Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty khách sạn và dịch vụ du lịch hà thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.51 MB, 66 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

GIANG VĂN PHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ở CÔNG TY
KHÁCH SẠN VÀ DỊCH vụ DU LỊCH HÀ THÀNH

L U Ậ N Á N T H Ạ C s ĩ Q U Ả N TRỊ KINH D O A N H
Ngành: Quản trị kinh doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PTS. NGUYỄN LƯƠNG TRÀO.

2- TH^ C T a v f ẤN
trung tầm

t h õ n g t in

TH^ỵtêN ^/1

HÀ NỘI - 1998


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
CHUƠNG 1■Những vấn đề về lao động và hiệu quả sử (lụng lao dộng


trong doanh nghiệp du lịch và khách sạn.
1.1. Khái niệm chung về du lịch và khách sạn.
1.2. Các hoạt động kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch.
1.3. Những vẫn đê lao dộng và hiệu quả sử dụng lao dộng trong du
lịch và khách sạn.
1.3.1. Vài trò con người trong doanh nghiệp.
1.3.2. Những vấn đề sử dụng lao động trong ngành du lịch, khách sạn.
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
1.4. Các chỉ tiêu đảnh giá hiệu quả sử dụng lao dộng trong doanh
nghiệp khách sạn và du lịch
1.4.1. Mức doanh thu bình quân trên một lao động.
1.4.2. Mức lợi nhuận bình quân trên một lao động.
1.4.3. Số ngày khách lưu trú bình quân trên một lao động.
1.4.4. Hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian.
1.4.5. Thi.1 nhập so với năng suất lao động.
1.4.6. Thu nhập khi sử dụng 100% thời gian lao động hữu ích.
1.4.7. Theo nhu cầu công việc
1.5. Các nhãn tô ảnh hưởng dến hiệu quả sứ dụng lao dộng trong
doanh nghiệp du lịch.
1.5.1. Tuyển chọn và bố trí lao động.
1.5.2. Tổ chức hiệp tác và phân công lao động.
1.5.3. Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn
1.5.4. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi.
1.5.5. Kỷ luật lao động.
1.5.6. Tạo động lực và khuyên khích người lao động.
1.6. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong
doanh nghiệp du lịch và khách sạn.
C1TIX)NO 2. T h ự c trạng về công tác quản lý sù dụng lao dộng ở công
ty khách sạn và dịch vụ dịch vụ Hà Thành.
2.1. Cơ sở vật chất và dăc điểm của công ty.

2.1.1. Giới thiệu về công ty.
2.1.2. Cơ sở vật chất.
2.1.3. Đặc điểm của công ty.
2.2. Thực trạng công tác quản lý sứ dụng lao dộng ỏ công ty Hà Thành
2.2.1. Chế độ, thịi gian làm việc
2.2.2. Tóm lược chức năng, nhiệm vụ của các chức danh trong cơ cấu tổ
chức lao động của công ty.
2.2.3. Chế độ trả lương, thưởng

Trang 1

3
3
3
3
4
8
9
Ị Q

10
11
11
12
12
12
13
Ị 3

13

15
15
16
Y]
17
17

19
Ị9
Ị ọ
Ị ọ
21
21
24
24
?6


2.3. Tình hình tổ chức kinh doanh của cơng ty trong hai năm 1995-1996
2.3.1. Dịch vụ lưu trú.
2.3.2. Djch vụ ăn uống
2.3.3. Dịch vụ bổ trợ
2.4. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao dộng.
2.4.1. Hiệu quả sử dụng lao động theo doanh thu.
2.4.2. Hiệu quả sử dụng lao dộng theo mức lợi nhuận bình quftn.
2.4.3. Hiệu quả sử dụng lao động theo số ngày khách lưu trú bình quân
trên một lao động.
2.4.4. Hiệu quả sử dụng lao động: thời gian làm việc thực tế so với quỹ
thời gian làm việc theo quy định.
- 2.4.5. Hiệu quả sử dụng lao động tính theo hệ số thu nhập so với năng

suất lao động.
2.4.6. Hiệu quả sử dụng lao động tính theo thu nhập tối đa khi sử dụng
100% thời gian lao động hữu ích.
2.4.7. Hiệu quả sử dụng lao động biên chế theo công việc.
2.5. Nhũng yếu tô dẫn đến hiệu quả lao động thấp.
1.5.1. Tổn tại thiếu sót trong tuyển chọn và bố trí lao động.
2.5.2. Phân cơng hợp tác lao động chưa họp lý
2.5.3. Chưa quan tâm đào tạo nâng cao trình độ
2.5.4. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi
2.5.5. Quản lý kỷ luật lao động cịn yếu.
2.5.6. Chưa tạo động lực khuyến khích lao dộng.
2.5.7. Những tồn tại khác ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động.
C H U Ơ N G

27
28
29
29
30
31
32
34
35
35
36
37
38
38
39
40

41
41
41
42

III. Một số giai pháp chu yêu nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng lao động 6 công ty khách sạn và dịch vụ du lịch
Hà Thành
3.1. Môi trường, phương hướng, mục tiêu kinh doanh trong những
năm tới.
3.2. Một sô giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động của công ty Hà Thành
3.2.1. Tuyển chọn lại và bố trí lao động hợp lý.
3.2.2. Phân cơng hiệp (ác lao động phù hợp với hồn cảnh và đặc điểm
của cơng ty
3.2.3 Phải có kế hoạch dào tạo và nâng cao trình độ chun mơn.
3.2.4. Cải thiện điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
3.2.5. Tăng cường kỷ luật lao động.
3.2.6. Tạo thêm động lực khuyến khích người lao động.
3.3. K ế hoạch thực hiện các giải pháp.
3.4. Kiến nghị.
KẾT LUẬN

