Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.13 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt nhiều năm qua tôi đã được công tác tại trường THCS Sốp Cộp. Ở
đây tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo ân cần của Tập thể Ban giám hiệu nhà
trường, sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp. Được mang những kiến thức học được
trong trường sư phạm áp dụng vào giảng dạy thực thế. Với lòng yêu nghề, trách
nhiệm với học trò tôi đã đúc kết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy ngữ văn lớp 6. Để
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các
em học sinh khối 6 Trường THCS Sốp Cộp đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo tổ Khoa học xã hội
trường THCS Sốp Cộp mặc dù bận rộn nhiều công việc đã tham gia dự giờ rút kinh
nghiệm, góp ý đề cương để tôi sửa chữa và viết hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do lần đầu thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm
giảng dạy, kiến thức về nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm
của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thị Thủy
3
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Lời cảm ơn……………………………………………………………
3
2 Mục lục………………………………………………………………….
4
3
Phần 1: Đặt vấn đề………………………………………….
…………
5
4 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………
5


5 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….
5
6
3. Đối tượng và khách thể nghiên
cứu………………………………
5
7 4. Các phương pháp nghiên cứu…………………………………….
6
8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………
6
9 6. Giới hạn nghiên cứu……………………………………………….
6
10 7. Kế hoạch thời gian nghiên cứu…………………………………
6
11 Phần II: Nôi dung của sáng kiến kinh nghiệm…………………….
7
12 1. Cơ sở lý luận………………………………………………………
7
13 2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………
14 3. Các giải pháp……………………………………………………….
9
15 4. Kết quả nghiên cứu……………………………………………….
15
16 Phần III: Kết luận và kiến nghị…………….…………… …………
16
17 1. Kết luận chung………………….…………………………………
16
18 2. Bài học kinh nghiệm
16
19 3. Kiến nghị…………………………………………………………….

17
20 Tài liệu tham khảo…………………………………………………….
18
21 Nhận xét của hội đồng khoa học…………………………………….
19
4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của loài
người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng
trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học
thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác.
Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học
khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực
hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú,
sinh động của cuộc sống.
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên
soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích
hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn
bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội
dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội
dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen
thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.
Rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh THCS là việc làm rất quan
trọng, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 trong việc giúp học sinh tạo lập văn bản. Từ
đó giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách nhất là đối với học sinh vùng đồng
bào dân tộc thiểu số khả năng sử dụng tiếng Việt vẫn còn những hạn chế nhất định.
Học sinh vùng đồng bào dân tộc Sốp Cộp việc tiếp xúc với các loại sách báo rất hạn

chế, nhiều học sinh ngoài sách giáo khoa ra không còn có thêm bất kỳ sách báo nào
để đọc và học vì thế rèn học sinh kỹ năng viết đoạn văn càng trở nên quan trọng. Tập
làm văn là phân môn có mức độ tổng hợp cao và là cốt lõi của môn Ngữ văn. Là một
giáo viên nhiều năm dạy môn ngữ văn lớp 6, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm sao để
các em học sinh học văn và viết văn tốt. Chính vì vậy năm học này tôi đã quyết định
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh
lớp 6 trường THCS Sốp Cộp”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận về việc rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả từ đó đề xuất
giải pháp rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trường THCS Sốp
Cộp
3. Đối tượng và khách thể.
3.1. Đối tượng.
Rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả.
5
3.2. Khách thể.
Học sinh khối lớp 6 trường THCS Sốp Cộp.
4. Các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận của việc rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh
THCS.
Phân tích thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh
lớp 6 tại trường THCS Sốp Cộp.
Đề xuất một số biện pháp thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao kỹ năng
viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6.
6. Giới hạn nghiên cứu.

Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ thực hiện đối với học sinh khối 6 trường THCS
Sốp Cộp trong năm học 2010 – 2011.
7. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu.
- Tháng 9 năm 2010: Khảo sát chất lượng học sinh, khả năng viết văn miêu tả
của học sinh.
- Tháng 10 – 11: Sưu tầm tài liệu, viết đề cương.
- Tháng 12 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011: Dạy thực nghiệm, áp dụng một
số giải pháp.
- Tháng 3 năm 2011: Đánh giá kết quả của học sinh, viết đề cương chi tiết.
- Tháng 4 năm 2011: Chỉnh sửa hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm và in ấn.
6
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Văn miêu tả là gì?
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp cho người đọc, người nghe hình dung những
đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh … làm cho
cái đó như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe (SGK Ngữ văn 6 Tập 2 – Nxb
Giáo dục).
1.2. Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tế (Từ điển Tiếng
Việt – Nxb thống kê).
1.3. Mục tiêu của môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở:
Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở,
chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người
có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước,
yêu Chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân
ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là
những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đâu có
năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành
và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Đó cũng là

những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi
một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những
khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh
mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên
những tác phẩm nghệ thuật “ bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo
viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: chương trình ngữ văn lớp
6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều những khái niệm
trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động
hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động,thuyết phục lòng
người. điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa
tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến
thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng
tạo nghệ thuật.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Khái quát chung về nhà trường, giáo viên, học sinh.
7
Trường THCS Sốp Cộp là trường nằm ở trung tâm huyện Sốp Cộp, trường
được tách ra từ trường liên cấp 1 – 2 Sốp Cộp và chính thức mang tên Trường THCS
xã Sốp Cộp từ năm 1996. Sau 11 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, nhà trường
đã đạt được một số thành tựu quan trọng: Trường đầu tiên của huyện Sốp Cộp được
công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục THCS (năm 2004), điển hình tiên
tiến cấp tỉnh trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”… hiện nay nhà trường nhà trường đang tích cực xây dựng để được
công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và năm 2013.
Năm học 2010 – 2011, trường có 27 giáo viên, nhân viên. 100% giáo viên,
nhân viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Giáo viên đa phần trẻ,
nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác.

Học sinh gần 70% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đa phần các em ngoan,
hiếu học.
Tuy nhiên do tác động tiêu cực của quá trình đo thị hóa, mặt trái của cơ chế thị
trường, một số học sinh thiếu động cơ, thái độ học tập đúng đắn, trốn học chơi điện tử
đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
a. Ưu điểm.
Nhiều tiết dạy đã đảm bảo yêu cầu thực hành, lấy thực hành làm hoạt động
chính của tiết học, lấy sự hình thành kĩ năng viết một bài văn miêu tả (gồm kĩ năng
phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ, đặt câu… ) làm yêu cầu chính của tiết
học. Trên cơ sở thầy hướng dẫn trò tiến hành các hoạt động học tập để qua đó rút ra lý
thuyết văn miêu tả, hình thành kĩ năng miêu tả.
Giáo viên làm người tổ chức, người hướng dẫn học sinh hoạt động, chú ý tới
từng cá nhân học sinh, tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng chủ
quan………
Luôn chú ý đến dạy từ, dạy câu phải dạy cho HS biết suy nghĩ tìm tòi, từ những
câu đơn bình thường, tiến hành cho các em biết viết câu hay, câu dài bằng cách thêm
thành phần phụ bằng các từ gợi cảm, từ so sánh, từ nhân hóa (phép tu từ hoặc thay thế
các từ gần nghĩa) sao cho sát hợp để cung cấp vốn từ ngữ cho các em khi làm các thể
loại văn khác nhau. Đã là văn thì tránh cho các em viết câu văn cộc lốc, không biết
dùng biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh… Đôi khi dạy cho các em biết sắp xếp lại
những câu văn thành một đoạn văn phù hợp, cũng rất cần thiết để các em thấy được
thứ tự, trình tự của văn miêu tả theo thời gian, không gian hợp lý.
b. Tồn tại.
- Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như
sau:
8
+ Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn,
các kĩ năng làm bài là qua phân tích các bài văn mẫu.
+ Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo “chất lượng” khi kiểm

tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một
đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc
quá vào “ văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”.
+ Ra đề văn miêu tả không cần biết đến có thích hợp với học sinh hay không.
- Về phía học sinh:
+ Vay mượn tình ý của người khác, thường là của một bài văn mẫu. Nói cách
khác học sinh thường dễ dàng thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu. Khi làm các em biến
thành bài làm của mình không kể đề bài quy định như thế nào. Với cách làm như vậy
các em không cần biết đến đối tượng cần miêu tả, không quan sát và không có cảm
xúc gì về chúng. Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhằm bài văn của người khác
mà cứ tưởng là bài văn của học sinh mình. Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná
nhau.
+ Miêu tả hời hợt chung chung; không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng
được miêu tả. Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng
được. Một bài văn như vậy đọc lên không có cảm xúc, nhợt nhạt, mờ mờ.Nguyên
nhân chủ yếu là vì các em không được quan sát hoặc không biết hồi tưởng lại kinh
nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát nên không có được nhận xét gì cụ
thể về đối tượng miêu tả.
c. Nguyên nhân của những tồn tại.
- Sự quá “lệ thuộc” vào SGK. Nghĩa là từ khâu ra đề đến khâu nêu dàn ý câu
văn mẫu….tất cả đều nhất nhất theo SGK không sai một chữ nào cho dù đề bài nói
đến đối tượng miêu tả không có ở địa phương hoặc không phù hợp với học sinh….
- Khả năng sử dụng ngôn từ của học sinh hạn chế.
- Học sinh thiếu kỹ năng quan sát.
- Mốt số giáo viên chưa thật chú trọng việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh.
- Một số không nhỏ học sinh có tư tưởng không thích học môn ngữ văn vì là
môn khoa học xã hội.
2.3. Thống kê số liệu khảo sát vấn đề nghiên cứu
Thống kê chất lượng học tập môn ngữ văn học sinh đầu năm:
Lớp TSHS

Giỏi Khá Tb Yếu
Ghi chú
SL TL SL TL SL TL SL TL
6A 25 1 4,0 6 24,0 17 68,0 1 4,0
6B 30 3 10,0 17 56,7 10 33,3
9
6C 29 2 6,9 18 62,1 9 31,0
Cộng 84 1 1,2 11 13,1 52 61,9 20 23,8
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu
của đề bài để xây dựng hướng làm bài.
* Ví dụ:
1/ Đề bài: miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi
chiều nắng đẹp”.
Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng
hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp?
- Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ
ngữ nào.
Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền
quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở ” cảnh tổng hợp là như thế
nào?- là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền
quê thường là cảnh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa giếng nước sân đình,
khu vườn nhà sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời
gian nào (mùa nào) ở không gian nào (cảnh đó như thế nào) Việc xác định được
đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình
được đối tượng miêu tả.
3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng
miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học
sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh

bước tìm ý cho bài văn tả cảnh:
- Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung
sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
- Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác sơ khoáng của bức tranh
cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người thưởng
thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần
bao quát không gian cảnh như thế nào? Thực tế tôi thấy học sinh thường viết một
cách cộc lốc cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát. Nên dù
không phải lĩnh vực tự nhiên, nhưng tôi đã đưa ra theo ý như một công thức rễ nhớ
cho học sinh :
+ Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát.
Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu
tả vào nhãn quan của người quan xát một cách tương đối chọn vẹn.
10
+ Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan xát là những lời
văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó.
Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng : Lời văn nhận xét, đánh giá khái
quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho
cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng sát hợp với yêu cầu của đề
mà phần (a) đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát cảnh.
* Một vài ví dụ cụ thể:
Ví dụ: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu:
Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong
sắc thu vàng của trốn quê hương thanh bình, trù phú.
Hay một ví dụ khác về cảnh quê hương vào sáng mùa xuân :
Đứng giữa cánh đồng giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi ! quê
hương tôi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm áp, thanh
bình đầy sức sống,
- Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể những
cảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề tả

cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế nào? )
Học sinh phần lớn thường xa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định
được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làm
bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu không. Để
khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác định, lựa chọn
những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả .
Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì nổi bật?
Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh
khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang được vẻ
trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời
gian, không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa thu). Sau đó giáo viên hướng
cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát
với hiện thực .
Ví dụ: Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm, hình
ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già giang rộng, đọt lá non cao vút; hình
ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng rất
mang đặc trưng mùa thu:cải sen làm dưa đang lên ngồng đang trổ hoa vàng rực,
những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu để ra quả vắt mình sang thu; tiếp
đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị màu sắc của thu. Ví dụ: Thơm
lựng chuối tiêu chứng quốc đốm vàng, những trái na mở mắt nhìn nắng thu, cây hồng
trái chín như những chấm son trên nền trời thu
11
Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều
cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng.Các em được luyện tập dưới
hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa
những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của học
sinh với cảnh sẽ tả.
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh.
Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song
chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân

thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là
một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm.
Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi thấy
đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng,
thường sảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý như vậy để làm bài
văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có
cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để học sinh tự
giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo
viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý
lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc cung cấp và phân tích một số
tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn.
Ví dụ: đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“ Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. ánh chiều vàng trải lên
cành lá, mái nhà một màu vàng ong mon đẹp lạ vườn cây nhà tôi cũng vậy. Giàn bầu
màu xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. Ánh nắng chiều chiếu
xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt lọt qua một lượt hắt một màu xanh ngọc bích
xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh um tùm, nom
như chiếc ô khổng lồ. Đó là mầu xanh no nắng, no gió và no thức nuôi cây. Vườn cây
lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa ngọt lịm ”
Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ
nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích
tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ
công nhất của thầy trò chúng tôi , nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước .
Sau khi tạo hướng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc,
chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt
hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân
hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt .
Ví dụ: Hình ảnh cây đa -> Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ,
hứng lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là
mái đình cổ kính quê em

12
- Hình ảnh không gian đồng cỏ -> Dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may cứng nhọn
trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bông cỏ may rung rinh
nhẹ nhàng trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn một điệu múa mềm mại
nhịp nhàng. Mấy chú chim sẻ tha thẩn trong vùng cỏ may rộng tìm kiếm sâu bọ và
đâu đây tiếng cuốc vọng vào thưa thớt rồi tắt hẳn trong không gian đồng quê mùa thu.
- Tiếng chim ngoài bãi -> Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi xanh um một màu
lá mướt của ngô xen đỗ, xen cà. Lại có tiếng chim khác nó bay vút lên cao thả vào
không trung nghe mát lành. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào
dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng đồng, tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần nhỏ dần
rồi tắt lịm …
Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý đến
phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho
những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Chúng tôi đã hướng
cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng
phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc
Ví dụ:
- Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình.
Không gian quê hương y như một chiếc chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu.
Những lá sen già khum khum chẳng khác gì những chiếc thúng con đựng đầy
ắp nắng chiều thu.
Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu
con mắt lá răm sáng trưng nắng hè.
Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân .
Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở thành
thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư liệu
sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất .
3.4. Giải pháp 4: Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic,
chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh

gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu? Chúng thường làm vào kể lể, liệt kê cảnh
một cách tràn lan, không trội lên được những đặc trưng của cảnh và càng không tạo
được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy người giáo viên phải làm như thế nào để
khắc phục khó khăn này. Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh
nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát cụ thể.
Bao giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. Ví dụ khái quát cảnh
dòng sông: Dưới chân em là dòng sông hiền hoà chảy như một tấm lụa trải dài xa tít .
13
Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến xa
theo tầm mắt. Ví dụ: mùa này nước sông lưng chừng nước, nước sông trong xanh in
bóng mây trời sâu thẳm. Mái chèo khuấy động, lăn rung rinh cả những cây tóc tiên
dưới đáy. Trên mặt sông điểm xuyến những lá trúc vàng bé tẻo teo như những chiếc
thuyền tí hon dập dềnh trên sóng nước bao la. Cá nước bơi từng đàn đen trĩu, nhô lên
hụp xuống như những người bơi ếch. Những con sóng lăn tăn như những con rắn vẩy
vàng, vẩy bạc đang nô đùa. Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật vui tai. Trời
chiều, trên sông có những con thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ
các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ
sông quê
Trong quá trình miêu tả tả cụ thể giáo viên lưu ý cho học sinh trình tự miêu tả
cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và
sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau logic với nhau tạo độ
kết về mặt nghĩa, những câu đoạn cuối thường là những câu có ý nghĩa sâu sắc, làm
đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên giáo viên hướng cho học sinh biết dành những
lời văn trội hơn vào cuối đoạn.
Cứ theo cách hướng dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều
đoạn cho nhiều cảnh.
3.5. Giải pháp: Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn trong văn tả cảnh.
Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết,
liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả cảnh. Giáo
viên chúng tôi sẽ “mách nhỏ” cho các em học sinh những thủ thuật chuyển cảnh sau

đây:
- Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô túp liên cảnh
(cảnh kề gần nhau theo tầm quan sát) VD: chỉ một lát con đường đã dẫn ra tới đầu
làng. Cây đa Giếng đình
- Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian. VD: “Bờ đê cao to vạm vỡ.
Chân đê cỏ mọc thành thảm xanh tốt. Trâu bò thung thăng gặm cỏ, vểnh đôi tai nghe
tiếng sáo trở về. Âm thanh ấy lúc trầm lúc bổng, hoà nhịp với tiếng chim hoạ mi lảnh
lót rắc đều xuống mặt sông. Con sông quê tôI nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất
tận …”
- Hướng chuyển cảnh theo gam màu. VD: Sáng nay ra trông thấy màu trời có
vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng suộm lại. Nắng nhạt ngả màu
vàng hoe. Trong vườn lắc lư những quả xoan vàng lịm. Từng chiếc lá mít vàng ối.
Buồng chuối đốm quả chín vàng. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng
- Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian. Ví dụ: Nối âm thanh
của sự vật bên bờ sông với không gian vắng của bến sông (lấy động làm nổi tĩnh); “
Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật vui tai. Trên sông giờ đây có những con
thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng
14
người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ sông quê. Chiều dần buông, bến
sông trở về vắng lặng. Những con đò nằm im đợi khách qua sông …”
- Chuyển cảnh bằng cách liên tưởng theo sự quan sát qua các giác quan khác
nhau: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và bằng cả cảm giác nữa. VD: Vườn cây
lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa thơm ngọt lịm. Tiếng
chim líu lo như đem hương thơm ấy bay cao, cao mãi. Tu hú kêu trong nắng chiều
cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, miền ngọt còn lại. Hẹn một bến
sông quê từng thuyền trái ngọt ra vào. Sông quê tôi …
Phương pháp này giáo viên cho học sinh tập viết kết hợp với học tập tư liệu để
có nhiều cách chuyển cuốn hút người đọc .
3.6. Giải pháp 6: Giáo viên hướng cho học sinh luyện cách mở bài và kết bài
miêu tả.

