nước cứ 0,2kg muối cho
10kg Tiểu hồi, trộn đều với
dược liệu để cho ngấm hết
nước muối, cho vào nồi sao
nhỏ lửa đến màu hơi vàng,
lấy ra để nguội
25
TIỂU HỒI
Foenicum vulgare Mill., Apiaceae
MT: Quả đóng đôi hình giống như
hạt thóc. Mặt ngoài màu vàng
nâu, nhẵn, đỉnh mang chân vòi
màu nâu nhạt ở gốc có cuống
quả mảnh phân quả hình trái
xoan dài có 5 sườn lồi rõ.