43
43
44
44
46
49

50
53
54
58
59
61


PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Sự cần thiết của đề tài.
Con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội, là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp du lịch.
Bởi vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động
trong doanh nghiệp du lịch là điều thường xuyên phải quan tâm, đặc
biệt là với những doanh nghiệp mà công tác tổ chức, quản lý, sử dụng
lao động cịn nhiều tồn tại và bất cập.
Cơng ty khách sạn và dịch vụ du lịch Hà Thành thuộc Bộ quốc
phòng được thành lập trên cơ sở chuyển nhà khách 14 Lý Nam Đế Hà
Nội và nhà nghỉ Hải Sơn, Đồ Sơn - Hải Phòng sang kinh doanh khách
sạn và dịch vụ du lịch. Lực lượng lao động hiện có của hai cơ sở bao
cấp để lại tuy có mặt tốt như: ý thức tổ chức kỷ luật cao, cần cù, chịu
khó trong lao động, nhưng số lượng q đơng, đại đa số trình độ năng
lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, ý thức tác phong mang
nặng tính chất bao cấp lao động biên chế quá nhiều, bố trí chưa hợp
lý, hoạt động kém hiệu quả.
Để đảm bảo cho công ty Hà Thành tồn tại đứng vững và phát
triển được trong cơ chế thị trường Vấn đề tổ chức xử dụng lao động ở
công ty cần phải được nghiên cứu thấu đáo, có căn cứ khoa học và

thực tiễn để đề ra định hướng và những giải pháp thích hợp. Chính vì
vậy tơi đã chọn đề tài luận án là: "Một sô giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng lao dộng ỏ Công ty khách sạn và dịch
vụ du lịch Hà Thành"
2. Mục đích nghiên cứu của luận án.
- Hệ thống lại cơ sở lý luận của vấn đề hiệu quả sử dụng lao
động trong doanh nghiệp du lịch.
- Vận dụng lý luận phân tích, đánh giá thực trạng quản lý sử
dụng lao động ở công ty Hà Thành.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động ở công ty Hà Thành.

3. Đối tuợng và phạm vi giải quyết.
1


Dựa vào lý luận về sử dụng lao động trong doanh nghiệp, thực
trạng của cơng ty Hà Thành tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động của cơng ty ở những khía cạnh cần
được nghiên cứu giải quyết như sau:
- Tuyển chọn lựa bố trí lao động.
- Phân cơng hợp tác lao động.
- Đào tạo nâng cao trình độ.
- Điều kiện lao động - chế độ hàm việc nghỉ ngơi.
- Kỷ luật lao động.
- Tạo động lực khuyến khích người lao động.
- Những kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên.
4. Đóng góp của luận án.
v ề lý luận: Hệ thống lại cơ sở lý luận việc sử dụng lao động, sự
cần thiết những nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá, những giải

pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả lao động ở doanh nghiệp du lịch.
V ề thực tiễn: Áp dụng lý luận về hiệu quả sử dụng lao động
trong doanh nghiệp du lịch, tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động ở công ty Hà Thành trên cơ sở nghiên cứu khảo sát
thực trạng của công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp duy vật biện chứng, Thống kê, điều tra phỏng vấn,
phân tích, so sánh là những phương pháp chủ yếu được áp dụng trong
suốt quá trình nghiên cứu cũng như trình bày luận án
6. Nội dung của luận án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,
Luận án gồm 3 chương.
CHUƠNG 1. Những vấn đề về lao động và hiệu quả sử dụng
lao động trong du lịch và khách sạn.
CIIUƠNG 2. Thực trạng về công tác quản lý sử dụng lao động
ở công ty khách sạn và dịch vụ du lịch Hà Thành.

CHUƠNG 3. Một sô giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động



công ty khách sạn và dịch vụ du lịch Hà Thành.

2


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỂ VỂ LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ s ử DỤNG

LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỂ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN.
Du lịch là một nhu cầu của con người nhằm mục đích nâng cao
hiểu biết văn hoá xã hội, tăng cường sức khoẻ, hoặc đạt được những
mục tiêu của chuyến đi như: giải quyết công việc làm ăn, thăm quê
hương, chữa bệnh.v.v..
I Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hoá cao.
Khách sạn thường gọi là Hotel chỉ nơi phục vụ nghỉ ngơi cho
khách và cung cấp những phòng ngủ riêng biệt với tiện nghi và mơi
trường thoải mái hơn các nhà trọ "bình dân". Là cơ sở vật chất chính
của ngành du lịch.
Do nhu cầu của khách ngày Ccàng đa dạng và phong phú. Khách
sạn tổ chức phục vụ cả ăn uống và ngày càng đáp ứng nhu cầu khác
như: gặp gỡ, làm việc, giải trí...
1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ DỊCH vụ
DU LỊCH
Thường có các loại như sau:
- Dịch vụ lưu trú.
- Dịch vụ ăn uống.
- Du lịch lữ hành
- Các dịch vụ bổ xung khác ...
1.3. NHỮNG VẤN ĐỂ LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ s ử DỤNG LAO
ĐỘNG TRONG DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN.
Dưới góc độ kinh tế quan niệm con người gắn liền với lao động.
Lao động là mục đích của con người nhằm thảo mãn nhu cầu của
mình. Vì vậy khi nói về lao động doanh nghiệp tức là nói về những
hoạt động của con người trong doanh nghiệp.
3



1.3.1. Vai trò con người trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp du lịch hay bất kỳ một loại tổ chức nào cũng
được cấu tạo bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của
nó. Với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và mức
độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vai trò của yếu tố con người trong
doanh nghiệp du lịch là yếu tố quan trọng nhất. Quản lý, khai thác và
phát huy tiềm năng nguồn nhân lực trở nên cực kỳ quan trọng trong
kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh.
Quá trình lịch sử về nhìn nhận vai trị con người đã có rất nhiều
thay đổi. Nền văn hoá phương Tây trước đây với những triết lý duy lý
hướng cái nhìn của con người ra thế giới bên ngồi "Thế giới này là
gì?" có lẽ là tiền đề thúc đẩy khoa học phương tãy phát triển. Nhưng
do sự tuyệt đối hố tính chất duy lý đến mức phi lý đã "máy móc hố
con người, biến con người thành những kẻ lạnh lùng xa lạ giữa cuộc
đời bởi lối sống vị kỷ khơng tình người, con người trở thành nơ lệ cho
của cải vật chất ... Đó là những bế tắc mà bản thân nền văn hoá
phương Tãy khơng thể tự khắc phục được.
Trong khi đó ở phương Đơng, với một nền văn hố khơng kém
phần rực rỡ đã tạo ra những con người đầy lòng nhân ái, nhưng do
quá chạy theo việc trả lời câu hỏi có tính chất hướng nội "ta là ai?"
và tìm cách giải quyết các mối quan hệ có tính chất xã hội giữa con
người với con người. Điều này đã đưa con người tới một thực trạng
khắc kỷ, tự kiềm chế hy sinh các nhu cầu cá nhân, cùng với sự trì trệ
do tư tưởng "nội dịch ngoại di" chi phối đã dẫn đến kìm hãm khoa
học phát triển... Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân tạo ra sự
nghèo khó của phương Đơng trong cả một thời gian lịch sử dài vừa
qua.
Khắc phục những trạng thái cực đoan đó của nền văn hố
phương Đơng và phương Tây, con người đã và đang tìm cách vận

dụng phối hợp những điểm mạnh của mỗi nền văn hoá, văn minh để
khắc phục những điểm yếu của chính mình. Thế giới ngày nay là thế
giới của sự tương hợp hợp tác của các nền văn minh để hướng tới mục