- Giáo viên đưa ra một số cách mở để học sinh luyện theo :
Cách mở bài hay thường là gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi
du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái quát. Có
thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc có thể bộc lộ cảm
xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu
- Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt trầm
xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc điều này phụ thuộc vào trình độ diễn
đạt của học sinh, nên giáo viên hướng các em trau dồi tư liệu văn học.
VD: Một kết bài: Chiều thu – quê hương ơi! Hồn tôi như hoá thành tiếng sáo
trúc nâng trên môi chú bé mục đồng và hình như thu đang dạo lên khúc nhạc đồng
quê; những tiếng lao sao rất nhẹ, rất êm. Chiều nay quả là một buổi chiều sâu lắng dìu
dịu, nó sẽ in đậm mãi trong ký ức tuổi thơ tôi.
4. Kết quả nghiên cứu.
Sau một năm kiên trì áp dụng các giải pháp nhằm rèn luyện kỹ năng viết văn
miêu tả cho học sinh lớp 6. Kết quả bộ môn ngữ văn cuối năm như sau:
Lớp TSHS
Giỏi Khá Tb Yếu
Ghi chú
SL TL SL TL SL TL SL TL
6A 25 4 4,0 9 36,0 12 48,0
6B 30 6 20,0 17 56,7 7 23,3
6C 29 7 24,1 16 55,2 6 20,7
Cộng 84 4 4,8 22 26,2 45 53,5 13 15,5
Qua kết quả trên tôi nhận thấy:
- Tỷ lệ học sinh khá - giỏi tăng từ: 14,3% lên 31,0% (tăng 17,3%).
- Tỷ lệ học sinh yếu giảm từ 23,8% xuống 15,5% ( giảm 8,3%)
15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận chung.
Đổi mới phương pháp dạy họi nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn

ngữ văn nói riêng đặt biệt là việc rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh THCS là
yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Qua nhiều năm dạy Ngữ
văn 6 tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng đầy đủ 5 kỹ năng cơ bản như vừa nêu ở trên thì
sẽ mang lại hiệu quả rất đáng kể, xóa bỏ được mặc cảm của học sinh với môn văn
trừu tượng là môn ngại viết, ngại nghĩ. Học sinh sẽ trở nên yêu bộ môn Ngữ văn hơn
và cảm thấy có hứng thú hơn trong các tiết văn đặc biệt là tiết tập làm văn.
Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy 3
lớp khối 6 của Trường THCS Sốp Cộp và đã đạt được những kết quả tốt. Những giải
pháp đó đã từng bước khắc phục những yếu kém trong dạy và học viết văn miêu tả
cho học sinh lớp 6 bậc THCS. Trong những năm học tiếp theo, nếu tiếp tục giảng dạy
khối 6 tôi tin rằng khả năng viết văn miêu tả của học sinh sẽ còn đạt kết quả cao hơn.
Hy vọng rằng các bạn đồng nghiệp công tác tác các trường có điều kiện tương
tự như trường THCS Sốp Cộp áp dụng những giải pháp của tôi nêu trong sáng kiến
kinh nghiệm này để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn lớp 6.
2. Bài học kinh nghiệm.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 6, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm.
Hai là, luôn đi sâu, đi sát tìm hiểu đặc điểm học sinh, chú ý cá biệt hóa trong
dạy học.
Ba là, ra đề kiểm tra theo hướng mở, thực tế hạn chế tới mức tối đa việc học
sinh chép bài văn mẫu trong các tiết kiểm tra.
Bốn là, sự quan tâm ủng hộ và giúp đỡ của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và
học sinh.
16
3. Kiến nghị.
a. Đối với Phòng GD&ĐT.
Tổ chức thi sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy cấp huyện hàng năm.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong việc

nghiên cứu khoa học giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
b. Đối với nhà trường.
Đầu tư mua thêm một số đầu sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Đưa các chuyên đề tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn hàng năm.
Khuyến khích, hỗ trợ giáo viên nghiên cứu khoa học.
c. Đối với tổ KHXH.
Nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường sinh hoạt chuyên đề
theo nhóm chuyên môn.
17
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Từ điển Tiếng Việt – Nxb Thống kê (2006)
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6 – Nxb Giáo dục 2009
- Phương pháp nghiên cứu khoa học – PGS – TS: Nguyễn Bảo Vệ – Nxb ĐH
Cần Thơ 2005.
- Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 Trường THCS Sốp Cộp.
18
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG.
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
………………………………………………………….………………………………………………
CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG
Vũ Thị Thanh Xuân


19

×