4


đích đạt được cuộc sống hạnh phúc cho con người. Yai trò của con
người do vậy đã được nhận thức lại.
Trước đây, một công ty hay một quốc gia thường được đánh giá
là giàu có hay có khả năng trở thành giàu có khi: có nhiều tài nguyên
thiên nhiên, có khả năng tài chính mạnh, có nền kỹ thuật cơng nghệ
phát triển cao, có vị trí địa lý chiến ưu thế. Ngày nay quan niệm này
đã trở nên lỗi thời bởi nền sản xuất hiện đại đã có thể tiết kiệm rất
nhiều nguyên vật liệu và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ nền sản xuất
nước Mỹ năm 1960 tiêu thụ hết 125 triệu tấn thép, những năm 1990
chỉ tiêu tiêu thụ hết 85 triệu tấn và điều quan trọng hơn là với số thép
đó đã tạo ra số hàng hoá giá trị gấp 2,5 lần so với giá trị của số hàng
hoá làm ra từ 125 triệu tấn thép năm 1960.
Sức mạnh về tiền của, ngày nay không giảm dần ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển của một công ty hay một quốc gia như trước
kia. Với hệ thống thông tin hiện đại, hệ thống vi tính liên mạng giữa
các thị truồng chứng khốn và với sự hoạt động suốt ngày đêm của hệ
thống ngân hàng ... thì việc chuyển hàng tỷ đơ la từ Hoa Kỳ tới Hồng
Kơng hay Nhật Bản có thể thực hiện trong vài phút. Các cơng ty hay
quốc gia có thể thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài để thực hiện các
dự án phát triển của mình.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của thơng
tin, thì việc du nhập một công nghệ mới vào nền sản xuất của một
cơng ty hay một quốc gia có thể được thực hiện nhanh chóng. Đổng

thời với sự chấm dứt của chiến tranh lạnh và sự phát triển của kỹ
thuật giao thơng, vận tải... thì những ưu thế về vị trí địa lý của một
quốc gia, một cơng ty khơng cịn có ý nghĩa to lớn như trước dãy.
Như vậy, điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của một
quốc gia hay một công ty là những con người có học vấn cao, được
đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hố và biết cách làm việc có hiệu quả
mà quốc gia hay cơng ty đó đang có.
Cùng với xu hướng chung về việc nhận thức lại vai trò của con
người như đã đề cập, tám yếu tố sau đây ngày càng tác động mạnh

5


đến một doanh nghiệp, buộc nhà lãnh đạo phải hết sức coi trọng vấn
đề quản lý con người trong đơn vị. Những yếu tố đó là:
• Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
• Tính phức tạo và quy mơ doanh nghiệp ngày một tăng lên
• Tốc độ tăng trưởng chậm lại


Sự can thiệp nhiều hơn của Chính phủ đối với vấn đề con
người.

• Trình độ ngày càng cao hơn của đội ngũ lao động
• Những giá trị và quan điểm của đội ngũ lao động đã thay đổi
• Sự quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển nghề nghiệp và
cuộc sống.
• Những thay đổi về nhân khẩu học của lực lượng lao động.
Trong tám yếu tố trên, yếu tố cạnh tranh quyết liệt, trình độ và
giá trị của con người lao động cũng như sự can thiệp và quan tâm

nhiều hơn đến vấn đề con người trong doanh nghiệp của Chính phủ
đang là những yếu tố tác động mạnh nhất đến các doanh nghiệp Việt
Nam, làm thay đổi vai trò của đội ngũ lao động nước ta.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
với chính sách "đổi mới, mở cửa", hội nhập với các nước trong khu
vực và trên toàn thế giới. Yếu tố con người, yếu tố trí tuệ được đề cao
hơn yếu tố vốn và kỹ thuật ... trở thành nhân tố quyết định sự thành
bại của mỗi doanh nghiệp. Do vậy yêu cầu về trình độ và năng lực
của con người của mỗi doanh nghiệp cũng khác trước tạo nên sự địi
hỏi từ hai phía: Doanh nghiệp và cơng nhân viên.
Phía doanh nghiệp ở mức tối thiểu, mọi doanh nghiệp đều u
cầu đội ngũ cơng nhân viên của mình hoàn thành nhiệm vụ, đạt
những tiêu chuẩn, định mức đặt ra; chấp hành đúng những chính
sách, những quy định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế
kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu đội ngũ nguồn nhân
lực của mình nhiều hơn mức tối thiểu. Doanh nghiệp yêu cầu nhân
viên khơng chỉ hồn thành định mức, mà phải biết sáng tạo, cải tiến,
tìm ra những giải pháp, phương pháp mới, không chỉ chấp hành quy

6


chế, mà phải có nhiệt huyết, gắn bó với doanh nghiệp, có trách nhiệm
với kết quả chung của doanh nghiệp, phải biết tự học hỏi nâng cao
kiến thức kỹ năng của mình. Nói tóm lại, doanh nghiệp u cầu nhân
viên của nó khơng chỉ biết "làm đúng, chấp hành đúng" mà cịn phải
làm việc một cách sáng tạo, biết tìm ra và "làm những cái đúng" mà
không cần ai phải thúc giục, kiểm tra.
Khơng chỉ có những địi hỏi từ phía doanh nghiệp đối với những

nhân viên mà ngược lại, đội ngũ nguồn nhân lực cũng có những địi
hỏi nhất định đối với doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Ở mức tối
tiểu, công nhân viên yêu cầu doanh nghiệp trả lương đầy đủ, đúng
hẹn, hợp lý; các điều kiện làm việc an toàn; và quan hệ đối xử giữa
cấp trên - cấp dưới đúng với quan hệ giữa người và người. Tuy nhiên,
giống như yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân viên, đội ngũ
nguồn nhân lực có những yêu cầu khác ngoài mức tối thiểu. Họ yêiỊ
cầu được tham gia vào q trình xây dựng chiến lược, chính sầch của
doanh nghiệp, vào quá trình ra các quyết định quản lý. Họ muốn phát
triển năng lực cá nhân bằng cách nâng cao và tiếp thu những kiến
thức, những kỹ năng mới. Họ muốn được đề bạt, muốn vận động đi
lên trong hệ thống các vị trí, chức vụ cơng tác của doanh nghiệp...
Nói tóm lại, đội ngũ cơng nhân viên không chỉ muốn là người phục
tùng, chấp hành, mà họ muốn là người chủ được chủ động tham gia,
đóng góp quan trọng vào kết qưả hoạt động của doanh nghiệp.
Với một nền kinh tế đang phát triển mạnh sự đòi hỏi ngày một
cao tạo nên sự cạnh tranh đầu vào về lao động giữa các doanh nghiệp.
Người lao động cần phải trang bị cho mình những kiến thức và rèn
luyện năng lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại doanh
nghiệp cần phải có những chính sách thích hợp đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của người lao động, tạo nên một mơi trường làm việc có
hiệu quả để doanh nghiệp đạt được mục đích lợi nhuận tối đa.
Chính sách của doanh nghiệp, trước hết phải phù hợp với chính
sách chung của Chính phủ, đảm bảo đúng luật pháp Nhà nước và
quyền lợi tối thiểu của người lao động, v ề vấn đề này doanh nghiệp
cũng gặp những khó khăn do chính sách của Nhà nước chưa ổn định,
7


có mặt chưa đổng bộ, hay thay đổi, địi hỏi doanh nghiệp phải nghiên

cứu thực hiện một cách linh hoạt phù hợp với tình hình chung và hoản
cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp. Ví dụ: chính sách tiền lương, tiền
thưởng, chế độ hợp đồng lao động ngắn và dài hạn... Tạo điều kiện
cho người lao động ngày càng gắn bó, yêu mến doanh nghiệp và
doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
1.3.2.

Những vấn đề sử dụng lao động trong ngành du lịch,

khách sạn.
Ngành kinh doanh du lịch có những đặc thù khác với những
ngành kinh tế khác: vừa sản xuất, vừa bán hàng, hàng ngày hàng giờ
trực tiếp với khách. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa cơ sở vật
chất, món ăn, đồ uống .... với thái độ tiếp đón, tinh thần phục vụ, ...
và được đánh giá bằng sự hài lịng của khác.
Vì vậy, những vấn đề sử dụng lao động cần được quan tâm đúng
mức, tuyển chọn những nhân viên có trình độ văn hố nghiệp vụngoại ngữ, độ tuổi, sức khoẻ, phù hợp với môi trường nhu cầu cơng
việc và áp dụng các hình thức hợp đổng lao động thích hợp.
Việc tạo nguồn khách rất khó chủ động nên các mặt kinh doanh
khơng phải lúc nào cũng được tiến hành đổng bộ, đều đặn. Vì vậy
việc sử dụng 1ao động cần phải lưu ý điều chỉnh thường xuyên, để sử
dụng hợp lý nguồn lực lao động.
Là ngành dịch vụ phục vụ chủ yếu bằng sức lao động, thường
gọi là ngành "Cơng nghiệp khơng khói" nhưng lại đòi hỏi nhân viên
lúc nào cũng phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, thái độ vui vẻ hoà nhã,
tận tình với khách, đáp ứng cùng một lúc nhiều yêu cầu của khách.
Nên phải dựa trên cơ sở yêu cầu cơng việc xắp xếp bố trí hợp lý, chú
ý đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.
Loại khách rất đa dạng, người trong nước, người nước ngoài
người dân tộc thiểu số, đa số công chức Nhà nước đi làm việc, nhân

dân đi buôn bán, làm ăn, thăm quê hương, chữa bệnh v.v... thậm chí
cả những cơng dân tiêu cực trong xã hội. Đòi hỏi người lao động phải
hiểu biết các lĩnh vực văn hố xã hội và có đạo đức tốt, giữ gìn cho
chính mình và văn hố chung của công ty.

8


1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Thứ nhất là đôi với doanh nghiệp: Trong công tác quản lý ngày
nay, nhân tố con người được các nhà quản lý đặc biệt coi trọng và
luôn đặt ở vị trí trọng tâm hàng đẩu trong mọi sự đổi mới. Chính sách
về con người là một trong bốn chính sách lớn của doanh nghiệp: con
người, tài chính, kỹ thuật, công nghệ, mà yếu tố con người lại là yếu
tố quan trọng nhất của doanh nghiệp du lịch.
Xét cho cùng về bản chất mục tiêu hàng đầu của các doanh
nghiệp vẫn là hiệu quả kinh doanh, là lợi nhuận. Để có thể đạt được
mục tiêu của mình, các doanh nghiệp luôn phải nghĩ đến các biện
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đổng thời phải hạ giá thành, giảm
chi phí kinh doanh đến mức có thể. Trong khi các các nhu cầu của
khách du lịch ngày một tăng. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
góp phần củng cố uy thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ hai là đối với người lao động: Người lao động vừa là người
sản xuất, vừa là người tiêu dùng trong xã hội. Nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động nghĩa là doanh nghiệp đòi hỏi ở người lao động phải
thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, nghề nghiệp
của mình, để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách
du lịch. Như vây trình độ hiểu biết, kiến thức người lao động được
nâng cao. Đồng thòi khi kinh doanh làm ăn có hiệu quả một phần nhờ
có sử dụng lao động hợp lý, thu nhập tăng lên, cải thiện được đời

sống và các điều kiện sinh hoạt, vui chơi gicải trí cho người lao động.
Ngồi ra khi chất lượng hàng hoá tốt hơn, giá cả hạ hơn trực tiếp
phục vụ con người lao động với tư cách là những người tiêu dùng.
Một khía cạnh khác trong kinh doanh, khi hiệu quả sử dụng lao
động được nâng cao nghĩa là doanh nghiệp cũng đảm bảo được điều
kiện lao động tốt hơn, giảm sự nặng nhọc trong công việc, có các
biện pháp bảo hộ lao động, người lao động sẽ đảm bảo được sức
khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, ít gặp tai nạn lao động. Kỷ
luật lao động sẽ tạo cho họ trở thành con người có tác phong công
nghiệp.

9


Thứ ba là đối với x ã h ội: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nhờ đó mà nền văn minh của
nhân loại ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của người lao
động về đời sống, về học tập, về sinh hoạt, văn hoá ngày càng cao
(chuyển từ lượng sang chất). Sử dụng lao động có hiệu quả, tạo tiền
đề cho quá trình phát triển xã hội nói chung, tái sản xuất lao động
nói riêng.

1.4.

CÁC CHỈ TIÊU Đ Á N H GIÁ HIỆU QUẢ s ử DỤNG LAO ĐỘNG

T R O N G DOAN H N G H I Ệ P KH Á C H SẠN VÀ DU LỊCH

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động thể hiện mức độ
đóng góp cơng việc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi

lao động là một yếu tố đem lại lợi ích kinh tế, do đó các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả lao động phải cho thấy được tình hình sử dụng lao động
và cịn phản ánh được việc phát triển khả năng tiềm tàng của nó. Mỗi
loại hoạt động kinh doanh có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
lao động theo những đặc điểm chủ yếu của nó. Với ngành kinh doanh
khách sạn du lịch có các chỉ tiêu sau.
1.4.1. Mức doanh thu bình quân trên một lao động.
Doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàg hoá,
sản phẩm cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng. Hoạt động của các
doarih nghiệp dịch vụ khách sạn thường chia làm ba loại hình chủ yếu
nên doanh thu được tính theo từng loại hình đó.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo doanh thu, người ta
thường dùng chỉ tiêu năng suất lao động (tính bằng tiền)

Q

w = ------T
Q: Tổng doanh thu (đơn vị tính: đổng)
T: Tổng số nhân viên (đơn vị: người)
W: Doanh thu của một nhân viên tạo ra (đơn vị đồng/người)
Ý nghĩa: Năng suất lao động cho biết một nhân viên trong một
thời gian nhất định đem lại bao nhiều đồng doanh thu cho doanh
nghiệp. Với các doanh nghiệp khách sạn chỉ tiêu này phụ thuộc vào
10


một số yếu tố. Ví như chỉ tiêu phụ thuộc vào số nhân viên trong thời
kỳ tính tốn với doanh thu không đổi, số nhan viên giảm làm tăng
năng suất lao động, hay các nhân tố làm thay đổi doanh thu ảnh
hưởng đến năng suất lao động khi số lượng nhân viên khơng đổi.

Về bản thân doanh nghiệp nó ảnh hưởng bởi sự thay đổi về vật
chất - kỹ thuật, về việc giảm số lượng giường khách quốc tế, thay đổi
về loại hạng khách sạn, mức độ sử dụng buồng giường và các trang
thiết bị kỹ thuật khách phục vụ cho khách du lịch quốc tế V.V....
Những thay đổi về khối lượng, cơ cấu, chủng loại các dịch vụ bổ
sung. Những biến động về giá cả các loại dịch vụ và hàng hoá, thay
đổi về chất lượng phục vụ khách (nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, lịch
thiệp v.v....)
Ngồi ra chỉ tiêu còn đánh giá theo doanh thu buồng ngủ,
doanh thu bán hàng khi muốn phan tích năng suất lao động của nhân
viên trong các bộ phận cụ thể.
Ưu điểm của chỉ tiêu này là có thể sử dụng rộng rãi cho các
loại doanh nghiệp khác nhau và so sánh năng suất lao động giữa các
loại doanh nghiệp. Nhược điểm của chỉ tiêu này ở chỗ nó khơng
khuyến khích tiết kiệm chi phí, dễ sai lệch khi có tỷ trọng sản phẩm
hiệp tác hay kết cấu sản phẩm thay đổi.
1.4.2. Mức lợi nhuận bình quân 1 lao động.
LN
^bq T
L bq: Mức lao động bình quân.
LN: Lợi nhuận trong kỳ
T: Số nhân viên trong kỳ
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ cống hiến
của mỗi người lao động trong việc tạo ra tích luỹ để tái sản xuất mở
rộng cho doanh nghiệp đóng góp vào ngan sách Nhà nước. Chỉ tiêu
này cho biết trong kỳ phan tích một nhân biên bình quân tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận cho cơng ty.
1.4.3. Số ngày khách lưu trú bình qn một lao động.

11



TK l
k l = --------—
T

Được tính theo cơng thức:

K ị : Số ngày khách lưu trú bình quân trên một lao động.
T K l : Tổng số ngày khách lưu trú 1 năm
T: Số nhân viên trong 1 năm.
Ý nghĩa: Nói lên mức độ phục bụ trung bình của một nhân viên
trong 1 năm.
1.4.4. Hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, sử dụng hệ số sử dụng
thời gian làm việc
_____ Thời gian làm việc thực tế
Thời gian làm việc theo quy định

I'

I

K: Hệ số sử dụng thời gian làm việc.
Ý nghĩa: Cho biết tỷ lệ thời gian lao động hữu ích của nhân
viên trong doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ công việc, ý thức chấp
hành kỹ luật lao động, thời gian nhàn rỗi của cán bộ, nhân viên, từ đó
có thể suy ra được lượng lao động dư thừa và mức hưởng thụ qua việc
tính tốn kết hợp với thu nhập.
1.4.5. Thu nhập so với năng suất lao động

Được tính theo cồng thức:

u _ TL
H ị — --------

w

Hl : Hiệu quả sử dụng lao động tính theo thu nhập so với năng
suất lao động.
TL: Thu nhập của 1 lao động trong 1 năm
W: Mức doanh thu bình quân của 1 lao động trong 1 năm.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu chi phí hết bao
nhiêu đổng tiền công trả cho người lao động.
1.4.6. Thu nhập khi sử dụng 100% thời gian lao động hữu
ích

_

Được tính theo cơng thức:

I

TỊ
= ------------ X

K

12

100



I: Thu nhập của 1 lao động với điều kiện số thời gian lao động
hữu ích đạt 100%.
TL: Thu nhập bình quân của 1 lao động/năm (lương, thưởng và
các khoản khác).
K: Hệ số sử dụng thời gian làm việc trung bình của 1 lao động.
Ý nghía: Chỉ tiêu này cho biết nếu 1 nhân viên sử dụng hết thời
gian làm việc theo chế độ thì thu nhập được bao nhiêu
1.4.7. Theo nhu cầu công việc.
Đối với các doanh nghiệp du lịch phải xem xét biên chế tổ chức
lao động theo u cầu của từng loại cơng việc.
Từ đó ta có bcảng thống kê số nhân viên (thừa, thiếu) bố trí
trong từng bộ phận và nhu cầu của từng công việc:
Chỉ tiêu

Các loại công việc

Tổng số

1. Nhu cầu công việc
2. Số nhân viên hiện có
3. Thừa (+)
Thiếu (-)
-

Ý nghĩa: Xác định nội dung cơng việc, nhu cầu địi hỏi lao động
của mỗi loại cơng việc từ đó xác định được số lao động thừa thiếu ở
các bộ phân.
Trên đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

ở doanh nghiệp du lịch và khách sạn. Mỗi chỉ tiêu nói lên một khía
cạnh của hiệu quả sử dụng lao động. Do vậy muốn đánh giá đúng
hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, phải tính tốn cụ thể
tổng hợp những vấn đề liên quan của các chỉ tiêu nêu trên mới tìm ra
được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động.
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN h i ệ u q u ả s ử d ụ n g l a o
ĐỘNG
1 TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH.
Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp du lịch và khách
sạn có nhiều nhân tố ảnh hưởng. Chủ yếu là những nhân tố sau đây:
1.5.1. Tuyển chọn và bố trí Lao động.

13


"Người tuyển chọn có đủ khả năng để làm cơng việc chúng ta
mong đợi hay không". Yấn đề tuyển chọn lao động phải trả lời được
câu hỏi này. Mục đích của tuyển chọn là tìm được người có đủ khả
năng phù hợp với những yêu cầu công việc. Thực chất tuyển chọn là
những cuộc thi, khảo sát để đánh giá các tính chất, kỹ năng, kỹ sảo,
tính nết, cách cư xử của từng con người theo một hệ thống các chỉ
tiêu, tiêu chuẩn sao cho kết quả đánh giá đạt được theo yêu cầu của
công việc phải thể hiện được yêu cầu của tuyển chon. Nghĩa là sự phù
hợp của lao động với công việc phải thể hiện được ba đặc trưng cơ
bản: tốc độ làm việc, độ chính xác cơng việc và tính vơ hại của nghề
đối với người lao động.
Khi xây dựng nội dung yêu cầu tuyển chọn lao động phải tiến
hành trên cơ sở xác định yêu cầu của cơng việc. Nó phải bao gồm đầy
đủ các vấn đề: Nội dung công việc, yêu cầu về sức khoẻ về tâm sinh
lý công việc đối với con người, khả năng tiếp tục bổi dưỡng trình độ

văn hố, trình độ chuyên môn và thời hạn đào tạo.
Đồng thời người tuyển chọn lao động phải chú ý đến xu hướng
sở thích thực sự của người tham gia tuyển chọn, những đặc điểm tâm
sinh lý, nguyện vọng về công việc của họ.
Các phương pháp tuyển chọn được áp dụng rộng rãi như phương
pháp cổ điển, phương pháp tổng hợp, đặc biệt là phương pháp trắc
nghiệm về sinh lý, tâm lý. Tuyển chọn phải đảm bảo được tính khách
quan, tiến hành theo các quy chế chặt chẽ, khơng theo cảm tính hay
do sức ép động cơ nào bên ngoài tác động.
Việc bố trí lao động tức là đặt người lao động vào các công việc
khác nhau theo các nơi làm việc tương ứng với hệ thống phân công
hiệp tác lao động trong doanh nghiệp. Bố trí lao động phải đảm bảo
sử dụng đầy đủ tối đa thời gian của thiết bị, thời gian làm việc của
người lao động đảm bảo chất lượng công việc cũng như đảm bảo sự
thay thế lẫn nhau của con người lao động.
Việc bố trí phải đảm bảo yêu cầu trao cho những người đã được
tuyển chọn theo công việc nhiệm vụ lao động phù hợp với chuyên
môn và trình độ thành thạo của họ. Xác định rõ nội dung từng công

14


việc, từng người cần làm và vị trí của họ trong tập thể lao động. Phải
hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ kỷ luật lao động và quy
.

trình cơng nghệ. Đảm bảo tính liên tục trong cơng việc cho người lao
động. Chú ý đến đặc điểm lao động trong doanh nghiệp du lịch.
1.5.2. Tổ chức hiệp tác và phân công lao động.
Phân công lao động hợp lý là điều kiện để nâng cao năng suất

lao động và hiệu quả sản xuất. Phân công lao động là quá trình gắn
từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả măng của
họ.
Xác định những yêu cầu kỹ thuật của cơng việc mà con người
phải đáp ứng có căn cứ khoa học. Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc
được phân công với đặc điểm và khả năng của con người.
Phân cơng sẽ chun mơn hố được nhân cơng, chun mơn hố
được cơng cụ lao động ... Nhờ chun mơn hố sẽ giới hạn được
phạm vi hoạt động, nhân viên nhanh chóng quen với cơng việc, có
được những kỹ năng, kỹ xảo, giảm được thời gian và chi phí đào tạo,
đổng thời sử dụng và khai thác triệt để khả năng riêng của mỗi người.
Phân công phải chú ý đến các vấn đề như tính đơn điệu của công
việc, cường độ lao động...
Hiệp tác lao động tức là sự kết hợp của nhiều người trong một
hoặc nhiều quá trình kinh doanh. Cần kết hợp tốt sự hiệp tác về
khơng gian và thời gian. Việc tổ chức ca, kíp phải đảm bảo những
yêu cầu của kinh doanh nhưng đồng thời cũng đảm bảo sức khoẻ cho
người lao động. Đảm bảo tính đồng bộ của các cơng việc trong q
trình kinh doanh, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp du lịch.
Hồn thiện phân cơng hiệp tác lao động trong các doanh nghiệp
trên ba mặt: kinh tế - kỹ thuật, tâm sinh lý và xã hội.
1.5.3. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
Vấn đề này liên quan đến sự phát triển của con người và sự phát
triển của khoa học kỹ thuật cơng nghệ. Cần phải đánh giá, phân tích
nhu cầu của từng cơng việc địi hỏi có những con người như thế nào.
Phân tích được khả năng của những con người đang làm cơng việc đó.
Phân tích được nhu cầu muốn đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên

Ĩ5


"




mơn. Từ đó xây dựng phương hướng kế hoạch đào tạo và nâng cao
trình độ chun mơn cho người lao động.
Đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn phải tiến hành thường
xuyên và liên tục để có thể đáp ứng vói nhu cầu địi hỏi của doanh
nghiệp, của người lao động và khả năng cạnh tranh công nghệ trên thị
trường.
Tóm lại, sự khắt khe của cạnh tranh buộc ai khơng học tập, đổi
mới kiến thức, trình độ chun mơn liên tục sẽ không bắt kịp thời
cuộc và bị loại bỏ khỏi thị trường.
1.5.4. Điều kiện lao động và chê độ làm việc nghỉ ngơi.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý liên quan trực tiếp đến khả
năng làm việc của người lao động. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và làm
việc hợp lý phải đạt được mục đích kéo dài khả năng làm việc trong
trạng thái ổn định và năng suất, chống mệt mỏi, tăng năng suất lao
động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, tính liên tục của hoạt
động kinh doanh.
Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo các vấn
đề sau:
Thứ nhất là: xác định thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc
một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc, liên quan
đến quy luật sinh học của con người.
Thứ hai là: xác định thời điểm và độ dài của thời gian nghỉ ngơi
ăn cơm giữa ca ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng hồi phục sau
một thời gian làm việc.
Thứ ba là: xác định độ dài và số lần nghỉ ngắn trong ca làm

việc.
Điều kiện lao động là một trong yếu tố luôn được doanh nghiệp
quan tâm đến. Điều kiện lao động tác động mạnh đến người lao động.
Doanh nghiệp phải thường xuyên tăng cường biện pháp an toàn lao
động. Cải thiện điều kiện lao động nơi làm việc như tư thế lao động,
tiếng ồn, chiếu sáng, vê sinh nơi làm việc v.v... sẽ nâng cao hiệu quả
kinh doanh và cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
đó.

16


1.5.5. Kỷ luật lao động.
Kỷ luật lao động giữ vai trò to lớn trong kinh doanh. Kỷ luật
lao động được chấp hành tốt sẽ tăng thời gian lao động hữu ích, quy
trình cơng nghệ được đảm bcảo, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu
v.v... được sử dụng tốt hơn vào mục đích kinh doanh.
T ă n g c ư ờ n g k ỷ luật la o đ ộ n g tạo đ i ề u k i ệ n g i ú p quá trình ki nh
d o a n h t iế n h àn h l i ê n tục v à tạo đ i ề u k i ệ n th u ậ n lợi c h o v i ệ c áp d ụ n g
c á c t i ế n bộ c ô n g n g h ệ . NgOíài ra tcăng c ư ờ n g k ỷ luật la o đ ộ n g c ò n là
b i ệ n ph áp g i á o d ụ c và rèn l u y ệ n c o n n g ư ờ i la o đ ộ n g m ớ i , phát hu y
tinh th ần trác h n h i ệ m , ý th ức tập thể c ủ a họ.

Phải sử dụng các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
1.5.6. Tạo động lực và khuyến khích người lao động.
Các yếu tố kích thích lao động như tiền lương, tiền thưởng các
phụ cấp, môi trường lao động, thi đua, thăng tiến, học tập nâng cao
trình độ v.v... Doanh nghiệp phải thường xun hồn thiện hệ thống
các biện pháp kích thích người lao động. Kết hợp hài hồ giữa các

yếu tố kích thích vật chất người lao động với các yếu tố kích thích
tinh thần người lao động.
Những nhân tố này trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả sử dụng lao
động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp chú ý làm được ở mức độ
nào thì kết quả sử dụng lao động đạt được ở mức độ đó.
Ngồi những nhân tố trên: Chính sách chung của Nhà nước, quy
chế riêng của các cơ quan chủ quản môi trường kinh doanh cũng ảnh
hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng lao động.
Từ những nhân tố đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động
ta có thể tìm được những biện pháp nâng cao hệu quả sử dụng lao
động.
1.6.

NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ s ử DỤNG LAO

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN.
• Chú ý đến việc tuyển chọn đủ tiêu chuẩn đáp ứng theo yêu
cầu công việc.

17




Phân công lao động hợp lý đảm bảo yêu cầu trước mắt và

phát triển lâu dài phù hợp với chiến lược phát triển của cơng ty.
• Có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn cho
cán bộ cơng nhân viên.
• Chú ý cải thiện điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi nhằm

đảm bảo văn minh trong lao động, sức khoẻ cho người lao động phụ
vụ lâu dài.
• Tăng cường kỷ luật lao động, tận dụng tối đa sức lực và thời
gian lao động theo chế độ Nhà nước quy định.
• Tạo thêm động lực khuyến khích người lao động đảm bảo
quyền lợi ngày một tăng, một phần làm cho người lao động yêu mến
công ty hơn.


Cần kiến nghị với cơ quan chủ quản và chính sách Nhà nước,

cơ quan chủ quản cấp trên nhằm hỗ trợ cơng ty có điều kiện thuận lợi
trong kinh doanh.
Trên cơ sở những vấn dề lý luận trinh bày ở chương 1 tiến hành
nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng lao động ở cơng ty Hà Thành
để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả lao động cho công ty.

I

18


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỂ CÔNH TÁC QUẢN LÝs ử DỤNGLAO ĐỘNG Ở
CÔNG TY KHÁCH SẠNVÀ DỊCH vụ Dư LỊCH HÀ THÀNH.
2.1. Cơ SỞ VẬT CHẤT VÀ ĐẶC ĐlỂM c ủ a c ô n g t y .
2.1.1. Giới thiệu về cơng ty
Chấp hành quyết định của thủ tướng Chính phủ số 317 - TTg
Ngày 29-6 - 1993 về việc chuyển nhà nghỉ, nhà khách ... sang kinh

doanh khách sạn. Công ty khách sạn và dịch vụ du lịch Hà Thành
được thành lập theo thơng báo só 208 TP ngày 27- 7 -1993 của văn
phịng chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép
thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, v ố n kinh doanh: 2900 triệu
đồng. Được thành lập trên cơ sở chuyển nhiệm vụ của nhà khách 14
Lý Nam Đế Hà Nội và nhà nghỉ Hải Sơn Đồ Sơn Hải Phòng sang kinh
doanh khách sạn.
Sau khi chuyển sang kinh doanh hạch tốn hồn tồn năm 1994
cơng ty đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở cũ. Từ khu nhà
khách, nhà nghỉ trở thành hai khách sạn có qui mơ, trang bị, phương
tiện phục vụ ngang tầm với các khách sạn loại trung bình trong khu
vực với tổng số vốn đầu tư 17 tỷ đồng và bắt đầu hoạt động từ tháng
4/1995.
2.1.2. Cơ sở vật chất.
Cơng ty có hai khách sạn
Khách sạn Nam Đế địa chỉ 14 Lý Nam Đế Hà Nội gồm hai khu
nhà 3 tầng được xây dựng theo kiểu dáng hợp với cảnh quan phố cổ,
màu sắc trang nhã, trang bị phù hợp với khung cảnh chung của khu
nhà.
- Khách sạn Hải Sơn: Địa chỉ Đồ Sơn Hải Phòng nằm trung tâm
bãi giữa khu nghỉ mát Đồ Sơn, có chiều dài bờ biển 150m.
Khách sạn đã được cải tạo, xây dựng mới với qui mơ tương đối
hồn chỉnh phù hợp với điều kiện khách sạn ở Thị xã Đồ Sơn,về mùa
hè cây cối xanh tươi, mát mẻ, giao thông trong khu vực được xây
dựng cơ bản, tạo môi trường cảnh quan đẹp.

19


Khách sạn gồm 5 khu nhà một


tầng và 1 khu nhà 2 tầng có

trang bị phù hợp với nhu cầu khách nghỉ.
Biểu 1: Cơ sử vật chất của khách sạn
KS Nam Đế

KS Hải Sơn

4000

13000

1500

4000

- Diện tích sử dụng

Đơn vị tính
2
m
1
m
2
m

4500

4200


- Buồng đón khách

Buồng

63

96

Chỗ ngồi

300

400

Cái

8

Danh mục
- Diện tích mặt bằng
- Diện tích xây dựng

- Nhà hàng
- Xe ơ tơ
- Cơ sở sản xuất đá cây

tấn/ngày

- Văn phịng cho th


Phịng

20
6

Nguồn: Cơng tỵ Hà Thành
Biểu 2: Phân loại buồng đón khách
Loại

ĐVT

K .s Nam Đế

I
II

Buồng

25

Buồng

20

III

Buồng

18


IV

Buồng
63

KS Hải Sơn

Tổng số
25

20

40
18

76

76

96

159

Nguồn: Theo phân loại của công ty Hà Thành
Buồng loại I: Diện tích 30m2 nền trải thảm, gắn máy điều hoà
hai chiều, giường đệm loại tốt, bàn ghế làm việc, salon , tủ quần áo,
bàn

trang điểm đều dùng loại gỗ tốt. Tivi, tủ lạnh Nhật. Toilet có


bổn tắm, bình nóng lạnh, xí bệt, gương soi và vịi sen. Điện thoại có
thể liên hệ thẳng với bên ngồi.
Buồng loại II: Diện tích 24 m 2. Trang bị đầy đủ như buồng loại
I, trong toilet khơng có bồn tắm ti vi tủ lạnh loại bình thường.
Buồng loại III:

Diện tích 18m2 trang bị như buồng loại II,

khơng có tủ lạnh, điều hồ 1 chiều lạnh, khơng trải thảm.
Buồng loại

IV: Diện

tích

1 8m2, loại nhà cấp 4 chỉ trang bị

giường tủ bàn ghế chất lượng bình thường, khơng gắn điều hồ,
khơng có ti vi, tủ lạnh, điện thoại. Có toilet riêng trang bị đơn giản.

20


2.1.3. Đặc điểm của cơng ty.


Hai khách sạn của cơng ty cách nhau gần 150 km đều có vị

thế, cảnh quan đẹp, thuận tiện, diện tích mặt bằng rộng, cịn nhiều

đất trống để phát triển.


Cơng ty mới thành lập vốn đầu tư ít nên chiến lược của cơng

ty là vừa sử dụng cái cũ vừa xây dựng cải tạo dần dần cho phù hợp
với điều kiện kinh doanh của từng khu vực và từng thời kỳ.
• Vừa mới chuyển cơ chế từ phục vụ bao cấp sang tổ chức kinh
doanh khách sận và dịch vụ du lịch từ năm 1994.
• Đội ngũ lao động chủ yếu là cán bộ sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp và CNV Quốc phòng: là số lao động dôi dư theo sự
điều động của cơ quan chủ quản cấp trên. Số nhân viên được tuyển
dụng thêm phần lớn ưu tiên vợ, con, em cán bộ trong ngành.


Khách sạn của cơng ty khơng được tổ chức kinh doanh phục

vụ các dịch vụ tắm hơi, massager, vũ trường (theo quy định của cơ
quan chủ quản cấp trên)
• ở khách sạn Hải sơn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng
khách đến nghỉ chỉ bằng 20% từ tháng 5 đến tháng 10


Cơ quan chủ quản: Quân đội quản lý.

2.2.

THỤC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ s ử DỤNG LAO ĐỘNG

ở CƠNG TY HÀ THÀNH.

Tổng số cán bộ cơng nhân viên là 323 người
( Lao động gián tiếp 21 người: 6,7%)
Trong đó:

- Khối văn phịng

: 25 người

- Khách sạn Nam Đế

: 143 người

- Khách sạn Hải Sơn

: 145 người

Được tổ chức thành các bộ phận cụ thể theo cách tổ chức lao
động truyền thống của khách sạn.

21


×